Luận án Thuế đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

THUẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG

HỘI NHẬP QUỐC TẾ 7

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến thuế đối với

phát triển kinh tế - xã hội 7

1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến thuế đối

với phát triển kinh tế - xã hội 11

1.3. Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu liên quan đến thuế đối

với phát triển kinh tế - xã hội và những vấn đề cần được tiếp tục

nghiên cứu 20

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA THUẾ

ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG HỘI

NHẬP QUỐC TẾ Ở CẤP TỈNH 22

2.1. Thuế và đặc điểm của thuế trong hội nhập quốc tế 22

2.2. Vai trò và điều kiện phát huy vai trò của thuế đối với phát triển kinh

tế - xã hội trong hội nhập quốc tế 31

2.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh về phát huy vai trò của thuế đối với

phát triển kinh tế - xã hội 57

Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA THUẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH VĨNH PHÚC TRONG HỘI

NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2010-2014 65

3.1. Vĩnh Phúc với hội nhập quốc tế 65

3.2. Thực trạng biểu hiện vai trò của thuế đối với phát triển kinh tế - xã

hội ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế 70

3.3. Đánh giá chung về vai trò của thuế đối với phát triển kinh tế - xã hội

ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế 92

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦATHUẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH VĨNH PHÚC TRONG HỘI

NHẬP QUỐC TẾ 109

4.1. Dự báo triển vọng và quan điểm cơ bản về phát huy vai trò của thuế

đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập

quốc tế 109

4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của thuế đối với

phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế 118

KẾT LUẬN 146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150

PHỤ LỤCDANH MỤC CÁC C

pdf161 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thuế đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạch cho các dự án mang tính ưu tiên khuyến khích đầu tư gồm: Dự án Giáo dục- đào tạo, dạy nghề; Y tế; Thể thao; Xử lý môi trường; 69 Sáu là, phối hợp cùng DN kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình hình thành dự án cũng như trong SXKD của DN; Tiếp nhận phản ánh kiến nghị, chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của DN bằng việc thiết lập, duy trì hoạt động Cổng thông tin đối thoại DN - Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc. (Kể từ khi nhận được câu hỏi, kiến nghị phản ánh của DN các cơ quan của tỉnh có trách nhiệm trả lời DN sau thời gian không quá 5 ngày làm việc). Bảy là, đối với dự án lớn, tùy theo từng dự án cụ thể, tỉnh có thể xem xét, quyết định các chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp. Cùng với đó, Vĩnh Phúc cũng đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình hành động cụ thể nhằm chủ động hội nhập quốc tế và thích ứng với các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết và tham gia có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển KT-XH của Vĩnh Phúc: - Chương trình hành động số 67-CTr/TU ngày 20-02-2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về hội nhập quốc tế. Trong đó, nêu rõ: Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở nâng cao nội lực nền kinh tế của tỉnh và duy trì, đẩy mạnh, mở rộng quan hệ đối ngoại với các nội dung sau: + Tiếp tục thực hiện chương trình cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi thành phần kinh tế phát triển SXKD. Cụ thể hóa các chế độ chính sách của Trung ương áp dụng tại địa phương, các chính sách ưu đãi đầu tư của địa phương để tạo điều kiện thuận lợi trong cấp giấy chứng nhận đầu tư, các thủ tục giao đất, cho thuê đất. + Tạo môi trường thuận lợi, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ DN nâng cao sức cạnh tranh để thu hút đầu tư phát triển sản xuất vào các khu công nghiệp theo hướng lựa chọn các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao, thân thiện môi trường. Hình thành các khu, cụm công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo có quy mô lớn, vai trò quan trọng với toàn vùng và cả nước. + Đẩy mạnh tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư; xác định địa bàn trọng tâm, trọng điểm và xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại. 70 + Xác định rõ lợi thế so sánh, động lực phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh; nghiên cứu, chủ động tạo ra lợi thế so sánh mới cho nền kinh tế; chú trọng liên kết vùng, miền và hội nhập kinh tế giữa các địa phương, quốc gia trong khu vực và trên thế giới. + Nâng cao hơn nữa vai trò của Ban Hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh; định kỳ kiến nghị sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản còn thiếu và từng bước bãi bỏ các văn bản không phù hợp với các định chế và quy định của WTO; các thoả thuận khu vực và hiệp định song phương mà Việt Nam ký kết, trên cơ sở phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH của tỉnh. Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 12-KH/TU ngày 22/8/2011 của Tỉnh ủy về việc tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. - Tiến hành triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 04-NQ-TU ngày 14-01- 2013 về phát triển DN vừa và nhỏ đến năm 2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV với mục tiêu phát huy nội lực của địa phương trong việc thúc đấy tăng trưởng kinh tế bền vững, phù hợp với lộ trình hội nhập của Vĩnh Phúc trong tình hình mới. - Cụ thể hóa Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07-01-2013 của Chính phủ và Thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 08-02-2013 của Bộ Tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn cho SXKD, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; tạo điều kiện cho người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với NSNN. - Quan tâm đến vấn đề chuyển giá tại các hoạt động FDI và tiến tới hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động chống chuyển giá nhằm ngăn ngừa và thực hiện truy thu thuế, tiền phạt của các DN vi phạm vào NSNN. 3.2. THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN VAI TRÒ CỦA THUẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH VĨNH PHÚC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3.2.1. Thu ngân sách nhà nước tăng nhanh; chi ngân sách cơ bản đáp ứng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Kết quả thu Ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua là hết sức ấn tượng: Khi tái lập tỉnh (1997), số thu ngân sách chỉ đạt 100 tỷ đồng thì sau 12 năm (2009), số thu ngân sách đạt 10.780 tỷ đồng, trở thành 01 trong 5 71 tỉnh, thành phố có số thu nội địa cao nhất cả nước. Năm 2013, tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh đạt 23.937 tỷ đồng và năm 2014 thu đạt 26.521 tỷ đồng. Với kết quả này, Vĩnh Phúc tiếp tục khẳng định vị thế là địa phương đứng thứ 2 toàn miền Bắc và thứ 7 cả nước trong thu nộp NSNN. Đây là một sự nỗ lực rất lớn của ngành thuế Vĩnh Phúc, góp phần tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thu ngân sách trên địa bàn (xem bảng 3.1). Bảng 3.1: Tỷ lệ thu do ngành thuế quản lý trong tổng thu ngân sách nhà trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: Nghìn đồng Năm Tổng thu Ngân sách trên địa bàn Tổng thu ngân sách do ngành thuế quản lý % So với tổng thu ngân sách nhà nước % so với GDP 2010 19.866.615 10.846.808 55 25,07 2011 23.053.186 11.257.368 48,83 21,28 2012 20.202.846 9.780.104 48,41 18,50 2013 23.937.903 15.757.215 65,83 26,08 2014 26.521.882 17.764.729 67 27,78 Cộng 116.582.432 65.406.224 56,10 23,92 Nguồn: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc [22; 23; 24; 25; 26; 27; 28; 29]. Quan bảng phân tích trên cho thấy, tỷ trọng thuế trong tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc luôn ổn định và chiếm tỷ trọng lớn (56,10%) và góp tới 23,92% trong GDP toàn tỉnh trong giai đoạn 2010-2014. Do đó, có thể thấy thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu và là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định, tạo điều kiện để Vĩnh Phúc cân đối được nguồn lực đầu tư cho phát triển KT-XH trong hội nhập quốc tế. 72 Theo báo cáo của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, xét trên góc độ tỷ trọng của từng loại thuế trong tổng thu cho thấy: Đối với lĩnh vực thu quốc doanh trung ương: Số thu năm năm 2014 tăng 219% so với năm 2010 (187.430 triệu / 85.456 triệu) và tỷ trọng trong tổng thu tăng từ 78,78% (85.456 triệu /10.846.808 triệu) lên 1,07% (187.430 triệu/17.500.000 triệu). Điều này cho thấy đây là lĩnh vực thu tăng trưởng mang tính chất ổn định qua các năm, số thu tương đối ổn định không có sự đột biến cao. Phần lớn số thu từ lĩnh vực này được điều tiết về ngân sách trung ương [xem phụ lục 01]. Đối với lĩnh vực thu quốc doanh địa phương: Tỷ trọng thu vẫn ổn định ở mức 0,3% trong giai đoạn 2010-2014. Lĩnh vực này đã và đang tiếp tục thực hiện việc cổ phần hóa theo chủ trương của nhà nước. Do vậy, về lâu dài số thu sẽ có chiều hướng chững lại, thậm chí ngày càng giảm [xem phụ lục 01]. Đối với lĩnh vực thu đầu tư nước ngoài (chiếm tỷ trọng ở mức 85-86%) và thu NQD (tỷ trọng trong tổng thu ở mức 4%): Tỷ trọng luôn ổn định, với số thu tuyệt đối ngày càng tăng. Do các DN đã dần đi vào sản xuất ổn định, một số DN có số thu lớn sau một thời gian tích tụ vốn hiện có xu hướng tìm kiếm các thị trường khác có tiềm năng hơn [xem phụ lục 01]. Đối với lĩnh vực thu về đất: Thuế Chuyển quyền sử dụng đất (CQSDĐ), Thuế Sử dụng đất (SDĐ) nông nghiệp, thu tiền SDĐ: Có xu hướng giảm dần tỷ trọng và số thu không có tính ổn định là do lượng đất đai quy hoạch để cho các DN đầu tư ngày một giảm và xu hướng số thu này sẽ giảm mạnh các năm sau [xem phụ lục 01]. Trong khi đó, các loại thuế trực thu như: Thuế TNDN, thuế TNCN và một số loại thuế như Thuế môi trường, thuế khai thác tài nguyên, tiền thuê nhà, đất... lại ngày càng có tỷ trọng tăng dần và có số thu ngày càng lớn. (Thuế TNCN năm 2010 là 147.733 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,36% tổng thu ngân sách, đến năm 2014 tỷ lệ tương ứng là: 314.000 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 1,79%; Thuế Bảo vệ môi trường năm 2012 là 3.791 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,03% và năm 2014 là 7.000 triệu đồng chiếm 0,04% tổng thu ngân sách) [xem phụ lục 01]. 73 Từ những phân tích trên cho thấy các nguồn thu chủ yếu, ổn định từ nguồn thu thuế GTGT, TNDN từ hoạt động SXKD của các DN (Đặc biệt là các DN có vốn đầu tư nước ngoài) cùng với đó là thuế TNCN, các khoản phí, lệ phí tăng cao là những dấu hiệu tích cực trong việc duy trì nguồn thu thuế ổn định. Các lĩnh vực thu có tính chất đặc thù như thu tiền cấp quyền sử dụng đất hay thuế CQSDĐ cũng góp phần tăng thu cho NSNN với số lượng lớn nhưng có tỷ trọng ngày càng giảm trong tổng thu NSNN cho thấy rằng công tác thu thuế ở Vĩnh Phúc ngày càng đi vào chiều sâu góp phần quan trọng cho Vĩnh Phúc thực hiện được các mục tiêu KT - XH đã đề ra. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện như hiện nay thì các địa phương cần quan tâm đặc biệt đến các nguồn thu nội địa để chủ động nguồn thu, tránh đến mức tối thiểu các rủi ro ảnh hưởng đến thu ngân sách trên địa bàn. Trong giai đoạn 2010-2014, ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc được hưởng trong tổng thu NSNN tăng nhanh qua các năm, bảo đảm về cơ bản yêu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng của NSNN, giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát, từng bước góp phần ổn định trật tự xã hội, giành một phần để tăng chi cho tích luỹ, ngày càng chứng tỏ thuế là nguồn thu quan trọng nhất của NSNN (Bảng 3.2). Bảng 3.2: Tỷ lệ thu ngân sách địa phương được hưởng trong tổng thu ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tổng thu Ngân sách Tổng thu NS địa phương được hưởng Tỷ lệ (%) 2010 19.866.615 12.732.407 64,10 2011 23.053.186 14.578.610 63,24 2012 20.202.846 14.856.273 73,54 2013 23.937.903 15.362.768 64,18 2014 26.521.882 17.754.745 67,00 Tổng cộng 116.582.432 75.284.803 65 Nguồn: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc [22; 23; 24; 25; 26; 27; 28; 29]. 74 Từ bảng số liệu trên cho thấy, ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được hưởng do ngành thuế quản lý trong tổng thu ngân sách trên địa bàn được duy trì ổn định và tăng dần qua các năm cả về số tương đối và số tuyệt đối: Năm 2010, chiếm 64,10% (12.732.407 ngàn đồng), năm 2014 chiếm 67% (17.754.745 ngàn đồng), góp phần giúp cho Vĩnh Phúc có thể chủ động trong điều hành ngân sách góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ mà tỉnh đã đề ra trong phát triển KT-XH. Bên cạnh nguồn thu từ thuế, nguồn thu từ các lĩnh vực Hải quan, thu bổ sung từ ngân sách Trung ương, thu khác... đã tạo thành một cơ cấu thu hợp lý, hiện đại và phù hợp với xu thế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. (Ví dụ: Năm 2010, thuế chiếm 80% tổng thu ngân sách của Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất UAE; ở Braxin thuế đóng góp 35% cho GDP...). Hiện nay (2014), cơ cấu nguồn thu ngân sách của Vĩnh Phúc chủ yếu từ các DN và cá nhân SXKD trên địa bàn, lên tới 85,41% tổng nguồn thu 2014; tiếp đến là nguồn thu từ hải quan, chiếm khoảng 12,69% tổng thu và còn lại là thu từ các nguồn khác khoảng 1,90%, được thể hiện qua biểu đồ 3.3 [16]. Biểu đồ 3.1: So sánh cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước của Vĩnh Phúc, giai đoạn 2010-2014 Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc [83], [86]. 75 Do nguồn thu ngân sách của tỉnh tăng với tốc độ cao nên chi ngân sách được bố trí ngày càng tăng và hợp lý hơn. Điều này cho thấy từ kết quả thu thuế trên địa bàn giúp cho ngân sách của Vĩnh Phúc đáp ứng được kịp thời các nhu cầu chi của tỉnh phục vụ cho phát triển KT-XH và đảm bảo thực hiện các chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện phát triển nhanh chóng hệ thống kết cấu hạ tầng cũng như phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các nhu cầu phát triển tương lai với mức tăng quân tăng 0,9%/năm. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân của tỉnh giai đoạn 2010-2014 là 6,11% và tốc độ tổng thu ngân sách tăng bình quân 7,6%/năm [83], [86]. Như vậy, có thể thấy rằng: Vĩnh Phúc đã cân đối được công tác - thu chi một cách hợp lý và điều đó được thể hiện một cách rõ nét hơn thông qua việc so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế với tốc độ cho ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2010-2014 ở biểu đồ 3.2: Biểu đồ 3.2: So sánh tốc độ chi ngân sách với tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2014 2010 2011 2012 2013 2014 Giai đoạn 2010- 2014 -20 -10 0 10 20 30 Tốc độ chi NS Tăng trưởng kinh tế Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc [83; 84; 85; 86; 87]. 76 3.2.2. Thuế góp phần thúc đẩy kinh tế của Vĩnh Phúc tiếp tục tăng trưởng; quy mô nền kinh tế được mở rộng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại Từ nền tảng nguồn thu ngân sách trên địa bàn luôn luôn ổn định theo chiều hướng gia tăng năm sau cao hơn năm trước, giúp cho Vĩnh Phúc chủ động trong chi thường xuyên và phục vụ cho mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh theo định hướng đã phê duyệt: Năm 2014, chi cho đầu tư phát triển ở tỉnh Vĩnh Phúc tăng 175,2% (5.576.347/3.182.577) so với năm 2010; tương tự chi sự nghiệp kinh tế tăng 359,73% (830.433/230.874); chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề tăng 199,63% (1.966.979/985.327); chi sự nghiệp y tế tăng 247,89% (622.706/251.198); chi sự nghiệp khoa học công nghệ tăng 148,23% (27.571/18.721); chi sự nghiệp bảo đảm xã hội tăng 293,03% (471.498/160.904) và chi sự nghiệp môi trường tăng 307,6% (140.836/45.761) [86]. Chính tự sự chủ động trong nguồn thu ngân sách phục vụ cho mục tiêu phát triển KT-XH. Đặc biệt, chi đầu tư phát triển được ưu tiên nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế: Trong 4 năm từ 2011 đến 2014 tổng chi ngân sách cho đầu tư phát triển đạt 19.818.530 triệu đồng bằng 622% so với giai đoạn 2006-2010 giúp cho hoạt động SXKD trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc liên tục có tốc độ tăng trưởng dương và cao hơn so với bình quân chung của cả nước cũng như trong vùng KTTĐ phía Bắc. Từ đó, tạo nền tảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như quy mô nền kinh tế tăng nhanh và bền vững: Giai đoạn 2011-2014, GRDP của Vĩnh Phúc tăng trưởng bình quân 6,04%/năm, giá trị tăng thêm tăng bình quân 8,65%/năm (trong đó: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,62%/năm; công nghiệp và xây dựng tăng 10,10%/năm; dịch vụ tăng 7,25%/năm), cao hơn so vớ tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cả nước cùng thời kỳ (5,6%/năm) [86, tr.7-8]. Cùng với việc vận dụng các chính sách ưu đãi về thuế của Chính Phủ và xây dựng, ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư đối thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào Vĩnh Phúc với các ngành, lĩnh vực ưu tiên, cụ thể tại các địa bàn có lợi thế về giao thông, hạ tầng cơ sở, lao động đã hình thành lên những khu công 77 nghiệp, cụm kinh tế, cụm làng nghề truyền thống nhằm phát huy thế mạnh và lợi thế của địa phương trong dịch chuyển và thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương và nâng cao thu nhập cho người lao động. Giai đoạn 2010-2014, thu nhập bình quân của tỉnh tiếp tục tăng trưởng và luôn nằm trong nhóm các địa phương có GRDP bình quân đầu người cao của cả nước: năm 2013 (theo giá hiện hành) đạt 58,5 triệu đồng/người, tương đương 3.000USD/người, tăng 12,3% so với thực hiện năm 2011, cao hơn 1,4 lần GDP bình quân đầu người của cả nước (39,5 triệu đồng) và năm 2014 đạt 63 triệu đồng, tương đương 3.300USD, tăng 10,9% so với năm 2013 [12; 13; 14; 15; 16] (Bảng 3.3). Bảng 3.3: Quy mô và tăng trưởng kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: tỷ đồng, % Tổng GRDP (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%)/năm TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2014 Giai đoạn 2010-2014 Dự kiến 2011-2015 1 Tổng GRDP (giá ss 2010) 43.255 54.690 6,04 6,2 2 Giá trị tăng thêm 30.530 42.547 8,65 8,3 2.1 Nông, lâm, TS 3.428 3.952 3,62 3,4 2.2 CN - XD 18.707 27.489 10,10 9,4 2.3 Dịch vụ 8.394 11.106 7,25 7,6 3 Thuế sản phẩm 12.725 12.144 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc [12; 13; 14; 15; 16]. Có thể nói, cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc là tương đối đặc thù so với các tỉnh trong vùng và cả nước, ngay từ khi tái thành lập tỉnh, công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng thấp. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm phát triển, công nghiệp chiếm 78 tỷ trọng rất cao trong cơ cấu GDP, tới gần 63%. Trong giai đoạn 2010-2014, cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch khá nhanh. Theo đó, CCKT chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng 40,68% năm 2010 lên 62,54% trong năm 2014; khu vực dịch vụ có xu hướng giữ ở mức tương đương từ 27% đến 30%; trong khi tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản giảm liên tục rất nhanh từ 28,94% năm 2010 xuống còn 9,76% năm 2014 [12; 13; 14; 15; 16] và được thể hiện qua bảng 3.4 sau: Bảng 3.4: Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc theo giá thực tế giai đoạn 2010- 2014 Đơn vị tính: % TT Ngành kinh tế 2010 2011 2012 2013 2014 1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 28,94 19,45 14,9 10,69 9,76 2 Công nghiệp - xây dựng 40,68 52,69 56,2 60,39 62,54 3 Dịch vụ 30,38 27,86 28,9 28,92 27,70 Tổng số 100 100 100 100 100 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc [12; 13; 14; 15; 16]. Từ những điều chỉnh và tác động của thuế thông qua ưu đãi về thuế: Thuế suất thuế GTGT, thuế TNCN, miễn giảm thuế TNDN cùng với các chế độ đãi ngộ mà Vĩnh Phúc áp dụng đối với các DN, các nhà đầu tư trên địa bàn, đã có tác động trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại thể hiện qua số lượng các DN đầu tư mới vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ ngày một tăng: Số DN thành lập mới trong lĩnh vực công nghiệp năm 2014 so với năm 2010 tăng 71,8% (2.431 DN/1.415 DN) với 1.016 DN; tương tự số DN thành lập mới trong lĩnh vực dịch vụ tăng 206,5% (504 DN/244DN) với: 260 DN và số DN thành lập mới đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp giảm 1,06% (02 DN) [12; 13; 14; 15; 16] (Bảng 3.5). 79 Bảng 3.5: Số doanh nghiệp đầu tư theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: doanh nghiệp TT Ngành nghề kinh doanh 2010 2011 2012 2013 2014 1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 187 199 191 176 185 2 Công nghiệp - Xây dựng 1.415 2.038 2.272 2.313 2.431 3 Dịch vụ 244 444 488 512 504 TỔNG SỐ 1.846 2.681 2.951 3.001 3.120 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc [12; 13; 14; 15; 16]. Qua đó, cũng thể hiện được rằng các chính sách ưu đãi từ thuế đã góp phần chuyển dịch CCKT theo hướng hiện đại, phù hợp với xu hướng chung và tạo động lực để các DN, các nhà đầu tư chuyển dịch và đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn, có gia trị gia tăng cao theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp. Đồng thời, hình thành nên được các ngành kinh tế mũi nhọn mang thương hiệu của địa phương như: - Ngành sản xuất: Ô tô, xe máy HONĐA, TOYOTA; Thép ống Việt Đức, gạch ốp lát Viglacera - Ngành du lịch dịch vụ: Đại Lải Flamingo; Sông Hồng Thủ đô, Tam Đảo - Hệ thống các làng nghề truyền thống mà sản phẩm hàng hóa đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới: Rèn Lý Nhân, Mộc Bích Chu, Gốm Hương Canh 3.2.3. Thuế góp phần đảm bảo công bằng xã hội trong điều tiết, phân phối thu nhập và nâng cao chất lượng đời sống người dân trên dịa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Với nguồn thu từ thuế ngày một tăng cao, Vĩnh Phúc đã chủ động phân bổ nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế; Giáo dục - đào tạo; đảm bảo xã hội và đóng góp vào quỹ dự trữ tài chính của tỉnh một cách ổn định cũng như cân đối đóng góp một phần cho ngân sách Trung ương: Năm 2010: 128.046 triệu đồng; 80 năm 2011: 1.607 triệu đồng; năm 2012: 6.921 triệu đồng, năm 2013: 15.732 triệu đồng và năm 2014 là 15.587 triệu đồng [43; 44; 45; 46; 47]. Trên thực tế, những biện pháp trong vận dụng các chính sách ưu đãi thuế của Chính Phủ đối với hoạt động SXKD trên địa bàn tỉnh đã có tác động tích cực nhằm đảm bảo thực hiện các vấn đề an sinh xã hội, huy động nguồn lực đầu tư cho các hoạt động công ích, giải quyết việc làm và xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch. Từ kết quả của công tác thu ngân sách dựa trên quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế, Vĩnh Phúc đã chủ động trong việc điều tiết và phân phối lại thu nhập cho các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương trong hội nhập quốc tế nhằm đem lại lợi ích lớn nhất cho người lao động và thu hẹp khoảng cách về thu nhập của các tầng lớp nhân dân, được thể hiện qua bảng tổng hợp đầu tư cho ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2010-2014 (xem bảng 3.6). Bảng 3.6: Tổng hợp chi đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu thu 2010 2011 2012 2013 2014 1 Chi đầu tư phát triển 3.182.577 3.747.369 5.254.743 5.240.071 5.576.347 2 Chi sự nghiệp kinh tế 230.874 456.509 568.518 772.949 830.433 3 Chi sự nghiệp GD - ĐT và dạy nghề 985.327 1.202.684 1.684.741 1.856.394 1.966.979 4 Chi sự nghiệp y tế 251.198 287.057 351.493 458.233 622.706 5 Chi sự nghiệp KHCN 18.721 19.711 27.377 26.541 27.571 6 Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 160.904 340.178 287.457 506.783 471.498 7 Chi sự nghiệp môi trường 45.761 66.943 124.360 264.234 140.836 8 Dự trữ quỹ tài chính 4.174 1.510 1.510 1.510 1.510 9 Chi nộp Ngân sách Trung ương 128.046 1.607 6.921 15.732 246.000 Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc [87]. 81 Cục thuế Vĩnh Phúc đã tổ chức triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 19-6-2013. Theo đó: Bổ sung vào đối tượng không chịu thuế: Bảo hiểm sức khỏe, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người và tham mưu với UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1362/QĐ-UBND ngày 03-4-2009 về thuế GTGT và Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 06-01-2009 về thuế TNCN đối với các trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp. Qua đó áp dụng mức thuế suất thấp đối với các ngành sản xuất theo hướng ưu tiên của tỉnh như các hoạt động sản xuất, gia công hàng hóa thủ công truyền thống, các hoạt động phục vụ xã hội và các lĩnh vực y tế, xã hộivà áp dụng mức thuế cao đối với các ngành, các dịch vụ cần hạn chế và chưa thực sự cần thiết. Tuy nhiên các mức thuế suất trên đây được áp dụng theo từng địa bàn huyện, thị nhằm khuyến khích đầu tư sản xuất vào các địa bàn khó khăn, các ngành nghề phục vụ lợi ích xã hội, lợi ích công đồng với mục đích đem lại những giá trị tốt nhất cho cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện , thị nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Nhiều người dân; nhiều lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số ở các vùng khó khăn như: Sông Lô, Lập Thạch, Tam Dương đã có cơ hội và điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, học được những nghề nhất định... tạo lập nền tảng ban đầu và những điều kiện nhất định để họ vươn lên, tìm kiếm những cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, việc nâng mức giảm trừ gia cảnh từ 4 triệu đồng lên 9 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế theo Luật Thuế TNCN sẽ làm giảm tiền đóng thuế TNCN, người dân sẽ để ra được một khoản dành cho chi tiêu, mua sắm hàng hóa, kích cầu tiêu dùng và có điều kiện cải thiện, nâng cao đời sống. Cùng với đó, việc áp dụng Luật thuế TNDN trên địa bàn tỉnh một cách minh bạch, rõ ràng các quy định về miễn thuế đối với thu nhập của các cơ sở kinh doanh trên gồm những nội dung như: Phần thu nhập từ hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ của các cơ sở kinh doanh dành riêng cho người tàn tật, thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành cho người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các đối 82 tượng vi phạm tệ nạn xã hội; giảm thuế TNDN đối với DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ; giảm thuế TNDN cho các cơ sở sử dụng nhiều nhân công lao động là người dân tộc thiểu số... Việc áp dụng các quy định miễn giảm thuế nêu trên đã góp phần quan trọng đối với các DN trên địa bàn tỉnh trong việc sử dụng lao động địa phương. Theo Báo cáo tổng kết của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, số thuế TNCN thu được qua các năm liên tục tăng cao: Năm 2010: 147.733 triệu đồng; năm 2011: 245.353 triệu đồng; năm 2012: 287.210 triệu đồng; năm 2013: 310.192 triệu đồng và năm 2014 thu được: 317.000 triệu đồng [44; 45; 46; 47]. Điều này cho thấy thu nhập của người lao động đã được cải thiện, góp phần nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn, giảm thiểu đáng kể các vấn đề xã hội. Hiện nay, các chính sách miễn giảm thuế TNDN đang thực hiện tập trung ưu tiên cho những DN nhỏ và vừa - những DN khó khăn nhất và cần được tiếp sức sớm nhất, đã tạo ra những tác động tích cực trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, đối với các DN lớn, các DN đang nộp thuế nhiều và liên tục thì Chính phủ vẫn chưa có chính sách hỗ trợ, động viên nào. Cần khách quan mà nhìn nhận rằng, chính việc giảm thuế TNDN cho các DN lớn - các DN là đầu tàu, là quả đấm thép, các DN tạo nên diện mạo của nền kinh tế Việt Nam mới thực sự kích thích sản xuất và tăng trưởng. 3.2.4. Thuế tạo động lực thúc đẩy Vĩnh Phúc trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh Cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc đặc trưng bởi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang gia tăng tỷ trọ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthue_doi_voi_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_o_tinh_vinh_phuc_trong_hoi_nhap_quoc_te_4154_1916270.pdf
Tài liệu liên quan