Agribank là NHTM chủ lực cho vay phát triển nông nghiệp - nông thôn
(NNNT) và hộ nông dân, đóng vai trò hàng đầu thực hiện chính sách tam nông,
chương trình xây dựng nông thôn mới của Đảng và Chính phủ.
Agribank đóng vai trò là công cụ để Nhà nước thực hiện nhiều chương
trình tín dụng quan trọng thúc đẩy phát triển nhiều lĩnh vực theo định hướng ưu
tiên của Chính phủ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế NNNT, tạo việc làm
cho người nông dân với thu nhập ngày càng ổn định.
Hoạt động tín dụng của Agribank góp phần đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở
nông thôn, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, góp phần làm thay đổi bộ
mặt nhiều vùng nông thôn.
25 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý rủi ro tín dụng ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chiến lược, chính sách và các quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng
nhằm đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất mà ngân hàng
có thể chấp nhận được.
1.2.2. Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.2.1. Quản lý rủi ro tín dụng bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền
vững của ngân hàng thương mại
1.2.2.2. Mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng ngày càng gia tăng
6
1.2.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng
Trong phần này luận án trình bày những vấn đề cơ bản về xây dựng chiến
lược, chính sách và quy trình quản lý RRTD; nhận biết, phân tích và đo lường
RRTD; chấp nhận, giảm nhẹ và từ chối; quản lý và kiểm soát RRTD; hoàn
thiện chiến lược, chính sách và quy trình tín dụng.
1.2.4. Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II.
1.2.5. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng
1.2.5.1. Khái niệm
Mô hình quản lý RRTD chính là hệ thống các mô hình bao gồm: Mô hình
tổ chức quản lý rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro. Về
Mô hình quản lý RRTD tập trung: Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập
giữa 3 chức năng: Quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp.
1.2.5.2. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung
1.2.5.3. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán
Mô hình này chưa có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng:
Quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp.
1.2.5.4. Một số mô hình phân tích đánh giá rủi ro tín dụng
1.2.6. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của ngân
hàng thương mại
1.2.6.1. Các chỉ tiêu định lượng:
Nhóm chất luợng hoạt động chung: Chỉ tiêu 1: Dư nợ và tốc độ tăng
trưởng dư nợ tín dụng cho vay khách hàng; chỉ tiêu 2: Tỷ lệ dư nợ tín dụng có
khả năng sinh lời; chỉ tiêu 3: Chấp hành, thực hiện chính sách, chế độ về hoạt
động cho vay.
Nhóm chỉ tiêu an toàn sử dụng vốn: Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nợ quá hạn; chỉ tiêu
2: Tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín
dụng của TCTD.
Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận trong hoạt động cho vay: Chỉ tiêu 1: Lợi nhuận
gộp cho vay; chỉ tiêu 2: Lợi nhuận ròng trước thuế; chỉ tiêu 3: Lợi nhuận ròng
sau thuế; chỉ tiêu 4: Chênh lệch giữa lãi suất đầu ra, đầu vào lĩnh vực tín dụng;
chỉ tiêu 5: Tỷ lệ thu lãi cho vay.
7
1.2.6.2. Các chỉ tiêu định tính đánh giá chất lượng quản lý rủi ro tín
dụng của ngân hàng thương mại
Đối với khách hàng vay vốn; đối với nền kinh tế; đối với ngân hàng:
1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng
Nhân tố cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản lý RRTD của NHTM;
nhân tố con người; nhân tố công nghệ.
1.2.8. Phương pháp đánh giá chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của
ngân hàng thương mại
Nếu như quản lý RRTD đóng vai trò sống còn đối với NHTM thì việc
đánh giá được hiệu quả trong hoạt động quản lý RRTD của một NHTM còn là
vấn đề quan trọng hơn. NHTM không chỉ nhận thức vai trò của quản lý RRTD
mà còn phải biết cách xây dựng một hệ thống quản lý RRTD đáp ứng được các
mục tiêu đề ra.
1.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số nước trên thế
giới và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý rủi ro
tín dụng
1.3.1.1. Kinh nghiệm từ ING về hệ thống quản lý và chính sách quản lý
tín dụng
Thẩm quyền của bộ phận rủi ro còn thể hiện việc tham gia vào Hội đồng
tín dụng. Các NHTM đều quy định Hội đồng tín dụng ở mọi cấp đều phải có
thành viên từ bộ phận rủi ro. Nguyên tắc số thành viên rủi ro phải chiếm 1/2
thành viên Hội đồng tín dụng.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan về xây dựng chiến lược và chính
sách tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp, nông thôn và HTX tín dụng ở
Thái Lan (BAAC)
1.3.1.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng nhân dân Indonesia (BRI) về
quản lý và kiểm soát hoạt động tín dụng
1.3.1.4. Kinh nghiệm của Ngân hàng nông nghiệp Malaysia (BPM) về
xây dựng chiến lược và chính sách hoạt động tín dụng
8
1.3.1.5. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ
Mô hình quản lý RRTD theo thông lệ tốt bao gồm các nội dung chính: 1.
Thiết lập bộ máy tổ chức chịu trách nhiệm quản trị rủi ro; 2. Xây dựng các tuyến
quyền hạn; 3. Phân quyền; 4. Đánh giá tính hiệu quả; 5. Thiết lập và duy trì các
hạn mức rủi ro; 6. Bảo đảm tính liên tục.
1.3.1.6. Thực tiễn áp dụng Basel II trong quản lý rủi ro tín dụng tại
châu Á
1.3.2. Bài học đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam và Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
1.3.2.1. Bài học về xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình tín dụng,
quản lý hoạt động cho vay
Một là, cần xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình tín dụng, quản lý
hoạt động cho vay một cách chặt chẽ, khoa học, nhưng phải phù hợp với thực tế.
Hai là, trong quản lý, điều hành hoạt động tín dụng, nên áp dụng lãi suất
linh hoạt, tạo điều kiện cho khách hàng tính toán lựa chọn hình thức vay có hiệu
quả nhất.
Ba là, thường xuyên tăng cường kiểm soát rủi ro để đảm bảo toàn bộ hệ
thống ngân hàng luôn thực hiện cho vay đúng quy trình tín dụng.
Bốn là, để chủ động kiểm soát rủi ro, phòng ngừa rủi ro thì các ngân hàng
phải thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng
cao năng lực đánh giá, phân tích tài chính, thẩm định dự án đầu tư cho cán bộ
tín dụng.
Năm là, phải sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ khi thực hiện việc
phân loại rủi ro.
1.3.2.2. Bài học chấp nhận và xử lý rủi ro tín dụng
Một là, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các tổ chức mua bán nợ,
kinh doanh rủi ro.
Hai là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý RRTD.
Ba là, thực hiện đổi mới dần đi đến cải tổ toàn diện năng lực quản lý RRTD.
Bốn là, xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của NHTM.
9
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam
Bảng 2.1. Tổng quan các chỉ tiêu chủ yếu của Agribank
giai đoạn 2009 - 2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
Một số chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014
CAR 6.02% 6.09% 7.90% 9.49% 9.12% 8.83%
Tỷ lệ khả năng chi
trả ngay
10% 10% 12.04% 16.94% 16.53% 20.26%
Tỷ lệ sử dụng vốn
ngắn hạn cho vay
trung, dài hạn
25% 26% 25.00% 21.00% 24.51% 28.12%
Tổng tài sản 480.937 519.758 556.555 602.452 683.916 762,869
Vốn tự có 22,176 29,340 39,992 42,071 44,278 44,194
Lợi nhuận sau thuế 3,033.42 2,871.50 3,888.08 3,259.70 2,294.4 2,540.0
ROE 15.62% 10.53% 11.06% 8.10% 5.16% 1.69%
ROA 0.70% 0.58% 0.72% 0.56% 0.35% 0.10%
2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam
2.2.1. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng
10
Hình 2.1. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank
2.2.2. Hệ thống chính sách và quy trình quản lý rủi ro tín dụng của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Hình 2.2. Quy trình thực hiện chấm điểm đối với khách hàng là tổ chức
Khách hàng
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Bộ chỉ tiêu xác định quy mô Doanh nghiệp
Bộ chỉ tiêu tài
chính
Bộ chỉ tiêu phi tài chính
Điểm
tài chính
Điểm phi
tài chính
Báo cáo
tài chính
Loại hình
Doanh nghiệp
Tổng điểm và xếp hạng (10 hạng)
TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH
CÁC BAN
TÍN DỤNG
BAN KIỂM TRA
KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TT PHÒNG NGỪA &
XLRR
CÁC CHI NHÁNH LOẠI 1, 2
11
Luận án cũng đã nêu rõ thực trạng: Chính sách và quy trình tín dụng;
chính sách và quy trình phê duyệt tín dụng; phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín
dụng; hạn mức tín dụng đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng liên
quan; quy chế tín dụng đối với khách hàng.
2.2.3. Nhận biết và phân tích đo lường rủi ro tín dụng
2.2.3.1. Thông qua hoạt động phân loại nợ vay của khách hàng
Bảng 2.2. Diễn biến nợ xấu qua các năm của Agribank
giai đoạn 2008 - 2011
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Năm
2009 2010 2011 Chỉ tiêu
Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ
Tỷ trọng
(%) Dư nợ
Tỷ trọng
(%)
Nợ trong hạn 349.638 97,42 405.755 96,31 422.448 93.9
Nợ xấu 9.266 2,58 15.576 3,69 27.446 6.1
Tổng cộng 358.904 100% 421.331 100% 449.894 100%
Bảng 2.3. Diễn biến nợ xấu qua các năm của Agribank
giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Năm
2012 2013 2014 Chỉ tiêu
Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ
Tỷ trọng
(%) Dư nợ
Tỷ trọng
(%)
Nợ trong hạn 453.369 94.36 530.214 95.29 577.782 94,45
Nợ xấu 27.083 6.44 26.207 4.71 27.542 4,55
Tổng cộng 480.452 100% 556,421 100% 605.324 100%
2.2.3.2. Thông qua quản lý tài sản bảo đảm tiền vay
2.2.4. Chấp nhận giảm nhẹ và từ chối rủi ro tín dụng
2.2.4.1. Cơ cấu lại nợ cho khách hàng
2.2.4.2. Chủ động bán nợ xấu trong quản lý rủi ro tín dụng
2.2.4.3. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
12
Bảng 2.4. Kết quả trích lập và xử lý dự phòng rủi ro tín dụng
của Agribank giai đoạn 2009 - 2014
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Tiêu chí
2009 2010 2011 2012 2013 2014
Số đã trích lập DPRR 4.055 6.500 10.471 9.824 9.096 8.438
Xử lý rủi ro (XLRR) 4.110 2.295 2.559 5.929 7.822 9.335
Thu nợ sau khi XLRR 4.012 2.835 2.066 2.229 2.876 2.623
2.2.4.4. Thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro
2.2.5. Quản lý và kiểm soát hoạt động tín dụng
2.2.6. Quản lý tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng từ kết quả khảo
sát trường hợp điển hình tại một số chi nhánh Agribank
2.2.6.1. Trường hợp điển hình tại Agribank - chi nhánh Cầu Giấy cho
vay vượt quyền phán quyết cấp tín dụng đối với khách hàng
2.2.6.2. Trường hợp điển hình tại Agribank - chi nhánh Quảng Ngãi về
thiếu trách nhiệm của cán bộ tín dụng để khách hàng lừa đảo vay vốn
2.2.6.3. Trường hợp điển hình tại Agribank - chi nhánh TP. Đà Nẵng
có những vi phạm về thẩm định tài chính khách hàng vay vốn
2.2.6.4. Trường hợp điển hình tại Agribank - chi nhánh Ninh Thuận
không kiểm tra giám sát khách hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích
2.2.6.5. Trường hợp điển hình tại Agribank - chi nhánh Cần Thơ
không tuân thủ quy định cho vay và đảm bảo tiền vay
2.2.6.6. Bài học cần rút ra về quản lý rủi ro tín dụng từ các vụ việc
nêu trên
Cần quan tâm đúng mức đến công tác thẩm định; chỉ nhận hàng hoá luân
chuyển làm tài sản bảo đảm (TSBĐ) khi có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với
tài sản; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát khách hàng vay vốn để kịp thời
nắm bắt thông tin và ứng phó trước những tình huống bất lợi xảy ra cho
Agribank; cần thận trọng cho vay khi khách hàng thực hiện các phương án kinh
13
doanh quy mô quá lớn so với năng lực tài chính; không cho vay đối tượng ngoài
phạm vi giấy phép kinh doanh.
2.2.7. Quản lý tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng thông qua hoạt
động giao dịch vay vốn với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Để quản lý rủi ro thanh khoản, góp phần quản lý hiệu quả RRTD, chủ
động nguồn vốn để cho vay và đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng.
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
2.3.1. Ưu điểm
2.3.1.1. Đối với Kinh tế - Xã hội
Agribank là NHTM chủ lực cho vay phát triển nông nghiệp - nông thôn
(NNNT) và hộ nông dân, đóng vai trò hàng đầu thực hiện chính sách tam nông,
chương trình xây dựng nông thôn mới của Đảng và Chính phủ.
Agribank đóng vai trò là công cụ để Nhà nước thực hiện nhiều chương
trình tín dụng quan trọng thúc đẩy phát triển nhiều lĩnh vực theo định hướng ưu
tiên của Chính phủ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế NNNT, tạo việc làm
cho người nông dân với thu nhập ngày càng ổn định.
Hoạt động tín dụng của Agribank góp phần đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở
nông thôn, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, góp phần làm thay đổi bộ
mặt nhiều vùng nông thôn.
2.3.1.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam
Chất lượng tín dụng vẫn được kiềm chế, nợ xấu vẫn ở mức dưới 5% trong
phạm vi an toàn theo thông lệ quốc tế và theo quy định của NHNN, về cơ bản
vẫn đảm bảo được uy tín trên thị trường, đảm bảo năng lực cạnh tranh, bản đảm
bảo được các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN và thông lệ quốc tế.
Về chỉ đạo hoạt động tín dụng của Hội đồng thành viên (HĐTV) và Ban
điều hành: Thường xuyên chỉ đạo các chi nhánh xây dựng mục tiêu, phương án
kế hoạch tín dụng hàng năm và tổ chức bảo vệ kế hoạch tín dụng, kế hoạch thu
hồi nợ xấu, nợ đã XLRR mỗi năm đến từng chi nhánh.
Về chỉ đạo công tác xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR của Ban điều
hành: Thường xuyên chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp tháo gỡ
khó khăn cho khách hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN; ban hành các cơ
14
chế, chính sách về xử lý nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn tại
Agribank (cho vay mới, cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi tiền vay),...
2.3.2. Những hạn chế
2.3.2.1. Tỷ lệ nợ xấu trên bảng cân đối có giảm và nằm trong giới hạn
an toàn, nhưng thực chất nợ xấu còn cao, còn tiềm ẩn lớn, ảnh hưởng lớn
đến tình hình tài chính và uy tín của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam
Bảng 2.5. Tỷ lệ nợ xấu chung và tỷ lệ nơ xấu cho vay hộ sản xuất
của Agribank giai đoạn 2009 - 2014
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Nợ xấu chung 2.60% 3.80% 6.10% 5.80% 4.68% 4.55%
Nợ xấu cho vay hộ sản xuất 1,49% 1,58% 1,61% 1,54% 1,51% 1,43%
2.3.2.2. Nhiều vụ việc vi phạm về hoạt động tín dụng tiếp tục được phát
hiện, nhiều khoản nợ xấu và nợ có nguy cơ mất vốn tiếp tục bộc lộ
2.3.2.3. Nguồn vốn không ngừng tăng trưởng nhưng không đồng đều
giữa các vùng tạo nên một số khó khăn trong thực hiện chiến lược quản lý rủi ro
tín dụng hướng đồng vốn đến các khu vực tiềm năng
2.3.2.4. Khối lượng vốn tín dụng đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn
tuy chiếm tỷ trọng khá nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay của
khách hàng
2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Về phía Trụ sở chính của Agribank: Việc ban hành các cơ chế, chính
sách về hoạt động tín dụng còn chậm, chưa đồng bộ; hiệu quả công tác thanh
tra, giám sát hoạt động tín dụng của Trụ sở chính cũng như tại chi nhánh chưa
cao; chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý; kết quả triển khai các giải
pháp, biện pháp xử lý nợ xấu chậm, chưa quyết liệt trong việc xử lý thu hồi nợ
xấu, nợ đã XLRR; mô hình quản lý RRTD chưa phù hợp với quy mô tín dụng.
Về phía các chi nhánh của Agribank: Một số chi nhánh chưa thực sự chủ
động và quyết liệt trong việc xử lý nợ xấu, nợ đã XLRR; một số chi nhánh chưa
chủ động xây dựng các giải pháp; trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ
15
quản lý, cán bộ có liên quan đến công tác tín dụng còn bộc lộ nhiều hạn chế cả
về đạo đức, năng lực và trình độ; công tác chấn chỉnh sau thanh tra, kiểm tra
chưa kịp thời; không tuân thủ quy trình tín dụng; những yếu kém về chuyên
môn nghiệp vụ; việc quản lý hạn mức và phân cấp ủy quyền chưa phù hợp; hoạt
động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh chưa hiệu quả; chấm điểm tín
dụng và xếp hạng khách hàng còn nhiều bất cập; thẩm định TSBĐ chưa đảm
bảo chất lượng; phân loại nợ và trích lập DPRR chưa sát thực tế.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Về môi trường vĩ mô và điều hành chính sách vĩ mô: Do thay đổi cơ chế
chính sách vĩ mô; về môi trường pháp lý: Còn nhiều bất cập.
Về khách hàng: Đã có khách hàng vay vốn làm giả giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản sau đó làm công chứng giả để thế
chấp; dùng một TSBĐ đem thế chấp, cầm cố tại nhiều ngân hàng; thuê nhà
của chủ sở hữu khác rồi làm thành giấy tờ giả tên mình đem thế chấp, hay
mượn tài sản của người khác để cầm cố vay vốn tại Agribank, Khách hàng
gặp phải rủi ro bất khả kháng như: Thiên tai, bệnh tật, tai nạn,... Ngoài ra còn
một số yếu tố như: Trình độ năng lực quản trị doanh nghiệp; khách hàng bị
bạn hàng, đối tác lừa đảo,... Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này không đề cập
tới những rủi ro này.
2.3.4. Phân tích kết quả khảo sát về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng
tại ngân hàng
Công việc khảo sát cán bộ tín dụng và khách hàng tại các chi nhánh và
hội sở Agribank đã cho kết quả, có 314 phiếu trả lời của cán bộ ngân hàng và
có 469 phiếu khảo sát khách hàng. Dữ liệu thu thập được từ các phiếu khảo sát
được xử lý và tiến hành phân tích với công cụ hỗ trợ là phần mềm phân tích
thống kê SPSS 20.0. Phương pháp phân tích được sử dụng là phương pháp
thống kê mô tả, với mục tiêu chỉ ra những ý kiến từ các đối tượng khảo sát về
những điểm như thông tin đối tượng khảo sát, những nhận định về nguyên nhân
mà công tác quản lý RRTD tại ngân hàng còn gặp khó khăn. Đây là căn cứ
khách quan quan trọng mà tác giả sử dụng trong quá trình phân tích và giải
thích nguyên nhân những điểm hạn chế trong công tác quản lý RRTD của ngân
hàng trong thời gian qua.
16
Chương 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM
3.1. Định hướng tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
3.1.1. Định hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh đến năm 2020
3.1.1.1. Định hướng: Agribank luôn khẳng định vai trò là NHTM lớn
nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối
với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt
thị trường.
3.1.1.2. Mục tiêu chung: Giữ vững và phát huy là một NHTM nhà nước có
vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ, nông thôn; tập trung xây
dựng Agribank thành Tập đoàn tài chính.
3.1.1.3. Mục tiêu cụ thể: Tiếp tục mở rộng và tăng trưởng tín dụng đảm
bảo an toàn, hiệu quả.
3.1.1.4. Mục tiêu về đầu tư vốn cho nông nghiệp - nông thôn
3.1.2. Định hướng quản lý rủi ro tín dụng đến năm 2020
Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tập trung, thống nhất và độc lập, có sự
tham gia của HĐTV, các Ủy ban, Ban điều hành và các Ban/Trung tâm.
3.1.3. Quan điểm phát triển hoạt động tín dụng gắn liền với tiếp tục
giảm thiểu rủi ro
Agribank cần xác định, đối tượng đầu tư vốn tín dụng và đối tượng khách
hàng vay vốn chủ lực, truyền thống vẫn là NNNT và hộ nông dân.
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
3.2.1. Xây dựng và áp dụng mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung
ở mức độ phù hợp với đặc thù của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam
Nâng cao quyền hạn, trách nhiệm của HĐTV; hoàn thiện, nâng cấp mô
hình quản lý rủi ro hiện tại nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế về quản lý rủi ro và
tiến tới chuẩn mực quốc tế.
17
3.2.2. Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tín dụng
3.2.2.1. Hoàn thiện quy trình và chính sách tín dụng
Cần hệ thống lại, bổ sung khắc phục những nhược điểm về chính sách,
quy trình tín dụng hiện nay như: Cần thiết lập các tiêu chí, theo dõi, giám sát,
quản lý tín dụng theo cấp độ từng khoản vay và theo cấp độ toàn danh mục.
3.2.2.2. Thực hiện chặt chẽ việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng
Agribank cần phân công trách nhiệm cụ thể trong quy trình cấp tín dụng,
trong đó quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của người phê duyệt cuối cùng
đối với các khoản tín dụng và các thay đổi trong điều khoản tín dụng.
3.2.2.3. Hoàn thiện quy trình quản lý danh mục tín dụng
Nên xây dựng và áp dụng các chính sách, quy trình đảm bảo mức độ đa
dạng của danh mục tín dụng cho phù hợp với thị trường mục tiêu và chiến lược
tín dụng của Agribank.
3.2.2.4. Hoàn thiện quy định hạn mức tín dụng
Agribank cần thiết lập hạn mức phù hợp để hạn chế rủi ro tập trung ở
mức có thể chấp nhận. Mức rủi ro tập trung trọng yếu phải được báo cáo lên
HĐTV và Ban Điều hành để được xem xét và đánh giá.
3.2.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
Khi thẩm định dự án thì phải thẩm định hai đối tượng là khách hàng và
TSBĐ. Đối với khách hàng thì cần phải thẩm định về những thông tin khách
hàng đưa ra có chính xác hay không?
3.2.2.6. Đa dạng hoá các loại sản phẩm, dịch vụ kinh doanh để phân
tán rủi ro
Chỉ đạo các chi nhánh mở rộng các loại hình cho vay, đẩy mạnh cho vay
các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể, cho vay mua cổ phần/cổ
phiếu, cho vay cán bộ công nhân viên mua nhà theo các dự án, cho vay hỗ trợ
sinh viên du học; cần xác định rõ đối tượng khách hàng truyền thống của
Agribank.
3.2.2.7. Triển khai các phương pháp, kỹ thuật cho vay mới - hiện đại:
Agribank cần đa dạng hoá các phương pháp cho vay đối với từng đối
tượng khách hàng cụ thể. Ví dụ như: Áp dụng các phương pháp cho vay tiên
tiến như “Phương pháp cho vay dựa trên dòng tiền - Cash-flow lending” để hạn
chế rủi ro.
18
3.2.3. Xây dựng môi trường quản lý tín dụng theo các nguyên tắc
Basel II
Để xây dựng HTXHTDNB đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của IRB -
Basel II, Agribank cần đầu tư một nguồn lực không nhỏ cho các công việc sau:
(i) Hoàn thiện cơ sở dữ liệu; (ii) Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ;
(iii) Nâng cao khả năng dự báo rủi ro của HTXHTDNB; (iv) Nâng cao hiệu quả
cơ chế kiểm tra và giám sát hoạt động của HTXHTDNB; (v) Đào tạo, nâng cao
trình độ nhân sự.
3.2.4. Xây dựng hệ thống báo cáo quản lý rủi ro tín dụng có chất lượng
Cần phải xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý rủi ro toàn diện, trong đó có
RRTD; cần có phương pháp luận để định lượng rủi ro tương ứng với dư nợ của
khách hàng vay hoặc đối tác. Cần có khả năng phân tích RRTD ở cấp độ khoản
vay và cấp độ danh mục để có thể xác định mức độ nhạy cảm của danh mục.
3.2.5. Đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát
nội bộ
Thực hiện chuyển đổi mô hình bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo
hướng chịu sự quản lý của HĐTV. Xem trọng việc nâng cao chất lượng công
tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ bằng cách chọn lọc hay đánh giá lại những kiểm
tra viên có đủ năng lực, có nghiệp vụ chuyên môn giỏi thật sự, có nhiều kinh
nghiệm, có bản lĩnh đấu tranh vì lợi ích chung của toàn hệ thống
Cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với các kiểm tra viên. Cần trang
bị công nghệ hiện đại đối với việc thu thập và xử lý thông tin cho mỗi kiểm
tra viên.
3.2.6. Hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý tài sản bảo đảm
tiền vay
3.2.6.1. Xây dựng bộ phận “định giá tài sản bảo đảm” độc lập
Agribank nên xây dựng một bộ phận định giá TSBĐ độc lập; các đơn vị
này phải chuyên nghiệp, có uy tín, có kinh nghiệm chuyên môn; chất lượng
định giá cần được giám sát và đánh giá thường xuyên. Agribank nên có quy
định chính thức về các loại TSBĐ được chấp nhận; quy trình định giá TSBĐ,
quy trình kiểm tra tính pháp lý và tính hiệu lực của TSBĐ trong hiện tại và
tương lai; chỉ nên chấp nhận các TSBĐ thỏa mãn các điều kiện có thể tính toán
và kiểm tra được.
19
3.2.6.2. Quy định rõ các loại tài sản bảo đảm được chấp nhận
Agribank cần xác định rõ các loại TSBĐ được chấp nhận cho mục đích
kiểm soát nội bộ đồng thời để chuẩn bị cho việc tính toán Tài sản Có chịu rủi
ro tín dụng theo Basel II. Agribank cần phân loại các loại TSBĐ tài chính vì
giá trị TSBĐ có thể được sử dụng để giảm tỷ trọng rủi ro (kỹ thuật giảm
thiểu rủi ro: Phương pháp cơ bản) hoặc giảm giá trị dư nợ (kỹ thuật giảm
thiểu rủi ro: Phương pháp toàn diện để phản ánh Tài sản Có chịu RRTD
chính xác hơn).
3.2.6.3. Quy định về tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm
Agribank cần xác định cụ thể tỷ lệ cho vay trên giá trị TSBĐ đối với các
loại tài sản được chấp nhận làm bảo đảm tiền vay, các tỷ lệ này được thiết lập
tương ứng với rủi ro của tài sản để có thể tạo ra “đệm” dự phòng cho các tổn
thất tiềm năng do biến động trong giá trị của TSBĐ trước khi phát mại và chi
phí phát mại TSBĐ.
3.2.6.4. Định giá và tần suất định giá lại tài sản bảo đảm
Định giá TSBĐ: Agribank phải áp dụng tỷ lệ chiết khấu và phải dựa trên
giá thị trường TSBĐ. Tần suất định giá TSBĐ: Agribank cần phải định giá lại
TSBĐ thường xuyên. Mức độ thường xuyên tùy thuộc vào loại TSBĐ, tính chất
và xếp hạng tín dụng nội bộ của khoản tín dụng tương ứng.
3.2.6.5. Tăng cường giám sát bảo đảm an toàn tài sản bảo đảm
Agribank cần ban hành thẩm quyền và trách nhiệm cho các cá nhân/bộ
phận liên quan trong việc chấp nhận, giám sát và bảo đảm an toàn TSBĐ (tài
sản hiện hữu và các loại giấy tờ đại diện cho tính pháp lý của TSBĐ). Vị trí lưu
giữ TSBĐ (của khách hàng vay hay bên bảo lãnh) phải được ghi nhận rõ ràng
và kiểm soát chặt chẽ để hỗ trợ việc xử lý về sau. Hồ sơ TSBĐ được nắm giữ
bởi Agribank phải được lưu trữ trong két chống cháy an toàn.
3.2.6.6. Thực hiện bảo hiểm tài sản và bán tài sản bảo đảm tiền vay
Bán TSBĐ: TSBĐ phải được bán trên cơ sở ngang giá và theo một quy
trình minh bạch và tuân thủ với các quy định của pháp luật (ví dụ: Đấu giá công
khai hoặc sử dụng các tổ chức độc lập trong khi bán TSBĐ).
20
3.2.7. Hoàn thiện chính sách và quy trình phân loại nợ, trích lập dự
phòng rủi ro tín dụng và xử lý nợ xấu
3.2.7.1. Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ
Agribank cần có hệ thống phân loại nợ trên cơ sở RRTD. Các khoản vay
lớn cần được phân loại dựa trên hệ thống xếp hạng RRTD. Các khoản vay còn
lại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nht_tom_tat_luan_an_tien_si_kinh_te_ban_tieng_viet_pdf_7555_1854419.pdf