Luận án Tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp

LỜI CAM KẾT . i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC BẢNG . vii

DANH MỤC HÌNH . ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ. x

LỜI MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH

HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐẾN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP. 9

1.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài . 9

1.1.1 Thể chế. 10

1.1.2 Chuẩn mực văn hóa và xã hội . 11

1.1.3 Giáo dục và đào tạo . 11

1.1.4 Hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp . 12

1.1.5 Cơ sở hạ tầng . 13

1.1.6 Cơ hội khởi nghiệp . 13

1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước . 14

1.3 Khoảng trống nghiên cứu . 18

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 . 21

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ

TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐẾN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP . 22

2.1 Khái niệm khởi nghiệp và cơ hội khởi nghiệp .22

2.1.1 Khái niệm khởi nghiệp . 22

2.1.2 Cơ hội khởi nghiệp . 25

2.2 Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp . 26

2.2.1 Khái niệm, mục tiêu chính sách hỗ trợ khởi nghiệp . 26

2.2.2 Căn cứ hình thành chính sách hỗ trợ khởi nghiệp . 29

2.2.3 Chủ thể ban hành chính sách hỗ trợ khởi nghiệp . 31

2.2.4 Nguyên tắc chính sách hỗ trợ khởi nghiệp . 31

2.2.5 Nội dung của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp .32

2.3 Tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp . 35

2.3.1 Thể chế. 35

2.3.2 Nền tảng văn hóa xã hội . 37

pdf181 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận án này (4) Giải pháp hoàn thiện và một số khuyến nghị chính sách 3.2.1 Nghiên cứu định tính 3.2.1.1 Mục tiêu NCS sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu sâu về nội dung tác động của các chính sách hỗ trợ được triển khai ở Việt nam, thông qua việc phỏng vấn sâu các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu chính sách, các chủ start-up có dự án thành công và thất bại và nhóm sinh viên đại học. Ngoài ra phương pháp này còn được NCS áp dụng để xác định sự phù hợp, chính xác của mô hình nghiên cứu, hiệu chỉnh và sàng lọc thang đo, điều chỉnh ngôn 65 ngữ, ngữ cảnh cho phù hợp với văn hóa khi nghiên cứu tại Việt Nam. 3.2.1.2 Nội dung nghiên cứu NCS tiến hành phỏng vấn sâu 15 cán bộ quản lý và hoạch định chính sách tại các cơ quan của trung ương và địa phương (bao gồm các cơ quan trực thuộc chính phủ, bộ , ngành, sở kế hoạch đầu tư thuộc UBND Tỉnh), 5 nhà khởi nghiệp đang phát triển dự án thành công, 5 trường hợp đã từng thất bại và đang chuyển hướng sáng mô hình kinh doanh mới;10 nhà nghiên cứu chính sách tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, và đại diện các tổ chức như Ngân hàng thế giới, ILO, UNDP,tại Việt Nam. Ngoài ra, NCS còn thảo luận nhóm cùng nhóm 10 sinh viên tại các trường đại học, nhằm hiệu chỉnh một số từ ngữ, tìm cách diễn giải sao cho phù hợp với năng lực nhận thức của sinh viên để tiến hành nghiên cứu định lượng. NCS tiến hành phỏng vấn sâu các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khởi nghiệp thành công, thất bại, các cuộc phỏng vấn được thực hiện tại văn phòng làm việc của họ. Kỹ thuật thực hiện là trao đổi trực tiếp với người được phỏng vấn, mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài 150 phút cho mỗi cuộc phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn được NCS xin phép thu âm và lưu lại phục vụ mục đích nghiên cứu. Đối với nhóm sinh viên đại học, thực hiện 2 cuộc gặp tại văn phòng nghiên cứu tại cơ quan của nghiên cứu sinh (Trường đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh), mỗi cuộc gặp có thời gian 180 phút, các cuộc gặp cách nhau 7 ngày. Kết quả, sau khi thực hiện nghiên cứu định tính: - Về kết quả phân tích, đánh giá chính sách hỗ trợ khởi nghiệp: sẽ được NCS trình bày tại chương 4 của luận án - Về hiệu chỉnh thang đo: từ kết quả nghiên cứu và tham khảo thêm từ nghiên cứu tổng quan, nghiên cứu sinh quyết định thêm quan sát TC5 (thêm quan sát “Nhà nước quan tâm đến việc xây dựng thị trường chứng khoán thứ cấp cho doanh nghiệp khởi nghiệp huy động vốn” vào biến độc lập “ Hỗ trợ tài chính”) vì đây là một trong những chính sách hỗ trợ quan trọng, đã thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việc thêm quan sát này cũng nhận được sự đồng thuận cao từ các chuyên gia nghiên cứu chính sách mà NCS đã tham vấn ý kiến. Kết quả thang đo được sử dụng cho nghiên cứu này như sau: 66 Bảng 3.2 Thang đo chính thức của luận án Ký hiệu Tên biến Nguồn Thể chế I TCI 1 Chính sách thuế và các khoản phí là minh bạch và nhất quán Pinho (2016) TCI 2 Chính sách cấp quốc gia luôn ưu tiên các công ty mới khởi nghiệp TCI 3 Chính sách cấp địa phương luôn ưu tiên các công ty mới khởi nghiệp TCI 4 Thời hạn câp giấy phép cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp (VD: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) nhanh chóng. TCI 5 Doanh nghiệp khởi nghiệp được giảm nhẹ gánh nặng về các loại thuế TCI 6 Sự quan liêu của các cơ quan công quyền không gây cản trở nhiều với các doanh nghiệp mới TCI 7 Chính sách chung của chính phủ luôn luôn ủng hộ các công ty mới khởi nghiệp Thể chế II Pinho (2016) TCII 1 Có sự thống nhất về cơ quan hỗ trợ khởi nghiệp cho các công ty mới TCII 2 Các vườn ươm doanh nghiệp cung cấp hỗ trợ hiệu quả cho các công ty mới khởi nghiệp TCII 3 Các chương hỗ trợ hiện nay là đầy đủ về số lượng TCII 4 Thông tin về về hỗ trợ của chính phủ được phổ biến một cách rộng rãi. (Bất cứ ai cũng dễ dàng tiếp cận các thông tin về các chương trình hỗ trợ của Chính phủ) TCII 5 Những người đại diện pháp luật, cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả trong việc hỗ trợ doanh nghiệp 67 Ký hiệu Tên biến Nguồn mới (Cán bộ sở KH và đầu tư, Hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp) Văn hóa xã hội Pinho (2016) VH 1 Văn hóa quốc gia ủng hộ thành công của cá nhân thông qua nỗ lực cá nhân VH2 Văn hóa quốc gia nhấn mạnh sự tự chủ, độc lập của cá nhân, tôn trọng sáng kiến cá nhân VH3 Văn hóa quốc gia khuyến khích sự chấp nhận rủi ro trong kinh doanh VH4 Văn hóa quốc gia khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới VH5 Văn hóa quốc gia đề cao trách nhiệm cá nhân (không phải trách nhiệm tập thể) trong việc công dân tự quản lý cuộc sống của mình Giáo dục I (Giáo dục phổ thông) Pinho (2016) GDI 1 Dạy học cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông khuyến khích sự sáng tạo, tự túc và sáng kiến cá nhân GDI 2 Dạy học cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cung cấp, hướng dẫn đầy đủ các nguyên tắc kinh tế và thị trường GDI 3 Dạy học cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cung cấp kiến thức về kinh doanh và khởi nghiệp Giáo dục II ( Giáo dục chuyên nghiệp) Pinho (2016) GDII 1 Trường đại học cung cấp đủ những điều cần thiết để sinh viên tự tin khởi nghiệp GDII 2 Trường đại học giúp sinh viên sẵn sáng chấp nhận rủi ro khi khởi nghiệp 68 Ký hiệu Tên biến Nguồn GDII 3 Trường đại học cung cấp đủ số lượng môn học cần thiết để khởi nghiệp GDII 4 Trường đại học cung cấp đủ các chương trình ngoại khóa để khởi nghiệp Hỗ trợ tài chính Ali Davaria và Taraneh Farokhmanesh (2017) TC1 Việc tiếp cận nguồn vốn vay tại các tổ chức tín dụng là dễ dàng TC2 Chi phí vốn vay tại các tổ chức tín dụng là phù hợp với các doanh nghiệp mới TC3 Nhà nước quan tâm hỗ trợ các nhà đầu tư thiên thần (Angel investors), tạo điều kiện tối đa trong quá trình đầu tư cho khởi nghiệp TC4 Nhà nước chú trọng xây dựng các quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp TC5 Nhà nước quan tâm đến việc xây dựng thị trường chứng khoán thứ cấp cho doanh nghiệp khởi nghiệp huy động vốn NCS tự phát triển Cơ sở hạ tầng Ali Davaria và Taraneh Farokhmanesh (2017) PTC1 Nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ cho khởi nghiệp PTC2 Nhà nước hỗ trợ về cơ sở hạ tầng cơ bản cho khởi nghiệp PTC3 Nhà nước hỗ trợ thông tin và truyền thông cho khởi nghiệp PTC4 Nhà nước phát triển các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp Cơ hội khởi nghiệp Pinho (2016) CH1 Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các cơ hội khởi nghiệp 69 Ký hiệu Tên biến Nguồn CH2 Có rất nhiều các cơ hội tốt để tạo ra các công ty tăng trưởng cao CH3 Cơ hội khởi nghiệp tăng đáng kể trong 5 năm qua CH4 Các cá nhân dễ dàng và được ủng hộ để khởi nghiệp CH5 Có sự công bằng trong hỗ trợ khởi nghiệp ở mọi đối tượng Nguồn: NCS tổng hợp từ nghiên cứu tổng quan, và nghiên cứu định tính 3.2.2 Nghiên cứu định lượng 3.2.2.1 Nội dung phiếu điều tra - Phần mở đầu: Giới thiệu sơ bộ về mục đích nghiên cứu, vai trò và ý nghĩa của thông tin thu thập đối với kết quả nghiên cứu. Cung cấp một số thông tin về chủ đề nghiên cứu giúp người trả lời có cái nhìn khái quát về nghiên cứu. - Phần nội dung chính: Các câu hỏi liên quan tới các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và cơ hội khởi nghiệp. - Phần thông tin chung: Phần này bổ sung những thông tin về nhân khẩu học và những nội dung có liên quan tới đối tượng phỏng vấn. 3.2.2.2 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu Như đã phân tích ở trên, đối tượng điều tra tác giả chọn là sinh viên đại học, bởi vì nghiên cứu sinh cho rằng đây là đối tượng hội tụ đủ những yếu tố cần thiết nhất để nắm bắt cơ hội khởi nghiệp, đó là kiến thức, kỹ năng, tuổi trẻ dám làm dám chấp nhận rủi ro và tích cực tìm hiểu những công nghệ mới, xu hướng mới trên thế giới, do vậy chọn đối tượng này là hợp lý để kiểm định mô hình nghiên cứu. Ngoài ra để đảm bảo tính cân đối giữa khối ngành kinh tế và kỹ thuật việc chọn mẫu sẽ quan tâm cân đối tính “ngành học”, nghĩa là sẽ cân đối yếu tố này khi chọn đối tượng trả lời câu hỏi trong phiếu thu thập dữ liệu. 70 Mẫu nghiên cứu Hair JF và cộng sự (2006) trong nghiên cứu “Mulivariate Data Analysis” cho rằng khi phân tích nhân tố, kích thước mẫu ít nhất lớn gấp 5 lần số biến quan sát. Trong nghiên cứu này có tất cả 38 biến quan sát, như vậy quy mô mẫu tối thiểu cần 38×5 = 190. Tuy kích thước mẫu cần thiết là 190 nhưng để đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy cho nghiên cứu, tác giả quyết định sử dụng 400 phiếu trả lời trực tiếp, 300 bảng hỏi khảo sát online. Đối tượng điều tra và kết quả thu thập dữ liệu Nghiên cứu này điều tra đối tượng sinh viên là những sinh tại 10 trường Đại học lớn, tiêu biểu tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến hết năm học 2018-2019, hệ thống hiện có 235 trường đại học, học viện (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm. Về quy mô đào tạo, năm học 2018-2019, tổng quy mô sinh viên đại học 1.767.879 sinh viên. Phần lớn sinh viên tập trung theo học các ngành thuộc khối ngành: Toán và thống kê; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất chế biến; Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thuỷ sản; Thú y và khối ngành: kinh doanh quản lý, pháp luật. Để đảm bảo tính đại diện của mẫu điều tra, nghiên cứu này tiến hành lựa chọn 10 trường trên địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trong đó 6 trường thuộc khối kinh tế - quản trị kinh doanh, 4 trường thuộc khối kỹ thuật. Trong suốt quá trình điều tra, tác giả tiến hành cân đối mẫu để đảm bảo tính đại diện giữa các ngành. • Thu thập dữ liệu Việc thu thập dữ liệu được tác giả tiến hành song song thông qua hai phương pháp, thứ nhất tác giả gửi bảng hỏi trên google docs qua 300 địa chỉ email mà tác giả thu thập được (địa chỉ email được thu thập từ thông tin của giáo viên chủ nhiệm và phòng quản lý sinh viên các trường mà tác giả chọn làm đối tượng nhận phiếu điều tra), trước đó, ngờ các mỗi quan hệ quen biết, NCS đã gửi danh sách xin địa chỉ email đến 10 trường đại học nói trên, sau đó gạn lọc để lấy được 30 địa chỉ mỗi trường, như vậy tổng cộng có 300 địa chỉ email sẽ nhận được thông tin khảo sát online. Một số bảng hỏi được gán lên nhóm facebook của các lớp để dễ dàng thu thập dữ liệu và tạo sự tiếp cận thông tin nhanh chóng hơn. Kết quả đã có 120 phiếu trả lời hợp lệ. 71 Thứ 2, tác giả sử dụng bảng hỏi giấy được phát ngẫu nhiên cho sinh viên 2 năm cuối trên các lớp theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, 400 phiếu câu hỏi đã được phát tới sinh viên của 10 trường đại học. Tác giả sử dụng mối quan hệ quen biết với các giáo viên chủ nghiệm, lớp trưởng để nhờ phát ngẫu nhiên trên các lớp học. Danh sách lớp trưởng được NCS xin ở các giáo vụ các khoa trọng điểm của trường (Ví dụ: Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh là khoa Cơ khí chế tạo và Khoa Động lực, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh NCS chọn khoa Quản trị Kinh doanh). Nhờ đặc thù công việc của NCS khi học tập ở Hà Nội (đại học, thạc sỹ và nghiên cứu sinh tiến sĩ) nhưng lại sinh sống và công tác tại TP Hồ Chí Minh, do vậy NCS có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận, xây dựng mối quan hệ với nhiều trường đại học lớn cả về khối Kinh tế và khối Kỹ thuật. Mặc dù chọn phương pháp lấy mẫu thuận tiện, tuy nhiên để cân đối tính chất ngành nghề (kinh tế và kỹ thuật) cũng như đặc trung của từng trường, NCS phân bổ mỗi trường 40 phiếu phát trực tiếp, việc phát phiếu tại TP Hồ Chí Minh chủ yếu là NCS kết hợp với người quen ở các trường trực tiếp xin lên lớp phát ngẫu nhiên. Đối với các trường ở Hà Nội, NCS từ mối quan hệ bạn học cùng khóa 36, cùng với việc có mặt trực tiếp (2 trường) đã tiến hành phát 40 phiếu/trường trong tổng số 4 trường tại đây. Cuối cùng kết quả thu về 365 phiếu, sau đó NCS loại tiếp những phiếu trả lời bị điền thiếu hoặc trả lời đối phó, tác giả thu được 355 phiếu đủ điều kiện để sử dụng cho phân tích định lượng. Như vậy có tổng cộng 475 phiếu được sử dụng để phân tích định lượng trong nghiên cứu này. 3.2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20, phương pháp kiểm định đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng để kiểm định thang đo. Sau đó phân tích hồi quy đa biến được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. 72 TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 Trong chương 3, NCS hoàn thành những nội dung sau: Trình bày tóm lược các lý thuyết điển hình về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, các khung nghiên cứu chính của GEM(2016), OECD(2016), Hall et all(2005), Pinho(2016), Kuziwa (2005), UNCTAD (2005), nhằm xây dựng khung lý thuyết “ Tác động của các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp” gồm 7 biên độc lập và 1 biến phụ thuộc với tổng số 37 quan sát (Iterm) Xây dựng bộ thang đo dựa trên những thang đo đã được kiểm định, công nhận, thang đo được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, có tham khảo ý kiến của chuyên gia ngôn ngữ Anh. Hiệu chỉnh thang đo bằng nghiên cứu định tính, tham khảo, phỏng vấn chuyên gia của Bộ Khoa học và Công nghệ, cán bộ quản lý cấp sở, đại diện start–up và nhóm sinh viên. Kết quả của bước này là thang đo đã hiệu chỉnh, trong đó NCS quyết định thêm quan sát “nhà nước quan tâm đến việc xây dựng thị trường chứng khoán thứ cấp cho doanh nghiệp khởi nghiệp huy động vốn” vào biến độc lập “hỗ trợ tài chính” dựa trên những dữ liệu định tính thu thập được. Như vậy mô hình chính thức áp dụng để nghiên cứu định lượng có 38 quan sát (iterm). NCS thực hiện khảo sát đại trà bằng việc phát bảng hỏi qua email và chuyển bản in trực tiếp, kết quả thu được 475 phiếu hợp lệ để phân tích định lượng. Số lượng phiếu này đã đạt yêu cầu đối với phân tích nhân tố tác động. 73 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG KHỞI NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM 4.1 Thực trạng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam 4.1.1 Thể chế Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của chính quyền trung ương: Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời ngày 12/6/2017 do quốc hội ban hành là hành lang pháp lý quan trọng trong việc xây dựng các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Nội dung chính của chính sách này bao gồm: - Hỗ trợ tiếp cận tín dụng Tùy từng điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, Chính phủ sẽ điều hành quyết sách tăng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khuyến khích các tổ chức tín dụng đánh giá xếp hạng tín nhiệm để hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp. Mặt khác các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn được hỗ trợ lên phương án sản xuất – kinh doanh, tăng cường năng lực quản lý doanh nghiệp, minh bạch hóa quản lý tài chính nhằm giúp nâng cao tín nhiệm tín dụng cho doanh nghiệp. - Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Do ủy ban nhân dân Tỉnh thành lập, các quỹ này hoạt động ngoài ngân sách, không vì mục tiêu lợi nhuận, hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo các quy định chi tiết khác của chính phủ. - Hỗ trợ thuế, kế toán: Hỗ trợ mức thuế thấp hơn so với mức thuế thu nhập thông thường, ngoài ra thủ tục kế toán đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ được thực hiện theo phương pháp đơn giản nhằm hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp phát triển. - Hỗ trợ mặt bằng sản xuất: Giao quyền cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hội đồng nhân dân tỉnh lập và cấp đất cho các khu công nghiệp, khu sản xuất tập trung cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, xây dựng cơ chế trợ giá thuê đất, phần giảm giá thuê này được khấu trừ vào tiền thuê đất và được bù bằng ngân sách. 74 - Hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung: Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ. Giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ủy ban nhân dân cấp Tỉnh trực tiếp thành lập hoặc tham gia thành lập các khu ươm tạo, khu làm việc chung theo hình thức đối tác công tư. Mặt khác các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung này được miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, ngoài ra thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được miễn giảm có thời hạn, đây là thuận lợi cực kỳ quan trọng cho các nhà đầu tư tư nhân muốn tham gia thành lập các cơ sỏ ươm tạo, tạo tiền đề vững chắc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam. - Hỗ trợ mở rộng thị trường: Thành lập các chuỗi phân phối sản phẩm ra thị trường dưới hình thức đối tác công tư giữa một bên là đại diện cơ quan nhà nước (Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ, UBND Tỉnh) và một bên là tư nhân. Nếu chuỗi phân phối này đạt được tỷ lệ có 80% là doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sẽ được hưởng các ưu đãi đặc biệt như giảm tiền thuế phí thuê đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. - Hỗ trợ thông tin, tư vấn pháp lý: Các thông tin về hỗ trợ tín dụng, chương trình dự án khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông tin về thị trưởng, sản phẩm, công nghệ mới, thông tin ươm tạo doanh nghiệp được công khai đăng tải trên cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ và của ủy ban nhân dân cấp Tỉnh. Ngoài ra, trong phạm vi quyền hạn của mình, các đơn vị này xây dựng các tổ chức tư vấn kiến thức pháp luật, cập nhật những thông tin pháp luật mới, thường xuyên tổ chức các chương trình tìm hiểu về pháp lý cho doanh nghiệp. - Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực: Được miễn giảm các khóa học về kinh doanh, quản lý và khởi sự doanh nghiệp do nhà nước tổ chức, hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động doanh nghiệp. Ngoài ra nhà nước tổ hình thức đào tạo trực tuyến nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh nhất với những quy trình công nghệ, bổ sung kiến thức, nâng cao tay nghề. - Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh - Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo: Chính phủ hỗ trợ việc cấp bù lãi suất các khoản vay thông qua các tổ chức tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ngoài ra là 75 các hoạt động hỗ trợ tổng lực cho dạng doanh nghiệp này. Với đặc điểm thành lập dưới 5 năm và chưa chào bán cổ phiếu ra thị trường, các công ty này sẽ nhận được những hô trợ như: Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường; hỗ trợ cung cấp kiến thức đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ, cung cấp những kháo đào tạo chuyên sâu về đổi mới công nghệ; hỗ trợ về việc phát triển sản phẩm, thu hút đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Hỗ trợ kêu gọi thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, - Đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo - Hỗ trợ tham gia chuỗi liên kế ngành - Thành lập quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Trước đó Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 844) được ký ngày 18/5/2016 đã quy định chi tiết về đối tượng hỗ trợ là các các nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp và các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp các dịch vụ, cơ sở vật chất,..hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp. Với mục tiêu đến năm 2025, hỗ trợ được 2000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đề án này hướng tới các nội dung hỗ trợ như: - Xây dựng cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Xây dựng các khu tập trung nhằm hỗ trợ, cung ứng các dịch vụ cho khởi nghiệp - Tổ chức ngày hội khởi nghiệp hàng năm - Xây dựng mạng lưới quỹ đầu tư, nhà đầu tư mạo hiểm - Hỗ trợ hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ - Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khởi nghiệp - Hỗ trợ kinh phí để xây dựng mạng lưới truyền thông cho khởi nghiệp - Kết nối mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp của Việt Nam và thế giới - Giới thiệu nhà đầu tư, các quỹ đầu tư chọn lựa các dự án khởi nghiệp - Hoàn thiện thể chế, xây dựng đầy đủ các chính sách bổ trợ cho khởi nghiệp. Ngoài ra, nhằm xây dựng chính sách hỗ trợ đến từng đối tượng cụ thể, chính phủ đã ban hành những đề án như: Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017- 2025”; Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp” là những chính sách quan trọng 76 nhất, có tác động mạnh mẽ đến phong trào khởi nghiệp nói chung cũng như khởi nghiệp sáng tạo nói riêng,Quyết định 1665 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp là hành lang pháp lý có các nội dung đột phá về thúc đẩy khởi nghiệp, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, các công ty, tập đoàn, nhà nghiên cứu, cùng tham gia hỗ trợ khởi nghiệp. Bảng 4.1 Hệ thống chính sách của chính quyền trung ương hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam Năm Tên chính sách 2015 Quyết định số 1193/QĐ-TTg về việc thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam- Hàn Quốc tại thành phố Cần Thơ. 2015 Thông tư số 214/2015/TT- BTC về hướng dẫn cơ chế , chính sách về hỗ trợ ngân sách nhà nước, thuế và tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo quy định tại quyết định số 1193/QĐ-TTg về việc thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam- Hàn Quốc tại thành phố Cần Thơ. 2016 Quyết định 844/QĐ-TTg về phê duyệt đề án “ Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” 2016 Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. 2017 Luật số 04/2017/QH14 hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 Quyết định 39/QĐ-TTg về phê duyệt đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 -2025. 2017 Quyết định 1665/QĐ-TTg về phê duyệt đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 2018 Thông tư 126/2018/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Đề án “ Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 2018 Nghị định số 38/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. 2018 Nghị định 39/2018/NĐ -CP Quy định chi tiết một số điều luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2018 Thông tư 126/2018/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện đề án “ Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” 2019 Thông tư số 45/2019/TT-BTC Quy định quản lý tài chính thực hiện đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” 2020 Chỉ thị số 09/CT – TTg về tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Nguồn: NCS tự tổng hợp 77 Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của chính quyền cấp tỉnh: Xuất phát từ những chính sách hỗ trợ từ chính quyền trung ương, chính quyền cấp tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình đã ban hành những chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, các chính sách này cụ thể hóa những nội dung hỗ trợ của chính quyền trung ương, làm rõ những nội dung mang tính đặc thù của địa phương từ đó thiết kế và thực thi chính sách sao cho tận dụng được thế mạnh của địa phương cũng như hạn chế những tồn tại khách quan. Từ các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí minh, Đà Nẵng đến những tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như Đắk Nông, Bắc Kạn,..đều xây dựng những chính sách hỗ trợ căn cứ vào đặc thù thực tiễn kinh tế xã hội của địa phương mình. Bảng 4.2 Hệ thống chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cấp tỉnh ở Việt Nam Năm Tên chính sách 2016 Quyết định 3815/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án “Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” do tỉnh Thanh Hóa ban hành 2017 Nghị quyết 75/2017/NQ- HĐND về quy định hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 2017 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre 2017 Quyết định 414/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020 2017 Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2017 hỗ trợ, khuyến khích khởi nghiệp tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017-2020 2017 Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2017 về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017-2020 2017 Nghị quyết 13/2019/NQ-HĐND quy định về nội dung và mức chi hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 2017 Kế hoạch 10453/KH-UBND năm 2017 về hỗ trợ, khuyến khích khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018 2017 Kế hoạch 106/KH-UBND năm 2017 về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng 78 tạo trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2025 2017 Kế hoạch 6324/KH-UBND năm 2017 về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 2017 Kế hoạch 185/KH-UBND hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 2017 Quyết định 1540/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017- 2020, định hướng đến năm 2025 2017 Kế hoạch 3690/KH-UBND năm 2019 về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 2017 Kế hoạch 1301/KH-UBND n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_chinh_sach_ho_tro_khoi_nghiep_den_co_ho.pdf
Tài liệu liên quan