Luận án Tổ chức kế toán trách nhiệm tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ix

PHẦN MỞ ĐẦU ix

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Tổng quan nghiên cứu 3

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 18

4. Câu hỏi nghiên cứu 18

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 19

7. Phương pháp nghiên cứu 20

8. Những đóng góp của luận án 23

9. Kết cấu của luận án 23

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 24

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 24

1.1.1. Sự hình thành và phát triển của kế toán trách nhiệm 24

1.1.2. Vai trò, đối tượng sử dụng thông tin của kế toán trách nhiệm 28

1.1.2.1. Vai trò của kế toán trách nhiệm 28

1.1.2.2. Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán trách nhiệm 29

1.1.3. Quản trị doanh nghiệp và mối quan hệ với kế toán trách nhiệm. 30

1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản trị trong doanh nghiệp 30

1.1.3.2. Phân cấp, phân quyền trong quản trị doanh nghiệp 31

1.1.3.3. Mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp với kế toán trách nhiệm 33

1.2. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 34

1.2.1 Khái niệm tổ chức kế toán trách nhiệm 34

1.2.2. Nội dung tổ chức Kế toán trách nhiệm 37

1.2.2.1. Tổ chức nhận diện và phân loại các trung tâm trách nhiệm 39

1.2.2.2. Tổ chức xây dựng dự toán theo các trung tâm trách nhiệm 44

1.2.2.3. Tổ chức thu nhận, xử lý dữ liệu và đánh giá trách nhiệm quản lý, cung cấp thông tin theo các trung tâm trách nhiệm. 49

 

docx234 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức kế toán trách nhiệm tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội dung tổ chức KTTN, tác giả đã tổng hợp và nghiên cứu theo hướng tập trung vào góc độ tổ chức nội dung KTTN, bao gồm bốn nội dung cơ bản: Tổ chức nhận diện và phân loại các trung tâm trách nhiệm; tổ chức xây dựng dự toán theo các trung tâm trách nhiệm; tổ chức thu nhận, xử lý và đánh giá trách nhiệm quản lý, cung cấp thông tin theo các trung tâm trách nhiệm; tổ chức thiết lập hệ thống khen thưởng theo trách nhiệm quản lý. Ngoài ra, trong chương này tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN trong các DN với sáu biến đôc lập: Sự cạnh tranh, quy mô DN, phân cấp quản lý, nhận thức về KTTN của nhà quản lý DN, chi phí tổ chức và chiến lược kinh doanh DN. Trên cơ sở những vấn đề lý luận tác giả định hướng xem xét đánh giá thực trạng tổ chức KTTN tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn , từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức KTTN tại các DN này. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN 2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN VÀ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn. Tên Công ty: Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn Tên tiếng Anh: Saigon Beer – Alcohol – Beverage Corporation. Tên viết tắt: Sabeco Trụ sở chính: 6 Hai Bà Trưng, P.Bến Nghé, Q.1, TP. HCM. Điện thoại: (08) 3829 6342 – 3829 4081 – 3829 4083 Fax: (08) 3829 6856 Website: www.Sabeco.com.vn Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0300583659 do Sở KH&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 17/04/2008 và thay đổi lần thứ 4 ngày 29/01/2016. Vốn Điều lệ: 6.412.811.860.000 đồng (bằng chữ: Sáu ngàn bốn trăm mười hai tỷ tám trăm mười một triệu tám trăm sáu mươi ngàn đồng). Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty: Sabeco là tập đoàn lớn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát trên lãnh thổ Việt Nam. Tiền thân của công ty là một xưởng bia nhỏ do ông Victor Larue, một người Pháp tại Đông Dương, lập ra tại Sài Gòn vào năm 1875. Ba mươi lăm năm sau, năm 1910, xưởng phát triển thành một nhà máy hoàn chỉnh, sản xuất bia, nước ngọt và nước đá. Tháng 9 năm 1927, nhà máy được chính thức sáp nhập vào hệ thống hãng BGI của Pháp, và 50 năm sau (năm 1977), được Chính phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tiếp quản, giao cho công ty Rượu Bia Miền Nam quản lý. Từ đó, Nhà máy được đổi tên thành Nhà máy Bia Sài Gòn, chuyển sang thời kỳ mới – thời kỳ là đơn vị quốc doanh hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung của nền kinh tế XHCN. Năm 1933, Nhà máy bia sài gòn trờ thành công ty bia Sài Gòn sau khi sáp nhập lần lượt các Nhà máy nước đá Sài Gòn, Nhà máy cơ khí rượu bia và Nhà máy nước khoáng ĐaKai. Năm 2004, Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con theo quyết định số 37/2004/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) trên cơ sở tổ chức lại Công ty Bia Sài Gòn và các Công ty Rượu Bình Tây, Công ty Nước giải khát Chương Dương và Nhà máy Thủy tinh Phú Thọ. Trong đó Công ty mẹ được hình thành từ văn phòng, các phòng, ban nghiệp vụ, các nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng sản xuất hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty. Trong năm, SABECO đạt sản lượng hơn 403 triệu lít bia các loại, trong đó có 268 triệu lít bia sản xuất tại đại bản doanh Công ty Bia Sài Gòn. Số còn lại gia công tại 10 nhà máy bia địa phương. Năm 2008, Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn chuyển đổi thành Công ty cổ phần bia - rượu – nước giải khát Sài Gòn và chính thức đưa vào hoạt động Nhà máy bia Sài Gòn Củ Chi, đây là nhà máy bia lớn nhất Đông Nam Á. Trong giai đoạn này, hệ phân phối trên toàn quốc với 8 Công ty CPTM SABECO khu vực đã được hoàn thiện. Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn SABECO liên tục phát triển lớn mạnh với chủ đạo là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Bia Sài Gòn và đầu tư mới trên nhiều lĩnh vực, sản phẩm khác. Năm 2016, phương án chuyển đổi Tổng công ty bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn thành Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn được phê duyệt. Ngày 20/09/2016, Bộ Công Thương có văn bản số 8845/BCT-CNN về việc chấp thuận đề xuất niêm yết cổ phiếu SABECO trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Ngày 20/10/2016, Đại hội đồng cổ đông SABECO ban hành Nghị quyết số 62/2016/NQ-ĐHĐCĐ thông qua việc niêm yết cổ phiếu của SABECO tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Tính đến năm 2017, Bia Sài Gòn đã trải qua 142 năm lịch sử nguồn gốc, 40 năm xây dựng và phát triển thương hiệu. Năm 2017 mang nhiều dấu ấn khi kết quả kinh doanh của tổng công ty rất ấn tượng. Cụ thể, sản lượng tiêu thụ đạt 1,790 tỷ lít; Hình 2.1 Sản lượng tiêu thụ bia các loại (Nguồn: báo cáo thường niên SABECO 2017) Tổng doanh thu của SABECO đạt mức tăng trưởng 12,2 %, tính đến năm 2017 đạt 34.193 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ và tăng 3% so với kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế tẳng trưởng đều qua các năm với tỷ lệ bình quân là 9,6%, đến năm 2017 đạt 4.949 tỷ đồng, tăng 4% với cùng kỳ và tăng 3% so với kế hoạch đề ra. Nộp ngân sách nhà nước hơn 9.200 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ ước đạt 75%, tăng 2% so với cùng kỳ và tăng 1% so với kế hoạch. Hình 2.2 Tăng trưởng doanh thu lợi nhuận (Nguồn: báo cáo thường niên SABECO 2017) Ngoài những điểm nhấn về hoạt động, năm 2017 còn đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của SABECO khi Chính phủ và Bộ Công Thương bán thành công 53,59% vốn điều lệ cho công ty TNHH Vietnam Beverage, đơn vị thành viên của Thai Beverage Public Company Limited (ThaiBev), đóng góp 110 nghìn tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Việc nhà nước thoái vốn khỏi SABECO được xem là một cú huých mạnh mẽ, tạo đà cho doanh nghiệp thêm sự chủ động, tăng cường tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Đến nay, SABECO tập trung tạo ra giá trị thông qua sự cộng hưởng từ thế mạnh thương hiệu, tiềm lực tài chính vững mạnh, hệ thống sản xuất và phân phối, trình độ công nghệ kỹ thuật cùng bề dày kinh nghiệm, sự am hiểu sâu sắc thị trường Việt Nam của đội ngũ quản lý SABECO trên nền tảng gia tăng hiệu quả quản trị trên nguyên tắc minh bạch để giữ vững thị phần quốc nội và vươn tầm ra thị trường khu vực và thế giới. Ngoài ra, SABECO tiếp tục nỗ lực mang lại giá trị cao hơn cổ đông, nhà cung cấp, nhà phân phối, người tiêu dùng và cộng đồng... với mục tiêu gắn kết chặt chẽ các Bên để cùng phát triển và tăng trưởng bền vững. Trong xu thế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới hiện nay, chiến lược đúng đắn có vai trò quyết định trong sự phát triển và lớn mạnh của doanh nghiệp. Với những nỗ lực phát triển bền bỉ và ổn định,  không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm thỏa mãn sự mong đợi của người tiêu dùng,  hiện tại –   Bia Sài Gòn đang chiếm giữ vị trí dẫn đầu trong ngành Bia VN và 5 lần liên tục vinh dự được công nhận là Thương hiệu Quốc Gia.  Ngành nghề kinh doanh Ngành nghề kinh doanh chính của SABECO là sản xuất đồ uống, sản xuất chế biến thực phẩm (trừ chế biến thực phẩm tươi sống, sản xuất rượu, bia, rượu, nước giải khát tại trụ sở chính). Mua bán các loại bia, cồn, rượu, nước giải khát, các loại bao bì, nhãn hiệu do ngành bia, rượu, nước giải khát và lương thực – thực phẩm. Mua bán vật tư, nguyên liệu, phụ liệu, hương liệu, thiết bị, phụ tùng có liên quan đến ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát, các loại hương liệu, nước cốt để sản xuất bia, rượu, nước giải khát, các loại hương liệu, nước cốt để sản xuất bia, rượu, nước giải khát; lương thực, thực phẩm Bia là loại hàng hóa có vòng đời sản phẩm ngắn, thời hạn sử dụng chỉ từ 3 tháng đến 1 năm. Do vậy, cung cầu của ngành có đặc thù là thường đi cùng nhau, không có độ trễ, lượng tồn kho không đáng kể và cung dễ thay đổi theo cầu. Về đầu vào của ngành bia, nguyên vật liệu chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp (lúa mạch, hoa bia, ngũ cốc) có sản lượng biến động mạnh phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Chất lượng và chủng loại của các nguyên liệu này mang tính trọng yếu, quyết định đến hương vị và chất lượng của bia thành phẩm, mặc dù chi phí nguyên phụ liệu đầu vào chỉ chiếm chưa đến 30% chi phí sản xuất của ngành bia thế giới. Ngành bia thế giới Ngành bia thế giới nhìn chung đã bước vào giai đoạn trưởng thành và bão hòa, với tốc độ tăng trưởng hằng năm kép trong giai đoạn 2011-2015 vào khoảng -0,7%. Cơ cấu tiêu thụ dịch chuyển từ các quốc gia phát triển với nền văn hóa bia lâu đời sang các quốc gia đang phát triển có ngành bia non trẻ. Tính đến năm 2015, tỷ trọng tiêu thụ bia tại Châu Á chiếm 35% tổng sản lượng bia tiêu thụ trên toàn thế giới. Lượng tiêu thụ bia tập trung tại các nước như Nga, Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc với động lực thúc đẩy tăng trưởng trong tiêu thụ là việc tự do hóa thương mại, thu nhập đầu người tăng và cơ cấu dân số có tỷ trọng người trong độ tuổi lao động cao. Đi ngược lại với xu hướng giảm của ngành bia thế giới ngoài khu vực châu Á còn có Châu Phi, với lượng tiêu thụ tăng đều đặn qua các năm đi liền với bùng nổ dân số và tình hình kinh tế khu vực có sự tăng trưởng mạnh. Trong giai đoạn 2015-2020, Châu Phi được dự kiến là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, khoảng 5,2%/năm. Châu Á vẫn sẽ tiếp tục là thị trường tiêu thụ bia lớn nhất thế giới, với lượng tiêu thụ kỳ vọng tăng từ 63,3 tỷ lít lên 90 tỷ lít vào năm 2020. Hình 2.3 Sản lượng tiêu thụ bia thế giới (Nguồn: Kirin Holdings) Ngành bia thế giới có thể được miêu tả bằng hai xu hướng là xu hướng hợp nhất bắt đầu từ thế kỷ XX và xu hướng toàn cầu hóa từ cuối thế kỷ XX. Cụ thể, tính đến năm 2015, bốn hãng bia lớn nhất đã nắm giữ gần 50% thị phần toàn thế giới. Đến thời điểm năm 2015, Trung Quốc là quốc gia có sản lượng sản xuất bia lớn nhất thế giới, theo sau đó là Mỹ và Brazil. Cũng trong năm này, Việt Nam lọt vào danh sách 10 nước có sản lượng sản xuất bia lớn nhất thế giới ở vị trí thứ 8, chiếm 2,42% tổng sản lượng bia toàn cầu. Xu hướng tiêu thụ sắp tới của ngành bia thế giới tập trung vào phân khúc bia cao cấp, trào lưu bia thủ công và xu hướng đa dạng trải nghiệm uống. Cùng với đó là mối quan tâm của người tiêu dùng đối với sức khỏe ngày càng gia tăng sẽ thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các sản phẩm bia ít/không cồn. Ngành bia Việt Nam Ngành sản xuất bia nội địa phần lớn chịu sự chi phối của hai Tổng công ty với Sabeco hiện đang sở hữu 23 công ty con và 20 công ty liên doanh, liên kết; Habeco đang sở hữu 17 công ty con và 6 công ty liên kết hoạt động trong cả ba lĩnh vực sản xuất, thương mại và vận tải các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát. Ngoài ra, trên thị trường còn có nhiều công ty bia hoạt động độc lập khác với quy mô nhỏ hơn như Công ty TNHH Bia Huế thuộc sở hữu 100% của tập đoàn Carlsberg, Công ty Cổ phần Bia và NGK Hạ Long, Nhà máy Bia Masan Brewery Hậu Giang thuộc tập đoàn Masan, Công ty Cổ phần Bia Nada Từ chỗ chỉ có 2 nhà máy bia Hà Nội và Sài Gòn, đến nay, ngành bia Việt Nam đã phát triển với 129 cơ sở sản xuất bia nằm trên 43 tỉnh, thành phố với sản lượng sản xuất trong năm 2015 đạt 4,6 tỷ lít. Sản lượng sản xuất bia tại Việt Nam tăng trưởng đều đặn qua các năm trong giai đoạn 1996-2015. Điều này là do thói quen tiêu thụ bia ngày càng phát triển và được ưa chuộng tại Việt Nam. Thêm vào đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng tích cực đầu tư xây dựng thêm nhà máy, liên tục nâng công suất toàn ngành. Hình 2.4 Sản lượng sản xuất bia tại Việt Nam (Nguồn: Kirin Holdings) Về công suất, Sabeco là hãng bia có tổng công suất cao nhất, đạt 1,8 tỷ lít bia/năm với 23 nhà máy bia trải dài trên khắp cả nước. Với mức độ phủ sóng của các nhà máy tại cả Bắc, Trung và Nam, Sabeco dễ dàng tiếp cận với các đối tượng khách hàng trên mọi khu vực địa lý, tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho Sabeco so với các hàng bia khác Hình 2.5 Tổng công suất nhà máy của các hãng bia tại Việt Nam (Nguồn: Báo cáo nghiên cứu của FPTS) Việc các nhà máy được xây dựng với mật độ dày đặc cùng các kế hoạch đầu tư mở rộng công suất nhà máy khắp cả nước đang dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung trong ngành. Cụ thể, theo thống kê, tổng công suất các nhà máy bia hiện tại vào khoảng gần 5 tỷ lít/năm, trong khi sản lượng bia tiêu thụ trong năm 2015 chỉ đạt 3,8 tỷ lít và cao hơn mục tiêu sản xuất 4,1 tỷ lít bia vào năm 2020 theo kế hoạch đề ra của Bộ Công Thương. Đặc biệt, trong ngành bia thế giới cũng như ở Việt Nam công nghệ không phải yếu tố trọng yếu, vấn đề ở chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất bia tại Việt Nam cũng giống như quy trình sản xuất chung của thế giới. Về tiêu thụ, trong năm 2015, người Việt Nam tiêu thụ 3,8 tỷ lít bia, đạt mức tiêu thụ cao nhất Đông Nam Á, đứng thứ 3 Châu Á và thứ 11 toàn thế giới. Với tiềm năng lớn như vậy, việc các tập đoàn bia ngoại gia nhập vào thị trường bia Việt Nam là một điều tất yếu. Điển hình là tập đoàn bia Heineken đầu tư vào ngành bia Việt Nam từ năm 1991 với việc thành lập Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam. Theo sau đó là hàng loạt các tập đoàn lớn trên thế giới như Carlsberg (sở hữu 100% Công ty Bia Huế và 17% tại Habeco), Sapporo với nhà máy bia tại Long An đi vào hoạt động từ 2011 với công suất tối đa 150 triệu lít/năm hay AB-Inbev với nhà máy tại Bình Dương khánh thành năm 2015 với công suất 100 triệu lít/năm. Hình 2.6 Thị phần các công thi sản xuất và/hoặc phân phối bia tại Việt Nam (Nguồn: Báo cáo của Euromonitor International) Như vậy, có thể nói ngành bia Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại do đã đạt đến quy mô lớn (thị trường tiêu thụ bia lớn thứ 9 thế giới trong năm 2015 với 3,8 tỷ lít). Đối với SABECO, với sản phẩm bia, rượu, nước giải khát đa dạng, phong phú, kênh phân phối thông qua hệ thống thương mại (Tổng công ty thương mại mẹ và các công ty khu vực) với thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước (Chiếm 45,8% thị trường trong nước và 33 thị trường xuất khẩu trên khắp thế giới), so với các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm cũng như thị trường của SABECO mang tính chất ổn định cao, năng lực sản xuất tốt với mạng lưới bao gồm 25 nhà máy sản xuất trải dài khắp lãnh thổ Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để xây dựng hệ thống KTTN nhằm tạo ra các trung tâm trách nhiệm với các hệ thống chỉ tiêu đánh giá, hệ thống báo cáo hiệu suất và phân phối phần thưởng. Đảm bảo việc đánh giá hiệu suất quản lý cho các nhà quản lý bộ phận một cách hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt lý cũng như hiệu quả hoạt động của SABECO. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn SABECO là thương hiệu lâu đời bậc nhất, đứng đầu ngành bia tại thị trường Việt Nam với 142 năm lịch sử nguồn gốc và hơn 42 năm xây dựng, phát triển thương hiệu. Bao gồm 25 Nhà máy sản xuất trải dài khắp lãnh thổ Việt Nam giúp SABECO dễ dàng tiếp cận, đưa sản phẩm một cách nhanh và hiệu quả nhất đến tay người tiêu dùng. Hệ thống sản xuất được xem là yếu tố nền tảng và là lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Các Nhà máy Bia Sài Gòn được đầu tư máy móc thiết bị đồng bộ với công nghệ sản xuất hiện đại, nhập khẩu từ các hãng sản xuất thiết bị chuyên dùng cho ngành bia hàng đầu thế giới tại Châu Âu như Krones AG, KSH được tích hợp hệ thống quản lý sản xuất tự động hóa cao, giúp giảm tiêu hao năng lượng, hỗ trợ công tác quản lý sản xuất hiệu quả. Các Nhà máy Bia Sài Gòn đều được chứng nhận đạt chuẩn ISO 9001:2008 (Hệ thống Quản lý chất lượng), ISO 14001:2004 (Hệ thống Quản lý môi trường), ISO 22000:2005 (Hệ thống Quản lý an toàn thực phẩm), và HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn trong quá trình sản xuất). Bộ máy quản lý của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn được tổ chức theo dạng trực tuyến – chức năng. Tính đến thời điểm hiện tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn có 23 công ty con chiếm tỷ lệ sở hữu trên 51% vốn và 20 công ty liên doanh, liên kết (phụ lục 2.1, 2.2) Mỗi đơn vị trực thuộc Tổng công ty bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp số 68/QH 2013 do Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khóa XIII kỳ họp thứ 8 thông qua ngày qua ngày 29/11/2014. Mỗi công ty có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ của Đại hội đồng cổ đông ban hành và các quy định của Pháp luật. Với cơ cấu tổ chức trên mỗi cá nhân, tổ chức, đơn vị trong công ty được quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Sơ đồ 2.1 Mô hình quản trị và bộ máy quản lý SABECO (Nguồn: Báo cáo thường niên SABECO 2019) Các đơn vị trực thuộc SABECO đa phần đã được cổ phần hóa và có 2 loại hình doanh nghiệp cơ bản: doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các đơn vị trực thuộc SABECO có sự khác biệt rõ với hai loại hình sản xuất và thương mại. Các công ty sản xuất được vận hành theo quy trình đạt chuẩn ISO; do đó, bộ máy được có sự phân cấp, phân quyền khá rõ ràng, các bộ phận được quy định nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn cụ thể và có sự tương tác lẫn nhau: Sơ đồ 2.2 Sơ đồ Sự tương tác của các quá trình TỔNG CÔNG TY NHẬN THÔNG BÁO LỆNH Đánh giá, giám sát nhà cung cấp Mua nguyên vật liệu chính NHẬP KHO BẢO QUẢN SẢN XUẤT GIAO HÀNG KIỂM TRA XỬ LÝ Ý KIẾN, KHIẾU NẠI KIỂM TRA Xử lý sản phẩm không phù hợp NHẬN KẾ HOẠCH THÁNG Mua hàng (ngoài loại mua từ TCT) CÔNG TY THƯƠNG MẠI NHẬN KẾ HOẠCH NĂM CÔNG TY VẬN TẢI LẬP KẾ HOẠCH CUNG ỨNG CHUẨN BỊ SẢN XUẤT NHẬN KẾ HOẠCH CUNG ỨNG KIỂM TRA Nhận vỏ chai NHẬP KHO BẢO QUẢN Nhập kho bảo quản Hướng dẫn xử lý từ TCT (Nguồn: SABECO) v Mô hình tổ chức các công ty sản xuất: Các Nhà máy Bia Sài Gòn đều có cơ chế hoạt động là một công ty cổ phần đồng thời áp dụng các quy trình tuân thủ theo ISO 9001:2008. Trong đó, cơ cấu tổ chức được như sau: Sơ đồ 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của các đơn vị sản xuất ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH BAN KIỂM SOÁT PGĐ PHỤ TRÁCH SX CÔNG NGHỆ PHÒNG TC-KT PHÒNG KCS PX. CÔNG NGHỆ PX. CHIẾT PX. ĐỘNG LỰC PGĐ PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT THIẾT BỊ BAN GIÁM SÁT PGĐ PHỤ TRÁCH THƯƠNG MẠI PHÒNG: KỸ THUẬT PHÒNG KẾ HOẠCH -THƯƠNG MẠI PHÒNG HC-TH ( Nguồn: công ty CP bia Sài gòn – Hà Nội, công ty CP bia Sài gòn miền trung) Các công ty sản xuất trực thuộc SABECO có cơ cấu tổ chức dạng trực tuyến – chức năng, cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy là Đại hội đồng cổ đông, hằng năm, Đại hội đồng cổ đông sẽ tiến hành thông qua báo cáo tài chính, kế hoạch hoạt động cũng như kế hoạch tài chính của năm tiếp theo; tiến hành bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên ban kiểm soát của công ty. Sau Đại hội đồng cổ đông là Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, đây là cơ quan quản lý cấp cao nhất, Hội đồng quản trị sẽ quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến điều hành hoạt động của công ty. Chức năng chủ yếu của hội đồng quản trị là bảo vệ quyền lợi của các cổ đông, xây dựng mức lương cho hệ thống quản lý, điều hành hệ thống kiểm soát nội bộ Tại các nhà máy trực thuộc SABECO như nhà máy bia Sài gòn – Hà Nội, nhà máy bia sài gòn Miền trung, nhà máy bia Sài gòn – Sông lam,HĐQT luôn theo sát hoạt động của công ty, đề ra các định hướng phát triển tốt, giúp ban điều hành hoàn thành kế hoạch, tối đa hóa lợi nhuận Dưới HĐQT là Giám đốc điều hành, chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch của Công ty. Chịu trách nhiệm về việc hoạt động của Công ty trước Pháp luật và Hội đồng quản trị. Tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực được Hội đồng quản trị giao để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Chủ động phối hợp với các đơn vị trong Tổng công ty Bia- Rượu- NGK Sài Gòn, các đơn vị khác (trong và ngoài nước) để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Dưới Giám đốc công ty là các Phó giám đốc phụ trách các mảng khác khau của công ty như: PGĐ kỹ thuật – thiết bị, PGĐ kế hoạch – thương mại, PGĐ công nghệ và các phòng ban chức năng. Mỗi Phó giám đốc hay trưởng các phòng ban được quy định cụ thể về quyền hạn, nhiệm vụ và người thay thế. Ví dụ, Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật – thiết bị được quy định: Quyền hạn Quyền giải quyết toàn bộ các mặt công tác nếu được Hội Đồng Quản Trị, Giám đốc ủy quyền và phân công nhiệm vụ. Trực tiếp phụ trách công tác kỹ thuật thiết bị. Được ký các chứng từ có liên quan đến nhiệm vụ được ủy quyền và phụ trách công tác trên. - Đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật các cương vị quản lý cán bộ công nhân sản xuất dưới quyền phụ trách. Trách nhiệm: - Lập kế hoạch tiêu thụ và giao nhận Bia theo hàng tháng, quý năm trình Giám đốc phê duyệt. - Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm ngắn hạn và dài hạn. - Báo cáo tổng kết các nhiệm vụ được giao trong các cuộc họp giao ban lãnh đạo hàng tháng, quy, năm - Tổ chức và điều hành các đơn vị có liên quan thực hiện hoàn thành kế hoạch trên. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc trực tiếp phân công, phối hợp các đơn vị, cá nhân khác có liên quan để hoàn thành nhiệm vị được giao Người thay thế: Là Phó phòng kế hoạch Thương mại. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật – thiết bị và phó giám đốc phụ trách công nghệ là người trực tiếp điều hàng hoạt động sản xuất tại công ty với các phân xưởng sản xuất và các phòng kỹ thuật, mỗi phân xưởng sẽ được mô tả chức năng, nhiệm vụ, ví dụ quy định cho phân xưởng công nghệ: Chức năng: - Tổ chức thực hiện, điều hành, phối hợp, quản lý, kiểm tra, giám sát việc vận hành các hệ thống: Xử lý nước nấu, Xuất Nhập Nguyên liệu, Nghiền, Nấu, Men, lọc, Xử lý nước thải. - Tham mưu cho Ban lãnh đạo (Giám đốc, Các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) về các lĩnh vực sản xuất thuộc phân xưởng. Nhiệm vụ: - Soạn thảo, ban hành, phổ biến: Các Quy trình vận hành dây chuyền, máy, thiết bi; Các hướng dẫn công việc trong phạm vi phân xưởng. Tuân thủ nội quy, quy chế của công ty, pháp luật nhà nước và các tài liệu ISO hiện hành. - Bố trí nhân sự vận hành, kiểm tra, giám sát. Tổ chức sản xuất theo đúng quy trình, hướng dẫn, đúng kế hoạch đảm bảo an toàn cho người lao động, máy móc thiết bị và chất lượng sản phẩm. - Phát hiện các mối nguy về: Thiết bị, an toàn lao động, sản phẩm. Kịp thời báo cáo, đề nghị, phối hợp với các bộ phận liên quan khắc phục phòng ngừa. - Thống kê, theo dõi, báo cáo tình hình thực hiện định mức, kế hoạch sản xuất. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện định mức, kế hoạch. Đề xuất các vấn đề làm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. - Tham gia vào công tác đánh giá chất lượng sản phẩm, truy tìm nguyên nhân sự cố, giải quyết khiếu nại của khách hàng.. - Thực hiện tốt công tác vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo giao. Mỗi một phân xưởng sản xuất sẽ có một quản đốc phân xưởng được quy định rõ chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn và người thay thế thuộc phạm vi phụ trách. Ví dụ về phân xưởng công nghệ: Trách nhiệm và quyền hạn của các trưởng phòng: Quản đốc (sau đây gọi là Trưởng đơn vị): Trách nhiệm: - Lãnh đạo đơn vị thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ. Chịu trách nhiệm về kết quả công việc đơn vị mình quản lý trước Giám đốc. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực được giao. - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo giao. Quyền hạn: - Trưởng đơn vị có quyền đề nghị Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký Hợp đồng lao động, chấm dứt Hợp đồng lao động; khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh quản lý trong đơn vị mình thuộc thẩm quyền của Giám đốc . - Trưởng đơn vị có quyền phân công công việc cho nhân sự thuộc quyền quản lý, xem xét, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các công việc đã phân công. - Trực tiếp báo cáo với Giám đốc về các công việc được giao và chủ động phối hợp với các đơn vị khác để thực hiện nhiệm vụ. - Được quyền đình chỉ công tác của nhân viên đơn vị mình trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng, sau đó nhưng không quá 24 giờ phải báo cáo cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình . Người thay thế: Khi trưởng đơn vị vắng mặt thì người thay thế có quyền hạn và trách nhiệm như trưởng đơn vị. - Thay thế Quản đốc phân xưởng công nghệ: Là Trưởng ca đi hành chính. - Thay thế Quản đốc phân xưởng chiết: là Phó quản đốc phân xưởng chiết. - Thay thế Quản đốc phân xưởng Động lực: là Phó quản đốc phân xưởng động lực. - Thay thế Trưởng phòng kỹ thuật: là Phó phòng kỹ thuật. - Thay thế Trưởng phòng KCS: Là người quản lý kỹ thuật - Thay thế trưởng phòng HC TH: Là Phó phòng HC TH Đối với mô hình tổ chức quản lý tại các công ty sản xuất trực thuộc SABECO, có thể nói các công ty đang áp dụng mô hình phân cấp, phân quyền quản lý khá rõ ràng, do đó việc thực hiện và triển khai các kế hoạch kinh doanh do Đại hội đồng cổ đông phê duyệt được thực hiện nhanh chóng, chủ động và hiệu quả, đây chính là tiền đề cũng như thuận lợi rất lớn để tổ c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_to_chuc_ke_toan_trach_nhiem_tai_cac_don_vi_truc_thuo.docx
Tài liệu liên quan