LỜI CAM ĐOAN .i
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU . vii
DANH MỤC HÌNH VẼ. viii
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
THỊ TRƯỜNG VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG . 5
1.1. Tổng quan về thị trường vàng . 5
1.1.1. Lý luận về vàng . 5
1.1.2. Lý luận về thị trường vàng . 6
1.1.3. Các nhân tố tác động đến giá vàng . 11
1.1.4. Tác động của thị trường vàng trong nền kinh tế thị trường . 13
1.2. Lý luận về QLNN đối với thị trường vàng . 14
1.2.1. Khái niệm chính sách QLNN với thị trường vàng . 14
1.2.2. Mối quan hệ giữa CSTT và chính sách QLNN với thị trường vàng . 24
1.2.3. Mối quan hệ giữa CSTG và chính sách QLNN với thị trường vàng . 27
1.2.4. Mối quan hệ giữa CSLS và chính sách QLNN với thị trường vàng . 31
1.2.5. Tiêu chí đánh giá chính sách QLNN thị trường vàng . 34
1.2.6. Nhân tố ảnh hưởng đến QLNN thị trường vàng.37
1.3. Kinh nghiệm quốc tế QLNN đối với thị trường vàng và bài học kinh cho
Việt Nam . 38
1.3.1. Chính sách QLNN đối với thị trường vàng tại Trung Quốc . 38
1.3.2. Chính sách QLNN đối với thị trường vàng tại Ấn Độ . 43
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . 45
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài . 47
1.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài về thị trường vàng.47
1.4.2. Các công trình nghiên cứu trong nước . 53
1.4.3. Khoảng trống nghiên cứu . 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 57
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG
VÀNG TẠI VIỆT NAM . 58
2.1. Thực tiễn thị trường vàng Việt Nam . 58
192 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước đối với thị trường vàng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cường chống vàng hóa một cách toàn diện. Trước khi Nghị định
24/2012/NĐ-CP ban hành, thị trường vàng được lưu thông và trao đổi thông qua mạng
lưới thông qua hệ thống gồm 12.000 đơn vị kinh doanh vàng bao gồm: các doanh
nghiệp, các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ dưới dạng cửa hàng cửa tiệm. Thông quan mạng
lưới trên thì vàng miếng dần trở thành một phương tiện thanh toán phổ biến, điều này
sẽ gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý. Đồng thời lượng vàng trong các
TCTD trên bảng cân đối kế toán cả khoản mục cho vay và huy động gây áp lực đến hệ
số nhân tiền của hệ thống ngân hàng thông qua một phần chức năng tiền tệ. Khi có
biến động về vĩ mô tác động đến tâm lý người dân thì xẩy ra hiện tượng mua vàng đầu
cơ tăng cao, nguồn tiền chính để mua vàng được rút ra từ các TCTD dây nên hiệu ứng
bất ổn cho nền kinh tế. Qua đó cũng tạo ra đầu cơ thao túng thị trường, làm cho giá
vàng bị biến động rất cao, càng đẩy cao tâm lý giữ vàng của người dân do đó hiện hữu
tình trạng vàng hóa. Do vậy, lộ trình của NHNN đưa các sản phẩm vàng ra khỏi bảng
cân đối TCTD bằng Thông tư 11/2011 và biện pháp tiếp theo của Nghị định 24 có tính
thống nhất rất cao mục tiêu chống vàng hóa nền kinh tế.
Thứ hai, kiểm soát cung vàng miếng ra thị trường một cách nhất quán. NHNN
đã ra Quyết định 1623/2012/QĐ-NHNN ngày 23/08/2012 về việc tổ chức và quản lý sản
xuất vàng miếng của NHNN. Theo đó, “NHNN quyết định sản xuất vàng miếng trên cơ
sở mục tiêu điều hành CSTT và cung cầu vàng miếng trên thị trường“. Đồng thời
“NHNN trực tiếp giao Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vàng bạc đá quý
Sài Gòn - SJC gia công vàng miếng“. Căn cứ nhu cầu thực tế trên thị trường NHNN
quyết định giao hạn mức, cấp nguồn và quy định rõ thời điểm để SJC tổ chức sản xuất
vàng miếng. Đây là những quy định cần thiết của NHNN để tạo ra kỷ luật thị trường và
sự thống nhất mang tính thời điểm đối với hoạt động cung ứng vàng miếng. Qua đó đảm
bảo chất lượng, đáp ứng được lợi ích hợp pháp người dân khi sở hữu vàng.
Thứ ba, bình ổn thị trường vàng trong nước gắn chặt bình ổn kinh tế vĩ mô.
Trước đây NHNN bình ổn giá trong nước bằng cách sử dụng các “van quota“ nhập
76
khẩu vàng nguyên liệu được cấp phép cho các đơn vị có đủ điều kiện. Tuy vậy thực tế
hoạt động quota này thường không được sử dụng hết do các đơn vị nhập khẩu ưu tiên
cho hoạt động kinh doanh của mình hơn, dẫn đến các “van quota“ thường không được
sử dụng hết nên hiệu quả thực thi bình ổn là chưa cao. Đồng thời thay vì có thể sử
dụng ngoại tệ phục vụ sản xuất cơ bản cho nền kinh thì lại phải chuyển nguồn về các
doanh nghiệp kinh doanh vàng nhập khẩu vàng, gây nên tình trạng vàng hóa nền kinh
tế tăng cao đi đôi thiếu hụt ngoại tệ gây áp lực cho VND phá giá. Do vậy đây là một
nhóm giải pháp can thiệp có tính đồng bộ của NHNN trong việc loại trừ vàng hóa,
trong đó vàng là một phương tiện thanh toán khi có lạm phát tăng cao, nâng cao nguồn
lực tín dụng dưới dạng tiền tệ để phục vụ cho nền kinh tế. Thông qua các biện pháp
này NHNN tăng cường bình ổn thị trường vàng, tác động rất lớn đến ổn định tỷ giá
nâng cao hiệu lực CSTT, ổn định nền kinh tế vĩ mô.
2.3.2. Những mặt tích cực
2.3.2.1. Chính sách chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng tại các TCTD
Thông tư số 22/2010/TT-NHNN ngày 29/10/2010 quy định về huy động và cho
vay vốn bằng vàng của TCTD của NHNN thể hiện những định hướng ban đầu đối với
TCTD trong huy động, vay vốn bằng vàng theo hướng thắt chặt. Cụ thể là các hình
thức huy động vàng của TCTD giới hạn trong: “phát hành giấy tờ có giá, cho vay vốn
bằng vàng để sản xuất (chế tác) và kinh doanh vàng trang sức”. Hạn chế hoàn toàn
các sản phẩm bao gồm: “cho vay để sản xuất, kinh doanh vàng miếng và không được
huy động, cho vay bằng VND bảo đảm giá trị theo giá vàng”. Quy định này lập tức
mang liệu hiệu quả rõ rệt là đến 31/03/2011 tại các TCTD thống kê cho thấy: sự giảm
sút đột ngột số lượng các hoạt động vay vốn bằng vàng, tuy nhiên vẫn có chiều hướng
tăng lên với số lượng hoạt động huy động vàng, số dư cho hoạt động chuyển đổi vàng
thành tiền có xu hướng giảm, tính tại thời điểm 31/03 thì giữ ở mức giảm 14,7%.
Thông tư 22 đã tạo một đà tâm lý rất tốt cho thị trường, giúp tạo 1 tấm niệm cho thị
trường. Giá vàng quốc tế liên tục biến động và đạt đỉnh 1.554 USD/ouce, thị trường
trong nước lại có dấu hiện ổn định rõ rệt, giá vàng nội địa thấp hơn giá vàng thế giới
với biên độ 200-450.000 đồng/ lượng. Có sự đối nghịch nhau về xu hướng giá vàng
nội địa và thế giới do tâm lý nhà đầu tư trong thị trường được định hướng ổn định hơn,
không còn tâm lý đám đông khi giá vàng thế giới biến động. NHNN ban hành Thông
tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/04/2011 theo chỉ đạo thống nhất của Chính phủ
chấm dứt cho vay và huy động vốn bằng vàng của TCTD. Mục tiêu của Thông tư
nhằm đảm bảo 2 nhiệm vụ cơ bản là loại bỏ vàng ra khỏi bảng cân đối kế toán của
77
NHTM trên 2 phía tài sản nợ và có, do đó vàng không còn là một kênh phương tiện
dẫn vốn và dần được loại trừ ra khỏi hệ thống tín dụng của hệ thống ngân hàng. Nội
dung cụ thể của thông tư là chấm dứt hoạt động cho vay vốn bằng vàng của TCTD
đối với cả khách hàng và các tổ chức tín dụng khác (áp dụng cho cả 2 nhóm hợp
đồng tín dụng đã ký giải ngân và đã ký chưa giải ngân hoặc đã ký chưa giải ngân
hết). “TCTD không được thực hiện cho vay vốn bằng vàng đối với khách hàng và
các TCTD khác (kể cả các hợp đồng tín dụng đã ký kết nhưng chưa giải ngân hoặc
giải ngân chưa hết); không được gửi vàng tại TCTD khác; không được thực hiện
các nghiệp vụ ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng. TCTD
không được huy động vốn bằng vàng, trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn
hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và
tồn quỹ không đủ để chi trả. Việc phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng của
TCTD vào ngày 01/05/2012”.
Hình 2.13: Giá vàng trong nước tại thời điểm ban hành TT 11/2011/TT-NHNN
Nguồn: SJC
Thực tế cho thấy để thực thi theo Thông tư 11/2011/TT-NHNN thì các NHTM
phải chịu những sức ép không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của mình, cập nhật
được tình trạng trên NHNN đã tiến hành tháo gỡ bằng cách xây dựng các khoảng
giãn chính sách thông qua văn bản quan trọng là Thông tư 12/2012/TT-NHNN
27/04/2012. Thông tư tạo ra độ trễ 07 tháng chính sách so với quy định của thông tư
11 đối với hoạt động cho vay và huy động vàng của TCTD, kéo lùi thời hạn đến
25/11/2012. Đồng thời NHNN cũng tiến hành giảm áp lực cầu vàng để tất toán tài
khoản thông qua chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 27/04/2012 về việc “chấn chỉnh việc
thực hiện quy định về huy động, giữ hộ vàng và sử dụng vàng huy động, vàng giữ hộ
của các NHTM”. Thị trường ngay lập tức trở nên ổn định, biên độ giao động giá vàng
78
ở quãng 41-42tr/lượng. Tuy nhiên một số NHTM đã có động thái tăng lãi suất huy
động lên 3-4,6% nhằm huy động thêm lượng vàng gửi nhằm thanh toán các khoản vay,
NHNN đã ngay lập tức ban hành công văn số 3854/NHNN-QLNH về việc “chấm dứt
huy động và cho vay bằng vàng của các TCTD”. Điều này đã tạo ra áp lực cho NHTM
đưa lãi suất huy động vàng về mức tiệm cận 0%, đồng thời chuyển đổi dần sang các
sản phẩm thu giữ vàng hộ có mất phí của NHTM.
Tuy nhiên để đảm kịp với thời hạn 25/11/2012 với việc hạn chế đầu vào huy
động bằng vàng thì các NHTM linh hoạt bằng cách lấy vàng ở thị trường ngoài về tất
toán các khoản bằng vàng do quy định không được phép cơ cấu khoản nợ bằng các gia
hạn các khoản mới bằng chứng chỉ ngắn hạn. Điều này ngay lập tức làm giá vàng tăng
do cầu về vàng của NHTM tăng đột biến, ước tính toàn hệ thống cần khoảng 20 tấn
vàng, quy đổi theo giá vàng hiện tại thì tương đương với 33.000 tỷ đồng. Một lần nữa,
căn cứ thực tiễn thị trường NHNN đã thực hiện biện pháp giảm áp lực phía cầu vàng
bằng cách gia hạn phát hành chứng chỉ huy động vàng ngắn hạn đến thời điểm
24/11/2012 thông qua Công văn số 7019/NHNN-QLNH, tuy nhiên thời gian đáo hạn
của các chứng chỉ huy động vàng ngắn hạn mới không vượt quá thời điểm 30/06/2013.
Bước đi này của NHNN đã tạo ra sự giảm áp kịp thời cho thanh khoản của hệ thống
vào thời điểm cuối năm 2012, giữ được sự ổn định cần thiết cho giá vàng. Đồng thời
kết hợp các biện pháp đấu thầu vàng cho các NHTM nhằm tất toán trạng thái vàng thì
NHNN đạt được một lúc 2 mục tiêu song song: đảm bảo được giá vàng và thị trường
vàng ổn định; vàng được loại trừ hoàn toàn khỏi 2 bên tài sản nợ và có của các
NHTM.
Hình 2.14: Tình hình biến động giá vàng trong nước quanh thời điểm 25/11/2012
Nguồn: sjc.com.vn
79
2.3.2.2. Chính sách quản lý hoạt động kinh doanh, sản xuất vàng
Bằng quyết tâm cao nhất của mình trong QLNN hoạt động kinh doanh vàng
theo hướng chặt chẽ và kỷ luật hơn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-
CP 03/04/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và có hiệu lực từ 25/05/2012.
Trong đó quy định rất rõ “NHNN là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất QLNN
đối với các họat động kinh doanh vàng”. Nghị định đã xác định rõ “Hoạt động mua,
bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng
và doanh nghiệp được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.” Quy
định QLNN của NHNN đã tác động đến xu hướng thị trường, thông qua giá vàng nội
địa đã xác lập xu thế giảm, cụ thể là thị trường đã điều chỉnh giá xuống 43tr.đ/ lượng,
mức đáy thấp nhất trong năm 2012. Nghị định cũng làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý thị
trường, giá vàng giảm nhưng người dân không mua vàng vào mà tiếp tục chờ đợi thêm
những thông tin của thị trường, đặc biệt tâm lý đầu cơ gần như biến mất.
Hình 2.15: Giá vàng trong nước trước và sau ban hành NĐ 24
Nguồn: sjc.com.vn
Do NHNN chọn SJC thành thương hiệu vàng quốc gia nên các sản phẩm vàng
miếng mang thương hiệu khác sẽ phải chuyển đổi về thương hiệu SJC, dẫn tới sự chênh
lệch đáng kể giá trị vàng giữa SJC với phi SJC. Cụ thể là thương hiệu vàng phi SJC bị
thị trường định giá thấp hơn giá trị thực tương đương với thương hiệu SJC, qua đó dấy
lên tâm lý không tốt với nhà đầu tư sử dụng vàng phi SJC. Nắm bắt được thực trạng trên
NHNN đã quy định khoảng thời gian chuyển đổi hoạt động kinh doanh vàng miếng
bằng thông tư 16/2012/TT-NHNN ngày 10/07/2012, trong đó thời hạn dãn cách chính
sách là 6 tháng kể từ ngày thông tư có hiệu lực. Qua đó tạo được một khoảng chuẩn bị
cần thiết cho doanh nghiệp mua bán vàng miếng hiện tại kịp duy trì sản xuất kinh doanh
và có quãng thời gian chuẩn bị các thủ tục xin cấp phép kinh doanh vàng miếng theo
quy định, đối với những doanh nghiệp mà không đủ điều kiện thì kinh doanh vàng
80
miếng thì có thời gian chuyển đổi loại hình sản xuất của mình sang loại hình mua bán
vàng trang sức, mỹ nghệ. Số lượng các đơn vị đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng từ
12.000 rút xuống còn 2.500 đơn vị. Trong thời hạn 6 tháng do năng lực chuyển đổi vàng
SJC sang vàng phi SJC còn hạn chế đồng thời nhu cầu của NHTM cho tất toán trạng
thái vàng tăng cao nên dẫn tới nhu cầu vàng SJC tăng mạnh hơn so với cung. Chính phủ
đã ban hành Quyết định 16/2013/QĐ-TTg, “căn cứ mục tiêu của chính sách tiền tệ trong
từng thời kỳ, NHNN mua, bán vàng miếng để can thiệp, bình ổn thị trường vàng trong
nước và được mua vàng miếng để bổ sung vào dự trữ ngoại hối Nhà nước” trong đó
NHNN giải quyết tình huống tạm thời bằng cách cho phép các NHTM xuất vàng phi
SJC, nhập vàng nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Trải qua 76 phiên đấu
thầu, NHNN đã cung ứng 69,9 tấn vàng, thị trường vàng đã ổn định hơn rõ rệt, cung
được tăng lên do đó giá vàng đã có chiều hướng giảm. Tại phiên đấu thầu đầu tiên thì
giá vàng ở mức 43,81 triệu đồng/ lượng, đến phiên cuối cùng thì giá vàng ở mức 34,65
triệu đồng/ lượng.
2.3.2.3. Các biện pháp chống vàng hóa
Giống như hiện tượng đô la hóa, hiện tượng vàng hóa xảy ra khi trong nền kinh
tế đó vàng thay thế cho bản tệ thực hiện các chức năng tiền tệ. Hiện tượng vàng hóa sẽ
tăng lên nếu xẩy ra tình trạng lạm phát cao và làm xói mòn niền tin vào giá trị nội tệ.
Nếu biến động thị trường vàng trong nước theo hướng bất ổn thì ngay lập tức thị
trường tiền tệ và ngoại hối bị đẩy vào tình trạng bất ổn theo mức lan tỏa lớn trên quy
mô rộng. Do vậy chính sách quan trọng của NHNN là chống vàng hóa, thông qua đó
đã mang lại những tác động tích cực như sau:
Thứ nhất, nâng cao hiệu lực điều hành CSTT của NHNN. Việc điều hành và
xây dựng CSTT sẽ gặp phải áp lực rất lớn nếu tình trạng vàng hóa, đô la hóa ở mức
cao do những khó khăn trong khâu thống kê các tổng lượng tiền, mục tiêu, cơ chế
truyền tải các công cụ CSTT. Theo Nguyễn Đức Trung (2013) việc NHNN thành công
trong chống vàng hóa sẽ giúp NHNN tạo lập được “cửa sổ” của thị trường tiền tệ. Đây
là một kênh thông tin vô cùng quan trọng để NHNN nắm được diễn biến của thị
trường qua đó có những phản ứng kịp thời trong điều hành CSTT. Thông qua diễn
biến của giá vàng, tỷ giá NHNN chủ động hơn trong đạt được mục tiêu CSTT thông
qua sử dụng công cụ CSTT can thiệp một cách kịp thời và đúng liều lượng.
Thứ hai, giúp ổn định thị trường ngoại hối. Việc siết chặt thị trường vàng đã giúp
cho ổn định dòng ngoại tệ phục vụ sản xuất kinh doanh, loại trừ hiện tượng lấy USD nhập
lậu vàng về bán hưởng chênh lệch.
81
Do vậy trong bối cảnh nền kinh tế còn chưa ổn định, dự trữ ngoại hối còn thấp
thì các biện pháp chống vàng hóa của NHNN là hoàn toàn phù hợp với nguồn lực sẵn
có. Đồng thời, duy trì lạm phát ở mức thấp, gia tăng niềm tin của người dân vào giá trị
nội tệ là những điều kiện quan trọng để các chống vàng hóa trở nên khả thi hơn.
2.3.2.4. Các biện pháp nhằm bình ổn thị trường vàng
(i) Tạo lập thương hiệu SJC thành thương hiệu vàng quốc gia
Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP, “NHNN là cơ quan thay mặt Chính phủ thống
nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định và Nhà nước sẽ độc quyền
sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để
sản xuất vàng miếng.” NHNN ban hành quyết định số 1623/QĐ-NHNN trong đó quy
định một cách chi tiết việc tổ chức, quản lý sản xuất vàng miếng. “NHNN quyết định sản
xuất vàng miếng trên cơ sở mục tiêu điều hành CSTT và cung cầu vàng miếng trên thị
trường”. Đồng thời, “NHNN giao Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vàng bạc
đá quý Sài Gòn - SJC (sau đây gọi là Công ty SJC) gia công vàng miếng”. Giao công ty
SJC gia công vàng miếng nhằm những mục đích sau: Công ty SJC có lợi thế là doanh
nghiệp nhà nước thuộc Uỷ ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh, thị phần rộng chiếm 90% thị
trường vàng cả nước. Đồng thời, với uy tín và kinh nghiệm trong kinh doanh thì NHNN
sẽ tận dụng được cơ sở hạ tầng của SJC như máy móc, nhân công và kỹ nghệ chuyên
gia để gia công vàng miếng. “NHNN tổ chức sản xuất vàng miếng hàm lượng 99,99%,
có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của Công ty SJC (sau đây
gọi là vàng miếng SJC). Khối lượng của loại vàng miếng SJC được sản xuất do Ngân
hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ”. Việc NHNN tạo lập SJC thành thương
hiệu vàng quốc gia bao gồm những mặt tích cực:
- NHNN đã tạo được một cơ chế phễu trong việc tập trung nguồn lực tái đầu tư
cho cho nền kinh tế. Cơ chế phễu được thể hiện qua SJC là thương hiệu vàng
duy nhất trực thuộc NHNN quản lý nên lợi nhuận hình thành từ chênh lệch giá
vàng nội địa và quốc tế sẽ hạch toán hoàn toàn về ngân sách NN. Đồng thời
SJC là vàng miếng thuộc dự trữ ngoại hối nên khi có những biến động bất
thường giá vàng ảnh hưởng tiêu cực ổn định vĩ mô thì NHNN có thể sử dụng
vàng trong dự trữ ngoại hối để can thiệp kịp thời.
- Thống nhất 1 thương hiệu vàng giúp việc nhận diện dễ dàng, quyền lợi người dân
được đảm bảo. Đồng thời NHNN dễ dàng kiểm soát được chất lượng vàng miếng
lưu hành.
82
Bảng 2.2: Danh sách các thương hiệu vàng miếng bị xóa bỏ sau NĐ 24
Nguồn: Nguyễn Đức Trung (2013)
(ii) Vai trò bình ổn thị trường được NHNN đảm nhiệm
Vai trò bình ổn thị trường được Chính phủ và NHNN thực hiện một cách chặt
chẽ và xuyên suốt thông qua những chính sách cụ thể như sau: Chính phủ ban hành
Quyết định 16/2013/QĐ-TTg 04/03/2103 về việc “mua, bán vàng miếng trên thị
trường trong nước của NHNN”. Khi quyết định của Chính phủ có hiệu lực thì NHNN
đã tiếp nối ban hành Thông tư 06/2013/TT-NHNN 12/03/2013 nhằm “hướng dẫn hoạt
động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của NHNN Việt Nam”. Trong
đó hoạt động can thiệp thị trường vàng của NHNN sẽ xây dựng trên nền tảng là các
mục tiêu CSTT tại những thời kỳ khác nhau, đồng thời thống nhất chặt chẽ với các
mục tiêu kinh tế của Chính phủ. Có 2 hình thức được NHNN đưa ra là mua bán vàng
trực tiếp và mua bán vàng qua đấu thầu. NHNN sẽ tiến hành bán vàng miếng ra thông
qua 2 hình thức trên để tăng cung trên thị trường góp phần làm giảm chênh lệch giá
vàng trong nước và quốc tế. Trải qua 76 phiên đấu thầu thì cung cầu vàng trong nước
đã phần nào được cân đối, giá vàng trong nước đã được định hình có tính ổn định hơn
trước sự biến động giá vàng quốc tế. Việc NHNN đứng ra bình ổn thị trường, bán vàng
miếng bằng hình thức đấu thầu đã mang lại những kết quả tích cực như sau:
- Giảm áp lực về cầu vàng thông quá việc đảm bảo nguồn cung vàng ổn định cho các
NHTM hoàn thành tất toán trạng thái vàng thời điểm 30/06/2013 theo quy định.
83
Đồng thời tạo được trạng thái ổn định cần thiết thị trường vàng nội địa, nhu cầu vàng
người dân được đảm bảo, góp phần điều hòa cung cầu không còn tình trạng đầu cơ.
- định hình được thị trường ổn định theo cả 2 phía cung và cầu vàng, thay đổi về cơ bản
cấu trúc trúc thị trường, giúp giá vàng nội địa có xu hướng biến động ổn định hơn
nhiều so với giá vàng thế giới.
2.3.3. Những hạn chế cần khắc phục
2.3.3.1. Hạn chế trong xác định mục tiêu, hoạch định chiến lược phát triển thị trường
vàng
Thứ nhất, các cơ quan QLNN chưa có tầm nhìn dài hạn đối với thị trường vàng,
dẫn tới xây dựng chính sách luôn chậm hơn tiến trình phát triển của thị trường. Giá
vàng quốc tế luôn biến động một cách khó dự đoán cả về xu hướng lẫn biên độ và
nhanh chóng gần như ngay lập tức tác động trực tiếp đến giá vàng nội địa, các chủ thể
kinh doanh luôn phải ra quyết định nhanh chóng để thích ứng với những biến động, dó
đó dẫn tới những tác động không nhỏ đến nền kinh tế. Trước những tác động bất lợi
của vĩ mô như tỷ lệ lạm phát cao, thâm hụt BOP thì NHNN luôn phải điều chỉnh lại
chính sách QLNN đảm bảo thích ứng với thực tiễn diễn ra. Dẫn tới ảnh hưởng rất lớn
đến các chủ thể tham gia trên thị trường. Dẫn tới những khó khăn và trở ngại của các
cơ quan QLNN khi chưa từng có tiền lệ quản lý và thực tiễn thị trường có tính đặc thù
và biến động nhanh như thị trường vàng.
Thứ hai, các quy định của NHNN đều mang tính chất giải quyết tình huống cụ
thể mà chưa có quy định cụ thể định hình Chiến lược phát triển thị trường vàng hay Đề
án Phát triển thị trường vàng. Một nguyên nhân rất lớn cho hạn chế này là lượng thông
tin cho thị trường rất lớn nên việc xử lý các thông tin cho việc hoạch định, công tác dự
báo xu hướng thị trường sẽ khó khăn và cần có tính thận trọng cao.
2.3.3.2. Hạn chế trong khung pháp lý điểu chỉnh thị trường vàng
Thứ nhất, các chính sách QLNN thị trường vàng còn chưa đảm bảo được tính
toàn diện. NHNN mới ban hành các quy định về các hoạt động của thị trường vàng
như hoạt động kinh doanh vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng. Tuy nhiên NHNN lại
chưa ban hành quy định nào liên quan hoạch định tổng thể, thiết kế chi tiết và xây
dựng thị trường vàng, QLNN với thị trường vàng. Thực tiễn chứng minh để đảm bảo
mục tiêu thị trường ổn định, phát triển bền vững, NHNN ban hành chính sách QLNN
thị trường vàng nắm vai trò điều kiện tất yếu và tiên quyết.
Thứ hai, một số chính sách QLNN đối với thị trường vàng còn thiếu tính toàn
diện, cụ thể là chính sách quy định về điều kiện được cấp phép kinh doanh vàng miếng
84
đối với các TCTD và các DN kinh doanh vàng và chính sách quản lý thị trường giao
dịch. Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP, điều kiện để các TCTD và các DN kinh doanh
vàng được cấp phép kinh doanh vàng miếng mới chỉ căn cứ vào “Có vốn điều lệ từ
100 tỷ đồng trở lên. Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán
vàng từ 2 (hai) năm trở lên. Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500
(năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận
của cơ quan thuế). Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba)
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.” Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh
vàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện nên điều kiện để được cấp phép kinh doanh
vàng miếng ngoài điều kiện về năng lực tài chính, các điều kiện như đã quy định trong
Nghị định 24, còn cần có các quy định về cơ sở vật chất kỹ thuật, quy định về nhân sự
và điều kiện, thủ tục, quy trình cung cấp dịch vụ. Đồng thời, có sự không chặt chẽ
trong hệ thống các chính sách QLNN thị trường vàng, cụ thể hiện nay, NHNN chưa có
quy định nào về quản lý thị trường giao dịch như quy định về: Mô hình tổ chức thị
trường; Bộ máy quản lý điều hành thị trường; Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quản
lý; Thành viên giao dịch trên thị trường. Để đảm bảo cho thị trường vàng hoạt động
một cách ổn định và hiệu quả thì việc xây dựng khung chính sách quản lý thị trường
giao dịch là hết sức cần thiết. Khung pháp lý xử lý hành vi vi phạm pháp luật như
buôn lậu vàng còn chưa hiệu quả, chưa đảm bảo tính răn đe. Mức khung tiền phạt cho
hoạt động XNK không có giấy phép của NHNN từ 450-500 triệu đồng. Mức này
không đủ hiệu lực răn đe cần thiết do giá trị hoạt động xuất nhập khẩu vàng rất lớn,
lớn hơn rất nhiều lần mức xử phạt.
Thứ ba, các quy định pháp lý đến hoạt động thị trường vàng chưa thống nhất
với quy định pháp luật khác. Cụ thể là theo Nguyễn Thanh Huyền (2015) tại nghị định
24/2012/NĐ-CP Điều 4 “Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng
nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.”, tuy nhiên tại
Điều 33 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành
nghề mà pháp luật không cấm”. Mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh (ngoài 7 ngành,
nghề bị cấm đấu tư, kinh doanh theo quy định tại Điều 6 “Ngành, nghề cấm đầu tư
kinh doanh”, Luật Đầu tư năm 2014, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2016). Do đó khi
Hiến pháp 2013 và Luật Đầu tư ban hành thì hình thức Nhà nước độc quyền không
còn tồn tại, hình thức được ghi nhận chỉ 1 trong 2 trường hợp: tự do kinh doanh hoặc
đáp ứng theo điều kiện kinh doanh tại tại Điều 7 “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện, Luật Đầu tư năm 2014, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2016”. Đồng thời
Nguyễn Thanh Huyền (2015) đã chỉ ra có sự phân biệt giữa hoạt động huy động vốn
85
để kinh doanh vốn với huy động vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Trong đó hoạt
động đầu tiên phải là đối tượng điều chỉnh về điều kiện kinh doanh, hoạt động sau
không thuộc đối tượng điều chỉnh.
Thứ tư, tính ổn định của chính sách QLNN thị trường vàng chưa cao. Trong
thời kỳ từ 2007 đến nay, NHNN đã có nhiều thay đổi chính sách QLNN ban hành, một
số chính sách được ban hành chỉ mang tính thời điểm, cụ thể như sau: sự thay đổi
trong quản lý hoạt động huy động vốn và cho vay vốn bằng vàng. Theo Quyết định số
432/2000/QĐ-NHNN1 03/10/2000 “TCTD sử dụng nguồn vốn huy động bằng vàng để
cho vay bằng vàng. Trường hợp TCTD chuyển đổi nguồn vốn huy động bằng vàng
thành nguồn vốn bằng tiền thì nguồn vốn chuyển đổi thành tiền không được vượt quá
30% nguồn vốn huy động bằng vàng.” Đến năm 2008, nhận thấy đuợc những bất cập
của chính sách, NHNN đã liên tục ban hành các Thông tư để chấm dứt hoạt động này,
cụ thể:
(i) Thông tư 22/2010/TT-NHNN 29/10/2010 quy định TCTD chỉ được “cho
vay vốn bằng vàng để sản xuất (chế tác) và kinh doanh vàng trang sức
(không đuợc cho vay để sản xuất, kinh doanh vàng miếng); TCTD không
đuợc chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành VND; đối với số vốn bằng
vàng đã chuyển đổi thành tiền phải giảm dần và tất toán chậm chất ngày
30/06/2011”;
(ii) Thông tư 11/2011/TT-NHNN 29/04/2011 quy định “các TCTD không đuợc
tiếp tục thực hiện cho vay vốn bằng vàng và gửi vàng tại các TCTD khác;
chỉ đuợc phát hành các chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng khi
vàng tồn quỹ và thu nợ không đủ để chi trả; việc phát hành chứng chỉ phải
chấm dứt ngày 01/05/2012”;
(iii) Thông tư 12/2012/TT/NHNN 27/04/2012 “Việc phát hành chứng chỉ ngắn
hạn bằng vàng của tổ chức tín dụng chấm dứt vào ngày 25/11/2012”
Qua đây, có thể cho thấy, chính sách QLNN đối với chấm dứt huy động, cho
vay vốn bằng vàng mang tính tình thế, thời điểm. Việc này đã có ảnh huởng không
nhỏ đến hoạt động của các NHTM, gây ra thua lỗ không nhỏ về mặt tài chính cho các
NHTM. Do vậy cơ quan QLNN thường xuyên phải cập nhật lại chính sá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_thi_truong_vang_tai_viet_na.pdf