MỞ ĐẦU .1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI LÔ LÔ HOA Ở HUYỆN MÈO VẠC.13
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về người Lô Lô ở Việt Nam và về trang phục.13
1.2. Cơ sở lý thuyết .23
Chương 2. QUY TRÌNH LÀM RA TRANG PHỤC.45
2.1. Nguồn nguyên liệu để sản xuất vải .45
2.2. Chế biến sợi và dệt vải .50
2.3. Trồng chàm, chế biến cao chàm và nhuộm vải, sợi.55
2.4. Kỹ thuật cắt may y phục và trang trí.58
2.5. Kỹ thuật chế tác đồ trang sức.61
Chương 3. CÁC THÀNH TỐ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TRANG PHỤC .67
3.1. Các thành tố của bộ trang phục truyền thống.67
3.2. Hoa văn, màu sắc trên trang phục truyền thống và ý nghĩa.87
3.3. So sánh trang phục truyền thống hiện nay của hai nhóm Lô Lô Hoa và Lô Lô
Đen .95
3.4. Chức năng của trang phục truyền thống .104
Chương 4. GIÁ TRỊ CỦA TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG, SỰ BIẾN ĐỔI
VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA.117
4.1. Giá trị trang phục truyền thống hiện nay của người Lô Lô Hoa.117
4.2. Sự biến đổi trang phục truyền thống hiện nay .126
4.3. Vấn đề đặt ra và một số kiến nghị góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị trang
phục truyền thống của người Lô Lô.141
KẾT LUẬN .148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
NGHIÊN CỨU SINH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.153
MỤC LỤC PHỤ LỤC.163
213 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trang phục truyền thống hiện nay của người lô lô hoa ở huyện Mèo Cạc, tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại và đan xen nối tiếp nhau chạy tròn theo vòng tay áo tạo
thành mô típ trang trí biểu tượng hình đàn cá đang bơi uốn lượn trên những
con sóng. Biểu tượng này phần nào lý giải về việc đàn ông người Lô Lô săn
bắt cá và hái lượm rất giỏi, món cá cũng là một món ăn không thể thiếu trong
đời sống truyền thống của người Lô Lô ở tỉnh Hà Giang nói chung, người Lô
Lô Hoa ở huyện Mèo Vạc nói riêng [94]. Do việc khâu chắp ghép vải để tạo
dáng chiếc áo, nên thoạt nhìn vào có thể thấy phần vải khá dày, tạo cho chiếc
áo tuy cứng cáp nhưng vẫn để lộ rõ tất cả sắc màu của các họa tiết hoa văn
trang trí trên áo. Trong khi phần vải can dưới cánh tay và sườn áo lại tạo ra sự
mềm mại của người phụ nữ Lô Lô, tạo ra sự thoải mái và linh hoạt cho người
mặc khi lao động, sinh hoạt hàng ngày. Có thể nói, hình dáng chiếc áo khi đã
can và táp vải thường tạo nên phong độ cứng cáp và khỏe khoắn ở phần ngực
để người mặc thuận tiện khi sử dụng. Đặc biệt, phần gấu áo lại được cắt may
hơi bó đôi chút để ôm lấy phần lưng eo, tạo ra sự thon gọn và làm điểm nhấn
cho độ mở của chiếc tạp dề được thắt so le phía dưới.
Ngoài ra, qua đặc điểm chiếc áo truyền thống hiện nay của phụ nữ Lô
Lô Hoa có thể cảm nhận được sự gần gũi của nó với kiểu áo làm từ vỏ cây
thời xa xưa của cha ông. Trong khi, nếu cắt phần thân trước và thân sau áo để
xếp lại với nhau thì sẽ tạo thành hình chữ nhật, với hai hàng họa tiết hoa văn
thêu và khâu táp vải từ các hình tam giác thành khối lớn hình vuông, chạy dọc
từ ba ô vuông lớn đến khoảng bốn phần năm ô vuông rồi chạy ngang sang hai
77
bên vạt áo trước và chạy ra đằng sau. Chính cách bài trí họa tiết hoa văn này
đã gợi lên cảm giác cho rằng, đây là một bộ áo giáp dùng để bảo vệ cơ thể của
một chiến binh xưa kia khi đang đánh nhau trên chiến trường.
Có thể nói, về cơ bản, các họa tiết trang trí trên bộ lễ phục của phụ nữ
Lô Lô Hoa nói chung là phối kết hợp của hoa văn trong bố cục các ô vuông
lớn, nhưng mỗi ô vuông lại được bài trí họa tiết cùng với gam màu sắc không
giống hệt nhau. Hình vuông có thể do hai hình tam giác ghép lại tạo thành
hoặc rất nhiều tam giác như ba, bốn, tám, chín, nhưng thường có màu sắc đối
nghịch với nhau như gam nóng đối với gam lạnh, gam tối đối với gam lạnh,...
được bố cục theo kiểu đăng đối, đối xứng hoặc theo vòng tròn.
- Tạp dề (Lo Thố)
Mảnh vải hình chữ nhật mà phụ nữ dùng để buộc chùm ra phía ngoài
sau khi mặc quần hoặc váy là tạp dề hay còn gọi là yếm quần. Tạp dề cũng
được người Lô Lô trang trí sặc sỡ bằng các hoa văn thêu kết hợp khâu ghép
vải màu hình tam giác để thành các hình vuông, chữ nhật,...
Qua quan sát, về cơ bản, tạp dề của phụ nữ Lô Lô Hoa ở Mèo Vạc có
tạo dáng kiểu hình chữ nhật nằm ngang với độ dài trung bình khoảng 60 -
70cm, rộng khoảng 120cm tùy theo chiều cao của người sử dụng. Khi mặc,
chiếc tạp dề này được quấn phía sau hông và phủ bên ngoài quần, sau đó kéo
bẻ gấp hai mép về phía trước mặt. Giống như ở trên tay áo, tạp dề cũng có
quy ước nhất định về cách trang trí các họa tiết hoa văn đối với nhóm người
sử dụng: loại do các cô gái tự làm cho mình chỉ được trang trí một lớp hoa
văn, nhưng nếu là tạp dề do nhà chồng tặng cho cô dâu thì bao giờ cũng có
hai lớp hoa văn chạy song song dưới gấu. Vì vậy, chất lượng và đường chỉ
khâu trang trí hoa văn đã từ lâu được người Lô Lô nơi đây ước lượng thành
thước đo phẩm hạnh của người con gái, thể hiện sự tài giỏi, đảm đang, khéo
léo của những người phụ nữ làm ra chiếc tạp dề cũng như bộ y phục truyền
78
thống. Vì vậy có thể nói, việc trang trí hoa văn trên tạp dề và trên y phục nói
chung là thông điệp của người Lô Lô Hoa nói riêng của người Lô Lô nói
chung trong việc cảm nhận về cái đẹp và thể hiện sự khéo léo của người phụ
nữ về vũ trụ xung quanh con người.
Tạp dề có đặc điểm là phần giáp với cạp và một phần nhỏ ở giữa không
phải trang trí hoa văn, nhưng các phần khác còn lại đều phải trang trí rất nhiều
loại hoa văn khác nhau bằng cách thêu hoặc khâu táp những miếng vải màu
đỏ, màu hồng, vàng, trắng và xanh nhạt cùng với việc đính các tua sợi nhiều
màu sắc, hạt cườm hay những đồng tiền kẽm dọc theo gấu và hai bên sườn.
Về bố cục họa tiết hoa văn được thêu hoặc táp vải màu, thường có sự kết hợp
với màu sắc để tạo ra những hình tam giác, hình vuông, hình ngôi sao,...
giống như cách trang trí trên áo và quần (PL5, ảnh 29, 34).
- Xà cạp (thí ly)
Xà cạp của phụ nữ Lô Lô Hoa ở huyện Mèo Vạc trước đây được khâu
bằng vải hoa nhưng màu hơi tối, thường màu đen hay màu chàm. Tuy nhiên,
đối với những người cao tuổi thì có thể không cần đến vải hoa, chỉ cần hai
mảnh vải màu chàm là đủ. Xà cạp có đặc điểm là thường khâu thành ống
giống như ống chân, đầu phía dưới được luồn dây chun hoặc có dây buộc khi
mặc, đầu trên để hở nhưng cũng có dây để buộc.
Khi mang xà cạp, họ xỏ chân qua đầu có chun, còn đầu trên thì được
buộc dây ở chỗ bắp chân. Dây buộc xà cạp tuy nhỏ nhưng được trang trí khá
đẹp. Qua so sánh cho thấy, loại xà cạp ống này cũng tương đồng với xà cạp
của phụ nữ Lô Lô Đen ở huyện Đồng Văn và phụ nữ một số tộc người láng
giềng như Nùng, Hoa, Cờ Lao,...
- Giầy (khỉa túa)
Thường ngày trước đây, phụ nữ Lô Lô nói chung và Lô Lô Hoa ở
huyện Mèo Vạc nói riêng ít đi giầy, nhưng trong những ngày lễ, tết cổ truyền
79
hoặc vào mùa đông khi trời lạnh thì họ có đi loại giầy vải tự làm ra (PL5, ảnh
32). Theo lời kể của các cụ già Lô Lô ở thị trấn Mèo Vạc, trước kia đồng bào
có tập quán làm giầy từ vải đã từ vải bông đã được nhuộm chàm, nhưng đã từ
lâu, họ bỏ tập quán này để đi mua giầy ở chợ. Hiện nay, trong những ngày lễ
và tết, phụ nữ Lô Lô thường đi loại giầy vải nhung đen có quai hậu của Trung
Quốc giống như giầy của người Nùng ở nước ta, còn các ngày thường thì họ
đi dép nhựa hoặc giầy ba ta. Riêng các cụ già thì cách ngày nay không lâu vẫn
hay đi chân đất.
Qua nghiên cứu về đặc điểm từng thành tố trong bộ trang phục truyền
thống hiện nay của phụ nữ Lô Lô Hoa ở huyện Mèo Vạc có thể nhận thấy
rằng, cách trang trí các họa tiết và màu sắc hoa văn trên khăn, quần, dây lưng,
áo và tạp dề mặc dù rất phong phú, nhưng đều phải tuân thủ theo những quy
tắc hoặc quy ước bắt buộc mang tính bản sắc văn hoá của cộng đồng. Điều
này đã trở thành thói quen tự nhiên và đã ăn sâu vào trong tâm thức của người
phụ nữ Lô Lô Hoa nói riêng cũng như tộc người Lô Lô nói chung. Sự quen
thuộc ấy đã được hình thành từ xa xưa trong lịch sử tộc người và trao truyền
qua nhiều thế hệ tuy có biến đổi nhưng không xáo trộn lớn, rồi trở thành cái
chung mang tính quy tắc trong trang trí trên trang phục của đồng bào. Bởi vì
nó tiếp diễn lặp đi lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các mô típ
hoa văn truyền thống đã được ấn định do thế hệ trước dạy lại cho thế hệ sau
theo từng đường kim mũi chỉ thêu nhiều màu sắc, theo cách cắt và khâu táp
vải với nhiều sắc màu rực rỡ đối chọi nhau nhưng luôn được phối kết một
cách hài hòa trong tổng thể bố cục lớn.
Các mảng trang trí được người phụ nữ Lô Lô Hoa sắp đặt rất tinh tế,
chỉ bằng vài họa tiết cắt từ vải như hình ỉ chùa piêu (tam giác), mùa chỉ (hình
ngôi sao) hoặc xì pô vê (hình hoa đào), pố khế (hình hoa thảo quả),... nhưng
nhờ khéo léo trong cách ghép cạnh hay đỉnh của các hoạ tiết với nhau đã tạo
80
nên những bố cục chặt chẽ và chỉnh thể. Ngoài phương pháp ghép vải tạo hoa
văn trang trí trên trang phục, người Lô Lô còn nhiều kiểu thức trang trí như
tạo hoa văn do kỹ thuật nhuộm (khâu, rúm, nhúng sáp ong rồi nhuộm chàm
tạo hoa văn), hoa văn thêu, đính hạt cườm, tạo các tua và các quả cầu hoa
bằng các sợi len màu,... Sự kết hợp những phương pháp độc đáo trong may,
khâu ghép, thêu thùa đã làm nên chất riêng độc đáo mà khác biệt với một số
tộc người cận cư khác cùng sinh sống trên cao nguyên Mèo Vạc.
Trong trang trí trang phục, khác biệt với nhóm Lô Lô Đen, người Lô
Lô Hoa rất tài tình khi trong muôn vàn sắc màu đó, vẫn nổi bật lên và xuyên
suốt bộ y phục là một tông màu đỏ. Có lẽ màu đỏ luôn là màu chủ đạo lớn
nhất trong toàn bộ chỉnh thể trang phục đầy màu sắc của người Lô Lô Hoa.
Đây cũng là sự thể hiện quan niệm về vũ trụ quan, trời và đất của người Lô
Lô Hoa nói chung, bởi vì khi đã định dạng được hoa văn và hình thức hoặc
kiểu bố cục nào đó thì kiểu cách ấy sẽ được lặp đi lặp lại trong suốt các mảng
trang trí trên trang phục để tạo thành từng nhịp điệu bền chặt, hài hòa [95].
Những mô típ trang trí hoa văn đầy màu sắc sặc sỡ trên trang phục
truyền thống của phụ nữ Lô Lô Hoa đã phản ánh phần nào về vũ trụ quan và
con người ở vùng đất cao nguyên Mèo Vạc. Nó ẩn chứa cả một thế giới quan
dân gian của tộc người Lô Lô về con người, đất trời, tổ tiên,... thông qua đó
thể hiện tình cảm giữa con người với con người, con người với thiên nhiên.
Bên cạnh đó, sự khéo léo cũng nói lên được sự tài hoa của người phụ nữ Lô
Lô Hoa nói riêng và cộng đồng Lô Lô nói chung phản ánh về đặc tính vùng
miền, quan niệm về cái đẹp, sức khỏe và kinh nghiệm của cộng đồng được
truyền nối qua bao thế hệ từ xa xưa. Vì vậy, bộ trang phục truyền thống ấy
không còn đơn thuần là che chắn cơ thể như vốn dĩ nhiệm vụ của nó được
đảm nhận, mà còn vượt xa hơn là một tác phẩm nghệ thuật riêng của cộng
đồng người Lô Lô Hoa ở nước ta. Nó phản ánh một đời sống văn hóa, tinh
81
thần của tộc người độc đáo, tràn đầy tính sáng tạo của một giai đoạn lịch sử
lâu đời mà người Lô Lô Hoa nói riêng, tộc người Lô Lô nói chung đã đến
Mèo Vạc định cư đầu tiên tại đây ở quê hương Việt Nam này.
Nghiên cứu thực tế còn cho thấy, để có những bộ nữ phục đẹp rực rỡ
đó, phụ nữ Lô Lô Hoa nói riêng, phụ nữ Lô Lô nói chung phải tốn rất nhiều
công may vá, thêu thùa. Họ phải tập luyện đường kim mũi chỉ ngay từ bé để
khi lớn có thể tự tạo ra các bộ trang phục đẹp cho bản thân và cho người thân
trong gia đình mình cũng như gia đình nhà chồng sau này. Cho đến nay, mỗi
phụ nữ Lô Lô Hoa ở huyện Mèo Vạc đều có những bộ trang phục truyền
thống với đầy đủ khăn, quần, yếm quần, áo mới,... có trang trí hoa văn đẹp
cùng vòng tay, vòng cổ, xà tích để trưng diện trong các ngày quan trọng của
dân tộc. Trong khi đó, nếu làm liên tục và nhanh chóng thì một bộ quần áo
như vậy có thể phải mất ít nhất khoảng 5 - 6 tháng mới có thể hoàn tất về cơ
bản, trường hợp chỉ tranh thủ làm vào những lúc nhàn rỗi thì phải 3 năm mới
xong: “Phụ nữ Lô Lô ở đây tự làm bộ trang phục truyền thống cho mình và
cho mọi người trong nhà, nhưng rất khó làm, nhất là làm bộ trang phụ nữ.
Hiện nay người nào chăm chỉ cũng phải mất gần 1 năm mới xong một bộ;
trước đây do phải tự làm ra vải rồi cắt, thêu và đắp vải màu thành các hoa
văn, sau đó khâu lại thành áo hoặc quần,... thì phải mất 2 đến 3 năm mới
xong một bộ” (Bà Lùng Thị Minh, sinh năm 1969, người Lô Lô Hoa ở xóm
Sảng Pả A, thị trấn huyện Mèo Vạc).
3.1.2. Đồ trang sức
3.1.2.1. Đồ trang sức và cách sử dụng
Văn hóa được sáng tạo theo quy luật của cái đẹp và theo đó, đồ trang
sức do con người tạo tác nên đều nhằm tôn thêm vẻ đẹp của chính cơ thể
mình và đây cũng là một nét văn hóa. Trong cuộc sống hiện nay, nhu cầu làm
đẹp không riêng gì chị em phụ nữ mà của tất cả mọi người bất kể tuổi tác.
82
Tuy nhiên, ngoài những vấn đề về vẻ đẹp nói chung, đồ trang sức của mỗi tộc
người lại có những sự khác biệt nhau. Đó cũng chính là một trong những khía
cạnh tạo nên bản sắc của dân tộc, bởi vì thể hiện được những nét riêng trong
quan niệm về thẩm mỹ và cái đẹp của mỗi dân tộc.
Đối với cả hai giới nữ và nam người Lô Lô Hoa ở Mèo Vạc nói riêng,
người Lô Lô ở nước ta nói chung, đồ trang sức truyền thống ngày thường, đặc
biệt là các đồ dùng trong những ngày tết và lễ hội bao gồm các thứ bằng bạc
hoặc đồng như: vòng đeo cổ, vòng đeo cổ tay, nhẫn, dây chuyền,... Riêng nữ
giới, có thêm một hoặc hai đôi hoa tai hay khuyên tai, một chùm dây xà tích
bằng bạc và đặc biệt là chùm dây này có thể gắn với nhiều bộ đồ khác nhau
làm từ bạc hoặc kim loại khác, cụ thể như chuông nhạc nhỏ, que tăm, dao
con, cánh hoa hình bướm, nhíp, bấm móng tay,... (PL5, ảnh 58, 59, 60, 61).
Đó là chưa kể tới các loại dây chỉ màu, tua sợi hoặc len nhiều màu sắc, hạt
cườm màu dùng để trang trí trên khăn, áo, quần,... [60, tr.15-16].
- Vòng đeo cổ (quoàng)
Vòng đeo cổ làm từ bạc trắng, không đúc liền thành vòng tròn mà để
mở, do đó nếu nhìn nghiêng sẽ giống chữ C, hai đầu của vòng cổ được uốn
cong đối xứng với nhau. Người Lô Lô thường đeo loại vòng có tiết diện hình
tròn, tại chỗ phình to ở giữa có đường kính khoảng 2 - 3cm rồi thon dài về hai
đầu. Đặc biệt, tiết diện đoạn gần đến điểm cuối mỗi đầu không chỉ được làm
thon nhỏ dần mà còn có dây bạc nhỏ xoắn vòng tròn xung quanh dài cho đến
cuối mỗi đầu khoảng 10cm, trong khi ở cuối mỗi đầu được uốn cong thành lỗ
để khi đeo, người ta có thể buộc vào hai đầu của vòng hai đoạn chỉ màu hoặc
một dải vải để dùng hai đầu dây này buộc khít chiếc vòng cổ lại với nhau
(PL5, ảnh 57, 58). Việc uốn cong tạo thành lỗ kết hợp trang trí ở hai đầu của
vòng bạc này là một nghệ thuật, bởi vì tạo ra hoa văn có thể hình xoắn tròn
chôn ốc, hình tròn, hình tam giác khi đánh dẹt,... Ngoài ra, còn có loại vòng
83
cổ cũng bằng bạc nhưng tiết diện dạng hình vuông, đặc biệt là có loại vòng cổ
dạng hình chiếc lá với đường kính vòng tròn ở giữa khoảng 20cm.
Nhìn chung, những chiếc vòng đeo cổ bằng bạc trắng trước đây của
người Lô Lô Hoa ở Mèo Vạc nếu tiết diện dạng hình tròn thì thường để trơn,
không trang trí hoa văn ở phần giữa mà bố trí ở hai đầu - tại chỗ uốn cong với
các vạch ngang và dọc dưới dạng chìm hoặc nổi. Thậm chí, cả hai đầu của
vòng cổ cũng để trơn nhưng đoạn sau khi uốn thành vòng tròn để xỏ dây thì
có thể tạo thành hình hoa văn. Riêng loại vòng cổ mà tiết diện hình vuông thì
có trang trí hoa văn chìm dưới dạng hình hình tam giác, hình quả trám, hình
thoi, hình chấm dải, dùng dây bạc nhỏ xoắn từ chỗ gần hai đầu đến chỗ uốn
cong tạo thành các vòng tròn,...
- Vòng đeo cổ tay (lo tư)
Giống như nhiều dân tộc láng giềng, vòng đeo cổ tay trước đây của
người Lô Lô Hoa ở Mèo Vạc có khá nhiều loại tùy theo lứa tuổi và dùng
trong lễ hội hay thường ngày. Theo lời kể của bà cụ Lò Thị Phấn (sinh năm
1942) người Lô Lô Hoa ở thị trấn Mèo Vạc, người Lô Lô ở đây thường đeo
các loại vòng tay được đúc đặc và đúc hở để có thể đeo vào tay hoặc tháo ra
được nhanh chóng, với các nguyên liệu bằng bằng bạc, đồng, thậm chí bằng
nhôm pha kim loại khác, giả bạc (PL5, ảnh 61). Trong khi, hình dáng tiết diện
mỗi vòng cũng khác nhau như hình tròn, dẹt, hình tam giác cân có cạnh huyền
là mặt áp vào tay,... kể cả loại vòng kiểu vặn dây thừng cũng có.
Theo đó, người phụ nữ và trẻ em Lô Lô Hoa thường sử dụng loại vòng
cổ tay có tiết diện hình tròn, hình dẹt hoặc tam giác, được chế tác từ bạc trắng
hoặc nhôm pha kim loại, thường là nhôm pha kẽm, thậm chí từ inốc. Trong
khi đó, đàn ông Lô Lô lại thích đeo loại vòng tay bằng đồng có tiết diện tròn,
nếu vòng bằng bạc thì chủ yếu dùng loại vặn dây thừng. Trên vòng cổ tay của
phụ nữ thường được khắc trang trí hình hoa, lá, vạch thẳng song song,...
84
- Khuyên tai (keng thế)
Theo kết quả phỏng vấn cũng như qua quan sát trực tiếp cho thấy,
khuyên tai truyền thống của phụ nữ Lô Lô Hoa ở huyện Mèo Vạc cũng người
Lô Lô nói chung được làm bằng bạc trắng hoặc đồng và có thể làm từ nhôm,
song có những kiểu dáng khác nhau (PL5, ảnh 63). Trong đó, kiểu dáng hình
tròn cỡ vừa hoặc nhỏ, hình bông hoa, hình tròn gắn một quả chuông nhạc nhỏ
là chủ yếu. Có thể nói, chất liệu cũng như kiểu dáng đa số loại hoa tai truyền
thống của phụ nữ Lô Lô có sự tương đồng với hoa tai của một số tộc người
láng giềng như Tày, Giáy, Cờ Lao,...
- Nhẫn đeo tay
Giống như vòng bạc đeo ở cổ tay, nhẫn đeo tay cũng được cả nam và
nữ người Lô Lô Hoa, đặc biệt là các cô gái ưa thích sử dụng. Tùy theo sở
thích, mỗi người có thể đeo nhiều hay ít nhẫn và thường đeo ở nhiều ngón
tay, thậm chí đeo ở tay nào cũng được.
Nhẫn được làm bằng bạc hoặc đồng, thậm chí làm bằng nhôm pha dưới
dạng đúc đặc là chủ yếu. Nếu dựa vào tiết diện có thể thấy có hai loại nhẫn:
loại tròn và dẹt. Riêng nhẫn dạng tiết diện dẹt cũng có hai kiểu dáng khác
nhau, trong đó một kiểu có hai mặt là miếng bạc hình thoi ôm lấy ngón tay,
trên mặt có trạm khắc họa tiết hình hoa lá, đường gạch hoặc đường vạch
thẳng song song để trang trí.
- Dây chuyền và xà tích (phíu so ca long)
Ngoài các thứ như vòng đeo tay, vòng cổ, nhẫn và khuyên tai, phụ nữ
Lô Lô trong đó có Lô Lô Hoa ở huyện Mèo Vạc còn dùng một bộ xà tích
hoặc từ một đến hai cái dây chuyền dài để đeo ở cổ rồi thả xuống trước ngực,
cũng có thể cuốn vào vòng cổ. Hai dây chuyền này trước đây được chế tác từ
bạc trắng theo kiểu các vòng tròn nhỏ kết nối với nhau, có chiều dài mỗi dây
chuyền khoảng 60cm (PL5, ảnh 57, 59, 61).
85
Bộ xà tích trước đây thường gồm một dân chuyền bằng bạc dài nhưng
hai đầu đều nối vào một mảnh bạc to khoảng ba ngón tay người lớn, được chế
tác theo dạng hình hoa hoặc hình con vật (PL5, ảnh 61). Trên mảnh bạc này
được đục nhiều lỗ nhỏ ở gần mép và có những vòng tròn nhỏ cuãng bằng bạc
xỏ qua để gắn thêm các thứ cũng làm từ bạc như: dao nhỏ, que tăm, nhíp,
chuông nhạc, đồng xu bạc, bấm móng tay,... [60, tr.205]. Một số phụ nữ Lô
Lô còn có trâm cài đầu bằng bạc được trang trí những họa tiết hoa văn như
các đồ trang sức khác.
Hiện nay, việc sử dụng các đồ trang sức vẫn còn thấy phổ biến trong
cộng đồng người Lô Lô ở huyện Mèo Vạc cũng như ở huyện Đồng Văn thuộc
tỉnh Hà Giang, kể cả ở tỉnh Cao Bằng. Những thứ trang sức tối thiểu vòng đeo
cổ tay, khuyên tai, đặc biệt là vòng đeo cổ bằng bạc cùng với bộ dây chuyền
dài, xà tích vẫn được hầu hết mọi người phụ nữ Lô Lô sử dụng khi mặc bộ đồ
truyền thống trong những dịp lễ hội hoặc tết. Các tua chỉ nhiều màu sắc bằng
len hay sợi cùng với hạt cườm màu, cúc áo bằng đồng vẫn luôn được sử dụng
để trang trí cho bộ y phục truyền thống thêm đẹp và lộng lẫy. Chỉ có trẻ em
thì ít sử dụng các đồ trang sức bằng bạc, nhưng lại dùng các đồ trang sức
bằng nhựa hoặc giả bạc được mua tại chợ: “Phụ nữ Lô Lô nếu mặc quần áo
như các bà ngày xưa thì phải đeo vòng cổ, đeo dây chuyền dài, xà tích, do đó
nhà nào cũng có ít nhất một chiếc vòng cổ và một dây chuyền, chỉ nhà nghèo
đã bán đi thì mới không có” (Bà Mè Thị Lan, sinh năm 1986, người Lô Lô
Đen ở xóm Cờ Tẳng, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc).
3.1.2.2. Vai trò của trang sức
Giống như nhiều tộc người ở nước ta, đồ trang sức là vật dụng không
thể thiếu đối với người Lô Lô Hoa trong mọi dịp lễ nhằm tô thêm vẻ đẹp cho
con người. Qua kết quả phỏng vấn, đến nay, mỗi khi mặc bộ y phục truyền
thống, người Lô Lô Hoa, nhất là giới nữ thường đeo cả hai vòng cổ to và dây
86
chuyền hoặc xà tích tạo thành một khoảng sáng lấp lánh trước ngực để trở nên
duyên dáng hơn, chưa kể việc đeo các đồ trang sức khác như khuyên tai,
nhẫn, vòng đeo cổ tay,... (PL5, ảnh: 12, 35, 50, 62). Vì chất liệu thường chế
tác từ bạc trắng, nên khi gặp ánh sáng tự nhiên những đồ trang sức đó luôn có
sự phản chiếu ánh sáng và ngẫu nhiên chiếu lên khuôn mặt của người phụ nữ,
làm cho gương mặt người đeo trang sức bừng sáng lên, trẻ trung và xinh đẹp
hơn nhiều. Bên cạnh đó, theo quan niệm của người Lô Lô, khi đeo đồ trang
sức bằng bạc có thể phòng được gió độc, trừ được tà ma, giữ vía cho con
người khỏe mạnh. Vì thế, đối với người Lô Lô, đồ trang sức còn có yếu tố
tâm linh và bảo vệ sức khỏe cho con người.
Đồ trang sức của đồng bào Lô Lô cũng như của tộc người khác đều rất
có giá trị về mặt vật chất và kinh tế, do làm từ các chất liệu quý như bạc, vàng
hoặc đồng nguyên chất,... thể hiện một khối lượng tài sản của gia đình được
truyền tay nhau qua nhiều thế hệ sử dụng, hoặc cũng có thể để tùy táng theo
người chủ khi qua đời. Đặc biệt là các đồ trang sức còn có thể đem trao đổi,
mua bán nhằm giải quyết những tình thế cấp bách của gia đình. Do đó, trước
kia số tài sản bằng đồ trang sức thường góp phần cứu cánh cho gia đình trong
nhiều trường hợp, nhất là khi thiếu đói, hoạn nạn,... Hơn nữa, do chủ yếu làm
bằng bạc trắng, nên các đồ trang sức này còn là thứ hồi môn quý giá mà bố
mẹ cho con gái khi đi lấy chồng.
Cùng với bộ y phục truyền thống được trang trí các hoa nhiều màu sắc,
đồ trang sức là những sản phẩm độc đáo không chỉ mang tính thẩm mỹ cao
trong việc tạo ra nét đẹp, mà còn gắn với phong tục tập quán của đồng bào Lô
Lô nói chung, trong đó có nhóm Lô Lô Hoa. Đó là tình trạng các đồ trang sức
rất đa dạng và phong phú về chủng loại và hình dáng cũng như về chất liệu và
họa tiết hoa văn được gửi gắm trên cơ sở những biểu tượng thể hiện trong thế
giới quan dân gian của đồng bào Lô Lô về vũ trụ, về vẻ đẹp của con người
87
trong đời sống sản xuất và trong các nghi lễ gia đình, nghi lễ cộng đồng thôn
bản,... Qua đây có thể nhận thấy, đồ trang sức không chỉ đơn thuần có chức
năng về mặt vật chất và kinh tế, mà còn mang ý nghĩa quan niệm riêng của
người Lô Lô và của mỗi tộc người nói chung về cái đẹp, về con người và
thiên nhiên cũng như về những đặc trưng văn hóa đã được truyền dạy từ thế
hệ này sang thế hệ khác, từ cha mẹ truyền dạy cho con cái,... nhằm để thế hệ
sau có thể hiểu và có ý thức gìn giữ các di sản truyền thống cùng những nét
văn hóa tốt đẹp của cha ông, của tổ tiên và tộc người mình.
3.2. Hoa văn, màu sắc trên trang phục truyền thống và ý nghĩa
3.2.1. Hoa văn và màu sắc trang trí trên trang phục truyền thống
Qua quan sát cho thấy, các màu sắc cơ bản được người Lô Lô Hoa ưa
thích trang trí trên trang phục truyền thống của mình là: đỏ (i nể), vàng (i khỉ),
hồng (i ra), trắng (i phỉu), tím (i khóng), xanh lam, xanh lá cây, xanh lục,... và
trên nền vải bông tự dệt đã nhuộm màu đen (i nò) hay màu chàm hoặc có thể
là vải lanh mua từ người Hmông láng giềng. Bên cạnh đó, yếu tố họa tiết
trang trí cũng được người Lô Lô Hoa ý thức rất rõ ràng. Họ đã biết đưa những
hình ảnh có sẵn vẫn hay bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày như hình lá cây,
hình bông hoa, hình cây dây leo,... trong tự nhiên vào trang trí theo cách giản
lược đi các chi tiết và cô đọng lại những hình ảnh mang tính nghệ thuật, biểu
tượng đặc trưng. Điều này thấy rõ nhất trong việc trang trí các họa tiết hoa
văn trên các thành tố của trang phục, nhất là ở chiếc khăn, áo, quần và tạp dề
của người phụ nữ. Nhiều họa tiết trên đó thường thấy là các họa tiết cách điệu
từ hoa lá, hoa đào, chim muông, cá,... vốn phổ biến và gần gũi với đời sống
thường ngày của con người Lô Lô nói chung. Ngoài ra, có một cách khác để
nhận biết sự độc đáo đối với cách tạo họa tiết hoa văn trên trang phục của
người Lô Lô Hoa chính là sự tài tình và khéo léo khi đơn giản hóa mang tính
sơ lược nhất những thứ trong tự nhiên và được quy về những nét cơ bản của
88
hình học: các đường thẳng, đường song song..., rồi ghép lại tạo thành thành
những cách điệu của các hình chân gà, con cá, chiếc lá,...
Có thể xếp các loại hoa văn trang trí trên trang phục truyền thống của
người Lô Lô Hoa, bao gồm cả trang sức thành các nhóm như sau:
- Hoa văn hình học, bao gồm: các hình tam giác (ỉ chùa piêu), hình
vuông (ỉ quờ), hình răng cưa (rè chỉ) dạng nhiều nhiều hình tam giác xếp liền
nhau, zích zắc (ta o te), hình chữ T,... Ngoài ra còn các hoa văn hình quả
trám, hình dây xoắn, xoắn ốc, nét thẳng vuông góc, nét thẳng song song,...
được trang trí trên các đồ trang sức (PL6, ảnh 7, 11).
- Hoa văn hình động vật, chủ yếu có hoa văn hình chân gà (gò khể) có
thể chân gà đôi hoặc chân gà đơn, hình con cá (ngo), hình con ngựa (mồng),...
(PL6, ảnh 1, 2, 3, 4, 5, 6).
- Hoa văn thực vật cách điệu chủ yếu là hình hoa lá (ỉ lùa pé) như: hình
hoa đào, hoa bướm, hoa văn dây, đặc biệt là hoa văn hình dây leo có cả hoa
và lá được thêu trang trí trên mũi giày của phụ nữ (PL6, ảnh 12, 13).
- Hoa văn hình kỷ hà thấy rõ nhất là hoa văn hình các ngôi sao (mùa
chỉ), hình mặt trời hay hình sao tám cánh,... được trang trí trên trang phục
hoặc đồ trang sức (PL6, ảnh 8, 10).
- Hoa văn hình đồ vật có các họa tiết hình mũi tên, hình hàng rào,...
(PL6, ảnh 13, 14).
Trên cơ sở so sánh với một số hoa văn thể hiện trên trống đồng của dân
tộc Lô Lô, thấy có sự trùng hợp với nhau. Chẳng hạn như các hoa văn hình
mặt trời, hình răng lược hay hình hàng rào, nhất là các hoa văn hình tam
giác,... Điều này có nghĩa là có mối liên hệ mật thiết giữa một số hoa văn cơ
bản trang trí trên trang phục của người Lô Lô Hoa với những hoa văn thể hiện
trên trống đồng cổ của tộc người Lô Lô. Còn về ý nghĩa và quan niệm của
người Lô Lô để lý giải về việc trang trí các hoa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_trang_phuc_truyen_thong_hien_nay_cua_nguoi_lo_lo_hoa.pdf