MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN5
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan 5
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 13
1.3. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài và những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết26
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC
ĐẢNG GẮN BÓ MẬT THIẾT VỚI NHÂN DÂN TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY28
2.1. Những vấn đề cơ bản về nguyên tắc Đảng gắn bó mật
thiết với Nhân dân28
2.2. Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân
dân - khái niệm và phương thức57
Chương 3: THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC ĐẢNG GẮN BÓ MẬT THIẾT
VỚI NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC
TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA74
3.1. Thực trạng thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiếtvới Nhân dân74
3.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra 109
Chương 4: PHưƠNG HưỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
ĐỂ THỰC HIỆN TỐT NGUYÊN TẮC ĐẢNG GẮN BÓ MẬT
THIẾT VỚI NHÂN DÂN ĐẾN NĂM 2025121
4.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng thực
hiện tốt nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân
đến năm 2025121
4.2. Những giải pháp chủ yếu thực hiện tốt nguyên tắc Đảng
gắn bó mật thiết với Nhân dân đến năm 2025127
KẾT LUẬN 161
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN164
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165
PHỤ LỤC 176
254 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 773 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong hệ thống tổ chức bộ máy giữa Đảng và
Nhà nước có hiện tượng trùng lặp, chồng chéo, đang cố gắng tìm cách giải quyết,
song nhiều khi còn lúng túng hoặc thiếu quyết tâm.
103
Công tác dân vận của chính quyền ở một số địa phương còn tồn tại nhiều
khuyết điểm, chậm khắc phục. Nhận thức về CTDV trong hoạt động quản lý, điều
hành của bộ máy chính quyền và cơ quan nhà nước ở một vài địa phương chưa thật
đầy đủ và thường xuyên. Việc học tập, quán triệt các quan điểm, tư tưởng về dân
vận, các NQ, văn bản của Đảng, của Chính phủ về dân vận ở một số nơi còn hình
thức, chưa đi vào thực chất, chưa thực sự mang lại hiệu quả. Do vậy, việc triển khai
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ở một số cấp, ngành và trên một số lĩnh vực còn
nặng về biện pháp hành chính, mệnh lệnh, thiếu sự vận động, thuyết phục Nhân dân
thực hiện.
Một số nơi, chính quyền chưa thực sự coi trọng CTDV, chưa quan tâm đến
lợi ích của người dân. Sự phối hợp giữa chính quyền, Mặt trận, các ban, ngành,
đoàn thể trong CTDV thiếu chặt chẽ; nói chưa đi đôi với làm, việc nắm bắt tình
hình để tham mưu, đề xuất xử lý những vấn đề bức xúc của Nhân dân chưa nhạy
bén, kịp thời.
3.1.2.7. Đảng lãnh đạo xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội còn những
bất cập; một số nơi chưa phát triển sâu rộng các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội
của Nhân dân
Đảng, Nhà nước chậm ban hành cụ thể các văn bản pháp quy về cơ chế giám
sát và phản biện xã hội của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội; chậm đổi mới
nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng về CTDV và đối với MTTQ và
các đoàn thể chính trị-xã hội; chậm khắc phục tình trạng hành chính hóa và chạy
theo thành tích trong hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội. Cơ chế,
chính sách đãi ngộ cho cán bộ cơ sở chưa hợp lý, đời sống của cán bộ Mặt trận và
đoàn thể còn nhiều khó khăn nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến thực hiện nguyên tắc
Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở nhiều nơi
trong vai trò là cầu nối giữa Nhân dân với Đảng, Nhà nước còn mờ nhạt, yếu kém.
Việc chỉ đạo phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận, đoàn thể ở một số địa phương
chưa được gắn kết chặt chẽ. Nội dung, phương thức tổ chức, hoạt động của MTTQ
và các đoàn thể nhân dân nhìn chung chậm được đổi mới, một số hoạt động còn
"hành chính hóa"; phương thức công tác còn nhiều lúng túng, hiệu quả chưa cao,
104
chưa thực sự sâu sát với quần chúng, chưa hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của quần
chúng; còn có tình trạng ở một số không ít cơ sở, khi xảy ra vấn đề phức tạp, đoàn
thể không nắm được tình hình, không phát huy được vai trò của đoàn viên, hội viên.
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng bộ máy, bố trí cán bộ của
MTTQ và các đoàn thể chưa được quan tâm thỏa đáng, chưa có quan điểm, giải
pháp cụ thể, chắp vá, hạn chế tính chuyên nghiệp, chưa ngang tầm với yêu cầu
nhiệm vụ mới.
3.1.2.8. Cuộc đấu tranh ngăn chặn tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí
trong Đảng và hệ thống chính trị chưa thực sự hiệu quả, làm giảm sút niềm tin
của Nhân dân đối với Đảng và chế độ do Đảng lãnh đạo
Nghị quyết ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ:
"tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn
chặn, đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan công quyền, các lĩnh vực xây dựng
cơ bản, quản lý đất đai, quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý tài chính,
làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng" [26, tr.263-264]
Cùng với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân là tình trạng suy
thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên gây nên những bức xúc xã hội. Nhân dân rất bức xúc về tình hình tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực, chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy danh hiệu thi đua,
chạy tuổi... của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức có quyền; tiêu
cực trong y tế, giáo dục; tệ nạn ăn hối lộ của công chức, viên chức nhà nước trong
quan hệ giao dịch hành chính với Nhân dân, doanh nghiệp; tình trạng thiếu trách
nhiệm, yếu kém trong lãnh đạo của một số tổ chức đảng; yếu kém trong quản lý,
điều hành, tổ chức thực hiện của một số cơ quan Nhà nước, của chính quyền các
cấp để thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, của Nhân dân; những người có chức, có
quyền khi sai phạm, chưa được xử lý nghiêm, một số vụ sai phạm lớn nhưng người
đứng đầu, quản lý, điều hành không bị kỷ luật, không chịu trách nhiệm.
Nhân dân rất bức xúc về tình trạng thoái hóa, biến chất, quan liêu, mất dân
chủ, thiếu gương mẫu của một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý có chức, có quyền
hiện nay và tình hình xuống cấp đạo đức xã hội, tội phạm hình sự, nạn cờ bạc, ma
105
túy, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, giá cả các mặt hàng
tiêu dùng thiết yếu tăng cao... (xem phụ lục 8).
Trước vấn nạn đó, Đảng và Nhà nước chưa tập trung cao để giải quyết tình
trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu một cách triệt để, chậm đưa ra truy tố, xét xử
những vụ tiêu cực đã phát hiện của một số cán bộ, đảng viên. Trong hệ thống bộ
máy chính quyền các cấp - nơi dễ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực nhất là những khu
vực có những hoạt động độc quyền: hệ thống thu thuế, hải quan, cảnh sát (nhất là
cảnh sát giao thông), các cơ quan có quyền ban hành các giấy phép xây dựng và các
quyết định quy hoạch đất đai, ban hành các giấy phép kinh doanh và các loại giấy
phép khác (kể cả giấy phép lái xe), các đơn đặt hàng của Nhà nước cho các dịch vụ
công cộng.... Tham nhũng còn xuất hiện trong việc bổ nhiệm các chức vụ trong các
cơ quan có nhiều cơ hội "thu lợi nhuận" cho những người trong gia đình, bà con, họ
hàng, bạn bè....
Số vụ tiêu cực được phát hiện ngày càng tăng, quy mô và mức độ thiệt hại
ngày càng lớn và tính chất ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Thực tế cho thấy, một số vụ án lớn gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với tài
sản của Nhà nước nhưng lại không phát hiện được hành vi tham nhũng hoặc ban
đầu khởi tố, điều tra về hành vi tham nhũng nhưng sau đó lại chuyển sang các tội
danh khác nhẹ hơn như tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế
gây hậu quả nghiêm trọng, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng... đã gây
bất bình, bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và quần chúng
nhân dân. Theo Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm
2012 trước Ủy ban Thường vụ QH ngày 19-9-2012: Số vụ tham nhũng được khởi
tố, điều tra, truy tố năm 2012 đều tăng hơn so với cùng kỳ năm trước, cụ thể lực
lượng cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng của công an đã thụ lý 551 vụ án, 1.277
bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó khởi tố 222 vụ, 469 bị can (so với cùng kỳ
năm trước tăng 80 vụ và 224 bị can). Viện Kiểm sát nhân dân đã thụ lý kiểm sát
điều tra 225 vụ, 450 bị can về tham nhũng (so với cùng kỳ năm trước tăng 42 vụ).
Tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm 167 vụ, 338 bị cáo về các tội danh tham nhũng,
trong đó, tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
chiếm 44,1% (năm 2011, tỷ lệ này là 31,7%) [7, tr.127]. Như vậy, mặc dù cuộc đấu
106
tranh phòng, chống tham nhũng vẫn được tiến hành thường xuyên, song số lượng
các vụ tham nhũng, tiêu cực được phát hiện ngày càng tăng, cho thấy chế tài chưa
đủ mạnh, xử lý chưa kiên quyết, triệt để, chưa có tác dụng răn đe, ngăn chặn tham
nhũng phát sinh.
Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí,
kết quả thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng còn nhiều hạn chế. Số vụ án tham
nhũng được khởi tố, điều tra chưa tương xứng với tình hình tham nhũng nghiêm
trọng hiện nay. Các vụ việc tham nhũng được phát hiện và xét xử chủ yếu liên quan
đến cấp xã, doanh nghiệp, cán bộ của chính quyền cơ sở, cán bộ của doanh nghiệp,
nhân viên thừa hành. Việc xử lý các vụ án còn nhiều khó khăn do bị tác động, do tư
tưởng hữu khuynh, xử lý "nhẹ trên, nặng dưới", lạm dụng xử lý kỷ luật hành chính,
nội bộ, mức án treoMột số vụ việc xử lý kéo dài, thiếu thống nhất đã gây nên dư
luận không thuận về quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
Việc hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng còn chậm. Một số quy
định được ban hành thiếu tính khả thi và trong thực hiện có nhiều vướng mắc nhưng
chậm được điều chỉnh, hướng dẫn, làm ảnh hưởng đến việc chấp hành của cán bộ,
đảng viên cũng như khó khăn cho việc kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên trong
chỉ đạo và thực hiện, trong việc chấp hành và xem xét, xử lý khi có vi phạm.
Việc tự phát hiện, khai báo tham nhũng, lãng phí của cán bộ, đảng viên trong
từng cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị còn hạn chế. Số vụ việc, vụ án tham
nhũng được phát hiện qua kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, kiểm toán, tự phê
bình và phê bình, qua phản ánh, tố cáo của đảng viên, quần chúng và kết quả xử lý
còn thấp, chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra. Một số vụ việc,
vụ án tham nhũng xử lý chậm, kéo dài, gây tâm lý hoài nghi trong Nhân dân về tính
nghiêm minh của pháp luật và kỷ luật, kỷ cương của Đảng.
Tình trạng sa sút phẩm chất, nhũng nhiễu, gây phiền hà của một bộ phận cán
bộ, công chức trong thi hành công vụ chậm được khắc phục. Hiện tượng "chạy
chức", "chạy quyền", "chạy tội", "chạy tuổi" chưa được quan tâm chỉ đạo làm rõ. Sự
yếu kém trong lãnh đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện, kiểm tra, giám sát dẫn đến các
sai phạm của tập thể, cán bộ, đảng viên, công chức, gây thất thoát lớn tiền, tài sản
của Nhà nước trong một số doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị. Theo số liệu tổng hợp
107
của Ban Dân vận TW, tổng số vụ tham nhũng được giải quyết từ năm 2007 đến năm
2012 là 1.725 vụ, với 3.725 bị can [xem phụ lục 10].
Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn xảy ra ở nhiều nơi, nhưng
chậm được phát hiện, ngăn chặn làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Đảng,
làm giảm sút năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng cũng như lòng tin của
Nhân dân. Nhân dân giảm sút lòng tin, có lúc có nơi, có việc rất nghiêm trọng về
những hạn chế, hiệu quả thấp của các giải pháp đấu tranh phòng chống, ngăn chặn
tham nhũng, lãng phí và sàng lọc cán bộ, đảng viên làm trong sạch bộ máy của
Đảng, Nhà nước và giải quyết các khó khăn, bức xúc trong cuộc sống của Nhân dân
hiện nay. Theo kết quả điều tra, khảo sát của Ban Dân vận TW: Lòng tin của nhân
dân đối với cấp ủy đảng, chính quyền giảm sút nghiêm trọng, chỉ có 56,22% ý kiến
cho rằng họ rất tin tưởng, còn lại 35,84% cho rằng ít tin tưởng và đặc biệt có tới
2,26% ý kiến cho rằng không tin tưởng. Thêm vào đó, uy tín của Đảng cũng giảm
sút nghiêm trọng, khi có tới 53,20% ý kiến trả lời là giảm sút và có tới 7,92% cho
rằng uy tín của Đảng giảm sút nghiêm trọng (xem phụ lục 5).
Sau thời gian triển khai, tổ chức thực hiện NQ Hội nghị TW 4 (khóa XI) về
"Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay", tuy đã đạt được những kết
quả bước đầu, song, đa số nhân dân, nhất là cán bộ lão thành, cán bộ nghỉ hưu cho
là: Đảng đề ra là đúng, hợp với nguyện vọng của Nhân dân, nhưng tổ chức thực
hiện, kết quả đạt được còn nhiều hạn chế so với yêu cầu đề ra và mong đợi của
Nhân dân; đòi hỏi Đảng phải có những giải pháp lãnh đạo phát huy cao độ vai trò
của Nhân dân để Nhân dân tham gia giải quyết tình hình cấp bách hiện nay.
3.1.2.9. Công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết việc thực hiện nguyên tắc
Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân còn hạn chế; việc phòng ngừa, phát hiện,
xử lý các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên vi phạm nguyên tắc Đảng gắn bó mật
thiết với Nhân dân thiếu chủ động, chưa kịp thời
Thực tiễn cho thấy, do chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về nội dung,
phương thức thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân, nên việc
thực hiện nguyên tắc này tại các đảng bộ địa phương, đơn vị, có lúc, có nơi còn xem
nhẹ, có biểu hiện hình thức, qua loa, đại khái. Công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết
việc thực hiện nguyên tắc này cũng chưa được triển khai rộng rãi trong toàn Đảng,
tại tất cả các TCCSĐ.
108
Hoạt động kiểm tra, giám sát liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc Đảng
gắn bó mật thiết với Nhân dân hiện nay, chủ yếu tập trung vào kiểm tra thực hiện
QCDC ở cơ sở. Qua kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện những hạn chế, yếu kém
trong thực hiện QCDC ở cơ sở. Nhận thức về dân chủ, trách nhiệm thực hiện
QCDC ở cơ sở của một số cấp ủy, chính quyền, của một số cán bộ, công chức chưa
đầy đủ. Trong chỉ đạo, lãnh đạo tổ chức thực hiện còn thụ động chờ vào những quy
định của cấp trên mà chưa thấy hết trách nhiệm của mình phải chủ động rà soát
những việc cần phải mở rộng dân chủ để chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện.
Một số nơi chưa thực hiện đầy đủ các quy định, quy trình về thực hiện công
khai, dân chủ, nhất là trong việc thực hiện chế độ, chính sách, mức giá đền bù thu
hồi đất, giải phóng mặt bằng, thậm chí còn lợi dụng, xâm hại đến lợi ích của Nhà
nước, của Nhân dân. Một số vụ việc giải quyết thiếu thống nhất, không công khai,
gây bức xúc, làm nảy sinh điểm nóng.
Còn nhiều lúng túng trong việc xây dựng và thực hiện QCDC ở các loại hình
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài và các loại hình
dịch vụ ngoài công lập (trường tư thục, bệnh viện tư nhân). Còn không ít cơ quan,
đơn vị chưa quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở; chưa coi trọng
việc tổng kết các quy chế, quy định đã ban hành. Nhiều lĩnh vực mới phát sinh, có
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của cán bộ, người lao động, của Nhân dân
chưa được nghiên cứu, chỉ đạo, điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Nhiều công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn chưa triển khai thực hiện, chưa chủ động xây
dựng quy chế, quy trình thực hiện công khai, dân chủ.
Trách nhiệm của một số bộ, ngành và chính quyền địa phương trong lãnh
đạo, chỉ đạo còn hạn chế, chưa quan tâm xây dựng, hướng dẫn quy chế "mẫu", thiếu
kiểm tra theo hệ thống ngành dọc; không ít các cơ quan đảng, chính quyền chưa có
ban chỉ đạo; nơi đã có, không kịp thời kiện toàn, thiếu kiểm tra đôn đốc; việc sơ kết,
tổng kết, rút kinh nghiệm chưa kịp thời.
Chất lượng thực hiện QCDC có lúc, có nơi còn hình thức, hiệu quả thấp.
Tình trạng mất dân chủ, vi phạm quyền làm chủ của Nhân dân, thiếu tôn trọng dân
vẫn chậm khắc phục. Một số nơi, cán bộ mất đoàn kết, tính chiến đấu chưa cao.
Việc tổ chức Nhân dân tham gia giám sát, góp ý vào các chủ trương, chính sách của
109
Đảng và Nhà nước, của địa phương, góp ý cho cán bộ, đảng viên, góp ý xây dựng
Đảng, chính quyền kết quả còn hạn chế.
Nhiều cấp ủy, chính quyền địa phương chưa chú trọng phòng ngừa, phát
hiện sớm, xử lý kịp thời các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên vi phạm nguyên tắc
Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân; chưa kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng
của Nhân dân, chưa giải quyết triệt để những bức xúc chính đáng của Nhân dân nên
để xảy ra những vụ khiếu kiện, tụ tập đông người, có nơi tạo thành những "điểm
nóng" chính trị - xã hội.
Từ khi Đảng ta lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước đến nay, có rất nhiều vụ
tụ tập đông người tại các địa phương trên cả nước do vi phạm dân chủ, gây nên
những bức xúc bất bình trong Nhân dân. Theo thống kê của Ban Dân vận TW, từ
năm 2006 đến nay, có tới 12 vụ việc điển hình mà TW đã chỉ đạo giải quyết, tổng
kết và rút kinh nghiệm. Những vụ việc tụ tập, khiếu kiện đông người hầu hết đều
liên quan đến chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, vấn đề đất đai. Có những vụ
việc, cấp ủy, chính quyền địa phương đã vi phạm quyền làm chủ của Nhân dân, có
lúc, có nơi rất nghiêm trọng, tạo nên những phản ứng trong Nhân dân. Thực hiện
nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân, cấp ủy, tổ chức đảng lẽ ra phải kịp
thời phát hiện, xử lý những vi phạm dân chủ, những sai phạm trong quá trình đền bù
giải phóng mặt bằng, đem lại công bằng cho Nhân dân, làm yên lòng dân, hóa giải
mâu thuẫn, xung đột tại địa phương.
3.2. NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.2.1. Nguyên nhân
3.2.1.1. Nguyên nhân của ưu điểm
Kể từ sau khi nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân được quy định
trong Điều lệ Đảng thông qua tại ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006
đến nay), các tổ chức đảng, cấp ủy đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng đã
tích cực quán triệt, thực hiện nguyên tắc. Những ưu điểm trong thực hiện nguyên
tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả
nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân chủ quan
Một là, ĐCS Việt Nam là đội tiên phong của GCCN, đồng thời là đội tiên
110
phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích
của GCCN, nhân dân lao động và của dân tộc. Bản chất của Đảng quy định hành
động của đội ngũ cán bộ, đảng viên; yêu cầu, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên của
Đảng phải hoạt động phục vụ mục tiêu, lý tưởng của Đảng, phục vụ Nhân dân, đặt
lợi ích của Tổ quốc, của Nhân dân, của Đảng lên trên lợi ích cá nhân. Đây là nguyên
nhân quan trọng để thực hiện tốt nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân
trong tình hình hiện nay.
Hai là, đa số cấp ủy các cấp và đội ngũ đảng viên đã có nhận thức, xác định
rõ trách nhiệm đối với việc thực hiện nguyên tắc, đã tích cực chủ động triển khai
thực hiện và tự giác thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân trong
thực tiễn.
Ba là, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng phần lớn xuất thân từ công nhân,
nông dân, trí thức. Lớp cán bộ, đảng viên trẻ cũng từ con em công nhân, nông dân,
trí thức mà ra; nhiều người trong số họ là thế hệ đảng viên thứ hai, thứ ba trong gia
đình truyền thống cách mạng, cha ông họ cũng là đảng viên, nên ít nhiều được thấm
nhuần đạo đức cách mạng, nắm vững lý tưởng của Đảng; không quên cội nguồn
xuất thân nên trong hoạt động thực tiễn họ gần dân, gắn bó với Nhân dân, không xa
rời Nhân dân.
Bốn là, ĐCS Việt Nam đã kịp thời đổi mới CTDV, giữ mối quan hệ gắn bó
mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân; phát huy được vai trò, sức mạnh của
Nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên CNXH.
Nguyên nhân khách quan
Một là, công cuộc đổi mới đất nước phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta ngày càng phát triển,
xu thế hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa, đặt ra yêu cầu to lớn đối với
ĐCS Việt Nam cầm quyền. Đảng cần đủ bản lĩnh, trí tuệ và năng lực để lãnh đạo đất
nước, lãnh đạo Nhân dân trong bối cảnh quốc tế và trong nước vô cùng phức tạp, thời
cơ và thách thức đan xen. Để lãnh đạo đất nước phát triển, tiếp tục được Nhân dân tin
yêu, ủng hộ, Đảng cần thực hiện tốt nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân,
coi đây là chìa khóa làm nên thắng lợi của sự nghiệp cách mạng hiện nay.
111
Hai là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đối với
Đảng và Nhà nước ta hòng phá hoại Đảng, phá hoại chế độ, bằng chiến lược "diễn
biến hòa bình", hòng làm chia rẽ Nhân dân với Đảng, nhất là bộ phận nhân dân ở
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo cũng đặt ra yêu cầu Đảng phải gắn bó
mật thiết với Nhân dân. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ phá tan mọi âm mưu thâm
độc của kẻ thù, củng cố, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân, không kẻ
thù nào có thể chia rẽ được Nhân dân với Đảng, không thế lực nào có thể lôi kéo
Nhân dân ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng.
Ba là, truyền thống Đảng gắn bó với Nhân dân, Nhân dân gắn bó với Đảng có
bề dày lịch sử, là tiền đề tốt để thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với
Nhân dân. Nhân dân Việt Nam với truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc,
truyền thống cách mạng, tin Đảng và theo Đảng làm cách mạng được vun đắp hàng
ngàn năm lịch sử, trải qua các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, được hưởng
những thành quả của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo, nên luôn tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, ủng hộ đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng. Đây là nguyên nhân quan trọng để nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với
Nhân dân được triển khai, thực hiện trong cuộc sống, nhận được sự tương tác,
hưởng ứng của Nhân dân, chứ không phải sự áp đặt một chiều từ phía Đảng.
3.2.1.2. Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân chủ quan
Một là, nhận thức về nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân của
một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân còn hạn chế. Công tác nghiên cứu,
hướng dẫn thực hiện nguyên tắc này chưa cụ thể, chưa thường xuyên.
Hai là, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền có lúc,
có nơi còn thiếu trách nhiệm trong thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với
Nhân dân. Có cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, lợi dụng, lạm dụng
các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng (nguyên tắc tập trung dân chủ) để hiện
thực hóa ý chí của người đứng đầu, chà đạp lên quyền dân chủ của cán bộ, đảng
viên và Nhân dân, dẫn đến vi phạm nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân
Ba là, công tác xây dựng, chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
112
đấu của Đảng của nhiều cấp ủy còn hạn chế. Chậm ban hành cơ chế giám sát và phản
biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ chế để MTTQ, các đoàn
thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thiếu gương mẫu trước Nhân dân.
Bốn là, Nhà nước chậm thể chế hóa một số chủ trương, NQ của Đảng thành
chính sách, pháp luật, chưa cân đối, bố trí đủ nguồn lực trong tổ chức thực hiện, chưa
tập trung chỉ đạo giải quyết tích cực, kịp thời một số bức xúc, kiến nghị chính đáng
của Nhân dân. Thực hành dân chủ gắn với tăng cường kỷ cương xã hội và công tác
tuyên truyền, quản lý nhà nước về thông tin (nhất là thông tin mạng) chưa tốt.
Năm là, sự phối hợp thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân
trong hệ thống tổ chức của Đảng và với các tổ chức trong HTCT chưa chặt chẽ. Công
tác tham mưu của ban dân vận các cấp và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Sáu là, công tác kiểm tra, giám sát ở nhiều nơi kém hiệu quả, thậm chí bị coi
nhẹ, không phát hiện được các vi phạm nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân
dân hoặc phát hiện được nhưng không dám đấu tranh vì sợ "đấu tranh tránh đâu", sợ
bị trù dập, ức hiếp, bởi tình trạng kéo bè, kéo cánh, ô dù, cục bộ, địa phương vẫn
tồn tại ở không ít cấp ủy địa phương, đơn vị là rào cản thủ tiêu động lực đấu tranh
tự phê bình và phê bình, đấu tranh vì công lý của những cán bộ, đảng viên kiên
trung, chân chính.
Nguyên nhân khách quan
Một là, nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân là một trong 3
nguyên tắc mới được khẳng định, bổ sung từ ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng. Cho đến nay, vẫn chưa có những quy định, hướng dẫn, chưa có văn bản cụ
thể của Trung ương và của cấp ủy địa phương về nội dung của nguyên tắc cũng như
phương thức thực hiện nguyên tắc, nên gây ra những khó khăn, bất cập trong quá
trình thực hiện.
Hai là, một trong những nguy cơ của Đảng cầm quyền, như V.I.Lênin đã
cảnh báo là quan liêu, xa rời quần chúng, tự cắt đứt mối liên hệ với quần chúng.
113
Đây là nguyên nhân làm rạn nứt mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với Nhân dân, cản
trở quá trình thực hiện tốt nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân.
Ba là, công cuộc đổi mới đất nước là một quá trình vừa làm vừa nghiên cứu
tổng kết kinh nghiệm, hoàn thiện về quan điểm đường lối, cơ chế, chính sách, luật
pháp, nên không thể tránh khỏi những hạn chế, yếu kém nói chung và việc thực hiện
nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân.
Bốn là, những tác động của mặt trái cơ chế kinh tế thị trường, lối sống thực
dụng, vị kỷ không chỉ tác động tới các tầng lớp nhân dân mà còn tác động, chi phối,
ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, có ảnh hưởng nghiêm
trọng đến số đảng viên có chức, có quyền. Mải chạy theo tiền tài, địa vị, danh vọng,
số cán bộ này dần rơi vào tệ quan liêu, tham nhũng, xa rời Nhân dân, dẫn đến vi
phạm nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân.
Năm là, những khó khăn về kinh tế - xã hội của đất nước, về đời sống vật
chất và tinh thần của Nhân dân do tác động của khủng hoảng tài chính, suy giảm
kinh tế toàn cầu; tư duy, phong cách làm việc cũ của thời kỳ tập trung quan liêu bao
cấp vẫn tồn tại ở một bộ phận cán bộ, đảng viên; tư tưởng phong kiến, chuyên
quyền, độc đoán, gia trưởng của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý; cùng với âm
mưu thâm độc của các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá, chia rẽ
khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sự gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân là
ngu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_thuc_hien_nguyen_tac_dang_gan_bo_mat_thiet_voi_nhan_dan_trong_giai_doan_hien_nay_8703_1917188.pdf