MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9
Chương 1: QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC
VIỆT NAM (TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000) 22
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và chính sách dân tộc của Đảng
đối với vùng miền núi Đông Bắc Việt Nam 22
1.2. Tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh
miền núi Đông Bắc 43
Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI
ĐÔNG BẮC VIỆT NAM (TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010) 66
2.1. Chính sách dân tộc của Đảng trong quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng miền núi Đông Bắc 66
2.2. Tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh
miền núi Đông Bắc 80
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG Ở VÙNG ĐÔNG BẮC
VIỆT NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 117
3.1. Một số nhận xét 117
3.2. Một số kinh nghiệm 137
KẾT LUẬN 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
PHỤ LỤC 169
195 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cây hàng hoá. Tỉnh Lạng Sơn chuyển từ trồng lúa xuân sang trồng
dưa hấu cho thu nhập từ 25 triệu đến 30 triệu đồng/ha, cao gấp 2 đến 3 lần so với
trồng lúa. Vì vậy, thu nhập và đời sống của đồng bào được tăng lên rõ rệt.
Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang điều kiện
khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng cây thảo dược (tam thất, đương quy, đỗ trọng,
hồi, thảo quả); cây ăn quả như mận, đào, lê, hồng; cây công nghiệp ngắn ngày
như đỗ tương, lạc đạt 55.918 ha;... đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và xuất
khẩu sang Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN.
86
Những kết quả đạt được trong nông nghiệp đã khẳng định sự đúng đắn của
Trung ương trong việc đầu tư các chương trình, dự án cùng với việc áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với vùng
Đông Bắc. Thành tựu đó đảm bảo an ninh lương thực cho toàn vùng, mặt khác, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa
Đông Bắc với các vùng khác trong cả nước và các nước trong khu vực.
Trong ngành chăn nuôi
Chăn nuôi trong thời kỳ 2001 - 2010 phát triển mạnh cả về số lượng và cơ
cấu đàn gia súc, gia cầm. Hàng năm, tỷ lệ đàn trâu, bò, gia súc, gia cầm tăng từ 3%
đến 4%. Riêng tốc độ tăng đàn trâu tại Đông Bắc thời kỳ 2001- 2005 bình quân
9,73%, chiếm 41,97% tổng đàn trâu cả nước.
Với tiềm năng sẵn có về đất đai, kinh tế trang trại tại khu vực miền núi Đông
Bắc đã có những bước tiến khá mạnh mẽ. Năm 2000, nếu như toàn vùng mới có
763 trang trại thì đến năm 2006 đã có 1615 trang trại [67, tr.210]. Cùng với số
lượng, quy mô, vốn đầu tư, hiệu quả kinh tế của các trang trại cũng lớn hơn, hình
thức phong phú, đa dạng hơn. Số trang trại phân theo ngành hoạt động trên địa bàn
các tỉnh Đông Bắc cũng theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trang trại chăn
nuôi, nuôi trồng thuỷ sản ngày càng chiếm ưu thế. Năm 2006, trong tổng số 1615
trang trại toàn vùng thì có 166 trang trại chăn nuôi và 774 trang trại nuôi trồng thuỷ
sản (chiếm 58,2%) [67, tr.212].
Trong lĩnh vực lâm nghiệp
Nhằm thực hiện chủ trương “làm cho mỗi khu đất, mỗi cánh rừng, mỗi quả
đồi đều có người làm chủ”, các văn bản mới đã được ban hành: Nghị định số
163/1999/NĐ-CP ngày 16-11-1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm
nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích
lâm nghiệp; Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 12-11-2001 của Thủ tướng Chính
phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê,
nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp; Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29-7-1998
của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự
án trồng mới 5 triệu ha rừng. Các tỉnh cũng có chính sách khuyến khích mọi thành
87
phần kinh tế đầu tư kinh doanh lâm nghiệp, thực hiện xã hội hoá nghề rừng; khai
thác và phát huy thế mạnh kinh tế đồi rừng; đẩy mạnh công tác trồng rừng, khoanh
nuôi, tái sinh và bảo vệ rừng, chú trọng nâng cao chất lượng rừng; hoàn thành giao
đất giao rừng gắn với định canh định cư, từng bước giải quyết đất ở, đất sản xuất
cho hộ nông dân nghèo và đồng bào vùng cao thiếu đất; tăng cường các biện pháp
chống xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái.
Với chủ trương, chính sách trên, đến năm 2010, diện tích rừng vùng Đông
Bắc là 1501,5 nghìn ha, trong đó, rừng trồng tập trung toàn vùng đạt 41 nghìn ha,
sản lượng gỗ khai thác năm 2010 đạt 284,4 nghìn m³ [72, tr.386-396]. Bên cạnh
những thành tựu đạt được, trong quá trình phát triển lâm nghiệp còn một số hạn
chế: Tác động của ngành lâm nghiệp đối với xoá đói giảm nghèo còn hạn chế, chưa
tạo được nhiều việc làm, thu nhập của người làm nghề rừng còn thấp và chưa ổn
định. Đa số người dân miền núi chưa thể sống được bằng nghề rừng. Việc thực hiện
xã hội hoá lâm nghiệp chưa chuyển biến rõ rệt. Tiến độ giao đất, giao rừng chậm,
nhiều địa phương chưa mạnh dạn tổ chức giao rừng tự nhiên, rừng trồng cho dân,
đặc biệt là cho cộng đồng, hộ gia đình và tư nhân.
Trong sản xuất công nghiệp
Nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội tại khu vực miền núi phía Bắc phát triển,
ngày 7-12-2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 186 về phát triển kinh tế -
xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc thời kỳ 2001 - 2005. Đồng thời,
để tháo gỡ khó khăn về vốn, ngày 19-10-2004, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định
số 183-QĐ/TTg về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn.
Những chủ trương, chính sách trên của Đảng và Nhà nước cùng với sự ra đời
của Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư... đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công
nghiệp tại các tỉnh vùng Đông Bắc, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Đến năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế
toàn vùng đạt 85797,9 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2005 [72, tr.438].
88
Nhờ vai trò can thiệp của thể chế, các khu, cụm công nghiệp ở Đông Bắc đã
được hình thành. Các khu, cụm công nghiệp đã thu hút được nhiều doanh nghiệp,
dự án vào hoạt động. Nếu như năm 1996, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
vùng miền núi Đông Bắc chỉ có 31 dự án đến năm 2010 đã có 161 dự án [70,
tr.165]. Nhìn chung, các doanh nghiệp có dự án tại đây đều có vốn pháp định lớn,
kinh doanh ổn định, có trang thiết bị hiện đại, hàng hóa sản xuất ra chủ yếu để xuất
khẩu, phổ biến là hoạt động trong các ngành nghề như điện tử, máy tính, may mặc,
giày da, dịch vụ viễn thông
Một trong những ngành công nghiệp truyền thống được xác định là mũi
nhọn của vùng đó là công nghiệp khai khoáng. Trong chiến lược khai thác khoáng
sản Việt Nam thời kỳ đến năm 2020, các chuyên gia đã đánh giá Trung du - miền
núi Bắc Bộ là địa bàn công nghiệp nặng quan trọng trên cơ sở khai thác các mỏ
khoáng sản quan trọng với trữ lượng lớn như: than, sắt, đồng, chì, kẽm, đất hiếm, đá
xây dựng... Mục tiêu đặt ra của ngành công nghiệp này được xác định là khai thác
các loại khoáng sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và xuất khẩu như: than
(Quảng Ninh), quặng sắt (Cao Bằng, Hà Giang)...
Với chủ trương và mục tiêu trên, các mỏ than tại Quảng Ninh được đầu tư kỹ
thuật và công nghệ mới để phục vụ khai thác, đáp ứng nhu cầu nhiên liệu của một
số nhà máy nhiệt điện (nhiệt điện Uông Bí - Quảng Ninh, Phả Lại - Hải Dương,
Cao Ngạn - Thái Nguyên, Nà Dương - Lạng Sơn). Ngoài ra, các mỏ than địa
phương cũng được khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu nhiên liệu cho công nghiệp xây
dựng địa phương và dùng làm chất đốt trong sinh hoạt. Tính từ năm 2005 đến 2009,
lượng than khai thác tại Quảng Ninh như sau: than nguyên khai là 203 triệu tấn,
lượng than tiêu thụ đạt 189 triệu tấn, tổng doanh thu đạt 202.340 tỷ đồng, trong đó
doanh thu từ than đạt 126.712 tỷ đồng [39].
Thuỷ điện được coi là một ngành công nghiệp mới của vùng, có những đóng
góp nhất định vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tận dụng lợi thế
nguồn thuỷ năng từ các hồ lớn, sông, suối, các nhà máy thuỷ điện cỡ lớn và nhiều
cơ sở thuỷ điện nhỏ được xây dựng trong vùng. Hệ thống các nhà máy thuỷ điện,
nhiệt điện được kết nối vào mạng lưới điện quốc gia, góp phần quan trọng vào cân
89
bằng cung cầu về năng lượng của cả nước, đặc biệt là đảm bảo nhu cầu năng lượng
cho vùng đồng bằng sông Hồng, trung du - miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, tạo
cơ hội phát triển cho các ngành công nghiệp khác.
Các tỉnh Đông Bắc đều khuyến khích phát triển công nghiệp địa phương quy
mô vừa và nhỏ, ưu tiên công nghệ hiện đại, công nghệ sạch. Đây là một chủ trương
đúng nhằm khai thác các nguồn tài nguyên quy mô nhỏ, đáp ứng nhu cầu tại chỗ
của địa phương, tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động, góp phần vào
chuyển đổi cơ cấu kinh tế toàn vùng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Một
số ngành công nghiệp địa phương được phát triển đó là: xi măng, cơ khí, vật liệu
xây dựng, chế biến chè, mộc gia dụng, mây tre đan, dệt may gia công xuất khẩu.
Phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ và kinh tế cửa khẩu
Về thương mại: Vùng Đông Bắc có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt
khá phát triển, nối các tỉnh với Thủ đô Hà Nội, cảng Hải Phòng và các cửa khẩu
biên giới. Để thúc đẩy phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào
dân tộc, ngày 31 tháng 3 năm 1998 Chính phủ ra Nghị định số 20/1998/NĐ-CP về
việc phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc. Nghị định
xác định: đầu tư phát triển mạng lưới thương mại ở tỉnh, huyện, trung tâm cụm xã,
xã và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia lưu thông hàng hoá hai chiều,
nhằm tạo động lực cho sản xuất phát triển, trong đó các doanh nghiệp Nhà nước
phải nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát huy vai trò nòng cốt. Đồng thời, phát
triển thêm các chợ phiên. Đầu tư xây dựng các cửa khẩu (quốc tế và địa phương),
khu kinh tế cửa khẩu, chợ biên giới và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu. Đầu tư xây
dựng, nâng cấp một số trung tâm thương mại và chợ nội địa, gắn phát triển giao
thông với quy hoạch sắp xếp lại dân cư.
Đối với miền núi Đông Bắc nói chung, đặc biệt là những vùng chậm phát
triển, hoạt động của ngành nội thương có tầm quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, Nhà
nước vẫn duy trì mạng lưới thương mại quốc doanh để đảm bảo cung cấp các mặt
hàng trợ cước, trợ giá đặc biệt như: xăng, dầu, muối, thuốc chữa bệnh... cho vùng
cao, vùng khó khăn, biên giới. Hệ thống chợ miền núi đã hình thành đến các cụm
xã, các cụm bản, ngoài mục đích kích thích trao đổi hàng hoá, còn có ý nghĩa mở
90
rộng giao lưu văn hoá, xã hội. Hệ thống các chợ toàn vùng năm 2008 là 480 chợ
đến 2010 tăng lên 490 chợ [72, tr.483]. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế của vùng năm 2005 đạt 14847,6 tỷ đồng, đến năm
2010 tăng lên 40653,1 tỷ đồng [72, tr.481].
Với vị trí địa lý thuận lợi, vùng Đông Bắc đứng trước nhiều triển vọng do có
nhiều dự án kinh tế quan trọng: hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội -
Hải Phòng, kinh tế cửa khẩu biên giới trên đất liền và trên biển, các khu kinh tế cửa
khẩu Móng Cái, Lạng Sơn, cảng Cái Lân và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Kinh
tế mậu biên được đẩy mạnh, các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá, trước hết
là nông, lâm, thuỷ sản với Trung Quốc.
Về phát triển kinh tế cửu khẩu: Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số
53/2001/QĐ-TTg (ngày 19-4-2001) về phát triển kinh tế cửa khẩu. Thực hiện các
quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế cửa khẩu, đồng thời với
vị trí địa lý thuận lợi, tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh đã trở thành thị trường trung
chuyển hàng hoá lớn giữa Việt Nam và Trung Quốc và qua Trung Quốc đi các nước
Đông - Tây Âu. Tính đến năm 2004, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có trên 350 doanh
nghiệp và tổ chức kinh tế của các nước thực hiện xuất nhập khẩu với thị trường
Trung Quốc qua các cửa khẩu của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu qua tỉnh Lạng Sơn
năm 2008 đạt 1.498 triệu USD, tăng 41,7% so với năm 2007; trong đó, xuất khẩu
các mặt hàng địa phương đạt 33 triệu USD, tăng 15% so với năm 2007. Đây là tỉnh
giữ vị trí đầu tàu trong xuất khẩu của vùng miền núi Đông Bắc [60, tr.78].
Về du lịch: Chủ trương đối với phát triển du lịch đó là tập trung đầu tư theo
chiều sâu trung tâm du lịch hiện có, lựa chọn đầu tư mới ở những nơi có điều kiện,
khai thác thế mạnh về du lịch sinh thái, cảnh quan và di tích lịch sử cách mạng
trong vùng.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì và phát triển nền văn hoá
truyền thống của các dân tộc trong việc phát triển du lịch, các tỉnh trong vùng miền
núi Đông Bắc đã và đang đầu tư, khôi phục một số nét văn hoá truyền thống như: lễ
hội đền Mẫu Đồng Đăng (Lạng Sơn), lễ hội Lồng Tồng ở Bắc Kạn... Cùng với đó,
các di tích lịch sử gắn với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng
91
được gìn giữ, trở thành những khu di tích - lịch sử - văn hóa, điểm du lịch hấp dẫn
du khách như Pắc Bó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang)... Ngoài ra, các địa
phương đều có các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: hồ Ba Bể (Bắc Kạn), thác
Bản Dốc (Cao Bằng), động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn), vịnh Hạ Long
(Quảng Ninh),...
* Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu gắn với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tổ chức lại xã hội ở vùng Đông Bắc
Triển khai thực hiện Chương trình 135 - I (1998 - 2005) ở vùng Đông Bắc,
theo tiêu chí "xã đặc biệt khó khăn", tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 24- 12-
1999, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 496 xã đặc biệt khó khăn và các xã biên
giới làm phạm vi của Chương trình 135, trong đó Hà Giang 128 xã, Cao Bằng 113
xã, Lạng Sơn 85 xã, Quảng Ninh 35 xã (trong đó 10 xã Trung ương đầu tư và 25 xã
địa phương đầu tư) [Phụ lục 8].
Chương trình 135-II (2006 - 2010), thực hiện theo Quyết định 164/2006/QĐ-
TTg (11-7-2006) của Thủ tướng Chính phủ, 4 tỉnh miền núi Đông Bắc có 313 xã
thuộc phạm vi chương trình, trong đó, Hà Giang 112 xã, Cao Bằng 106 xã, Lạng
Sơn 68 xã, Quảng Ninh 27 xã (19 xã địa phương đầu tư) [Phụ lục 9].
Sau một thời gian tích cực triển khai, các hợp phần của Chương trình 135
được thực hiện tại Đông Bắc đã đạt được những hiệu quả nhất định:
Dự án quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng
Tổng số vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn,
vùng núi, vùng sâu, vùng xa miền núi Đông Bắc giai đoạn 1999 - 2005 là
1.278.840,84 triệu đồng. Chỉ tính riêng tỉnh Cao Bằng, từ 1999 đến 2005, chương
trình 135 đã huy động vốn đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng là 512.112 triệu
đồng [Phụ lục 12].
Thông qua Chương trình 135, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào
các dân tộc ở Đông Bắc đã có bước chuyển biến rõ nét. Nhờ kết cấu hạ tầng được
đầu tư, công tác khuyến nông, khuyến lâm được coi trọng, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi và hỗ trợ giống, phân bón... được đầu tư đến tận thôn bản, từng hộ
92
gia đình, đã tạo chỗ dựa vững chắc và là cơ hội cho hàng ngàn hộ dân tộc thiểu số
vùng đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình, việc huy động nội lực
trong dân còn thấp, nhất là tham gia lao động xây dựng công trình. Một số nơi
thực hiện nguyên tắc xã có công trình, dân có việc làm kết quả còn hạn chế. Công
trình giao thông và công trình cấp nước sinh hoạt ở một số địa phương chưa đạt
yêu cầu đặt ra.
Dự án xây dựng trung tâm cụm xã
Chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1997, tại Quyết
định số 35/TTg ngày 13-01-1997. Đến năm 2000, chương trình trở thành một dự án
thành phần của Chương trình 135 theo Quyết định số 138/2000-QĐ/TTg.
Tính đến năm 2005, với hơn 100 trung tâm cụm xã được xây dựng, tổng vốn
đầu tư trên toàn vùng là 261.649,76 triệu đồng [Phụ lục 12]. Tỉnh Hà Giang đã đầu
tư xây dựng 34 trung tâm cụm xã, 182 công trình với tổng nguồn vốn là 88.841,7
triệu đồng, trong đó, 11 công trình giao thông, 34 công trình trường học, 24 công
trình trạm xá xã, 25 công trình chợ trung tâm, 22 công trình trụ sở Uỷ ban nhân dân
xã, 20 công trình hệ thống cấp nước, 14 công trình san ủi, tạo mặt bằng trung tâm, 1
công trình hệ thống cấp điện, 31 công trình các hạng mục khác [90].
Ngoài ra, ở một số tỉnh còn thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn đầu
tư chương trình. Tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện lồng ghép Chương trình 135 với các
chương trình: an ninh, quốc phòng, biên giới - hải đảo, kinh tế quốc phòng, vốn
phát triển giáo dục, y tế, giao thông, thuỷ lợi miền núi, nước sạch nông thôn, vốn tài
trợ của UNICEF kết hợp với sự đóng góp của dân đã xây dựng nhiều công trình
thiết yếu phục vụ dân sinh như công trình điện sinh hoạt, các tuyến đường giao
thông chính và tuyến đường biên giới Việt - Trung.
Dự án ổn định và phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến và
tiêu thụ sản phẩm
Đến năm 2005, số vốn được đầu tư cho dự án tại 4 tỉnh là 51.590,82 triệu
đồng [Phụ lục 12]. Nguồn vốn được hỗ trợ đúng đối tượng, đúng mục đích và phát
huy được hiệu quả, giúp nhân dân từng bước ổn định cuộc sống, chuyển dịch cơ cấu
93
cây trồng, vật nuôi và phát huy thế mạnh sẵn có của từng vùng, từng khu vực. Ở
Quảng Ninh, dự án tập trung vào các mô hình trồng lúa lai, gà thả vườn, lợn Móng
Cái, trợ cấp cây lâm nghiệp, cây trồng, vật nuôi, giống phân bón và hỗ trợ một số hộ
nông dân mua trang thiết bị sản xuất miến dong (huyện Bình Liêu)... nhằm khai
thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ lãi suất vốn
vay cho các chương trình phát triển nông nghiệp cho các hộ dân vùng cao đặc biệt
khó khăn.
Dự án quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết
Dự án thành phần này trong những năm 1999 - 2002 chủ yếu tiếp tục thực
hiện ổn định dân cư. Từ 2002 đến 2005, việc quy hoạch bố trí lại dân cư, ổn định
dân cư, trong Chương trình 135 chủ yếu là tái định cư, ổn định dân cư biên giới, di
giãn dân một số vùng. Tại tỉnh Hà Giang, sau 7 năm thực hiện, dự án quy hoạch bố
trí lại dân cư đã thực hiện được 120 hộ với nguồn kinh phí đầu tư 7.400,9 triệu đồng
thực hiện chỉ tiêu di chuyển các hộ dân từ vùng cao núi đá xuống vùng thấp trong
tỉnh. Ngoài ra, dự án ổn định dân cư kinh tế mới (hạ sơn tại chỗ) thực hiện được
2.563 hộ, với kinh phí 4.279 triệu đồng; dự án ổn định sắp xếp dân cư biên giới đã
thực hiện được 380 hộ với nguồn kinh phí 2.967,2 triệu đồng [91].
Dự án đào tạo cán bộ xã
Nội dung chính đào tạo hàng năm đối với các cán bộ xã chủ yếu vào hướng
dẫn lập kế hoạch sản xuất cho các hộ gia đình và các xã theo từng mùa vụ trong
năm. Học tập quy trình kỹ thuật canh tác một số loại cây con chủ yếu để phục vụ
sản xuất, xoá đói giảm nghèo. Ngoài ra, còn một số nội dung phù hợp với đặc điểm
từng địa phương. Với nội dung đào tạo như trên, trong 7 năm thực hiện, dự án đã
đào tạo được trên 100.000 học viên, chủ yếu là các cán bộ lãnh đạo xã, cán bộ tổ
chức đoàn thể xã, trưởng xóm. Trình độ của đội ngũ cán bộ các xã thuộc chương
trình 135 được nâng lên. Tính đến 2005, riêng Lạng Sơn đã mở được 74 lớp với
4.311 lượt học viên tham dự [99].
Sau 7 năm thực hiện Chương trình 135 đã góp phần thúc đẩy phát triển sản
xuất, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, tạo
94
điều kiện bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn các xã 135, tạo tiền đề quan
trọng cho phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện chương trình còn một số hạn chế: Một số chủ
đầu tư còn lúng túng, thiếu tính chủ động trong tổ chức thực hiện chương trình, đặc
biệt là nội dung dự án hỗ trợ và phát triển sản xuất và dự án đào tạo cán bộ. Chưa
tạo được chuyển biến mạnh mẽ về sản xuất, nhiều nơi còn mang tính tự cấp, tự túc
là chủ yếu, ý thức tổ chức sản xuất hàng hoá của nhân dân còn rất hạn chế. Nguồn
vốn hỗ trợ phục vụ cho công tác duy tu bảo dưỡng công trình chưa bảo đảm so với
nhu cầu thực tế. Đời sống nhân dân của các xã thuộc chương trình 135 còn nhiều
khó khăn, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, các địa phương đặt ra mục tiêu của Chương
trình 135 là tạo sự chuyển biến rõ rệt về sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời
sống nhân dân cho các xã đặc biệt khó khăn. Phấn đấu đến 2010, không còn hộ đói,
giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 30%.
Để đạt được mục tiêu trên, các địa phương đã chủ động đề ra các giải pháp,
trong đó, giải pháp cơ bản là phải chủ động lồng ghép các nguồn vốn theo tiêu chí
đảm bảo sự công bằng, đảm bảo cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo hướng kịp thời hơn;
lựa chọn các nội dung đầu tư, hỗ trợ dự án phát triển sản xuất tập trung vào hỗ trợ
con giống, thú y nhằm đẩy mạnh sản xuất, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng giá trị thu nhập trên một diện tích đất
canh tác. Sau 5 năm thực hiện chương trình 135 giai đoạn II, 4 dự án với tổng số
vốn đã thực hiện là 2.128.138,405 triệu đồng đã đạt được một số kết quả:
Về dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Từ năm 2006 đến 2010, cả khu vực đã đầu tư 1.456.966 triệu đồng để xây
dựng các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu ở các xã đặc biệt khó khăn [Phụ lục 13].
Tại Lạng Sơn, số công trình được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp trong
cả giai đoạn là 389 công trình giao thông, 58 công trình điện, 43 công trình trường
học, 20 công trình trạm y tế, 32 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng, 23 công trình
thuỷ lợi, 23 công trình nước sạch, 9 công trình chợ với tổng số vốn là 294.750 triệu
đồng [102].
95
Về dự án hỗ trợ phát triển sản xuất
Cùng với việc tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như ở giai đoạn I, tại
giai đoạn II, Chương 135 đã có thêm hợp phần hỗ trợ sản xuất. Trong giai đoạn
2006 - 2010, với số vốn 341.026 triệu đồng được triển khai đến tận thôn, bản, đảm
bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, hỗ trợ đúng đối tượng, đúng nội dung theo quy
định [Phụ lục 13]. Thực hiện hợp phần này, các địa phương đã hỗ trợ cung cấp một
số tư liệu sản xuất như cây, con giống, phân bón, máy móc nông cụ cho bà con phát
triển sản xuất, do đó, năng suất cây trồng, vật nuôi tăng lên; đây là cơ sở cơ bản
giúp bà con nâng cao thu nhập (đa số các xã đặc biệt khó khăn đạt thu nhập bình
quân trên 3,5 triệu đồng/người/năm); giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng 135 trung bình
4 - 5%/năm.
Về dự án đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã chủ yếu tập trung đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ xã, thôn, bản làm chủ đầu tư có đủ
năng lực đảm nhận sự phân cấp, phân quyền, tham gia quản lý, tổ chức thực hiện
các hoạt động của chương trình.
Thực tế triển khai cho thấy các kiến thức tập huấn đã phát huy tác dụng tốt
và được đông đảo người dân, cán bộ cơ sở đồng tình ủng hộ. Vì thế, trong 5 năm
thực hiện hợp phần với tổng số vốn 95.952,485 triệu đồng, đã thu hút hơn 300.000
lượt cán bộ cơ sở và cộng đồng dân cư tham gia, đào tạo nghề ngắn hạn cho hơn
13.000 thanh niên dân tộc thiểu số từ 16 đến 25 tuổi [Phụ lục 13].
Qua 4 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, nhìn chung các tỉnh đều
tuân thủ tốt các nguyên tắc đầu tư của Chương trình. Trong đó nguyên tắc: công
khai, dân chủ, thiết thực đối với đời sống người dân được đặt lên hàng đầu. Do đó,
khi triển khai xây dựng công trình, cộng đồng thôn bản được tham gia từ khâu lập
kế hoạch, lựa chọn công trình, ra quyết định, giám sát việc thực hiện và bàn giao
công trình. Đây chính là điểm mới trong Chương trình 135 giai đoạn II và cũng là
một trong những điểm thành công của chương trình. Đến năm 2010, kết thúc giai
đoạn II của chương trình 135, với sự nỗ lực của các địa phương, khu vực miền núi
Đông Bắc có 6 xã hoàn thành chương trình 135, đạt 1,92% [Phụ lục 10].
96
2.2.3. Đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm
Các chính sách giảm nghèo ở miền núi Đông Bắc chịu sự chi phối về mặt tài
chính của các dự án lớn và chương trình mục tiêu quốc gia. Các hợp phần và tiểu
hợp phần của các chương trình này chiếm tới trên 40% số hoạt động và ngân sách
hỗ trợ cho các tỉnh miền núi Đông Bắc. Ngoài các chương trình chung, còn có dự
án hỗ trợ, phát triển dân tộc Pu Péo tại tỉnh Hà Giang (Quyết định số 238/QĐ-
UBDT) ngày 16-5-2005); hỗ trợ phát triển dân tộc thiểu số, hộ nghèo và cận nghèo,
hộ chính sách xã hội tại những vùng chưa nối mạng lưới điện quốc gia (Quyết định
289/2008/QĐ-TTg); hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi phía Bắc (Nghị
quyết số 37/NQ và Quyết định 27/2008/QĐ-TTg); chương trình tái định cư - Hỗ trợ
di dân đồng bào dân tộc thiểu số (Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 5-3-2007);
chương trình tái định cư - hỗ trợ di dân tại các xã biên giới với Trung Quốc (Quyết
định số 60/2005/QĐ-TTg ngày 24-3-2005); chính sách cho hộ đồng bào dân tộc
thiểu số khó khăn vay vốn phát triển sản xuất (Quyết định 32/2007/QĐ-TTg ngày
05-3-2007). Các hoạt động giảm nghèo ở miền núi Đông Bắc nhìn chung toàn diện,
bao trùm các lĩnh vực và yếu tố cần thiết, chú ý đến cả vùng nghèo và dân tộc kém
vị thế. Một số dự án được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của một số nhóm đối tượng
xã đặc biệt khó khăn, dân tộc đặc biệt khó khăn, dân tái định cư, dân cư trú khu vực
biên giới. Tuy nhiên, trên thực tế các tỉnh miền núi Đông Bắc và từng huyện có thể
điều chỉnh cho phù hợp tình hình của vùng hoặc địa phương.
Việc thực hiện chính sách giảm nghèo ở miền núi Đông Bắc tập trung vào
các biện pháp sau đây: 1) Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp (khuyến nông, trợ giá đầu
vào cho nông nghiệp, đào tạo nông nghiệp, hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ ngư nghiệp,
bảo vệ rừng, quản lý và khai thác rừng, vốn vay cho người nghèo để sản xuất); 2)
Hỗ trợ giáo dục (tiếp cận giáo dục, hỗ trợ học phí, hỗ trợ cho các trường nội trú,
chính sách về lương cho giáo viên ở vùng sâu, vùng xa); 3) Tiếp cận dịch vụ (tiếp
cận dịch vụ cấp nước sạch, tiếp cận dịch vụ điện); 4) Cơ sở hạ tầng (các loại công
trình cơ sở hạ tầng khác nhau, vận hành, bảo trì, duy tu, bảo dưỡng); 5) Hỗ trợ y tế
(dịch vụ y tế, cải thiện tình trạng vệ sinh, nâng cao an toàn vệ sinh chăn nuôi); 6)
Đào tạo và tăng cường năng lực (dạy nghề, đào tạo cán bộ để thực hiện chương
9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_qua_trinh_thuc_hien_chinh_sach_dan_toc_cua_dang_o_mot_so_tinh_mien_nui_dong_bac_viet_nam_tu_nam_1.pdf