Luận án Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên Đại học Sư phạm ngành giáo dục thể chất - Nguyễn Thu Nga

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Các công trình nghiên cứu về kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học

Các công trình nghiên cứu về kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất

Khái quát kết quả của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Các khái niệm cơ bản

Kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất

Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất

Các yếu tố tác động tới việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Đặc điểm của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất

Tổ chức nghiên cứu thực trạng

Kết quả khảo sát thực trạng

BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng sư phạm về rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất

Xây dựng và thực hiện quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất

Phát huy tính tự giác, tích cực và sáng tạo của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất trong quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học

Tăng cường rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất thông qua thực tập sư phạm

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Những vấn đề chung của thực nghiệm

 Xử lý và phân tích kết quả sau tác động thực nghiệm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

doc242 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên Đại học Sư phạm ngành giáo dục thể chất - Nguyễn Thu Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Giáo dục Thể chất Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Số lượng khảo sát: Số lượng sinh viên là 426, sinh viên năm thứ 3 (Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội: 329 sinh viên Đại học khóa 46; Khoa giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: 54 sinh viên Đại học khóa 64; Khoa giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên: 43 sinh viên khóa 49). Danh sách sinh viên khảo sát được thể hiện tại phụ lục 20 Số lượng cán bộ, giảng viên là 243 (Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội: 200; Khoa giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: 23; Khoa giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên 20). Thời gian khảo sát được tiến hành tháng 3 năm 2016. 3.2.4. Phương pháp khảo sát Điều tra bằng bảng hỏi đối với cán bộ, giảng viên và sinh viên. Quan sát, trò chuyện, trao đổi trực tiếp với cán bộ, giảng viên và sinh viên. Nghiên cứu giáo án, dự giờ tập giảng, tìm hiểu các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội và khoa giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, thu thập các thông tin cần thiết hỗ trợ cho việc xử lý, đánh giá kết quả điều tra, đảm bảo tính khách quan, trung thực và chính xác. 3.3. Kết quả khảo sát thực trạng 3.3.1. Thực trạng kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất 3.3.1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giảng viên và sinh viên về vai trò của kỹ năng dạy học Kỹ năng dạy học bao gồm hệ thống các kỹ năng, trên góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà sư phạm đưa ra các kỹ năng dạy học khác nhau. Có thể nói, giáo viên có bao nhiêu hành động, bao nhiêu thao tác, bao nhiêu hoạt động trong dạy học thì có bấy nhiêu kỹ năng cần rèn luyện cho sinh viên. Trên cơ sở đặc điểm của quá trình dạy học môn giáo dục thể chất ở nhà trường phổ thông, căn cứ vào quy trình thiết kế, thực hiện và kiểm tra, đánh giá bài giảng của sinh viên, thực tiễn hoạt động của sinh viên, chúng tôi đã xây dựng hệ thống các kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho sinh viên trong quá trình đào tạo tại trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Qua khảo sát, xin ý kiến về các kỹ năng trên, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.1 (Phụ lục 10) và được biểu diễn ở biểu đồ 3.1 như sau. Từ kết quả tổng hợp ở bảng 3.1 (Phụ lục 10): Kết quả tổng hợp ý kiến nhận thức của sinh viên về các kỹ năng dạy học cần thiết phải rèn luyện cho thấy: Ở mức độ cần thiết, các ý kiến đánh giá của sinh viên rất tập trung, tất cả các ý kiến đều chiếm tỷ lệ cao, từ 90.02% đến 97.18% ý kiến lựa chọn ở sự cần thiết. Trong đó kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng làm mẫu động tác và sử dụng các hình thức trực quan và kỹ năng sử dụng các hình thức tập luyện và đội hình tổ chức làm mẫu, giảng giải, tập luyện được lựa chọn với tỷ lệ cao nhất 97.18% và kỹ năng vào bài hấp dẫn, tập trung sự chú ý của học sinh chiếm tỷ lệ thấp nhất 90.02%. Có thể nhận thấy, đây là kết quả đạt tỷ lệ cao, các kỹ năng dạy học được lựa chọn thể hiện sự cần thiết và phù hợp với nhu cầu rèn luyện của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Ở mức độ không cần thiết, vẫn còn một số ý kiến không đồng ý với các kỹ năng trên nhưng không đáng kể, cụ thể: Kỹ năng vào bài hấp dẫn, tập trung sự chú ý của học sinh với 42 ý kiến không đồng ý, chiếm 9.86%; Kỹ năng xác định nội dung kiểm tra đánh giá chiếm 9.62%; Kỹ năng nhận xét, đánh giá và giao bài tập về nhà chiếm 7.98%; Kỹ năng dự kiến dụng cụ tập luyện, dụng cụ trực quan và năng lực sử dụng chiếm 7.98%; Kỹ năng đánh giá mức độ nắm được bài và hoàn thành bài tập chiếm 6.57%; Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ chiếm 5.87%. Mặc dù các ý kiến không đồng ý với các kỹ năng dạy học này nhưng xét một cách khái quát, ngoài kỹ năng số 6 chiếm 9.86% thì các kỹ năng còn lại số ý kiến phản đối không đáng kể dưới 5%, kỹ năng làm mẫu động tác và sử dụng các hình thức trực quan; Kỹ năng sử dụng các hình thức tập luyện và đội hình tổ chức làm mẫu, giảng giải, tập luyện chiếm tỷ lệ thấp nhất 12 lựa chọn là 2.82%. Cũng theo bảng 3.1 (Phụ lục 10) kết quả tổng hợp ý kiến nhận thức của cán bộ, giảng viên về các kỹ năng dạy học cần thiết thì: Ở mức độ cần thiết, tỷ lệ cán bộ giảng viên lựa chọn rất cao, các kỹ năng như: Kỹ năng số 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 16 đạt 100% ý kiến và cho rằng đó là các kỹ năng dạy học cơ bản nhất của giáo viên. Các kỹ năng như: Kỹ năng xác định nội dung kiểm tra đánh giá kỹ năng số 14 đạt 96.30% là thấp nhất, kỹ năng vào bài hấp dẫn, tập trung sự chú ý của học sinh kỹ năng số 6 đạt 97.12%, kỹ năng đánh giá mức độ nắm được bài và hoàn thành bài tập kỹ năng số 15 đạt 98.35%, kỹ năng dự kiến dụng cụ tập luyện, dụng cụ trực quan và năng lực sử dụng kỹ năng số 5 và kỹ năng nhận xét, đánh giá và giao bài tập về nhà kỹ năng số 17 đạt 98.77%. Các kỹ năng còn lại đều đạt 100% sự lựa chọn. Ở mức độ không cần thiết, tỷ lệ cán bộ, giảng viên không đồng ý với các kỹ năng dạy học là không cao, cụ thể: Kỹ năng xác định nội dung kiểm tra đánh giá chiếm số lượng cao nhất là 9 ý kiến bằng 3.70%, kỹ năng vào bài hấp dẫn, tập trung sự chú ý của học sinh có 7 ý kiến chiếm 2.88%, kỹ năng đánh giá mức độ nắm được bài và hoàn thành bài tập có 4 lựa chọn chiếm 1.65%, kỹ năng dự kiến dụng cụ tập luyện, dụng cụ trực quan và năng lực sử dụng và kỹ năng nhận xét, đánh giá và giao bài tập về nhà chiếm 1.23%. Các kỹ năng còn lại không có sự lựa chọn nào. Quan sát biểu đồ 3.1 cho thấy, đánh giá tính cần thiết các kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất của cán bộ, giảng viên cao hơn sinh viên. Mặc dù có sự chênh lệch về kết quả đánh giá, nhưng một cách khái quát thì các kết quả trên là tương đối thống nhất và thể hiện tính hợp lý. Một số khác biệt nhỏ trong kết quả là sự khác biệt trong nhận thức, sự trải nghiệm thực tiễn sư phạm của các chủ thể. Biểu đồ 3.1. So sánh nhận thức về sự cần thiết của các kỹ năng dạy học giữa sinh viên và cán bộ, giảng viên Khi chúng tôi trao đổi về các kết quả thu được sau khi điều tra, các ý kiến đều cho rằng đây là kết quả khách quan, phản ánh đúng thực trạng nhu cầu rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, các hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học đang diễn ra ở các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất trước mắt chủ yếu hướng tới rèn luyện các kỹ năng trên cho sinh viên. Nhận định về vấn đề này, giảng viên TTK thống nhất: “Việc rèn luyện kỹ năng dạy học là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong đó quan trọng nhất là các kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng làm mẫu động tác và sử dụng các hình thức trực quan và kỹ năng sử dụng các hình thức tập luyện và đội hình tổ chức làm mẫu, giảng giải, tập luyện” Như vậy, về cơ bản sinh viên và cán bộ, giảng viên đã đồng ý và đánh giá cao về các kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho sinh viên trong quá trình đào tạo. Việc xây dựng và xác định được hệ thống kỹ năng dạy học để rèn luyện cho sinh viên là hết sức quan trọng, là cơ sở để rèn luyện qua đó hình thành và phát triển các kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. 3.3.1.2. Thực trạng trình độ kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất Để tìm hiểu thực trạng trình độ kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở 5 mức độ: Mức 1: Chưa biết làm (Kém); Mức 2: Khi làm được khi không (Yếu); Mức 3: Tương đối cao (Trung bình); Mức 4: Cao (Khá); Mức 5: Rất cao (Giỏi). Từ kết quả bảng 3.2 (Phụ lục 11) sinh viên tự đánh giá về trình độ kỹ năng dạy học của mình cho thấy: Ở mức độ rất cao (Giỏi), sinh viên tự đánh giá kỹ năng thành thạo nhất là kỹ năng số 5 (Kỹ năng dự kiến dụng cụ tập luyện, dụng cụ trực quan và năng lực sử dụng) chiếm 4.23%. Tiếp đó, đứng thứ 2 là kỹ năng số 6 vào bài hấp dẫn, tập trung sự chú ý của học sinh; kỹ năng số 7 sử dụng ngôn ngữ; kỹ năng số 8 kỹ năng làm mẫu động tác và sử dụng các hình thức trực quan chiếm 2.35%. Nhìn chung, tỷ lệ % sinh viên tự đánh giá trình độ kỹ năng dạy học của mình ở mức thành thạo là rất thấp. Quan sát khái quát bảng 3.2 cho thấy, tỷ lệ tự đánh giá trình độ kỹ năng dạy học của sinh viên đa phần là ở mức 3 (Trung bình) và mức 4 (Khá). Ở mức độ trung bình, tỷ lệ lựa chọn cao nhất là 98.20% kỹ năng sử dụng các hình thức tập luyện và đội hình tổ chức làm mẫu, giảng giải, tập luyện và kỹ năng bảo hiểm giúp đỡ trong tập luyện. Tỷ lệ lựa chọn thấp nhất ở mức độ này là 80.52% kỹ năng dự kiến dụng cụ tập luyện, dụng cụ trực quan và năng lực sử dụng và kỹ năng làm mẫu động tác và sử dụng các hình thức trực quan. Như vậy, các kỹ năng của sinh viên ở mức độ khá đạt không vượt quá 20%. Sinh viên NTH chuyên sâu Bóng chuyền cho biết: “Kỹ năng dạy học còn nhiều hạn chế đặc biệt là các kỹ năng đòi hỏi kinh nghiệm thực tiễn như kỹ năng sử dụng các hình thức tập luyện và đội hình tổ chức làm mẫu, giảng giải, tập luyện và kỹ năng bảo hiểm giúp đỡ trong tập luyện, kỹ năng dự kiến dụng cụ tập luyện, dụng cụ trực quan và năng lực sử dụng và kỹ năng làm mẫu động tác và sử dụng các hình thức trực quan” Qua các số liệu và phân tích ở trên cho thấy, sinh viên tự đánh giá trình độ kỹ năng dạy học của mình đa số ở mức trung bình chiếm 80% đến 90%, mức khá chiếm từ 10% đến 20%. Mức độ giỏi nhỏ hơn 10%. Từ kết quả tổng hợp các ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về trình độ kỹ năng dạy học của sinh viên ở bảng 3.3 (phụ lục 12) cũng cho thấy: Ở mức độ thành thạo, tỷ lệ % cán bộ, giảng viên đánh giá trình độ kỹ năng dạy học của sinh viên là không cao. Kỹ năng của sinh viên được đánh giá thành thạo nhất là kỹ năng lựa chọn vị trí, dự kiến đội hình tổ chức làm mẫu, giảng giải, tập luyện và kỹ năng dự kiến dụng cụ tập luyện, dụng cụ trực quan và năng lực sử dụng chiếm 4.12%; Kỹ năng bảo hiểm giúp đỡ trong tập luyện chiếm 3.70%; Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ chiếm 2.88%; Kỹ năng vào bài hấp dẫn, tập trung sự chú ý của học sinh chiếm 2.47% và kỹ năng làm mẫu động tác và sử dụng các hình thức trực quan chiếm 1.23%. Các kỹ năng còn lại không có lựa chọn. Như vậy, đánh giá của cán bộ, giảng viên về trình độ thành thạo kỹ năng dạy học của sinh viên so với tự đánh giá của sinh viên là tương đồng nhau, tỷ lệ kỹ năng dạy học của sinh viên đạt mức độ thành thạo là nhỏ hơn 10%. Không có sự đánh giá nào về kỹ năng dạy học của sinh viên ở mức yếu. Tuy nhiên, khác với tự đánh giá của sinh viên, cán bộ, giảng viên cho rằng vẫn còn nhiều kỹ năng của sinh viên đạt ở mức độ yếu (Khi làm được khi không), cụ thể: Kỹ năng xác định lượng vận động và điều chỉnh lượng vận động trong giờ học và kỹ năng đánh giá mức độ nắm được bài và hoàn thành bài tập chiếm 7.00%; Kỹ năng sử dụng các hình thức tập luyện và đội hình tổ chức làm mẫu, giảng giải, tập luyện chiếm 6.58%; Kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm, sửa chữa các sai lầm thường mắc chiếm 4.53%; Kỹ năng bảo hiểm giúp đỡ trong tập luyện chiếm 4.12% và kỹ năng xác định nội dung kiểm tra đánh giá chiếm 3.29%. Quan sát khái quát bảng 3.3 cho thấy, các ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về trình độ kỹ năng dạy học của sinh viên tập trung ở mức độ 3 (Trung bình) và mức độ 4 (Khá), trong đó chủ yếu tập trung cao ở mức độ trung bình. Nội dung chiếm tỷ lệ cao nhất là: Kỹ năng phòng ngừa chấn thương trong tập luyện chiếm 86.83%; Kỹ năng lựa chọn các hình thức tổ chức tập luyện, kỹ năng phát hiện, phân loại trình độ của học sinh chiếm 85.19%. Nội dung có tỷ lệ lựa chọn thấp nhất ở mức độ trung bình là: Kỹ năng làm mẫu động tác và sử dụng các hình thức trực quan 73.25%. Như vậy, các kỹ năng dạy học của sinh viên được cán bộ, giảng viên đánh giá ở mức độ trung bình đạt từ 70% đến 80%. Ở mức độ khá, tỷ lệ lựa chọn cao nhất ở kỹ năng xác định yếu lĩnh kỹ thuật động tác chiếm 27.16%; Kỹ năng làm mẫu động tác và sử dụng các hình thức trực quan chiếm 25.51%; Kỹ năng lựa chọn vị trí, dự kiến đội hình tổ chức làm mẫu, giảng giải, tập luyện chiếm 23.46%; Kỹ năng dự kiến dụng cụ tập luyện, dụng cụ trực quan và năng lực sử dụng chiếm 23.05%. Nội dung có tỷ lệ lựa chọn thấp nhất là kỹ năng xác định lượng vận động và điều chỉnh lượng vận động trong giờ học; Kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm, sửa chữa các sai lầm thường mắc; Kỹ năng phòng ngừa chấn thương trong tập luyện đều chiếm 13.17% ; Kỹ năng xác định nội dung kiểm tra đánh giá chiếm 12.35%. Giảng viên LHL khoa Điền kinh nhận xét: “Do điều kiện thực hành giáo án giảng dạy trên lớp hạn chế, nên ở sinh viên năm thứ 3, các kỹ năng ở mức độ giỏi là rất ít, chủ yếu ở mức trung bình và số ít ở mức khá” Như vậy, cán bộ, giảng viên đánh giá trình độ kỹ năng dạy học của sinh viên ở mức khá đạt từ 10% đến 30%. Qua các số liệu và phân tích ở trên cho thấy, cán bộ, giảng viên đã đánh giá trình độ kỹ năng dạy học của sinh viên đa số ở mức trung bình (chiếm 70% đến 80%), mức khá chiếm 10% đến 30%. Mức độ giỏi nhỏ hơn 10%. 3.3.2. Thực trạng rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất 3.3.2.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên và cán bộ, giảng viên về rèn luyện kỹ năng dạy học Để tìm hiểu sự quan tâm của cán bộ, giảng viên và sinh viên tới công tác rèn luyện kỹ năng dạy học, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu. Kết quả điều tra được biểu thị ở bảng 3.4 và được biểu diễn trên biểu đồ 3.2. Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả điều tra nhận thức về sự quan tâm của sinh viên và cán bộ, giảng viên về rèn luyện kỹ năng dạy học TT ĐỐI TƯỢNG MỨC ĐỘ Rất quan tâm Quan tâm Bình thường Không quan tâm n % n % n % n % 1 Sinh viên 69 16.2 133 31.22 142 33.33 82 19.25 2 Cán bộ, Giảng viên 42 17.28 79 32.51 81 33.33 41 16.87 Kết quả của bảng 3.4 được biểu diễn trên biểu đồ 3.2 sau đây Biểu đồ 3.2. Nhận thức của sinh viên và cán bộ, giảng viên về rèn luyện kỹ năng dạy học Từ kết quả ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.2 cho thấy, trong đánh giá của sinh viên, ở mức độ “Rất quan tâm”, tức là có sự quan tâm, chăm lo thường xuyên, liên tục của giảng viên tới công tác rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên có 16.2% ý kiến lựa chọn, 31.22% cho rằng có sự quan tâm “thường xuyên”, 33.33% sự quan tâm đó chỉ ở mức độ “bình thường”. Đặc biệt, có 19.25% ý kiến của sinh viên cho rằng họ không nhận được sự quan tâm thường xuyên trong rèn luyện kỹ năng dạy học của mình. Kết quả điều tra ở cán bộ, giảng viên cho thấy sự quan tâm “rất thường xuyên” tới công tác rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên có 17.28% lựa chọn, 32.51% cho rằng có sự quan tâm thường xuyên, 33.33% chọn mức độ bình thường, trong khi đó vẫn có 16.87% số cán bộ, giảng viên cho rằng không quan tâm tới công tác rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên. Qua trò chuyện, trao đổi vấn đề này với các giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội và các giảng viên thuộc khoa giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, các đánh giá đã đưa ra các ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, các đánh giá đều cho rằng đã có sự quan tâm tới sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng dạy học nhưng sự quan tâm còn hạn chế và chưa thường xuyên, sinh viên được rèn luyện các kỹ năng dạy học trong quá trình đào tạo, học tập tại trường nhưng chưa có kế hoạch cụ thể và tiêu chí đánh giá rõ ràng, sinh viên tự hoàn thiện mình là chính qua các giờ học chính khóa và hoạt động ngoại khóa, việc xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên, công tác chỉ đạo, quản lý, kiểm tra đánh giá ít được quan tâm đúng mức. 3.3.2.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất Trên cơ sở đưa ra một số các hoạt động sư phạm cơ bản ở Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội, khoa giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu về thực trạng tổ chức các hoạt động nhằm rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên. Thang điểm đánh giá các mức độ: Rất thường xuyên được 3 điểm, thường xuyên được 2 điểm, không thường xuyên được 1 điểm. Kết quả được thể hiện trên bảng 3.5 (Phụ lục 13) và bảng 3.6 (Phụ lục 14). Từ kết quả bảng 3.5 (Phụ lục 13), các ý kiến đánh giá của sinh viên về sự quan tâm tổ chức các hoạt động sư phạm của ban giám hiệu, các phòng chức năng, bộ môn chuyên sâu và giảng viên hướng dẫn nhằm rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất cho thấy: Ở mức độ “rất thường xuyên” có các hoạt động như soạn giáo án 76.53%, xếp thứ 1; Tập giảng các giáo án môn chuyên sâu và phổ tu 75.12%, xếp thứ 2; Tham gia các giải thi đấu nghiệp vụ sư phạm chiếm 35.45%, xếp thứ 3. Các hoạt động sinh viên không thường xuyên tham gia như: Hội thảo khoa học (53.06%); Kiến tập, thực tập sư phạm (57.28%). Theo ý kiến của sinh viên thì các hoạt động này được tổ chức thường xuyên, theo định kỳ của năm học, nhưng số lượng sinh viên tham gia hạn chế. Kết quả ở bảng 3.5 được biểu diễn ở biểu đồ 3.3 cho thấy, việc tổ chức các hoạt động sư phạm rất thường xuyên có hoạt động số 1 và 2. Ngoài ra ở một số trường còn có tổ chức thêm các hoạt động thường niên như các hoạt động số 3 và số 5. Biểu đồ 3.3. Kết quả đánh giá của sinh viên về tổ chức các hoạt động sư phạm nhằm rèn luyện kỹ năng dạy học Cùng hướng điều tra như vậy, kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về việc tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên được thể hiện ở bảng 3.6 (Phụ lục 14) và được biểu diễn trên biểu đồ 3.4 cho thấy. Biểu đồ 3.4. Kết quả đánh giá của cán bộ, giảng viên về tổ chức các hoạt động sư phạm nhằm rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên Từ các kết quả ở bảng 3.6 (Phụ lục 14) và biểu đồ 3.4 cho thấy: Ở mức độ “rất thường xuyên” có các hoạt động soạn giáo án 64.20%, xếp thứ 1; Tập giảng các giáo án môn chuyên sâu và phổ tu chiếm 61.73%, xếp thứ 2. Các hoạt động sinh viên tham gia “không thường xuyên” như hội thảo khoa học 36.63%; Kiến tập, thực tập sư phạm chiếm 41.15%. Kết quả đánh giá này tương đối thống nhất với kết quả đánh giá của sinh viên. Giảng viên TTT khoa Thể dục cho rằng: “Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm hiệu quả nhất cho sinh viên là tham gia soạn giáo án, tập giảng các nội dung trong học phần đặc biệt là các học phần chuyên sâu (Có số giờ nhiều nhất 150 giờ/năm) ít được thực hiện” Như vậy, qua phân tích cho thấy, đa số các hoạt động sư phạm cơ bản nhằm rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên được tổ chức thường xuyên, theo định kỳ hoặc theo kế hoạch chung của nhà trường nhưng chưa có kế hoạch cụ thể cho sinh viên. Trong các hoạt động sinh viên thường xuyên tham gia nhiều nhất là soạn giáo án và tập giảng các giáo án môn chuyên sâu và các môn học thực hành khác, qua tìm hiểu thì các hoạt động này vẫn mang tính tự phát, chưa được sự quan tâm, đánh giá chặt chẽ của cán bộ, giảng viên, đặc biệt là giảng viên lý luận chuyên ngành vì các em tập giảng và soạn bài ở các giờ thực hành, giảng viên các môn chuyên sâu là người trực tiếp sửa giáo án và nhận xét đánh giá giờ tập giảng của các em. Nhiều hoạt động sư phạm số lượng sinh viên tham gia còn ít, phần lớn giảng viên chưa mạnh dạn, còn e dè khi giao nhiệm vụ cho sinh viên. Thực tiễn cho thấy sinh viên, càng tham gia nhiều các hoạt động càng có điều kiện rèn luyện kỹ năng dạy học, chính vì hạn chế tham gia các hoạt động cho nên nhiều kỹ năng dạy học của sinh viên chưa thuần thục. 3.3.3. Thực trạng các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất Trong thời gian gần đây, chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất đã có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng theo hướng chuẩn hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác đào tạo sinh viên, đáp ứng yêu cầu về đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất ở các nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn những hạn chế, bất cập cần được khắc phục. Đây là vấn đề đã và đang tác động không nhỏ đến chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất tại các trường phổ thông. Bên cạnh sự tác động từ số lượng thì sự tác động từ chính phẩm chất, năng lực, chất lượng của đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất tương lai tại các trường sư phạm vẫn còn những hạn chế nhất là về kỹ năng dạy học. Trong suốt quá trình đào tạo của trường sư phạm, trên cơ sở những kiến thức chuyên môn được trang bị, sinh viên cần được rèn luyện các kỹ năng đặc biệt là kỹ năng dạy học. Trong quá trình rèn luyện các kỹ năng dạy học, với đối tượng là sinh viên các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất chịu sự tác động của 5 yếu tố cơ bản đó là: Tác động từ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo; Tác động từ sự phát triển mới của mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo ở các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất; Tác động từ trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ giảng viên của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất hiện nay; Tác động từ môi trường, điều kiện cụ thể của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất; Tác động từ đặc điểm của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành tìm hiểu về thực trạng các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Thang điểm đánh giá các mức độ: Rất nhiều (4 điểm); Nhiều (3 điểm); Trung bình (2 điểm) và thấp (1 điểm). Kết quả được thể hiện ở bảng 3.7 (Phụ lục 15) và bảng 3.8 (Phụ lục 16). Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả đánh giá của sinh viên về các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học TT CÁC YẾU TỐ MỨC ĐỘ Tổng Trung bình Thứ bậc Rất nhiều Nhiều Trung Bình Thấp n % n % n % n % 1 Tác động từ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo 153 35.92 68 15.96 167 39.20 38 8.92 1188 2.79 5 2 Tác động từ sự phát triển mới của mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo ở các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất 268 62.91 98 23.00 45 10.56 15 3.52 1471 3.45 3 3 Tác động từ trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ giảng viên của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất hiện nay 225 52.82 78 18.31 67 15.73 56 13.15 1324 3.11 4 4 Tác động từ môi trường, điều kiện cụ thể của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất 289 67.84 112 26.29 25 5.87 0 0 1542 3.62 2 5 Tác động từ đặc điểm của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất 301 70.66 106 24.88 19 4.46 0 0 1560 3.66 1 Từ kết quả bảng 3.7 (Phụ lục 15), ý kiến đánh giá của sinh viên về các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất cho thấy, mức độ “rất nhiều” có các yếu tố như: Tác động từ đặc điểm của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất 70.66%, xếp thứ 1; Tác động từ môi trường, điều kiện cụ thể của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất 67.84%, xếp thứ 2; Tác động từ sự phát triển mới của mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo ở các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất chiếm 62.91%, xếp thứ 3. Các yếu tố tác động thấp: Tác động từ trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ giảng viên của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất hiện nay (13.15%); Tác động từ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo (8.92%). Kết quả ở bảng 3.7 được biểu diễn ở biểu đồ 3.5 cho thấy, các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho đối tượng nghiên cứu rất nhiều và nhiều là yếu tố thứ 4 và yếu tố thứ 5. Các yếu tố còn lại có tác động nhưng chỉ ở mức độ Trung bình và thấp Biểu đồ 3.5. Kết quả đánh giá của sinh viên về các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học Cùng hướng điều tra như vậy, kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên được thể hiện ở bảng 3.8 (Phụ lục 16) và được biểu diễn trên biểu đồ 3.6 cho thấy. Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ, giảng viên về các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học TT CÁC YẾU TỐ MỨC ĐỘ Tổng Trung bình Thứ bậc Rất nhiều Nhiều Trung Bình Thấp n % n % n % n % 1 Tác động từ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo 18 7.40 29 11.93 85 34.98 111 45.68 440 1.81 5 2 Tác động từ sự phát triển mới của mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo ở các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất 62 25.51 31 12.76 106 43.62 44 18.11 597 2.46 3 3 Tác động từ trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ giảng viên của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất hiện nay 60 24.69 30 12.35 35 14.40 118 48.56 518 2.13 4 4 Tác động từ môi trường, điều kiện cụ thể của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất 148 60.91 42 17.28 28 11.52 25 10.29 808 3.33 2 5 Tác động từ đặc điểm của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất 198 81.48 36 14.81 9 3.70 0 0 918 3.78 1 Biểu đồ 3.6. Kết quả đánh giá của cán bộ, giảng viên về yếu t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_ren_luyen_ky_nang_day_hoc_cho_sinh_vien_dai_hoc_su_p.doc
Tài liệu liên quan