MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.x
DANH MỤC HÌNH . xi
DANH MỤC BẢNG. xii
ĐẶT VẤN ĐỀ.1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .4
1.1. Một số nội dung về chăm sóc trước, trong và sau sinh.4
1.1.1. Khái niệm Chăm sóc trước, trong và sau sinh .4
Chăm sóc trước sinh.4
1.1.2. Tầm quan trọng của Chăm sóc trước, trong và sau sinh.5
1.1.3. Sự khác biệt trong kết quả chăm sóc trước, trong và sau sinh giữa các vùng
miền và dân tộc thiểu số.7
1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc trước, trong và sau sinh .10
1.2.1. Kiến thức chăm sóc trước, trong và sau sinh .11
1.2.1.1. Kiến thức chăm sóc trước sinh.11
1.2.1.2. Kiến thức chăm sóc trong sinh.12
1.2.1.3. Kiến thức chăm sóc sau sinh.13
1.2.2. Thái độ chăm sóc trước, trong và sau sinh.15
1.2.2.1. Thái độ chăm sóc trước sinh .15
1.2.2.2. Thái độ chăm sóc trong sinh .16
1.2.2.3. Thái độ chăm sóc sau sinh .16
1.2.3. Thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh.17
1.2.3.1. Thực hành chăm sóc trước sinh .17
1.2.3.2. Thực hành chăm sóc trong sinh .18
1.2.3.3. Thực hành chăm sóc sau sinh.19
1.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc trước, trong
và sau sinh trên thế giới và ở Việt Nam.21iv
1.3.2. Một số yếu tố cá nhân liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc
trước, trong và sau sinh .22
1.3.2. Một số yếu tố gia đình liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc
trước, trong và sau sinh .24
1.3.3. Yếu tố tiếp cận nguồn thông tin liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành
chăm sóc trước, trong và sau sinh của bà mẹ.25
1.4. Cơ sở lý thuyết xây dựng chương trình can thiệp thay đổi hành vi.27
1.4.1. Mô hình lý thuyết PRECEDE- PROCEED.27
1.4.2. Áp dụng mô hình lý thuyết PRECEDE- PROCEED trong nghiên cứu tăng
cường CSTTSS cho bà mẹ .29
1.5. Các can thiệp cải thiện kiến thức, thái độ , thực hành chăm sóc trước, trong và
sau sinh.29
1.6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .36
1.6.1. Một số thông tin về tỉnh Bạc Liêu.36
1.6.2. Một số thông tin về địa bàn can thiệp .37
Chương 2. ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .39
2.1. Đối tượng nghiên cứu.39
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng.39
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính .39
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.40
2.2.1. Thời gian .40
2.2.2. Địa điểm .40
2.3. Thiết kế nghiên cứu.40
2.3.1. Giai đoạn 1: Đánh giá trước can thiệp và chuẩn bị can thiệp .41
2.3.2. Giai đoạn 2: Can thiệp.42
2.3.3. Giai đoạn 3: Đánh giá sau can thiệp .42
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.43
2.4.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng .43
2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu định tính.45
2.5. Phương pháp thu thập số liệu.47v
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu.47
289 trang |
Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tăng cường chăm sóc trước, trong và sau sinh cho bà mẹ dân tộc Khmer có con từ 0-2 tuổi tại một số xã vùng ven biển huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và sau sinh
Khoảng 24,0%-54,4% bà mẹ vẫn còn sử dụng cách xử trí dân gian (bà mẹ
vừa đến CSYT vừa ở nhà cúng bái hoặc uống thuốc nam (34,7%) hoặc chỉ đơn
thuần sử dụng cách xử trí bằng dân gian (19,7%). Nghiên cứu định tính cho thấy,
các dấu hiệu bất thƣờng mà bà mẹ phát hiện có những dấu hiệu chỉ biểu hiện triệu
chứng nhẹ thoáng qua, thì bà mẹ sử dụng cách dân gian đơn thuần, chỉ khi có những
dấu hiệu biểu hiện triệu chứng nặng thì bà mẹ mới tìm đến CSYT, nhƣng trƣớc khi
đến CSYT, bà mẹ và gia đình thƣờng đã sử dụng cách dân gian. Điều này cho thấy,
bà mẹ hiểu biết kém dấu hiệu bất thƣờng làm cho họ không phát hiện sớm đƣợc bất
thƣờng đã gây “chậm phát hiện” và việc sử dụng cách dân gian trƣớc khi đến CSYT
đã làm “chậm đến CSYT” (đây là 2 trong 3 “chậm trễ”) gây tử vong mẹ.
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc
trƣớc, trong và sau sinh của bà mẹ
4.3.1. Yếu tố liên quan với kiến thức chăm sóc trước, trong và sau sinh
Kết quả phân tích đa biến xác định các yếu tố liên quan tới kiến thức
CSTTSS của bà mẹ gồm: Biết tiếng Việt, tiếp cận nguồn truyền thông, Nơi làm
việc, Gia đình ủng hộ (khám thai, sinh con, khám lại sau sinh tại CSYT). Các yếu tố
liên quan đến kiến thức CSTTSS, không phải là mối liên quan đơn lẽ, nó cấu thành
một nhóm các yếu tố có tác động cùng lúc tạo nên hạn chế kiến thức CSTTSS của
bà mẹ dân tộc Khmer.
Nhóm bà mẹ biết tiếng Việt cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) có thì tỷ lệ có
điểm kiến thức CSTTSS ≥ 16 điểm cao hơn gấp 59,2 lần so với nhóm bà mẹ còn lại,
(p<0,001). Những bà mẹ có khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt thì khả năng
tiếp cận và hiểu đƣợc các thông tin về CSTTSS tốt hơn. Bởi vì, hiện nay địa phƣơng
sử dụng tiếng Việt là ngôn ngữ chính trong các tài liệu truyền thông về CSTTSS và
trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Ngay trong nghiên cứu của Khamphanh
121
Prabouasone (2013) (44) cũng xác định những bà mẹ DTTS mà nói đƣợc tiếng phổ
thông thì tiếp cận với thông tin, truyền thông gấp 2,1 lần so với các bà mẹ nói tiếng
DT(p<0,01); hay trong báo cáo về tiếp cận thông tin, truyền thông của DTTS tại
Việt Nam (22-23) cho rằng, các bà mẹ không biết tiếng Việt làm cho bất đồng ngôn
ngữ với NVYT, gây hạn chế tiếp cận với các nội dung về CSTTSS từ phía NVYT
cũng nhƣ không đọc và hiểu đƣợc các thông điệp truyền thông về CSTTSS để nâng
cao hiểu biết về CSTTSS.
Nhóm bà mẹ có tiếp cận với 4 nguồn truyền thông (NVYT tại TYT, NVYT
ấp, tờ rơi, loa) thì tỷ lệ có điểm kiến thức CSTTSS ≥ 16 điểm cao hơn gấp 59,1 lần
so với nhóm còn lại (p<0,001). Điều này đã đƣợc xác định hiệu quả ở nhiều nghiên
cứu (51, 53), điển hình: tác giả Okuga và cộng sự (2015) (76) và tác giả Zamawe,
Banda và Dube (2016) (81) đã thực hiện các hoạt động truyền thông từ NVYT cộng
đồng, họ tƣ vấn, hƣớng dẫn, hỗ trợ bà mẹ; NVYT tƣ vấn thông qua các cuộc TLN
về chăm sóc thai sản cho bà mẹ tiếp cận hiệu quả với dịch vụ chăm sóc bà mẹ- trẻ
sơ sinh và có kiến thức về CSTTSS tốt hơn. Nghiên cứu của Trƣờng ĐHYTCC và
Child Fund (2013) (47), Nguyễn Thị Thanh Tâm (2014) (74), Vũ Văn Hoàn (2018)
(48) cũng cho thấy, thông qua hoạt động tƣ vấn của NVYT, nhóm cộng tác viên,
phát tờ rơi có nội dung về CSTTSS đã nâng cao kiến thức CSTTSS cho các bà mẹ
DTTS (62) cho thấy, bà mẹ không nhận đƣợc thông tin (lời khuyên) về dinh dƣỡng,
bệnh tật, các vấn đề liên quan đến thai sản thì thực hành chăm sóc thai thấp chỉ
17,0% (p<0,01). Tác giả Nguyễn Xuân Oanh (2015) (64) cũng cho rằng, 25,0 % bà
mẹ đi khám thai là đƣợc tuyên truyền vận động.
Các thành viên trong gia đình và cộng đồng dân tộc Khmer có vai trò quan
trọng trong thực hành CSTTSS của bà mẹ, kết quả nghiên cứu này cho thấy, nhóm
bà mẹ đƣợc sự ủng hộ của gia đình (trong việc khám thai, sinh con, khám lại sau
sinh tại CSYT) thì có điểm thực hành CSTTSS (≥7 điểm) cao hơn gấp 2,2 lần nhóm
bà mẹ không đƣợc ủng hộ của gia đình (p<0,01). Kết quả này tƣơng tự nhƣ nghiên
cứu của tác giả Bùi Thị Thu Hà và cộng sự (2012) (10) đã chỉ ra, hơn 2,6% bà mẹ đi
khám thai đủ là do đƣợc gia đình, ngƣời thân khuyến khích. Một số nghiên cứu
khác cũng Nhóm bà mẹ làm việc tại xã cƣ trú thì có điểm kiến thức CSTTSS ≥ 16
122
điểm cao hơn gấp 2,2 lần so với nhóm bà mẹ làm việc ở xã khác (p<0,01). Lý giải
cho yếu tố này là từ đặc điểm nghề nghiệp và sự di cƣ không ổn định của bà mẹ
sống vùng ven biển. Trong nghiên cứu này, trên 50,0% bà mẹ có nghề làm thuê và
hơn 1/2 trong số họ làm thuê xa nơi cƣ trú, thời gian đi xa làm việc cũng không ổn
định (từ vài ngày đến vài tháng) vì thế, việc cung cấp thông tin truyền thông về
CSTTSS đến bà mẹ gặp nhiều khó khăn. Điều này cũng là vấn đề gây khó khăn cho
công tác vận động, truyên truyền về CSTTSS cho các bà mẹ của địa phƣơng.
Nhóm bà mẹ đƣợc gia đình ủng hộ (khám thai, sinh con, khám lại sau sinh
tại CSYT) thì tỷ lệ có điểm kiến thức CSTTSS ≥ 16 điểm cao hơn gấp 6,8 lần so với
nhóm bà mẹ còn lại (p<0,001). Bà mẹ đƣợc động viên, khuyến khích hoặc ủng hộ
trong thực hành CSTTSS là yếu tố gia đình và cộng đồng quan trọng quyết định bà
mẹ đạt tỷ lệ tiếp cận cao với các dịch vụ CSTTSS, đồng thời nâng cao sự hiểu biết
về CSTTSS. Kết quả định tính cho rằng, các bà mẹ đƣợc gia đình, ngƣời thân
khuyến khích trong tiếp cận với thông tin về CSTTSS bằng nhiều cách nhƣ: họ tạo
điều kiện và nhắc nhở bà mẹ đến tham dự các buổi tuyên truyền CSTTSS, họ giữ
cháu hoặc chăm lo gia đình để bà mẹ có thời gian đến các buổi sinh hoạt truyền
thông, tƣ vấn về CSTTSS của NVYT, họ truyền lại những hiểu biết về CSTTSS cho
bà mẹ. Yếu tố liên quan trong nghiên cứu này cũng tƣơng tự nhƣ một số nghiên cứu
(44, 48, 74, 99) cũng đã xác định có mối liên quan của gia đình đến tiếp cận dịch vụ
CSTTSS của bà mẹ.
4.3.2. Yếu tố liên quan với thái độ chăm sóc trước, trong và sau sinh
Kết quả phân tích đa biến xác định các yếu tố có liên quan đến thái độ
CSTTSS của bà mẹ gồm: nghề nghiệp, số con, tiếp cận với 4 nguồn truyền thông,
điểm kiến thức ≥ 16 điểm.
Nhóm bà mẹ làm các nghề (làm nông, buôn bán, công nhân, nội trợ) thì có
điểm thái độ CSTTSS ≥ 59 điểm cao gấp 8,1 lần so với nhóm bà mẹ làm thuê (nghề
nghiệp không ổn định) (p<0,001). Vì đi làm thuê, các bà mẹ thƣờng làm việc xa nơi
cƣ trú, khi mang thai, các bà mẹ xem nhƣ “lọt kẽ” vì không đƣợc quản lý hoặc
không đƣợc chăm sóc thai sản theo chƣơng trình CSSKSS tại địa phƣơng. Đây là
yếu tố đặc thù của ngƣời dân sống vùng biển (chồng đi ghe và vợ thì đi làm thuê xa
123
nơi cƣ trú) làm cho bà mẹ ít tiếp cận với các dịch vụ CSTTSS và điều kiện tiếp cận
với các nguồn thông tin về CSTTSS của địa phƣơng, từ đó họ có thái độ không tích
cực đến các nội dung truyền thông về CSTTSS của địa phƣơng.
Nhóm bà mẹ có 1- 2 con thì có điểm thái độ CSTTSS ≥ 59 điểm cao gấp 1,9
lần so với nhóm bà mẹ có trên 2 con (p<0,05). Nghiên cứu định tính cho thấy, bà
mẹ có xu hƣớng chăm sóc tốt hơn cho những đứa con đầu, tích cực tìm hiểu các
thông tin hƣớng dẫn chăm sóc mang thai và sinh đẻ hơn những bà mẹ sinh nhiều
lần.
Nhóm bà mẹ có tiếp cận với 4 nguồn truyền thông (NVYT tại TYT, NVYT
ấp, tờ rơi, loa) thì có điểm thái độ CSTTSS ≥ 59 điểm cao gấp 2,5 lần so với nhóm
bà mẹ còn lại (p<0,05), điều này cho thấy, ở các bà me có khả năng tiếp cận với
càng nhiều nguồn thông tin thì có thái độ càng tích cực. Trong nghiên cứu của Vũ
Văn Hoàn (2018) (48), bà mẹ tiếp cận với ít nhất 1 nguồn thông tin thì thái độ tích
cực hơn gấp 1,2 lần (p<0,01) so với bà mẹ không tiếp cận với nguồn thông tin nào,
yếu tố này cũng đƣợc xác định qua một số nghiên cứu về CSTTSS tƣơng tự (10,
41, 44, 53, 74). Các nghiên cứu lƣu ý rằng, truyền thông cần phù hợp với bà mẹ,
phù hợp với văn hóa DT, truyền thông đến từng hộ gia đình để không còn sự khác
biệt về khoảng cách trong tiếp cận thông tin của ngƣời DTTS, từ đó tạo thái độ tích
cực hơn đối với các hành vi CSSK.
Nhóm bà mẹ có điểm kiến thức CSTTSS ≥ 16 điểm thì điểm thái độ CSTTSS
≥ 59 điểm, cao gấp 8,1 lần so với nhóm bà mẹ còn lại (p<0,001). Tƣơng tự với
nghiên cứu của tác giả Chalachew và Belachew (2020) là: bà mẹ có kiến thức về ăn
bổ sung cho trẻ thì có thái độ tích cực hơn 2,2 lần, (p<0,05) (109). Điều này đã
đƣợc xác định ở nhiều NC, nhất là nhóm bà mẹ DTTS, sống vùng khó khăn, kém
hiểu biết về CSTTSS dẫn đến thái độ chƣa tích cực về CSTTSS (10, 41-42, 45, 48,
50, 52-53).
4.3.3. Yếu tố liên quan với thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh
Kết quả phân tích đa biến xác định các yếu tố có liên quan đến thực hành
CSTTSS của bà mẹ gồm: tiếp cận nguồn truyền thông, Gia đình ủng hộ (trong việc
124
khám thai, sinh con, khám lại sau sinh tại CSYT), điểm kiến thức ≥ 16 điểm, điểm
kiến thức ≥ 59 điểm.
Nhóm bà mẹ có tiếp cận với 4 nguồn truyền thông (NVYT tại TYT, NVYT
ấp, tờ rơi, loa) thì có điểm thực hành CSTTSS (≥ 7 điểm) cao gấp 3,8 lần so với
nhóm bà mẹ còn lại (p<0,001). Đây là yếu tố liên quan chặc chẽ với thực hành đã
đƣợc nhiều nghiên cứu chứng minh, nghiên cứu của Disha và cộng sự (2015) (58)
chỉ ra, bà mẹ nghe đài về thông tin chăm sóc trẻ em nhiều hơn 1 lần/tuần thì bà mẹ
cho trẻ bú mẹ hoàn toàn là tăng 61,0% (p<0,05); nghiên cứu của Nwaru, Wu và
Hemminki (2010) ghi nhận kết quả tƣơng tự (42, 64, 67). Nghiên cứu định tính
cũng cho thấy, dân tộc Khmer có tính văn hóa cộng đồng cao, họ tin vào ngƣời già,
ngƣời có uy tín trong cộng đồng (nhƣ: các chức sắc trong chùa, nhà sƣ, ông Lục cả).
Đây là nét văn hóa đặc trƣng của dân tộc Khmer có tác động không chỉ trên các lĩnh
vực VH-XH mà trên cả lĩnh vực CSSK.
Thái độ có liên quan chặc chẽ với thực hành. Đối với dân tộc Khmer, thái độ
còn phụ thuộc không chỉ ở kiến thức mà còn ở quan điểm văn hóa truyền thống về
CSSK hình thành các hành vi của họ. Trong nghiên cứu này, nhóm bà mẹ có điểm
thái độ ≥ 59 điểm, thì điểm thực hành ≥ 7 điểm, cao gấp 2,6 lần so với nhóm bà mẹ
có còn lại (p<0,01), kết quả tƣơng tự nhƣ trong nghiêu cứu của Nguyễn Xuân Oanh
(2015) (64) những bà mẹ có điểm thái độ CSTTSS dƣới trung bình thì có điểm thực
hành CSTTSS dƣới trung bình cao hơn từ 2,8-3,9 (p<0,01). Nhiều nghiên cứu về
DTTS cũng xác định thái độ tích cực dẫn đến hành vi tốt hơn (26, 42, 44, 48, 97).
Kiến thức liên quan đến thực hành, đây là yếu tố liên quan đƣợc xác định ở
nhiều nghiên cứu (26, 42, 44, 48, 61, 64-65, 97). Trong nghiên cứu này, nhóm bà
mẹ có điểm kiến thức (≥ 16 điểm) thì có điểm thực hành (≥7 điểm) cao gấp 24,3 lần
so với nhóm bà mẹ còn lại (p<0,001). Kết quả cũng tƣơng tự với nghiên cứu của
Nguyễn Vân Hà (2014) (61) cho rằng, bà mẹ thiếu kiến thức, kỹ năng về nuôi con bằng
sữa mẹ thì trẻ không đƣợc bú mẹ hoàn toàn; tác giả Nguyễn Xuân Oanh (2015) (64)
cũng cho thấy, những bà mẹ có điểm kiến thức CSTS, CSTgS và CSSS dƣới trung
bình thì có điểm thực hành CSTS, CSTgS và CSSS dƣới trung bình cao hơn từ 2,9
đến 6,6 lần (p<0,01). Nhƣ vậy, có thể thấy, việc tăng cƣờng kiến thức CSTTSS cho
125
bà mẹ có ý nghĩa quan trọng trong cải thiện thực hành về CSTTSS của họ. Trong
đó, việc thực hiện đƣợc các kênh truyền thông phù hợp với các yếu tố cá nhân và
gia đình của bà mẹ là quan trọng. Bên cạnh, cần đặc biệt chú ý tới những ngƣời có
uy tín trong cộng đồng DT, sự tham gia của chính quyền địa phƣơng để tạo sự đồng
thuận, tạo tiếng nói khuyến khích cho việc thay đổi những quan niệm lạc hậu trong
chăm sóc mang thai và sinh đẻ của bà mẹ DTTS, nhằm thay đổi hành vi chăm sóc
bà mẹ và trẻ sơ sinh bằng các cách dân gian gây ảnh hƣởng không tốt sức khỏe của
họ, đặc biệt là giảm tối đa hành vi sinh con tại nhà
4.4. Kết quả can thiệp cải thiện kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc
trƣớc, trong và sau sinh của bà mẹ dân tộc Khmer
4.4.1. Cải thiện kiến thức chăm sóc trước, trong và sau sinh của bà mẹ
4.4.1.1. Cải thiện kiến thức chăm sóc trước sinh
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các bà mẹ dân tộc Khmer có kiến thức đúng ở
3 chỉ số quan trọng của CSTS tăng rõ rệt, cụ thể: biết khám thai từ 3 lần trở lên, biết
tiêm VAT và biết uống viên sắt lần lƣợt tăng từ 20,2%, 60,2% và 54,4% lên 60,5%,
91,9% và 92,0% (tăng khoảng 40,0%); Kết quả thấp hơn so với can thiệp tại Lào
của Khamphanh Prabouasone (2013) (44) (lần lƣợt đạt SCT là 100,0%, 99,5% và
97,5%); thấp hơn can thiệp tại miền núi Nà Rì- Bắc Kạn (2013) (47) (lần lƣợt đạt
SCT là 92,1%, 99,0% và 98,7%), nhƣng cao hơn so với can thiệp cho phụ nữ DTTS
của Bùi Thị Mai Hƣơng (2020) (102) (lần lƣợt đạt SCT là 61,4%,70,2% và 63,6%).
Một điều rất đáng chú ý là, bà mẹ biết đƣợc TYT là nơi khám (mặc dù TYT là cơ sở
khám thai và quản lý thai tại địa phƣơng theo quy định (12), nhƣng TCT tỷ lệ này
chỉ 19,6% và đã tăng lên 73,3% (SCT), CSHQ là 273,9%. Điều này cho thấy, truyền
thông đã tập trung vào những nội dung trọng tâm cần thay đổi và đạt hiệu quả.
4.4.1.2. Cải thiện kiến thức chăm sóc trong sinh
Bà mẹ dân tộc Khmer có nhận thức sai lệch về sinh con tại CSYT. Kết quả
TCT đã chỉ ra gần 30,0% bà mẹ còn cho rằng “sinh con tại nhà và mụ vƣờn đỡ sinh
tốt nhất”, nhƣng SCT tỷ lệ này đã giảm còn 19,0%. Tuy tỷ lệ chỉ giảm ít (10,0%),
nhƣng đối với dân tộc Khmer, để thay đổi nhận thức lâu đời về “sinh con tại nhà”
126
thì kết quả này là đáng khích lệ; kết quả tƣơng tự so với nghiên cứu của
Khamphanh Prabouasone (2013) (44), nghiên cứu của Vũ Văn Hoàn (2018) (48).
4.4.1.3. Cải thiện kiến thức chăm sóc sau sinh
Bà mẹ đạt kiến thức đúng về CSSS thay đổi đáng kể, cụ thể: biết khám lại
trong 6 tuần đầu sau sinh tăng từ 46,2% lên 85,9%, CSHQ là 85,9%, kết quả cao
hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tâm (2014) (74) (tăng từ 53,7% lên
77,8%; CSHQ là 44,9%) và tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Khamphanh
Prabouasone (2013) (44) (tăng từ 50,0% lên 91,0%; CSHQ là 82,0%). Tuy nhiên,
bà mẹ dân tộc Khmer biết khám lại trong tuần đầu sau sinh chỉ đạt 40,4% (SCT),
CSHQ là 254,4%, cao hơn trong nghiên cứu của Lê Thiện Thái và Ngô Văn Toàn
(2012) (46) (chỉ đạt 25,6%, SCT). Điều đó cho thấy, kiến thức khám lại trong tuần
đầu sau sinh đối với bà mẹ dân tộc Khmer còn mới mẽ (TCT chỉ khoảng 10,0%), để
đạt 70,0% kỳ vọng của nghiên cứu đề ra, cần phải có thời gian dài hơn, các hoạt
động triển khai thƣờng xuyên hơn.
Có sự cải thiện về kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ dân tộc Khmer:
biết cho trẻ bú sớm giờ đầu của bà mẹ tăng 40,0%, tỷ lệ cao hơn so với nghiên cứu
tại NàRì- Bắc Kạn (2013) (47) của Nguyễn Thị Thanh Tâm (2014) (74), chỉ tăng
khoảng 10,0%, và tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Khamphanh Prabouasone
(2013) (44) và của Renuka và cộng sự (2020) (110) tăng 40,0%-50,0%. Bên cạnh,
biết cho trẻ bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu ở bà mẹ dân tộc Khmer trong nghiên cứu
này tăng khá thấp tăng từ 17,5% lên 35,5% và CSHQ là 100,0%; tỷ lệ đạt SCT thấp
hơn so với nghiên cứu của Phạm Phƣơng Lan (2014) (60) (tăng từ 36,4% lên
59,4%, CSHQ là 63,2%), nhƣng về CSHQ thì cao hơn (100,0% so với 63,2%). Điều
này cho thấy, với tỷ lệ TCT quá thấp thì cải thiện SCT tăng 20,0% là đạt hiệu quả.
Tƣơng tự, một số can thiệp nhƣ: của Renuka và cộng sự (2020) (110), của Bộ Y tế
và tổ chức JICA (111) đều đạt >80,0%, SCT. Tuy nhiên, 2 nghiên cứu trên thì
CSHQ (70,0%) không cao hơn so với nghiên cứu này (100,0%). Mặc dù, tỷ lệ kiến
thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ dân tộc Khmer cải thiện chƣa đạt so với kỳ
vọng của nghiên cứu (70,0%), nhƣng qua sự thay đổi tỷ lệ kiến thức nhƣ đã nêu trên
cho thấy, bà mẹ đã nâng dần kiến thức đúng và giảm bớt các hiểu biết chƣa đúng về
127
sữa mẹ nhƣ: “sữa đầu dòng là sữa máu nên không cho trẻ bú”, “trẻ bú mẹ hoàn
toàn thì không đủ chất dinh dưỡng” và “trẻ thiếu nước khi chỉ bú sữa mẹ”.
Bà mẹ dân tộc Khmer biết từ 1 đến 4 hoạt động ăn uống, chăm sóc bản thân
và chăm sóc trẻ đều đạt lần lƣợt 85,6%; 69,8% và 77,2%; kết quả tƣơng đƣơng với
nghiên cứu của các tác giả Lê Thiện Thái và Ngô Văn Toàn (2012) (46) (đạt 77,4%,
SCT) và của tác giả Phạm Phƣơng Lan (2014) (60) (đạt 89,8%, SCT). Kết quả cho
thấy, vẫn còn khoảng 20,0% bà mẹ vẫn chƣa tiếp cận đến kiến thức về chăm sóc bà
mẹ và trẻ sơ sinh.
Từ các phân tích trên cho thây, kiến thức CSSS của bà mẹ có sự cải thiện
đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung thay đổi với tỷ lệ thấp (đạt khoảng
40,0%, SCT). Điều này cho thấy, có lẽ bà mẹ còn khó khăn trong việc nhớ hết các
nội dung gồm nhiều ý nhỏ và chi tiết. Can thiệp cần có thời gian dài hơn để bà mẹ
có thời gian tiếp cận với các nội dung truyền thông hơn.
Thay đổi kiến thức về dấu hiệu bất thường và xử trí cả ba giai đoạn
trước, trong và sau sinh
Nhận biết đƣợc dấu hiệu bất thƣờng khi mang thai đối với bà mẹ dân tộc
Khmer là vô cùng quan trọng, để bà mẹ tích cực và chủ động hơn trong xử trí.
Nhƣng để thay đổi hiểu biết chƣa đúng về các dấu hiệu bất thƣờng đã tồn tại lâu
trong cộng đồng dân tộc Khmer thì không dễ dàng thay đổi. Tuy nhiên, chỉ số này
đƣợc cải thiện SCT rõ rệt: bà mẹ biết từ 1 đến 4 dấu hiệu bất thƣờng tăng trên
40,0% và biết đến CSYT để xử trí đạt tăng từ 10,0%- 30,0%; Kết quả này đạt cao
hơn so với một số can thiệp tƣơng tự (44, 48, 102).
4.4.2. Cải thiện thái độ chăm sóc trước, trong và sau sinh của bà mẹ
4.4.2.1. Cải thiện thái độ chăm sóc trước sinh
Cải thiện thái độ CSTS là thay đổi các quan điểm lâu đời lạc hậu cho rằng:
“mang thai là chuyện bình thƣờng” và “không cần thiết khám thai” của các bà mẹ
dân tộc Khmer gây ảnh hƣởng không tốt đến sức khỏe bà mẹ mang thai. Kết quả
cho thấy, thái độ tiêu cực về CSTS đã đƣợc cải thiện, nhất là thái độ xem nhẹ việc
khám thai của các bà mẹ dân tộc Khmer: tiểu mục Chỉ cần khám thai khi chuẩn bị
sinh và Cần thiết phải khám thai định kỳ theo hướng dẫn của NVYT đã tăng hơn
128
77,0%, SCT; cao hơn tỷ lệ thái độ tích cực của bà mẹ dân tộc H’mông trong can
thiệp của Vũ Văn Hoàn (2018) (48) (lần lƣợt chỉ 20,0% và 46,3%). Điều này cho
thấy, bà mẹ dân tộc Khmer đã tiếp cận đƣợc các nguồn truyền thông về CSTS mà
chƣơng trình can thiệp triển khai, từ đó, hiểu biết về CSTS đƣợc nâng lên và tác
động tích cực đến thái độ của bà mẹ.
4.4.2.2. Cải thiện thái độ chăm sóc trong sinh
Cải thiện thái độ tích cực trong CSTgS vô cùng quan trọng, đặc biệt với
nhóm bà mẹ là DTTS, bởi vì, quan điểm lạc hậu “mụ vườn có kinh nghiệm hơn
NVYT” vẫn còn tồn tại và làm cho tỷ lệ sinh con tại nhà của các bà mẹ DTTS còn
cao (10, 23, 48, 102). Kết quả cho thấy, bà mẹ dân tộc Khmer có thái độ tích cực về
CSTgS tăng lên đáng kể: cao nhất ở tiểu mục Sinh tại CSYT thì an toàn hơn cho mẹ
và con hơn so với sinh tại nhà tăng từ 55,6% lên 89,2%; các tiểu mục còn lại đều
tăng trên 80,0%. Tỷ lệ này cao hơn quan điểm tích cực của các bà mẹ H’mông (Nên
đến CSYT đẻ để an toàn cho mẹ và con chỉ tăng từ 32,8% lên 51,4%). (48). Điều
này cũng cho thấy, bà mẹ dân tộc Khmer trong nghiên cứu này có nhận thức về sinh
con tại CSYT tốt hơn, có lẽ họ sống vùng đồng bằng, gần gũi với dân tộc Kinh nên
nhận thức thay đổi tích cực hơn so với các bà mẹ DTTS ở khu vực khác (10).
4.4.2.3. Cải thiện thái độ chăm sóc sau sinh
Thái độ CSSS của bà mẹ thể hiện quan điểm của dân tộc Khmer trong và
chăm sóc bản thân và chăm sóc trẻ “chỉ cần uống nƣớc lá, cúng Phật thì đƣợc phù
hộ sức khỏe” làm cho bà mẹ hạn chế tiếp cận với các chăm sóc hiện đại. Kết quả
cho thấy, Thái độ CSSS của bà mẹ dân tộc Khmer thay đổi tích cực hơn: cao nhất là
quan điểm khám lại sau sinh, tiểu mục: “Sau sinh mẹ khỏe con khỏe thì vẫn cần
phải khám lại” tăng từ 32,7% lên đến 90,1%, tỷ lệ này cao hơn các bà mẹ H’mông
(Đẻ xong thì đã hết nguy hiểm nên không cần có CBYT khám, chăm sóc sau khi
sinh) chỉ tăng từ 14,5% lên 44,3% (48). Bà mẹ dân tộc Khmer cũng có thái độ tích
cực hơn với việc đến CSYT khi có bất thƣờng, không còn xem nhẹ và bỏ qua các
dấu hiệu bất thƣờng ở mẹ và con nhƣ: “Bà mẹ bị sốt là dấu hiệu bất thường”, “Trẻ
bị vàng da trong 24 giờ đầu sau sinh là bình thường” và “Da trẻ tím tái là dấu hiệu
129
bất thường”; các quan điểm này bà mẹ đã đạt điểm tích cực cao trong khoảng
85,0%- 94,9%, SCT.
Điều quan trọng là nghiên cứu đã cải thiện đƣợc một số quan điểm sai lầm về
nuôi con bằng sữa mẹ nhƣ: “Cho trẻ bú sớm giờ đầu sau sinh cả khi bà mẹ ít sữa”
và “Bú mẹ hoàn toàn là cho trẻ uống ít nước sau mỗi lần bú để làm sạch lưỡi trẻ”
đạt thái độ tích cực khoảng 84,0%. Kết quả này cao hơn so với can thiệp tại Nà Rì-
Bắc Kạn (47), đã cải thiện đƣợc các quan điểm lạc hậu của các bà mẹ dân tộc Thái,
Tày, H’ mông, nhƣ: cần vắt bỏ sữa non, vú nhỏ sẽ không thể đủ sữa cho con bú,
ngừng cho trẻ bú nếu bà mẹ đó mang thai) đạt hơn 50,0%, SCT. và tƣơng đƣơng
với một số nghiên cứu trong cải thiện quan điếm sai lầm về nuôi con bằng sữa mẹ
nhƣ: nghiên cứu của Renuka và cộng sự (2020) (110) các bà mẹ đã cải thiện đƣợc
quan điểm “Cảm giác không tiết đủ sữa, trẻ sẽ không được khỏe mạnh, không tăng
cân đủ khi chỉ bú mẹ đến 6 tháng” (chỉ còn 12,9%). Nghiên cứu của Kiran, Shalli và
Akash Narangyal (103) (2020) (103) cải thiện quan điểm “Sữa bò thay thế được sữa
mẹ” và “không cho trẻ bú trong thời gian bị ốm” (còn 19,7%), “ngừng cho con bú
một lần khi bắt đầu cai sữa (chỉ còn 30,0%, SCT); Trong nghiên cứu này, vẫn còn
một số bà mẹ dân tộc Khmer chƣa cải thiện đƣợc các quan điểm cũ lạc hậu, chƣa có
thái độ tích cực hơn trong chăm sóc bản thân và chăm sóc trẻ; có lẽ, họ vẫn còn ảnh
hƣởng quan điểm của ngƣời thân trong trong gia đình và họ chƣa quen với những
quan điểm mới trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh. Có lẽ, với dân tộc Khmer, bà
mẹ cần thêm thời gian để đƣợc tiếp cận nhiều hơn với các nguồn thông tin về chăm
sóc mang thai và sinh đẻ.
4.4.3. Cải thiện thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của bà mẹ
4.4.3.1. Cải thiện thực hành chăm sóc trước sinh
Thực hành CSTS là thực hành quan trọng nhất vì là nền tảng chăm sóc cho
cả 3 giai đoạn trƣớc, trong và sau sinh (19, 21-22, 55, 112). Kết quả cho thấy, các
bà mẹ dân tộc Khmer đạt thực hành CSTS tăng đáng kể: khám thai từ 3 lần trở lên,
tiêm VAT 1-2 mũi và uống viên sắt đầy đủ tăng 63,2%- 78,4%, SCT. Kết quả này
tƣơng đƣơng so với can thiệp của Vũ Văn Hoàn (2018) (48) và Bùi Thị Mai Hƣơng
(2020) (102) (tăng 50,0%-80,0%) và cao hơn so với một số nghiên cứu can thiệp ở
130
vùng nông thôn nghèo tại các nƣớc đang phát triển (chỉ đạt trong khoảng 50,0%-
60,0%) (75, 78, 81-83). Tuy nhiên, các chỉ số đạt đƣợc của bà mẹ dân tộc Khmer
trong nghiên cứu này vẫn thấp hơn so với báo cáo can thiệp của Bộ Y tế và tổ chức
JICA (thực hành CSTS đạt trên 90,0%) (111), và vẫn thấp hơn kết quả báo cáo của
huyện nghiên cứu (khám thai từ 3 lần trở lên, tiêm VAT đủ 2 mũi và uống viên sắt
đều đạt 85,0%) (113). Điều đặc biệt hiệu quả trong nghiên cứu này là các bà mẹ đã
tăng tỷ lệ khám thai đúng tuyến (khám tại TYT, đây là tuyến khám thai và quản lý
theo quy định (12), nhƣng TCT, tỷ lệ này chỉ có 49,4% nhƣng SCT tăng 79,3%,
CSHQ là 93,9%. Điều này cũng cho thấy, vai trò chính của TYT trong hoạt động
can thiệp, góp phần tạo nên hiệu quả can thiệp cho cả 3 giai đoạn trƣớc, trong và
sau sinh. Bên cạnh, các khuyến cáo về ăn uống, sinh hoạt và lao động khi mang thai
cũng đƣợc cải thiện. Bà mẹ ăn uống và lao động theo từ 1 đến 4 khuyến cáo tăng từ
70,0% trở lên. Tuy nhiên, khuyến cáo Không ăn mặn và Ăn nhiều hơn bình thường
chỉ đạt thấp (20,0%, SCT); Có lẽ, phong tục ăn kiêng sau sinh vẫn còn tồn tại và “ăn
mắm Bo-hok” là món ăn truyền thống nên bà mẹ khó bỏ hẳn mà chỉ có thể giảm.
4.3.3.2. Cải thiện thực hành chăm sóc trong sinh
Giai đoạn chuyển dạ vô cùng quan trọng, vì 80,0% tử vong bà mẹ và trẻ sơ
sinh xảy ra ở giai đoạn này (32). Vì vậy, chƣơng trình CSSKSS đã đề ra 2 chỉ số
cần thiết và cơ bản nhất cần cải thiện gồm: bà mẹ sinh con tại CSYT và đƣợc
NVYT đỡ sinh; nhằm giảm tối đa tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Đồng thời, bà mẹ đƣợc
chăm sóc tốt hơn trong lúc sinh bởi NVYT (1).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự cải thiện rõ rệt về sinh con tại CSYT. Bà
mẹ dân tộc Khmer sinh con tại CSYT và đƣợc NVYT đỡ sinh đạt cao lần lƣợt là
93,1% và 94,0%, SCT và gần đạt theo khuyến cáo sinh con tại CSYT (trên 95,0%)
của chƣơng trình CSSKSS (84). Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Vũ Văn
Hoàn (2018) (2) (28,3% và 43,5%) và cao hơn nghiên cứu của Zamawe, Banda và
Dube (2016) (81) (71,1%) và cũng cao hơn so với một số can thiệp ở bà mẹ DTTS
(75, 78, 81-83) (bà mẹ đƣợc NVYT đỡ sinh đạt tối đa 82,0%, SCT).
Bà mẹ dân tộc Khmer vẫn còn muôn sinh con tại nhà vì thuận tiện, đỡ tốn
kém. Giai đoạn TCT, tỷ lệ này là còn đến 15,3% và giảm xuống 6,9%, SCT. Tƣơng
131
tự trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tâm (2014) (74) (giảm từ 4,9% xuống
2,0%). Qua đó cho thấy, mặc dù đa số các bà mẹ dân tộc Khmer đã cải thiện rõ rệt
kiến thức về sinh con tại CSYT, nhƣng vẫn còn một số bà mẹ (5,0%) chƣa thay đổi
đƣợc hành vi