Luận án Quản lý chất lượng đào tạo tại các học viện chính trị khu vực theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (tqm)

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 4

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

4. Giả thuyết khoa học 4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 5

7. Phương pháp luận nghiên cứu 5

8. Các phương pháp nghiên cứu 6

9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7

10. Cấu trúc của luận án 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ THEO QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ 9

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 9

1.1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài 9

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 22

1.1.3. Đánh giá chung 30

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 30

1.2.1. Chất lượng đào tạo 30

1.2.2. Quản lý chất lượng đào tạo 34

1.3. Quản lý chất lượng tổng thể 48

1.3.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của TQM 48

1.3.2. Triết lý của quản lý chất lượng tổng thể 52

1.3.3. Đặc điểm của quản lý chất lượng tổng thể 53

1.3.4. Nội dung của quản lý chất lượng tổng thể 54

 

docx194 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý chất lượng đào tạo tại các học viện chính trị khu vực theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (tqm), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
¾ nội dung đạt mức độ khá thông qua ghi nhận có các kế hoạch và qui trình của công tác này. Các qui trình này sẽ giúp việc kiểm soát và điều chỉnh công việc kịp thời và chuyên nghiệp hơn.Tuy nhiên ngoài các ưu điểm trên hoạt động xét tuyển, tuyển sinh cũng còn các hạn chế dưới đây: Hạn chế: Hạn chế đầu tiên đó là trong các khâu của qui trình công bố kết quả xét tuyển, tuyển sinh. Có thể do đặc thù các hệ lớp được mở tại các HVCTKV đa số là xét tuyển nên khi gởi hồ sơ đủ điều kiện theo qui định thì đồng nghĩa với việc trúng tuyển nên hoạt động này chưa được quan tâm, chú trọng. Bên cạnh đó Qui trình xét tuyển, tuyển sinh cũng chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra công tác này còn một số hạn chế như nhận xét trong báo cáo tổng kết năm học 2014 – 2015: “Trên thực tế việc chọn cử đối tượng đi đào tạo và xét duyệt danh sách HV, ban hành quyết định mở lớp còn nhiều bất cập. Việc xét duyệt danh sách tham gia đào tạo CCLLCT tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khắt khe hơn nhiều so với các bộ, ngành trung ương và nhiều tỉnh, thành phố khác.Thời gian từ lúc nộp hồ sơ, danh sách các lớp CCLLCT hệ không tập trung vào các HVCTKV đến lúc có quyết định mở lớp thường kéo quá dài, khiến cho cán bộ dự tuyển thiếu”[34]. Thực trạng quản lý hoạt động chiêu sinh, nhập học Hoạt động tiếp theo của các nội dung quản lý đầu vào đó là quản lý hoạt động chiêu sinh, nhập học. Các nội dung quản lý này bao gồm: Thông báo nhập học; Việc kiểm tra hồ sơ, thủ tục nhập học; Tổ chức các hoạt động đầu khóa; Hoạt động phục vụ người học; bố trí lớp học và chọn cử Ban cán sự. Kết quả được ghi nhận ở bảng 2.4 dưới đây: Bảng 2.4: Thực trạng quản lý hoạt động chiêu sinh, nhập học Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá (%) ĐTB Đạt mức Rất tốt Tốt Khá Tb Yếu 1. Thông báo nhập học 5,2 26,1 46,2 21,2 1,3 3,13 K 2. Tiếp sinh, kiểm tra hồ sơ, thủ tục nhập học 3,7 17,8 41,6 35,5 1,5 2,87 K 3. Tổ chức các hoạt động đầu khóa 2,3 15,4 29,9 43,2 9,2 2,58 Tb 4. Hoạt động phục vụ người học 0,5 12,9 25,4 57,2 4,3 2,49 Tb 5. Bố trí lớp và chọn cử đội ngũ Ban cán sự lớp 1,4 1,2 39,2 55,9 2,3 2,44 Tb Qua kết quả ở bảng 2.4 cho thấy: Không có nội dung được đánh giá Tốt, có hai nội dung được đánh giá Khá và ba nội dung đạt Trung bình. Việc quản lý nội dung Thông báo nhập học; Tiếp sinh, kiểm tra kiểm tra hồ sơ, thủ tục nhập học được đánh giá ở mức Khá với ĐTB đạt lần lượt 3,13 và 2,87 với mức độ đánh giá (%) tập trung từ Khá trở lên đạt từ 62,1% đến 77,5%. Các nội dung còn lại đạt mức trung bình với số điểm lần lượt là 2,58; 2,49 và 2,44 với mức độ đánh giá tập trung ở mức trung bình trở xuống từ 52,4% đến 61,5%. Nhận xét chung về quản lý hoạt động chiêu sinh, nhập học Ưu điểm: Quản lý các hoạt hoạt động chiêu sinh, nhập học được các HVCTKV chú trọng ngay từ khi học viên nhập học trong đó có việc tiếp sinh, kiểm tra hồ sơ, thủ tục nhập học, tổ chức các hoạt động đầu khóa, Hoạt động phục vụ người học, việc bố trí lớp và chọn cử đội ngũ Ban cán sự lớp đây là các hoạt động quan trọng tác động tích cực đến người học nếu như có sự chuẩn bị và tổ chức tốt. Hạn chế: Mặc dù đây là các hoạt động có tính chất quan trọng tuy nhiên kết khảo sát cho thấy việc quản lý các hoạt động này chưa được sự quan tâm tại các HVCTKV, có đến 3/5 hoạt động kết quả đánh giá có điểm đạt mức xếp loại trung bình, bao gồm các hoạt động: tổ chức các hoạt động đầu khóa, hoạt động phục vụ người học, việc bố trí lớp và chọn cử đội ngũ Ban cán sự lớp được CBQL, GV và HV được đánh giá ở mức trung bình. Bên cạnh đó trong các một số báo cáo cũng cho thấy: “mặc dù hầu hết các HVCTKV đều có tổ chức các hoạt động sinh hoạt đầu khóa, tổ chức, chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị, chỗ ăn, nghi cũng như việc lựa chọn đội ngũ Ban cán sự lớp cho các khóa học. Tuy nhiên các hoạt động còn chưa đáp ứng yêu cầu của HV như: nhiều trường hợp HV chưa được tổ chức tham quan các phòng truyền thống, ký túc xá cho HV các hệ lớp chưa đáp ứng đủ, chưa tiện nghi nhất là căng tin chưa đảm bảo việc ăn uống cho HV Bên cạnh đó việc bố trí lựa chọn Ban cán sự lớp lâm thời ngay sau khi khai giảng theo qui chế hiện hành cũng gặp nhiều bất cập”[34]. Thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ quản lý Đội ngũ CBQL là bộ phận không thể thiếu và mang ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại, tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Đội ngũ này bao gồm trưởng, phó các Ban, Khoa, Phòng, Văn phòng, đoàn thểThông thường vị trí cán bộ được sắp xếp theo qui hoạch hằng năm, nguồn lực đa dạng về thành phần, trình độ, xuất thânNội dung quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên bao gồm: kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên; Năng lực chuyên môn, bằng cấp của đội ngũ cán bộ, giảng viên; Mức độ sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giảng viên; Sự tận tâm với công việc; Qui chế đánh giá cán bộ, giảng viên; Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, giảng viên. Kết quả khảo sát ở bảng 2.5 Bảng 2.5: Thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ quản lý Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá (%) ĐTB Đạt mức Rất tốt Tốt Khá Tb Y Kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý 1,5 7,6 31,4 56,2 3,3 2,48 Tb Năng lực chuyên môn, bằng cấp của đội ngũ cán bộ quản lý 6,3 16,2 30,4 39,3 7,8 2,74 K Sự tận tâm với công việc 5,9 17,4 33,8 33,7 9,2 2,77 K Mức độ sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý 15,1 40,1 15,4 29,2 0,2 3,41 T Qui chế đánh giá cán bộ quản lý 1,0 9,8 28,4 55,5 5,3 2,46 Tb Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ quản lý 0,6 8,2 31,2 56,3 3,7 2,46 Tb Qua kết quả ở bảng 2.5 cho thấy: có 01 nội dung được CBQL, GV, HV các HVCTKV đánh giá cao đạt mức Tốt (ĐTB = 3,41) với mức độ đánh giá (%) từ Khá trở lên đạt 70,6 %; có 02 nội dung đạt mức độ Khá lần lượt là năng lực chuyên môn, bằng cấp (ĐTB = 2,74) và sự tận tâm với công việc (ĐTB = 3,41); Mức độ sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giảng viên (ĐTB = 2,77) với mức độ đánh giá (%) từ Khá trở lên chiếm từ 50% trở lên. Bên cạnh đó có 03 trong 06 nội dung được đánh giá ở mức trung bình là kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên (ĐTB = 2,48); Qui chế đánh giá cán bộ, giảng viên (ĐTB = 2,46) và Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, giảng viên (ĐTB = 2,46) với mức độ đánh giá tập trung từ trung bình trở xuống chiếm 59,5% đến 60,8%. Nhận xét chung về thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ quản lý Ưu điểm: Đội ngũ cán bộ, giảng viên tại các HVCTKV được đánh giá là đảm bảo các bằng cấp, học hàm, học vị. Nội dung này rất quan trọng vì tiêu chí để một giảng viên đứng lớp tại các HVCTKV giảng dạy cho các lớp cao cấp lý luận chính trị phải đảm bảo có trình độ chuyên môn từ thạc sỹ trở lên, bằng cấp đúng chuyên ngành và phải có bằng cao cấp lý luận chính trị. Bên cạnh đó năng lực sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý cũng vô cùng cần thiết cho việc giảng dạy đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đặc biệt đối với người giảng viên trường Đảng thì sự tận tụy với nghề là cực kỳ quan trọng vì có sự hy sinh với nghề mới mang đến những giờ giảng sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn, gắn lý luận với thực tiễn. Tuy nhiên ngoài những đánh giá tích cực về đội ngũ quản lý vẫn còn một số mặt hạn chế. Dựa vào kết quả khảo sát có thể thấy dưới đây: Hạn chế: Báo cáo tổng kết năm học 2015 - 2016 nêu: “Tuy có quan tâm đến đội ngũ CBQL cũng như khâu chuẩn bị đội ngũ CBQL nhưng trên thực tế các HVCTKV chưa ban hành bất kì qui chế nào liên quan đến việc đánh giá CBQL hoặc các qui định về đãi ngộ CBQL nên khó thu hút được người tài. Một bộ phận CBQL, GV và HV được hỏi cho rằng, công tác quản lý phát triển đội ngũ CBQL tại các HVCTKV chưa được quan tâm một cách thích đáng. Cụ thể, công tác kiểm tra, giám sát CBQL về chất lượng, hiệu quả công việc, định hướng và chiến lược phát triển đội ngũ CBQL kế cận chưa thật sự được triển khai có hiệu quả trên thực tế”[34]. Thực trạng quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên Quản lý chất lượng đội ngũ GV là thực hiện kế hoạch trước mắt cũng như lâu dài trong đó bao gồm việc tuyển chọn, theo dõi, đôn đốc, đánh giá GV thực hiện các kế hoạch chuyên môn, giảng dạy theo thời khóa biểu, phân công việc thực hiện các hồ sơ chuyên môn và nghiệp vụ. Việc kiểm tra hoạt động giảng dạy của GV dựa trên việc thực hiện kế hoạch giảng dạy được giao đối với từng GV. Kết quả được ghi nhận ở bảng 2.6. Bảng 2.6: Thực trạng quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá (%) ĐTB Đạt mức Rất tốt Tốt Khá Tb Yếu Kế hoạch phát triển đội ngũ GV 3,2 9,6 32,5 44,0 11,0 2,50 Tb Năng lực chuyên môn 2,1 36,0 26,5 33,0 2,6 3,01 K Năng lực ngôn ngữ 8,5 17,0 22,9 41,0 12,0 2,70 K Năng lực sư phạm 12,5 37,0 35,2 14,0 2,1 3,44 T Trình độ ngoại ngữ 3,6 12,0 14,4 64,0 6,3 2,43 Tb Sự tận tâm với nghề 5,6 36,0 39,4 16,0 3,2 3,24 T Qui chế đánh giá GV 0,6 4,7 36,5 57,0 1,0 2,47 Tb Chế độ đãi ngộ đối với GV 3,6 7,4 35,8 47,0 6,5 2,55 Tb Qua bảng 2.6 cho thấy: GV, CBQL và HV đánh giá tích cực năng lực sư phạm (ĐTB = 3,44); Sự tận tâm với nghề (ĐTB = 3,24), 02 nội dung này được đánh giá tập trung mức độ từ Khá đến Rất tốt chiếm hơn 50% do vậy mức độ đánh giá được xếp Tốt. Bên cạnh đó cũng có 02 nội dung năng lực chuyên môn và năng lực ngôn ngữ đạt mức Khá với điểm trung bình lần lượt là 3,01 và 2,70.Bên cạnh các nội dung được đánh giá cao còn có các nội dung được đánh giá đạt mức Trung bình lần lượt là: Chế độ đãi ngộ đối với GV (ĐTB = 2,55); Kế hoạch phát triển đội ngũ GV (ĐTB = 2,50); Qui chế đánh giá GV (ĐTB = 2,47) và Trình độ ngoại ngữ (ĐTB = 2,43). Nhận xét chung về thực trạng quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên Ưu điểm: sự tận tâm với nghề là một trong những ưu điểm lớn nhất của đội ngũ nhà giáo tại HVCTKV, kết quả này được đội ngũ CBLĐ, QL và HV đánh giá. Bên cạnh đó các môn được giảng dạy là lý luận nên hầu hết GV sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu do vậy để người học tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức được truyền đạt đòi hỏi GV phải có năng lực ngôn ngữ, năng lực sư phạm được trang bị và trao dồi thường xuyên. Ngoài ra các đánh giá cũng cho thấy đội ngũ nhà giáo của các HVCTKV phải giảng dạy cho đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý nên năng lực chuyên môn cũng phải chú trọng trao dồi ở cả hai mặt lý luận và thực tiễn. Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm nêu trên kết quả khảo sát cho thấy công tác quản lý đội ngũ giảng viên vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định ở một số mặt như trình độ ngoại ngữ, chế độ đãi ngộ và đặc biệt là qui chế đánh giá. Đây là các nội dung phản ánh rõ nét thực trạng về đội ngũ giảng viên hiện tại của các HVCTKV, điều này cũng được ghi nhận thông qua các kết quả phỏng vấn nhanh các cán bộ lãnh đạo quản lý dưới đây: (CBQL1): “Trong những năm gần đây sự hụt hẩng về đội ngũ GV trong hệ thống các trường Đảng cả nước nói chung và các HVCTKV nói riêng đã đến lúc báo động, nguyên nhân là có khoảng cách lớn giữa những GV sắp nghỉ hưu với đội ngũ kế thừa là rất lớn. Nhiều đơn vị không có đội ngũ thay thế cho lực lượng nòng cốt đang giảng dạy tại các Khoa trong các HVCTKV”. (CBQL2): “Trong nhiều năm qua mặc dù việc đưa đi ngoại ngữ trong và ngoài nước được chú trọng thông qua các chương trình 165 và các chương trình liên kết với các trường ĐH ngoài nước tuy nhiên do môi trường và thói quen sử dụng ngoại ngữ của GV nên khả năng ngoại ngữ chưa được cải thiện. Chính vì điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc nghiên cứu KH của GV ”. (CBQL3): “Đối với chiến lược xây dựng đội ngũ GV như: Ban hành quy định về tuyển dụng cán bộ, GV; ưu tiên tuyển dụng những người có học hàm, học vị, có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn tốt, có chính sách động viên cán bộ GV học tập và nâng cao trình độ chưa được đưa ra. Do vậy chất lượng phục vụ của đội ngũ GV chưa thật đồng đều. Có những GV rất tâm huyết với nghề, có chuyên môn cao, phương pháp sư phạm tốt, nhưng vẫn còn có những GV chưa đáp ứng được sự mong đợi của HV, còn có tư tưởng dạy cho xong và đôi khi còn có tư tưởng tiêu cực. Việc QL hoạt động dạy của GV chưa thật sự hiệu quả. Các Khoa giảng dạy hầu như không có dự giờ, tổ chức thao giảng hoặc hội giảng. Bên cạnh đó các HVCTKV hiện chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá GV, chính vì lẽ đó động lực để trở thành GV giỏi bị hạn chế rất nhiều”. Thực trạng quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng Để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo, bồi dưỡng lý luận và cập nhật, kiến thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các HVCTKV thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo khung chương trình chung do học viện Chính trị Quốc gia ban hành trong đó bao gồm: Chương trình đào tạo Cao cấp lý luận chính trị; đào tạo cử nhân văn bằng 2; Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng; Chương trình bồi dưỡng chức danh; Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức. Kết quả quản lý các chương trình này được ghi nhận trong bảng 2.6 Bảng 2.7: Thực trạng quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng Nội dung Mức độ đánh giá (%) ĐTB Đạt mức Rất tốt Tốt Khá Tb Y Chương trình cao cấp lý luận chính trị 8,4 4,5 22,1 44 21 2,35 Tb Chương trình Đại học văn bằng 2 19 30 39,3 10,5 1,2 3,55 T Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng 0,5 3,8 13,5 55,2 27 1,96 Tb Chương trình bồi dưỡng chức danh 0,2 2,9 12,6 45,2 39,1 1,80 Y Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức 2,3 15,4 29,9 43,2 9,2 2,58 Tb Qua bảng 2.7 cho thấy: các chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiện tại được đánh giá có 01 chương trình đạt mức Tốt đó là chương trình đào tạo cử nhân văn bằng 2 với các nhận xét từ Khá trở lên đạt gần 90% (ĐTB = 3,55), xếp thứ nhất trong bảng. Tuy nhiên bên cạnh đó các chương trình còn lại chỉ đạt mức Trung bình và Yếu, với mức độ đánh giá tập trung ở Trung bình và Yếu chiếm hơn 60%, đặc biệt đối với chương trình Bồi dưỡng công tác Đảng tỉ lệ nhận xét Trung bình và Yếu chiếm đến 82,2%. Cụ thể Chương trình cao cấp lý luận chính trị (ĐTB = 2,35); Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức (ĐTB = 2,58); Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng (ĐTB = 1,96). Nhận xét chung thực trạng quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng Ưu điểm: Kết quả ở bảng 2.6 thể hiện sự quan tâm của các nhà quản lý đối với chương trình cử nhân văn bằng 2, điều này cũng hợp lý vì hiện tại chương trình này do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn thông qua sự phê duyệt của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hơn nữa đào tạo cử nhân chính trị đã được thực hiện tại các HVCTKV sớm hơn cao cấp lý luận chính trị. Do đó tính ổn định của chương trình tương đối cao. Bên cạnh ưu điểm của chương trình cử nhân các chương trình còn lại có một số hạn chế sau: Hạn chế: Kết quả khảo sát từ CBQL, GV, HV cho thấy mức độ đánh giá không cao có 04/ 05 nội dung được đánh giá ở mức trung bình và yếu. Kết quả này cho thấy việc quản lý các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại các HVCTKV chưa được chú trọng. Thực trạng các chương trình còn được ghi nhận từ các nhận xét sau: (CBQL 2 ): “Nội dung chương trình là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đối với chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng. Thực tế những năm vừa qua chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong hệ thống Học viện Chính trị luôn có sự thay đổi, điều chỉnh, chu kỳ khoảng 05 năm thay đổi một lần. Nhất là đối với hệ đào tạo cao cấp lý luận chính trị và cao cấp lý luận chính trị - hành chính. Hầu hết các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trước đưa vào giảng dạy đại trà đều có tập huấn cho cán bộ, giảng viên và đưa vào áp dụng thí điểm. Tuy nhiên vẫn có một số chương trình chưa thực hiện đầy đủ các bước của việc triển khai một chương trình đào tạo. Cụ thể: - Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống Học viện mặc dù đã có những đổi mới đáng kể trong thời gian qua, nhưng vẫn chưa thường xuyên được cập nhật cho phù hợp với các nhóm đối tượng đào tạo. - Đối với chương trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị, Học viện đã nhiều lần biên soạn, chỉnh sửa ngày càng hoàn thiện hơn. Về lôgic thiết kế, gần đây Học viện áp dụng chương trình có sự tích hợp cả hình thức môn học và hình thức học theo chuyên đề. Chương trình đào tạo mới này đã thể hiện những ưu điểm lớn so với các chương trình áp dụng trước đây. Tuy nhiên, qua thực tế sử dụng, chương trình mới này cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định, cần được tiếp tục điều chỉnh. - Chương trình cao cấp lý luận chính trị - hành chính được đổi mới từ giai đoạn 2004 – 2009 theo hướng hình thành các chuyên đề tổng hợp kiến thức của từng bộ môn hoặc của nhiều bộ môn khoa học có liên quan. Qua thời gian triển khai các chương trình thay đổi liên tục xuất hiện những bất cập - Chương trình theo chuyên đề chưa được tổng kết, rút kinh nghiệm thì đã biên soạn chương trình khác (chương trình 1677), chương trình này trong quá trình biên soạn đề xuất khung chương trình còn lúng túng chưa khoa học vì một số nguyên nhân khách quan, lẫn chủ quan. Cụ thể những ngày đầu khung chương trình 1677 có môn hành chính học với hơn 200 tiết, nhưng sau đó do cơ chế Học viện Hành chính tách ra khỏi hệ thống, môn học này bỏ đi và thời lượng của môn này được phân chia cho các môn học khác. Bên cạnh đó khi triển khai chương trinh cao cấp lý luận chỉnh trị theo đề án 1677 chưa thí điểm đã áp dụng đại trà. - Tính hệ thống, liên thông giữa các chương trình đào tạo, bồi dưỡng vẫn chưa thực sự đảm bảo, khiến nội dung của các chương trình còn trùng lặp, gây lăng phí thời gian, công sức đào tạo, trong khi học viên vẫn chưa được trang bị đầy đủ khối lượng kiến thức và kỹ năng làm việc cần thiết cho vị trí công việc đang và sẽ đảm nhiệm của họ. Nhiều ý kiến đánh giá của học viên về vấn đề này cho thấy vẫn có những khoảng trống đáng kể về tính cập nhật, tính thực tiễn, tính liên thông, kế thừacủa hệ thống tài liệu, giáo trình và nội dung chương trình học tập. - Đối với chương trình bồi dưỡng chức danh, thời gian gần đây, Học viện đã lần đầu tiên tổ chức biên soạn được bộ tài liệu dùng làm giáo trình giảng dạy cho các chức danh cụ thể, như: Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho Bí thư, Phó Bí thư cấp huyện và tương đương; Đây là nỗ lực rất đáng ghi nhận, nhưng trong thực tế, việc sử dụng các bộ tài liệu giảng dạy này mới đang trong quá trình thử nghiệm, cần tiếp tục được rút kinh nghiệm để chỉnh sửa cho phù hợp hơn với tình hình thực tế. Hơn nữa, việc biên soạn các bộ tài liệu này chủ yếu do đội ngũ giảng viên làm công tác lý luận đảm nhiệm, nên yêu cầu về tính thực tiễn và trang bị kỹ năng làm việc cụ thể cho các chức danh vẫn còn tương đối hạn chế” Kết quả trên cũng đánh giá được thực trạng về chương trình tại các HVCTKV là thay đổi nhiều nhưng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn và theo nhiều đánh giá gần đây các chương trình vẫn còn nặng lý thuyết, ít trang bị các kỹ năng lãnh đạo, quản lý cần thiết cho người cán bộ khi đi học. Thực trạng việc quản lý cơ sở vật chất Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, trong đó không thể không kể đến cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Đây là yếu tố có vai trò hết sức quan trọng đối với chất lượng đào tạo. Một cơ sở đào tạo có CSVC nghèo nàn, lạc hậu, không theo kịp sự phát triển của xã hội thì không thể có chất lượng đào tạo tốt. Các thiết bị giảng dạy là cơ sở để GV áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, giảm bớt ghi chép và tăng cường tính chủ động của HV trong giờ học. Chính vì thế, việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng tốt yêu cầu phát triển KT-XH trong xu thế hội nhập hiện nay được lãnh đạo các HVCTKV hết sức chú trọng. Nội dung quản lý cơ sở vật chất tại các HVCTKV bao gồm: Cảnh quan, môi trường trong Học viện; Trang thiết bị phục vụ dạy - học; Tài liệu, giáo trình; Điều kiện làm việc của cán bộ, GV; Điều kiện phục vụ việc tự học của HV; Điều kiện phục vụ việc học tập và rèn luyện của HV; Hệ thống Internet phục vụ dạy-học; Điều kiện ăn, ở cho HV; Điều kiện vui chơi, giải trí của HV, GV và người lao động. Kết quả được ghi nhận ở bảng 2.8 dưới đây: Bảng 2.8: Thực trạng việc quản lý cơ sở vật chất Nội dung Mức độ đánh giá (%) ĐTB Đạt mức Rất tốt Tốt Khá Tb Y Cảnh quan, môi trường trong Học viện 14,3 45,0 31,6 8,2 0,9 3,64 T Trang thiết bị phục vụ dạy - học 16,8 46 25,1 11 0,7 3,67 T Tài liệu, giáo trình 8,5 24 24,8 41 2,5 2,95 K Điều kiện làm việc của cán bộ, GV 20,6 45 23,1 10 0,9 3,74 T Điều kiện phục vụ việc học tập và rèn luyện của HV 3,2 22 35,4 39 1,3 2,87 K Hệ thống Internet phục vụ dạy-học 2,3 15 26,4 46 10 2,53 Tb Điều kiện ăn, ở cho HV 1,2 23 46,3 24 5,1 2,91 K Điều kiện vui chơi, giải trí của HV, GV và người lao động 24,6 48 20,2 5,6 1,5 3,89 T Qua kết quả ở bảng 2.8 cho thấy thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập được GV, CBQL và HV đánh giá tích cực trong các nội dung đưa ra là: Cảnh quan, môi trường trong Học viện; Trang thiết bị phục vụ dạy - học; Điều kiện làm việc của cán bộ, GV và Điều kiện vui chơi, giải trí của HV và CB, GV và người lao động của HV có ĐTB từ 2,53 đến 3,89, với các nội dung này các nhận xét chủ yếu tập trung ở 3 mức khá, tốt và rất tốt, chiếm tỉ lệ từ 53% trở lên, cá biệt có nội dung đạt 88,7% đó là Điều kiện làm việc của cán bộ, GV (ĐTB = 3,74). Tuy nhiên có một nội dung ghi nhận kết quả đạt mức Trung bình đó là Hệ thống Internet phục vụ dạy-học (ĐTB = 2,53), với nội dung này các nhận xét tập trung ở trung bình và yếu chiếm 56%. Nhận xét chung về thực trạng việc quản lý cơ sở vật chất Ưu điểm: Kết quả đánh giá đó xuất phát từ thực tế trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập của các HVCTKV mặc dù kế thừa CSVC được xây dựng trước những giải phóng nhưng hầu hết các HVCTKV đều có khuôn viên rộng lớn, các Hội trường, phòng học được xây dựng theo những tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện học tập, nghiên cứu của người học và người dạy. Hệ thống thư viện được thiết kế và bố trí một cách khoa học, tiện dụng cho HV. Bên cạnh đó hệ thống thông tin điện tử như mạng nội bộ, ineternet đã và đang đóng góp nhiều vào việc mở rộng các kênh học tập cho HV, giúp HV chủ động hơn trong việc quản lý thời gian học, tốc độ học và nội dung học theo nhu cầu của mình. Hạn chế: Ngoài những ưu điểm trên việc quản lý cơ sở vật chất được ghi nhận qua kết quả phỏng vấn CBQL1 và CBQL2 dưới đây về thực trạng việc chuẩn bị cơ sở vật chất tại các HVCTKV: (CBQL1): “Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cả giảng viên và học viên còn nhiều khó khăn, bất cập. Số giảng đường, thư viện, khu ký túc xá, các phương tiện phục vụ phương pháp dạy học tích cực còn thiếu thốn, hư hỏng, xuống cấp. Một số hạng mục công trình mới xây dựng phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bị chậm tiến độ, khiến cho khả năng tiếp nhận học viên nội trú hạn hẹp trong khi yêu cầu mở rộng quy mô đào tạo tập trung, mở rộng các lớp bồi dưỡngHiện nay, tại Trung tâm Học viện cũng như các Học viện trực thuộc, số phòng làm việc của cán bộ, giảng viên vừa thiếu lại chật chội; phòng họp chung, sinh hoạt khoa học của các đơn vị thiếu dẫn đến tình trạng nhiều Khoa, Phòng, Ban chung 1 phòng họp đã dẫn đến bất cập trong sinh hoạt chung, sinh hoạt chuyên môn của các đơn vị”. (CBQL2) cũng nhận xét: “Trong những năm vừa qua hầu hết các HVCTKV đều thiếu chỗ ở cho HV tập trung, trong đó khó khăn nhất là HVCTKV IV đến nay các lớp học hệ tập trung vẫn còn đang gởi tạm tại địa phương; điều kiện ăn uống tại các căn tin không đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc đáp ứng yêu cầu của đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý đi học. Bên cạnh đó việc thay đổi chương trình liên tục (trong những năm gần đây khoảng 4 năm thay đổi 1 chương trình) do vậy việc biên soạn, phát hành các loại tài liệu học tập do HV là không kịp thời” Từ kết quả bảng hỏi và kết quả phỏng vấn cho thấy vì các lý do đó mà 3 nội dung nêu trên được đánh giá thấp nằm gần cuối bảng. Thực trạng quản lý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_quan_ly_chat_luong_dao_tao_tai_cac_hoc_vien_chinh_tr.docx
Tài liệu liên quan