Luận án Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt các xã ở vùng Đông bắc bộ giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6

Chương 1: TU DƯỠNG TÍNH ĐẢNG CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CÁC XÃ

Ở VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ

LUẬN VÀ THỰC TIỄN 26

1.1. Các xã và cán bộ chủ chốt các xã ở vùng Đông Bắc bộ hiện nay 26

1.2. Tính đảng cộng sản và tu dưỡng tính đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt

các xã vùng Đông Bắc bộ - khái niệm, nội dung, vai trò và đặc trưng 46

Chương 2: TÍNH ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ TU DƯỠNG TÍNH ĐẢNG CỘNG

SẢN CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CÁC XÃ Ở VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ - THỰC

TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 66

2.1. Thực trạng tính đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt các xã ở vùng Đông

Bắc bộ 66

2.2. Tu dưỡng tính đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt các xã ở vùng Đông

Bắc bộ - thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm 83

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG

CƯỜNG TU DƯỠNG TÍNH ĐẢNG CỘNG SẢN CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT

CÁC XÃ Ở VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2025 111

3.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng tăng cường tu dưỡng

tính đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt các xã ở vùng Đông Bắc bộ

đến năm 2025 111

3.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường tu dưỡng tính đảng cộng sản của

cán bộ chủ chốt các xã ở vùng Đông Bắc bộ đến năm 2025 124

KẾT LUẬN 153

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 156

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

PHỤ LỤC 169

pdf203 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt các xã ở vùng Đông bắc bộ giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập quán lạc hậu ở thôn, bản. Trên 50% CBCC xã được hỏi cho rằng đã kiên trì vận động, thuyết phục gia đình, người thân, các già làng, trưởng bản về thực hiện những thủ tục nêu trên một cách thiết thực, đúng quy định. Nhiều cán bộ dám đối mặt với những dị nghị của nhiều người ở địa phương, gương mẫu thực hiện việc tiết kiệm trong những hoạt động nêu trên. Nhờ đó, đông đảo nhân dân ở nhiều nơi đã làm theo [Phụ lục 15]. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được phần lớn cán bộ coi trọng. Thể hiện trong những việc hàng ngày và những việc thuộc chức trách, nhiệm vụ được giao. Một mặt, cán bộ tự giác học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thể hiện trong những hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc của cơ quan, đơn vị một cách khoa học, thiết thực; trong thực hành tiết kiệm điện, văn phòng phẩm, tiết kiệm chi tiêu từ ngân sách xã... Mặt khác, cán bộ coi trọng tổ chức, duy trì cán bộ, công chức trong đơn vị mình phụ trách thực hiện thành nền nếp việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt kết quả. Qua đó, phẩm chất đạo đức cách mạng của CBCC xã và đội ngũ cán bộ, công chức trong đơn vị từng bước được nâng lên, tạo chuyển biến trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức và của bản thân CBCC xã. Các xã, các đảng ủy xã đã coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý CBCC xã về rèn luyện, giữ gìn đạo đức cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống, nhất là trong sinh hoạt hàng ngày. Tiến hành công việc này thông qua việc lãnh đạo, 87 8 7 chỉ đạo của đảng ủy đối với chi ủy, chi bộ cơ quan xã (ở những nơi thành lập chi bộ cơ quan xã); qua việc trực tiếp quản lý của đảng ủy xã; phát huy vai trò của các tổ chức trong HTCT trên địa bàn trong quản lý phẩm chất, đạo đức, lối sống của CBCC xã. Ở những nơi chưa thành lập chi bộ cơ quan xã, CBCC xã sinh hoạt ở các chi bộ thôn, xóm, bản, đảng ủy xã đã chỉ đạo các chi ủy, chi bộ về quản lý việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của CBCC xã. Đồng thời, đảng ủy xã đã duy trì thành nền nếp việc quản lý CBCC ở nơi cư trú đối với những xã thành lập chi bộ cơ quan xã. Việc tự học tập nâng cao trình độ mọi mặt được nhiều CBCC các xã xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mình. Từ năm 2008 đến năm 2013 đã có 16.221 CBCC xã được cử đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo chương trình, kế hoạch của đảng ủy xã và của huyện ủy đều tự giác học tập nâng cao trình độ mọi mặt. Kết quả học tập của CBCC xã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại trường chính trị tỉnh đều đạt loại khá, giỏi, một số đạt loại xuất sắc và tu dưỡng, rèn luyện đạt loại tốt. Nhiều CBCC xã đã chủ động đề nghị cấp ủy tạo thuận lợi để theo học các chương trình cần thiết cho công việc. Phần lớn CBCC xã chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo văn hóa đã chủ động đề xuất với cấp ủy và bố trí, sắp xếp công việc một cách hợp lý để theo học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện để đạt tiêu chuẩn tốt nghiệp trung học phổ thông. Việc học tập bổ sung kiến thức về tin học phục vụ công việc được phần lớn CBCC xã tự giác thực hiện [Phụ lục 6]. Các cấp ủy, tổ chức đảng ở nhiều nơi đã coi trọng và chỉ đạo chặt chẽ việc học tập nâng cao trình độ mọi mặt. Tỉnh ủy Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn... đã chỉ đạo chặt chẽ các huyện ủy xây dựng kế hoạch cử cán bộ đi học tập tại trường chính trị tỉnh; xây dựng kế hoạch chi tiết về đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã của tỉnh; chỉ đạo trường chính trị tỉnh chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện. Phần lớn huyện ủy ở tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã coi trọng chỉ đạo củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, đảm bảo nhu cầu học tập của CBCC xã. Một số tỉnh đã tập trung nâng cấp cơ sở vật chất và đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của các trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, đáp ứng yêu 88 8 8 cầu học tập đạt chuẩn về trình độ văn hóa của CBCC xã. Ở nhiều nơi, trung tâm giáo dục thường xuyên huyện đã đầu tư nâng cấp trang thiết bị, giáo viên môn tin học đáp ứng yêu cầu học tập của CBCC xã, góp phần giảm bớt khó khăn cho cán bộ xã về học tập trạng bị kiến thức về môn học này. Đối với những CBCC xã đi học các lớp tập trung tại trường chính trị tỉnh, nhiều huyện ủy đã có chế độ hỗ trợ kinh phí trong thời gian cán bộ đi học, để giảm bớt khó khăn của cán bộ và gia đình cán bộ. Nhiều đảng ủy, chính quyền xã đã tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí phù hợp với điều kiện cụ thể của xã đối với những cán bộ này. Đồng thời, cổ vũ động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho CBCC xã tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo hình thức tại chức ở các trường cao đẳng, đại học được mở trên địa bàn tỉnh và khu vực ĐBB. Trong thời gian CBCC xã đi học, nhiều đảng ủy xã đã chú ý tạo thuận lợi về thời gian, công việc để cán bộ yên tâm học tập đạt kết quả. Đồng thời, phối hợp với ban tổ chức huyện ủy duy trì việc liên hệ với trường chính trị tỉnh để quản lý, nắm chắc việc học tập, tu dưỡng rèn luyện của cán bộ trong thời gian học tập tại trường. * Về tu dưỡng, nâng cao năng lực, hiệu quả đấu tranh với những tư tưởng, quan điểm sai trái, phản động và những tiêu cực trong tổ chức đảng, trong xã hội trên địa bàn Đa số CBCC đã coi trọng rèn luyện về trình độ, năng lực tiến hành đấu tranh với những phần tử xấu, những tư tưởng, quan điểm không đúng đắn khi xuất hiện trên địa bàn. Những tư tưởng, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch thường xuất hiện ở các xã vùng ĐBB tập trung vào những vấn đề như: dân tộc, tôn giáo, tuyên truyền các đạo lạ, quan hệ Việt Nam với các nước, nhất là với Trung Quốc; những xuyên tạc về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc; kế hoạch hóa gia đình; những vu khống, xuyên tạc, nói xấu cán bộ Đảng, Nhà nước ở trung ương, địa phương... Một số cán bộ đã tích cực tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan, chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước liên quan đến các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch khi xuất hiện tại địa phương để phê phán, đấu tranh có lý, có tình; thuyết phục nhân dân, để nhân dân thấy rõ sự nguy hiểm của các tư tưởng, quan điểm sai trái đó; chỉ rõ âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của các thế lực thù địch. Các hình thức, phương pháp 89 8 9 được nhiều cán bộ cân nhắc, lựa chọn một cách hợp lý phù hợp với tình hình địa phương và trình độ của nhân dân. Thông qua những hoạt động tiếp xúc cá nhân, lên án, phê phán những tư tưởng, quan điểm của các thế lực thù địch tại các cuộc sinh hoạt đoàn thể và họp dân; thông qua việc trực tiếp tham gia và các hoạt động phê phán những tư tưởng, quan điểm sai trái do những CBCC xã có kinh nghiệm, trình độ ở địa phương tiến hành, nhất là đồng chí bí thư đảng ủy xã... trình độ, năng lực phê phán những tư tưởng, quan điểm của các thế lực thù địch của phần lớn CBCC xã được nâng lên một bước. Như vậy, về cơ bản việc tu dưỡng nâng cao năng lực, hiệu quả đấu tranh chống tiêu cực đã được CBCC xã quan tâm, chú trọng thực hiện có hiệu quả. Từ năm 2006 đến 2011 cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Tân Mỹ - Lạng Sơn 2 lần vinh dự được Bộ Công an tặng cờ thi đua xuất sắc trong phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", nhiều tập thể, cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh tặng bằng khen, giấy khen. Qua khảo sát ở một số xã ở vùng ĐBB cho thấy: 48,23% ý kiến cho rằng trình độ, năng lực của CBCC xã về phê phán những tư tưởng, quan điểm của các thế lực thù địch được nâng lên. Nhiều CBCC xã ở vùng ĐBB đã tự rèn luyện và nâng cao năng lực, hiệu quả đấu tranh với những tiêu cực trong tổ chức đảng, trong xã hội trên địa bàn xã. Phương pháp đấu tranh với những tiêu cực trong các tổ chức đảng, đối với cán bộ, đảng viên đã dần phù hợp và thiết thực hơn. Một số CBCC xã trong những năm trước đây có phương pháp phê bình chưa khéo léo, phù hợp đối với những tiêu cực, sai lầm khuyết điểm của cán bộ, đảng viên, đã dần nhận rõ điều này, tích cực rèn luyện, tìm cách phê bình đúng đắn, phù hợp đem lại hiệu quả hơn. Những biểu hiện xuê xoa, xuôi chiều và mạt sát cán bộ, đảng viên có sai lầm, khuyết điểm trong phê bình đã giảm. Theo báo cáo của các đảng ủy xã và của một số đảng ủy huyện, việc phê bình của CBCC xã trong vùng qua thực hiện Nghị quyết Trung ương IV, khóa XI về "một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" đã có khoảng trên 50% CBCC xã có chuyển biến rõ nét về hình thức, phương pháp và chất lượng phê bình những sai lầm khuyết điểm, những tiêu cực của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên [2, tr.8]. 90 9 0 * Về rèn luyện phong cách làm việc khoa học, sâu sát thực tiễn, gắn bó mật thiết với nhân dân, nói đi đôi với làm, làm đến nơi, đến chốn CBCC các xã ở vùng ĐBB đã bước đầu vượt qua khó khăn thách thức lớn về tác động của phong cách làm việc mang nặng tính tự do, tùy tiện của người sản xuất nhỏ tự túc, tự cấp, trọng tình hơn trọng lý... Những phong cách này được hình thành, lưu truyền và phát triển suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển các dân tộc vùng này. Việc thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tác động mạnh đòi hỏi cán bộ phải xây dựng và rèn luyện phong cách làm việc khoa học, làm việc có chương trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung giải quyết dứt điểm công việc... Khảo sát 8/ 13 tỉnh vùng ĐBB cho thấy 45% CBCC xã đã xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cá nhân, chương trình kế hoạch công tác hàng tuần, tháng, quý, năm của đơn vị do mình phụ trách; tự giác thực hiện từ việc nhỏ đến việc lớn và dần dần duy trì nền nếp làm việc của đơn vị. Việc xem xét, tự kiểm điểm về thực hiện chương trình, kế hoạch hàng tuần, hàng tháng, quý, xác định rõ nguyên nhân những việc chưa làm được đã và đề ra biện pháp giải quyết dứt điểm. Đối với những thiếu sót về phong cách làm việc của bản thân mình được cán bộ, đảng viên góp ý chân thành, cán bộ vui vẻ tiếp thu và có kế hoạch sửa chữa... Nhờ đó, phong cách làm việc đúng đắn, khoa học, phù hợp với điều kiện hiện nay và phù hợp với đặc điểm địa phương, với công việc của nhiều cán bộ được hình thành, có chuyển biến tích cực [Phụ lục 17]. Từ khi triển khai thực hiện mạnh mẽ việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", nhất là từ khi thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14-5- 2001 của Bộ Chính trị "Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", nhiều CBCC xã ở vùng ĐBB đã coi đây là thời cơ thuận lợi để rèn luyện phong cách làm việc khoa học, gắn bó mật thiết với nhân dân, nói đi đôi với làm, làm đến nơi đến chốn. Ở nhiều nơi CBCC xã đã đạt được kết quả đáng khích lệ về tu dưỡng, rèn luyện phong cách làm việc khoa học về: giờ giấc, thái độ, tinh thần trách nhiệm trong công việc, gần gũi nhân dân, xử lý công việc thấu tình đạt lý và dứt điểm công việc. Đặc biệt, nhiều CBCC xã đã gương mẫu, tự giác rèn luyện tác phong kỷ cương, kỷ luật trong chấp hành các quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị trong tiếp xúc với nhân dân, thực hiện tốt phương châm cán bộ, đảng viên đi trước, làng nước theo sau theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 91 9 1 Nhìn chung, các đảng ủy xã đã tập trung chỉ đạo thực hiện có kết quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trước hết trong các tổ chức đảng và mở rộng trong nhân dân. Trong đó, coi việc làm theo phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung trọng tâm. Đồng thời, tiến hành sơ kết, tổng kết theo chương trình, kế hoạch, điều đó đã có tác dụng lớn đối với rèn luyện phong cách làm việc khoa học, sâu sát thực tiễn, gắn bó mật thiết với nhân dân, tác phong nói đi đôi với làm, làm đến nơi đến chốn của CBCC xã. Các cấp ủy đã xây dựng quy chế làm việc, quy định của cơ quan và duy trì thực hiện nghiêm; xây dựng chương trình kế hoạch làm việc cụ thể, rõ ràng, khả thi, định rõ thời gian hoàn thành công việc; giao cho cán bộ, công chức phụ trách từng công việc, thực hiện mọi công việc của cơ quan đều phải có cán bộ phụ trách và chịu trách nhiệm; tăng cường sơ kết, tổng kết đúc rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời những cán bộ công chức thực hiện tốt quy chế, quy định, hoàn thành tốt công việc được giao, phê bình nghiêm khắc cán bộ, công chức vi phạm, chậm trễ trong công việc, không hoàn thành nhiệm vụ được giao Đây là những hoạt động thiết thực của các cấp ủy, tổ chức đảng, tạo thuận lợi cho CBCc xã rèn luyện phong cách làm việc khoa học, gắn bó với nhân dân, nói đi đôi với làm, làm đến nơi đến chốn. Nhiều cấp ủy đảng địa phương đã động viên nhân dân đóng góp ý kiến về phong cách làm việc của CBCC xã, nhất là những thiếu sót về phong cách ứng xử với nhân dân của cán bộ; khen ngợi những CBCC có thái độ, phong cách đúng đắn khi tiếp xúc với nhân dân. * Về rèn luyện nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật Khá nhiều cán bộ đã tích cực tìm hiểu, nghiên cứu hướng dẫn của Đảng về thực hiện Điều lệ Đảng để chủ động thực hiện đúng. Việc xây dựng kế hoạch công tác cá nhân một cách cụ thể, chính xác trong đó ưu tiên việc tham gia sinh hoạt chi bộ, gương mẫu chấp hành quy chế, quy định của chi bộ, của đảng ủy xã được CBCC xã coi trọng. Trong công việc hàng ngày 68,2% CBCC xã chú trọng thực hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Khi có những sai sót về chấp hành Điều lệ Đảng, thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng CBCC xã đã tự kiểm điểm, tự phê 92 9 2 bình, tiếp thu và sửa chữa những thiếu sót khi được cán bộ, đảng viên, cấp ủy góp ý kiến. 66% CBCC xã đã chú ý rèn luyện và tự giác thực hiện những điều đảng viên không được làm, tìm hiểu kỹ và cụ thể hóa thành những vấn đề cụ thể đối với tổ chức do cán bộ phụ trách, phù hợp với địa phương; gương mẫu trong thực hiện và duy trì thành nề nếp việc thực hiện những quy định đó đối với đảng viên thuộc đơn vị mình [Phụ lục 17]. Việc thực hiện nguyên tắc đoàn kết thống nhất của Đảng được CBCC quan tâm và luôn suy nghĩ tìm các giải pháp xây dựng, củng cố, tăng cường đoàn kết thống nhất trong tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, nhất là trong các tổ chức do cán bộ là người đứng đầu. Việc rèn luyện ý thức chấp hành pháp luật, các quy định của đơn vị được nhiều cán bộ coi trọng. 82% CBCC xã gương mẫu thực hiện pháp luật, các quy chế, quy định của Nhà nước, ghép mình vào kỷ luật Đảng, đoàn thể mà CBCC xã tham gia. Những biểu hiện xem nhẹ kỷ luật của đoàn thể mà cán bộ tham gia, ở nhiều nơi có xu hướng giảm [Phụ lục 11]. Các cấp ủy đảng ở vùng này luôn chú ý tạo thuận lợi cho cán bộ rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật đạt kết quả. Đồng thời, duy trì thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức kỷ luật Đảng, chính quyền, đoàn thể; phê bình kịp thời những cán bộ vi phạm quy định, quy chế hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng, vi phạm quy định của chính quyền, đoàn thể. Các cấp ủy còn khuyến khích, động viên các đoàn thể nhân dân giám sát, phát hiện, tố cáo những CBCC xã có biểu hiện vi phạm pháp luật, vi phạm những quy định của địa phương, vi phạm hương ước của thôn, xóm, bản để có giải pháp giải quyết và xử lý. Nhờ việc tích cực rèn luyện, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ CBCC ở các xã và việc tạo thuận lợi cho cán bộ rèn luyện, nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật của các cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức trong HTCT xã, ý thức tổ chức kỷ luật của nhiều CBCC xã được nâng lên. Qua báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương bốn, khóa XI của Đảng về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" cho thấy ở phần lớn các xã có 90% CBCC xã có ý thức tổ chức kỷ luật tốt [2, tr.9]. 93 9 3 2.2.1.2. Những khuyết điểm, hạn chế * Về tu dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị Hiện tại vẫn còn khá nhiều CBCC xã ở vùng ĐBB chưa coi trọng và thường xuyên tu dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị. Công việc này, chỉ được cán bộ tiến hành trong các đợt sinh hoạt chính trị, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên. Phần lớn các bộ chưa có chương trình, kế hoạch cá nhân về tu dưỡng nâng cao trình độ và bản lĩnh chính trị. Qua kết quả điều tra khảo sát ở một số xã thuộc vùng ĐBB cho thấy, có đến 80% CBCC xã khi được hỏi ý kiến, cho rằng việc tu dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị của họ chưa được thực hiện thường xuyên, chưa có kế hoạch cụ thể, còn mang tính "ăn đong". Ở một số nơi xảy ra mất trật tự xã hội, một số CBCC xã chưa đóng góp được những giải pháp đem lại hiệu quả, chưa trực tiếp và nhiệt tình tham gia cùng cấp ủy và CBCC xã khác giải quyết để đúc rút kinh nghiệm, nâng cao bản lĩnh chính trị của bản thân. Trong 6 tháng đầu năm 2008 ở các xã vùng ĐBB đã xẩy ra 65 vụ việc gây rối trật tự, mất trật tự xã hội, nhiều nhất là Lạng Sơn: 23 vụ, chiếm 37%; Lào Cai: 22 vụ, chiếm 23%; Quảng Ninh: 21 vụ, chiếm 25,7%; Cao Bằng: 18 vụ, chiếm 15,5%. Trong đó, có khoảng 38 vụ diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng có hành vi quá khích, manh động. Song ở một số xã thuộc các tỉnh này, một số CBCC xã chưa tích cực tham gia giải quyết. Có xã trước đó đã xảy ra mất an ninh, trật tự, nhưng sau một thời gian lại xảy ra tình trạng tương tự. Những CBCC xã không tích cực tham gia giải quyết tốt những phức tạp ở địa phương trong thời gian trước đó, khi được giao nhiệm vụ về giải quyết những sự việc này đã rất lúng túng, hiệu quả thấp. Khá nhiều cấp ủy cơ sở, nhất là ban chi ủy còn lúng túng trong giáo dục, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ CBCC xã, nhất là xác định nội dung và các phương thức đúng đắn, phù hợp với đặc điểm của địa phương, đem lại hiệu quả. Một số cấp ủy còn cho rằng, bản lĩnh chính trị của CBCC xã là những vấn đề thuộc về sự kiên định cương lĩnh chính trị, đường lối, quan điểm của Đảng, chưa thấy rõ sự kiên định ấy, phải được thể hiện ra trong những công việc hàng ngày của cán bộ tại cơ sở. Vì vậy, không tích cực, chủ động tạo thuận lợi cho cán bộ giải quyết đúng đắn những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn tại địa phương theo đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. 94 9 4 Trong sinh hoạt cấp ủy và tổ chức đảng, việc giáo dục rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị của CBCC xã ở nhiều nơi, chưa thực sự được coi trọng. Trên thực tế vẫn còn ý nghĩ không đúng, cho rằng, là CBCC xã thì bản lĩnh chính trị đã vững vàng, và không nên luận bàn về vấn đề này trong sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt cấp ủy. Điều này, dẫn tới trong sinh hoạt đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy xã ở không ít nơi hầu như không bàn đến việc nâng cao bản lĩnh chính trị của CBCC xã. Ở những xã đã thành lập chi bộ cơ quan xã, vấn đề này hầu như không được bàn bạc trong sinh hoạt chi bộ cơ quan xã, vì các đảng ủy viên, ban thường vụ đảng ủy xã và CBCC xã đều sinh hoạt đảng ở chi bộ này. Một số nơi, tuy có đưa vấn đề này vào nội dung sinh hoạt chi bộ cơ quan xã, song việc bàn bạc, thảo luận còn hời hợt, hình thức, hiệu quả thấp. Ở những nơi chưa thành lập chi bộ cơ quan xã, CBCC xã sinh hoạt tại các chi bộ thôn, xóm, bản, trong sinh hoạt chi bộ, những CBCC xã luôn là người đóng góp ý kiến, chấn chỉnh và giáo dục, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị của đảng viên trong chi bộ. Trong khi đó, việc chi bộ bàn bạc, thảo luận góp ý để nâng cao bản lĩnh chính trị của CBCC xã, hầu như không được tiến hành, hoặc có tiến hành cũng mang nặng tính hình thức, chủ yếu là khen ngợi CBCC xã. * Về rèn luyện, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động và trong cuộc sống thường ngày ở mọi lúc, mọi nơi Công việc này chưa được nhiều CBCC xã coi trọng và chưa tiến hành thường xuyên; chưa tích cực, chủ động đi tiên phong tìm giải pháp đổi mới phong cách lề lối làm việc, còn thụ động, trông chờ ỷ lại vào cấp trên. Ở một số cán bộ tính tiên phong gương mẫu trong mọi công việc lại có biểu hiện suy giảm. Điều này, thể hiện khá rõ ở việc chấp hành sự phân công việc của cấp ủy sau đại hội. Một số cán bộ còn đắn đo suy nghĩ khi cấp ủy phân công phụ trách công tác tuyên giáo, dân vận, kiểm tra của đảng ủy xã. Khá nhiều CBCC xã chưa tích cực tham gia các hoạt động ở thôn, xóm, bản, nơi cán bộ cư trú nên vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ chưa được nhân dân thừa nhận. Nhìn chung, việc tạo thuận lợi cho CBCC xã rèn luyện, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động và trong cuộc sống thường ngày ở mọi lúc, mọi nơi của cấp ủy, tổ chức đảng còn lúng túng. Các cấp ủy còn lúng túng trong 95 9 5 lãnh đạo, chỉ đạo các đoàn thể nhân dân về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tạo thuận lợi cho CBCC xã rèn luyện và thể hiện vai trò tiên phong gương mẫu. Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy đối với CBCC xã về rèn luyện, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, còn chưa được quan tâm và còn lúng túng, nhất là công tác giám sát. Việc phê bình những CBCC xã chưa coi trọng rèn luyện tính tiên phong, gương mẫu trong hoạt động, trong sinh hoạt, đời sống, trong chấp hành kỷ luật của nhiều cấp ủy còn chưa thường xuyên, kịp thời, có biểu hiện hình thức, chất lượng thấp. Trong sinh hoạt chi bộ hàng năm về nhận xét, phân loại đảng viên, phần rất lớn CBCC xã đạt danh hiệu đảng viên loại một, phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu. Song, nhìn chung kết quả bình xét phân loại đảng viên chưa đúng thực chất, có biểu hiện của bệnh thành tích. Hầu như ở các địa phương vẫn còn những CBCC không coi trọng rèn luyện tính tiên phong gương mẫu, gây bức xúc trong nhân dân, nhất là về chấp hành các quy định của nơi cư trú, trong thôn, xóm, bản. * Về rèn luyện đạo đức cách mạng, tích cực học tập, nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực công tác Một số CBCC xã trong HTCT ở xã thiếu ý thức rèn luyện đạo đức cách mạng, chưa thường xuyên gương mẫu trong công tác, vi phạm phẩm chất, đạo đức, lối sống, đặt lợi ích cá nhân, gia đình, dòng họ lên trên lợi ích tập thể, dẫn đến cục bộ, bè phái, gây mất đoàn kết. Nhiều CBCC xã chưa gương mẫu mặc dù đã được phê bình góp ý, song không có chuyển biến. Một số CBCC xã có biểu hiện độc đoán, vụ lợi đã được nhắc nhở, song vẫn không khắc phục, sửa chữa. Họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn và các sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật làm thất thoát tài sản của Nhà nước, tập thể, nhân dân và vụ lợi, vi phạm những chuẩn mực của đạo đức cách mạng. Không ít cán bộ không thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, dẫn đến tình trạng khi họ đã có tiền và quyền dễ coi thường tổ chức, sống đua đòi, xa cách nhân dân, làm cho quần chúng bất bình. Qua khảo sát có 43,92% ý kiến của nhân dân cho rằng, CBCC xã chưa thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng. Khá nhiều CBCC xã chưa nhiệt tình tham gia việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là việc làm theo tấm gương đạo đức của Người. 96 9 6 Nhiều cán bộ sống buông thả vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống, nhân cách của người cán bộ, đảng viên gây bất bình trong nhân dân. Tình trạng lười học, ngại đi học tập trung dài hạn còn tồn tại ở không ít CBCC xã ở vùng này. Việc tự giác học tập, nghiên cứu, tiếp thu kiến thức mới chưa được nhiều cán bộ coi trọng. Đã xảy ra tình trạng một số thông tin về tình hình chính trị, kinh tế của đất nước, thế giới, địa phương được truyền tải qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều người dân và cán bộ, đảng viên nắm được, song CBCC không nắm được. Trong thời gian học tập ở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ việc chưa tận dụng thời gian để học tập nâng cao trình độ mọi mặt, và có biểu hiện theo học để có bằng cấp đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa cán bộ vẫn còn tồn tại trong cán bộ.Vẫn còn không ít cán bộ mặc dù đã được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ mọi mặt, song do không tích cực chủ động tự học tập. Cấp ủy và tổ chức đảng ở nhiều nơi chưa thường xuyên giáo dục, rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng và trình độ mọi mặt cho CBCC ở các xã, còn có biểu hiện của nhận thức không đúng, cho rằng, việc rèn luyện đạo đức cách mạng là công việc chủ yếu của mỗi cán bộ, họ phải tự tu dưỡng rèn luyện. Từ đó, đã xem nhẹ và không xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể về nâng cao đạo đức cách mạng của CBCC xã; không thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ về rèn luyện đạo đức cách mạng; chưa cổ vũ động viên các đoàn thể nhân dân tham gia giám sát việc rèn luyện đạo đức cách mạng của CBCC xã Đặc biệt, nhiều cấp ủy buông lỏng việc giáo dục rèn luyện về đạo đức, lối sống của CBCC xã. Nhiều cấp ủy xã chưa tiến hành việc liên hệ một cách thường xuyên với Ban Tổ chức huyện ủy và trường chính trị tỉnh để nắm chắc quá trình học tập, rèn luyện của cán bộ của mình trong thời gian học tập tại trường chưa đực các đảng ủy xã thực sự coi trọng. Cạnh đó, là tình trạng ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_tu_duong_tinh_dang_cong_san_cua_doi_ngu_can_bo_chu_chot_cac_xa_o_vung_dong_bac_bo_giai_doan_hien.pdf
Tài liệu liên quan