MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5
4. Giả thuyết khoa học 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
6. Phạm vi nghiên cứu 6
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 8
8. Câu hỏi nghiên cứu 11
9. Các luận điểm bảo vệ 11
10. Đóng góp của luận án 12
11. Cấu trúc luận án 13
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 14
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 14
1.1.1. Nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 14
1.1.2. Nghiên cứu về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh phổ thông 22
1.1.3. Nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường và quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông 25
1.2. Giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học 36
1.2.1. Khái niệm về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học 36
1.2.2. Hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học 41
1.2.3. Giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học 47
1.3. Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho HS trường tiểu học 52
1.3.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học 52
1.3.2. Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học 53
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học 62
Kết luận chương 1 66
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HÀ NỘI 68
2.1. Khái quát về giáo dục Tiểu học thành phố Hà Nội 68
2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý của thành phố Hà Nội 68
2.1.2. Khái quát về giáo dục tiểu học ở thành phố Hà Nội 69
2.2. Giới thiệu hoạt động khảo sát 73
2.3. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học thành phố Hà Nội 75
2.3.1. Nhận thức của các khách thể nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm 75
2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học 79
2.3.3. Thực trạng thực hiện hình thức giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học 84
2.3.4. Thực trạng phương pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học 87
2.4. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội 88
2.4.1. Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm trong các trường tiểu học 88
2.4.2. Thực trạng quản lý chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh 90
2.4.3 Thực trạng tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học 99
202 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học công lập Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Nhìn chung qua các ý kiến phỏng vấn sâu các khách thể điều tra cho thấy nhóm ý kiến đánh giá mức độ kĩ năng sống hướng tới công việc của HSTH còn hạn chế. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS tiểu học là tự ý thức và ý thức hướng tới bản thân còn hạn chế, vì vậy HSTH cần phải được GD và quan tâm hơn nữa để GDKNS hướng tới bản thân cho các em.
Bảng 2.6. Mức độ thực hiện GD nhóm KNS hướng tới xã hội cho HS tiểu học Hà Nội
Tỷ lệ ý kiến đánh giá mức độ thực hiện, %
Điểm trung bình
Xếp thứ bậc
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
1. Giáo dục kĩ năng tham gia giao thông đúng luật
9,5
18,4
55,7
16,4
2,21
1
2. Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn
4,3
11,9
51,8
32,0
1,88
4
3. Giáo dục kĩ năng không làm phiền người khác
6,6
22,8
41,4
29,2
2,07
3
4. Giáo dục kĩ năng ra quyết định
5,7
11,3
34,1
48,9
1,74
6
5. Giáo dục kĩ năng giải quyết xung đột
3,9
16,5
42,8
36,8
1,87
5
6. Giáo dục kĩ năng nhận biết trách nhiệm và thực hiện các hoạt động chung của cộng đồng và đất nước
12,1
16.9
43,9
27,1
2,14
2
Kết quả khảo sát nhóm kỹ năng sống hướng tới xã hội ở Bảng 2.6 cho thấy học sinh trong các trường tiểu học được quan tâm giáo dục pháp luật đặc biệt là Luật giao thông đường bộ. Khi được hỏi, 100% trường tiểu học tham gia khảo sát hàng năm đều tổ chức tuyên truyền giáo dục Luật giao thông đường bộ bằng hình thức nói chuyện chuyên đề, thăm quan dã ngoại, phòng tránh tai nạn: đuối nước, điện giật, sét đánh không làm phiền người khác (gõ cửa trước khi vào, ra vào đóng cửa, nói lời xin lỗi).
Qua ý kiến của 6 hiệu trưởng trường TH cho thấy, hàng năm với các chủ đề ngoại khóa HT đều được quan tâm. Đặc biệt là các hoạt động hướng tới xã hội, hướng tới cộng đồng. Ngay từ HSTH đã được giáo dục KS tham gia giao thông đường bộ, kĩ năng giao tiếp và ứng xử với cộng đồng. Song những KN đòi hỏi mức độ cao hơn như: Kĩ năng quyết xung đột... thì còn hạn chế. Qua điều tra thực tiễn cho thấy các kĩ năng xã hội của HSTH ở các trường khu vực nội thành cao hơn ở HS các trường TH khu vực ngoại thành Hà Nội.
Như vậy, có thể nói nội dung giáo dục kỹ năng sống hiện nay chưa phù hợp, chưa đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của học sinh.
2.3.3. Thực trạng thực hiện hình thức giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
Bảng 2.7. Mức độ vận dụng hình thức GD KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học Hà Nội
Hình thức giáo dục
Tỷ lệ ý kiến đánh giá mức độ vận dụng, %
Điểm trung bình
Xếp thứ bậc
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
1. Thông qua dạy học tích hợp các môn học trên lớp.
9,8
12,6
60,4
17,2
2,15
3
2. Thông qua các chủ đề tự chọn
7,1
24,5
52,7
15,7
2,23
2
3. Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
18,4
30,9
45,35
5,35
1,75
1
4. Thông qua hoạt động các câu lạc bộ
4,8
18,1
46,6
30,5
1,97
5
5. Thông qua các giờ sinh hoạt lớp và hoạt động dưới cờ
6,9
21.1
42,8
29,2
2,06
4
Kết quả khảo sát ở bảng 2.7 cho thấy: Hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tán thành nhiều nhất. Cụ thể, có đến 18,4% ý kiến đánh giá hình thức giáo dục này là tốt và 30,9% ý kiến đánh giá là khá. Điều này cho thấy mức độ cần thiết của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và ưu thế của hình thức này. Trong đó, nhà trường cần phát huy vai trò của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh và giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo từng chủ đề, chủ điểm, qua đó mà rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
Một trong những hình thức giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm và được thực hiện qua các môn học văn hóa trong trường tiểu học được nhiều nhà giáo dục xác định có vai trà quan trọng, song qua kết quả điều tra thì chỉ được xếp thứ 3 ở bảng trên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do giáo viên chưa xác định được cách thức tổ chức, cũng như những kỹ năng cần thiết để tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm vào bài học một cách bài bản và khoa học. Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, tài liệu của các nhà trường cho hoạt động này còn nghèo nàn, giáo viên phải tự sưu tầm là chủ yếu, bởi vậy họ chưa chủ động, tích cực. Mặt khác, Ban giám hiệu nhà trường mới chỉ phát động một cách hình thức, chưa yêu cầu giáo viên bộ môn phải thực hiện dạy học tích hợp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm vào môn học. Công tác dự giờ thăm lớp của CBQL, của tổ, nhóm chuyên môn, cũng chỉ tập trung các tiêu chí đánh giá giờ dạy theo góc độ chuyên môn là chủ yếu, chưa xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm vào giờ dạy, vì vậy giáo viên có tâm lý làm cũng được, không làm cũng được nên kết quả còn hạn chế.
Về nội dung Giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm thể nhiệm trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, theo ý kiến phỏng vấn của Đ/C HT trường TH LVT:
“Xin đồng chí cho biết, Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo tích hợp những nội dung nào của hoạt động giáo dục kỹ năng sống với các chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp?”
Qua phỏng vấn, giáo viên đều trả lời Ban Giám hiệu chưa có sự thống nhất nội dung, chương trình cụ thể cần tích hợp vào các chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; việc tích hợp là tùy vào các giáo viên giảng dạy, giáo viên nào mạnh về nội dung nào thì tích hợp nội dung đó. Ban Giám hiệu nhà trường mới chỉ quản lý mang tính hình thức, phân công giáo viên tham gia hoạt động, soạn bài theo chủ đề và tiến hành theo lịch phân công. Bên cạnh đó, chưa qua tâm đến đánh giá chất lượng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. Chưa có tiêu chí đánh giá cũng như chưa dự giờ đánh giá chất lượng tổ chức hoạt động của giáo viên. Chính vì thế, hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chưa cao.
Xếp sau hình thức giáo dục Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp là hình thức giáo dục Thông qua người tốt, việc tốt, và hình thức giáo dục Thông qua các chủ đề tự chọn.
Giáo dục kỹ năng sống thông qua các buổi sinh hoạt lớp và hoạt động dưới cờ được 6,9% CBGV đánh giá tốt, 21,1% đánh giá khá, nhưng có đến 29,2% CBGV đánh giá ở mức yếu. Điều đó cho thấy, mặc dù hình thức giáo dục kỹ năng sống là một hình thức sinh động và có thể mang lại hiệu quả cao trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, nhưng vận dụng hình thức này vẫn chưa được chú ý nhiều. Một số giờ sinh hoạt lớp và hoạt động dưới cờ còn mang tính hình thức, nặng về phê bình, kỉ luật những học sinh vi phạm khuyết điểm trong tuần, nhẹ về khen thưởng và nêu gương người tốt việc tốt cho học sinh. Đây là một vấn đề cần lưu ý cải tiến nội dung và hình thức các buổi sinh hoạt và tập trung dưới cờ để các hoạt động này thực sự có ý nghĩa và mang tính giáo dục cao cho học sinh tiểu học.
2.3.4. Thực trạng phương pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
Bảng 2.8. Phương pháp GD KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học Hà Nội
Phương pháp
Tỷ lệ ý kiến đánh giá, %
Điểm trung bình
Xếp thứ bậc
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Không thường xuyên
Chưa sử dụng
1. Làm gương
7,5
38,1
50,5
3,9
2,49
2
2. Nêu gương người khác
10,3
48,4
29,8
11,5
2,57
1
3. Phương pháp trải nghiệm
7,7
20,6
36,2
35,5
2,00
5
4. Phương pháp giải quyết
vấn đề
4,9
30,2
40,7
20,5
3.7
4
5. Phương pháp đóng vai
8,8
16,9
41,3
33,0
1,93
6
6. Phương pháp thảo
luận nhóm
12,6
37,4
44,5
5,5
2,57
1
7. Phương pháp trò chơi
6,3
39,7
25,8
28,2
2,24
3
Ngoài nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, phương pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cũng có vai trò quan trọng trong việc lôi cuốn và tạo cho học sinh tiểu học nắm được những kỹ năng sống cần thiết. Kết quả khảo sát được thể hiện trong Bảng 2.8 cho thấy, các phương pháp để giáo dục cho học sinh trong các nhà trường tiểu học đều chưa được vận dụng nhiều, chưa thường xuyên. Cụ thể:
- So với các phương pháp giáo dục khác, phương pháp nêu gương, phương pháp làm gương, phương pháp trò chơi và phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhiều hơn. Đây là những phương pháp giáo dục mà giáo viên có kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn học của mình và trong tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Việc giáo viên dùng những tấm gương sáng của cá nhân hoặc tập thể học sinh có ảnh hưởng tích cực về giáo dục kỹ năng sống để kích thích học sinh làm theo là thường xuyên. Do vậy, việc nêu những hành vi tốt và không tốt, phản diện để giúp đỡ học sinh phân tích, đánh giá và tránh những hành vi tương tự là điều vô cùng cần thiết.
- Bên cạnh đó, các phương pháp trải nghiệm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai chưa sử dụng rộng rãi trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 2.6 cho thấy có đến 35,5% giáo viên chưa sử dụng phương pháp trải nghiệm, 36,2% giáo viên có sử dụng nhưng không thường xuyên; có đến 18,5% giáo viên chưa sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, 40,7% giáo viên đã sử dụng nhưng không thường xuyên. Việc các nhóm phương pháp giáo dục kỹ năng sống này chưa được phần lớn giáo viên sử dụng có nhiều nguyên nhân mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là giáo viên chưa sử dụng thành thạo hoặc chưa biết đến các phương pháp giáo dục này. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải tổ chức các khóa bồi dưỡng phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho đội ngũ giáo viên các trường tiểu học, có như vậy mới hy vọng chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học được nâng cao.
2.4. Thực trạng quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội
2.4.1. Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm trong các trường tiểu học
Để tổ chức giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh và phù hợp với chương trình giáo dục chung của nhà trường, việc xây dựng kế hoạch giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học trong từng trường là rất cần thiết. Tuy nhiên công tác này ở nhiều trường thực hiện chưa tốt.
Bảng 2.9. Thực trạng xây dựng kế hoạch GD KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học Hà Nội
Nội dung
Mức độ thực hiện
Điểm trung bình
Xếp thứ bậc
Tốt
Khá
Trung bình
Chưa thực hiện
1. Xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm về giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm
-
6,1
38,8
55,1
1,51
7
2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức GD KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho giáo viên
-
3,7
41,5
54,8
1,49
8
3. Xây dựng kế hoạch quản lý nội dung, chương trình phương pháp, hình thức tổ chức GD KNS thông qua hoạt động trải nghiệm tích hợp với các môn học
-
7,4
45,2
47,4
1,60
6
4. Xây dựng kế hoạch quản lý các giờ sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần, hoạt động tự chọn, HĐGDNGLL
8,8
14,3
44,5
32,4
1,99
4
5. Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng trong nhà trường
15,7
26,9
39,6
17,8
2,40
1
6. Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng ngoài nhà trường
5,6
27,7
34,8
31,9
2,07
3
7. Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, đầu tư CSVC cần thiết cho hoạt động GD KNS thông qua hoạt động trải nghiệm
-
30,3
37,9
31,8
1,98
5
8. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm
7,0
38,1
42,2
12,7
2,39
2
Kết quả khảo sát cho thấy rằng việc xây dựng kế hoạch giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh chưa thực sự được BGH nhà trường quan tâm, hầu hết các nội dung điều tra được đánh giá ở mức độ bình thường và chưa tốt. Đặc biệt, kế hoạch hoạt động giáo dục KNS chủ yếu là lồng ghép vào kế hoạch khác của nhà trường, như kế hoạch năm học, kế hoạch của ban chuyên môn, kế hoạch của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà chưa có kế hoạch chi tiết, cụ thể về nội dung, đối tượng, thời gian và kinh phí, lực lượng phối hợp thực hiện, hình thức kiểm tra đánh giá. Như vậy ngay từ đầu năm học BGH nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể, chi tiết về hoạt động này, kế hoạch chuyên môn vẫn được BGH nhà trường chú trọng hơn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong các nhà trường chưa cao.
Ban giám hiệu trưởng TH xác định việc xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục KNS cho học sinh TH thông qua hoạt động trải nghiệm phải thực hiện lồng ghép trong các loại KH của nhà trường, từ KH chung theo năm họa, KH học kì; KH từng tháng; KH theo chủ đề chủ điểm và KH môn học của GV đặc biệt là KH của GV trực tiếp day học môn hoạt động trải nghiệm. Trong thực tế, BGH các trường khi được hỏi mới chỉ quan tâm đến các loại KH thông thường hàng năm theo quy định của ngành,chưa quan tâm đến việc lồng ghép các hoạt động trải nghiệm theo từng KH và từ đó chưa có sự chỉ đạo tổng thể tổng hợp các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Khi phỏng vấn sâu HT của trường TH LVT cho viết: Nhà trường luôn xây dựng các loại kế hoạch đầy đủ theo Quy định của ngành, những nội dung KH theo từng hoạt động hầu như chưa cụ thể, còn thể hiện chung chung và nhiều khi còn bị động với kế hoạch của cấp trên.
2.4.2. Thực trạng quản lý chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh
2.4.2.1 Thực trạng quản lý chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong việc tích hợp vào các môn học văn hóa của giáo viên
Những năm học gần đây, các nhà trường đều yêu cầu giáo viên thực hiện tích hợp nội dung giáo dục KNS vào bài dạy. Ở trường Tiểu học, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thực hiện tích hợp nhiều ở 3 môn: Tiếng Việt và Đạo đức, Khoa học Tự nhiên và Xã hội.
Bảng 2.10. Mức độ quản lý GD KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho HS qua việc tích hợp vào các môn học của GV
Nội dung
Mức độ thực hiện
Điểm trung bình
Xếp thứ bậc
Tốt
Khá
Trung bình
Chưa thực hiện
1. Xây dựng kế hoạch tích hợp GD KNS thông qua hoạt động trải nghiệm vào môn học
11,7
26,6
32,7
29,0
2,21
1
2. Tổ chức quá trình dạy học có sự tích hợp giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm
5,8
17,9
43,3
33,0
1,96
2
3. Có điều chỉnh bổ sung kế hoạch sau khi đã kiểm tra, giám sát
-
21,1
45,6
33,3
1,88
3
Nhận xét: Kết quả khảo sát ở Bảng 2.10 cho thấy: chỉ 59,3% được hỏi tự đánh giá việc xây dựng kế hoạch tích hợp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm vào môn học ở mức khá và trung bình. Đặc biệt, nhiều giáo viên chưa xây dựng kế hoạch tích hợp: có đến 29% giáo viên chưa xây dựng kế hoạch tích hợp Giáo dục KNS vào môn học. Có 43,3% GV được hỏi tự đánh giá tổ chức quá trình dạy học có sự tích hợp giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm ở mức độ trung bình. Việc đúc rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sau thực hiện mới chỉ có 21,1% tự đánh giá đạt mức độ khá. Đặc biệt sau khi dự giờ môn VH, các nhà trường luôn tổ chức rút kinh nghiệm và lấy ý kiến đóng góp ủa các chuyên gia để có hướng điều chỉnh chương trình và nội dung tích hợp GDKNS cho HS phù hợp.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do GV chưa xác định được cách thức tổ chức, cũng như những kỹ năng cần thiết để tích hợp nội dung giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm vào bài học một cách bài bản và khoa học. Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, tài liệu của các nhà trường cho hoạt động này còn nghèo nàn, GV phải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_giao_duc_ky_nang_song_thong_qua_hoat_dong_tr.doc