MỞ ĐẦU .1
1. Lý do chọn đề tài.1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu .5
5. Những đóng góp mới của luận án .5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.6
7. Kết cấu của luận án .6
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN.7
1.1. Các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản xoay quanh quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.7
1.2. Các công trình nghiên cứu thực trạng vận dụng quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Thừa Thiên Huế.27
1.3. Các công trình nghiên cứu về phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả vận dụng quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Thừa Thiên Huế.32
1.4. Khái quát kết quả của các công trình có liên quan và những vấn đề mà luận án
sẽ tiếp tục nghiên cứu.39
Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN
DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THEO QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG .42
2.1. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Một số khái niệm cơ bản,
tính tất yếu của đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay.42
2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo: Cơ sở lý luận và thực tiễn .52
2.3. Nội dung quan điểm của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo .75
250 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và sự vận dụng của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân lực sẽ mang lại hiệu quả cao gấp nhiều lần, đây là nguồn lực
quan trọng nhất để thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo. Trong thời gian qua,
Thừa Thiên Huế đã chủ trương tiếp tục đào tạo, đào tạo lại đối với đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời
kiên quyết đưa ra khỏi ngành những người không đủ năng lực và phẩm chất. Thừa
Thiên Huế xác định rõ những người làm công tác giáo dục và đào tạo phải hội đủ
những phẩm chất cơ bản, đó là vừa “hồng” vừa “chuyên”, vừa có “tâm” vừa có
100
“tầm” đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp “trồng người” trong thời
kỳ mới, bảo đảm mục tiêu “đào tạo con người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn
của Đảng và nhân dân ta”.
Ngoài ra, để giáo dục và đào tạo thực sự là quốc sách hàng đầu, các cấp ủy
Đảng và chính quyền đã trích nguồn đầu tư của tỉnh tập trung đầu tư các nguồn lực
cho phát triển giáo dục và đào tạo. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
và các điều kiện để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các huyện, thị xã, thành
phố một cách đồng bộ, ưu tiên đầu tư xây dựng trường học ở những địa bàn có điều
kiện hoàn cảnh khó khăn. Do đó, mạng lưới trường lớp phát triển năm sau cao hơn
năm trước (Xem phụ lục bảng 4,5).
Thông qua các kênh kêu gọi đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở
Ngoại vụ đã nhận được sự tài trợ của dự án Aeon xây dựng 30 trường tiểu học ở
vùng đặc biệt khó khăn với số lượng 240 phòng học, 30 nhà vệ sinh với tổng mức
đầu tư 120 tỷ đồng [Xem: 137]. Công tác quản lý, mua sắm, sử dụng, khai thác thiết
bị dạy và học ngày càng hiện đại và đồng bộ đáp ứng nhu cầu dạy và học ngày càng
nề nếp và hiệu quả. Số lượng trường học đạt chuẩn quốc gia ngày càng tăng chứng
tỏ tỉnh Thừa Thiên Huế đã rất chú trọng đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng để đáp ứng
yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo phù hợp với xu hướng phát
triển của xã hội (Xem phụ lục bảng 7).
Đối với giáo dục nghề nghiệp, quá trình đầu tư được thể hiện qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 2008 - 2015: Mở rộng mạng lưới và nâng cấp các trường trung
học chuyên nghiệp, trung học nghề. Đến năm 2012 tất cả 9 huyện, thành phố Huế
đều có trung tâm đào tạo nghề, những nơi có điều kiện hình thành hệ thống các
trường trung cấp chuyên nghiệp và trường đào tạo nghề.
Giai đoạn 2016 - 2020: Phát triển hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và đào
tạo nghề, tạo điều kiện xây dựng và nâng cấp 7 trường trung cấp chuyên nghiệp, 5
trường cao đẳng nghề, 10 trường trung cấp nghề, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực
cho các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch - dịch vụ và xuất khẩu lao động.
Thu hút đầu tư để tiếp tục đa dạng hoá hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp
và dạy nghề.
101
Đối với giáo dục Đại học: Việc đầu tư các điều kiện để đảm bảo cho chất
lượng giáo dục và đào tạo được quan tâm đáng kể, cơ sở vật chất, trang thiết bị của
Đại học Huế được đầu tư bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau: “Vốn ngân sách,
vốn vay, vốn viện trợ, vốn tự cân đối, đặc biệt là nguồn vốn chương trình mục tiêu
với tổng giá trị trên 150 tỷ đồng. Theo Báo cáo tổng kết của Đại học Huế, sau 5
năm thực hiện việc đầu tư, phát triển khu làm việc của Cơ quan Đại học Huế, nhà
học, nhà làm việc và các cơ sở khác của các đơn vị thành viên với tổng diện tích đất
đã được đưa vào sử dụng là 1.267.624 m2, tổng diện tích sàn xây dựng là 125.956
m2, tổng diện tích phòng học là 47.767 m2 và diện tích khu thực hành thí nghiệm là
12.875 m2” [7, tr.17].
Đại học Huế phát triển thành đại học trọng điểm quốc gia vào năm 2015, trở
thành cơ sở đào tạo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chất lượng cao
của miền Trung và cả nước. Theo kế hoạch đặt ra của Đại học Huế, “tính đến năm
2020 đảm bảo ít nhất 50% tỷ lệ chi đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, bồi dưỡng
nâng cao năng lực giảng viên, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác, bằng
nguồn thu sự nghiệp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Đảm bảo
phân bổ ít nhất 5% kinh phí từ nguồn thu học phí, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa
học của người học. Đảm bảo tỷ lệ chi cho hoạt động khoa học công nghệ trong tổng
chi cho các hoạt động hàng năm đạt ít nhất 15%” [7, tr.33].
Học viện Âm nhạc Huế là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và biểu diễn âm
nhạc đặc sắc của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước với quy mô và chất
lượng đào tạo, hợp tác quốc tế, cơ sở vật chất trang thiết bị ngày càng được nâng
cấp và hoàn thiện với đội ngũ cán bộ, giảng viên chuyên sâu chất lượng cao đáp ứng
được nhu cầu giáo dục của xã hội và nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh,
sinh viên.
Năm 2018, trường Đại học Phú Xuân thay đổi về chủ sở hữu và ban lãnh
đạo, trở thành thành viên đầu tiên tại miền Trung của Tổ chức giáo dục Hoa Kỳ
(IAE) - tập đoàn giáo dục lớn tại Việt Nam quyết tâm để đưa trường Đại học Phú
Xuân thành một học hiệu mạnh, không chỉ ở thành phố Huế, không chỉ của Việt
Nam mà còn phải ngang tầm thế giới.
102
Thừa Thiên Huế luôn nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu
của giáo dục và đào tạo đối với việc xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế; khẳng
định giáo dục và đào tạo là nền tảng và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế
nhanh và bền vững theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển kinh tế tri thức. Mạng
lưới trường lớp từ MN đến THPT và các cơ sở giáo dục khác đã được sắp xếp từng
bước phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập
của người dân.
3.2.2. Thành tựu trong đổi mới mục tiêu giáo dục
Trong lịch sử, ông cha ta đã xác định rõ mục tiêu của giáo dục và đào tạo là
nhằm đào tạo những con người có tri thức, góp phần xây dựng đất nước ngày càng
giàu mạnh: Muốn xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục; muốn trị
nước, phải trọng dụng người tài. Cách đây gần 70 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đúc kết mục đích của giáo dục là: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để
phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại” [bút tích từ tháng 9
năm 1949]. Tư tưởng sâu sắc đó của Hồ Chí Minh hoàn toàn phù hợp với quan
điểm của UNESCO về giáo dục là: “Học để biết, học để làm việc, học để chung
sống với nhau và học để làm người”. Dựa trên quan điểm của Đảng về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Thừa Thiên Huế đã cụ thể hóa và vận dụng một
cách linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện thực tiễn của tỉnh, thể hiện qua các báo cáo
tổng kết và phương hướng nhiệm vụ của từng năm học.
Xét về phương diện đổi mới mục tiêu giáo dục và đào tạo, đó là phát triển
con người Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực
nghiệp, gắn với xây dựng xã hội học tập. Tỉnh đã cụ thể hóa mục tiêu giáo dục đó
vào từng cấp học, bậc học từ mầm non cho đến đại học.
Với giáo dục mầm non, theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên
Huế, tính đến năm 2017 - 2018, tỉnh đã hoàn thành 100% xã, phường, thị trấn đạt
chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi. Ngoài ra, toàn tỉnh đạt 84,87% xã,
phường, thị trấn xóa mù chữ mức độ II; 99,34% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ
cập giáo dục tiểu học mức độ III; 92,76% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo
dục THCS mức độ II (trong đó có 19,74% đạt mức độ III); 59,61% thanh niên trong
103
độ tuổi 18 - 21 “có bằng tốt nghiệp THPT và tương đương” và 21 xã, phường đạt
chuẩn “có 80% thanh niên trong độ tuổi có bằng tốt nghiệp THPT và tương đương”.
Trình độ giáo viên bậc giáo dục mầm non ngày càng tăng, kéo theo chất
lượng giáo dục mầm non ngày càng thay đổi theo hướng tích cực; có những bước
đổi mới, chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng các cháu trong trường mầm non khá
tốt. Tính đến năm học 2017 – 2018, tỷ lệ huy động trẻ mầm non ở các độ tuổi ra lớp
đều tăng. Toàn tỉnh đã huy động 66.805 cháu/2289 nhóm, lớp (tăng 1,2%); trong
đó, Nhà trẻ: 13.346 cháu, đạt tỷ lệ 31,6% (tăng 1,3%); mẫu giáo: 53459 cháu, đạt tỷ
lệ 90,5% (tăng 2,62%); riêng các cháu 5 tuổi: 21.343 cháu/641 lớp.
Tỷ lệ cháu mầm non ngoài công lập chiếm 13,32% (tăng 0,97%). Tỷ lệ bán
trú ở nhà trẻ đạt 99,7% và mẫu giáo đạt 99,4%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ
cân ở nhà trẻ là 3,07% (giảm 0,03% so với năm học trước); thể thấp còi 3,8% (giảm
0,55%); tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở mẫu giáo là 3,88% (giảm 0,56%); thể thấp còi
3,5% (giảm 0,22%). (Xem phụ lục bảng 21)
Có thể khẳng định, đây là lứa tuổi bắt đầu tiếp xúc với môi trường xã hội, vì
vậy phải đặc biệt coi trọng. Mục tiêu đối với lứa tuổi mầm non là giúp trẻ em phát
triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của
nhân cách, chuẩn bị cho các em những phẩm chất mang tính nền tảng, kỹ năng sống
cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi gợi và nuôi dưỡng những khả năng tiềm ẩn, làm
cơ sở ban đầu cho việc giáo dục ở các cấp học tiếp theo.
Với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm
chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp
cho học sinh, chú trọng giáo dục đạo đức lối sống. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo
dục, thực hiện bắt buộc giáo dục 9 năm từ sau năm 2020. Phấn đấu đến 2020, có 80%
thanh niên đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương. Cụ thể: Đối với
giáo dục tiểu học: Toàn cấp học có 88.646 học sinh/3.194 lớp. Trong đó, huy động
100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1 với 20.215 học sinh/577 lớp (tăng 5.739 học sinh). Tỷ lệ
học sinh ngoài công lập chiếm 0,13% (tăng 0,05%). Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày là
85,35 % (tăng 0,51%); tỷ lệ học sinh bán trú chiếm 19,8% và học sinh học hòa nhập
chiếm tỷ lệ 0,9%. Toàn cấp học có 50.431 học sinh được ngoại ngữ, trong đó học
sinh khối 3,4,5 học Tiếng Anh 4 tiết/tuần chiếm tỷ lệ 90,81%.
104
Đối với giáo dục trung học: Toàn tỉnh có 68.339 học sinh/1.981 lớp cấp trung
học cơ sở (giảm 771 em so với cùng kỳ năm học trước). Trong đó, huy động lớp
vào 6 là 17.129 em/494 lớp (giảm 683 em). Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày là
29,03% (tăng 0,14 % so với năm học trước). Cấp THPT hiện có 36.623 học
sinh/1.008 lớp (tăng 85 em). Trong đó, huy động lớp vào 10 là 13.325 em/353 lớp
(giảm 138 em). Tỷ lệ học sinh học chương trình tiếng Anh hệ 10 năm cấp THCS
chiếm 50,1% (trong đó khối lớp 6 đạt tỷ lệ 76,1%), cấp THPT chiếm 31,9% (trong
đó khối lớp 10 đạt tỷ lệ 35,4%). Cuộc thi KHKT cấp tỉnh có 127 dự án dự thi (42 cá
nhân và 85 tập thể), kết quả có 61 dự án đạt giải lĩnh vực (7 giải Nhất, 12 giải Nhì,
giải Ba và 24 giải Tư), 11 dự án đạt giải toàn cuộc (1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba
và 5 giải Tư) và đã chọn các dự án của 4 trường tham dự cấp quốc gia (THPT An
Lương Đông, Cao Thắng, Phú Bài và THPT chuyên Quốc học) với kết quả đạt 1
giải Nhì và 1 giải Khuyến khích.
Đối với giáo dục thường xuyên: Đã huy động được 848 học viên/72 lớp xóa
mù chữ (tăng 131 học viên so với năm học trước); 726 học viên/46 lớp giáo dục tiếp
tục sau khi biết chữ (tăng 447 học viên); 255 học viên/17 lớp GDTX cấp THCS
(giảm 47 học viên) và 1369 học viên/38 lớp GDTX cấp THPT (tăng 331 học viên).
Các trung tâm GDNN - GDTX làm tốt công tác huy động học sinh học nghề; trong
năm học 2017 - 2018 có 17.216 học sinh/13 nghề cấp THCS và 10.812 học sinh/8
nghề cấp THPT.
Đối với giáo dục nghề nghiệp: Mục tiêu là tập trung đào tạo nhân lực có kiến
thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Phát triển hệ thống giáo dục chuyên nghiệp
và đào tạo nghề, tạo điều kiện xây dựng và nâng cấp 7 trường trung cấp chuyên nghiệp,
5 trường cao đẳng nghề, 10 trường trung cấp nghề, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực
cho các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch - dịch vụ và xuất khẩu lao động.
Thu hút đầu tư để tiếp tục đa dạng hoá hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp và
dạy nghề. Chất lượng và hiệu quả GDNN có bước chuyển biến tích cực (khoảng 90%
sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và khoảng 80% học sinh tốt nghiệp trung cấp tìm được
việc làm sau khi tốt nghiệp; học viên một số nghề đào tạo ngắn hạn (nghề may công
nghiệp, du lịch, dịch vụ) đều tìm được việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp. Mạng lưới
105
cơ sở GDNN từng bước được củng cố và phát triển; cơ sở vật chất, thiết bị đã được đầu
tư tương đối đồng bộ, hiện đại. Các đối tượng chính sách, dân tộc thiểu số, bộ đội xuất
ngũ, người khuyết tật, lao động nông thôn, hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ học nghề
đã từng bước ổn định việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần vào sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Có thể nói, việc đẩy mạnh công tác giáo dục nghề nghiệp tại Thừa Thiên Huế
đã góp phần đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật có chất lượng, đủ về số lượng, hợp lý
về cơ cấu ngành nghề; có đủ điều kiện và khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển của
các ngành, vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa của tỉnh.
Đối với giáo dục đại học: Mục tiêu chung của giáo dục đại học là: Đào tạo
nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo
ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo
đức, có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát
triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo, có sức
khỏe, có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường
làm việc, có ý thức phục vụ nhân dân.
Mục tiêu cụ thể của đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, Luật
Giáo dục đại học quy định: Đào tạo trình độ cao đẳng để sinh viên có kiến thức
chuyên môn cơ bản, kỹ năng thực hành thành thạo, hiểu biết được tác động của các
nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội trong thực tiễn và có khả năng giải quyết
những vấn đề thông thường thuộc ngành được đào tạo.
Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm
vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng
làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo.
Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ
năng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề
nghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện,
giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
106
Đào tạo trình độ tiến sĩ để nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và
ứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới, phát
hiện nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội và giải quyết những vấn đề mới về khoa
học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.
Mục tiêu cơ bản là tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài,
phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức sáng tạo của người học.
Trên cơ sở mục tiêu đó, Đại học Huế xây dựng định hướng “phát triển đến năm 2030
đưa Đại học Huế trở thành một đại học nghiên cứu, một trung tâm đào tạo, khoa học –
công nghệ chất lượng cao với trọng tâm là các lĩnh vực mũi nhọn hàng đầu trong khu
vực về khoa học sức khỏe, nông – lâm – ngư; môi trường, công nghệ sinh học, khoa
học cơ bản, khoa học giáo dục, nghệ thuật, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có phẩm chất
chính trị, đạo đức tốt, có đủ kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên
cứu và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ, chủ động thích ứng với môi trường
làm việc hội nhập quốc tế năng động” [7, tr.19].
Thực hiện Nghị định 30/CP của Chính phủ, Đại học Huế đã xây dựng một cơ
cấu tổ chức tương đối hoàn chỉnh và thống nhất từ cấp Đại học Huế cho đến các đại
học thành viên, đơn vị trực thuộc các khoa phòng mà ở đó trách nhiệm và quyền
hạn được phân định rõ ràng. Đại học Huế luôn chủ động đáp ứng sự thay đổi đang
diễn ra trong môi trường hoạt động bằng cách xem xét, sửa đổi các quy trình phân
bổ nguồn lực, các cấu trúc tổ chức quản lý và các chương trình giảng dạy. Đại học
Huế hiện có 9 trường thành viên và 2 khoa trực thuộc, phân hiệu tại Quảng Trị, 7
trung tâm đào tạo và phục vụ đào tạo, có nhà xuất bản và Tạp chí Khoa học. Mục
tiêu đào tạo của Đại học Huế là đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, với nhiều loại hình
đào tạo khác nhau nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chất lượng đội ngũ cán bộ được đầu tư, phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục và đào tạo: Đại học Huế hiện có 15 giáo sư, 252 phó giáo sư, 649 tiến sĩ,
đây là nguồn nhân lực quan trọng để thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của
Đại học Huế. Thực hiện tăng cường các nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa và
nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển; chủ động hội nhập, nâng cao hiệu quả hợp
tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo
107
3.2.3. Thành tựu trong đổi mới nội dung, chương trình giáo dục và đào tạo
Việc tiến hành đổi mới nội dung, chương trình giáo dục và đào tạo là cần
thiết để phù hợp với điều kiện và xu hướng phát triển của xã hội hiện nay. Việt Nam
đang thực hiện Đề án chương trình đổi mới sách giáo khoa, đòi hỏi nội dung
chương trình phải được biên soạn theo hướng tích hợp, nội dung giảng dạy không
dừng lại ở việc truyền tải kiến thức lý thuyết mà yêu cầu phải gắn liền với thực tiễn,
phù hợp với xu thế chung của thế giới. Học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn
liền với thực tiễn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng tiến hành đổi mới thi cử theo từng lộ
trình và hình thức mới. Từ chỉ đạo chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển
khai đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa, trong thời gian qua, Tỉnh ủy
Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo và phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành
của tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện Thông tư số 30/ TT- BGDĐT ngày 28/8/2014
về ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, Quyết định số 404/QĐ - TTg ngày
27/3/2015 về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Trên cơ sở thực hiện đổi mới nội dung, giáo dục theo hướng tinh giản, hiện
đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ, các trường trung học phổ thông đã
triển khai tiến hành thực hiện dạy học phân hóa đối tượng học sinh, tổ chức dạy phụ
đạo cho học sinh còn yếu; đồng thời phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu
tham dự thi học sinh giỏi các cấp. Một số đơn vị đã làm tốt công tác xã hội hóa, tạo
nguồn kinh phí giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học
tập. Nhà trường đã tiếp cận nhanh và thực hiện có hiệu quả, đồng bộ công tác đổi
mới chương trình. Triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo Công nghệ giáo dục với
một lộ trình hợp lý, bảo đảm đến năm 2018 có 100% trường tiều học thực hiện
chương trình này (Xem phụ lục bảng 22).
Các phòng GD&ĐT đã tổ chức quán triệt Thông tư số 28/2016/TT –
BGDĐT ngày 30/12/2016 về sửa đổi bổ sung một số nội dung chương trình GDMN
đến tất cả đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non. Sở Giáo dục và
Đào tạo đã tiến hành kiểm tra nắm tình hình thực hiện ở một số đơn vị (Hương
Thủy, Phong Điền, Hương Trà, Quảng Điền và TP Huế). Qua kiểm tra, các đơn vị
đã triển khai thực hiện nghiêm túc, bước đầu CBGV đã tiếp cận được chương trình
108
GDMN sau sửa đổi, bổ sung. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo chặt chẽ nghiêm túc
đúng quy chế ở tất cả các khâu: Ra đề, coi thi, chấm thi và nhận xét, đảm bảo tính
khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học
sinh. Các cán bộ giáo viên thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra theo
ma trận. Kết hợp một cách hợp lý giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc
nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết với kiểm tra thực hành trong các bài
kiểm tra, tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn.
Việc đổi mới chương trình giáo dục và đào tạo nhằm phát triển năng lực và
phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng giáo dục nhân cách, đạo
đức, lối sống tri thức pháp luật và ý thức công dân cho học sinh. Xuất phát từ nhiệm
vụ đó, các trường THPT đã thực hiện thường xuyên chương trình dạy học tự chọn đối
với 3 môn Toán, Văn và Anh văn cho cả 3 khối, vừa nâng cao và bám sát nội dung
sách giáo khoa, vừa phù hợp với chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thực hiện
tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào
các bộ môn Văn, GDCD và một số bộ môn khác. Giáo dục pháp luật, giáo dục phòng
chống tham nhũng được nhà trường rất quan tâm, tuyên truyền sâu rộng. Các nhà
trường cũng rất coi trọng công tác tổ chức tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia
về biên giới, biển, đảo. Tổ chức dạy học, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả ứng dụng tốt trong bộ môn Vật lý; các nội dung về bảo vệ môi trường, đa
dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải
đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai... được tích hợp
có hiệu quả trong các bộ môn Sinh học, Vật lý, GDCD, Địa lý.
Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, tập trung đổi mới nội
dung theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và
ngành nghề, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nội dung giáo dục
nghề nghiệp được xây dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm
việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học, đồng thời
chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và
hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế
giới. Để thực hiện nhiệm vụ này, các trường TCCN, cao đẳng và đại học đã xây
109
dựng triển khai dự án và các hoạt động khởi nghiệp; đẩy mạnh công tác hướng
nghiệp, tư vấn việc làm, hỗ trợ kiến thức khởi nghiệp cho sinh viên; tư vấn, hỗ trợ
sinh viên phương pháp học tập, kỹ năng xã hội đáp ứng yêu cầu thực tiễn công việc
sau khi tốt nghiệp.
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giai
đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025, xây dựng chính sách hỗ trợ khởi
nghiệp và xúc tiến thành lập Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo của tỉnh. Trên cơ sở định hướng của tỉnh các đại học, cao đẳng trên địa bàn đã
triển khai một số hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên. Từ đó, đã hình thành được
các vườn ươm công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp và các câu lạc bộ
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tạo nhiều cơ hội việc làm cho các em sinh viên ngay
sau khi tốt nghiệp ra trường.
Các cơ sở đào tạo đại học trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã thành lập những tổ
công tác của các ban chức năng (Đào tạo, Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục,
Công tác học sinh, sinh viên, Thanh tra và Pháp chế, Cơ sở vật chất, Kế hoạch - Tài
chính; Tổ chức cán bộ) rà soát các ngành, điều chỉnh chuẩn đầu ra và chương trình
đào tạo đại học, sau đại học theo Thông tư 07, tiếp cận các phương pháp mới theo các
chuẩn khu vực và thế giới hướng đến đạt chuẩn kiểm định theo chuẩn quốc gia.
Thừa Thiên Huế ưu tiên xây dựng các ngành đào tạo chất lượng cao theo nhu
cầu xã hội, học bằng tiếng Anh, xây dựng và triển khai đề án liên kết đào tạo với
Lào, Myanma, Ireland và các đối tác nước ngoài về đào tạo các ngành: Lâm nghiệp,
chăn nuôi, khoa học môi trường - sức khỏe, an toàn thực phẩm, du lịch và lữ hành,
quản lý điều hành, kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
Ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh thường xuyên rà soát các chương trình
đào tạo, đề xuất giải pháp đối với những ngành đào tạo đại học gặp khó khăn trong
công tác tuyển sinh. Tổ chức Hội thảo đào tạo tiến sĩ theo Thông tư số
08/2017/BGD&ĐT, xây dựng kế hoạch tuyển sinh sau đại học theo quy chế mới
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện các hoạt động truyền thông, quảng bá để
thu hút sinh viên nước ngoài vào học tập, nghiên cứu. Đẩy mạnh công tác kiểm tra,
thanh tra hoạt động đào tạo.
110
Đại học Huế tổ chức đánh giá chất lượng cơ sở đào tạo ở các trường đại học
thành viên, phân hiệu và 2 khoa trực thuộc. Triển khai kế hoạch kiểm định chất
lượng chương trình đào tạo cấp quốc gia, kiểm định chất lượng chương trình đào
tạo quốc tế theo tiêu chuẩn khu vực (AƯN - QA) và các tổ chức kiểm định quốc tế.
Tăng cường các biện pháp cải tiến chất lượng giáo dục hậu kiểm định. Các trường
đại học trên địa bàn Thừa Thiên Huế xây dựng các cơ sở tự học tiếng Anh, các
phòng thí nghiệm và thư viện cho sinh viên, cấp thẻ cho sinh viên thực hành và thẻ
đọc tại các phòng thí nghiệm và trung tâm học liệu của Đại học Huế, tiến đến tất cả
thông qua accounts Online thuận lợi cho giảng dạy, học tập, kết nối chung trong
toàn Đại học Huế (Xem phụ lục từ bảng 8 đến bảng 19)
Các cơ sở giáo dục mở rộng quan hệ hợp tác giữa nhà trường với doanh
nghiệp trong đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu thị trường lao động. Đổi mới nội
dung, phương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_diem_cua_dang_cong_san_viet_nam_ve_doi_moi_can.pdf