LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .4
4. Nguồn tài liệu.4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.5
6. Đóng góp của luận án .6
7. Bố cục của luận án.6
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.7
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam .7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở các nước trên thế giới
177
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập trung giải
quyết .255
1.2.1. Nhận xét về tình hình nghiên cứu.255
1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết.266
Chương 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHỐI HỢP
CHIẾN ĐẤU GIỮA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU 4 (VIỆT NAM)
VỚI QUÂN DÂN LÀO CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ TAY SAI (1955 - 1975). 27
2.1. Cơ sở hình thành sự phối hợp chiến đấu chống đế quốc Mỹ và tay sai giữa lực
lượng vũ trang Quân khu 4 với quân dân Lào trên chiến trường Lào (1955 - 1975)27
2.1.1. Cơ sở lý luận và nhận thức. 27
2.1.2. Cơ sở thực tiễn. 30
2.1.3. Cơ sở pháp lý. 37
2.2. Yếu tố tác động đến sự phối hợp chiến đấu giữa lực lượng vũ trang Quân khu 4
với quân dân Lào (1955 - 1975).466
2.2.1. Tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á .466
2.2.2. Âm mưu của Mỹ đối với Lào và Việt Nam .499
Tiểu kết chương 2. 51Chương 3 HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP CHIẾN ĐẤU GIỮA LỰC LƯỢNG VŨ
TRANG QUÂN KHU 4 (VIỆT NAM) VỚI QUÂN DÂN LÀO TRÊN CHIẾN
TRƯỜNG LÀO (1955 - 1975) .533
3.1. Phối hợp xây dựng, bảo vệ căn cứ địa và phát triển lực lượng cách mạng.533
3.2. Phối hợp mở các tuyến đường vận tải chiến lược.666
3.3. Phối hợp tác chiến . 72
3.3.1. Giai đoạn 1955 - 1973 . 72
3.3.2. Giai đoạn 1973 - 1975 . 98
Tiểu kết Chương 3. 1033
Chương 4 MỘT SỐ NHẬN XÉT . 106
4.1. Kết quả và hạn chế. 107
4.1.1. Kết quả . 107
4.1.2. Hạn chế. 110
4.2. Đặc điểm . 114
4.2.1. Sự phối hợp chiến đấu diễn ra sớm và liên tục trong một thời gian dài . 114
4.2.2. Sự phối hợp chiến đấu diễn ra trên các địa bàn chiến lược quan trọng nhất của
Lào. 116
4.2.3. Nội dung phối hợp chiến đấu phong phú, toàn diện. 118
4.3. Một số bài học kinh nghiệm. 122
4.3.1. Thường xuyên coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng . 122
4.3.2. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và lực lượng vũ trang
Lào trong suốt quá trình làm nhiệm vụ quốc tế . 1244
4.3.3. Thực hiện gắn kết ba nhiệm vụ: chiến đấu, tuyên truyền và lao động sản xuất .1255
4.3.4. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ ngang tầm nhiệm vụ . 1266
4.3.5. Xây dựng cơ sở cách mạng dọc biên giới Lào - Việt Nam vững mạnh để phối
hợp bảo vệ an ninh biên giới. 1288
KẾT LUẬN. 130
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN. 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 135
PHỤ LỤC 1 QUYẾT ĐỊNH, NGHỊ QUYẾT, CHỈ THỊ, ĐIỆN VĂN, HIỆP ĐỊNH.PL1
PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ CHIẾN DỊCH TIÊU BIỂU . PL32
PHỤ LỤC 3 MỘT SỐ ẢNH, BẢN ĐỒ . PL35
198 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự phối hợp chiến đấu giữa lực lượng vũ trang quân khu 4 (Việt Nam) với quân dân Lào trên chiến trường Lào (1955 - 1975) - Đoàn Minh Điền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. [100; tr.89-108].
Để đảm bảo cho Tuyến vận tải chiến lược 559 hoạt động an toàn và mở rộng
vùng giải phóng, tạo điều kiện cho Quân GPND Lào đẩy mạnh hoạt động trên đường
số 13, Bộ Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam và Bộ Chỉ huy tối cao Quân GPND Lào
giao cho Bộ Tư lệnh Quân khu 4 mở Chiến dịch 128 tấn công vùng phía Tây sông
Nậm Thơm từ Na Cay đến Núi Đá. Bộ chỉ huy chiến dịch do ông Nguyễn Ích Tỷ làm
Chỉ huy trưởng, ông Quách Sỹ Kha làm Chính ủy. Lực lượng tham gia chiến dịch,
phía Quân khu 4 có: Trung đoàn 95 và Trung đoàn 101 thuộc Sư 325, Tiểu đoàn 3
thuộc Lữ đoàn 324, Tiểu đoàn 927, 1 đại đội pháo 105 mm, 1 đại đội cối 120mm;
phía Quân GPND Lào có: Tiểu đoàn 17, Tiểu đoàn 19, Tiểu đoàn 14 cùng 1 trung đội
đặc công, 1 đại đội pháo 105 ly, 1 đại đội cối 120 ly, 1 đại đội súng máy phòng
không và 1 đại đội thiết giáp. Tháng 1/1964, chiến dịch bắt đầu. Trên hướng đường
số 12, Tiểu đoàn 929 thuộc Trung đoàn 95 vượt qua đèo Phu Ác đánh lên
81
Nhômmarát [118; tr.94]. Tiểu đoàn 17 Quân GPND Lào và bộ đội địa phương
Nhômmalạt phối hợp với lực lượng của Quân khu 4 tấn công cứ điểm Văng Yên.
Ngày 27/1/1964, lực lượng Quân khu 4 phối hợp với Tiểu đoàn 17 và Tiểu đoàn 19
Quân GPND Lào tiến công Phu Ác, Bản Đông, Tha Hoặc, Khủa Tặng, Phu Mạ, Xảm
Lăn, Phuhủaxạn, Phubảnlầu, Phu Bản, Xáng Kẹo, Phảlạtnhạ; giải phóng Bản Đông,
Bản Thà Thuột, Bản Khoa tạo thành thế bao vây từ phía Nam cao nguyên Na Cay.
Đêm 28/1/1964, liên quân Quân khu 4 - Lào tấn công địch ở cao nguyên Na Cay và
truy đuổi địch tới Bản Kông Lô, đẩy địch về tới Konkatia, Bản Keng và ngã ba Tha
Thơm. Trên hướng đường số 8, Tiểu đoàn 927 và Tiểu đoàn 3 thuộc Lữ đoàn 324
cùng bộ đội đặc công, pháo binh và công binh đánh sân bay Na Cay. Bị sức ép từ hai
hướng (từ đường số 8 và đường số 12), tháng 2/1964, địch đưa 1 Binh đoàn cơ động
do Xihổ chỉ huy tấn công Nọongbualao và Phukete, nhưng thất bại [139; tr.393-394].
Ngày 12/2/1964, Chiến dịch 128 kết thúc, liên quân Quân khu 4 - Lào loại khỏi vòng
chiến đấu gần 900 tên địch, bắt hơn 2000 tù binh, giải phóng cao nguyên Na Cay và
vùng phụ cận từ Na Then đến Pạchinđun với hai tuyến đường quan trọng là đường số
8, đường số 12 và tuyến biên giới Việt Nam - Lào dài 700km, giữ vững Tuyến vận tải
chiến lược 559 [139; tr.394,118; tr.494]. Thắng lợi của Chiến dịch 128 đã giáng cho
địch một đòn choáng váng, tạo bước phát triển mới cho cách mạng Lào.
Trên hướng tỉnh Xiêng Khoảng, tháng 4/1964, Tiểu đoàn 923 của Quân khu 4
phối hợp với LLVT Quân khu Tây Bắc (Việt Nam) và Quân khu Cánh đồng Chum
(Lào) mở Chiến dịch 74 loại khỏi vòng chiến đấu 2500 địch, giải phóng 3000km2 đất
đai [20; tr.159]. Bên cạnh mở các chiến dịch quân sự lớn để tiêu diệt lực lượng chủ
lực địch, mùa khô 1963 - 1964, liên quân Quân khu 4 - Lào tổ chức truy quét phỉ dọc
biên giới Lào -Việt Nam, diệt 260 tên.
Sau nhiều năm xâm lược Việt Nam và Lào, Mỹ ngày càng lâm vào tình trạng
sa lầy, bế tắc. Để cứu vãn tình thế, Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson ép Thủ
tướng X. Phuma đồng ý cho không quân Mỹ bắn phá mục tiêu của đối phương trên
lãnh thổ Lào; hỗ trợ phái Hữu và Lực lượng đặc biệt và phỉ đánh phá vùng giải
phóng và các tuyến giao thông huyết mạch. Âm mưu của Mỹ và phái Hữu là thành
lập phòng tuyến nối từ Quảng Trị, Thừa Thiên (Việt Nam) với các tỉnh Trung- Hạ
Lào sang Thái Lan, chia cắt chiến trường Đông Dương để ngăn chặn sự chi viện của
miền Bắc Việt Nam cho cách mạng Lào và cách mạng miền Nam Việt Nam. Thực
82
hiện âm mưu trên, nửa sau năm 1964, không quân Mỹ và quân đội phái Hữu huy
động 4 Binh đoàn cơ động (12, 14, 15, 16) và 2 Tiểu đoàn tình nguyện (31, 32) mở
các chiến dịch Xảm Xỏn, Xỏn Xay I, Xỏn Xay II [139; tr.401] đánh vào vùng Tuyến
vận tải chiến lược 559 và vùng giải phóng ở khu vực Nam - Bắc đường số 9
(Xavanakhẹt), Khăm Cợt (Liên mường 90), Na Cai (Khăm Muộn). Ngoài ra, Mỹ và
phái Hữu còn đẩy mạnh hoạt động của Lực lượng đặc biệt và dọc phỉ ở biên giới Lào
- Việt Nam. Điển hình nhất là ngày 23/6/1964, 30 tên phỉ tấn công đồn biên phòng
tỉnh Nghệ An, làm 26 chiến sĩ hi sinh tại chỗ, 10 người bị thương [120; tr.74]. Chiến
tranh phá hoại của Mỹ đã lan rộng trêncả nước Lào.
Những âm mưu và thủ đoạn mới của Mỹ và phái Hữu đã gây cho cách mạng
Lào những khó khăn, thử thách mới. Liên quân Quân khu 4 - Lào phải tiếp tục đẩy
mạnh phối hợp tác chiến để tiêu diệt sinh lực địch, bảo vệ vùng giải phóng. Nửa sau
năm 1964, LLVT Quân khu 4 phối hợp với các Tiểu đoàn 14, 15, 16, 17, 18 Quân
GPND Lào bẻ gãy hàng chục cuộc càn quét của 4 Binh đoàn cơ động (12, 14, 15, 16)
và 2 Tiểu đoàn tình nguyện (31, 32) trên địa bàn tỉnh Khăm Muộn và tỉnh
Xavanakhẹt, loại khỏi vòng chiến đấu 500 tên [139; tr.402-404]. Chỉ tính riêng ngày
16/12/1964, LLVT Quân khu 4 hỗ trợ Tiểu đoàn 18 tấn công Tiểu đoàn tình nguyện
31 địch ở Đồng Hến, Kengxaynọi và Bưng Xạng (Xavanakhẹt) loại khỏi vòng chiến
đấu 240 tên trong tổng số 260 tên, thu 3 tấn chiến lợi phẩm [139; tr.405]. Trên địa
bàn tỉnh Khăm Muộn, LLVT Quân khu 4 phối hợp với Tiểu đoàn 17 hạ đồn Cóoc
Tóong (30/12/1964). Ngày 15/10/1964, trên địa bàn tỉnh Liên mường 90, Tiểu đoàn
927 phối hợp với Đại đội 12 và Đại đội 15 xóa sổ đồn phỉ ở Bản Khèn, huyện Căm
Cợt [104; tr.18] và đồn Pha Khuốc - Pha Mon (ngày 29/11/1964) [28; tr.31-53].
Tính chung trong năm 1964, liên quân Quân khu 4 - Lào đánh 62 trận. Trong
đó, Quân GPND Lào đánh độc lập 16 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên
địch, bắt 759 tên, bắn rơi 16 máy bay, giữ vững vùng giải phóng [118; tr.95].
Bước sang năm 1965, song song với Chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt
Nam và Chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam, Mỹ và phái Hữu tập trung đánh
phá địa bàn Trung - Hạ Lào và địa bàn Quân khu 4 nhằm cắt đứt Tuyến vận tải chiến
lược 559. Sự đánh phá ác liệt của quân địch đã đe dọa nghiêm trọng đến vùng giải
phóng của cách mạng Lào và Tuyến vận tải chiến lược 559.
Đáp lại hành động leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ. Ngày 11/1/1965,
83
Tiểu đoàn 16 Quân GPND Lào phối hợp với Tiểu đoàn 2 Quân khu 4 tấn công giải
phóng Bản Cang, bắn cháy 1 máy bay Mỹ [139; tr.413]; ngày 30/1/1965, Tiểu đoàn
927 Quân khu 4 phối hợp với Tiểu đoàn 15 và Tiểu đoàn 17 của tỉnh Khăm Muộn tấn
công căn cứ Khô Ktông diệt 70 tên. Những thắng lợi đầu năm 1965 làm rung chuyển
hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 12. Tháng 3/1965, Trung đoàn 9 thuộc
Sư đoàn 304 và Tiểu đoàn 929 phối hợp với Tiểu đoàn 14, tiểu đoàn pháo và hai đại
đội đặc công và hai đại đội cao xạ của Quân GPND Lào [118; tr.155] mở một đợt
hoạt động trên đường số 9 nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mở rộngvùng
giải phóng và hành lang tuyến vận tải 559. Do phối hợp tác chiến thiếu chặt chẽ, nên
chiến dịch không đạt mục tiêu đề ra, lực lượng liên quân còn bị tổn thất lớn1. Đây là
một trong những bài học xương máu mà lực lượng liên quân phải trả giá đắt trong
việc phối hợp tác chiến.
Trước tình hình đó, ngày 31/10/1965, lực lượng Đoàn 5652 phối hợp với Quân
GPND Lào mở mặt trận tấn công hệ thống phòng ngự của địch ở Na Du -
Xêbăngphai (đường số 12) [118; tr.156]. Lực lượng Quân GPND Lào tham gia phối
hợp bao gồm: Tiểu đoàn 14, Tiểu đoàn 15, Tiểu đoàn 17, Tiểu đoàn 18 của Quân khu
Nam Lào, Đại đội 9 ở vùng Nam thị xã Thà Khẹt, Đại đội 65 vùng Keng Coọc [139;
tr.429]. Ngày 31/10/1965, liên quân Quân khu 4 - Lào bao vây tiêu diệt cứ điểm
Nhômmalạt, đồng thời đánh tan đội quân từ Thà Khẹt đến giải vây, loại khỏi vòng
chiến đấu 80 tên [104; tr.23]. Hoảng sợ, ngày 4/11/1965, địch từ Phu Khiêu rút về
Thị xã Thà Khẹt nhưng bị lực lượng Đoàn 565 phối hợp với Đại đội 9 Quân GPND
Lào tiêu diệt. Trên đà thắng lợi, ngày 11/11/1965, Tiểu đoàn 927 Quân khu 4 phối
hợp với Tiểu đoàn 15 Quân khu Nam Lào tiêu diệt cứ điểm Pha Hom tiến về Na Du,
đánh thông đường số 12 [139; tr.431]. Đòn tấn công của liên quân Quân khu 4 - Lào
làm hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 12 rung chuyển, chia cắt chiến
trường Trung Lào thành hai khu vực chính, giam chân quân phái Hữu trên đường số
12 và ở Nọongbualao trên hướng đường số 9, địch phải điều lực lượng Tiểu đoàn tình
nguyện 32, BI 18, BI 23 chiếm lại Pha Hom, bảo vệ Nọongbualao, chốt giữ đường số
12, đường số 9, đường số 13. Phán đoán ý đồ của địch cuối năm 1965, Đoàn 565
1. Trong trận này, liên quân hi sinh 74, bị thương 83, mất tích 23 [20; tr.344].
2. Ngày 19/5/1965, Bộ Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam và Bộ Chỉ huy tối cao Quân GPND Lào thống nhất
thành lập Đoàn 565 do ông Đồng Sỹ Nguyên, Chính ủy Quân khu 4 làm Chính ủy kiêm Tư lệnh. Phạm vi hoạt
động của Đoàn 565 từ Trung Lào đến Hạ Lào.
84
phối hợp với Quân GPND Lào tổ chức phản công các cuộc càn của địch, diệt 95 tên,
giải phóng các bản Ta Ne và Ya Ne, Keng Kham,... Cuối tháng 11/1965, địch chiếm
lại Pha Hom, tổ chức bảo vệ các vị trí xung yếu như: That Keo, Xêbăngphai, Bản
Xạng, Nọongbualao. Khu vực đường số 12, đường số 13 và đường số 9 trở thành nơi
tranh chấp quyết liệt giữa liên quân Lào - Việt Nam và phái Hữu. Những thắng lợi
vào cuối năm 1965 đã thể hiện bước tiến đáng kể về kĩ thuật, chiến thuật và hiệp
đồng tác chiến của liên quân Quân khu 4 - Lào trong tiến công đột phá vị trí hiểm
yếu, phá vỡ tuyến phòng ngự của địch, vừa bao vây, vừa diệt viện.
Tháng 1/1966, phái Hữu huy động 5 tiểu đoàn có sự hỗ trợ của không quân
Mỹ mở cuộc càn mang tên Inta đánh phá ác liệt Tuyến vận tải chiến lược 559 và
vùng giáp ranh với khu giải phóng, tổ chức lực lượng phòng thủ vùng chiếm đóng
dọc các đường số 9, số 12, số 13, đẩy mạnh hoạt động phỉ đánh phá biên giới Lào -
Việt Nam. Nhưng cuộc càn Inta của địch đã bị Tiểu đoàn 2 của Quân khu 4 phối hợp
với lực lượng Quân khu Nam Lào phá tan ở Pho Tốc, Kép Peng. Tháng 2/1966, liên
quân Quân khu 4 - Lào tấn công Bản Bung, Pheng Đeng, loại khỏi vòng chiến đấu 5
đại đội của địch. Ở vùng địch hậu của các tỉnh Xaravan, Thà Khẹt, Áttôpư, LLVT
Quân khu 4 phối hợp với các Tiểu đoàn 14, Tiểu đoàn 18, Tiểu đoàn 15, Tiểu đoàn
17 Quân GPND Lào tổ chức luồn sâu tấn công tiêu hao sinh lực địch.
Tính chung mùa khô 1965 - 1966, liên quân Quân khu 4 - Lào loại khỏi vòng
chiến đấu trên 400 tên địch, bắt 77 tên, thu 6 xe, 16 khẩu DKZ, 14 súng cối, 295 súng
bộ binh, 131 tấn đạn, 19 đài vô tuyến điện, giải phóng hoàn toàn Xêcôngđan,
Chengrarerơ, đẩy địch lui về Xêđăngxoi, buộc địch phải bị động phân tán lực lượng
đối phó; âm mưu của địch lấn chiếm đường số 9 và bình định vùng Lào Ngam tỉnh
Xaravanthất bại hoàn toàn [118; tr.159]. Những thắng lợi của LLVT Quân khu 4 phối
hợp với quân dân Lào ở Trung - Hạ Lào cuối năm 1965 đã góp phần làm thất bại một
bước kế hoạch phiêu lưu quân sự của phái Hữu trong mùa khô 1965 - 1966, bảo vệ
an toàn vùng giải phóng và hành lang Tuyến vận tải 559, góp phần mở rộng vùng
giải phóng cho cách mạng Lào chạy dọc dãy Trường Sơn từ Bắc Lào đến Nam Lào,
tạo bàn đạp cho quân dân Lào tiến sâu vào vùng địch hậu, ổn định biên giới phía Tây
Quân khu 4. Nhờ vậy, việc chi viện cho chiến trường miền Nam và chiến trường
Trung - Hạ Lào được đẩy mạnh bằng cơ giới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
chiến trường. Những chiến thắng trên góp phần đẩy nội bộ địch lâm vào tình trạng
85
mâu thuẫn gay gắt. Phummi Nôxavẳn, Xihổ, Còongle phải bỏ chạy ra nước ngoài.
Nét nổi bật của sự phối hợp giữa LLVT Quân khu 4 với quân dân Lào trong
mùa khô năm 1965 - 1966 là lực lượng Quân GPND Lào đã tổ chức tác chiến độc lập
ở cấp tiểu đoàn, diễn ra trên chiến trường rộng lớn. Đây là bước trưởng thành vượt
bậc của Quân GPND Lào cũng như sự phối hợp tác chiến giữa LLVT Quân khu 4 với
quân dân Lào.
Năm 1967, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam chủ trương chuẩn bị tổng
tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân (1968), do đó, LLVT Quân khu 4 có
nhiệm vụ phối hợp với Quân GPND Lào đẩy mạnh hoạt động tác chiến ở địa bàn
Trung - Hạ Lào vừa để phân tán và kiềm chế lực lượng địch vừa bảo vệ vùng giải
phóng Lào, nhất là bảo vệ Tuyến vận tải chiến lược 559 và biên giới Lào - Việt. Thực
hiện chủ trương trên, ngày 25/1/1967, LLVT Quân khu 4 và Công an vũ trang Đồn
93 Hà Tĩnh 4 phối hợp với quân dân Na Pê bắt gọn toán biệt kích Halây gồm 11 tên
nhảy xuống Na Pê nhằm chỉ điểm cho máy bay địch bắn phá đường số 8 [54; tr.190];
ngày 25/3/1967, LLVT Quân khu 4 - Lào tiến công đồn Nacútchan loại khỏi vòng 68
tên [139; tr.451].
Để hoạt động quân sự có hiệu quả cao hơn nữa, ngày 20/07/1967, Quân
GPND Lào tổ chức Hội nghị Quân chính. Hội nghị chủ trương: Tích cực chủ động
tấn công địch, tấn công liên tục, phát huy ưu thế tuyệt đối về đánh gần, đánh thọc
sâu, lấy ít đánh nhiều... Tác chiến kết hợp với công tác vận động quần chúng xây
dựng cơ sở và vận động binh lính địch, thu phục phỉ,...[20; tr.173]. Thực hiện chủ
trương của Hội nghị Quân chính, tháng 12/1967, Tiểu đoàn 14 Quân GPND Lào phối
hợp với LLVT Quân khu 4 tiến công đồn Bản Xạng, giải phóng Huội Mừng, tập kích
bốt ở bản Nakhạnđông, giải phóng mường Pha Lan, loại khỏi vòng chiến đấu hơn
200 tên, trong đó có 4 cố vấn Mỹ [139; tr.456], giải phóng nhiều địa bàn quan trọng
như Tùm Lan, Pha Lan, phía Tây Áttôpư, giữ vững vùng giải phóng và Tuyến vận tải
chiến lược 559, góp phần vào việc chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết
Mậu Thân (năm 1968) ở miền Nam Việt Nam.
Năm 1968, phối hợp với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của nhân dân miền
Nam Việt Nam, LLVT Quân khu 4 phối hợp với quân dân Nam Lào đánh chiếm
Huội San, một mắt xích quan trọng trên tuyến đường số 9, tấn công cụm cứ điểm Thà
Teng, giải phóng một vùng rộng lớn từ Mường Phìn tới thị xã Pạc Xòng [118;
86
tr.254]; xóa sổ cụm phỉ Pha Hom diệt 32 tên; xóa sở đồn Xê Văn diệt 60 tên. Ở Lào
Ngam, Đoàn 565 phối hợp với quân dân Lào giải phóng 47 xã với 10.450 dân, phá vỡ
hệ thống phòng ngự của địch ở Sê Đôn, tỉnh Áttôpư. Trên địa bàn tỉnh Xiêng
Khoảng, lực lượng LLVT Quân khu 4 phối hợp quân dân Xiêng Khoảng giải phóng
các xã: Tài Xiêng, Tham Thao, Tham Tác, Khu Khẹ, Tổng Khư với 9000 dân, thành
lập chính quyền cách mạng [120; tr.178]
Tính đến cuối năm 1968, quân dân Lào phối hợp với LLVT Việt Nam trong
đó có LLVT Quân khu 4 loại khỏi vòng chiến đấu 64.906 tên địch, bắn rơi và phá
hủy 919 máy bay. Thắng lợi đó đã tạo thế và lực mới cho cách mạng Lào, góp phần
tạo cơ sở cho Trung ương Neo Lào Hăcxạt đưa ra Cương lĩnh 12 điểm ngày
21/10/1968. Những thắng lợi đó cũng đã góp phần chia lửa với cuộc tổng tiến công
và nổi dậy năm 1968 ở miền Nam Việt Nam, bảo vệ an toàn biên giới Lào - Việt
Nam và Tuyến vận tải chiến lược 559, giữ vững mạch máu chi viện cho cách mạng 3
nước Đông Dương; góp phần làm phá sản Chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam
Việt Nam và Chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở Lào.
Tháng 8/1968, Hội nghị lần thứ 16 Trung ương Đảng Nhân dân Lào thông qua
Nghị quyết chủ trương tiếp tục tấn công địch, mở rộng và bảo vệ vùng giải phóng
đồng thời đẩy mạnh phong trào ở vùng địch hậu [20; tr.179]. Căn cứ tình hình thực tế
trên chiến trường Đông Dương, tháng 8/1968, Bộ Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam chỉ
thị cho Quân khu 4, Quân khu Tây Bắc và Đoàn 959 tích cực phối hợp quân dân Lào
chủ động tấn công địch, đẩy mạnh đấu tranh cả hai vùng, trên cả ba mặt trận quân sự,
chính trị, ngoại giao;giải phóng thêm một số vùng trọng điểm, tạo thành thế trận
liên hoàn,[20; tr.179]. Theo đó, LLVT Quân khu 4 thống nhất với Quân GPND
Lào phối hợp tác chiến bảo vệ vùng giải phóng và các tuyến đường số 7, số 8, số 9,
số 12, số 20, đường 129.
Tháng 1/1969, Richard Nixon lên làm Tổng thống Mỹ và triển khai Chiến
tranh đặc biệt tăng cường ở Lào. Mỹ giúp phái Hữu ở Lào tăng lực lượng quân đội từ
194 tiểu đoàn lên tới 236 tiểu đoàn, đó là chưa kể 12.000 cố vấn Mỹ và 40.000 quân
Thái Lan, đồng thời mở các chiến dịch quân sự qui mô lớn đánh vào Tuyến vận tải
chiến lược 559 và vùng giải phóng của cách mạng Lào [95; tr.209].
Để bảo vệ vùng giải phóng Lào và các tuyến giao thông huyết mạch, ngày
1/4/1969, Quân khu ủy 4 ra Nghị quyết về nhiệm vụ năm 1969. Về nhiệm vụ phối
87
hợp với quân dân Lào, Nghị quyết nhấn mạnh: “Chỉ đạo lực lượng tình nguyện tiêu
diệt một bộ phận sinh lực địch, tích cực giúp bạn quét và thu phục phỉ, củng cố và
mở rộng vùng giải phóng Trung - Hạ Lào Trước mắt lấy việc đẩy mạnh hoạt động
trên đường 9...”1. Về tác chiến phải:“Kết hợp tác chiến và địch vận tiêu diệt một bộ
phận sinh lực địch, mở rộng khu giải phóng có trọng điểm, tạo điều kiện cho bạn có
thể liên hoàn khu giải phóng, tạo thế ổn định cho tuyến hành lang của ta” 2. Thực
hiện chủ trương trên, ngày 16/2/1969, Tiểu đoàn 42 tỉnh Nghệ An, Đại đội 18 đặc
công, Đại đội 211 của huyện Tương Dương và 170 dân công hỏa tuyến tỉnh Nghệ An
phối hợp với 30 cán bộ, chiến sĩ và cán bộ lãnh đạo của huyện Mường Mộc, tỉnh
Khoảng mở chiến dịch tiêu diệt cụm phỉ ở Mường Ngạt bảo vệ cho sự an toàn của
vùng giải phóng Lào, hành lang đường số 7 và phía Tây Quân khu 4. Sau 3 tháng
phối hợp tác chiến, liên quân Quân khu 4 - Lào diệt và làm bị thương gần 100 tên
phỉ, bảo vệ vùng giải phóng phía Đông sông Nậm Mộ [120;tr.185], bảo vệ anh ninh
biên giới phía Tây Quân khu 4, mở rộng vùng giải phóng của cách mạng Lào, mở ra
một hành lang an toàn từ Mường Ngàn qua Mường Ngạt của tỉnh Xiêng Khoảng đến
Mường Mày của tỉnh Bôlikhămxay, nối đường số 7 với đường số 8, bảo vệ cửa ngõ
đi vào tỉnh Xiêng Khoảng, tạo bàn đạp thuận lợi cho các hoạt động quân sự tiếp theo.
Liên tục bị mất các địa bàn quan trọng, từ tháng 4 đến tháng 6/1969, địch mở
3 chiến dịch: Xamakhi (đoàn kết) 1, 2, 3 hòng cắt đứt đường số 7 nối Nghệ An với
tỉnh Xiêng Khoảng. Cả 3 chiến dịch đã bị LLVT Quân khu Tây Bắc (Việt Nam) phối
hợp với LLVT Quân khu 4 và quân dân Xiêng Khoảng đập tan, loại khỏi vòng chiến
đấu hơn 1312 tên địch, bắn rơi 14 máy bay [142; tr.351]. Tháng 7/1969, địch huy
động 40 tiểu đoàn mở chiến dịch “Cù Kiệt” (Rửa hận) đánh vào Cánh đồng Chum
tỉnh Xiêng Khoảng nhằm kiểm soát đường số 7 để bịt của ngõ vào Xiêng Khoảng từ
Nghệ An. Để hỗ trợ cho chiến dịch này, ngày 7/8/1969, trên hướng Trung Lào, địch
huy động 5 tiểu đoàn đánh phá khu vực đường số 9.
Trước âm mưu của địch, Bộ Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam và Bộ Chỉ huy
tối cao Quân GPND Lào phối hợp mở chiến dịch phản công ở Cánh đồng Chum với
mật danh là “Chiến dịch 139”. Lực lượng tham gia về phía Việt Nam gồm có Quân
1 . Dẫn theo Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 (2001), Công tác đảng, công tác chính trị lực lượng
vũ trang Quân khu 4, Biên niên, tập II (1955 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội, tr. 359.
2 . Dẫn theo Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 (2001), Công tác đảng, công tác chính trị lực lượng
vũ trang Quân khu 4, Biên niên, tập II (1955 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội, tr.361.
88
khu Tây Bắc, Quân khu 4 và Đoàn chuyên gia 959. Quân khu 4 được giao nhiệm vụ
phối hợp với Quân khu tỉnh Xiêng Khoảng tác chiến hướng đường số 7. Ngày
12/9/1969, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thành lập Ban chỉ huy mặt trận đường số 7 do ông
Hoàng Quế làm Chỉ huy trưởng với lực lượng tham gia gồm: Tiểu đoàn 42, Tiểu
đoàn 43, Đại đội 211, Đại đội 18 đặc công, Đại đội 19 trinh sát, Đại đội 52 cao xạ,
Tiểu đoàn 9 thuộc Trung đoàn 271, Đại đội 212, lực lượng đặc công của Quân khu 4
và 1800 dân công phục vụ chiến đấu [120; tr.193]. Về phía Quân GPND Lào có các
Tiểu đoàn 1, 2, 12, 24, 701, Tiểu đoàn Patchay, Tiểu đoàn 4 của lực lượng Trung lập
yêu nước Lào... Để tránh thương vong cho nhân dân Xiêng Khoảng, LLVT Quân khu
4 và nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức đón và bố trí nơi ăn, ở cho gần 16.000 người sơ
tán về các huyện phía Tây tỉnh Nghệ An [18; tr.165]. Qua 3 tháng phối hợp tác chiến,
từ tháng 10 đến tháng 12/1969, liên quân Quân khu 4 - Lào giải phóng một loạt địa
bàn quan trọng như Sa Nọi, Keo Hom, Mường Mộc tiêu diệt lực lượng địch đáng
kể, giải phóng hàng ngàn dân, hành lang đường số 7 vẫn được an toàn.
Tính chung trong mùa khô 1969 - 1970, LLVT Quân khu 4 phối hợp với quân
dân Xiêng Khoảng diệt 430 tên phỉ, làm bị thương 36 tên, bắt 9 tên, thu phục hàng
trăm tên, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranhcủa địch, giải phóng 3/4 diện
tích huyện Mường Mộc với 20.000km2 và 3000 dân [120; tr.200], góp phần đập tan
chiến dịch “Cù Kiệt” của địch, mở rộng vùng giải phóng vàgiữ vững cửa ngõ đi vào
tỉnh Xiêng Khoảng, đảm bảo an toàn cho hành lang đường số 7.
Chia lửa với mặt trận tỉnh Xiêng Khoảng, trên địa bàn tỉnh Bôlikhămxay, mùa
khô năm 1969 - 1970, Tiểu đoàn 48, Tiểu đoàn 44, Đại đội đặc công 22, Đại đội 4
công binh, Tiểu đoàn 8 phòng không, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 271 và Đại đội cối
12,7 mm và 1 trung đội trinh sát phối hợp với quân dân tỉnh Bôlikhămxay đánh 62
trận ở Pha Hom, Nậm Thơn, Đồn Viêng, Chăm Thoong, thị xã Pạc Xăn, Noọng
Pua, diệt và làm bị thương 921 tên, gọi hàng 18 tên, thu 118 súng, giải phóng hơn
10.000 dân và vùng đất từ Pha Hom đến Đồn Viêng [54; tr.229].
Trên địa bàn tỉnh Xavannakhẹt, ngày 17/9/1969, liên quân Quân khu 4 - Lào
chiếm cao điểm 386, tấn công bản Nakhaino, Xêxavang và Mường Phìn, loại khỏi
vòng chiến đấu 82 tên, bắt sống 16 tên. Phát huy thắng lợi, đến cuối năm 1969, liên
89
quân đánh chiếm đồn Tà Leo, Bun Xạng, Mường Phìn, Tằng Vải, Xê Văn loại khỏi
vòng chiến đấu trên 500 tên địch, làm chủ tỉnh lộ 11 dài trên 70 km [104; tr.50-58].
Trên địa bàn tỉnh Khăm Muộn, tháng 11/1969, liên quân Quân khu 4 - Lào tấn
công Tiểu đoàn tình nguyện 34 địch trên đường số 13 đoạn từ Thà Khẹt đi Pắc Xế,
diệt 84 tên địch, làm tê liệt tuyến giao thông huyết mạch đường số13, gây ảnh hưởng
không nhỏ đến việc cung cấp vũ khí, hậu cần của quân đội phái Hữu cho khu vực
Trung - Hạ Lào. Phát huy thắng lợi, ngày 8/1/1970, LLVTQuân khu 4 phối hợp với
Quân GPND Lào chủ động mở tấn công căn cứ Pa Teng, diệt 151 tên địch. Cũng trên
địa bàn các tỉnh Xavannakhẹt, Khăm Muộn và Bôlikhămxay, cuối năm 1969, liên
quân Quân khu 4 - Lào bắn rơi 13 máy bay, bảo vệ an toàn vùng giải phóng.
Song song phối hợp tác chiến, LLVT Quân khu 4 còn phối hợp với quân dân
Lào đẩy mạnh công tác địch vận, “Công tác địch vận được đặt ngang với yêu cầu tác
chiến” [53; tr.570] và đã thu được nhiều kết quả. Trận đánh ở Mường Ngàn ngày
2/3/1961 và trận Sen Chồ (Xiêng Khoảng) ngày 22/4/1961, liên quân LLVT Quân
khu 4 - Lào vận động 175 địch bỏ ngũ; Chiến dịch 128 năm 1964, liên quân Quân
khu 4 - Lào gọi hàng 400 địch. Năm 1966, Tiểu đoàn 3 của Đoàn 565 vận động
51địch bỏ ngũ; ngày 28/3/1970, LLVT Quân khu 4 phối hợp với quân dân
Bôlikhămxay gọi hàng 31 tên phỉ. Năm 1970, LLVT Quân khu 4 phối hợp với quân
dân thị xã Mường Mày (tinh Áttôpư) và Xaravan gọi hàng 1083 địch, Công tác
địch vận của LLVT Quân khu 4 và quân dân Lào không chỉ gọi hàng được nhiều địch
mà còn góp phần làm phân hóa tư tưởng trong hàng ngũ địch. Nhờ vậy, nhiều trận
đánh đạt hiệu suất cao, ít đổ máu. Nếu như trong tác chiến, ở giai đoạn đầu của cuộc
kháng chiến, LLVT Quân khu 4 đóng vai trò chủ yếu, thì trong công tác dân vận, vai
trò của cán bộ Lào ở các cơ sở đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, vì họ là những
người có uy tín, thông thạo địa bàn, phong tục, tập quán, họ là cầu nối giữa cách
mạng với nhân dân Lào và các đối tượng địch vận.
Những hoạt động tác chiến của liên quân Quân khu 4 - Lào vào mùa khô 1969
- 1970 góp phần làm phá sản chiến dịch “Cù Kiệt” của địch ở tỉnh Xiêng Khoảng,
đưa chiến tranh nhân dân ở Lào phát triển mạnh mẽ, tiêu hao nhiều sinh lực địch, góp
phần đẩy địch vào thế lúng túng, bị động; làm cho mâu thuẫn giữa Vàng Pao và phái
Hữu, giữa phái Nam Lào do Bun Ùm và Pha Xúc cầm đầu với phái Viêng Chăn của
X. Phuma ngày càng gay gắt.
90
Tháng 3/1970, sau khi ủng hộ Tướng Lon Nol lật đổ Norodom Sihanouk, Mỹ
cấu kết với Tướng Lon Nol phong tỏa cảng Sihanoukville (Campuchia) nhằm chặn
đứng sự chi viện của miền Bắc Việt Nam cho cách cách mạng miền Nam Việt Nam
từ hướng Campuchia. Ở Lào, Mỹ và phái hữu tập trung đánh phá khu vực Trung - Hạ
Lào, để chặn đường tiếp tế cho cách mạng ba nước Đông Dương qua Tuyến vận tải
chiến lược 559. Những âm mưu và thủ đoạn đánh phá của đế quốc Mỹ làm cho tình
hình chiến trường Trung - Hạ Lào căng thẳng chưa từng có. Trước tình hình đó, lãnh
đạo Đảng Nhân dân Lào và Đảng Lao động Việt Nam chủ trương tiếp tục đẩy mạnh
đấu tranh về chính trị [20; tr.192]. Ngày 06/3/1970, Đảng Nhân dân Lào công bố giải
pháp 5 điểm giải quyết vấn đề Lào, đó là: Tất cả các lực lượng vũ trang, nhân viên
quân sự, vũ khí và dụng cụ chiến tranh của Mỹ phải rút ra khỏi Lào, chấm dứt mọi
hành động xâm lược của Mỹ; chấm dứt sự cấu kết giữa chính quyền Viêng Chăn,
Băng Cốc và Sài Gòn; tiến hành thương lượng giữa ba phái, khôi phục Chính phủ
Liên hiệp. Đòn chính trị này làm cho địch thêm choáng váng. Tháng 4/1970, Hội
nghị Cấp cao 3 nước Đông Dương được tổ chức, thể hiện đoàn kết quyết tâm chống
Mỹ xâm lược. Đây là một thắng lợi về chính trị - ngoại giao của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_su_phoi_hop_chien_dau_giua_luc_luong_vu_trang_quan_k.pdf