Luận án Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và Tiếng Việt

LỜI CAM ĐOAN

MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phạm vi nguồn ngữ liệu.3

4. Phương pháp nghiên cứu .4

5. Những đóng góp của luận án.5

6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn .5

7. Bố cục của luận án.6

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

CỦA LUẬN ÁN .8

1.1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu nghĩa tình thái và phương tiện

biểu hiện tình thái trong tiếng Anh và tiếng Việt. 8

1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu hành động hỏi trong tiếng Anh

và tiếng Việt . 17

1.3. Cơ sở lí luận của luận án . 19

1.3.1. Lí thuyết hành động ngôn từ. 19

1.3.2. Hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiếp . 30

1.3.3. Hành động hỏi .31

Chương 2: PHƯƠNG TIỆN BIỂU HIỆN NGHĨA TÌNH THÁI Ở HÀNH

ĐỘNG HỎI TRỰC TIẾP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT.46

2.1. Khái quát về hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt .46

2.1.1. Nhận diện hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Anh . 46

2.1.2. Nhận diện hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Việt. 51

2.2. Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi trực tiếp

tiếng Anh. 56

pdf167 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ua các phương tiện là động từ tình thái, khung cấu trúc nghi vấn,trong đó tình thái nghi vấn được biểu hiện bằng phương tiện động từ tình thái chiếm số lượng lớn chiếm 44,35%, đứng sau là phương tiện từ nghi vấn Wh- với 22,94% và phương tiện khung cấu trúc hỏi với or, maybe chiếm 21,32%. Phương tiện các động từ say, tell, ask đứng trước toàn bộ mệnh đề nghi vấn, từ nghi vấn dùng để hỏi có tỉ lệ thấp nhất với 11, 37%. 2.2.2. Phương tiện biểu hiện tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Anh Tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Anh được đánh dấu bằng thức trần thuật (declarative mood), động từ tình thái làm vị ngữ (modality verb), tính từ tình thái (modality adjective) , danh từ tình thái (modality noun), biểu thức rào đón (hedges) , trạng từ tình thái (modality adverbs) . Các phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái nhận thức trong hành động hỏi trực tiếp tiếng Anh được chúng tôi thống kê trong bảng dưới đây (bảng 3) 70 Bảng 3: Thống kê các phương tiện biểu hiện tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa trong hành động hỏi trực tiếp tiếng Anh Stt Phương tiện biểu hiện Tình thái nhận thức Tình thái đạo nghĩa Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Thức của động từ 2357 33,63% 2615 37,31% 2 Động từ tình thái may, will, could, would, must, might, shall, should, need, dare, used to 2012 28,71% 2015 28,75% 3 Trạng từ tình thái maybe, possibly, certainly, obviously, frequently, necessarily, often, totally, of course, esentially, generally, actually, natually 1095 15,62% 1255 17,90% 4 Tính từ tình thái possible, probable, likely, certain, necessary, obvious, evident, true 682 9,73% 958 13,67% 5 Danh từ tình thái possibility, probability, chance, rumor 661 9,43% 864 12,32% 6 Biểu thức rào đón I think, If you don’t bother, As far as I know, Frankly speaking 201 2,86% 556 7,93% Tổng 7008 100% 7008 100% A. Phương tiện biểu hiện tình thái nhận thức Đối với phương tiện ngữ pháp, dưới việc phân tích và khảo sát nguồn ngữ liệu chúng tôi có được thì thức, thời, thể của động từ làm vị ngữ luôn chiếm vị trí cao trong việc truyền tải ý định mong muốn xác nhận của người hỏi về hành động, sự kiện hay trạng thái sự việc mà người nói hướng tới trong hiện tại và trong quá khứ và tương lai. + Tình thái nhận thức biểu hiện qua phạm trù Thức của động từ  After reading the fact, they have to think differently, don’t they? Sau khi đọc về dữ liệu thực tế, họ phải nghĩ khác đi chứ, phải vậy không? (The Da Vinci Code( Mật mã Da Vinci - Dan Brown ) 71  “Be frank. Wasn’t that what you were thinking?” “Oh, certainly not! Scarlett ?”  “Scarlett, you do like me, don’t you?”Rhett said (Hãy thẳng thắn. Đó có phải là những gì em đang nghĩ không?Oh chắcchắn là không chứ, Scarlett ? Scarlett, em thích tôi không, có phải không? (Gone with the wind (Cuốn theo chiều gió) by MargaretMichell) Thức trần thuật của động từ have to (ở thì hiện tại), be (ở thì quá khứ), like ở thì hiện tại trong các ví dụ trên lần lượt thể hiện nội dung nghi vấn về sự việc thực tế mà người nói mong muốn người nghe giải đáp. + Tình thái nhận thức biểu hiện qua động từ tình thái “Must—must we go through the fire?” Scarlett quavered. “Not if we hurry,” said Rhett and, (Gone with the wind (Cuốn theo chiều gió) by MargaretMichell) (Có phải chúng ta phải vượt qua ngọn lửa này không? Scarlett run run nói (Không phải, nếu chúng ta vội vàng, Rhett nói, Must (phải) trong ví dụ trên nhấn mạnh sự cần thiết (necessity) của người nói đối với tình huống hiện tại + Tình thái nhận thức biểu hiện qua trạng từ tình thái Overtly patriotic or warlike names were uncommon, Was it possibly if more violent designations were considered unlucky? The martyrs possibly considered the potential danger posed to these benefactors or they just think differently, perhaps? (Những cái tên yêu nước hoặc hiếu chiến quá mức là không phổ biến, Có thể nếu những chỉ định bạo lực hơn được coi là không may mắn? Rồi các vị tử đạo có thể được coi là mối nguy hiểm tiềm tàng gây ra cho những nhà hảo tâm này hay họ chỉ nghĩ khác đi, có lẽ vậy chăng? (Gone with the wind (Cuốn theo chiều gió) by MargaretMichell) 72 Trạng từ tình thái possibly, differently, perhaps trong ví dụ trên thể hiện sự đoán định, phỏng đoán (prediction) về sự việc được nêu ra trong mệnh đề. + Tình thái nhận thức biểu hiện qua tính từ tình thái The hostess goaded the crowd. "Would you really like to hear more?" (Cô chủ quán đi theo đám đông. "Anh có thực sự muốn nghe nhiều hơn?") ( corpus Anh -Việt ) Tính từ tình thái really thể hiện thái độ định hướng nhận thức của người nói, dựa vào ý định (volition) của người nói đối với người nghe về sự việc được đề cập. + Tình thái nhận thức biểu hiện qua danh từ tình thái It was supposed to be a rumor and a surprise, and a man’s got a right to keep his own engagement quiet, hasn’t he? We wouldn’t have known it if Miss Melly’s aunt hadn’t let it out. (Đây được cho là một tin đồn và một sự ngạc nhiên, và một người đàn ông có quyền giữ im lặng cho cuộc đính hôn của mình, phải vậy không anh? Chúng ta sẽ kh ông biết v ề điều đó nếu cô Melly, một người dì đã không tiết lộ điều này ra.) (Gone with the wind - MargaretMichell) Danh từ tình thái rumor thể hiện sự khẳng định của người nói với người nghe về một sự việc đưa ra trong câu. A6. Tình thái nhận thức biểu hiện qua biểu thức rào đón He and the revered curator Jacques Saunière had been slated to meet for drinks after Langdon's lecture tonight, but Saunière had never shown up. "Yes.” “ Frankly speaking, how did you know that?" "We found your name in his daily planner." (The Da Vinci code - Dan Brown) 73 ( Ông và người phụ trách tôn kính Jacques Saunière đã dự kiến sẽ gặp nhau để uống mừng sau buổi giảng tối nay của Langdon, nhưng Saunière chưa bao giờ xuất hiện. "Vâng."Nói một cách thẳng thắn, làm sao bạn biết điều đó?" " Chúng tôi đã tìm thấy tên của bạn trong bản kế hoạch hàng ngày của anh ấy”) Với các biểu thức rào đón (hedges), ý định người nói là đề cập đến một vấn đề nào đó một cách tế nhị, với dụng ý tuân theo phương châm lịch sự trong giao tiếp, người nói mong muốn người nghe hợp tác và đưa ra hồi đáp một cách phù hợp nhất, tránh được xung đột trong giao tiếp. B. Phương tiện biểu hiện tình thái đạo nghĩa + Tình thái đạo nghĩa biểu hiện qua phạm trù thức của động từ Thức mệnh lệnh của động từ tell trong ví dụ sau thể hiện mong muốn thực hiện hành động của người nói đối với người nghe. “Oh, Rhett,” she wailed, “how can you do this to me? Why are you leaving me?” “Why?” he laughed jauntily. “Because, perhaps, of the betraying sentimentality that lurks in all of us Southerners. Perhaps-perhaps because I am ashamed. Tell me who knows?” (Gone with the wind ( Cuốn theo chiều gió) by MargaretMichell) “Ashamed? You should die of shame. To desert us here, alone, helpless—” (ôi, Rhett, cô rên rỉ, làm sao anh có thể làm điều này với em kia chứ? Tại sao anh lại bỏ em lại? Tại sao ư? Anh cười nhạo Vì, có lẽ, về tình cảm phản bội ẩn giấu trong tất cả chúng ta, chúng ta là người vùng miền Nam. Có lẽ, anh xấu hổ. Hãy nói cho em biết ai biết anh xấu hổ nào? Mà xấu hổ gì chứ? Anh nên chết vì xấu hổ. Để bỏ rơi chúng em ở đây, một mình, bất lực” 74 Thức giả định của động từ cho thấy người nói giả thuyết về một điều nào đó trong hiện thực, muốn người nghe giải đáp về những băn khoăn trong giả thuyết . “I know how worried you are. I know you’d have gone home last week when you heard about your mother, if it hadn’t been for me. Wouldn’t you?” “If I should die, will you take my baby?” “Aren’t things bad enough without you talking about dying?” (Anh biết em lo lắng như thế nào. Anh biết em đã về nhà tuần trước khi em nghe tin về mẹ của em, Nhưng điều này không dành cho anh, đúng không? Nếu em chết, anh có đưa con của em đi không? Vẫn chưa đủ tệ hay sao mà em cứ nói về chết chóc mãi thế?) + Tình thái đạo nghĩa biểu hiện qua động từ tình thái “Scarlett, can I have some water, please?” (Scarlett, anh có thể uống nước được chứ?) (Gone with the wind(Cuốn theo chiều gió- Margaret Michell) Động từ tình thái Can trong ví dụ trên thể hiện việc người nói có ý xin phép người nghe thực hiện hành động. Can thể hiện sự cho phép, sự chấp nhận( permission) + Tình thái đạo nghĩa biểu hiện qua trạng từ tình thái What would she necessarily do? Where should she run? No, she of course wouldn’t run. There was Melanie back there in the bed expecting that baby. Oh, why did women have babies? (Gone with the wind(Cuốn theo chiều gió- Margaret Michell) (Cô ấy cần thiết sẽ làm gì? Cô ấy nên chạy đi đâu không ? Không, cô ấy tất nhiên không thể chạy. Melanie trở lại đó trên giường và mong chờ đứa bé ấy. Ồ, tại sao phụ nữ lại có con cơ chứ?) Trạng từ tình thái of course, necessarily thể hiện ý kiến khẳng định cá nhân của người nói đối với sự việc mà người nói nói đến. 75 + Tình thái đạo nghĩa biểu hiện qua tính từ tình thái “Rhett, Captain Randall was lying to me, just like all the men do-trying to keep the truth from us women for fear we’ll faint. Or was evident he lying? Oh, Rhett, if there’s no danger, why are they digging these new breastworks? Is the army so short of men they’ve got to use darkies?” (Gone with the wind(Cuốn theo chiều gió- Margaret Michell) (Sau đó, Rhett, Đại úy Randall đã nói dối tôi, giống như tất cả những người đàn ông làm - cố gắng giữ sự thật với phụ nữ chúng tôi vì sợ chúng tôi sẽ ngất xỉu. Hay là hiển nhiên là anh đang nói dối? Ôi, Rhett, nếu ở đó không có nguy hiểm, tại sao họ lại đào những chiếc rương mới này? Có phải quân đội quá thiếu người mà họ đã sử dụng những người da đen? Phương tiện tính từ tình thái evident đánh dấu tính chủ quan của người nói khi áp đặt suy nghĩ của mình vào nội dung nghi vấn định truyền tải tới người nghe. + Tình thái đạo nghĩa biểu hiện qua danh từ tình thái She was going back to town-to the Holland House party" "Where and what probability she had to meet mother? " "She did meet her!" cried Kitty. (The Marriage of William Ashe, 1950) Cô ấy sẽ trở lại thị trấn - đến bữa tiệc của Holland House . Ở nơi nào và khả năng nào cô ấy có thể gặp mẹ của cô ấy? Cô ấy đã gặp mẹ! Kitty khóc. Danh từ tình thái probability cho thấy ý kiến chủ quan của người nói khi hỏi về sự việc. 76 + Tình thái đạo nghĩa biểu hiện qua biểu thức rào đón "As far as I know, might you approve?" Fache asked, nodding upward with his broad chin. Langdon sighed, too tired to play games. "Yes, your pyramid is magnificent." Fache grunted. "A scar on the face of Paris." (The Da VinCi Code ( Mật mã Da VinCi )- Dan Brown) "Theo như tôi biết, bạn có thể chấp thuận?" Fache hỏi, gật đầu với cái cằm rộng. Langdon thở dài, quá mệt mỏi để chơi game. "Vâng, kim tự tháp của bạn là tuyệt vời." Fache càu nhàu. "Một vết sẹo trên mặt Paris." Trong ví dụ trên As far as I know được dùng như hàm ý nhấn mạnh ý kiến cá nhân trong việc xin ý kiến người nghe.(permission). Trong tiếng Anh, thức của động từ là một trong những phương tiện quan trọng để thể hiện tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa, tiếp đến là phương tiện động từ tình thái, tính từ tình thái, danh từ tình thái và biểu thức rào đón . Tuy nhiên ngay trong tiếng Anh cũng có sự chênh lệnh khi sử dụng các phương tiện biểu hiện tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa. Chẳng hạn như phương tiện thức của động từ biểu hiện tình thái nhận thức có số lượng là 2357 (trên tổng số 7008 các phương tiện ) chiếm 33,63% và tình thái đạo nghĩa có số lượng là 2615(trên tổng số 7008 các phương tiện) chiếm 37,31%. Có thể thấy số lượng phương tiện động từ biểu hiện tình thái đạo nghĩa cao hơn biểu thị tình thái nhận thức. Hầu hết các phương tiện biểu hiện tình thái đạo nghĩa đều có số lần xuất hiện nhiều hơn so với biểu hiện tình thái nhận thức. Phương tiện động từ tình thái biểu thị tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa có số lượng nhiều thứ hai. Lần lượt là phương tiện trạng từ tình thái, tính từ tình thái, danh từ tình thái và biểu thức rào đón. Biểu thức rào đón là phương tiện biểu hiện tình thái nhận thức có số lần xuất hiện ít nhất với 201 chiếm 2,86 %, còn trong biểu hiện tình thái đạo nghĩa có số lượng là 556 (so với 7008 phương tiện) chiếm 7,93 %. 77 2.3. Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Việt 2.3.1. Phương tiện biểu hiện tình thái hành động ngôn từ ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Việt Nghi vấn là hành động ngôn từ được người nói dùng để biểu hiện điều chưa biết hoặc còn hồ nghi và mong đợi sự trả lời, sự giải thích của người nghe. Tình thái trong hành động hỏi trực tiếp Tiếng Việt là tình thái nghi vấn. Tình thái nghi vấn đựơc thể hiện qua phương tiện câu nghi vấn như câu nghi vấn tổng quát, câu nghi vấn lựa chọn, câu nghi vấn bộ phận, câu nghi vấn vọng lại. Theo tổng hợp từ nguồn ngữ liệu phát ngôn trong corpus song ngữ Anh -Việt ( các tác phẩm văn học Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell, Mật mã Da Vinci của Dan Brown, truyện ngắn Nam Cao, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp , truyện ngắn Nguyễn Hào Hải, truyện ngắn của Ngô Tự Lập, truyện ngắn Ngô Tất Tố, truyện ngắn trên báo Văn nghệ Quân đội, chúng tôi thống kê có có 585 câu nghi vấn tổng quát, 561 câu nghi vấn bộ phận, 501 câu nghi vấn lựa chọn, 421 câu nghi vấn vọng lại trên tổng số hơn 2068 phát ngôn nghi vấn. Bảng 4 : Thống kê kiểu câu nghi vấn truyền tải tình thái nghi vấn trong hành động hỏi trực tiếp tiếng Việt Tiếng Việt Phương tiện biểu hiện tình thái nghi vấn Số lượng Tỉ lệ (%) Câu nghi vấn tổng quát 585 28,28 Câu nghi vấn bộ phận 561 27,12 Câu nghi vấn lựa chọn 501 24,22 Câu nghi vấn vọng lại 421 20,35 Tổng 2068 100 78 2.3.1.1. Phương tiện khuôn hỏi có chứa tiểu từ tình thái à, ư, nhỉ , hả, chứ, chưa, sao, chăng trong câu nghi vấn biểu hiện tình thái nghi vấn  Đừng lấy thuốc nữa, tôi sắp khỏe rồi, chỉ ăn cho nó khỏe lên chắc bệnh phải hết. Bu em đong cho tôi cả bốn hào gạo đỏ, đừng đong gạo trắng ăn nhạt lắm. Cũng được, nhưng đã thật khỏi chưa? Tôi trông thầy em còn mệt lắm. Ốm luôn sáu tháng trời mà không mệt sao được? Cứ đi đi Đi ngay bây giờ à? Ừ, đi xuống nhà bà phó Cửu ấy, xa một tí nhưng được rẻ. (Truyện ngắn Nam Cao- Nghèo) Người vợ muốn xác nhận thông tin “chồng đã khỏi ốm” là chính xác hay không chính xác thông qua “đã thật khỏi chưa” bởi có thể nàng ta nhìn thấy bộ dạng cơ thể, nét mặt...chứng minh điều ngược lại “Tôi trông thầy em còn mệt lắm”. Phát ngôn “Đi ngay bây giờ à?” cũng là phát ngôn nhằm xác định thời gian đi mua gạo của nàng vợ với người chồng sau phát ngôn của anh chồng “ cứ đi đi”. Những câu nghi vấn này luôn có đặc trưng của một tiền giả định về khả năng trả lời. Tùy vào ngữ cảnh cụ thể người nghe có thể đoán được thái độ của người hỏi thông qua phát ngôn đó là thái độ gì. Những thái độ và thông tin tình thái trong kiểu loại câu nghi vấn tổng quát không chỉ thể hiện ở các tiểu từ tình thái à, ư, nhỉ , hả, chứ, chưa, sao, chăng... mà còn nằm ở chính những khuôn hỏi trong hình thức xây dựng nội dung câu hỏi bởi đặc trưng thông tin trong mệnh đề câu hỏi liên quan đến trạng thái tâm lí và ý thức, nhận thức của người hỏi trong thế giới. Những câu nghi vấn kiểu dưới đây là câu nghi vấn có tính chất siêu ngôn ngữ với câu trả lời biểu thị xác nhận qua cách trả lời là: Ừ, Vâng, Đúng vậy 79 2.3.1.2. Phương tiện khuôn hỏi có.....không?...phải không?...Có...phải không?..Chẳng hạn? biểu hiện tình thái nghi vấn Những câu nghi vấn chứa khuôn hỏi “có.....không?”, “...phải không?”Có...phải không” “...chẳng hạn?”thường bày tỏ thái độ mong muốn của người hỏi về sự xác nhận thông tin của người trả lời về n ội dung nghi vấn.  Ông Cương Thịnh đứng dậy đi về phía Điệp đang đứng ở bàn xếp những chiếc bánh vừa lấy ở trong phòng xép ra để mời khách. Đến nơi ông nói nhỏ với Điệp: Cháu có chơi được bài nhạc cách mạng nào không? Thí dụ như bài “Giải phóng Miền Nam” chẳng hạn? ( Truyện ngắn Nguyễn Hào Hải- Lễ sinh nhật) Ở câu nghi vấn này sử dụng khuôn hỏi “có...không’, ...“...chẳng hạn?” bày tỏ mong muốn của ông Thịnh Cường có được sự xác nhận từ người được hỏi là cô Điệp về việc cô có thể đánh đàn bài nhạc cánh mạng hay không, chứa đựng nghĩa tình thái nghi vấn và hướng chủ quan của người nói. 2.3.1.3. Phương tiện các từ nghi vấn chuyên biệt dùng để hỏi như hỏi nguyên nhân, hỏi về người, hỏi mục đích, hỏi đại điểm... ( tại sao, ai, gì, nào, đâu.....) biểu hiện tình thái nghi vấn Các từ nghi vấn chuyên biệt dùng để hỏi như hỏi nguyên nhân, hỏi về người, hỏi mục đích, hỏi đại điểm...( tại sao, ai, gì, nào, đâu.....) thường xuất hiện ở câu nghi vấn bộ phận khi hỏi về một chi tiết trong sự việc. Chẳng hạn: - Từ nghi vấn đâu?ở đâu? nơi nào /chỗ nào? Dùng cho yêu cầu cung cấp thông tin về địa điểm, nơi chốn, vị trí  Bỗng anh ngừng bặt, ngây người ra nghe ngóng: có tiếng ai vừa gọi ngoài ngõ, tiếp đến cái Gái thưa và chạy ra. Tiếng người kia the thé: Bu mày đâu? 80 Tiếng cái Gái rụt rè đáp lại:  Bẩm bà, bu con đi vắng. (Truyện ngắn Nam Cao- Nghèo) - Từ nghi vấn thế nào?, như thế nào?, làm cách nào...?dùng cho yêu cầu giải thích về trạng thái, cách thức hành động: từ nghi vấn thế nào?, như thế nào?, làm cách nào...?  Chú là nhà văn danh tiếng nhưng nghèo – Anh Lai bảo tôi – Nghề của chú chẳng phải là nghề. Đó là nghiệp chướng. Đọc, đi, viết là ba công đoạn mà tay nhà văn nào không làm được thì đừng nói gì đến có tác phẩm. Không đọc, không đi thì viết thế nào? Nhưng không có tiền thì chịu. Chuyến đi Sa Pa này vợ chồng tôi “bao” hết, chỉ mong chú viết được cái gì hay hay đóng góp cho đời. (Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp- Quan âm chỉ lộ) - Từ nghi vấn sao, tại sao? dùng với yêu cầu giải thích về lí do nguyên nhân  Ăn xong, tôi về phòng, thấy cháu Yên, cô gái "ô-sin" đang ngồi ăn cơm thầm dưới gầm cầu thang. Tôi hỏi: - Sao cháu không ăn cơm cùng với mọi người? cháu trả lời:- Cháu quen rồi. (Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp- Quan âm chỉ lộ) -Từ nghi vấn ai, chủ ngữ là sự vât, hiện tượng: từ nghi vấn cái gì, gì? Dùng với yêu cầu giải thích về chủ ngữ .  Tôi lặng người đi, bỗng nhiên thấy trong lòng mình đắng ngắt. Anh Lai đi đi lại lại trong phòng. Anh nói với tôi: - Tôi không hiểu nổi một người viết văn như chú. Chú là ai? Tại sao chú lại viết ra những thứ làm cho mọi người dằn vặt lòng mình? Chú có quyền gì? Ai trao cho chú cái quyền năng ấy? Tư cách của chú tôi gạt sang bên. Tôi không hiểu sao mọi người vì nể một người như chú? Ở chú có phẩm 81 chất gì? Cao thượng ư? Không phải! Nghiêm cẩn ư? Cũng không phải nốt... Tôi chỉ nhận ra ở chú dục vọng hão huyền và khả năng đánh thức cái dục vọng hão huyền, ghê gớm ấy ở mỗi một người? Điều ấy là tốt ư? Không phải! Xấu ư? Không phải! Từ bản chất, tôi vừa căm ghét vừa sợ hãi, cảm phục những người như chú. Chú có hiểu không? (Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp- Quan âm chỉ lộ) -Từ nghi vấn mấy?,bao nhiêu?, giải thích về thời gian: từ nghi vấn: lâu không? lâu chưa? bao lâu? Dùng với yêu cầu giải thích về số lượng, khối lượng  Hoàng nhìn người lính trẻ có đôi mát sáng với cặp lông mày rậm, phía tiếp giáp sống mũi chúng gần đan hẳn vào nhau, anh hỏi với niềm tin không chắc chắn. Hôm nay có xe về Hà Nội không bạn? Người lính trẻ trả lời Hoàng và nhờ anh xem hộ đồng hồ chỉ mấy giờ. -5 giờ kém 15 phút. Anh ra đây lâu chưa?- tôi ra đây từ lúc hơn 3 giờ sáng... (Truyện ngắn Nguyễn Hào Hải- Một chuyến đi) 2.3.1.4. Phương tiện từ hay, hay là ..biểu hiện tình thái nghi vấn Các từ hay, hay là xuất hiện trong câu nghi vấn lựa chọn. Kiểu câu nghi vấn lựa chọn này được cấu tạo như một câu trần thuật, có yếu tố tình thái nghi vấn chính là từ (hay, hay là) và thường được đặt ở một vị trí do chức năng cú pháp của nó quy định. Trong câu nghi vấn lựa chọn cấu tạo với kết cấu hỏi đặc trưng với tính nghi vấn cao. Cô gái nói với người yêu:  Thương nhiều hay thương ít? Cô hỏi  Thương mãi mãi. Chàng trai đáp (1) (Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp- Mưa) Ở ví dụ (1) có sử dụng hình thức câu tỉnh lược chủ ngữ chỉ dùng có vị ngữ làm tiêu điểm nghi vấn được nhấn mạnh (vị ngữ...hay...vị ngữ) bộc lộ 82 cảm xúc và mong muốn chàng trai xác nhận và lựa chọn những khả năng mà cô gái đưa ra. Chàng trai đưa ra lời đáp lại bằng “thương mãi mãi” là sự khẳng định cho tình cảm chân thực của mình.  Bà chị xài rượu này thuộc loại chơi “sịn” đấy! Biết giá hay chưa? Giá cả thời buổi này mỗi lúc mỗi khác, tôi cũng không biết được chính xác. (2) (Tập truyện ngắn Nguyễn Hào Hải- Vĩnh biệt Johnnie Walker) Ở ví dụ (2) khả năng lựa chọn mà người bán hàng đưa ra cho khách mua là “biết hay chưa biết” về giá của chai rượu, điều này bộc lộ sự dò xét của người bán hàng về khả năng khách hàng có đủ tiền để mua được chai rượu này hay không. Phương tiện khung cấu trúc“có .......hay không” biểu hiện tình thái nghi vấn Với khung cấu trúc “cóhay không?” xuất hiện trong câu nghi vấn lựa chọn với mục đích người hỏi tìm hiểu sự lựa chọn là câu trả lời của người nghe, đôi khi còn đưa thêm thông tin bổ xung nào đó phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, để từ đó người hỏi có thể hiểu thêm về giá trị, vị thế, tâm tư tình cảm của người nghe với điều mà người nói muốn hướng tới. Thiếu phụ hướng mắt nhìn phía bờ sông bên bồi. - Thôi đi... Đàn ông các anh ai mà chẳng thế! Anh giúp tôi mấy bao ngô rồi đòi trả ơn... Đàn ông các anh thế hết. Thiếu phụ khe khẽ thở dài. - Chị có tin lời tôi nói hay không? - Không! - Thiếu phụ lắc đầu. - Đàn ông các anh như trẻ con cả! Cũng giống hệt như đàn lợn của tôi. Khi nào được ăn thì phởn... Cả hai cười phá lên. Dòng sông êm ả tuyệt vời. (Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp- Chút thoáng Xuân Hương) 83 Câu nghi vấn (3) “Chị có tin lời tôi nói hay không?” cho thấy hai sự lựa chọn rõ ràng “có tin –hay không tin”. Sự hồi đáp không trực tiếp: “Không...... Thiếu phụ lắc đầu. - Đàn ông các anh như trẻ con cả!” cho thấy người trả lời ngoài việc trả lời cho sự lựa chọn là “không tin”, còn đưa thêm thông tin bổ xung ngắn gọn và cụ thể để giải thích vì sao không tin là “Đàn ông các anh như trẻ con cả!....”. Phương tiện hai sự lựa chọn nghi vấn có kết cấu chủ -vị: Với câu nghi vấn có chứa hai sự lựa chọn có kết cấu chủ- vị thường thể hiện ý định của người hỏi khi muốn người nghe chọn một trong hai khả năng đã nêu ra trong nội dung phát ngôn. - Còn bó hoa kia, có phải anh đem hộ cho người lính trẻ nào đó không hay lại đem đến để chia tay một mối tình dang dở nào chăng? - Dạ, cháu đem hộ. (Truyện ngắn Nguyễn Hào Hải- Một chuyến đi) Người nói đưa ra hai sự lựa chọn rõ ràng đối với người nghe đó là “anh đem hộ cho người lính trẻ nào đó” hoặc là “đem đến để chia tay một mối tình dang dở nào”. Người nghe sẽ lựa chọn câu trả lời phù hợp với hoàn cảnh của mình “- Dạ ,cháu đem hộ”. 2.3.1.5. Phương tiện kết cấu hỏi là sự lặp lại của các tiểu loại câu hỏi tổng quát, lựa chọn, bộ phận kết với khuôn hỏi có phải....không? ; .....phải không? Kết cấu hỏi là sự lặp lại của các tiểu loại câu hỏi tổng quát, lựa chọn, bộ phận kết với khuôn hỏi có phải....không? ; .....phải không?xuất hiện trong câu nghi vấn vọng lại. Trong câu nghi vấn này người nghe thường có xu hướng xác định lại toàn bộ nội dung thông tin đã được đề cập đến trong câu hỏi trước đó. 84 Hai tuần nay, các cơ quan thông tin đại chúng trong thành phố phát đi những thông báo về việc cấm lưu hành sinh hoạt các loại văn hóa cũ thời Mỹ- Ngụy nên trong lễ sinh nhật của con gái hôm nay, bà Mai Trang nhắc nhở giới trẻ không nên mở nhạc ồn ào để tránh những điều rắc rối. Điệp nghe má nói như vậy, lòng thấy hơi buồn... Nhưng chợt nhớ ra một điều cô rất mừng và nói lớn: Thông báo có cấm chơi đàn đâu? Con nói “Trong các thông báo không thấy nói đến việc cấm chơi đàn” có phải không? Bọn trẻ xác nhận. (5) (Truyện ngắn Nguyễn Hào Hải- Lễ sinh nhật) Trong câu hỏi/nghi vấn vọng lại (5) người nói ( bà Mai Trang) lặp lại nội dung thông tin “Thông báo có cấm chơi đàn” ở câu hỏi trước để hỏi lại người nghe (cô con gái Điệp) với câu Con nói “Trong các thông báo không thấy nói đến việc cấm chơi đàn” có phải không. Bà Mai Trang vì băn khoăn và muốn xác nhận thông tin với con gái xem là thông tin đó đúng hay sai. Bảng 5: Phương tiện biểu hiện tình thái nghi vấn trong hành động hỏi trực tiếp tiếng Việt Stt Phương tiện biểu hiện tình thái nghi vấn Tần xuất xuất hiện Tỉ lệ (%) 1 Khuôn hỏi có chứa các tiểu từ tình thái à, ư, nhỉ, nhé, sao, chăng. 2069 31,04% 2 Khuôn hỏi “cókhông?”, “c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phuong_tien_bieu_hien_nghia_tinh_thai_o_hanh_dong_ho.pdf
Tài liệu liên quan