Luận án Quản lý nhà nước về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam hiện nay

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN .10

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.10

1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .15

1.3. Đánh giá về các công trình nghiên cứu.19

1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án.21

1.5. Giả thuyết nghiên cứu .22

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ

ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN Ở VIỆT NAM .24

2.1. Khái niệm, vai trò của quản lý nhà nước về địa giới hành chính cấp huyện 24

2.2. Chủ thể, nội dung quản lý nhà nước về địa giới hành chính cấp huyện .26

2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về địa giới hành chính

cấp huyện.48

2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về địa giới hành chính ở một số quốc gia

trên thế giới .55

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ ĐỊA GIỚI

HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN Ở VIỆT NAM.66

3.1. Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước về địa giới hành chính cấp

huyện .66

3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về địa giới hành chính cấp huyện ở nước ta .69

3.3. Quản lý trên thực địa các mốc giới xác định địa giới hành chính cấp huyện .84

3.4. Thực trạng giải quyết tranh chấp về địa giới hành chính cấp huyện .84

3.5. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về địa giới hành chính cấp huyện.97

Chương 4: PHưƠNG HưỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN Ở

VIỆT NAM.109

pdf157 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HN-72 ở các tỷ lệ từ 1/2.000 đến 1/50.000; bản đồ được xuất bản từ những năm 1990 trở về trước, một số vùng núi cao đặc biệt là phía Bắc địa hình thể hiện dạng vẽ nháp, tiếp biên không khớp, nội dung bản đồ không phù hợp với hiện trạng quản lý. Dữ liệu số hóa bản đồ ĐGHC các cấp được lập theo Chỉ thị 364-CT đã được Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) số hóa và đưa vào quản lý trên hệ thống máy tính ở hệ tọa độ HN-72 chưa được chuyển sang hệ tọa độ VN-2000, riêng phần xây dựng cơ sơ dữ liệu ĐGHC tại thời điểm đó chưa được thực hiện theo quy định quy chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. 3.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về địa giới hành chính cấp huyện ở nƣớc ta Việc quản lý ĐGHC hiện nay đã đi vào nền nếp, hiện đại hóa. Thực hiện Hiến pháp năm 1992 về phân chia các ĐVHC của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để xác định rõ phạm vi quản lý theo địa bàn lãnh thổ giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giữa các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và giữa các xã, phường, thị trấn trên đất liền và trên biển. Đảm bảo khép kín đường ĐGHC các cấp và thống nhất với đường biên giới quốc gia. Ngày 02/5/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 513/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Dự án "Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ ĐGHC và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính" nhằm mục đích xây dựng Bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC và cơ sở dữ liệu về ĐGHC các cấp đảm bảo tính khoa học, đầy đủ, chính xác pháp lý và thống nhất làm cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nhà nước về ĐGHC và xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước, vùng lãnh thổ, từng địa phương. 70 Mục tiêu của Dự án là giải quyết dứt điểm các tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC các cấp do lịch sử để lại và những phát sinh mới từ những sai sót trong quá trình lập Bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp thực hiện theo Chỉ thị số 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC tỉnh, huyện, xã. Dự án cũng đề ra mục tiêu xác định rõ phạm vi quản lý theo ĐGHC các cấp đối với các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam; Đánh giá thực trạng về ĐGHC và hệ thống thông tin, tư liệu về hồ sơ, bản đồ địa giới và mốc ĐGHC các cấp làm cơ sở xác định các giải pháp về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ tổ chức triển khai thực hiện Dự án; Đảm bảo chuyển giao, áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến về đo đạc, bản đồ và xử lý thông tin, dữ liệu trong công tác xây dựng, hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính; xác định tọa độ vị trí mốc ĐGHC và xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐGHC các cấp. Dự án đặt ra nhiệm vụ thu thập, phân tích các tài liệu lịch sử, khoa học, pháp lý và khảo sát, đánh giá hiện trạng các khu vực tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC các cấp; hiện trạng khai thác, quản lý các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ về điều chỉnh địa giới, chia tách, sáp nhập, thành lập mới ĐVHC và hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp; tài liệu, bản đồ, hiệp ước phân định biên giới lãnh thổ quốc gia giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Xây dựng và báo cáo tổng quan về tình hình trên, đề xuất phương án xác định phạm vi quản lý giữa các địa phương có liên quan. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ của Dự án, theo kế hoạch của Bộ Nội vụ, cần tổ chức hội thảo khoa học, chuyên môn và các hội nghị hiệp thương, xây dựng phương án xác định ĐGHC giữa các địa phương tại khu vực tranh chấp; phạm vi quản lý các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 71 - Xác định ĐGHC trên đất liền và ranh giới quản lý hành chính trên biển theo kết quả hiệp thương, thỏa thuận giữa các địa phương hoặc theo các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Chuyển vẽ đường ĐGHC lên bộ bản đồ nền Hệ tọa độ quốc gia VN- 2000, đối soát tính thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ ĐGHC với thực tế quản lý ĐGHC của các địa phương; kiểm tra, rà soát hệ thống mốc ĐGHC trên bản đồ và thực địa, thống kê tình trạng mất, hỏng các mốc địa giới hành chính. - Đúc mốc, cắm bổ sung các mốc địa giới hành chính; khôi phục các mốc ĐGHC bị mất; sửa chữa các mốc ĐGHC bị hỏng. - Đo tọa độ và độ cao toàn bộ hệ thống mốc ĐGHC theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 bằng công nghệ định vị GPS. - Chuyển vẽ, cập nhật bổ sung đường địa giới hành chính, vị trí các mốc địa giới và các yếu tố địa lý có liên quan đến ĐGHC lên bản đồ địa giới hành chính. - Khảo sát thực địa, đối chiếu hiện trạng quản lý ĐGHC với hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính. Lập báo cáo đánh giá tổng quan về tính thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ ĐGHC với thực tế quản lý ĐGHC các cấp; đề xuất phương án cập nhật bổ sung khép kín đường ĐGHC đến biên giới quốc gia và chuyển vẽ đường biên giới quốc gia vào bản đồ địa giới hành chính. - Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC cấp xã tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000. - Thành lập Bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC cấp huyện tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000 và 1:50.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000. Riêng đối với huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa sử dụng bản đồ tỷ lệ 1:250.000 như là sơ đồ thuyết minh. - Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC cấp tỉnh tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000. - Tổ chức để Ủy ban nhân dân các cấp ký, đóng dấu xác nhận pháp lý bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp theo quy định. - Xây dựng quy trình kỹ thuật để xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính. 72 - Xây dựng hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính. - Xây dựng phần mềm ứng dụng để quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính. - Cơ sở dữ liệu về ĐGHC được cập nhật từ hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp đã được hoàn thiện, hiện đại hóa đạt bốn tính chất: Đầy đủ, chính xác, pháp lý và thống nhất. - Cơ sở dữ liệu về ĐGHC có cơ sở dữ liệu không gian là dữ liệu nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 ở dạng mở để cập nhật, bổ sung các thông tin cần thiết về ĐGHC các cấp. - Tích hợp dữ liệu về ĐGHC với dữ liệu không gian, xử lý các tồn tại phát sinh trong quá trình tích hợp dữ liệu ĐGHC với dữ liệu không gian và cập nhật vào cơ sở dữ liệu. - Tập huấn, chuyển giao công nghệ quản lý, khai thác sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu về ĐGHC đến các Bộ, ngành Trung ương có liên quan và các cấp chính quyền địa phương. - Kiểm tra nghiệm thu hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp theo quy định của Dự án. Việc xác định phạm vi quản lý theo ĐGHC đối với các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam được tính bắt đầu từ điểm phân định ĐGHC trên đất liền theo hồ sơ, bản đồ ĐGHC đã lập (tại đường mép nước trên bản đồ) đến đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam theo tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1982; đường ĐGHC được thể hiện bằng hệ thống các điểm tọa độ nối liền với nhau từ điểm đầu đến điểm cuối tạo thành đường ranh giới hành chính khép kín trên bản đồ tỷ lệ tương ứng và có thể cắm mốc địa giới tại những khu vực cần thiết (nếu địa hình cho phép). Giải pháp để hoàn chỉnh mốc ĐGHC trên thực địa là đo đạc chính xác tọa độ và độ cao toàn bộ hệ thống mốc ĐGHC bằng công nghệ định vị GPS trên Hệ tọa độ quốc gia VN-2000. Việc giải quyết các khu vực tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC do 73 liên ngành Trung ương và các địa phương có liên quan nghiên cứu, khảo sát thực tế và xây dựng phương án trình cấp có thẩm quyền giải quyết. Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về ĐGHC (các thông tin địa lý GIS); xây dựng phần mềm quản lý và sử dụng các thông tin về ĐGHC đáp ứng đầy đủ nhu cầu quản lý nhà nước ở dạng mở, dễ cập nhật, dễ bổ sung các thông tin cần thiết và dễ khai thác sử dụng. Dự án quy định về việc xây dựng hồ sơ quản lý ĐGHC các cấp gồm: 1) Các văn bản quy phạm pháp luật về xác định ĐGHC trên đất liền và ranh giới quản lý hành chính trên biển giữa các địa phương. 2) Bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC cấp xã tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và tỷ lệ 1:10.000 theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 được thể hiện đầy đủ đường địa giới, mốc địa giới, địa danh hành chính các cấp in trên giấy có ký xác nhận của các ĐVHC liền kề làm cơ sở pháp lý đưa vào quản lý, sử dụng và nộp lưu trữ quốc gia; 3) Bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC cấp huyện, tỉnh 1:10.000, 1:25.000 và 1:50.000 theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 được thể hiện đầy đủ đường địa giới, địa danh hành chính các cấp, mốc địa giới, in trên giấy có ký xác nhận của các ĐVHC liền kề làm cơ sở pháp lý đưa vào quản lý, sử dụng và nộp lưu trữ quốc gia. Riêng đối với huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa sử dụng bản đồ tỷ lệ 1:250.000 như là sơ đồ thuyết minh; 4) Hệ thống mốc ĐGHC các cấp; giá trị tọa độ và độ cao các mốc ĐGHC được đo đạc bằng công nghệ định vị vệ tinh (GPS) theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và thống nhất với hệ thống tọa độ của bản đồ được ghi trên đĩa CD ROM; 5) Bộ bản đồ ĐGHC các cấp được thể hiện đầy đủ đường ĐGHC các cấp, mốc địa giới, đường biên giới quốc gia (nếu có) trên nền bản đồ địa hình Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 dạng file số phục vụ cho quản lý, cập nhật và khai thác sử dụng; 6) Hệ thống cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính, địa danh hành chính; vị trí và tên mốc địa giới hành chính; đường biên giới quốc gia (nếu có); các thông tin có liên quan khác theo yêu cầu quản lý nhà nước về ĐGHC (hệ thống thông tin địa lý GIS) ở dạng mở, dễ bổ sung cập nhật; phần mềm quản lý, tra cứu và sử dụng các thông tin về ĐGHC các cấp. 74 Dự án đã quy định rõ trách nhiệm của các bộ có liên quan trong việc xác định, cắm mốc và quản lý mốc giới giữa các đơn vị hành chính, trong đó ĐGHC cấp huyện. Theo quy định, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn triển khai thực hiện Dự án và thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán các hạng mục công việc của các địa phương để thực hiện Dự án và thẩm định, nghiệm thu các sản phẩm của Dự án; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương liên quan nghiên cứu, khảo sát, xây dựng phương án trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC cấp tỉnh; giải quyết những điểm có sự không thống nhất giữa ranh giới hiện trạng quản lý với ranh giới trên hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính; xác định phạm vi quản lý theo ĐGHC đối với các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn triển khai thực hiện nhiệm vụ của Dự án; Mua sắm trang thiết bị phần cứng, phần mềm phục vụ cho việc quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu ĐGHC các cấp. Bộ Tài nguyên và Môi trường được giáo nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, có nhiệm vụ: Cung cấp bản đồ nền địa hình Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 làm cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện Dự án; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương liên quan xác định đoạn đường ĐGHC chưa khép kín đến biên giới quốc gia; xác định các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam; Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương liên quan nghiên cứu, khảo sát, xây dựng phương án giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC các cấp; giải quyết những điểm có sự không thống nhất giữa ranh giới hiện trạng quản lý với ranh giới trên hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn kỹ thuật xác định đường địa giới, lập hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính; Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Ngoại giao, Nội vụ, Quốc phòng, Công an và các địa phương thực hiện chuyển vẽ đường biên giới quốc 75 gia; đường ĐGHC lên bộ bản đồ ĐGHC Hệ tọa độ quốc gia VN-2000; xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐGHC và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu ĐGHC các cấp; Phối hợp với Bộ Nội vụ thẩm định, phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - dự toán cụ thể cho các hạng mục công việc của các địa phương phù hợp theo tiến độ thực hiện Dự án; thẩm định, nghiệm thu các sản phẩm của Dự án; Chủ trì việc kiểm tra nghiệm thu, đánh giá chất lượng các sản phẩm của Dự án theo Quy chuẩn kỹ thuật thành lập hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp và theo yêu cầu của Dự án; Mua sắm trang thiết bị phần cứng, phần mềm phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu ĐGHC các cấp; Chủ trì tập huấn, chuyển giao công nghệ quản lý, khai thác sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu về ĐGHC đến các Bộ, ngành Trung ương và các cấp chính quyền địa phương. Trong việc quản lý nhà nước về địa giới hành chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí kế hoạch ngân sách hàng năm để đảm bảo tiến độ thực hiện Dự án; Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng và quyết toán kinh phí của Dự án theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước. Chính quyền địa phương, cụ thể là Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và dự toán chi tiết kinh phí đảm bảo nhiệm vụ triển khai thực hiện Dự án ở địa phương theo tiến độ kế hoạch hàng năm. Ủy ban Nhân dân các tỉnh cũng có nhiệm vụ lập thiết kế kỹ thuật - dự toán cụ thể cho các hạng mục công việc của địa phương phù hợp theo tiến độ thực hiện Dự án trình Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét; phê duyệt. Ủy ban Nhân dân các tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương liên quan tổ chức hội nghị hiệp thương, thỏa thuận ranh giới hành chính tại các phu vực tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC các cấp; giải quyết những điểm có sự không thống nhất giữa ranh giới hiện trạng quản lý với ranh giới trên hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính; xác định đoạn đường ĐGHC khép kín đến biên giới quốc gia; xác định phạm vi quản lý theo 76 ĐGHC đối với các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam. Để phân định ranh giới hành chính giữa các huyện, cần phải làm các cột mốc địa giới hành chính. Các cột mốc này được quy định trong văn bản của của Chính phủ. Các mốc giới cần đúc bê tông, chắc chắn, và chôn mốc ở vị trí theo quy định. Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện việc đúc mốc, chôn mốc, đo tọa độ mốc, vẽ sơ đồ vị trí mốc ĐGHC và lập hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp ở địa phương. Sau khi chôn mốc, Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị ký kết pháp lý bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp đối với các ĐVHC thuộc địa phương và các ĐVHC giáp ranh. (Mốc ĐGHC tại thực địa đảm bảo theo quy định kỹ thuật tại Thông tư số 48/2014/TT- BTNMT ngày 22/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng đạt yêu cầu, đảm bảo về quy cách đúc, kích thước mốc và hình thức ghi chú trên mặt mốc.) Bộ Nội vụ đã triển khai thực hiện Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ ĐGHC và xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐGHC với việc ban hành Quyểt định số 785/QĐ-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Bộ Nội vụ là cơ quan chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc 77 phòng, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông. đại điện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường. Bộ Nội vụ thành lập Ban quản lý Dự án giúp Lãnh đạo Bộ và Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án của Bộ Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ quản lý Để thực hiện Dự án, Bộ Nội vụ đã tổ chức các lớp tập huấn: Đối với các Bộ, cơ quan Trung ương: đại diện lãnh đạo, chuyên viên đơn vị chuyên môn có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý ĐGHC và đo đạc, bản đồ (mỗi Bộ, cơ quan Trung ương mời 02 công chức); Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: đại diện lãnh đạo, chuyên viên Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường (mỗi đơn vị mời 02 công chức); Đối với các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: đại diện lãnh đạo, chuyên viên Phòng Nội vụ, Phòng Tài nguyên và Môi trường (mỗi đơn vị mời 02 công chức); Đối với các xã, phường, thị trấn, gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân, công chức địa chính và Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng Tổ dân phố. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai việc xác định rõ ĐGHC dưới cấp tỉnh. Các địa phương xây dựng kế hoạch về quản lý ĐGHC cấp huyện theo các bước được quy định thống nhất trong Quyết định 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ Tướng Chính phủ và Dự án của Bộ Nội vụ. Thí dụ, để triển khai thực hiện dự án về địa giới hành chính, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng nai đã triển khai thực hiện Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ ĐGHC và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” và Quyết định số 785/QĐ-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ ĐGHC và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” giai đoạn 2012 - 2015; Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ ĐGHC và xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐGHC các cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai: Xây dựng bộ hồ sơ, bản đồ 78 ĐGHC cấp tỉnh, huyện, xã mang tính hiện đại theo Hệ tọa độ Quốc gia VN- 2000; xác định phạm vi quản lý theo ĐVHC của tỉnh Đồng Nai với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác có liên quan, giữa các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trong tỉnh Đồng Nai đảm bảo tính khoa học, đầy đủ, chính xác, pháp lý và thống nhất làm cơ sở pháp lý trong công tác quản lý Nhà nước về ĐGHC và xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai có kế hoạch giải quyết dứt điểm các tồn tại, chưa thống nhất có liên quan đến ĐGHC cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được điều chỉnh, chia tách, sáp nhập và thành lập mới theo nghị quyết của Quốc hội, nghị định và nghị quyết của Chính phủ, những bất cập chưa hợp lý trong quá trình lập bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp theo Chỉ thị 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (sau đây viết tắt là Chỉ thị 364-CT) và những tác động trong quá trình đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội đã phá vỡ đường ranh giới hành chính giữa các địa phương. Để làm việc đó cần đánh giá thực trạng về ĐGHC và hệ thống thông tin, tư liệu về hồ sơ, bản đồ địa giới và mốc ĐGHC các cấp, làm cơ sở xác định các giải pháp về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ để thực hiện Dự án; đảm bảo áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến về đo đạc, bản đồ và xử lý thông tin, dữ liệu trong quá trình xây dựng hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp; xác định tọa độ vị trí cột mốc và xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐGHC các cấp tỉnh Đồng Nai quản lý theo hướng hiện đại bằng công nghệ tin học. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án ở tỉnh, thành phần gồm có: Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh - Trưởng ban; đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ làm Phó Trưởng ban Thường trực; đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính làm Phó Trưởng ban và các Ủy viên gồm: Đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Lãnh đạo Phòng Xây dựng Chính quyền - Sở Nội vụ - Thư ký Ban Chỉ đạo. Tiếp tục kiến nghị Quốc 79 hội, Chính phủ xem xét giải quyết dứt điểm tuyến ĐGHC liên quan giữa tỉnh Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh tại khu vực Cù lao Gò Gia; rà soát, phân tích, khảo sát, đánh giá thực trạng tuyến ĐGHC các cấp được xác định theo nghị quyết của Quốc hội, nghị định và nghị quyết của Chính phủ, những bất cập, tồn tại trong quá trình xác lập bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC theo Chỉ thị 364-CT và các trường hợp đường ĐGHC giữa các địa phương bị phá vỡ, biến dạng do tác động của quá trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh đã kiểm tra tính thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ ĐGHC với thực tế quản lý ĐGHC của các địa phương tại thực địa; kiểm tra, rà soát, hệ thống mốc địa giới trên bản đồ với thực địa, thống kê số lượng mốc ĐGHC bị mất, hư hỏng; Kết hợp việc điều chỉnh, chia tách, nâng cấp, thành lập mới bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai làm cơ sở để hoàn thiện, hiện đại hóa bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC và xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐGHC các cấp. Tỉnh tiến hành đúc mốc, cắm mốc bổ sung, điều chỉnh; khôi phục các mốc ĐGHC bị mất; sửa chữa các mốc ĐGHC bị hư hỏng; đo tọa độ và độ cao mốc địa giới hành chính. Sau khi hoàn thành công việc tỉnh đã kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 06/2006/TTLT-BTNMT- BNV-BNG-BQP ngày 13/6/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng hướng dẫn quản lý công tác đo đạc và bản đồ về ĐGHC và biên giới Quốc gia; Quyết định số 12/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phân định ĐGHC và lập hồ sơ ĐGHC các cấp; Bàn giao hồ sơ, bản đồ ĐGHC cho các cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các xã, phường, thị trấn để đưa vào quản lý theo quy định tại Nghị định số 119/CP ngày 16/9/1994 của Chính phủ; Cài đặt phần mềm ứng dụng quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính. Tỉnh hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức kiểm tra, rà soát, thống kê, báo cáo các tuyến ĐGHC cấp huyện, cấp xã hiện nay chưa hợp lý 80 giữa hồ sơ và bản đồ ĐGHC với thực địa, ĐGHC và thực tế quản lý ĐGHC của địa phương; đồng thời kiểm tra, thống kê toàn bộ số mốc ĐGHC cấp tỉnh, huyện, xã hiện đang quản lý để có kế hoạch khắc phục theo quy định; Phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và địa phương liên quan nghiên cứu khảo sát thực tế và đề xuất phương án giải quyết khu vực cần khảo sát kỹ; Xây dựng kế hoạch làm việc với UBND cấp huyện, cấp xã và các đơn vị có liên quan để thống nhất phương án xử lý tuyến ĐGHC hiện tại chưa hợp lý; Tổ chức Hội nghị hiệp thương, thỏa thuận giữa các địa phương liên quan đối với phương án xác lập tính thống nhất của đường địa giới hành chính, hệ thống các mốc đã thể hiện trên hồ sơ, bản đồ ĐGHC đã lập theo Chỉ thị 364-CT với thực địa và thực tế quản lý địa giới hành chính; Đúc mốc; cắm mốc bổ sung, điều chỉnh; khôi phục lại các mốc ĐGHC bị mất; sửa chữa các mốc ĐGHC bị hư hỏng. Ủy ban Nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ ĐGHC và xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐGHC tỉnh. Ủy ban Nhân dân tỉnh giao cho Sở Nội vụ tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án của tỉnh; chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn triển khai thực hiện Dự án; Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng Thiết kế kỹ thuật - Dự toán cụ thể cho các hạng mục công việc của Dự án báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt; Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên qua n kiểm tra, thống nhất giữa đường ranh giới, mốc địa giới trên thực địa và tổ chức hội nghị hiệp thương, thỏa thuận phương án xác định ĐGHC giữa các huyện; Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ ĐGHC trên địa bàn toàn tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thành lập Tổ chuyên viên giúp việc cấp huyện để thực hiện công tác kiểm tra và nghiệm thu hồ sơ ĐGHC của cấp huyện và cấp xã. 81 Kết quả thực hiện Chỉ thị số 364-CT (theo báo cáo tổng kết công tác quản lý ĐGHC của các huyện, quận thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) được xây dựng thành bộ hồ sơ để quản lý, trong đó hồ sơ, bản đồ ĐGHC cấp huyện có 568 bộ. Công tác lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ và mốc ĐGHC các cấp đã được nghiệm thu và đưa vào quản lý, sử dụng Kết quả lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ và mốc ĐGHC các huyện có 139 bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính. Sau khi có quyết định của cơ quan có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_dia_gioi_hanh_chinh_cap_huyen_o.pdf
Tài liệu liên quan