Luận án Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - Trần Thị Vành Khuyên

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC SƠ ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 3

2.1. Mục đích nghiên cứu. 3

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4

3.1. Đối tượng nghiên cứu. 4

3.2. Phạm vi nghiên cứu. 4

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 5

4.1. Phương pháp luận . 5

4.2. Phương pháp nghiên cứu. 5

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. 7

5.1. Câu hỏi nghiên cứu . 7

5.2. Giả thuyết nghiên cứu . 7

6. Những đóng góp mới của luận án. 7

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 9

7.1. Ý nghĩa khoa học . 9

7.2. Ý nghĩa thực tiễn. 10

8. Cấu trúc của luận án. 10

PHẦN NỘI DUNG . 12

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 12

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện chính sách công . 12

1.1.1. Các công trình trên thế giới. 12

1.1.2. Các công trình trong nước. 14

1.2. Các công trình liên quan đến thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao

động nông thôn . 18

1.2.1. Các công trình trên thế giới . 18

1.2.2. Các công trình trong nước. 20

1.3. Nhận xét. 27

1.3.1. Những kết quả đạt được . 27

1.3.2. Những nội dung chưa làm rõ. 28

1.3.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. 29

Tiểu kết chương 1 . 32Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO

TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN . 33

2.1. Lao động nông thôn và chính sách đào tạo nghề cho lao động nông

thôn. 33

2.1.1. Lao động nông thôn . 33

2.1.2. Đào tạo nghề . 35

2.1.3. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn . 36

2.1.4. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 41

2.2. Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 45

2.2.1. Khái niệm thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

. 45

2.2.2. Vai trò của thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

. 46

2.2.3. Quy trình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

. 48

2.2.4. Tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động

nông thôn. 55

2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động

nông thôn. 57

2.3.1. Chính sách hiện hành . 58

2.3.2. Năng lực của đội ngũ thực hiện chính sách . 59

2.3.3. Công tác phối hợp thực hiện chính sách . 60

2.3.4. Sự tham gia của người dân . 61

2.3.5. Nguồn lực vật chất thực hiện chính sách . 63

2.4. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về thực hiện chính sách đào tạo

nghề cho lao động nông thôn . 64

2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế . 64

2.4.2. Kinh nghiệm các địa phương khác . 67

2.4.3. Giá trị tham khảo. 69

Tiểu kết chương 2 . 71

Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO

NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG

CỬU LONG. 72

3.1. Khái quát về vùng đồng bằng sông Cửu Long. 72

3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. 72

3.1.2. Tổng quan về lực lượng lao động nông thôn ở vùng đồng bằng sông

Cửu Long. 74

3.2. Tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn . 76

3.2.1. Xây dựng văn bản và kế hoạch thực hiện chính sách. 77

3.2.2. Tổ chức bộ máy và phân công, phối hợp thực hiện chính sách . 79

3.2.3. Phổ biến, tuyên truyền chính sách . 833.2.4. Huy động và sử dụng nguồn lực thực hiện chính sách. 87

3.2.5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách. 91

3.3. Kết quả thực hiện các chính sách hợp phần . 95

3.3.1. Kết quả thực hiện chính sách đối với lao động nông thôn tham gia

học nghề . 95

3.3.2. Kết quả thực hiện chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp. 98

3.3.3. Kết quả thực hiện chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo

dục nghề nghiệp. 100

3.4. Đánh giá việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông

thôn. 102

3.4.1. Mặt đạt được . 102

3.4.2. Tồn hại, hạn chế. 104

3.4.3. Nguyên nhân . 107

Tiểu kết chương 3 . 118

Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VÙNG ĐỒNG

BẰNG SÔNG CỬU LONG. 119

4.1. Định hướng về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 119

4.1.1. Quan điểm của Đảng về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 119

4.1.2. Yêu cầu đối với công tác thực hiện chính sách . 123

4.2. Giải pháp. 126

4.2.1. Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 126

4.2.2. Đổi mới công tác lập kế hoạch triển khai chính sách. 131

4.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách. 132

4.2.4. Sắp xếp, kiện toàn các cơ sở đào tạo nghề. 135

4.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự thực hiện chính sách. 136

4.2.6. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chính sách. 138

4.2.7. Đảm bảo kinh phí và sử dụng hiệu quả kinh phí. 139

4.2.8. Tăng cường sự tham gia của người dân. 141

4.2.9. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện. 144

4.3. Một số kiến nghị . 146

4.3.1. Đối với Trung ương . 146

4.3.2. Đối với cơ sở đào tạo nghề. 150

Tiểu kết chương 4 . 152

KẾT LUẬN. 153

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf227 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - Trần Thị Vành Khuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Chính phủ. Sau thời gian triển khai, việc quản lý, phân bổ, huy động và sử dụng nguồn kinh phí ghi nhận một số kết quả sau: 3.2.4.1. Công tác quản lý nguồn kinh phí Đối với nguồn kinh phí ĐTN, hiện nay được phân cho hai sở quản lý đó là Sở LĐTBXH quản lý nguồn kinh phí ĐTN phi nông nghiệp và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNN) quản lý nguồn kinh phí ĐTN nông nghiệp. Các nguồn kinh phí này được giao trực tiếp cho các cơ sở ĐTN để tổ chức ĐTN cho LĐNT tại các địa phương trên cơ sở quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện hàng năm của UBND tỉnh. 3.2.4.2. Công tác phân bổ và sử dụng kinh phí Trong 5 năm (2011-2015), ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư cho ĐTN vùng ĐBSCL từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề (thông qua hai dự án: đổi mới và phát triển dạy nghề và dự án ĐTN cho LĐNT) là 1.175,367 tỷ đồng, chiếm 17% so với tổng kinh phí các dự án phân bổ cho các địa phương trong cả nước. Ngoài nguồn trung ương hỗ trợ trong 5 năm qua, các tỉnh đã phân bổ 307 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, đào tạo giáo viên ĐTN và hỗ trợ LĐNT học nghề [89] [92]. Năm 2016, theo thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh phí do trung ương hỗ trợ các tỉnh vùng Tây Nam Bộ để thực hiện các mục tiêu xây dựng 88 nông thôn mới (trong đó có ĐTN) là 415,3 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển 203 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 212,3 tỷ đồng. Theo báo cáo của các địa phương, hiện nay các tỉnh vùng Tây Nam Bộ đã bố trí 92,735 tỷ đồng để hỗ trợ ĐTN cho 75.522 LĐNT, bằng 69,7% kinh phí bố trí ĐTN cho LĐNT năm 2015 trong đó: Ngân sách trung ương: 40,298 tỷ đồng, bằng 9,7% tổng kinh phí trung ương bố trí cho các tỉnh Tây Nam Bộ thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, chiếm 43,4% tổng số kinh phí bố trí ĐTN cho LĐNT năm 2016 toàn Vùng, đạt 39,48% so với cùng kỳ năm 2015. Ngân sách địa phương: 52,437 tỷ đồng, chiếm 56,6% tổng số kinh phí bố trí ĐTN cho LĐNT năm 2016 toàn Vùng, đạt 170% so với cùng kỳ năm 2015. Về phân bổ kinh phí ĐTN: Đa số tỉnh trong Vùng chú trọng phân cấp ngân sách dạy nghề về huyện (chiếm trên dưới 60%). Năm 2016, do chưa có hướng dẫn về tiêu chí, cơ cấu phân bổ kinh phí sự nghiệp Chương trình nông thôn mới (trong đó có kinh phí ĐTN) nên mỗi tỉnh thực hiện cách thức phân bổ ngân sách ĐTN khác nhau. Đơn cử, cơ cấu phân bổ ngân sách của tỉnh Trà Vinh như bảng 3.2 dưới đây: Bảng 3.2. Cơ cấu phân bổ ngân sách hỗ trợ ĐTN tại Trà Vinh Đơn vị tính: % Sở LĐTBXH Sở NNPTNT Các huyện 2014 2015 2016 2014 2015 2016 2014 2015 2016 21 4 19,4 19 29 3,2 60 67 77,4 Nguồn: Oxfam (2017) Tại Trà Vinh, mặc dù kinh phí ĐTN năm 2016 giảm so với 2 năm trước nhưng mức độ phân cấp ngân sách cho huyện vẫn chiếm tỉ lệ cao 77,4%. Điều 89 này tạo điều kiện cho chính quyền cấp dưới chủ động hơn trong công tác ĐTN. Mặc dù vậy, do kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương trong Chương trình nông thôn mới dành cho hoạt động ĐTN giảm, các địa phương khó huy động thêm nguồn lực từ bên ngoài, không bố trí được kinh phí địa phương cho ĐTN khiến cho việc phân bổ ngân sách năm 2016 càng trở nên khó khăn. Trong các tỉnh vùng Tây Nam Bộ: Tỉnh Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp đã bố trí kinh phí vượt mức bố trí năm 2015; Tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Cà Mau bố trí đạt mức trên 50% so với năm 2015; Các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu chỉ bố trí được phần kinh phí rất thấp, từ 30 – 50% so với năm 2015. Sử dụng kinh phí: trong giai đoạn đầu mới triển khai chính sách, hầu hết kinh phí trung ương cấp được các địa phương dành phần lớn đầu tư cho trang thiết bị, xây dựng trung tâm ĐTN. Gần đây, từ năm 2015-2016, nguồn kinh phí này được sử dụng chủ yếu cho hỗ trợ LĐNT học nghề. Đặc biệt có địa phương còn không có kinh phí để đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở mới như tỉnh Trà Vinh. Bảng 3.3. Cơ cấu phân bổ ngân sách thực hiện Đề án 1956 tại Trà Vinh Đơn vị tính: % 2010-2014 2015-2016 Tăng cường CSVC, trang thiết bị Hỗ trợ LĐNT học nghề Các hoạt động khác Tăng cường CSVC, trang thiết bị Hỗ trợ LĐNT học nghề Các hoạt động khác 68,7 27,7 3,6 0 99 1 Nguồn: Oxfam (2017) Thời gian phân bổ kinh phí: kinh phí ĐTN hàng năm giao về huyện vào khoảng tháng 3-4, qua các bước chuẩn bị, các lớp nghề được khai giảng sớm 90 nhất từ tháng 5. Hai năm 2015 và 2016, thời điểm phân bổ kinh phí ĐTN còn chậm hơn so với năm 2014 do thời gian cân đối ngân sách ĐTN với các nội dung khác thuộc nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình nông thôn mới cũng kéo dài hơn do vậy ảnh hưởng đến việc triển khai các lớp đào tạo. 3.2.4.3. Công tác huy động nguồn lực Việc huy động nguồn lực là việc cần thiết vì bản thân ngân sách nhà nước không thể đảm bảo cho quá trình thực hiện chính sách. Làm thế nào để các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh tham gia vào công tác ĐTN? Điều này cần sự phối hợp các cơ quan chức năng trong huy động các nguồn lực. Chủ trương xã hội hóa hoạt động ĐTN của các địa phương bước đầu đạt hiệu quả, đã huy động được nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở ĐTN để góp phần cùng các cơ sở ĐTN công lập đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các dự án ODA trong 5 năm qua đã hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở dạy nghề vùng ĐBSCL là 3.470.000 EURO và 13.153.144 USD. Theo thống kê, đến nay đã có 39 cơ sở dạy nghề ngoài công lập, chiếm 22,16%, nhiều mô hình dạy nghề đa dạng, sáng tạo như dạy nghề tại các doanh nghiệp, dạy nghề cho các khu công nghiệp đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động [89]. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề của khu vực ngoài công lập vẫn còn thấp so với tiềm năng và yêu cầu. Công tác xã hội hóa dạy nghề chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, ở những địa phương kinh tế phát triển như Cần Thơ số lượng cơ sở dạy nghề ngoài công lập chiếm 64% tổng số cơ sở dạy nghề, Long An 53%; trong khi đó tỷ lệ này ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu chỉ chiếm 7% ảnh hưởng nhất định đến công tác ĐTN cho LĐNT [90], [92]. 91 3.2.5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách Cho đến nay, Bộ LĐTBXH đã ban hành Quyết định số 1582/QĐ- LĐTBXH ngày 02/12/2011 về một số chỉ tiêu giám sát, đánh giá thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020. Bộ tiêu chí này bao gồm 3 nhóm: (1) Nhóm chỉ tiêu về chỉ đạo điều hành gồm: số địa phương đã xây dựng quy chế hoạt động của ban chỉ đạo; số đoàn công tác đi hướng dẫn, kiểm tra các địa phương; danh mục nghề đào tạo cho LĐNT đã được ban hành; (2) Nhóm chỉ tiêu về kết quả thực hiện gồm 10 chỉ tiêu: tổng số lớp dạy nghề đã tổ chức; Số LĐNT được học nghề trong năm; Tỷ lệ LĐNT được học nghề trong năm; Số nghề đã được phê duyệt định mức chi phí đào tạo; Số nghề đã được biên soạn mới chương trình, giáo trình; Số giáo viên/người dạy nghề được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề; Số cán bộ, công chức xã được đào tạo bồi dưỡng; Số hộ được vay vốn; Kinh phí đã sử dụng phân theo nguồn (trung ương, địa phương, nguồn khác); Số doanh nghiệp/đơn vị tham gia ký kết hợp đồng 3 bên; (3) Hiệu quả hoạt động dạy nghề cho LĐNT: Số LĐNT sau khi học nghề làm đúng với nghề được đào tạo; Số hộ gia đình có người tham gia học nghề được thoát nghèo sau 1 năm học nghề; Số hộ gia đình có người tham gia học nghề trở thành hộ khá; Số doanh nghiệp/đơn vị thực hiện theo đúng cam kết đã kí; Số xã có hộ nghèo sau học nghề trở thành khá (tỷ lệ từ 10% trở lên); Tỷ lệ lao động trong xã chuyển từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp sau học nghề. Các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch kiểm tra công tác ĐTN cho LĐNT đã xác định rõ: Công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để phát hiện những khó khăn, vướng mắc, kịp thời tháo gỡ nhằm giúp công tác ĐTN đạt hiệu quả hơn. Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm: 92 Kiểm tra công tác chuẩn bị mở lớp: Công tác tuyên truyền, tư vấn, tuyển sinh học nghề, khảo sát nhu cầu học nghề, xét chọn và xác nhận đối tượng học nghề, nghề đào tạo, độ tuổi, địa điểm mở lớp Kiểm tra công tác mở lớp: Tình hình khai giảng, bế giảng, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình, trang thiết bị dạy học, vật tư, dụng cụ thực hành, tiến độ giảng dạy, thời gian đào tạo, kiểm tra cuối khóa, việc quản lý biểu mẫu, sổ sách, quản lý dạy và học trong ĐTN. Kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động quản lý tài chính (về quản lý và sử dụng vốn được giao), gồm: dự toán chi tiết, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, thanh, quyết toán kinh phí dạy nghề (chi trả tiền giáo viên, vật tư, chi trả chế độ chính sách cho người học nghề và các khoản chi khác theo quy định tại Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010), các mẫu biểu, chứng từ, hóa đơn liên quan khác. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề được trang bị cho lớp dạy nghề. Kiểm tra, giám sát sau dạy nghề, việc làm sau khi học nghề, hiệu quả kinh tế, đánh giá thu nhập sau học nghề. Công tác kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo được thực hiện thường xuyên. Hàng năm, Ban Chỉ đạo các cấp thực hiện kiểm tra, giám sát trên địa bàn các huyện, xã có tổ chức lớp học nghề. Trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều sở, ngành đã tham gia phối hợp tốt trong việc chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án, như: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở NNPTNT, Sở Nội vụ, Sở Công Thương, các đại biểu HĐND tỉnh phụ trách địa bàn các huyện. Nhìn chung, thành viên (đại diện các sở, ngành, cơ quan, đơn vị tại các địa phương) được cơ cấu trong Ban chỉ đạo các cấp đều nhận thức được yêu cầu thiết thực của việc triển khai thực hiện tốt Đề án ĐTN cho LĐNT có tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động khu vực 93 nông thôn, trong đó đặc biệt là tác động trực tiếp đến nhiều tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, các địa phương đều tổ chức Hội nghị sơ kết năm thực hiện và triển khai kế hoạch năm kế tiếp; Hội nghị sơ kết 02 năm, 03 năm thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg. Kết quả kiểm tra, giám sát Qua kiểm tra, giám sát đã phát hiện ra những sai phạm tập trung vào một số nội dung như: ĐTN không gắn với việc làm; hồ sơ học nghề có nhiều sai sót; xác nhận sai đối tượng; trùng lắp một người học nhiều lần, thời gian đào tạo không đúng theo kế hoạch đề ra. Đáng ghi nhận là từ năm 2013 đến nay đã không xảy ra trường hợp vi phạm nổi cộm trong dạy nghề cho LĐNT. Các thành viên đoàn giám sát đã có ý kiến trao đổi, góp ý trực tiếp qua các buổi làm việc, đồng thời ghi nhận kết quả kiểm tra, giám sát (các buổi làm việc đều được ghi nhận qua biên bản). Đoàn đã nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời, giúp hạn chế được những sai sót, thất thoát xảy ra. Đồng thời, qua đó cũng thấy được những ưu điểm của một số lớp dạy nghề để có thể triển khai, nhân rộng ra các cơ sở dạy nghề khác. Hướng dẫn các đơn vị, cơ sở dạy nghề sử dụng kinh phí hỗ trợ dạy nghề đúng mục đích, đúng các quy định về dạy nghề để mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng ĐTN. Tại các địa phương, bình quân mỗi năm có gần 60 đoàn kiểm tra, giám sát các cấp (tỉnh, huyện, xã) theo phương châm Ban Chỉ đạo cấp tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động Đề án đối với tất cả các huyện; Ban Chỉ đạo cấp huyện thực hiện kiểm tra, giám sát đối với tất cả các xã; cấp xã kiểm tra, giám sát tất cả các lớp dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn [90]. (Xem phụ lục 5) Với cùng nội dung xin ý kiến của cán bộ, công chức và người LĐNT về mức độ thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá của chính quyền địa phương, tác giả nhận được kết quả như sau: 94 Biểu đồ 3.6. Mức độ công tác theo dõi, kiểm tra Nguồn: Kết quả khảo sát cán bộ, công chức năm 2017 Biểu đồ 3.7. Mức độ công tác theo dõi, kiểm tra Nguồn: Kết quả khảo sát người LĐNT năm 2017 Nhìn vào biểu đồ 3.6 và 3.7 có thể thấy sự chênh lệch khá lớn giữa câu trả lời của hai nhóm đối tượng (58% cán bộ, công chức trả lời thực hiện thường xuyên và rất thường xuyên trong khi đó con số này của người LĐNT 95 là 37%). Khi công tác này không được thực hiện hoặc thực hiện không thường xuyên thì quá trình triển khai chính sách khó tránh khỏi những sai sót dễ đưa đến lãng phí và hiệu quả sẽ không cao. 3.3. Kết quả thực hiện các chính sách hợp phần Dựa theo các tiêu chí về kết quả đầu ra của việc thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT đã được trình bày ở chương 2, luận án đánh giá kết quả đạt được của các chính sách hợp phần cụ thể như sau: 3.3.1. Kết quả thực hiện chính sách đối với lao động nông thôn tham gia học nghề Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1956 đến nay, chính sách ĐTN cho LĐNT đã được triển khai hơn 7 năm và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Từ báo cáo của các địa phương vùng ĐBSCL cho thấy, số lượng người tham gia học nghề tăng lên đáng kể qua các năm. Trong giai đoạn 2011-2015, số LĐNT học nghề là 794.147 người. Tính đến hết năm 2016, theo báo cáo của các địa phương, kết quả ước thực hiện được 80.050 LĐNT được hỗ trợ học nghề, đạt 98,7% kế hoạch (Phụ lục 2). Trong đó số LĐNT sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất chất lượng cao hơn đạt khoảng 80% [91]. Công tác ĐTN cho người nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ và các đối tượng chính sách khác được chú trọng đã góp phần thực hiện chính sách của Đảng, nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Hiệu ứng tiên phong – lan tỏa trong cộng đồng giúp tăng hiệu quả tạo việc làm sau ĐTN. Tại Trà Vinh, kết quả được ghi nhận như sau: 96 Bảng 3.4. Các đối tượng tham gia học nghề tại Trà Vinh (2010-2014) Đơn vị tính: % Đối tượng Nhóm đặc thù Nhóm I Nhóm II Nhóm III Người nghèo Phụ nữ Người dân tộc thiểu số 45 24,5 30,5 17,7 45,5 24 Nguồn: Oxfam (2017) Theo bảng 3.4, tỷ lệ nữ tham gia học nghề tương đương nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ người nghèo, người dân tộc thiểu số tham gia học nghề vẫn thấp (tỷ lệ người nghèo tham gia học nghề ít hơn 20%) do nhiều lý do khác nhau. Trong khi đó đây chính là các đối tượng cần nhà nước hỗ trợ hơn các đối tượng LĐNT khác. Các địa phương đã triển khai xây dựng các mô hình ĐTN hiệu quả gắn với thế mạnh của địa phương như chế biến thủy hải sản, chế biến các sản phẩm từ dừa (ép dầu, than hoạt tính, tơ xơ dừa). Đơn cử, An Giang đã ban hành danh mục nghề đào tạo cho LĐNT tính đến 2014 gồm 85 nghề (trong đó: nghề nông nghiệp: 15; nghề phi nông nghiệp: 70); Cần Thơ 60 nghề (nghề nông nghiệp: 25; nghề phi nông nghiệp: 35); Hậu Giang 60 nghề (nghề nông nghiệp: 32; nghề phi nông nghiệp: 28) [93], [97], [101]. Hình thức tổ chức đào tạo chủ yếu là vừa làm vừa học, truyền nghề, cầm tay chỉ việc, dạy thực hành là chính và được thực hiện tại xã, nơi sản xuất, doanh nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng giúp cho người lao động thuận tiện trong việc tham gia học nghề phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân và gia đình. Thời gian đào tạo phù hợp với nghề đào tạo, đặc điểm của quy trình sản xuất, quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi ở từng địa phương và phù hợp với nhu cầu của người học. 97 Kết quả khảo sát về sự tích cực của người dân tại biểu đồ 3.8 cũng có kết quả tương tự nhận định trên: chỉ có 3% người lao động không tích cực tham gia; 75% tham gia nhưng không tích cực; 22% tham gia rất tích cực. Đây chính là nhìn nhận của những người thực thi công vụ. Biểu đồ 3.8. Sự tham gia học nghề của người dân Nguồn: Kết quả khảo sát người LĐNT năm 2017 Tuy nhiên, kết quả ĐTN cho LĐNT mặc dù có tăng nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra. Tỷ lệ người lao động có việc làm sau học nghề thấp. Lao động học một số nghề phi nông nghiệp chưa tìm được việc làm, do thị trường tại chỗ không có nhu cầu hoặc do tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số lao động học nghề nông nghiệp, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ rất khó khăn. Việc xác định danh mục nghề đào tạo cho LĐNT, nhất là danh mục nghề nông nghiệp ở một số địa phương vẫn còn dàn trải, chưa bám sát nhu cầu thực tiễn của thị trường, chưa xuất phát từ quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và yêu cầu làm nông nghiệp tiên tiến hiện đại gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp dẫn đến hiệu quả sau học nghề không cao. 98 Bên cạnh đó, kết quả, hiệu quả ĐTN cho LĐNT không đồng đều giữa các địa phương trong Vùng. Hiện nay, một số tỉnh làm tốt công tác này như Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Tháp với tỷ lệ LĐNT có việc làm sau học nghề cao hơn so với mặt bằng chung của Vùng và ngược lại một số tỉnh chưa làm tốt công tác này. Do vậy, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT vẫn là một yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay tại vùng ĐBSCL. 3.3.2. Kết quả thực hiện chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp Hệ thống ĐTN cho LĐNT vùng ĐBSCL có đủ các loại hình như hệ thống ĐTN cả nước. Từ năm 2011 đến nay, dạy nghề vùng ĐBSCL đã phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Vùng đã hình thành khá đa dạng với 243 cơ sở dạy nghề gồm 39 trường cao đẳng nghề, 62 trường trung cấp và 142 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Nếu tính cả các cơ sở khác có dạy nghề thì mạng lưới cơ sở dạy nghề toàn vùng có 336 cơ sở dạy nghề. Các cơ sở dạy nghề được phân bố như sau: Biểu đồ 3.9. Hệ thống cơ sở ĐTN tại vùng ĐBSCL Nguồn: Báo cáo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp năm 2017 99 Từ biểu đồ 3.9 có thể thấy phân bố các cơ sở dạy nghề là không đồng đều giữa các tỉnh. Cần Thơ và Long An là hai địa phương có số lượng cơ sở dạy nghề lớn, trong khi đó Bạc Liêu thấp nhất, tiếp đến là Sóc Trăng và Cà Mau. Mặc dù mạng lưới cơ sở dạy nghề khá đa dạng nhưng nếu so sánh với dân số và tổng đơn vị hành chính của Vùng thì số lượng này còn khá hạn chế trong khi đó hệ thống cơ sở ĐTN ở các vùng khác như vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ phủ rộng khắp toàn Vùng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người học nghề. Trong số các cơ sở ĐTN của Vùng, cơ sở có nhiệm vụ trực tiếp ĐTN cho LĐNT là các trung tâm dạy nghề cấp huyện do UBND các huyện quản lý trực tiếp nhân sự và nhiệm vụ hoạt động. Tuy vậy, một số huyện vẫn chưa có Trung tâm dạy nghề đóng trên địa bàn: 12 huyện thuộc 5 tỉnh/thành phố (Gồm Hậu Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu) chưa thành lập trung tâm dạy nghề hoặc trường trung cấp nghề trên địa bàn huyện. Các cơ sở ĐTN đều được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học từ nhiều nguồn: ngân sách nhà nước, Chương trình Mục tiêu quốc gia, vốn ODA, nguồn vốn của cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và các nguồn vốn khác. Công tác này được tập trung triển khai thực hiện và hoàn thành trong giai đoạn từ 2010-2012. Đến năm 2014, một số các cơ sở dạy nghề đang đầu tư dở dang đã được UBND tỉnh, thành phố bố trí một phần kinh phí từ Đề án để hoàn thành đầu tư. Nhờ đó, cơ sở vật chất đã tăng về số lượng, nâng cao chất lượng và trình độ công nghệ. Riêng đối với cấp huyện, có trên 80% số cơ sở dạy nghề được ngân sách đầu tư hỗ trợ đáp ứng yêu cầu đào tạo, từ đó giúp địa phương mở thêm nhiều ngành nghề đào tạo, bảo đảm việc thực hành nghề cho người lao động, chất lượng đào tạo được nâng lên. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn một số cơ sở dạy nghề huyện được thành lập theo chủ trương của 100 trung ương nhưng được trung ương đầu tư mức thấp cho nên thiết bị dạy nghề còn thiếu thốn, rất khó khăn trong thực hành nghề [90]. Như vậy, về cơ bản, hầu hết các cơ sở dạy nghề được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề đều tham gia ĐTN cho LĐNT. Tuy nhiên, do các cơ sở được hỗ trợ đầu tư từ năm đầu thực hiện Đề án, nên khó tránh khỏi những lúng túng, dàn trải trong đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị dạy nghề. Cùng với đó là sự thay đổi cơ cấu, quy hoạch ngành nghề tại một số địa phương, điều này đã dẫn tới tình trạng thiết bị dạy nghề tại một số cơ sở dạy nghề còn chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa đạt hiệu quả cao. 3.3.3. Kết quả thực hiện chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp Đội ngũ giáo viên ĐTN của Vùng bao gồm giáo viên trong các cơ sở chuyên ĐTN, các nhà khoa học, giảng viên các trường đại học và cao đẳng chuyên nghiệp có tham gia ĐTN, cán bộ kỹ thuật ở trung tâm khuyến nông, ngư, lâm, công nhân bậc cao, các nghệ nhân, nông dân sản xuất giỏi. Về số lượng: Toàn Vùng có tổng số 6.678 giáo viên, giảng viên tham gia ĐTN. Trong đó, giáo viên thuộc các trường nghề là 2.601 giáo viên (1.273 giáo viên thuộc trường cao đẳng nghề, 1.328 giáo viên thuộc trường trung cấp nghề), 1.413 giáo viên thuộc trung tâm dạy nghề và 2.664 giáo viên thuộc các cơ sở khác có dạy nghề. Như vậy, số lượng giáo viên ĐTN năm 2015 tăng 1,68 lần so với năm 2010 [20]. Về chất lượng: Chất lượng giáo viên từng bước được nâng lên cả về trình độ đào tạo, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm ĐTN: Về cơ bản, giáo viên trong các trường nghề đã đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó giáo viên dạy ở trường cao đẳng nghề có trình độ đại học trở lên là 87,75%, giáo viên dạy ở các trường trung cấp nghề có trình độ đại học trở lên là 70,26%, giáo viên dạy ở các trung tâm dạy nghề có trình độ đại học trở lên là 48,55%. 101 Trong tổng số 6678 giáo viên: giáo viên dạy nghề là người dân tộc thiểu số chiếm 5,5%; giáo viên dạy nghề là nữ chiếm 68,1%; giáo viên dạy nghề là biên chế chiếm 60,9% [90]. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ĐTN: Hiện tại, toàn Vùng có 03 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, gồm: Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long và 02 khoa sư phạm dạy nghề thuộc trường cao đẳng nghề (Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ và Trường Cao đẳng nghề Long An). Giai đoạn 2011-2014 đã đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho 143 giáo viên; đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề cho 128 giáo viên (năm 2013, 2014); đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho 140 giáo viên dạy các nghề trọng điểm quốc gia; đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành cho 10 giáo viên dạy nghề trọng điểm quốc tế và khu vực. Năm 2014, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề ở nước ngoài cho 24 giáo viên dạy các nghề trọng điểm quốc tế, khu vực tại Úc và Malaysia. Năm 2015, tiếp tục tổ chức bồi dưỡng đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và kỹ năng nghề cho giáo viên dạy hiện có chưa đạt chuẩn; đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề và bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành cho giáo viên dạy các nghề trọng điểm quốc gia [90]. Nhìn chung, chất lượng đội ngũ giáo viên ĐTN cho LĐNT từng bước được nâng cao về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, đáp ứng ngày càng tốt hơn so với yêu cầu đào tạo. Tuy nhiên, đội ngũ này vẫn chưa thể hiện tròn vai bởi vì ngành nghề đào tạo cho LĐNT rất đa dạng, phong phú cho nên các sơ sở ĐTN phải huy động thêm và ký hợp đồng với cán bộ kỹ thuật, kỹ sư chuyên ngành, nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tham gia dạy nghề. Do số giáo viên cơ hữu, nhất là giáo viên dạy kỹ thuật nông nghiệp không nhiều nên các cơ sở dạy nghề rất bị động khi 102 mở lớp, hơn nữa do giáo viên là cán bộ kỹ thuật của ngành nông nghiệp (khuyến nông, phòng nông nghiệp) nên chỉ dạy vào ngày thứ bảy, chủ nhật [5]. Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi các giáo viên dạy nghề phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng dạy nghề để theo kịp nên nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thường xuyên là một yêu cầu bắt buộc hiện nay. 3.4. Đánh giá việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 3.4.1. Mặt đạt được Một là, tại các tỉnh ĐBSCL, các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về tầm quan trọng của chính sách ĐTN cho LĐNT với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thực tế cho thấy, ở những địa phương nào cấp ủy Đảng đưa vấn đề ĐTN cho LĐNT vào thành chủ trương, nghị quyết và được chính quyền xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện thì ở địa phương đó, ĐTN được phát triển. Hai là, công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách được thực hiện tương đối đồng bộ, các tổ chức chính trị xã hội đã có sự nhập cuộc khá tốt. Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân ở nhiều địa phương đã thực hiện tuyên truyền, tư vấn về học nghề, việc làm cho đoàn viên, hội viên. Nhiều huyện, xã có chương trình giới thiệu về chính sách ĐTN, các mô hình dạy nghề, học nghề có hiệu quả được phát trên đài truyền thanh của xã, bố trí cộng tác viên làm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thuc_hien_chinh_sach_dao_tao_nghe_cho_lao_dong_nong.pdf
Tài liệu liên quan