Luận án Quản trị rủi ro ở quỹ đầu tư phát triển tỉnh Bắc Ninh

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .7

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .7

1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài .11

1.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước và khoảng trống

nghiên cứu .19

1.3.1. Đánh giá về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước .19

1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu .21

1.4. Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu.21

1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu.21

1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu.22

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN

TRỊ RỦI RO TẠI CÁC QUỸ ĐẦU Tư PHÁT TRIỂN.24

2.1. Khái quát về rủi ro, quản trị rủi ro .24

2.1.1. Rủi ro .24

2.1.2. Khái niệm quản trị rủi ro .28

2.2. Quỹ đầu tư phát triển địa phương.30

2.2.1 Khái niệm Quỹ đầu tư.30

2.2.2. Quỹ đầu tư phát triển địa phương.30

2.3. Nội hàm của quản trị rủi ro tại quỹ đầu tư phát triển.35

2.3.1. Xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro .36

2.3.2. Nhận diện rủi ro .37

2.3.3. Phân tích và đánh giá rủi ro .39

2.3.4. Xử lý rủi ro .42

2.3.5. Giám sát rủi ro và báo cáo .43

2.4. Các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro .45

2.4.1. Vai trò của ban lãnh đạo .47

2.4.2. Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của doanh nghiệp. .48

2.4.3. Văn hóa doanh nghiệp .49

pdf207 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản trị rủi ro ở quỹ đầu tư phát triển tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nội tại (internal consistentcy) thông qua hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng (item-total correclation). Hệ số Cronbach Alpha có giá trị từ 0 đến 1. Về lý thuyết hệ số Cronbach Alpha có giá trị càng lớn thì thang đo càng có độ tin cậy cao. Tuy nhiên điều này trên thực tế không thực sự luôn đúng. Hệ số Cronbach Alpha quá lớn (>0,95) cho thấy có nhiều 81 câu trong thang đo không khác biệt gì nhau, nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của nghiên cứu. Hiện tượng này gọi là trùng lặp trong đo lường. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là chấp nhận được. Tuy nhiên hệ số Cronbach Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không, nhưng không biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó hệ số tương quan biến tổng (item-total correclation) sẽ giúp ta loại những biến quan sát không đóng góp nhiều cho sự mô tả cần đo. Những biến có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ. (2) Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình: Sử dụng thang đo KMO (Kaiser- Meyer-Olkin) để đánh giá sự phù hợp của mô hình với số liệu thực tế. Phân tích khám phá được cho là phù hợp với bộ số liệu thực tế khi trị số KMO thoả mãn điều điện 0,5 < KMO < 1. (3) Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện Sử dụng kiểm định Bartlett để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong một thang đo hay không. Khi chỉ số của Bartlett < 0,05 thì có thể kết luận các biến quan sát có tương quan tuyến tính với biến đại diện. (4) Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát với yếu tố Sử dụng phương sai trích (% Cumulative variance) để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát với với yếu tố. Trị số phương sai trích tối thiểu phải bằng 50 (5) Phân tích hồi quy đa biến Mô hình hồi quy đa biến MVR (Multi Variate Regression) là mô hình nghiên cứu sự ảnh hưởng cuả các biến độc lập đến một biến phụ thuộc nào đó. Mô hình MVR giả định là các biến phụ thuộc không có quan hệ với nhau. Vì vậy MVR thực chất là tập hợp các mô hình hồi quy bội. Hồi quy bội được sử dụng trong nghiên cứu này để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc mà những biến này đã được tìm ra trong phân tích yếu tố khám phá. + Mô hình hồi quy: Y = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 + + βi*Xi Trong đó: Y: Hoạt động quản trị rủi ro tại Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh (QT) 82 Xi: Yếu tố thứ i β0: Hằng số βi: Các hệ số hồi quy (i>0) Để mô hình hồi quy đảm bảo tính tin cậy và hiệu quả, ta cần thực hiện 4 kiểm định sau: (1) Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không (xét riêng từng biến độc lập). Khi chỉ số của hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig. <0,05), kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. (2) Mức độ phù hợp của mô hình Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc hay không. Mô hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng 0, và mô hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác 0. Giả thuyết: H0: Các hệ số hồi quy đều bằng 0 H1: Có ít nhất một hệ số hồi quy khác 0 Sử dụng phân tích phương sai (Analysis of Variance, ANOVA) để kiểm định. Nếu mức ý nghĩa đảm bảo có độ tin cây ít nhất 95% (Sig. <0,05) ta chấp nhận giả thuyết H1 mô hình được xem là phù hợp. (3) Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Do bước 2 đã phân tích yếu tố khám phá, các biến độc lập của mô hình phân tích hồi quy (các yếu tố của mô hình EFA) sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến do đó không cần phải thực hiện kiểm định đa cộng tuyến. (4) Hiện tượng phương sai phần dư thay đổi Phương sai của phần dư thay đổi là hiện tượng các giá trị phần dư có phân phối không giống nhau và giá trị phương sai không như nhau. Bỏ qua phương sai của phần dư thay đổi sẽ làm cho ước lượng OLS của các hệ số hồi quy không hiệu quả. Các kiểm định giả thiết không còn có giá trị và dự báo không còn hiệu quả. Để kiểm tra hiện tượng này ta dùng kiểm định Spearman nếu mức ý nghĩa Sig. của các hệ số tương quan hạng Spearman đảm bảo lớn hơn 0,05. Kết luận phương sai phần dư không thay đổi. 83 Tiểu kết chƣơng 3 Ở chương 3 tác giả đã tập trung làm rõ các nội dung chính: (1) Giới thiệu một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh; (2) Quá trình hình thành và phát triển của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh; (3) Đề cập đến thiết kế quy trình nghiên cứu được sử dụng trong luận án. Cần lưu ý rằng, các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Bắc Ninh là cơ sở, là đối tượng phục vụ của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh. Những ưu thế cũng như những bất lợi đến từ các đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Bắc Ninh tạo ra cả những cơ hội và những thách thức cho Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh. Như đã biết, Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh là một định chế tài chính hoạt động như một doanh nghiệp. Quỹ chịu trách nhiệm bảo toàn vốn, chịu sự quản lý trực tiếp và điều hành của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và vận hành theo các quy định của nhà nước. Đây là Quỹ Đầu tư Phát triển có tuổi đời non trẻ và tiềm lực tài chính còn rất khiêm tốn, song ngay từ khi mới thành lập, Quỹ đã rất chú trọng tới hoạt động quản trị rủi ro, bởi công việc này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của Quỹ. Thiết kế quy trình nghiên cứu ở đây bao gồm: quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, kích thước mẫu nghiên cứu, lựa chọn mẫu, thiết kế thang đo, phương pháp khảo sát, phương pháp xử lý, phân tích số liệu. Việc thực hiện quy trình này giúp tác giả đạt tới mục tiêu và hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong luận án. Đặc biệt phương pháp phân tích, xử lý số liệu nghiên cứu mang tính định lượng qua sử dụng phần mềm SPSS 2.0 để chỉ ra thực trạng và mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quả trị rủi ro của Quỹ. 84 Chƣơng 4 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TỈNH BẮC NINH Theo Nghị định số 37/2013/NĐ-CP, Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh là một thể chế tài chính, vận hành như một doanh nghiệp. Quỹ được thành lập dựa trên sự kế thừa trang thiết bị và bộ máy nhân sự của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh. Sau 4 năm thành lập, Quỹ này đã khẳng định được vai trò của một doanh nghiệp tài chính nhà nước thực hiện chức năng đầu tư tài chính và đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh. Xuyên suốt quá trình đó, hoạt động quản trị rủi ro của Quỹ đã rất được chú trọng. 4.1. Thực trạng Quản trị rủi ro của Quỹ Đầu tƣ Phát triển tỉnh Bắc Ninh Thực trạng quản trị rủi ro ở đây được phân tích và đánh giá gắn với hoạt động kinh doanh của Quỹ và triển khai theo khuôn khổ lý thuyết được đề cập trong chương 2, cụ thể như sau: 4.1.1. Xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro Xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro của Quỹ ĐTPTBN, trước hết phải dựa trên các văn bản pháp lý và đồng thời xây dựng và ban hành các văn bản điều hành của Quỹ. Thực chất, đây là cơ sở pháp quy hay cơ sở pháp lý của hoạt động quả trị rủi ro của Qũy ĐTPTBN. Nói cách khác, không có căn cứ pháp quy này thì hoạt động quản trị rủi ro không vận hành được. Cùng với các văn bản pháp lý như Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương [30]; Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 138 [31]; Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 05/6/2015 của UBND tỉnh Bắc Ninh v/v thành lập Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 23/6/2015 của UBND tỉnh Bắc Ninh v/v thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 326/QĐ-UBND ngày 21/8/2015 của UBND tỉnh Bắc Ninh v/v ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh [52];... Hoạt động quản trị rủi ro của Quỹ được thực hiện trên cơ sở Quyết định số 05/QĐ-HĐQL về việc ban hành Quy chế quản trị rủi ro của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Bắc Ninh ngày 7/10/2015. Theo đó, quản trị rủi ro của Quỹ tập trung vào phân loại nợ, trích lập và sử 85 dụng dự phòng rủi ro; việc áp dụng các hình thức xử lý rủi ro và các biện pháp quản trị rủi ro khác trong hoạt động cho vay đầu tư (hoạt động cho vay), đầu tư trực tiếp, góp vốn thành lập doanh nghiệp (hoạt động đầu tư), hoạt động bảo lãnh tín dụng của Quỹ. Đối với hoạt động cho vay, đầu tư và ủy thác Để thể chế hóa hoạt động đầu tư, hạn chế rủi ro một cách tối đa, Quỹ đã ban hành một số văn bản nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản trị rủi ro đối với các lĩnh vực đầu tư như Quy chế đầu tư trực tiếp của Quỹ Đầu tư phát triển ban hành theo Quyết định số 10/QĐ-HĐQL ngày 07/10/2015 quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp của Quỹ ĐTPT tỉnh Bắc Ninh phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và các quy định của pháp luật hiện hành và áp dụng đối với tất cả các khoản đầu tư trực tiếp thuộc đối tượng đầu tư bằng nguồn vốn của Quỹ và nguồn vốn huy động khác, trừ trường hợp đặc biệt do UBND tỉnh quyết định [36]; Quy chế cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển ban hành theo Quyết định số 06/QĐ-HĐQL ngày 07/10/2015 quy định về việc cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Bắc Ninh đối với khách hàng vay không phải là tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các đối tượng là các dự án đầu tư thuộc danh mục các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh đã được UBND tỉnh ban hành theo quy định trên nguyên tắc dự án có hiệu quả kinh tế- xã hội, sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng [35]; Quy chế ủy thác và nhận ủy thác của Quỹ Đầu tư phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 08/QĐ-HĐQL ngày 07/10/2015 quy định hoạt động uỷ thác và nhận uỷ thác của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh trong việc: Quản lý, cấp phát nguồn vốn đầu tư; quản lý hoạt động các Quỹ tài chính Nhà nước do UBND tỉnh thành lập; cho vay và thu hồi nợ; phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo uỷ quyền của UBND tỉnh và đối tượng áp dụng là quỹ, các tổ chức, cá nhân tham gia ủy thác hoặc nhận ủy thác, các chủ đầu tư có liên quan [38]. Quyết định số 465/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Bắc Ninh thực hiện đầu tư trực tiếp và cho vay giai đoạn 2016-2020 [54]. Đối với hoạt động bảo lãnh 86 a) Bảo lãnh tín dụng Cơ sở pháp lý: Quy chế bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Quỹ Đầu tư phát triển theo Quyết định số 05/QĐ-HĐQL ngày 01/7/2016 [40] với mục đích giúp các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, thực hiện phát triển sản xuất kinh doanh. Quy chế này quy định đối tượng được Quỹ cấp bảo lãnh tín dụng là các DNNVV có đủ các điều kiện: i) Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay. Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh được Quỹ thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy định; ii) Có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu bằng 15% giá trị khoản vay; iii) Có tối thiểu 15% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh; iiii) Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, không có các khoản nợ đọng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế khác. iiiii) Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả vốn vay đúng hạn. b) Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng Cơ sở pháp lý: Ngày 05/02/2016, UBND tỉnh Bắc Ninh có Quyết định số 186/QĐ- UBND về việc bổ sung chức năng bảo lãnh cho Quỹ: Cho phép Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Bắc Ninh được tiếp tục thực hiện bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng theo Quyết định số 339/QĐ-UBND ngày 26/3/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh và bổ sung chức năng bảo lãnh tạm ứng cho đến khi có quy định cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền. Quy chế bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng của Quỹ Đầu tư phát triển ban hành theo Quyết định số 02/QĐ-HĐQL ngày 25/02/2016 quy định việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng của Quỹ ĐTPT Bắc Ninh đối với khách hàng khi tham gia đấu thầu, thực hiện hợp đồng hoặc nhận tạm ứng hợp đồng đối với các dự án, công trình xây dựng vốn ngân sách nhà nước [39]. Ngay sau khi có quyết định cho phép thực hiện của UBND tỉnh, Quỹ đã soạn thảo và ban hành các Quy chế, Quy trình nghiệp vụ liên quan và đã triển khai trực tiếp đến 87 tất cả các Ban quản lý dự án xây dựng, các phòng Tài chính của các huyện, thị, thành phố về việc phối hợp bảo lãnh cho các doanh nghiệp. Hộp 1: Hệ thống văn bản pháp quy trong quản trị rủi ro tại Quỹ Đầu tƣ Phát triển tỉnh Bắc Ninh Việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy giữ vị trí then chốt trong xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro. Không có hệ thống văn bản này kế hoạch quản trị rủi ro tại Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh chẳng khác gì “rắn không đầu”. Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh cũng như các quỹ đầu tư phát triển địa phương khác ở nước ta là một thể chế tài chính hoạt động như một doanh nghiệp đang trong quá trình phát triển và rất mới ở Việt Nam, cho nên hoạt động quản trị rủi ro phải bắt đầu từ vấn đề then chốt này. Có thể nói đây là bước đầu tiên và bao trùm các bước tiếp theo của quản trị rủi ro tại Qũy ĐTPTBN. Nguyễn Đình Huấn: Phó Giám đốc Sở Tài chính Bắc Ninh Điện thoại: 0985939888 (Kết quả phỏng vấn sâu) Trên thực tế, kế hoạch quản trị rủi ro của Quỹ được thể hiện trong hệ thống văn bản pháp quy: (i) Mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, Quỹ thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trước; (ii) Đối với các khoản nợ xấu, Quỹ phải thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng (chủ đầu tư) trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng; (iii) Đối với các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra và các khoản cho vay bằng nguồn vốn góp đồng thời tài trợ của tổ chức tín dụng khác mà Quỹ không chịu bất cứ rủi ro nào thì Quỹ không phải trích lập dự phòng rủi ro nhưng phải phân loại nợ theo quy định của Quy chế quản lý rủi ro của Quỹ. Và (iv) Đối với các khoản bảo lãnh thì Quỹ phải phân loại vào các nhóm quy định tại Điều 12 của Quy chế quản lý rủi ro của Quỹ [43]. Từ kế hoạch này, bộ phận quản trị rủi ro của Quỹ áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm quản lý, phòng ngừa, xử lý rủi ro trong quá trình cho vay, đầu tư để thu hồi được các khoản nợ đã cho chủ đầu tư, khách hàng vay, đầu tư hoặc giảm thiểu tổn thất về tài chính trong quá trình cho vay, đầu tư và bảo lãnh. Nội dung chủ yếu của kế hoạch quản trị rủi ro bao gồm yếu tố và được đánh giá thông qua kết quả bảng khảo sát sau: 88 Bảng 4.1: Kết quả khảo sát đánh giá hoạt động xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro của Quỹ Đầu tƣ Phát triển tỉnh Bắc Ninh STT Nội dung xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro Tỉ lệ đánh giá ở các mức độ (%) Trung bình (điểm) 1 2 3 4 5 1 Lập kế hoạch quản trị rủi ro được tiến hành ở mức độ nào 2,39 9,96 59,76 19,92 7,97 3,21 2 Tổ chức thực hiện kế hoạch, chiến lược quản trị rủi ro ở mức nào 1,99 9,56 61,75 17,93 8,76 3,22 3 Đánh giá, cập nhật kế hoạch, chiến lược 3,19 11,95 56,18 19,92 8,76 3,19 4 Tổ chức thực hiện các nghiên cứu khảo sát về sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài 1,99 8,76 62,55 20,72 5,98 3,20 5 Kế hoạch được giám sát định kỳ 3,19 5,98 58,17 23,90 8,76 3,29 6 Kế hoạch có đưa ra các thứ tự ưu tiên 2,39 11,95 63,75 16,73 5,18 3,10 7 Kế hoạch có được truyền đạt, thông tin đến các cơ quan quản lý có liên quan và khách hàng 1,20 7,97 62,55 21,91 6,37 3,24 Nguồn: Tác giả luận án (Khảo sát từ nhà quản lý của Quỹ, các chuyên gia quản trị rủi ro, khách hàng xem phương pháp nghiên cứu). Ghi chú: Mức độ 1 đến 5 với ý nghĩa như sau: 1. yếu, 2. trung bình, 3. khá, 4 Tốt, 5. Rất tốt. Số điểm càng cao là càng đồng ý với phát biểu. Qua bảng trên cho thấy, 7 nội dung của việc xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro tại Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh diễn ra mức độ bình thường. Bởi các chỉ số đánh giá ở mức “tốt” còn khiêm tốn. Đây là điều mà những người quản lý tại Quỹ này cần phải lưu ý trong thời gian tới. 4.1.2. Nhận diện rủi ro Nhận diện rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của Quỹ là xác định thông tin về rủi ro, bao gồm đó là những rủi ro gì? Nguồn gốc rủi ro, các yếu tố ảnh hưởng, các nhân tố cấu thành rủi ro Ở khía cạnh này Qũy cần thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau từ tìm kiếm, nhận dạng, dự đoán các rủi ro gắn với hoạt động cho vay đầu tư, đầu tư trực tiếp và bảo lãnh. Rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh của Quỹ là rủi ro mất vốn. Rủi ro này được nhận diện thông qua các hoạt động kinh doanh của Quỹ, khách hàng và môi trường kinh doanh. 89 4.1.2.1. Trong hoạt động cho vay đầu tư và bảo lãnh tín dụng Hoạt động này được Quỹ chú trọng thực hiện nhằm đưa ra những cảnh bảo sớm, nhận diện được rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp hạn chế phát sinh, giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro trong quá trình cho vay. Tuy nhiên, do mới thành lập, hệ thống cơ sở vật chất vẫn chưa hoàn thiện nên quá trình nhận diện rủi ro của Quỹ vẫn còn mang tính định tính hơn là định lượng. Kết quả hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ trong những năm qua được xem xét dưới đây là một thí dụ điển hình về nhận diện rủi ro. Các rủi ro được nhận diện gắn với chủ thể cho vay, đầu tư trực tiếp, bảo lãnh; tức là các rủi ro đến từ phía Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh (các rủi ro gắn với hoạt động nghiệp vụ như thẩm định căn cứ cho vay, căn cứ đầu tư, căn cứ bảo lãnh, nguyên tắc cho vay, căn cứ cho vay, điều kiện cho vay.) Nhận diện các rủi ro liên quan là một quá trình liên tục và lặp lại. Thông qua hợp đồng với khách hàng, rủi ro sẽ được nhận diện thông qua đầu ra của dự án (kế hoạch đấu thầu, hợp đồng, kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính, vật tư). Hoặc nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư trực tiếp. Hoạt động nhận diện rủi ro đối với bảo lãnh tín dụng về tổng thể tương tự như hoạt động cho vay và đầu tư, nhưng đặc thù của nhận diện rủi ro đối với bảo lãnh tín dụng là nhằm đảm bảo các bên thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. Hoạt động nhận diện được thực hiện thông qua báo cáo tài chính của khách hàng (về cơ cấu vốn, hệ số quay vòng vốn), biểu hiện trong quan hệ với Quỹ nhằm ngăn ngừa và xử lý rủi ro. Thông qua hoạt động này Quỹ nắm bắt thông tin, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng còn số dư bảo lãnh, thực hiện thanh lý các hồ sơ bảo lãnh đến hạn. Dưới đây là một minh họa về nhận diện rủi ro thông qua hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ. Cần nhấn mạnh rằng, nhận diện rủi ro đối với hoạt động này gắn liền với các thủ tục, cách thức thực hiện một dự án rất chặt chẽ mà căn cứ pháp lý đầu tiên là các quy định, nghị định, quy chế hoạt động kinh doanh của Qũy ĐTPT. Căn cứ cho vay đầu tư Đó là các quy định của Nghị định 138/2007/NĐ-CP ngày 28/08/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương [30]; Nghị định 37/2013/NĐ-CP ngày 22/04/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 138/2007/NĐ-CP ngày 28/08/2007 của Chính phủ; Quyết định 326/QĐ-UBND ngày 21/8/2015 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Điều lệ về tổ chức, hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Bắc Ninh. Quy chế cho vay đầu tư; Quy chế Quản lý rủi ro; Quy chế bảo đảm tiền vay của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh. 90 Đối tượng cho vay Thứ nhất, rủi ro đến từ các đối tượng cho vay. Đây là các dự án đầu tư thuộc danh mục các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh đã được UBND tỉnh ban hành theo quy định; Thứ hai, rủi ro đến từ các đối tượng được đề cập trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 37/2013/NĐ-CP), hàng năm hoặc điều chỉnh trong từng thời kỳ, UBND tỉnh ban hành danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng nhân dân tỉnh; Và thứ ba rủi ro đến từ các đối tượng thuộc danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh đã được ban hành, Quỹ lựa chọn, thẩm định và quyết định cho vay các dự án cụ thể nếu đáp ứng các điều kiện cho vay theo quy đinh. Các lĩnh vực đầu tư này thường được điều chỉnh theo thời kỳ và theo nhiệm kỳ của người đứng đầu cho nên chứa đựng nhiều rủi ro khó dự báo. Tuy nhiên để nhận diện và dự báo được rủi ro đòi hỏi Qũy phải thực hiên nghiêm các vấn đề sau: Nguyên tắc vay vốn Chủ đầu tư vay vốn của Quỹ phải đảm bảo: 1. Dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội; 2. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; 3. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Điều kiện cho vay Quỹ xem xét và quyết định cho vay khi chủ đầu tư có đủ các điều kiện sau: 1. Đối với dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh: a. Các dự án phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 4 của Quy chế này. b. Có dự án đầu tư đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư và pháp luật khác có liên quan; c. Dự án đầu tư đề nghị vay vốn có tính khả thi, có khả năng hoàn vốn; 2. Đối với chủ đầu tư: a. Có tình hình tài chính rõ ràng, phù hợp với ngành nghề kinh doanh, đảm bảo các chỉ tiêu đánh giá tài chính, khả năng thanh toán. b. Có cam kết mua bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc tại một công ty bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam; c. Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật và quy định cụ thể của Quỹ. Thể loại cho vay Quỹ xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại trung hạn và dài hạn. 1. Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng vay phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của từng 91 dự án nhưng tối đa là 15 năm. Trường hợp đặc biệt vay trên 15 năm, do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. 2. Thời hạn ân hạn là khoảng thời gian từ khi rút vốn lần đầu đến khi dự án bắt đầu trả nợ gốc và được xác định phù hợp với thời gian xây dựng dự án. Trong thời hạn ân hạn, chủ đầu tư chưa phải trả nợ gốc vốn vay nhưng phải trả nợ lãi vốn vay. Thời hạn ân hạn không quá 02 năm đối với dự án nhóm C, không quá 04 năm đối với dự án nhóm B. Lãi suất cho vay 1. Lãi suất cho vay của Quỹ được xác định theo nguyên tắc không thấp hơn lãi suất huy động vốn bình quân của nguồn vốn huy động, đảm bảo bù đắp phí quản lý, các chi phí khác có liên quan đến hoạt động cho vay của Quỹ và bảo toàn, phát triển nguồn vốn chủ hữu; 2. Hàng năm hoặc trong từng thời kỳ, căn cứ nguyên tắc xác định lãi suất theo quy đinh trên, Giám đốc Quỹ tính toán, trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt và báo cáo UBND tỉnh ra quyết định ban hành mức lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ; 3. Quỹ quyết định mức lãi suất cho vay đối với từng dự án cụ thể, nhưng không được thấp hơn mức lãi suất cho vay tối thiểu do UBND tỉnh quyết định; 4. Trường hợp UBND tỉnh quyết định cho vay dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo quy định với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất cho vay tối thiểu đã được quy định, UBND tỉnh chịu trách nhiệm cấp bù phần chênh lệch giữa mức lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ và lãi suất chỉ định cho vay đối với dự án đó. Thẩm quyền quyết định cho vay 1. Mức vốn cho vay với một dự án trên 15% vốn chủ sở hữu của Quỹ do UBND tỉnh quyết đinh; 2. Mức vốn cho vay với một dự án đến 15% vốn chủ sở hữu của Quỹ do Quỹ quyết định. Giới hạn cho vay 1. Giới hạn cho vay đối với một dự án không vượt quá 20% vốn chủ sở hữu của Quỹ tại thời điểm thực hiện và không quá 80% tổng vốn đầu tư của dự án. 2. Tổng mức dư nợ cho vay đối với một khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_tri_rui_ro_o_quy_dau_tu_phat_trien_tinh_bac_nin.pdf
Tài liệu liên quan