Luận án Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC BẢNG, HÌNH . vii

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU . 7

1.1. Các nghiên cứu về việc làm, giải quyết việc làm . 7

1.2. Các nghiên cứu về tự tạo việc làm . 8

1.2.1. Nghiên cứu vai trò của tự tạo việc làm đối với nền kinh tế . 8

1.2.2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm . 9

1.2.3. Tổng hợp kết quả tác động của các nhân tố đến tự tạo việc làm . 16

1.3. Khoảng trống nghiên cứu . 20

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 . 22

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .23

2.1. Các vấn đề cơ bản về thanh niên nông thôn . 23

2.1.1. Khái niệm về thanh niên và thanh niên nông thôn . 23

2.1.2. Đặc điểm thanh niên và thanh niên nông thôn . 24

b, Một số đặc điểm riêng của thanh niên nông thôn Việt Nam . 26

2.1.3. Vai trò của tự tạo việc làm đối với thanh niên nông thôn . 27

2.2. Các vấn đề cơ bản về tự tạo việc làm . 29

2.2.1. Lý luận chung về tự tạo việc làm . 29

2.2.2. Ý định, quyết định và quyết định duy trì tự tại việc làm của thanh niên . 33

2.2.3. Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu tự tạo việc làm . 34

2.3. Lý thuyết cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm . 42

2.4. Khung nghiên cứu . 43

2.5. Cơ sở thực tiễn về tự tạo việc làm của thanh niên . 46

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 . 50

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 51

3.1. Quy trình nghiên cứu . 51

pdf174 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 mức độ. (Evans và Jovanovic, 1989; Evans và Leighton, 1989a; Meyer, 1990) + Ý kiến Ý kiến từ người xung quanh được đo bằng thang đo likert 5 mức độ. IshaqueMahama and Motin Bashiru (2014); Blanchflower và Oswald (1998), Ajzen (1991) + tcctri Hỗ trợ từ tổ chức chính trị - xã hội, bằng “1” nếu nhận được hỗ trợ; bằng “0” nếu không nhận được hỗ trợ. Hồ Thị Diệu Ánh,( 2015 + hotro Hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước, giá trị bằng “1” nếu nhận được hỗ trợ; bằng “0” nếu không nhận được hỗ trợ; Mức độ tiếp cận, tính đầy đủ, tính hợp lý, của chính sách được đo bằng thang đo likert 5 mức độ. Ngô Quỳnh An (2012), Ngô Xuân Bá (2006) + Nguồn: Tác giả tổng hợp 65 Từ các mô hình lý thuyết và các kết quả nghiên cứu đã được khẳng định, luận án xây dựng khung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn, với các kỳ vọng chính là các giả thuyết của mô hình: - Giới tính có tác động cùng chiều (+) tới quyết định tự tạo/duy trì tự tạo việc làm, có nghĩa rằng nam giới có xác suất quyết định tự tạo/duy trì tự tạo việc làm cao hơn nữ giới. - Tuổi có tác động ngược chiều (-) tới quyết định tự tạo/duy trì tự tạo việc làm, tuổi càng cao thì thanh niên có xác suất lựa chọn quyết định tự tạo việc làm ít đi, tức là xu hướng lựa chọn công việc ít rủi ro hơn. - Hôn nhân có tác động ngược chiều (-) tới quyết định tự tạo/duy trì tự tạo việc làm, thanh niên đã có gia đình có xác suất quyết định tự tạo việc làm thấp hơn người chưa có gia đình, tức là xu hướng lựa chọn công việc ổn định về thu nhập. - Tình trạng sức khỏe tốt có tác động ngược chiều (-) tới quyết định tự tạo/duy trì tự tạo việc làm, những người có sức khỏe tốt có thể dễ dàng tìm được một công việc có mức thu nhập ổn định, trong khi những thanh niên có sức khỏe kém hơn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các công việc làm công ăn lương, đó có thể là nguyên nhân thúc đẩy họ quyết định tự tạo/duy trì tự tạo việc làm. - Trình độ học vấn tác động ngược chiều (-) tới quyết định tự tạo/duy trì tự tạo việc làm, những thanh niên nông thôn được đào tạo nghề, đào tạo chuyên nghiệp thì cũng dễ dàng tìm kiếm các công việc làm công ăn lương hơn những người ít được đào tạo. Khi không tìm kiếm được công việc trong khu vực làm công, những thanh niên nông thôn sẽ lựa chọn quyết định tự tạo/duy trì tự tạo việc làm là phương án để tìm kiếm nguồn thu nhập cho mình. - Thái độ và Nhận thức kiểm soát hành vi là các nhân tố được nhắc đến trong mô hình của Ajenz (1991) có tác động cùng chiều (+) tới quyết định tự tạo/duy trì tự tạo việc làm, một người có mong muốn tự tạo việc làm, tin tưởng, lập kế hoạch, kiểm soát được các hành vi của mình thì xác suất tự tạo việc làm sẽ tăng lên. - Khả năng huy động tài chính có tác động cùng chiều (+) tới quyết định tự tạo/duy trì tự tạo việc làm, nguồn tài chính là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình tự tạo việc làm, nếu một người có khả năng huy động vốn tốt hơn thì xác suất để họ quyết định tự tạo/duy trì tự tạo việc làm cũng tăng lên. - Ý kiến người xung quanh có tác động cùng chiều (+) đến quyết định tự tạo/duy trì tự tạo việc làm, giả định rằng sự hỗ trợ sẽ mang lại tác động tích cực, dẫn 66 đến xác suất quyết định tự tạo/duy trì tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tăng lên. - Sự hỗ trợ từ chính sách của nhà nước và sự hỗ trợ từ việc tham gia các tổ chức chính trị xã hội cũng có tác động cùng chiều (+) đến quyết định tự tạo/duy trì tự tạo việc làm, sự hỗ trợ để giúp đối tượng thanh niên có việc làm và thu nhập ổn định là một trong những vai trò quan trọng của nhà nước và hệ thống chính sách. 3.5. Dữ liệu nghiên cứu Để đảm bảo tỷ lệ hồi đáp cao, khảo sát được tiến hành qua hai kênh. Thứ nhất, thông qua việc kết nối với Đoàn Thanh niên, quản lý cấp xã của 15 xã, thị trấn thuộc 3 đơn vị Thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Bình và huyện Đại Từ để tiếp cận với các đối tượng là thanh niên từ 30 tuổi trở xuống đang kinh doanh, sinh sống, làm việc trên địa bàn. Thứ hai, phiếu online được xây dựng để điều tra các đối tượng thông qua mạng xã hội và email. Hơn 600 phiếu khảo sát được phỏng vấn trực tiếp và nhận phản hồi từ kết quả online, 470 phiếu thu về, tỷ lệ hồi đáp là khoảng 78%, trong đó 80% là khảo sát trực tiếp. Sau khi kiểm tra, đối chiếu, luận án đã loại đi các bản trả lời không hợp lệ. Cuối cùng, 398 phiếu được giữ lại, đủ điều kiện để đưa vào phân tích. Thống kê về mẫu điều tra được trình bày dưới đây. Bảng 3.3. Thông tin về đối tượng điều tra TT Thông tin mẫu Tần suất (người) Tỷ lệ (%) 1 Giới tính - Nam 230 58,0 - Nữ 168 42,0 2 Độ tuổi 16 - 20 87 21,9 21 - 25 148 37,2 26 - 30 163 40,9 3 Trình độ học vấn - Lao động phổ thông 219 55,0 - Đã qua đào tạo 179 45,0 4 Tình trạng hôn nhân 67 - Đã kết hôn 120 30,2 - Chưa kết hôn 278 69,8 5 Dân tộc - Kinh 355 89,9 - Khác 43 10,1 6 Khu vực điều tra - Thành phố Thái Nguyên 121 30,4 - Huyện Phú Bình 143 35,9 - Huyện Đại Từ 134 33,7 7 Lĩnh vực mà anh/chị lựa chọn (nếu) tự tạo việc làm Nông nghiệp 65 16,3 Công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công... 115 28,9 Dịch vụ, thương mại, vận tải, nhà hàng, khách sạn... 218 54,8 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Về cơ cấu giới tính, tổng số điều tra là 398 trong đó nam giới là 230 chiếm tỷ lệ 58%, nữ giới là 168 chiếm tỷ lệ 42%, tỷ lệ chênh lệch là không quá lớn cho thấy nhu cầu về tự tạo việc làm ở cả hai giới là tương đối cân bằng. Tuy nhiên, nam giới vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn phản ánh trung thực về các đặc điểm sinh lý, sức khỏe, hay sự mạnh mẽ, quyết tâm trong vấn đề tự tạo việc làm, và sẵn sàng đương đầu với khó khăn so với nữ giới. Cơ cấu về dân tộc cho thấy, tỷ lệ dân tộc Kinh chiếm đa số với gần 90% số người được hỏi, số còn lại là các dân tộc khác. Như vậy, cơ cấu này có thể phản ánh một phần thực trạng xã hội hiện nay, đối với tự tạo việc làm thì tính chủ động của thanh niên nông thôn dân tộc Kinh cao hơn các dân tộc khác, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật tiến bộ, nhanh nhạy với các vấn đề xã hội giúp họ có cơ hội thành công trong tự tạo việc làm cao hơn những người xuất thân từ các nhóm dân tộc thiểu số khác. Về cơ cấu theo độ tuổi, tỷ lệ cao nhất thuộc về lứa tuổi từ 26 - 30, 163 người chiếm tỷ lệ 40,9%; đây là lứa tuổi mà thanh niên đạt sự chín chắn về suy nghĩ, về thể chất ở giai đoạn trưởng thành. Lứa tuổi từ 21 - 25 có 148 người cũng chiếm tỷ lệ cao 68 với 37,2%, lứa tuổi có tỷ lệ thấp nhất là 16 - 20, có 87 thanh niên chiếm 21,9% trong tổng số. Về mặt pháp luật, lứa tuổi thanh niên từ 16 - 30, tuy nhiên trong thực tế, tự tạo việc làm thường chỉ bắt đầu với những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông, tức là trên 18 tuổi, như vậy, nhìn chung mẫu này có thể đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Về trình độ đào tạo của thanh niên, lao động phổ thông là 219 người chiếm 55%, số còn lại là những người đã qua đào tạo, gồm 179 người, chiếm 45%. Về cơ cấu vùng điều tra, như đã trình bày ở chương 3, khảo sát được thực hiện tại 3 khu vực của tỉnh là Thái Nguyên, đại diện cho vùng thấp, vùng cao, vùng trung nông thôn của tỉnh Thái Nguyên là các xã thuộc thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Bình và huyện Đại Từ. Tỷ lệ phiếu trả lời ở mức tương đối cân bằng sau khi đã sàng lọc: Thành phố Thái Nguyên có 121 người , tỷ lệ 30,4%; huyện Phú Bình có 143 người tỷ lệ 35,9%, huyện Đại Từ có 134 người, tỷ lệ là 33,7%. Về lĩnh vực lựa chọn tự tạo việc làm, kết quả khảo sát cho thấy có 218 người lựa chọn Dịch vụ, thương mại, vận tải, nhà hàng, khách sạn chiếm 54,8%. Có 115 người lựa chọn Công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công...chiếm 28,9%. Số còn lại lựa chọn nông nghiệp chỉ 16,3%. Tỷ lệ này cũng có sự tương đồng về xu hướng cơ cấu ngành trong lực lượng lao động thanh niên của tỉnh Thái Nguyên những năm gần đây. 69 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Trong chương 3, luận án trình bày về quy trình nghiên cứu, khung nghiên cứu, biến nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Quy trình nghiên cứu: bao gồm 6 bước từ xác định mục tiêu, nghiên cứu tổng quan xây dựng mô hình, xây dựng thang đo và khảo sát, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy Probit và Bivariate Probit, báo cáo kết quả nghiên cứu. Xây dựng khung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên bao gồm: đặc điểm cá nhân, thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi, khả năng huy động tài chính cá nhân, ý kiến người xung quanh, hỗ trợ từ các tổ chức đoàn thể, và hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước. Xác định các biến nghiên cứu và giả thuyết kỳ vọng về chiều tác động của các biến tới tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp, được thu thập thông qua phương pháp khảo sát bảng hỏi. Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương phá hạn ngạch với quy mô mẫu sử dụng là 398 thanh niên ở 3 huyện và thị xã trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp phân tích dữ liệu: luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên, và sử dụng phương pháp hồi quy để ước lượng ảnh hưởng tới ý định tự tạo việc làm và tự tạo việc làm. Trong đó với ý định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên, luận án sử dụng mô hình hồi quy Probit, và sử dụng mô hình hồi quy Bivariate Probit để nghiên cứu tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên. 70 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Hình 4.1. Bản đồ Tỉnh Thái Nguyên Nguồn: https://commons.wikimedia.org/wiki/File: File:Bản_đồ_Thái_Nguyên.svg “Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km² phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, 71 cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế,giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.” * Địa hình “Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng bắc-nam và thấp dần xuống phía nam. Cấu trúc vùng núi phía bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía bắc Thái Nguyên gồm rừng núi và đồng lầy. Về phía đông có những dãy núi cao nằm giữa những ngọn núi đá vôi ở phố Bình Gia. Về phía đông bắc, có cao nguyên Vũ Phái được giới hạn bởi những dãy núi đá vôi và có khu rừng núi ngăn chia Lâu Thượng và Lâu Hạ ở phương Nam. phía tây bắc Thái Nguyên có thung lũng Chợ Chu bao gồm nhiều cánh đồng và những thung lũng nhỏ. Giữa Đồn Đủ và Cổ Lương là một cánh đồng giáp với cao nguyên Trúc Thanh và Độ Tranh gồm nhiều đồi núi lan tới tận khu đồng lầy Phúc Linh. Phía tây nam có dãy Tam Đảo dọc theo cao nguyên Văn Lang và cánh đồng Đại Từ. Tam Đảo có đỉnh cao nhất 1.591 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng đông bắc-tây nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng tây bắc-đông nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.” * Khí hậu “Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: - Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai. - Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía Nam Võ Nhai. - Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công. 72 Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9o) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2o) là 13,7o. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.” 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội * Tăng trưởng kinh tế Theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên (2019): “Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2018 tăng 10,44% so với năm 2017, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,15% đóng góp 0,5 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung của toàn tỉnh; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 13,2%, đóng góp 8,1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm tăng 6,85% đóng góp 1,9 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung. Quy mô GRDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 77,7 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 9,6 triệu đồng/người/năm so với năm 2017 triệu đồng, vượt so với kế hoạch (74 triệu đồng). Về cơ cấu nền kinh tế năm 2018, do khu vực công nghiệp tăng cao trong những năm gần đây nên cơ cấu có sự tăng mạnh ở khu vực công nghiệp với 57,2%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 10,9%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 31,9%” * Kết quả sản xuất kinh doanh một số ngành, lĩnh vực - Nông, lâm nghiệp và thủy sản “Năm 2018, sản xuất nông nghiệp phát triển tốt do dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm không phát sinh; giá bán sản phẩm chăn nuôi luôn giữ ổn định ở mức cao. Ngành trộng trọt do đẩy mạnh thâm canh nên năng suất thu hoạch tăng góp phần nâng cao giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp trồng trọt. Tổng diện tích gieo trồng năm 2018 của tất cả các loại cây đạt 154 nghìn ha, giảm 2,5 nghìn ha so với năm 2017; bao gồm diện tích cây hàng năm 116 nghìn ha, giảm 1,8 nghìn ha; diện tích cây lâu năm đạt 38 nghìn ha, giảm 0,7 nghìn ha. Về chăn nuôi, sản lượng thịt hơi xuất chuồng của vật nuôi chủ yếu năm 2018 đạt 149,2 nghìn tấn, tăng 5,6% so với năm 2017; trong đó sản lượng thịt lợn hơi đạt 102,6 nghìn tấn, tăng 4,8%; gia cầm đạt 40 nghìn tấn, tăng 7,9%. Về lâm nghiệp, diện tích trồng rừng mới tập trung của toàn tỉnh đạt 5,95 nghìn ha, giảm 1,4 nghìn ha so với năm 2017. 73 Về chăn nuôi thủy sản, diện tích đạt 5889 ha. Sản lượng thủy sản đạt 12 nghìn tấn, tăng 12,8% so với năm 2017.” - Công nghiệp “Năm 2017 sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn duy trì được tốc độ phát triển khá cao. Những mặt hàng sản xuất đang phát triển mạnh như sản phẩm điện tử, viễn thông và sản xuất trang phục góp phần đưa chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp cả năm hoàn thành vượt mức so kế hoạch ở tất cả các khu vực, thành phần kinh tế. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2018 ước tính tăng 12,13%, thấp hơn mức tăng 18,08% của năm 2017, do ngành sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học đạt tốc độ thấp hơn.” - Thương mại, dịch vụ “Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2018 đạt 31.937 tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm trước (năm 2017 tăng 11,1%). Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2018 đạt 24,83 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2017; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 14,63 tỷ USD, tăng 5,36%. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2018 xuất siêu 10,2 tỷ, bằng 40,1% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Tổng doanh thu vận tải năm 2018 đạt 4,24 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với năm 2017. Sản lượng vận tải hành khách năm 2018 đạt 19,2 triệu lượt khách, tăng 8,1% so với năm trước và luân chuyển đạt 1055,8 triệu lượt khách.km tăng 7,6%. Vận tải hàng hóa năm 2018 đạt 40,8 triệu tấn, tăng 8,5% so với năm trước và luân chuyển đạt 1.719,2 triệu tấn.km, tăng 9,1%.” * Dân số, lao động và việc làm “Dân số trung bình năm 2018 của tỉnh Thái Nguyên là 1.268,3 nghìn người, tăng 13,24 nghìn người, tương đương tăng 1,06% so với năm 2017, bao gồm dân số thành thị là 444,6 nghìn người, chiếm 35,1% tổng dân số, dân số nông thôn là 823,7 nghìn người, chiếm 64,9%; dân số nam 616,2 nghìn người, chiếm 48,6%; dân số nữ 652,1 nghìn người, chiếm 51,4%. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của toàn tỉnh năm 2018 là 774,1 nghìn người, tăng 5,2 nghìn người so với năm 2017. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2018 là 765,7 nghìn người; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 40,67%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,12%; khu vực dịch vụ chiếm 27,21%. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2018 là 1,19%, trong đó, khu vực thành thị là 1,49%, khu vực nông thôn là 1,05%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong 74 độ tuổi năm 2018 là 1,35%, trong đó, khu vực thành thị là 0,76% và khu vực nông thôn là 1,62%.” * Đời sống dân cư “Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người một tháng chung toàn tỉnh theo giá hiện hành đạt 4.015 nghìn đồng, tăng 1.010 nghìn đồng so với năm 2016. Chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất là 8,5 lần, ngày càng doãng ra và cao hơn so với mức 7,7 lần của năm 2016. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn tiếp cận đa chiều năm 2018 là 6,39%, giảm 2,61 điểm phần trăm so với năm 2017. Tỷ lệ hộ cận nghèo là 7,66%, giảm 1,13 điểm phần trăm so với năm 2017.” 4.2. Thực trạng việc làm, tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên 4.2.1. Kết quả tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là một trung tâm về giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ ba của cả nước, với dân số đông, mỗi năm có từ 15 - 16 nghìn người bước vào tuổi lao động. Theo kết quả điều tra Báo cáo LĐVL của Tổng cục Thống kê cho thấy lực lượng thanh niên làm chủ SXKD và tự làm cho bản thân, gia đình trong những năm qua của Thái Nguyên có tỷ lệ khá thấp. Đối với lực lượng thanh niên làm chủ SXKD, giai đoạn 2013 - 2017 cao nhất chỉ chiếm 2,1% lực lượng lao động thanh niên tỉnh Thái Nguyên, thấp nhất là năm 2014 chỉ 1,2% trong tổng số lực lượng lao động thanh niên. Gần đây tỷ lệ này lại có xu hướng giảm, từ 2,0% năm 2016 xuống 1,6% năm 2017. Bảng 4.1. Kết quả tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên Đơn vị: % Các chỉ tiêu Lực lượng LĐ Thanh niên tỉnh Thái Nguyên 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Làm chủ SXKD 2,1 1,2 1,8 2,0 1,6 1,8 Tự làm cho bản thân và gia đình 4,6 5,1 5,2 4,8 4,5 4,9 Nguồn: Điều tra Báo cáo LĐVL 2013 - 2018, Tổng cục Thống kê Đối với lực lượng thanh niên tự làm cho bản thân và gia đình cũng có sự biến động nhưng thấp hơn so với lực lượng làm chủ SXKD. Kết quả cho thấy trong giai đoạn 2013 - 2018, tỷ lệ cao nhất là năm 2015 với 5,2% thanh niên tự làm cho bản thân và gia đình trong tổng số lực lượng lao động thanh niên tỉnh 75 Thái Nguyên, thấp nhất là năm 2017 chỉ 4,5% trong tổng số lực lượng lao động thanh niên tỉnh Thái Nguyên. Tình trạng quyết định tự tạo việc làm, sau đó từ bỏ hay duy trì cũng là hiện tượng phổ biến diễn ra tại khu vực điều tra. Trong quá trình khảo sát, một số nguyên nhân đã được tìm ra. * Lựa chọn tự tạo việc làm Thống kê về số lượng thanh niên làm chủ SXKD và Tự làm cho bản thân, gia đình chỉ chiếm khoảng hơn 6% trong tổng lực lượng lao động thanh niên tỉnh Thái Nguyên, con số trên là khá khiêm tốn. Tự tạo việc làm là hoạt động có rủi ro, một số nguyên nhân mà thanh niên nông thôn Thái Nguyên lựa chọn tự tạo việc làm đã được khảo sát. Hình 4.2. Nguyên nhân thanh niên lựa chọn Tự tạo việc làm Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Nguyên nhân đầu tiên khiến thanh niên lựa chọn tự tạo việc làm là do không tìm kiếm được việc liên quan đến vấn đề sức khỏe, hay không đáp ứng được trình độ,... (64,67% người trả lời đồng ý). Nguyên nhân thứ hai là do nhu cầu thiết yếu, áp lực về thu nhập trang trải cuộc sống khiến họ quyết định tự tạo việc làm (63,76,4% người đồng ý). Nguyên nhân thứ ba là do họ muốn tìm kiếm một công việc để tránh khỏi sự ngột ngạt, áp lực từ môi trường công sở, hướng đến một công việc tự do và thoải mái nên lựa chọn tự tạo việc làm (55% người đồng ý). Chỉ khoảng hơn 30% số 2,293577982 17,43119266 33,02752294 55,04587156 63,76146789 64,67889908 0 10 20 30 40 50 60 70 Lý do khác Tận dụng cơ hội Sở thích/ lý tưởng của cá nhân Muốn thoát khỏi sự ngột ngạt, áp lực của môi trường công sở Nhu cầu thiết yếu Không tìm được việc làm (sức khỏe, trình độ) 76 người đồng ý tự tạo việc làm vì sở thích hay lý tưởng của bản thân. Ngoài ra còn các nguyên nhân như tận dụng cơ hội (17,4%); các lý do khác (2,3%). * Từ bỏ tự tạo việc làm Kết quả khảo sát cho thấy, nhiều thanh niên lựa chọn tự tạo việc làm, sau một thời gian đã từ bỏ công việc đó. Do vậy, việc xác định nguyên nhân vì sao một người đã quyết định tự tạo việc làm lại từ bỏ là cần thiết. Hình 4. 3. Nguyên nhân thanh niên từ bỏ Tự tạo việc làm Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Với các trường hợp từ bỏ việc làm tự tạo, nguyên nhân chủ yếu đến từ Kinh doanh không có lợi nhuận (71,4% người đồng ý). Như đã phân tích, nhìn chung tự tạo việc làm cũng là hoạt động có tính chất rủi ro, 57,1% người được hỏi đồng ý với lý do từ bỏ tự tạo việc làm là do gặp vấn đề về tài chính. Từ bỏ tự tạo việc làm có thể do họ có một cơ hội việc làm hoặc kinh doanh khác ổn định hơn (47,6% người đồng ý). Ngoài ra, còn có các lý do như gặp rủi ro, sự cố trong quá trình hoạt động như thời tiết, dịch bệnh (35% người đồng ý), hoặc các lý do cá nhân như gia đình hay sức khỏe (35% người đồng ý). Các nguyên nhân đến từ thủ tục hành chính cũng nhận được sự đồng tình nhưng không nhiều (chỉ 16,7%), ngoài ra còn có các lý do khác (7,1%). * Duy trì tự tạo việc làm 7,142857143 16,66666667 35,71428571 35,71428571 47,61904762 57,14285714 71,42857143 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Lý do khác Thuế, thủ tục hành chính Lý do cá nhân (gia đình, sức khỏe) Gặp sự cố (thời tiết, dịch bệnh) Có một cơ hội việc làm hoặc kinh doanh khác Gặp vấn đề về tài chính Kinh doanh không có lợi nhuận 77 Sau khi tự tạo việc làm, hoạt động một thời gian, đến nay nhiều thanh niên vẫn tiếp tục duy trì hoạt động đó. Lý do một thanh niên tiếp tục duy trì tự tạo việc làm cũng được tìm hiểu làm rõ. Hình 4.4. Nguyên nhân thanh niên duy trì việc làm tự tạo Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Một số nguyên nhân thanh niên tiếp tục duy trì việc làm tự tạo đã được chỉ ra. Thứ nhất, do đầu tư một khoản chi phí lớn nên họ cần tiếp tục duy trì để thu hồi vốn (85,2% người đồng ý). Thứ hai, công việc họ đang làm vẫn đang có kết quả tốt, kinh doanh có lãi nên họ vẫn tiếp tục duy trì (81,8% người đồng ý). Một lý do khác cũng nhận được nhiều sự đồng tình là hoạt động tự tạo việc làm của họ có triển vọng tốt (75%). Công việc hiện tại đủ nuôi sống bản thân, thoải mái, tự do cũng là nguyên nhân họ tiếp tục duy trì việc làm tự tạo (70% người đồng ý). Một số tiếp tục duy trì việc làm tự tạo đồng ý với lý do không muốn gia đình, người thân thất vọng, ngoài ra còn có những nguyên nhân khác nhưng không đáng kể. 4.2.2. Cơ cấu việc làm của lao động thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên “Theo Tổng điều tra kinh tế 2018 của tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên là trung tâm giáo dục, đào tạo lớn thứ ba của cả nước (chỉ sau thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh), hàng năm tỉnh Thái Nguyên bổ sung một một lượng lớn người vào lực lượng lao động, bao gồm nhiều loại hình hình như công nhân, kỹ sư, cử nhân kinh tế, bác sỹ... nhưng khả năng thu hút lao động của khu vực doanh nghiệp và khu vực nhà nước còn hạn chế, thậm chí dư thừa một số lao động do sắp xếp lại quá trình sản xuất. Do vậy, vẫn còn tình trạng người có sức lao động nhưng chưa có việc làm và người có 2,272727273 55,11363636 70,45454545 75 81,81818182 85,22727273 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Nguyên nhân khác Không muốn gia đình, người thân thất vọng Đủ nuôi sống bản thân, thoải mái tự do Có triển vọng tốt Vẫn làm tốt, kinh doanh có lãi Cần phải thu hồi vốn đã bỏ ra 78 việc làm nhưng chưa sử dụng hết thời gian lao động. Với hình thức kinh doanh linh hoạt trong nhiều ngành nghề và sử dụng công nghệ - kỹ thuật thủ công, khu vực kinh tế cá thể có khả năng tận dụng tốt số lao động dư thừa trong xã hội.” Cùng với xu hướng thất nghiệp ngày càng tăng, tỷ lệ thất nghiệp của lao động thanh niên tỉnh Thái Nguyên cũng tăng trong khoảng 0,2 - 0,3 %. Số liệu cho biết, tỷ trọng việc làm của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tu_tao_viec_lam_cua_thanh_nien_nong_thon_tinh_thai_n.pdf
Tài liệu liên quan