Trang phụ bìa
Lời cam đoan. i
Mục lục.ii
Danh mục các chữ viết tắt.iv
Danh mục đối chiếu thuật ngữ Anh - Việt. v
Danh mục các bảng .vii
Danh mục các biểu đồ.ix
Danh mục các hình. x
ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
Chương 1 TỔNG QUAN . 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu. 3
1.2. Nhân trắc học vành tai. 8
1.3. Phôi thai học và sự phát triển của vành tai . 12
1.4. Hình thái dị dạng tai nhỏ. 14
1.5. Các phương pháp tạo hình tai nhỏ . 20
1.6. Đặc điểm của sụn sườn . 28
1.7. Vạt da cân thái dương đỉnh và vạt da sau tai . 30
1.8. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam . 36
Chương 2 ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 38
2.1. đối tượng nghiên cứu . 38
2.2. phương pháp nghiên cứu. 39
2.3. phương pháp thu thập và xử lý số liệu. 59
2.4. vấn đề y đức nghiên cứu . 59
172 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tạo hình tai nhỏ bằng kỹ thuật nagata có cải tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kích thước vòng ngực (n = 39)
Vòng ngực (cm) 60 – 70 71 – 80 > 80 Tổng
Số trường hợp 7 23 9 39
Tỉ lệ (%) 17,9 59 23,1 100,0
3.1.2. Đặc điểm sụn sƣờn
3.1.2.1. Số lƣợng sụn sƣờn
- Có 26 trường hợp lấy sụn sườn số 6, 7, 8 và 9 để tạo hình cho 24
trường hợp có dị dạng thể dái tai và 2 trường hợp có dị dạng thể không
tai.
- Có 1 trường hợp lấy sụn sườn số 5, 6, 7 và 8 do sụn sườn số 9 quá
ngắn nên thay bằng sụn sườn số 5 để tạo hình cho trường hợp dị dạng
thể dái tai.
- Có 12 trường hợp lấy sụn sườn số 6, 7 và 8 để tạo hình cho 4 trường
hợp dị dạng thể xoăn tai nhỏ và cho 8 trường hợp thể xoăn tai.
- 1 trường hợp lấy sụn sườn số 7 và 8 để tạo hình lại cho trường hợp thất
bại do nhiễm trùng làm tiêu một phần khung sụn vành tai.
65
3.1.2.2. Kích thƣ c sụn sƣờn
Sụn sườn số 6 và 7
+ Kích thước sụn sườn 6 và 7
Bảng 3.5. Kích thước sụn sườn số 6 và 7 (n = 39)
Kích thƣ c
Phù hợp Thừa sụn Thiếu sụn
Số trường hợp (%)
Chiều dài 12 (30,8%) 25 (64,1%) 2 (5,1%)
Chiều ngang 24 (61,5%) 10 (25,6%) 5 (12,8%)
Chiều dày 24 (61,5%) 10 (25,6%) 5 (12,8%)
+ Khoảng liên sườn 6 và 7 khi đối chiếu với phần nền của khuôn mẫu,
nhận thấy có 3 tình huống xảy ra:
Khoảng liên sườn 6 và 7 phù hợp với kích thước phần nền của
khuôn mẫu (Hình 3.1).
(A) Khoảng liên sườn số 6 và 7 phù hợp với (B) khuôn mẫu
Hình 3.1. Khoảng liên sườn 6 và 7 phù hợp
“Nguồn: Bệnh nhân số 8 trong mẫu ở Bệnh viện ĐHYD”
66
Khoảng liên sườn 6 và 7 rộng hơn so với kích thước phần nền của
khuôn mẫu (Hình 3.2).
(A) Khoảng liên sườn số 6 và 7 rộng hơn so với (B) khuôn mẫu
Hình 3.2. Khoảng liên sườn 6 và 7 rộng
“Nguồn: Bệnh nhân số 15 trong mẫu ở Bệnh viện ĐHYD”
Khoảng liên sườn 6 và 7 hẹp hơn so với kích thước phần nền của khuôn
mẫu (Hình 3.3).
(A) Khoảng liên sườn số 6 và 7 hẹp hơn so với (B) khuôn mẫu
Hình 3.3. Khoảng liên sườn 6 và 7 hẹp
“Nguồn: Bệnh nhân số 23 trong mẫu ở Bệnh viện ĐHYD”
67
Bảng 3.6. Khoảng liên sườn số 6 và 7 so với khuôn mẫu (n = 39)
Khoảng liên sƣờn Phù hợp Rộng Hẹp Tổng
Số trường hợp 24 3 12 39
Tỉ lệ (%) 61,5 7,7 30,8 100,0
Có 15 trường hợp hình dạng cặp sụn sườn số 6 và 7 không phù hợp
kích thước so với phần nền của khuôn mẫu do khoảng liên sườn của những
cặp sụn này quá rộng hoặc quá hẹp. Đối với những trường hợp này tôi cắt chỗ
dính tự nhiên giữa hai sụn sườn 6 và 7 và dịch chuyển để làm tăng hay thu
hẹp khoảng liên sườn cho phù hợp với phần nền của khuôn mẫu.
Sụn sườn số 8
Sụn sườn này được các tác giả chọn làm gờ luân do có hình dạng và
kích thước phù hợp với gờ luân bên tai bình thường của bệnh nhân. Sụn sườn
số 8 có dạng thuôn dài, đầu tiếp nối với xương sườn gần như tròn và đuôi thì
dẹp, dễ uốn cong. Trong 39 trường hợp lấy sụn sườn có 13 trường hợp sụn
sườn này dính chặt với sụn sườn số 7 và 26 trường hợp không dính với sụn
sườn số 7.
Bảng 3.7. Kích thước sụn sườn số 8 (n = 39)
Kích thƣ c
Phù hợp Thừa sụn Thiếu sụn
Số trường hợp (%)
Chiều dài 26 (66,7%) 0 13 (33,3%)
Đường kính 27 (69,2%) 12 (30,8%) 0
68
(A) Sụn sườn số 8 ngắn; (B) Sụn sườn số 8 dài
Hình 3.4. Chiều dài sụn sườn số 8
“Nguồn: Bệnh nhân số 23 (A) và 15 (B) trong mẫu ở Bệnh viện ĐHYD”
Có 13 trường hợp sụn sườn số 8 ngắn so với chiều dài gờ luân của tai
bên bình thường. Trong trường hợp này phải dùng đoạn sụn thừa từ sụn sườn
số 6, 7 và 9 để nối dài sụn sườn số 8.
Sụn sườn số 9
Sụn sườn số 9 thường được chọn làm gờ đối luân. Tuy nhiên, có thể
dùng sụn sườn khác thay thế.
Bảng 3.8. Kích thước sụn sườn số 9 (n = 26)
Kích thƣ c
Phù hợp Thừa sụn Thiếu sụn
Số trường hợp (%)
Chiều dài 15 (57,7%) 0 11 (42,3%)
Đường kính 9 (34,6%) 0 17 (65,4%)
Trong 39 trường hợp lấy sụn sườn chỉ có 26 trường hợp được lấy sụn
sườn số 9 do có các trường hợp dị dạng tai nhỏ thể xoăn tai hay xoăn tai nhỏ
cần số lượng sụn ít hơn nên sử dụng phần thừa của sụn sườn số 6 và 7 làm gờ
đối luân mà không cần lấy thêm sụn sườn số 9.
69
Không thể sử dụng hoàn toàn sụn sườn số 9 làm gờ đối luân trong phần
lớn các trường hợp mà phải sử dụng thêm phần thừa của sụn sườn số 6, 7 và 8
do sụn sườn số 9 có đường kính nhỏ.
Có 1 trường hợp không lấy sụn sườn số 9 do sụn này có đường kính
quá nhỏ và có kích thước quá ngắn nên phải lấy sụn sườn số 5 thay thế cho
sụn sườn này.
3.1.2.3. Sự cốt hóa của sụn sƣờn
Bảng 3.9. Sự cốt hóa của sụn sườn (n = 39)
Số vị trí
1 2 3
Số trường hợp (%)
Sụn 6 và 7 3 (7,7%) 5 (12,8%) 1 (2,6%)
Sụn 8 5 (12,8%) 1 (2,6%) 0
Sụn 9 0 0 0
(A) Sụn sườn số 6 và 7; (B) sụn sườn số 8
Hình 3.5. Vị trí cốt hóa của sụn sườn
“Nguồn: Bệnh nhân số 22 trong mẫu ở Bệnh viện ĐHYD”
70
Sự cốt hóa của sụn sườn số 6 và 7
Có 8 trường hợp sử dụng khoan mài để tạo hõm thuyền, hõm tam giác
và khi cốt hóa xuất hiện ở vị trí kết nối với các chi tiết khác của khung sụn
cần phải sử dụng khoan lỗ để xuyên kim.
Sự cốt hóa trên sụn sườn số 8
Sụn sườn số 8 là sụn duy nhất được chọn làm gờ luân vì có chiều dài
phù hợp và dễ uốn cong nhưng khi có cốt hóa trên sụn này thì rất khó uốn.
- Có 4 trường hợp cốt hoá sụn sườn số 8 nhưng vẫn tạo hình bình
thường do điểm cốt hóa không nằm ở vị trí uốn cong.
- Có 1 trường hợp bị gãy sụn số 8 ở vị trí cốt hóa khi uốn cong, tiến
hành cắt bỏ đoạn sụn sườn ở vị trí này và nối vào đó bằng một đoạn sụn khác.
- Có 1 trường hợp cốt hóa ở 2 vị trí nên phải cắt bỏ đoạn có cốt hóa và
nối vào đó một đoạn sụn khác.
Sự cốt hóa sụn sườn theo tuổi
Bảng 3.10. Sự cốt hóa sụn sườn theo tuổi (n = 39)
Nhóm tuổi 6 – 9 10 – 20 > 20 Tổng
Số trường hợp có
cốt hóa
1 1 7 9
Số trường hợp 9 18 12 39
Tỉ lệ (%) 11,1 5,6 58,3 23,1
- Sự cốt hóa sụn sườn ở nhóm tuổi > 20 chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so
với nhóm tuổi ≤ 20 (58,3% so với 16,7%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p < 0,01.
71
Sự cốt hóa sụn sườn theo giới
Bảng 3.11. Sự cốt hóa các sụn sườn theo giới (n = 39)
Gi i Nam Nữ Tổng
Số trường hợp có cốt hóa 6 3 9
Số trường hợp 25 14 39
Tỉ lệ (%) 24 21,4 23,1
3.1.2.4. Các thể dị d ng tai nhỏ và khung sụn tƣơng ứng
Dị dạng thể xoăn tai
(A) Tai đối bên; (B) Dị dạng thể xoăn tai
Hình 3.6. Dị dạng thể xoăn tai
“Nguồn: Bệnh nhân số 14 trong mẫu ở Bệnh viện ĐHYD”
Vành tai bên phải (A) có đầy đủ 13 chi tiết của một vành tai bình
thường trong khi vành tai bên trái (B) có dị dạng thể xoăn tai. Khi đối chiếu
giữa hai tai tôi nhận thấy vành tai bên dị dạng có đặc điểm:
- Phần bình thường: 1/3 dưới gờ luân (4), 1/3 giữa gờ đối luân (6), đối
bình tai (7), bình tai (8), hõm xoăn (9) và dái tai (13)
- Phần khiếm khuyết: trụ gờ luân (1), 1/3 trên gờ luân (2), 1/3 giữa gờ
luân (3), trụ trên và dưới gờ đối luân (5), rãnh xoăn (10), hố tam giác (11), hố
thuyền (12).
72
Qua những đặc điểm của vành tai dị dạng trên, tôi tiến hành tạo khung
sụn tương ứng để bổ sung các chi tiết khiếm khuyết.
(A) Khung sụn, (B) Sau đặt khung sụn
Hình 3.7. Khung sụn tương ứng thể xoăn tai
“Nguồn: Bệnh nhân số 14 trong mẫu ở Bệnh viện ĐHYD”
Dị dạng thể xoăn tai nhỏ
(A) Dị dạng thể xoăn tai nhỏ; (B) Tai đối bên
Hình 3.8. Dị dạng thể xoăn tai nhỏ
“Nguồn: Bệnh nhân số 21 trong mẫu ở Bệnh viện ĐHYD”
Vành tai bên trái (B) có đầy đủ 13 chi tiết của một vành tai bình thường
trong khi vành tai bên phải (A) có dị dạng thể xoăn tai nhỏ. Khi đối chiếu
giữa hai tai thì vành tai bên dị dạng có đặc điểm:
- Phần bình thường: 1/3 dưới gờ luân (4), bình tai (8) và dái tai (13)
73
- Phần khiếm khuyết: gần như toàn bộ vành tai ngoại trừ phần bình
thường được mô tả trên, riêng phần hõm xoăn tai có kích thước nhỏ hơn nhiều
so với bên bình thường.
Qua những đặc điểm của vành tai dị dạng trên, tôi tiến hành tạo khung
sụn tương ứng để bổ sung các chi tiết khiếm khuyết.
(A) Khung sụn, (B) Sau đặt khung sụn
Hình 3.9. Khung sụn tương ứng thể xoăn tai nhỏ
“Nguồn: Bệnh nhân số 21 trong mẫu ở Bệnh viện ĐHYD”
Dị dạng thể dái tai
(A) tai đối bên, (B) dị dạng thể dái tai
Hình 3.10. Dị dạng thể dái tai
“Nguồn: Bệnh nhân số 17 trong mẫu nghiên cứu Bệnh viện ĐHYD”
74
Vành tai bên phải (A) có đầy đủ 13 chi tiết của một vành tai bình
thường trong khi vành tai bên trái (B) có dị dạng thể dái tai. Khi đối chiếu
giữa hai vành tai cho thấy vành tai bên dị dạng có đặc điểm:
- Phần bình thường: chỉ còn cấu trúc dạng dái tai (13)
- Phần khiếm khuyết: toàn bộ vành tai ngoại trừ phần dái tai (13)
Qua những đặc điểm trên, tôi tiến hành tạo khung sụn tương ứng để bổ
sung các chi tiết khiếm khuyết.
(A) Khung sụn; (B) Sau đặt khung sụn
Hình 3.11. Khung sụn tương thể dái tai
“Nguồn: Bệnh nhân số 11 trong mẫu nghiên cứu Bệnh viện ĐHYD”
Dị dạng thể không tai
(A) Dị dạng thể không tai; (B) Tai bình thường
Hình 3.12. Dị dạng thể không tai
“Nguồn: Bệnh nhân số 6 trong mẫu nghiên cứu Bệnh viện ĐHYD”
75
Vành tai bên trái (B) có đầy đủ 13 chi tiết của một vành tai bình thường
trong khi vành tai bên phải (A) có dị dạng thể không tai. Khi đối chiếu giữa
hai vành tai cho thấy vành tai bên dị dạng có đặc điểm: hoàn toàn không có
cấu trúc vành tai.
(A) Khung sụn; (B) Sau đặt khung sụn
Hình 3.13. Khung sụn tương ứng thể không tai
“Nguồn: Bệnh nhân số 6 trong mẫu ở Bệnh viện ĐHYD”
3.2. HIỆU QUẢ CỦA VẠT DA CÂN THÁI DƢƠNG ĐỈNH VÀ VẠT DA
SAU TAI
3.2.1. Thời điểm phẫu thuật nâng vành tai
Khảo sát thời gian từ khi phẫu thuật tạo hình khung sụn đến khi tiến
hành phẫu thuật nâng vành tai cho kết quả sau:
Thời gian ngắn nhất là 4 tháng và dài nhất là 64 tháng. Phần lớn bệnh
nhân được phẫu thuật nâng vành tai sau 6 – 12 tháng.
Bảng 3.12. Thời gian giữa hai thì phẫu thuật (n = 39)
Thời gian (tháng) 12 Tổng
Số trường hợp 5 28 6 39
Tỉ lệ (%) 12,8 71,8 15,4 100,0
76
3.2.2. Đặc điểm v t da cân thái dƣơng đỉnh
Kích thước vạt da cân thái dương đỉnh
- Kích thước phần da:
Chiều dài trung bình: 5,6 ± 0,4cm
Chiều ngang trung bình: 1,6 ± 0,3cm
Diện tích trung bình: 8,9 ± 2cm2
- Kích thước phần cân:
Chiều dài trung bình: 7,2 ± 0,1cm
Chiều ngang trung bình: 3,8 ± 0,6cm
Diện tích trung bình: 32,6 ± 3,9cm2
Bảng 3.13. Kích thước vạt da cân thái dương đỉnh (n = 39)
Kích thƣ c phần da
Chiều dài (cm) Số trường hợp (%) Chiều ngang (cm) Số trường hợp (%)
4,5 - 5 7 (18) 1 – 1,3 7 (18)
5,1 – 5,5 13 (33,3) 1,4 – 1,7 21 (53,8)
5,6 - 6 19 (48,7) 1,8 – 2 11 (28,2)
Kích thƣ c phần cân
Chiều dài (cm) Số trường hợp (%) Chiều ngang (cm) Số trường hợp (%)
6 – 6,5 7 (18) 4 – 4,3 7 (18)
6,6 – 7 13 (33,3) 4,4 – 4,7 21 (53,8)
7,1 – 7,5 19 (48,7) 4,8 – 5 11 (28,2)
77
Hình 3.14. Vị trí và kích thước vạt da cân thái dương đỉnh
“Nguồn: Bệnh nhân số 17 trong mẫu ở Bệnh viện ĐHYD”
(1) Phần da; (2) Phần cân
Hình 3.15. Vạt da cân thái dương đỉnh
“Nguồn: Bệnh nhân số 21 trong mẫu ở Bệnh viện ĐHYD”
Đặc điểm cuống mạch của vạt da cân thái dương đỉnh
Trong nghiên cứu, tất cả các trường hợp đều tìm thấy thân chính của bó
mạch thái dương nông nằm trong lớp cân thái dương đỉnh và phân thành
nhánh đỉnh và nhánh trán ở vị trí cách bờ trên cung gò má trung bình khoảng
3,2 ± 0,6cm và cách góc mắt ngoài 66,3 ± 7,5cm. Tất cả các vạt da cân trong
nghiên cứu này đều do nhánh đỉnh nuôi dưỡng.
Hầu hết các trường hợp có trục của nhánh đỉnh gần như song song hoặc
lệch trung bình < 200 ± 5,3 so với trục của vạt. 24 trường hợp có nhánh đỉnh
78
của động mạch thái dương nông nằm gần bờ sau, 7 trường hợp nằm gần bờ
trước và 8 trường hợp ở vị trí trung tâm của vạt.
Tất cả các vạt da cân thái dương đỉnh đều có tĩnh mạch tùy hành đi kèm
nhánh đỉnh của động mạch thái dương nông. Trong đó có 11 trường hợp
(28,2%) đi song song, cạnh bên nhánh đỉnh và 28 trường hợp (71,8%) tĩnh
mạch có dạng lưới.
Hình 3.16. Cuống mạch thái dương nông
“Nguồn: Bệnh nhân số 17 trong mẫu ở Bệnh viện ĐHYD”
Chiều dày v t da cân thái dƣơng đỉnh trƣ c và sau làm mỏng
Trong nghiên cứu này, tất cả các trường hợp vạt da cân thái dương đỉnh
được làm mỏng bằng cách lấy đi lớp mỡ sợi của phần da ở 1/2 sau theo
chiều dọc của vạt.
Hình 3.17. Các lớp vạt da cân thái dương đỉnh
“Nguồn: Bệnh nhân số 17 trong mẫu ở Bệnh viện ĐHYD”
1. Da
2. Mô dưới da
3. Cân thái dương đỉnh
79
Độ dày của vạt da cân trước khi làm mỏng trung bình: 0,5 ± 0,02cm
Độ dày của vạt cân da sau khi làm mỏng trung bình: 0,2 ± 0,03cm
3.2.3. Đặc điểm v t da sau tai
Chiều dài trung bình: 3,4 ± 0,3cm
Chiều ngang trung bình: 1,5 ± 0,3cm
Chiều dày trung bình: 0,4 ± 0,04cm
Diện tích vạt trung bình: 5,6 ± 2,1cm2
Tỉ lệ trung bình chiều dài/chiều ngang là 3,2:1. Trong đó 33 trường hợp
có tỉ lệ chiều dài/chiều ngang là 3:1 và 6 trường hợp có tỉ lệ dài/ngang là 4:1.
Bảng 3.14. Kích thước vạt da sau tai (n = 39)
Chiều dài (cm) Số trường hợp (%) Chiều ngang (cm) Số trường hợp (%)
3 – 3,5 11 (28,2) 1 – 1,3 5 (12,8)
3,6 – 4 22 (56,4) 1,4 – 1,7 21 (53,9)
4,1 – 4,5 6 (15,4) 1,8 – 2 13 (33,3)
Hình 3.18. Vị trí và kích thước vạt da sau tai
“Nguồn: Bệnh nhân số 17 trong mẫu ở Bệnh viện ĐHYD”
80
A: vị trí 2 vạt; B: sụn chêm; C: sau khi đặt sụn chêm
D: sau khi phủ 2 vạt; 1: vị trí sụn chêm
Hình 3.19. Kỹ thuật nâng vành tai
“Nguồn: Bệnh nhân số 17 trong mẫu ở Bệnh viện ĐHYD”
A: Trước khi nâng vành tai; B: Sau khi nâng vành tai
Hình 3.20. Trước và sau nâng vành tai 1 tuần
“Nguồn: Bệnh nhân số 17 trong mẫu ở Bệnh ĐHYD”
81
3.2.4. Hiệu quả của v t da cân thái dƣơng đỉnh và v t da sau tai
Da trên vành tai tạo hình
- Màu sắc da vành tai tạo hình
Bảng 3.15. Màu sắc da vành tai tạo hình (n = 39)
Màu sắc da Đồng màu Ít tƣơng phản Tƣơng phản rõ
Mặt trước 36 (92,3%) 3 (7,7%) 0
Mặt sau 31 (79,5%) 5 (12,8%) 3 (7,7%)
Da ở mặt trước vành tai có màu đồng nhất với da xung quanh trong tất
cả các trường hợp theo dõi thời gian dài > 6 tháng. Có 3 trường hợp loét da ở
mặt trước vành tai sau khi lành sẹo thì có màu ửng đỏ. Tuy nhiên, màu sắc da
vùng sẹo gần như bình thường sau 1 năm. Có 3 trường hợp tương phản rõ ở
vùng da mặt sau vành tai nơi sẹo có màu trắng.
- Độ dày da vành tai tạo hình
Bảng 3.16. Độ dày da vành tai tạo hình (n = 39)
Độ dày da Phù hợp Chấp nhận Không chấp nhận
Mặt trước 36 (92,3%) 3 (7,7%) 0
Mặt sau 24 (61,6%) 13 (33,3%) 2 (5,1%)
Độ dày của da ở mặt trước vành tai phần lớn các trường hợp thì phù
hợp và ổn định sau 3 – 4 tháng. Có 3 trường hợp liền thương thì 2 do loét da ở
mặt trước và cả 3 trường hợp này có sẹo mỏng hơn da xung quanh.
Độ dày của da ở mặt sau vành tai mỏng dần đến khoảng 6 – 8 tháng sau
phẫu thuật mới ổn định. Có 2 trường hợp da mặt sau vành tai quá dày và
nhiều tóc, phải phẫu thuật lần 3 làm mỏng da và đồng thời cũng làm giảm
chân tóc.
82
- Tóc trên da vành tai tạo hình
Bảng 3.17. Tóc trên vành tai tạo hình (n = 39)
Trên vành tai Không có tóc
Có tóc
Chấp nhận Không chấp nhận
Mặt trước 34 (87,1%) 5 (12,9%) 0
Mặt sau 13 (33,3%) 24 (61,6%) 2 (5,1%)
Đối với 5 trường hợp có tóc ở mặt trước vành tai do chân tóc thấp phải
xử trí triệt lông để đạt được kết quả hài lòng ở những trường hợp này.
Ở mặt sau vành tai thường xuất hiện tóc vùng rãnh sau tai, do ở vị trí kín
đáo và số lượng không đáng kể nên phần lớn bệnh nhân chấp nhận và chỉ có 6
trường hợp cần triệt lông.
Có 2 trường hợp tóc khá nhiều ở một phần mặt sau tai và có da mặt sau
dày nên kết hợp phẫu thuật làm mỏng da sau tai và cắt chân tóc.
Sẹo trên vành tai tạo hình và vùng xung quanh
Bảng 3.18. Sẹo trên vành tai tạo hình và vùng xung quanh (n = 39)
Sẹo Bình thƣờng Giãn hay cứng Lồi
Mặt trước vành tai 36 (92,3%) 3 (7,7%) 0
Mặt sau vành tai 35 (89,7%) 4 (10,3%) 0
Da vùng thái dương 37 (94,9%) 2 (5,1%) 0
Da vùng sau tai 35 (89,7%) 4 (10,3%) 0
Có 3 trường hợp sẹo xấu ở mặt trước vành tai do lành thương thì 2 tạo
nên lớp sẹo mỏng phủ trên bề mặt khung sụn; Có 2 trường hợp sẹo xấu ở
vùng thái dương với đặc điểm sẹo dãn và thưa tóc nơi lấy vạt da cân thái
dương đỉnh; Có 4 trường hợp sẹo xấu ở vùng sau tai với đặc điểm sẹo dãn nơi
lấy vạt da sau tai.
83
3.2.5. Biến chứng của kỹ thuật nâng vành tai kiểu 2 v t da
Trong 39 trường hợp lấy vạt da cân thái dương đỉnh và vạt da sau tai để
che phủ khuyết hổng mặt sau vành tai và mặt xương chũm ghi nhận các biến
chứng như sau:
Biểu đồ 3.3. Biến chứng của kỹ thuật nâng vành tai kiểu 2 vạt da (n = 39)
Vạt da cân thái dương đỉnh
Có 6 trường hợp phù nề lan rộng đến vùng quanh mắt cùng bên và tình
trạng này trở về hoàn toàn bình thường sau 2 tuần. Trong 6 trường hợp này có
4 trường hợp do da đầu khá căng nên phải bóc tách rộng để đóng da dễ dàng
hơn; Có 2 trường hợp liền thương kéo dài ở vùng thái dương, gây sẹo xấu và
thưa tóc vùng này.
Vạt da sau tai
Có 4 trường hợp sẹo giãn da vùng sau tai nơi lấy vạt. Trong 4 trường
hợp này có 3 trường hợp vết mổ căng khi đóng da.
0%
0%
15,4%
0%
5,1%
10,3%
6
2
4
0 1 2 3 4 5 6 7
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Hoại tử vạt da
Tụ máu nơi lấy vạt
Phù nề quanh mắt bên VTTH
Liệt mặt
Tóc thưa nơi lấy VDCTDĐ
Sẹo giãn nơi lấy VDST
Số trƣờng hợp
84
3.3. KẾT QUẢ TẠO HÌNH TAI NHỎ
3.3.1. Kết quả gần sau t o hình
3.3.1.1. Nơi lấy sụn sƣờn
Liền thương nơi lấy sụn
Bảng 3.19. Liền thương nơi lấy sụn (n = 39)
Liền thƣơng Thì đầu Nhiễm trùng Thì 2
Số trường hợp 39 0 0
Tỉ lệ (%) 100 0 0
Qua 39 trường hợp tạo hình có 40 lần lấy sụn sườn (1 lần thất bại phải
lấy sụn sườn lần 2), không có trường hợp nào nhiễm trùng vết mổ hay tụ máu
dưới da thành ngực và tất cả các trường hợp đều lành thương ở thì đầu.
Tràn máu – khí màng phổi
Một trường hợp rách màng phổi thành là bệnh nhân nam, 12 tuổi, thể
trạng gầy, thành ngực mỏng, vòng ngực 63cm, sụn sườn mỏng. Xử trí: khâu
màng phổi bằng chỉ Vicryl 3/0 và chụp X-quang ngực thẳng ghi nhận kết quả
tràn dịch và khí màng phổi bên phải, lượng ít nên không can thiệp dẫn lưu
màng phổi, bệnh ổn xuất viện thông thường.
3.3.1.2. Nơi nhận mảnh ghép
Có 3 trường hợp loét túi da bao phủ mặt trước khung sụn vành tai với
đặc điểm: xuất hiện sau phẫu thuật 2 tuần, có kích thước < 0,5cm, nơi loét da
có chỉ thép lộ trên bề mặt khung sụn. Trong đó 1 trường hợp loét ở vị trí gờ
luân và 2 trường hợp loét ở vị trí gờ đối luân. Xử trí: rút bỏ mối chỉ thép và
phủ mỡ tetracycline trên bề mặt vết loét mỗi ngày. Tất cả 3 trường hợp này
đều tự lành sau 3 – 4 tuần.
85
Có 1 trường hợp sau phẫu thuật thì 2 nhiễm trùng gây loét da làm lộ
khung sụn khoảng 1 x 1,5 cm ở vị trí mặt sau gờ luân. Tình trạng nhiễm trùng
này làm tiêu sụn nhanh và lộ chỉ thép (tiêu 2/3 trên gờ luân, 1/2 trên gờ đối
luân và 1/2 trên phần nền của khung sụn). Xử trí: cắt lọc mô xấu, lấy bỏ phần
sụn chết (sụn khô, đổi màu), rút chỉ thép, đóng da thì 2 và tạo hình lại phần
khuyết vành tai sau đó 8 tháng.
3.3.2. Kết quả xa sau t o hình
3.3.2.1. Nơi lấy sụn sƣờn
Sẹo thành ngực
Bảng 3.20. Sẹo thành ngực (n = 39)
Sẹo thành ngực Bình thƣờng Giãn hay cứng Lồi Tổng
Số trường hợp 29 8 2 39
Tỉ lệ (%) 74,4 20,5 5,1 100,0
Đa số các trường hợp trong nghiên cứu tôi khi đánh giá kết quả xa đều
cho thấy vết thương tại nơi lấy sụn sườn lành sẹo tốt, không giới hạn vận
động hay hô hấp. Chỉ có 2 trường hợp sẹo lồi phải sử dụng corticoide tiêm tại
chỗ.
Mất cân đối thành ngực
Bảng 3.21. Mất cân đối thành ngực (n = 39)
Tuổi
6 – 9 10 – 20 > 20 Tổng số
Thành ngực
Bình thường 7 (77,8%) 14 (77,8%) 10 (83,3%) 31
Lõm nhẹ 2 (22,2%) 3 (16,7%) 2 (16,7%) 7
Lõm nặng 0 1 (5,6%) 0 1
Tổng số 9 18 12 39
86
Có 1 trường hợp mất cân đối thành thấy khá rõ (lõm nặng), đặc điểm
của những trường hợp này là thể trạng rất gầy.
Tỉ lệ lõm ngực ở các nhóm tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê
p > 0,05.
3.3.2.2. Nơi nhận mảnh ghép
Hình dạng vành tai
- Các chi tiết trên vành tai tạo hình
Bảng 3.22. Các chi tiết trên vành tai tạo hình (n = 39)
Mức độ
Chi tiết
Rất tốt Tốt Trung bình Kém
Trụ gờ luân 22 (56,4%) 9 (23,1%) 6 (15,4%) 2 (5,1%)
1/3 trên gờ luân 21 (53,8%) 12 (30,8%) 5 (12,8%) 1 (2,6%)
1/3 giữa gờ luân 21 (53,8%) 12 (30,8%) 5 (12,8%) 1 (2,6%)
1/3 dƣ i gờ luân 13 (33,3%) 19 (48,1%) 6 (15,4%) 1 (2,6%)
Trụ trên và dƣ i
của gờ đối luân
21 (53,8%) 12 (30,8%) 5 (12,8%) 1 (2,6%)
1/3 giữa đối luân 23 (59%) 11 (28,2%) 5 (12,8%) 0
Đối bình tai 14 (39,9%) 16 (40%) 7 (17,9%) 2 (5,1%)
Bình tai 9 (23,1%) 17 (43,6%) 11 (28,2%) 2 (5,1%)
Dái tai 22 (56,4%) 11 (28,2%) 4 (10,2%) 2 (5,1%)
Hõm thuyền 23 (59%) 9 (23,1%) 5 (12,8%) 2 (5,1%)
Hõm tam giác 20 (51,3%) 12 (30,8%) 6 (15,4%) 1 (2,6%)
Rãnh xoăn 7 (17,9%) 14 (35,9%) 16 (40%) 2 (5,1%)
Hõm xoăn 7 (17,9%) 13 (33,3%) 16 (40%) 3 (7,7%)
87
Các chi tiết của gờ luân (phần trụ, 1/3 trên, 1/3 giữa), gờ đối luân (phần
trụ trên, trụ dưới và 1/3 giữa), dái tai, hõm thuyền, hõm tam giác đạt được
điểm đánh giá ở mức độ rất tốt chiếm tỉ lệ cao từ 51,3 – 59%.
Các chi tiết bình tai, đối bình tai, 1/3 dưới gờ luân, rãnh xoăn đạt điểm
đánh giá ở mức độ tốt chiếm tỉ lệ cao (41 – 48,7%).
Hõm xoăn đạt điểm đánh giá ở mức độ trung bình chiếm tỉ lệ cao
(41%).
- Hình dạng vành tai tạo hình
Đánh giá theo tiêu chí của Mohit Sharma về hình dạng vành tai tạo
hình thu được kết quả sau:
Bảng 3.23. Hình dạng vành tai tạo hình (n = 39)
Tuổi
6 – 9 10 – 20 > 20 Tổng số
Mức độ
Rất tốt 2 (22,2%) 3 (16,7%) 1 (8,4%) 6 (15,4%)
Tốt 5 (55,6%) 6 (33,3%) 5 (41,6%) 16 (41%)
Trung bình 2 (22,2%) 6 (33,3%) 4 (33,3%) 12 (30,8%)
Kém 0 3 (16,7%) 2 (16,7%) 5 (12,8%)
Số trường hợp 9 18 12 39
Nhóm tuổi 6 – 9 có kết quả tạo hình đạt mức tốt và rất tốt cao hơn 2
nhóm tuổi còn lại. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,05.
Kích thước vành
- Kích thước trung bình vành tai đối bên:
Chiều dài trung bình: 57,6 ± 4,2mm
Chiều ngang trung bình: 26,3 ± 3,6mm
88
- Kích thước vành tai tạo hình: sau khi tạo hình khung sụn (THKS) và
sau khi nâng vành tai
Bảng 3.24. Kích thước vành tai sau khi THKS và sau khi nâng vành tai
Kích thƣ c
Sau khi THKS
4 – 6 tháng
Sau khi nâng vành tai
≤ 6 tháng ≥ 12 tháng
Chiều dài TB 57 ± 4,8mm 66,8 ± 5,4mm 58,9 ± 4,5mm
Chiều ngang TB 26,4 ± 3,3mm 27,8 ± 2,7mm 26,6 ± 4,2mm
Tổng số 39
Khi so sánh vành tai tạo hình sau khi phẫu thuật nâng vành tai ≤ 6
tháng và ≥ 12 tháng có sự khác biệt rõ về kích thước. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05. Tuy nhiên khi so sánh vành tai sau khi tạo hình
khung sụn từ 4 – 6 tháng, sau khi nâng vành tai trên 12 tháng và vành tai đối
bên nhận thấy không có sự khác biệt về kích thước.
- Kích thước vành tai sau tạo hình so với tai đối bên.
Bảng 3.25. Kích thước vành tai tạo hình so với tai đối bên (n = 39)
Kích thƣ c VTTH
so v i đối bên
Tốt
(< 5mm)
Chấp nhận
(5 – 10mm)
Kém
(> 10mm)
Chiều dài 30 (76,9%) 6 (15,4%) 3 (7,7%)
CD sau điều chỉnh 33 (84,6%) 6 (15,4%) 0
Chiều ngang 27 (69,2%) 8 (20,5%) 4 (10,3%)
CN sau điều chỉnh 30 (76,9%) 8 (20,5%) 1 (2,6%)
Độ chênh lệch về chiều dài giữa 2 vành tai là do vạt da phủ gờ luân dày
và kích thước của dái bên tạo hình dài hơn so với đối bên.
Độ chênh lệch về chiều ngang giữa hai vành tai là do vạt da bao phủ gờ
luân dày.
89
Có 3 trường hợp chênh lệch chiều dài vành tai tạo hình trên 10mm so
với tai đối bên. Sau khi phẫu thuật làm mỏng da bao phủ cho kết quả sau điều
chỉnh 3 tháng là chiều dài vành tai hai bên chênh lệch dưới 5mm.
Trong 4 trường hợp chênh lệch chiều ngang vành tai tạo hình
trên 10mm so với tai đối bên, có 3 trường hợp chấp nhận phẫu thuật làm
mỏng da bao phủ cho kết quả sau điều chỉnh 3 tháng là chiều ngang vành tai
hai bên chênh lệch dưới 5mm và 1 trường hợp còn lại không đồng ý phẫu
thuật.
Vị trí vành tai
- Góc vành tai - xương chũm (độ nhô vành tai)
Khi đo góc vành tai - xương chũm bên tạo hình và tai đối bên thu được
kết quả sau:
Góc vành tai – xương chũm trung bình ở tai đối bên: 34,40 ± 6,7
Góc vành tai – xương chũm trung bình bên tai tạo hình sau phẫu thuật
nâng vành tai dưới 3 tháng là: 41,20 ± 7,6; 6 – 8 tháng là: 33,80 ± 6,1 và
sau 12 tháng là: 33,10 ± 5,9.
Bảng 3.26. Góc vành tai – xương chũm bên tạo hình so với tai đối bên
Sau PTNVT (tháng)
12
Chênh lệch
Tốt (< 100) 31 (79,5) 14 (35,9) 17 (43,6)
Chấp nhận (100 – 200) 5 (12,8) 22 (56,4) 22 (56,4)
Kém (> 200) 3 (7,7) 3 (7,7) 0
Có 3 trường hợp góc vành tai – xương chũm bên tai tạo hình nhỏ hơn
200 so với góc vành tai – xương chũm ở tai đối bên và vành tai đối bên của
90
cả 3 trường hợp này có góc vành tai – xương chũm trên 700 (tai vểnh). Trong
trường hợp này tôi tiến hành làm phẫu thuật chỉnh hình góc vành tai – xương
chũm ở tai đối bên và đạt kết quả về độ chênh lệch góc vành tai – xương
chũm ở hai bên tai dưới 100.
Góc vành tai – xương chũm trung bình đo được sau phẫu thuật nâng
vành tai 3 tháng là 41,20 ± 7,6 lớn hơn góc vành tai – xương chũm ở tai
đối bên. Góc này giảm khi đo ở thời điểm sau phẫu thuật 6 – 8 tháng là
33,80 ± 6,1 và sau
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tao_hinh_tai_nho_bang_ky_thuat_nagata_co_cai_tien.pdf