LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . viii
DANH MỤC BẢNG.ix
DANH MỤC HÌNH .xi
TÓM TẮT .xii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.1
Giới thiệu chương 1.1
1.1 Nền tảng nghiên cứu .1
1.2 Khoảng trống nghiên cứu.13
1.3 Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu.15
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.16
1.5 Phương pháp nghiên cứu.18
1.6 Ý nghĩa luận án .19
1.7 Kết cấu của luận án .22
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .24
Giới thiệu chương 2.24
2.1 Khởi sự kinh doanh xã hội .24
2.2 Ý định khởi sự kinh doanh xã hội.25
2.3 Lược khảo các lý thuyết nền về ý định khởi sự kinh doanh .27
271 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa học khác nhau trong các chương
trình như Gọi vốn dành cho doanh nhân xã hội ở Việt Nam, Green our World, Xây
dựng môi trường gắn kết tích cực (Building a Positive Public Engagement
Environment), Chương trình hòa nhập xã hội (Social Immersion Program), Phát
triển quan điểm trở thành doanh nhân xã hội (Developing Perspectives as social
entrepreneurs: training program), Quản lý chất lượng cho dự án phát triển cộng
đồng (Quality Management for Community Development Project), Hội thảo đổi
mới xã hội và doanh nghiệp (Workshop Social Innovation and Enterprise), Đào
tạo Khởi nghiệp Tạo tác động NEUrON, Đào tạo Khởi nghiệp tạo tác động khu
vực đồng bằng Sông Hồng, Impact Space - Không gian khởi nghiệp tạo tác động,
tọa đàm Sáng kiến Kinh doanh vì Cộng đồng – Én xanh HCMC, Đào tạo kỹ năng
điều phối, hỗ trợ đổi mới sáng tạo khởi nghiệp xã hội. Các chương trình này được
tổ chức bởi Cộng đồng DNXH Việt Nam (SSEC), Seed Planters, Saigon
Innovation Hub và CSIP. Để thu thập dữ liệu, một bảng câu hỏi được tạo trên
Google Form được gửi cho các cá nhân đã tham gia ít nhất hai khóa học trên. Thời
gian khảo sát từ tháng 01/2020 đến tháng 03/2020.
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu
Như đã trình bày về sự hạn chế của kinh doanh xã hội tại Việt Nam, nghiên
cứu này chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện cho nghiên cứu chính thức. Mẫu
dự kiến cho nghiên cứu chính thức trong luận này là 500: Mô hình cấu trúc tuyến
tính (SEM) đòi hỏi cỡ mẫu lớn để đảm bảo ước lượng độ tin cậy cần thiết của mô
hình (Raykov và Widaman, 1995). Hair và cộng sự (2010), cho rằng tỷ lệ cần thiết
để thiết kế cỡ mẫu nghĩa là tối thiểu phải có năm quan sát trên mỗi thông số ước
lượng (tỷ lệ 5:1). Tuy nhiên, cỡ mẫu càng lớn hơn mức tối thiểu yêu cầu thì độ tin
cậy của nghiên cứu càng cao (giảm những sai lệch do lấy mẫu). Ngoài ra, phương
pháp điều tra trong nghiên cứu này là khảo sát online do đó để đạt được mục tiêu
kỳ vọng 500 phiếu khảo sát, tác giả dự kiến gửi đi 800 phiếu điều tra.
104
3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận hồi quy từng phần (Partial
Least Square - PLS) để phân tích dữ liệu. Theo tác giả Garson (2012), hiện tại PLS
là cách tiếp cận phổ biến và hiệu quả nhất trong việc phân tích các mô hình cấu
trúc tuyến tính gồm các biến ẩn (latent variables). Kết quả phân tích thu được
không chỉ cho phép đánh giá độ tin cậy (reliability), giá trị phân biệt và hội tụ
(discriminant and convergent validity) của các thang đo mà còn ước tính các hệ số
hồi quy được tiêu chuẩn hóa cho các mối quan hệ nghiên cứu trong mô hình. PLS
có thể phân tích mô hình phức tạp, với nhiều biến tiềm ẩn được đo lường bằng
nhiều thông số khác nhau cùng một lúc. Với PLS, cả mô hình đo lường
(measuremen model) và mô hình phương trình cấu trúc (structural equation
modeling) được ước lượng cùng một lúc, cho phép tránh được các phần lệch hoặc
không phù hợp cho ước lượng. Phần mềm Smart PLS 3.0 được sử dụng để phân
tích dữ liệu. Mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy được tính toán bằng boothstrapping
với mức boothstrapping được áp dụng là 5,000. Ngoài ra, tác động trung gian của
các biến trong mô hình được kiểm tra theo kỹ thuật được đề xuất bởi Baron và
Kenny (1986) (Bảng 3.15).
Cụ thể, tác giả thực hiện trình tự theo các bước sau:
Bước 1. Kiểm định mô hình đo lường. Mô hình đo lường được kiểm định
thông qua các tiêu chí độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability - CR), phương
sai trích (Average Variance Extract - AVE), so sánh căn bậc hai của phương sai
trích (AVE) với hệ số tương quan để đánh giá độ phân biệt, hệ số tải nhân tố (Factor
Loading) và hệ số tải chéo (Cross Loading) và Heterotrait-Monotrait ratio
(HTMT).
105
Bảng 3.13 Các tiêu chí kiểm định mô hình đo lường
Tiêu chí Điều kiện Nguồn
1. Độ tin cậy tổng hợp
(composite reliability -
CR)
Composite Reliability (CR) ≥ 0.7 Hair và cộng
sự (2016)
2. Phương sai trích
(Average Variance
Extract - AVE)
Average Variance Extract (AVE) ≥
0.5
Hair và cộng
sự (2016)
3. So sánh căn bậc hai của
phương sai trích (AVE)
với hệ số tương quan để
đánh giá độ phân biệt
Căn bậc hai của phương sai trích
(AVE) phải lớn hơn hệ số tương
quan
Fornell và
Larcker
(1981)
4. Hệ số tải nhân tố
(Factor Loading) và hệ số
tải chéo (Cross Loading)
Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) >
0.5 và hệ số tải nhân tố (Factor
Loading) lớn hơn hệ số tải chéo
(Cross Loading)
Henseler và
cộng sự
(2015)
5. Heterotrait-Monotrait
ratio (HTMT)
Giá trị HTMT thấp hơn giá trị
ngưỡng yêu cầu của HTMT là 0.90
Henseler và
cộng sự
(2015)
Nguồn: tác giả tổng hợp
Bước 2. Kiểm tra mô hình cấu trúc. Mô hình cấu trúc được kiểm định thông
qua các tiêu chí hệ số xác định (R2) và mức độ phù hợp (Q2): Sử dụng Blindfolding.
Bảng 3.14 Các tiêu chí kiểm định mô hình cấu trúc
Tiêu chí Điều kiện Nguồn
1. Hệ số xác định (R2) - Dự đoán rất yếu: R2 = 0.02
- Dự đoán yếu: R2 = 0.02 – 0.16
- Dự đoán vừa: R2 = 0.16 – 0.26
- Dự đoán mạnh: R2 > 0.26
Cohen (2013)
106
Tiêu chí Điều kiện Nguồn
2. Mức độ phù hợp Q2:
Sử dụng Blindfolding
- Dự đoán yếu: Q2 < 0,02
- Dự đoán vừa: Q2 = 0.02 – 0.35
- Dự đoán mạnh: Q2 > 0.35
Chin (2010)
Nguồn: tác giả tổng hợp
Bước 3. Kiểm tra tác động trực tiếp của các biến trong mô hình. Nghiên
cứu sử dụng kỹ thuật PLS Bootstrapping với cỡ mẫu lặp lại là 5000 được khuyến
nghị bởi Henseler và cộng sự (2015) để kiểm định các giả thuyết.
Bước 4. Kiểm tra tác động trung gian (mediating effect). Tác động trung
gian được kiểm định theo quy trình 4 bước được đề xuất bởi Baron và Kenny
(1986) được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.15 Quy trình kiểm tra tác động trung gian theo Baron và Kenny (1986)
Mô hình cần kiểm định
X M Y
Bước 1. Hồi quy dự báo Y (biến phụ
thuộc) theo X (biến độc lập) để kiểm tra
đường dẫn c
c
X Y
Bước 2. Hồi quy dự báo M (biến trung
gian) theo X (biến độc lập) để kiểm tra
đường dẫn a
Bước 3. Đồng thời kiểm tra mối quan
hệ trực tiếp từ M (biến trung gian) đến
Y (biến phụ thuộc)
a
X M
b
M Y
Bước 4. Thực hiện hồi quy dự báo Y
theo cả X (biến độc lập) và M (biến
trung gian)
c’
X M Y
a b
Nguồn: Tác giả tổng hợp
107
Mục tiêu của bước 1, bước 2 và bước 3 là để kiểm tra mối quan hệ không có
thứ tự (zero-order relationship) của các biến trong mô hình. Nếu một trong những
mối quan hệ tại 3 bước này không có ý nghĩa thì có thể kết luận rằng không có tác
động trung gian trong mô hình. Tại bước 4, kết quả xem xét loại tác động đồng
thời của các biến độc lập (X) và biến trung gian (M) đến biến phụ thuộc (Y). Nếu
tác động của X đến Y không có ý nghĩa nghĩa là X tác động đến Y hoàn toàn thông
qua M hay nói cách khác đây là tác động trung gian hoàn toàn (full mediation).
Nếu tác động của X đến Y có ý nghĩa (cả tác động của X và M đến Y đều có ý
nghĩa) thì X tác động đến Y một phần thông qua M hay nói cách khác đây là tác
động trung gian một phần (partial mediation).
Bước 5 là Kiểm tra lại kết quả tác động trung gian. Các kết quả về tác
động trung gian đã được khẳng định tại bước 4 sẽ được kiểm tra lại thông qua hai
giá trị: chỉ số CI (Confidence interval) thông qua quy trình bootstrapp với số mẫu
là 5.000 và chỉ số Variance accounted for (VAF).
Bảng 3.16 Điều kiện cho các tiêu chí CI và VAF
Tiêu chí Điều kiện Nguồn
1. CI (Confidence
interval)
Tồn tại tác động gián tiếp nếu khoảng CI
không bao gồm số 0
Hair và
cộng sự
(2016)
2. Variance
accounted for
(VAF)
- VAF > 80%: trung gian hoàn toàn (full
mediation)
- 20% ≤ VAF ≤ 80%: trung gian một phần
(partial mediation)
- VAF < 20%: không có tác động trung gian
(no mediation)
Nguồn: tác giả tổng hợp
Tổng kết chương 3
Chương 3 đã trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận
án. Từ kết thang đo nháp thứ nhất, thảo luận nhóm được sử dụng để hoàn thiện
108
thành thang đo nháp thứ hai. Quy trình định lượng sơ bộ giúp hình thành bảng câu
hỏi chính thức cho khảo sát và phân tích định lượng chính thức. Cuối cùng, đối
tượng khảo sát, phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu và phương pháp phân tích dữ
liệu đã được giới thiệu.
109
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Giới thiệu chương 4
Chương 3 đã giới thiệu các quy trình và các phương pháp nghiên cứu ứng
với từng giai đoạn. Kết thúc chương 3, luận án đã hình thành được bảng câu hỏi
chính thức được sử dụng cho định lượng chính thức. Chương 4 sẽ trình bày kết
quả của hai nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tính cách đến ý định khởi sự
kinh doanh xã hội và tác động của kinh nghiệm với các tổ chức xã hội và giáo dục
khởi sự kinh doanh xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Với 503 bảng câu
hỏi hợp lệ từ khảo sát, chương 4 sẽ bắt đầu với thông tin mẫu, kiểm định mô hình
và các giả thuyết, kết quả của từng nghiên cứu thực nghiệm sẽ được trình bày theo
cấu trúc: kiểm định mô hình đo lường, kiểm định mô hình cấu trúc, kiểm tra tác
động trung gian trong mô hình và thảo luận kết quả nghiên cứu.
4.1 Thông tin mẫu
Tổng cộng có 850 bảng câu hỏi đã được gửi đi. Dữ liệu thu thập được từ 503
bảng trả lời phản hồi hợp lệ, đại diện cho tỷ lệ phản hồi là 59.17%. Thông tin về
mẫu được mô tả trong Bảng 4.1.
Bảng 4.1 Thông tin mẫu khảo sát (n=503)
Phân loại Số lượng
Giới tính
Nam 314 (62.5%)
Nữ 189 (37.5%)
Độ tuổi
Dưới 25 70 (13.9%)
25-35 257 (21.09%)
35-45 123 (24.4%)
Trên 45 53 (10.53%)
Trình độ
học vấn
Trung cấp, cao đẳng 25 (4.97%)
Đại học 425 (84.49%)
Sau đại học 53 (10.53%)
Kinh doanh 245 (48.71%)
110
Phân loại Số lượng
Lĩnh
vực/ngành
nghề
Giáo dục 87 (17.30%)
Kỹ thuật 61 (12.12%)
Nông nghiệp 42 (8.35%)
Khách sạn/du lịch 41 (8.14%)
Công nghệ thông tin 20 (3.98%)
Khác 7 (4.57%)
Nguồn: tính toán của tác giả
4.2 Kết quả nghiên cứu thứ nhất về tác động của tính cách đến ý định khởi sự
kinh doanh xã hội
4.2.1 Kiểm định mô hình đo lường
Độ tin cậy được đo lường thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và độ tin cậy
tổng hợp. Kết quả trong Bảng 4.2 cho thấy các giá trị Cronbach’s Alpha nằm trong
khoảng 0.639 (sự đồng cảm) đến 0.93 (nhu cầu thành tích). Các giá trị của độ tin
cậy tổng hợp dao động trong khoảng 0.648 (sự đồng cảm) đến 0.73 (nhu cầu thành
tích). Các giá trị Cronbach’s alpha và độ tin cậy tổng hợp đều rất gần hoặc trên
ngưỡng 0.7 (Nunnally và Bernstein, 1978) cho thấy độ tin cậy của các cấu trúc
trong mô hình. Giá trị phương sai trích (Average Variance Extracted - AVE) cho
mỗi cấu trúc cũng được hiển thị trong Bảng 4.2, giá trị của AVE cho tất cả các cấu
trúc trong mô hình này đều lớn hơn 0.5, cho thấy sự phù hợp về tính hội tụ của
từng cấu trúc trong mô hình (Fornell và Larcker, 1981).
Bảng 4.2 Kết qua đo lường độ tin cậy thang đo và giá trị hội tụ
Cấu trúc
Hệ số
Cronbach’s
alpha
Giá trị
phương sai
trích (AVE)
Độ tin cậy
tổng hợp (CR)
Xu hướng rủi ro 0.837 0.582 0.775
Nhu cầu thành tích 0.930 0.730 0.930
Tính chủ động 0.693 0.526 0.687
111
Cấu trúc
Hệ số
Cronbach’s
alpha
Giá trị
phương sai
trích (AVE)
Độ tin cậy
tổng hợp (CR)
Sự sáng tạo 0.706 0.560 0.661
Sự đồng cảm 0.639 0.585 0.648
Nghĩa vụ đạo đức 0.738 0.595 0.744
Cảm nhận về sự mong muốn 0.796 0.560 0.792
Cảm nhận về tính khả thi 0.906 0.660 0.906
Ý định khởi sự kinh doanh
xã hội 0.882 0.559 0.882
Nguồn: tính toán của tác giả
Giá trị phân biệt (discriminant validity) là mức độ mà các yếu tố khác biệt
với nhau và không tương quan với nhau (Fornell và Larcker, 1981). Nghiên cứu
này sử dụng ba công cụ để đánh giá giá trị phân biệt bao gồm so sánh căn bậc hai
của AVE với hệ số tương quan giữa các cấu trúc (Fornell và Larcker, 1981), hệ số
tải chéo (cross loading) của các biến quan sát và chỉ số Heterotrait-Monotrait Ratio
(HTMT) (Henseler và cộng sự, 2015). Theo Fornell và Larcker (1981), hệ số tương
quan giữa các cấu trúc được so sánh với căn bậc hai của AVE. Kết quả từ bảng 4.3
cho thấy căn bậc hai của tất cả các AVE (từ 0.725 đến 0.854) đều lớn hơn các hệ
số trong cùng một cột. Do đó, các thang đo đều đạt giá trị phân biệt.
112
Bảng 4.3 AVE và tương quan giữa các cấu trúc
EMP CRE MO NA PD PF PRO RT SEI
EMP 0.764
CRE -0.093 0.748
MO 0.318 0.102 0.771
NA -0.106 0.144 0.136 0.854
PD 0.172 0.160 0.251 -0.057 0.748
PF 0.299 0.220 0.273 0.002 0.380 0.812
PRO 0.077 0.319 0.141 0.163 0.353 0.215 0.725
RT 0.004 0.006 0.099 0.382 0.132 0.108 0.135 0.762
SEI 0.265 0.176 0.242 -0.016 0.234 0.341 0.213 -0.034 0.747
Ghi chú: SEI: ý định khởi sự KDXD, RT: xu hướng rủi ro, NA: nhu cầu thành tích, PRO: tính chủ động, CRE: tính sáng tạo, EMP: sự
đồng cảm, MO: nghĩa vụ đạo đức.
Nguồn: tính toán của tác giả
113
Đối với hệ số tải chéo (cross loading), Chin (2010) cho rằng mỗi hệ số tải
phải lớn hơn tất cả các hệ số tải chéo của nó. Trong mô hình này, các hệ số tải nhân
tố (phần tô đậm trong bảng 4.4) đều lớn hơn 0.5 (từ 0.502 đến 0.980) và lớn hơn
hệ số tải chéo (phần không tô đậm trong bảng 4.4). Tóm lại, hệ số tải và hệ số tải
chéo đều xác nhận các thang đo đều đạt giá trị phân biệt.
Bảng 4.4 Hệ số tải và hệ số tải chéo các cấu trúc
EMP INN MO NA PD PF PRO RT SEI
EMP1 0.627 -0.036 0.158 -0.107 0.097 0.204 0.035 -0.001 0.193
EMP2 0.714 -0.058 0.242 -0.066 0.071 0.220 0.042 0.002 0.185
EMP3 0.502 -0.088 0.190 -0.017 0.173 0.121 0.074 0.007 0.105
INN1 0.016 0.592 0.010 0.058 0.134 0.125 0.162 0.062 0.154
INN2 -0.001 0.507 -0.016 -0.027 0.032 0.110 0.081 -0.089 0.090
INN3 -0.018 0.524 0.002 0.024 0.063 0.091 0.201 -0.072 0.114
INN4 -0.146 0.911 0.161 0.192 0.134 0.191 0.274 0.048 0.100
MO1 0.225 0.066 0.689 0.093 0.115 0.189 0.062 0.064 0.215
MO2 0.249 0.074 0.801 0.165 0.179 0.210 0.134 0.113 0.180
MO3 0.194 0.078 0.607 0.010 0.247 0.176 0.097 0.019 0.110
NA1 -0.073 0.142 0.121 0.895 -0.062 0.002 0.173 0.329 -0.029
NA2 -0.080 0.111 0.108 0.847 -0.045 -0.022 0.124 0.336 -0.036
NA3 -0.047 0.172 0.126 0.980 -0.049 0.019 0.163 0.380 0.004
NA4 -0.087 0.061 0.055 0.663 -0.039 -0.003 0.147 0.258 0.023
NA5 -0.178 0.111 0.162 0.854 -0.045 0.011 0.089 0.316 -0.023
PD1 0.162 0.175 0.170 -0.048 0.798 0.293 0.263 0.103 0.220
PD2 0.167 0.079 0.210 -0.085 0.763 0.294 0.261 0.078 0.148
114
EMP INN MO NA PD PF PRO RT SEI
PD3 0.048 0.101 0.184 0.012 0.680 0.264 0.270 0.118 0.153
PF1 0.282 0.181 0.227 -0.024 0.263 0.810 0.113 0.067 0.317
PF2 0.241 0.161 0.207 -0.004 0.245 0.757 0.120 0.075 0.313
PF3 0.208 0.190 0.211 0.034 0.336 0.818 0.249 0.115 0.247
PF4 0.243 0.191 0.215 0.033 0.312 0.787 0.188 0.068 0.238
PF5 0.242 0.172 0.247 -0.026 0.378 0.884 0.198 0.111 0.274
PRO1 0.054 0.275 0.045 0.119 0.258 0.176 0.756 0.097 0.159
PRO2 0.053 0.132 0.121 0.074 0.238 0.127 0.565 0.086 0.104
PRO3 0.046 0.201 0.125 0.122 0.196 0.112 0.623 0.083 0.151
RT2 0.045 0.011 0.082 0.266 0.089 0.056 0.100 0.689 -0.005
RT3 -0.031 0.020 0.001 0.225 0.099 0.092 0.053 0.588 -0.065
RT4 -0.035 0.011 0.068 0.244 0.060 0.049 0.073 0.627 -0.124
RT5 -0.002 -0.028 0.065 0.248 0.115 0.096 0.087 0.681 -0.027
RT6 -0.027 0.003 0.056 0.292 0.100 0.100 0.118 0.773 -0.030
RT7 0.056 -0.045 0.091 0.315 0.095 0.101 0.113 0.824 -0.002
SEI1 0.171 0.119 0.177 -0.044 0.183 0.264 0.133 -0.050 0.728
SEI2 0.191 0.153 0.132 0.001 0.147 0.250 0.152 -0.003 0.694
SEI3 0.246 0.139 0.165 0.023 0.202 0.254 0.134 -0.023 0.771
SEI4 0.211 0.110 0.207 -0.006 0.116 0.273 0.185 -0.048 0.758
SEI5 0.188 0.097 0.162 0.000 0.143 0.213 0.094 -0.027 0.617
SEI6 0.187 0.166 0.233 -0.040 0.243 0.274 0.237 -0.007 0.889
Nguồn: tính toán của tác giả
115
Bảng 4.5 Giá trị Heterotrait-Monotrait ratio
EMP INN MO NA PD PF PRO RT
EMP
INN
0.134
(0.097-0.241)
MO
0.325
(0.204 – 0.455)
0.105
(0.091 – 0.210)
NA
0.110
(0.062 - 0.225)
0.120
(0.093 – 0.215)
0.136
(0.079 - 0.240)
PD
0.182
(0.109 - 0.302)
0.156
(0.096 – 0.261)
0.258
(0.138 - 0.379)
0.068
(0.041 – 0.155)
PF
0.299
(0.195 – 0.405)
0.211
(0.113 – 0.323)
0.275
(0.159 - 0.381)
0.032
(0.032 – 0.113)
0.376
(0.274 –0.466)
PRO
0.087
(0.062 – 0.224)
0.292
(0.193 – 0.418)
0.147
(0.073 - 0.279)
0.161
(0.073 – 0.270)
0.351
(0.233 –0.469)
0.210
(0.124 - 0.321)
RT
0.056
(0.062 – 0.159)
0.110
(0.092 – 0.198)
0.104
(0.075 - 0.209)
0.382
(0.296 – 0.465)
0.134
(0.061 –0.245)
0.110
(0.054 –0.212)
0.134
(0.068 - 0.246)
SEI
0.266
(0.153 – 0.389)
0.186
(0.102 – 0.299)
0.241
(0.143 - 0.350)
0.036
(0.041 – 0.121)
0.229
(0.135 –0.329)
0.343
(0.253 –0.427)
0.206
(0.112 - 0.327)
0.085
(0.070 - 0.172)
SEI: ý định khởi sự KDXD, RT: xu hướng rủi ro, NA: nhu cầu thành tích, PRO: tính chủ động, CRE: tính sáng tạo, EMP: sự đồng cảm,
MO: nghĩa vụ đạo đức.
* Số trong ngoặc đơn là CI0.9
Nguồn: tính toán của tác giả
116
Cuối cùng, chỉ số Heterotrait-Monotrait ratio of correlations (HTMT) là một
phương pháp mới để đánh giá tính phân biệt trong PLS-SEM và được coi là vượt trội
hơn so với các phương pháp đánh giá tính phân biệt truyền thống như của Fornell và
Larcker (1981) hay sử dụng hệ số tải chéo (Henseler và cộng sự, 2015). Kết quả cho
thấy rằng không có giá trị nào thấp hơn hay cao hơn khoảng tin cậy (CI0.9) hay bao
gồm giá trị 1, cho thấy các thang đo cho nghiên cứu này đều đạt giá trị phân biệt
(Bảng 4.5). Như vậy, các cấu trúc trong nghiên cứu này đều đạt được giá trị hội tụ và
giá trị phân biệt.
4.2.2 Kiểm định mô hình cấu trúc
Giá trị R2 (the coefficient of determination) cho biến cảm nhận về sự mong
muốn khởi sự kinh doanh xã hội, cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội
và ý định khởi sự kinh doanh xã hội lần lượt là 0.201, 0.187 và 0.226 được coi là có
khả năng dự đoán vừa và chấp nhận được (Cohen, 2013). Ngoài ra, tác giả đã sử dụng
Q2 (cross-validated redundancy) để đánh giá mức độ phù hợp mô hình (Chin, 2010).
Dựa trên kỹ thuật Blindfolding, Q2 về cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh
xã hội, cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội và ý định khởi sự kinh
doanh xã hội lần lượt là 0.084, 0.092 và 0.060, cho thấy các mô hình nghiên cứu khả
năng dự đoán ở mức vừa và phù hợp để đự đoán ý định khởi sự kinh doanh xã hội
(Chin, 2010). T-test với kỹ thuật Bootstrapping (N = 5000) được áp dụng để kiểm tra
các tác động trực tiếp. Giả thuyết H1 (β = 0.122, p < 0.05) và H2 (β = 0.295, p <
0.001) kiểm tra tác động trực tiếp của cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh
xã hội và cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội đến ý định khởi sự kinh
doanh xã hội. Kết quả cho thấy giả thuyết H1 và H2 đều có ý nghĩa. Các giả thuyết
còn lại trong mô hình nghiên cứu xem xét tác động trực tiếp từ các tính cách (xu
hướng rủi ro, nhu cầu thành tích, tính chủ động, tính sáng tạo, sự đồng cảm và nghĩa
vụ đạo đức) đến cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội và cảm nhận
về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội. Kết quả kiểm định các giả thuyết được
trình bày trong bảng 4.6 và hình 4.1. Các giả thuyết H3a, H3b, H4a, H5a, H5b, H6b,
117
H7b, H8b, H8b được chấp nhận và các giả thuyết còn lại như H4b, H6a, H7a bị bác
bỏ.
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định các giả thuyết
Giả
thuyết Mối quan hệ Hệ số
Độ lệch
chuẩn t-value p-value Kết quả
H1 PD SEI 0.122 0.046 2.406 0.016 Chấp nhận
H2 PF SEI 0.295 0.043 6.357 0.000 Chấp nhận
H3a RT PD 0.144 0.046 2.667 0.007 Chấp nhận
H3b RT PF 0.106 0.048 2.070 0.038 Chấp nhận
H4a NA PD -0.190 0.053 2.661 0.008 Chấp nhận
H4b NA PF -0.080 0.054 1.197 0.231 Bác bỏ
H5a PRO PD 0.308 0.046 2.406 0.016 Chấp nhận
H5b PRO PF 0.107 0.043 5.216 0.000 Chấp nhận
H6a INN PD 0.076 0.046 1.853 0.064 Bác bỏ
H6b INN PF 0.204 0.040 4.286 0.000 Chấp nhận
H7a EMP PD 0.075 0.049 1.481 0.139 Bác bỏ
H7b EMP PF 0.251 0.046 4.521 0.000 Chấp nhận
H8a MO PD 0.187 0.048 3.444 0.001 Chấp nhận
H8b MO PF 0.158 0.046 3.420 0.001 Chấp nhận
SEI: ý định khởi sự KDXD, RT: xu hướng rủi ro, NA: nhu cầu thành tích, PRO: tính chủ
động, CRE: tính sáng tạo, EMP: sự đồng cảm, MO: nghĩa vụ đạo đức.
Nguồn: tính toán của tác giả
118
Nguồn: tính toán của tác giả
Hình 4.1 Kết quả kiểm định các tác động trực tiếp
4.2.3 Kiểm tra tác động trung gian
Quy trình 4 bước của Baron và Kenny (1986) được áp dụng để kiểm tra tác động
trung gian của cảm nhận về tính khả thi và cảm nhận về sự mong muốn trong mối
quan hệ từ các tính cách (xu hướng rủi ro - RT, nhu cầu thành tích - NA, tính chủ
động - PRO, tính sáng tạo - INN, sự đồng cảm - EMP và nghĩa vụ đạo đức - MO)
đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
Tại bước 1, các biến độc lập (sáu tính cách bao gồm: xu hướng rủi ro, nhu cầu
thành tích, tính chủ động, tính sáng tạo, sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức) được kiểm
tra tác động trực tiếp đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Kết quả, chỉ có bốn tính
cách gồm tính chủ động, tính sáng tạo, sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức có tác động
119
đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Vì xu hướng rủi ro và nhu cầu thành tích không
có tác động đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội nên hai tính cách này bị loại trong
quá trình kiểm tra tác động trung gian trong các bước tiếp theo.
Tại bước 2, bốn tính cách có ý nghĩa tại bước 1 bao gồm tính chủ động, tính
sáng tạo, sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức được kiểm tra tác động đến hai biến trung
gian là cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi. Kết quả cho thấy,
ngoại trừ mối quan hệ từ tính sáng tạo và sự đồng cảm đến cảm nhận về sự mong
muốn và mối quan hệ từ sự đồng cảm đến cảm nhận về sự mong muốn là không có ý
nghĩa, các mối quan hệ còn lại đều có ý nghĩa. Hai mối quan hệ không có ý nghĩa kể
trên sẽ bị loại khỏi quy trình kiểm tra tác động trung gian trong các bước tiếp theo.
Bước 3 kiểm tra tác động từ hai biến trung gian là cảm nhận về sự mong muốn
và cảm nhận về tính khả thi đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Kết quả cho thấy
các mối quan hệ này đều có ý nghĩa.
Tại bước 4, khi kiểm tra đồng thời tác động của các tính cách (tính chủ động,
tính sáng tạo, sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức) và hai biến trung gian (cảm nhận về
sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi) đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội,
kết qua cho thấy tất cả những mối quan hệ đã có ý nghĩa tại bước 2 và bước 3 đều có
ý nghĩa tại bước 4 này, đồng thời khi xem xét lại những mối quan hệ trực tiếp tại bước
1 (các tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội) cho thấy chỉ có sự đồng cảm
và nghĩa vụ đạo đức là còn ý nghĩa, trong khi những mối quan hệ từ tính chủ động và
tính sáng tạo đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội lại không còn ý nghĩa. Vì vậy, có
thể kết luận rằng, hai biến trung gian (cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về
tính khả thi) trung gian hoàn toàn mối quan hệ từ tính chủ động đến ý định khởi sự
kinh doanh xã hội và trung gian một phần mối quan hệ từ nghĩa vụ đạo đức đến ý
định khởi sự kinh doanh xã hội. Ngoài ra, chỉ có cảm nhận về tính khả thi trung gian
hoàn toàn tác động từ tính sáng tạo đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội và trung
gian một phần mối quan hệ từ sự đồng cảm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
Kết quả này cho thấy các giả thuyết H9d được chấp nhận trong khi H9a, H9b và H9c
bị bác bỏ.
120
Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra tác động trung gian
Các bước
phân tích
Biến nghiên cứu
Trung gian Biến phụ thuộc
PD PF SEI
Bước 1 Biến độc lập
RT -0.057
NA -0.037
PRO 0.146b
CRE 0.141b
EMP 0.215b
MO 0.153c
Bước 2
và Bước 3
Biến trung
gian
PRO 0.303c 0.114a
CRE 0.054 0.193c
EMP 0.100 0.256c
MO 0.179b 0.155b
Biến trung
gian
PD 0.123b
PF 0.294c
Bước 4
Biến độc lập
PRO 0.323c 0.109a 0.090
CRE 0.196c 0.106
EMP 0.257c 0.167a
MO 0.210c 0.157b
0.096a
Biến trung
gian
PD 0.055c
PF 0.201c
a <.05, b <.01, c <.001
Ghi chú. SEI: ý định khởi sự KDXD, RT: xu hướng rủi ro, NA: nhu cầu thành tích, PRO:
tính chủ động, CRE: tính sáng tạo, EMP: sự đồng cảm, MO: nghĩa vụ đạo đức.
Nguồn: tính toán của tác giả
121
Chỉ số khoảng tin cậy - CI (Confidence interval) thông qua quy trình
Bootstrapping với số mẫu là 5,000 được tính toán để xác nhận các hiệu ứng trung
gian đã được kiểm tra thông qua 4 bước của Baron và Kenny (1986). Quy trình
bootstrapping với 5.000 mẫu cho thấy tính chủ động, tính sáng tạo, sự đồng cảm và
nghĩa vụ đạo đức có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Ước
lượng điểm (Point of estimate) của các mối quan hệ có tác động trung gian luôn nằm
trong khoảng độ tin cậy (Confidence interval) và không bao gồm giá trị 0 (Bảng 4.8).
Tóm lại, hai biến trung gian (cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả
thi) trung gian mối quan hệ từ tín
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tac_dong_cua_tinh_cach_giao_duc_va_kinh_nghiem_den_y.pdf