MỞ ĐẦU.1
Chương 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .9
1.1. Tình hình nghiên cứu của đề tài. 9
1.2. Kết quả nghiên cứu và khoảng trống của công trình nghiên cứu . 23
1.3. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu. 29
Kết luận Chương 1. 32
Chương 2.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP .33
2.1. Khái niệm, đặc điểm, mục tiêu quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công
nghiệp. 33
2.2. Chủ thể, nội dung, phương thức quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực
công nghiệp. 48
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công
nghiệp. 59
2.4. Điều chỉnh của pháp luật về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công
nghiệp. 64
Kết luận Chương 2. 73
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN
NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH VĨNH PHÚC.74
3.1. Điều chỉnh của pháp luật về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công
nghiệp ở Việt Nam hiện nay. 74
3.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công
nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc . 87
3.3. Thực trạng chủ thể, nội dung, phương thức quản lý nhà nước đối với nguồn
nhân lực công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc . 96
233 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghệp từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m thời để chờ có cơ hội
học đại học.
Thực hiện pháp luật về lao động tiền lương và bảo hiểm
Trên địa bàn tỉnh hiện nay, số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hoặc
dịch vụ cho sản xuất công nghiệp trong các KCN của tỉnh được thừa nhận
đăng ký thang bảng lương là 68 doanh nghiệp đạt 74%; số doanh nghiệp đăng
101
ký nội quy lao động đạt 71% và 31 DN đăng ký thoả ước lao động tập thể
chiếm 34% và 71 doanh nghiệp đã thành lập Công đoàn cơ sở. Tuy nhiên
thông qua phỏng vấn của NCS đối với người lao động tại doanh nghiệp công
nghiệp cũng như bộ phận dân cư là lao động tự do cho thấy, hầu hết người lao
động đều có chung ý kiến phản ánh rằng tiền lương, thu nhập của người lao
động không đủ để trang trải, phụ vụ nhu cầu của cuộc sống. Nhiều lao động
thay vì lựa chọn là lao động trong doanh nghiệp công nghiệp lại quyết định
lựa chọn là lao động tự do.
Thực hiện pháp luật về quy hoạch và đầu tư xây dựng khu nhà ở cho
người lao động
Theo số liệu Ban quản lý các KCN tỉnh thống kê, hiện nay tại các KCN
lớn, tỉnh Vĩnh Phúc đã quy hoạch đất để xây dựng nhà ở cho công nhân, điển
hình là KCN Khai Quang (12,2 ha), KCN Bá Thiện (35 ha), với tổng diện
tích quy hoạch đã được phê duyệt khoảng 48 ha. Một số dự án đang triển khai
như: DA xây dựng nhà ở cho cán bộ - công nhân viên tại KCN Bá Thiện do
Công ty TNHH Quản lý và Phát triển hạ tầng COMPAL làm chủ đầu tư (diện
tích đất 35 ha, trong đó diện tích xây dựng nhà ở cho công nhân là 15 ha, tổng
diện tích sàn 305.000 m2); DA khu nhà ở công nhân tại KCN Khai Quang do
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bảo Quân làm chủ đầu tư (diện tích đất
là 4,3 ha, tổng diện tích sàn 40.000 m2, tổng vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng, đáp
ứng chỗ ở cho 4.000 công nhân); DA khu nhà ở công nhân Công ty Honda
Việt Nam (thị xã Phúc Yên) với tổng diện tích là 8.600 m2. Tuy nhiên đến
nay, mới chỉ có dự án khu nhà ở công nhân Công ty Honda Việt Nam là đã
xây dựng và hoàn thành, đáp ứng được nhu cầu nhà ở cho công nhân lao động
tại Công ty Honda Việt Nam.
Thứ ba, thực trạng kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về
nguồn nhân lực công nghiệp
102
Công tác kiểm tra, thanh tra được xác định là quan trọng và cần thiết,
trên thực tế công tác kiểm tra, thanh tra đã được thực hiện và bước đầu đem
đến hiệu quả nhất định trong hoạt động quản lý nhà nước đối với nguồn nhân
lực công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng cũng còn nhiều bất cập. Kết quả số
liệu điều tra của NCS cho thấy, trong số 320 người được hỏi thì có 278 người
trả lời là cơ quan có thực hiện kiểm tra hoặc bị kiểm tra về thực hiện pháp luật
về nguồn nhân lực công nghiệp. Trong đó 192 người (chiếm 69,1%) trả lời là
kiểm tra hoặc bị kiểm tra định kỳ, có 195 người (chiếm 70,1%) trả lời là liên
ngành nhiều cơ quan cùng tiến hành kiểm tra. Tuy nhiên, có tới 18,7% số
người được hỏi cho rằng các đợt kiểm tra và 56% số người được hỏi cho rằng
các đợt thanh tra không có tác dụng hoặc nếu có thì việc kiểm tra, thanh tra
cũng có rất ít tác dụng đối với cơ quan, đơn vị của họ trong hoạt động tạo lập
nguồn, phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực công nghiệp.
Kết quả kiểm tra cũng đã phát hiện những hành vi vi phạm hành chính
thường gặp trong hoạt động tạo lập, phát triển, quản lý và sử dụng nguồn
nhân lực công nghiệp. Đặc biệt, những vi phạm chủ yếu liên quan đến lĩnh
vực lao động, sử dụng nguồn nhân lực của các cơ sở sản xuất công nghiệp
hoặc dịch vụ cho sản xuất công nghiệp đó là: doanh nghiệp không gửi thỏa
ước lao động tập thể, không xây dựng, không gửi thang lương, bảng lương,
định mức lao động, quy chế thưởng, không xây dựng và đăng ký nội quy lao
động đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Với những vi phạm pháp luật về NNLCN trong công tác đăng ký nội quy
lao động, thoả ước lao động tập thể, đăng ký thang bảng lương, chậm nộp và
nợ đóng bảo hiểm cho người lao động sau mỗi đợt kiểm tra, thanh tra về
thực hiện pháp luật trong lĩnh vực lao động, các cơ quan QLNN đã nghiêm
túc xem xét, xử lý vi phạm của doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số
88/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013 của Chính
103
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH,
đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3.3.2. Thực trạng phương thức quản lý nhà nước đối với nguồn nhân
lực công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc
3.3.2.1. Thực trạng phương pháp quản lý nhà nước đối với nguồn nhân
lực công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc
Thứ nhất, thực trạng phương pháp giáo dục, thuyết phục thực hiện pháp
luật về nguồn nhân lực công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc
Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giúp cho các cơ quan, tổ
chức, người dân, đặc biệt là người lao động tại các doanh nghiệp cần được
hiểu đúng để đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, nhằm nâng
cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với NNLCN ở địa phương.
Tỉnh Vĩnh Phúc xác định việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân
dân, người lao động là rất quan trọng và cấp thiết. Chỉ tính riêng từ năm 2009
đến năm 2016, tỉnh Vĩnh Phúc đã có hơn 105.000 lượt người được tuyên
truyền, phổ biến kiến thức về pháp luật giáo dục và hướng nghiệp, pháp luật
về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm, an toàn vệ sinh lao động qua
đó góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật cho người lao động và
nhân dân địa phương về NNLCN.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về NNLCN, nhất là
giáo dục, phổ biến pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp hoặc dịch vụ cho sản xuất công nghiệp còn một số khó
khăn, đạt hiệu quả chưa cao. Theo số liệu điều tra của NCS cho thấy, trong số
320 người được hỏi có 256 người trả lời là cơ quan đơn vị họ có phổ biến
quán triệt, tập huấn văn bản pháp luật về NNLCN, chiếm 80%, nhưng có tới
197/320 người, chiếm 61,6% đối tượng điều tra đã trả lời là không biết văn
bản pháp luật nào quy định về việc quản lý NNLCN; 220/320, chiếm 68,8%
104
người trả lời UBND tỉnh Vĩnh Phúc có chức năng QLNN đối với NNLCN,
tức là chỉ có 68,8% người được hỏi hiểu và trả lời đúng còn lại có 31,2% hiểu
và trả lời sai về UBND tỉnh là cơ quan QLNN đối với NNLCN. Điều này nói
lên thực tế mặc dù đã có tuyên truyền, phổ biến nhưng sự quan tâm và hiểu
biết pháp luật về NNLCN và QLNN đối với NNLCN của cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động cũng như người sử dụng lao động tại các doanh
nghiệp công nghiệp còn chưa đầy đủ.
Biểu 3.3. Cơ quan có chức năng QLNN đối với NNLCN (Đơn vị tính: %)
(Nguồn: Do NCS tổng hợp phiếu khảo sát, điều tra)
Thứ hai, thực trạng phương pháp hành chính trong quản lý nhà nước đối
với nguồn nhân lực công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc
- Đối với quan hệ nội bộ các cơ quan thực thi nhiệm vụ QLNN đối với
NNLCN
105
Hàng năm, trên cơ sở các quy định của pháp luật và văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn của các cơ quan Trung ương, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đều có văn
bản giao chỉ tiêu biên chế hành chính và lao động hợp đồng cho các cơ quan,
đơn vị chuyên môn thuộc quyền thực thi chức năng, nhiệm vụ QLNN đối với
NNLCN trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết phân bổ biên chế hành chính sự
nghiệp của HĐND tỉnh.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định, các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND và địa phương các cấp trên địa bàn tỉnh đã tham mưu, đề xuất
UBND cấp tỉnh xin ý kiến của các tổ chức và cơ quan liên quan xây dựng và
ban hành các quy định, quy chế phối hợp trong hoạt động của các cơ quan
thực thi nhiệm vụ QLNN đối với NNLCN. Từ năm 2006 đến năm 2017, hơn
10 quy chế, quy định trong việc phối hợp QLNN đối với NNLCN được
UBND tỉnh ban hành.
Thực hiện Thông tư số 32/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội hướng dẫn ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ
QLNN về lao động trong KCN, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ
cao, Ngày 16/4/2015, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ủy quyền cho Ban Quản lý
các KCN thực hiện nhiệm vụ QLNN về lao động trong các KCN trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc (Theo Quyết định số 915/QĐ-UBND ngày 16/4/2015 của
UBND tỉnh Vĩnh Phúc). Trên cơ sở đó, các cơ quan liên quan (Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội, UBND thành phố Vĩnh Yên, UBND huyện Bình
Xuyên) cũng đã ký văn bản uỷ quyền cho Ban Quản lý các KCN thực hiện
nhiệm vụ QLNN về lao động trong KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đối với quan hệ giữa cơ quan thực thi nhiệm vụ QLNN đối với khách
thể, đối tượng của QLNN đối với NNLCN.
Tỉnh Vĩnh Phúc luôn chủ động thực hiện cấp phép hoặc cho phép các cơ
sở, tổ chức hoạt động giáo dục, đào tạo nghề nghiệp nhằm đảm bảo nâng cao
106
chất lượng NNLCN, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng và sử dụng nhân lực của các
công ty, đơn vị, doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài
ra, tỉnh Vĩnh Phúc chú trọng triển khai thực hiện các quy định của pháp luật
về chấp thuận vị trí việc làm của các Công ty, doanh nghiệp công nghiệp, đảm
bảo hiệu quả hoạt động cấp phép cho người lao động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp được sử dụng đất nông nghiệp chuyển
mục đích sang đất công nghiệp thì tỉnh Vĩnh Phúc có đàm phán, thống nhất và
yêu cầu các doanh nghiệp xem xét, ưu tiên tuyển dụng người lao động địa
phương bị thu hồi đất để chuyển mục đích phát triển công nghiệp.
Về chế độ báo cáo thông tin trong QLNN đối với NNLCN, tỉnh Vĩnh
Phúc đã thống nhất giao cho cơ quan Ban quản lý các KCN quản lý, theo dõi,
đôn đốc và tiếp nhận, tổng hợp các thông tin báo cáo về tình hình hoạt động
đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp và báo cáo UBND tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện phương
pháp hành chính trong QLNN đối với NNLCN từ thực tiễn địa phương tỉnh
Vĩnh Phúc cũng cho thấy còn có những tồn tại, hạn chế. Một số tổ chức,
doanh nghiệp chưa thường xuyên, nghiêm túc chấp hành chế độ báo cáo
thông tin tình hình doanh nghiệp, lao động hàng tháng đến cơ quan có thẩm
quyền QLNN đối với NNLCN. Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc của
doanh nghiệp trong công tác tìm nguồn lao động và tuyển dụng lao động đáp
ứng nhu cầu sản xuất, đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, UBND tỉnh Vĩnh
Phúc đã có nhiều hội nghị, văn bản chỉ đạo các sở ngành chuyên môn, UBND
các huyện, thành phố thực hiện, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn nhưng
nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương còn thường xuyên chậm tiến độ so với yêu
cầu của Lãnh đạo UBND tỉnh. Một số cơ quan, đơn vị có thực hiện chỉ thị, ý
kiến chỉ đạo của Lãnh đạo UBND tỉnh nhưng không có hoặc chậm gửi báo
cáo kết quả đến cơ quan thường trực, theo dõi nên công tác tổng hợp kết quả
107
hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong QLNN đối với NNLCN
còn gặp khó khăn, chưa đầy đủ.
Thứ ba, thực trạng phương pháp kinh tế trong quản lý nhà nước đối với
nguồn nhân lực công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc
Từ năm 2006 đến năm 2016, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp thuế đất và các khoản phí, lệ phí khác khi đầu tư vào lĩnh vực
giáo dục, đào tạo nghề theo văn bản số 192/TTr-UBND ngày 20/11/2008 của
UBND tỉnh Vĩnh Phúc về chính sách đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo
nghề, đào tạo lao động kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015, tạo điều kiện
và hỗ trợ cho các tổ chức, đơn vị thực hiện Dự án xây dựng Trung tâm đào
tạo nghề và xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh; Cấp kinh phí hỗ trợ cho lao
động bị mất việc làm tại Khu công nghiệp Khai Quang (năm 2008).
Đối với người lao động đang làm việc tại các đơn vị, tổ chức doanh
nghiệp công nghiệp trong các KCN trên địa bản tỉnh, tỉnh Vĩnh Phúc đã thí
điểm áp dụng mức vay vốn tín chấp cho lao động đi thực tập sinh, thực tập kỹ
thuật tại Nhật Bản thuộc (thí điểm áp dụng, thực hiện tại 2 xã Vĩnh Thịnh, An
Tường, huyện Vĩnh Tường) từ nguồn vốn giải quyết việc làm của tỉnh được
ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Cũng bằng phương pháp kinh tế,
tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã bố trí kinh phí ngân sách thực hiện Đề án hỗ trợ đời
sống vật chất, tinh thần cho người lao động trong các khu sản xuất tập trung;
Quyết định và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất sản phẩm công
nghiệp hoặc dịch vụ có tính chất công nghiệp được thuê đất để xây dựng nhà
ký túc xá cho người lao động (Công ty phanh NISSIN, Công ty HONDA
VietNam, Công ty in điện tử Minh Đức ), bố trí kinh phí cho liên đoàn lao
động tỉnh tuyên truyền pháp luật cho người lao động, xây dựng nhà trẻ mẫu
giáo cho con công nhân lao động và lắp đặt phòng vắt, trữ sữa cho nữ công
nhân lao động tại doanh nghiệp trong các Khu Công nghiệp , tổ chức thực hiện
108
dạy và học tiếng Nhật phục vụ đưa lao động đi làm việc tại Nhật Bản và
nguồn lao động cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại Vĩnh Phúc.
Tuy nhiên, việc áp dụng và thực hiện phương pháp kinh tế trong QLNN
đối với NNLCN từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy cũng còn găp nhiều khó
khăn và có những hạn chế nhất định: (i) Nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng
và đào tạo lao động và đủ điều kiện được hưởng mức trợ cấp kinh phí đào tạo
lao động nhưng không làm hồ sơ đề nghị được hưởng kinh phí hỗ trợ theo
quy định vì cho rằng thủ tục để nhận được mức kinh phí hỗ trợ của tỉnh theo
quy định của pháp luật Việt Nam quá phức tạp trong khi đó mức hỗ trợ đối
với doanh nghiệp là thấp; (ii) Với chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho thuê đất,
giao đất đối với các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo nghề
nghiệp cho người lao động., nhiều dự án đầu tư sau khi được nhà nước giao
đất, cho thuê đất nhưng không có hoạt động, giáo dục dạy nghề, đào tạo nghề
hoặc nếu có thì cũng rất mờ nhạt, đạt hiệu quả không cao (Trường Trung cấp
Tâm Tín, Trường Đại học Trưng Vương .); (iii) Tỉnh Vĩnh Phúc mặc dù đã
quan tâm, bố trí kinh phí ngân sách thực hiện hỗ trợ đời sống vật chất, tinh
thần cho người lao động nhưng cho đến nay, mức sống nói chung và đời sống
vật chất, tinh thần của người lao động còn ở mức thấp, hầu hết người lao động
trong các KCN còn phải đi thuê nhà trọ bên ngoài KCN (hiện nay mới chỉ có
Công ty HonDa Việt Nam là đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng nhà ở ký túc
xá cho công nhân.
3.3.2.2. Thực trạng hình thức quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực
công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc
Thứ nhất, thực trạng xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước
đối với nguồn nhân lực công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc
Trong giai đoạn 10 năm (từ năm 2006 đến hết năm 2016), trong tổng số
140.707 văn bản do UBND tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng, phát hành có tổng số
109
1710 (chiếm 1,22%) văn bản có nội dung liên quan đến QLNN đối với
NNLCN. Trong đó, có 828 văn bản ban hành về vấn đề lao động trong các
doanh nghiệp, 251 văn bản ban hành về lĩnh vực đào tạo nghề để tạo nguồn
lao động cho doanh nghiệp, 419 văn bản về lĩnh vực công nhân lao động tại
các doanh nghiệp và 212 văn bản điều chỉnh trực tiếp về vấn đề nhân lực và
nguồn nhân lực.
Biểu 3.4: Kết quả rà soát văn bản liên quan đến QLNN đối với
NNLCN do UBND tỉnh Vĩnh Phúc phát hành giai đoạn 2006 - 2016
(Nguồn: NCS rà soát, tổng hợp từ phần mềm quản lý
và điều hành văn bản của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Từ những năm 2000 đến năm 2002, sau khi thu hút và được một số nhà
đầu tư chính thức đầu tư, sản xuất và kinh doanh cũng như thực hiện các hoạt
động có tính chất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nhằm tăng cường
hơn nữa việc thu hút và quản lý các dự án, nhà đầu tư, UBND tỉnh Vĩnh Phúc
đã chính thức có văn bản quyết định thành lập cơ quan chuyên môn thực thi
chức năng, nhiệm vụ thu hút và quản lý dự án và thu hút vốn đầu tư nước
110
ngoài (nay quy nhiều lần đổi tên và quy định bằng văn bản về chức năng,
nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của UBND tỉnh cơ quan này được đổi tên là Ban
Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc. Đến năm 2015, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã
thực hiện chỉ đạo và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương ban hành văn
bản uỷ quyền cho Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc thực thi nhiệm vụ
QLNN đối với lao động trong KCN (Quyết định số 915/QĐ-UBND ngày
16/4/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ủy quyền thực hiện một số
nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc); Đồng thời chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh có văn bản ủy quyền cho
Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà
nước về lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Văn
bản ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ký ngày 22/6/2015 giữa Sở
Lao động, Thương binh và Xã hội và Ban Quản lý các Khu công nghiệp; Văn
bản ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ký ngày 22/5/2015 giữa
UBND thành phố Vĩnh Yên và Ban Quản lý các Khu công nghiệp; Văn bản
ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong các
khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Văn bản ủy quyền thực hiện
một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ký ngày 21/5/2015 giữa UBND huyện Bình
Xuyên và Ban Quản lý các Khu công nghiệp.
Trong những năm gần đây, tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với các cơ quan,
tổ chức dưới hình thức ký kết văn bản hợp tác hoặc biên bản ghi nhớ về các
nội dung liên quan đến QLNN đối với NNLCNvới Ngân hàng Mizuho (Nhật
Bản), tỉnh AKITA (Nhật Bản), ... thoả thuận hợp tác trong việc quản lý, hỗ trợ
111
các doanh nghiệp công nghiệp Nhật Bản trên các lĩnh vực trong đó có hoạt
động tuyển dụng, quản lý và sử dụng NNLCN vào sản xuất, đầu tư, kinh
doanh các sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Định kỳ hàng tháng, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tập trung tại
các KCN trên địa bàn tỉnh đều có báo cáo bằng văn bản đến Ban Quản lý các
KCN tỉnh tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về tình hình sản xuất, kinh doanh và
tuyển dụng, sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc sử dụng hình thức văn bản
trong QLNN đối với NNLCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng còn một số
tồn tại, hạn chế như: Số lượng văn bản phát hành về NNL và QLNN đối với
NNL còn ít (chỉ chiếm tỷ lệ thấp, đạt bình quân 1,22 % từ năm 2006 đến hết
năm 2016); Nhiều văn bản do cơ quan UBND cấp tỉnh ban hành, chỉ đạo đến
các cơ quan chuyên môn hoặc địa phương các huyện, xã thực hiện nhưng kết
quả thực hiện của các cơ quan này còn chậm; một số tổ chức, đơn vị doanh
nghiệp báo cáo bằng văn bản đến cơ quan chức năng có thẩm quyền về tình
hình hoạt động, sử dụng và tuyển dụng lao động công nghiệp chưa được
thường xuyên; các cơ quan QLNN đối với NNLCN chưa chủ động trong việc
theo dõi, cập nhật thông tin tình hình thị trường lao động công nghiệp cũng
như nhu cầu sử dụng, tuyển dụng lao động hàng tháng, năm của doanh
nghiệp; một số văn bản ghi nhớ hoặc bản cam kết ký thoả thuận giữa UBND
tỉnh Vĩnh Phúc và các nhà đầu tư, tổ chức liên quan trong việc hỗ trợ các
doanh nghiệp, nhà đầu tư, doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn
mang nặng tính chính trị, hình thức, chưa cụ thể hoá thành các hoạt động cụ
thể nên nhiều nội dung thoả thuận, hợp tác trên các lĩnh vực quản lý, phát
triển NNLCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn hiện hữu trên văn bản, chưa cụ
thể hoá thành các chương trình, hoạt động thực tiễn, đạt hiệu quả không cao.
112
Thứ hai, thực trạng tổ chức hội nghị, hội họp trong quản lý nguồn nhân
lực công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc
Thực tiễn QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, UBND các
cấp tỉnh Vĩnh Phúc đều nghiêm túc thực hiện đúng chế độ hội họp, hội nghị
đã được quy định tại quy chế làm việc. Trong những năm gần đây, UBND
tỉnh Vĩnh Phúc đã quan tâm, tích cực chỉ đạo thực hiện hội nghị đối thoại với
đại diện các doanh nghiệp và thống nhất vận hành Chương trình “Lãnh đạo
UBND tỉnh Vĩnh Phúc gặp gỡ doanh nhân hàng tuần – Gọi tắt là Chương
trình Cafe Doanh nhân cuối tuấn”.... để nắm bắt thông tin, lắng nghe ý kiến
phản ánh của các doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc trong thực
hiện các quy định của pháp luật về lao động tại địa phương, những khó khăn
trong tuyển dụng lao động để phục vụ sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
hàng năm (vào dịp đầu năm), tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị liên ngành các
cơ quan (Ban Quản lý các KCN tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề nghiệp trên
địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hoặc dịch vụ
có tính chất công nghiệp trên địa bàn tỉnh .....) để trao đổi, thông tin về nhu
cầu, kế hoạch tuyển dụng và sử dụng lao động trong năm của các doanh
nghiệp và khả năng cung ứng nhân lực của các cơ sở, đơn vị đào tạo và địa
phương các huyện, xã đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời,
cũng tại hội nghị này, các doanh nghiệp công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc cũng
thẳng thắn đưa ra những ý kiến, kiến nghị nhằm tranh thủ sự phối hợp, hỗ trợ
của các cơ quan QLNN đối với NNLCN trên địa bàn tỉnh đối với việc tuyển
dụng, sử dụng và quản lý người lao động tại công ty, doanh nghiệp mình.
Tuy nhiên, thực tiễn sử dụng hình thức hội nghị, hội họp trong QLNN
đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy: chưa có sự phối hợp chẽ giữa các
cơ quan chức năng thực thi nhiệm vụ QLNN đối với NNLCN với các cơ
113
quan, tổ chức và nhà khoa học trong việc tổ chức các hội nghị, toạ đàm khoa
học, hội thảo chuyên đề về các nội dung liên quan đến QLNN đối với
NNLCN tại tỉnh Vĩnh Phúc; việc đánh giá, tổng kết thực tiễn với lý luận
QLNN đối với NNLCN tại địa phương chưa chú trọng trong nên việc đúc rút
kinh nghiệm thực tiễn còn chậm, kết quả phát triển NNLCN tại địa phương
chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương tỉnh Vĩnh Phúc.
3.4. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong
quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc
3.4.1. Về ưu điểm và nguyên nhân của những ưu điểm
Thứ nhất, về ưu điểm
Từ thực trạng phân tích trên đây cho thấy QLNN đối với NNLCN ở tỉnh
Vĩnh Phúc đã đạt được một số kết quả tích cực nhất định, công tác xây dựng
ban hành văn bản pháp quy về NNL phục vụ cho phát triển kinh tế công
nghiệp của tỉnh ngày càng được quan tâm, trú trọng, trong đó có một số nội
dung quy định trực tiếp đến việc tạo lập nguồn nhân lực, sử dụng và quản lý
lao động tại các doanh nghiệp công nghiệp.
Các quy định của pháp luật điều chỉnh về QLNN đối với NNLCN đã
được thực thi trên thực tế và đem lại nhiều kết quả tích cực trong đào tạo
nghề, trang bị kiến thức, kỹ năng cho người lao động, nâng cao chất lượng
NNLCN cũng như việc thực hiện các chính sách thu hút, ưu đãi đối với người
lao động tại các doanh nghiệp công nghiệp ở địa phương. Điều này góp phần
quan trọng vào việc đảm bảo số lượng và nâng cao chất lượng NNLCN trên
thực tiễn địa phương tỉnh Vĩnh Phúc.
Để quản lý đối với NNLCN, nhà nước ta nói chung và chính quyền địa
phương tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh
Vĩnh Phúc nói riêng (đứng đầu là UBND tỉnh Vĩnh Phúc – Cơ quan hành
chính cao nhất ở địa phương tỉnh Vĩnh Phúc) đã quan tâm tới hệ thống tổ
114
chức bộ máy và cán bộ làm công tác QLNN đối với NNL trong đó có QLNN
đối với NNLCN bằng các quy định của pháp luật và tách phòng lao động việc
làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành 02 là Phòng Lao động
- Tiền lương - Bảo hiểm xã hội và Phòng Việc làm - An toàn lao động kiện
thoàn Phòng Dạy nghề và Phòng Thanh tra thuộc Sở lao động – Thương binh
và Xã hội tỉnh, thành lập Phòng Quản lý lao động thuộc Ban Quản lý các
KCN vì tỉnh Vĩnh Phúc thoản mãn quy định là địa phương có số lượng lao
động làm việc trong khu công nghiệp trên 50.000 lao động.
Việc tổ chức, triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về dạy
nghề, lao động việc làm và các chế độ chính sách đối với người lao động
trong các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp đã được tỉnh Vĩnh Phúc quan
tâm, đẩy mạnh và thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực. Các hoạt động phổ
biến, tuyên truyền pháp luật đối với các đối tượng học sinh, sinh viên học
nghề và người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được tăng cường để học
sinh, sinh viên tại các cơ sở dạy nghề cũng như người lao động giác ngộ ý
tưởng, ý thức và hiểu biết được các quy định, điều chỉnh của pháp luật về dạy
nghề, lao động việc làm cũng như yêu cầu phát triển NNL nói chung và
NNLCN của địa phương tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về QLNN đối
với NNLCN được quan tâm thực hiện ở cả lĩnh vực dạy nghề, đào tạo nguồn
nhân lực công nghiệp cũng như việc chấp hành pháp luật về NNLCN tại các
doanh nghiệp công nghiệp, thậm chí ngay chính hoạt động nội bộ của các cơ
quan và đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ QLNN đối với NNLCN
ở tỉnh Vĩnh Phúc. Công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_nguon_nhan_luc_cong_nghep_t.pdf