Luận án Thay đổi sợi - Bọc tuyến vú chẩn đoán – Điều trị

Thay đổi sợi-bọc (TĐSB) là một dạng tổn thương lành tính rất thường gặp ở phụ nữ từ 30-50 tuổi.

 Maddox P, Mansel R : 70% phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản có triệu chứng của TĐSB.

 Tại khoa Khám bệnh BVUB, tỉ lệ bệnh nhân TĐSB chiếm 90% tổng số người đến khám tuyến vú.

 

ppt41 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thay đổi sợi - Bọc tuyến vú chẩn đoán – Điều trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAY ĐỔI SỢI - BỌC TUYẾN VÚ CHẨN ĐOÁN – ĐIỀU TRỊ Luận án tốt nghiệp chuyên khoa cấp 2 Người thực hiện : BS.Phạm Thị Bích Vân Người hướng dẫn khoa học : PGS.Nguyễn Chấn Hùng NỘI DUNG Mở đầu Tổng quan Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Kết quả và bàn luận Kết luận MỞ ĐẦU Thay đổi sợi-bọc (TĐSB) là một dạng tổn thương lành tính rất thường gặp ở phụ nữ từ 30-50 tuổi. Maddox P, Mansel R : 70% phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản có triệu chứng của TĐSB. Tại khoa Khám bệnh BVUB, tỉ lệ bệnh nhân TĐSB chiếm 90% tổng số người đến khám tuyến vú. MỞ ĐẦU Đây là một loại tổn thương lành tính nhưng ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý và sức khoẻ người phụ nữ Tại TP.Hồ Chí Minh chưa có công trình có hệ thống nào nghiên cứu về TĐSB MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Khảo sát về chẩn đoán và điều trị tổn thương TĐSB Mục tiêu chuyên biệt Khảo sát một số yếu tố về dịch tễ Khảo sát về lâm sàng Khảo sát về các phương tiện chẩn đoán : siêu âm, nhũ ảnh, FNA, sinh thiết… Khảo sát về điều trị TỔNG QUAN Cơ chế sinh bệnh: Cơ chế 1: Do sự mất cân bằng giữa estrogen và progesteron với ưu thế tăng estrogen trong thời gian dài. Cơ chế 2 : Có sự thay đổi đáp ứng của mô tuyến vú với nội tiết tố. TỔNG QUAN (tt) GIẢI PHẪU BỆNH gồm 4 thể bệnh : Hoá sợi, bệnh bọc, tăng sản tuyến, tăng sản biểu mô. 1. Hoá sợi(Fibrosis) Mô đệm có nhiều collagen lấn vào các ống thay cho mô sợi non 2. Bọc vú Biểu mô lót bị dẹt lại hoặc biến mất để lại một vỏ bọc sợi collagen 3. Bệnh tuyến (Adenosis) Tăng sản các ống tuyến nhỏ, hoá sợi nhiều ở mô đệm giữa các ống tuyến 4. Tăng sản biểu mô ống tuyến (Epithetial Hyperplasia) Biểu mô ống tuyến có 3-4 lớp tế bào Tăng sản biểu mô ống tuyến dạng nặng Biểu mô ống tuyến có trên 5 lớp tế bào, có thể lấp đầy lòng ống tuyến Tăng sản biểu mô ống tuyến không điển hình LÂM SÀNG Đau vú : Đau liên quan đến chu kỳ kinh Đau ở 1 hoặc 2 vú Có thể lan mặt trong cánh tay Mảng ở tuyến vú : Kích thước có thể thay đổi theo chu kỳ kinh Thường giới hạn không rõ Có thể kèm đau Tiết dịch núm vú CẬN LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN Lâm sàng Chẩn đoán hình ảnh Giải phẫu bệnh Thực tế không phải mọi trường hợp đều đủ bộ ba chẩn đoán. ᇫ≠ 1. Bệnh lý thần kinh gáy cổ, viêm sụn sườn, bệnh tim mạch. 2. Ung thư vú TỔNG QUAN (tt) ĐIỀU TRỊ Mục đích điều trị Giảm các triệu chứng của TĐSB Làm mô vú TĐSB trở về bình thường 1.* Chế độ ăn : Hạn chế Methyl-xanthyl * Nội tiết tố tuyến giáp * Vitamin E Rất ít tác dụng trên TĐSB (Leis, Lodon, Heyden, Ernster) TỔNG QUAN - ĐIỀU TRỊ 2. Nội tiết tố TỔNG QUAN - ĐIỀU TRỊ 3. DẦU ANH THẢO (EVENING PRIMROSE OIL: EPO) Chiết xuất từ hạt của cây Evening Primrose (Oenothera biennis) Thành phần có nhiều acid gamma linoleic (GLA) Tác dụng trên TĐSB : Ở màng tế bào : cơ chế cạnh tranh Nội bào : qua vai trò của Prostaglandin E1 (PGE1) Tác dụng giảm đau 58%. Tác dụng phụ 2-4% TỔNG QUAN – ĐIỀU TRỊ 4. Các nhóm thuốc khác TỔNG QUAN – ĐIỀU TRỊ KHUYNH HƯỚNG SỬ DỤNG THUỐC CỦA CÁC TÁC GIẢ NƯỚC NGOÀI EPO 1000mg/1ngày Danazol 200mg/1ngày Bromocriptine 5mg/1ngày Tamoxifen 10-20mg/1ngày ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu : Các bệnh nhân được chẩn đoán TĐSB tại BV Ung Bướu có thời gian điều trị, theo dõi liên tục ít nhất 6 tháng trong khoảng thời gian 2/2003 đến 2/2004. 2. Phương pháp nghiên cứu Hồi cứu Tiêu chuẩn lựa chọn * Lâm sàng – Chẩn đoán hình ảnh * Lâm sàng - Chẩn đoán hình ảnh – FNA – Giải phẫu bệnh Đánh giá, theo dõi Tái khám hàng tháng trong ít nhất 6 tháng Đánh giá điều trị qua : Lâm sàng - Mức độ đau: * Thời gian bắt đầu giảm đau sau khi uống thuốc * Cường độ đau tính theo thang điểm 0-10 Kích thước, mật độ các mảng trong vú (qua lâm sàng và siêu âm) Tác dụng phụ của thuốc Đánh giá điều trị sau tháng thứ 3, thứ 6 Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân không đến khám trong 2 tháng liên tiếp Phương pháp thống kê : Theo chương trình SPSS KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Trong thời gian 2/2003 – 2/2004 tổng kết 148 ca Nơi cư trú Thành phố : 33,8% Tỉnh : 66,2% Thành phố Tỉnh Tuổi * Tuổi trung bình 36,5 tuổi * Độ tuổi mắc bệnh cao nhất 30-39 tuổi chiếm 37,2% * Y văn thường gặp từ 30-50 tuổi, đỉnh cao 30-40 tuổi Đặc điểm chu kỳ kinh Tuổi trung bình bắt đầu có kinh 15 tuổi 77% có chu kỳ kinh đều Julian, Alex : Có kinh sớm, kinh nguyệt không đều, thường gặp ở người TĐSB Tiền căn bệnh lý cá nhân và gia đình Không ghi nhận có tiền căn tiểu đường, phình giáp Tiền căn cá nhân bệnh tuyến vú : 11,5% bướu sợi-tuyến Tiền căn gia đình : 9,5% có bệnh lý tuyến vú Đặc điểm tâm lý Hedley Atkins, David Patey, Preece : phần lớn phụ nữ bị TĐSB : lo lắng, trầm cảm nặng Downey (Guy ‘s Hospital) : lo lắng, sợ hãi ngang mức với bệnh nhân K vú trong ngày mổ LÂM SÀNG Thời gian phát bệnh trung bình 5 tuần Triệu chứng khởi phát 3. Kích thước mảng tại tuyến vú * Trung bình : 1,65cm * Giới hạn rõ : 34,3%, không rõ: 65,7% * Kèm đau : 88,9% 4. Mức độ đau : Được tính theo thang điểm 0 : không đau 1 - 4 : đau nhẹ 5 – 7 : đau trung bình 8 – 10 : đau nhiều SIÊU ÂM NHŨ ẢNH 26 trường hợp được làm nhũ ảnh Kết quả : bình thường Bướu sợi tuyến 0,7% Nghi ngờ ác tính 0,7% TĐSB 146 ca TĐSB 98,6% FNA GIẢI PHẪU BỆNH 23 trường hợp được sinh thiết mở Kết quả : thay đổi sợi-bọc ĐIỀU TRỊ Trong thời gian từ 2/2003 đến 2/2004 chúng tôi tổng kết được 148 hồ sơ. Tuỳ theo chỉ định điều trị chúng tôi ghi nhận có 3 nhóm : Nhóm 1 : Gồm 20 bệnh nhân - Chưa có con hoặc muốn có con - TĐSB thuộc dạng lan tỏa - Điều trị với EPO 1g/ngày Nhóm 2 : Gồm 23 bệnh nhân Có tổn thương TĐSB ở 1 hoặc 2 vú trong đó có một tổn thương giới hạn rõ ( tổn thương khu trú trên nền TĐSB) được làm sinh thiết mở. Sau đó điều trị tiếp với Tamoxifen 10mg/ngày Nhóm 3 : Gồm 105 bệnh nhân có mảng tuyến vú và đau vú nhiều Điều trị Tamoxifen 10mg/ngày Hiệu quả làm giảm đau của EPO EPO bắt đầu giảm đau sau 2 tuần lễ dùng thuốc Mức độ giảm đau thấp. Sau 6 tháng chỉ có 60% bệnh nhân, giảm đau từ 50-60% Dixon, Simpson : mức độ giảm đau 44-58% Đáp ứng thay đổi mật độ tuyến vu ùcủa EPO Hiệu quả của Tamoxifen trên nhóm đã được sinh thiết Hiệu quả giảm đau mạnh Đáp ứng trên lâm sàng và siêu âm trong 2/3 trường hợp Hiệu quả giảm đau của Tamoxifen trên nhóm không sinh thiết Tamoxifen cho tác dụng giảm đau sau 7 ngày Mức độ giảm đau mạnh (87%) So sánh mức độ giảm đau của Tamoxifen sau 3 tháng điều trị Sự thay đổi các mảng trên lâm sàng và cận lâm sàng Tác dụng phụ của thuốc Kontostolis, Dixon : EPO : 2-4% Tamoxifen : 22 – 24% KẾT LUẬN TĐSB là một dạng tổn thương lành tính ở lứa tuổi sinh sản, tuổi trung bình 36,5 tuổi. 9,5% có tiền căn gia đình về bệnh lý tuyến vú Phần lớn bệnh nhân không kèm bệnh lý nội tiết khác. Tâm lý bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều. 67% đến khám vì có mảng trong tuyến vú, kích thước trung bình 1,65cm, thường giới hạn không rõ. 33% đến khám vì đau vú, 90% bệnh nhân có mức độ đau từ trung bình đến nhiều. KẾT LUẬN (tt) Siêu âm, FNA là các phương tiện hỗ trợ hữu ích cho chẩn đoán lâm sàng. EPO có tác dụng đối với các trường hợp đau nhẹ, là loại thuốc an toàn cho bệnh nhân trẻ, muốn có con. Tamoxifen tác dụng giảm đau mạnh và có cải thiện về độ mềm của các mảng ở tuyến vú. Đối với tổn thương khu trú nên mổ lấy trọn sau đó điều trị tiếp với Tamoxifen. EPO và Tamoxifen có vai trò trong điều trị TĐSB vì tác dụng phụ ít, giá thành phù hợp CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ CÙNG CÁC BẠN ĐỒNG NGHIỆP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptBS0004.ppt
Tài liệu liên quan