Luận án Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó

MỞ ĐẦU.1

CHưƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN

ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .6

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến bối cảnh xã hội và tiền đề tư

tưởng cho sự hình thành tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn.6

1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng của Tôn Trung Sơn

nói chung và tư tưởng triết học của ông nói riêng.12

1.3. Những công trình nghiên cứu, đánh giá về giá trị, ý nghĩa tư tưởng của Tôn

Trung Sơn và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam.24

1.4. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và

những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.33

CHưƠNG 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH Tư TưỞNG TRIẾT HỌC CỦA

TÔN TRUNG SƠN.35

2.1. Bối cảnh xã hội Trung Quốc giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX .35

2.2. Nguồn gốc lý luận cho sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học của

Tôn Trung Sơn.42

2.3. Con người và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn.53

CHưƠNG 3. Tư TưỞNG TRIẾT HỌC CỦA TÔN TRUNG SƠN .62

3.1. Tư tưởng triết học tự nhiên của Tôn Trung Sơn trong Tiến hóa luận.62

3.2. Nhận thức luận của Tôn Trung Sơn qua thuyết “Tri nan hành dị” .72

3.3. Tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Tôn Trung Sơn trong Chủ nghĩa

Tam dân.83

CHưƠNG 4. GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA Tư TưỞNG TRIẾT HỌC CỦA

TÔN TRUNG SƠN. 108

4.1. Giá trị, ý nghĩa trên phương diện thế giới quan và nhận thức luận . 108

4.2. Giá trị và ý nghĩa của tư tưởng triết học Tôn Trung Sơn đối với thực tiễn

cách mạng Trung Quốc thời kỳ Cận đại .118

4.3. Một số hạn chế của tư tưởng triết học Tôn Trung Sơn. 124

KẾT LUẬN. 147

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 150

pdf164 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp viện, Lập pháp viện. 73 3.2.1. “Hành tiên tri hậu” (Làm trước biết sau) Nội dung đầu tiên trong thuyết “tri nan hành dị” là “làm trước biết sau” (hành tiên tri hậu). Đây là đặc điểm cơ bản trong nhận thức luận duy vật của Tôn Trung Sơn, cũng là nền tảng cho học thuyết “tri nan hành dị” của ông. Tôn Trung Sơn đã dẫn ra một loạt những sự kiện lịch s , các hoạt động thực tế của cuộc đấu tranh giai cấp và lịch s tiến bộ văn minh của nhân loại để luận chứng cho quá trình nhận thức của con người là “làm trước biết sau”. Trong tác phẩm “Học thuyết Tôn Văn” Tôn Trung Sơn đã đưa ra 10 việc để chứng minh đó là: ăn uống, tiêu tiền, sáng tác thơ văn, xây nhà, chế tạo thuyền bè, xây dựng đô thị, đào sông hồ, điện học, hoá học, tiến hoá. Ví dụ như đối với vấn đề ăn uống, đầu tiên ông trình bày một cách tỉ mỉ quá trình cấu tạo cơ thể con người và cơ thể hấp thu thức ăn dinh dưỡng, tiếp đó ông chỉ ra rằng mặc dù nghề nấu ăn của Trung Quốc đứng vào bậc nhất thế giới, đồng thời tập quán ăn uống có những sự phù hợp với khoa học, nhưng nhận thức về nguyên lý khoa học thì lại không rõ, nói cách khác, việc ăn uống thì mọi người đều có thể dễ dàng làm được nhưng suốt đời không biết được ý nghĩa của nó, nguyên lý của nó, phương pháp của nó. Có thể thấy, ví dụ trên là vấn đề rất dễ có thể làm được trong sinh hoạt hàng ngày của con người, nhưng lại rất khó có thể nắm bắt và hiểu rõ quy luật của nó [Xem: 53, tr.22]. Ví dụ này cho chúng ta thấy một điều là: “không biết vẫn có thể làm”, tức là lấy “làm trước biết sau” để luận chứng cho “biết khó làm dễ”. Có thể nói, “làm trước biết sau” là nội dung cơ bản, hạt nhân hợp lý của “biết khó làm dễ”. Việc khẳng định “hành” có trước, “tri” có sau; “hành” là nền tảng, nguồn gốc của “tri” đã nói rõ khuynh hướng chủ nghĩa duy vật của thuyết tri hành Tôn Trung Sơn. Tư tưởng “hành trước tri sau” của Tôn Trung Sơn có mối quan hệ qua lại hữu cơ với những lý giải mang tính chất duy vật về mối quan hệ giữa sự thực và ngôn luận, giữa khách quan và chủ quan. Tôn Trung Sơn cho rằng: “Theo 74 nguyên lý trong vũ trụ đều là sự thực có trước rồi mới nảy sinh ngôn luận, chứ không phải ngôn luận có trước rồi mới nẩy sinh sự thực” (Chủ ng ĩ dân quyền, Bài 1) [Dẫn theo: 53, tr.43]. Điều này đã khẳng định tri thức, ngôn luận được quy định bởi tồn tại khách quan, sự thực khách quan là tính thứ nhất và có trước, nhận thức chủ quan chỉ là cái có sau và phản ánh đối với thế giới khách quan, sự vật khách quan sẽ không ngừng được con người nhận thức, từ đó dẫn đến tri thức của nhân loại cũng sẽ ngày càng nhiều, nhận thức đối với vạn vật trong vũ trụ cũng ngày càng sâu sắc hơn. Theo ông, nếu không có “hành” thì sẽ không thể có được bất kỳ tri thức nào. Những tư tưởng đúng đắn của con người, những lý luận của khoa học và những nguyên lý, quy luật của cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống, cũng không phải xuất hiện trong đầu của con người mà nó được nảy sinh trong quá trình con người tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Thông qua việc phân tích và chứng minh đối với 10 sự kiện vừa được nói đến ở trên, Tôn Trung Sơn đã đưa ra quan điểm “hành trước tri sau”, làm sáng tỏ tri thức của nhân loại được hình thành trên cơ sở của “hành”, chỉ có thông qua “hành” mới có thể có được “tri”. Tôn Trung Sơn không những nhấn mạnh rằng những nhận thức của nhân loại cần phải trải qua quá trình “hành” trong một thời gian dài, mà quan trọng hơn đó là ông đã đưa vấn đề thực nghiệm của khoa học vào trong nhận thức luận, cho rằng những tri thức mà chúng ta có được cần phải được thông qua quá trình “thí nghiệm” sau đó mới có thể có được, “nhờ vào thí nghiệm mới có được tri thức”. Năm 1924, trong bài giảng về chủ đề “Chủ nghĩa tam dân” Tôn Trung Sơn đã xoá bỏ quan niệm tri hành truyền thống thời Cổ đại, đồng thời đưa ra một cặp phạm trù đó là “sự thực” và “ngôn luận”, ông cho rằng “sự thực có trước, ngôn luận có sau”, xem đó là “quy luật trong vũ trụ” để tiến thêm một bước trong việc làm sáng tỏ tư tưởng “hành trước tri sau”. Tôn Trung Sơn cho rằng, con người nhận thức thế 75 giới khách quan không thể chỉ dựa vào những tri thức trong sách vở, cũng không thể xuất phát từ “học lý” mà cần phải dựa vào sự quan sát và thí nghiệm đối với vạn vật, các tri thức chỉ đơn giản là sự ghi chép lại những kết quả của quá trình con người khảo sát sự vật. Việc hình thành nên bất kỳ lý luận hay học thuyết nào cũng đều xuất phát bởi 2 loại phương pháp sau: “một loại là dùng quan sát, tức là khoa học; một loại là dùng phán đoán, tức là triết học”. Đối với những vấn đề xã hội, Tôn Trung Sơn cũng cho rằng “nhất định phải dựa vào sự thực, phải dùng phương pháp của khoa học” [32, tr.363], xuất phát từ hai phương diện là hiện thực và lịch s để tiến hành khảo sát và nghiên cứu. Tôn Trung Sơn còn cho rằng, lý luận quân sự cũng xuất phát từ “sự thực” (thực tiễn) tức là thực tiễn cuộc chiến tranh. Ông đặc biệt nhấn mạnh, chỉ khi nào trực tiếp tham gia đấu tranh cách mạng, thì khi đó mới có thể hiểu được quy luật và nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại của cách mạng. Tóm lại, theo Tôn Trung Sơn, bất kỳ tri thức nào của con người, bất luận là tri thức về tự nhiên hay tri thức về xã hội đều có nguồn gốc từ “hành”, đều là sự phản ánh thực tiễn, khi nhận thức về sự vật và giải quyết bất kỳ vấn đề nào thì nhất định phải dựa vào thực tiễn, lấy thực tiễn làm căn cứ, không nên đơn thuần chỉ dựa vào sách vở hay những nguyên lý trong khoa học [Xem: 32, tr.363]. Điều này cho thấy, theo Tôn Trung Sơn, nguyên tắc quan trọng nhất là xuất phát từ thực tiễn, là thái độ thực sự cầu thị và tinh thần sáng tạo. Điều đáng chú ý, Tôn Trung Sơn hoàn toàn không phải là người sùng bái học thuyết Mác, nhưng ông lại đồng tình với “phương pháp khoa học” của Mác khi cho rằng phải xuất phát từ thực tiễn xã hội để nghiên cứu các vấn đề của xã hội. 3.2.2. “Bất tri diệc năng hành” (Không biết vẫn có thể làm) Sau khi tiến hành khảo sát lịch s tiến trình nhận thức và lịch s tiến hóa của nhân loại, Tôn Trung Sơn đã chỉ ra: “Một là, từ thời kỳ mông muội tiến lên văn minh là thời kỳ làm mà không biết; hai là, từ thời kỳ văn minh lại tiến lên 76 văn minh hơn, là thời kỳ làm rồi mới biết; ba là, từ thời kỳ khoa học phát triển trở về sau, là thời kỳ biết rồi mới làm” [Dẫn theo: 53, tr.23]. Hai thời kỳ trước lại được gộp lại thành một giai đoạn lớn và gọi đó là giai đoạn “làm trước biết sau”; giai đoạn sau được gọi là giai đoạn “biết trước làm sau”. Về nguồn gốc của tri thức nhân loại và quá trình phát triển của nhận thức, Tôn Trung Sơn cho rằng, văn minh tri thức của nhân loại không phải là từ trên trời rơi xuống, cũng không phải là đã vốn có trong đầu mỗi con người, mà đó là sản phẩn của quá trình tiến hoá lịch s , từ “làm mà không biết” đến “làm trước biết sau”, và từ “làm trước biết sau” đến “biết trước làm sau”. Việc nghiên cứu lịch s quá trình tiến hoá của nhân loại đã khẳng định một cách rõ ràng “hành” có trước, “tri” có sau, “tri” được nảy sinh trong quá trình “hành”. Về vấn đề quá trình phát triển nhận thức của con người, trên thực tế Tôn Trung Sơn đã trình bày theo công thức như sau: hành-tri-hành, hoặc như ông nói: “lấy việc làm mà tìm biết, rồi do biết để tiến lên làm”. Tôn Trung Sơn cho rằng động lực của tiến bộ văn minh nhân loại là xuất phát từ chỗ thực hành. Ông nói: “Lý do người xưa tiến bộ rất nhiều là ở chỗ đã thực hành, đã thực hành thì có thể biết, đạt đến chỗ biết rồi tức là đã tiến bộ” [Dẫn theo: 53, tr.46], có thể làm thì nhất định có thể biết, không làm thì không thể biết được. Điều đó cho thấy Tôn Trung Sơn rất đề cao tác dụng của “hành”, xem “hành” như là động lực thúc đẩy văn minh nhân loại tiến bộ, đồng thời cũng xem nó như là cơ sở để có được “tri”. Ông cho rằng, “hành” không chỉ là nguồn gốc của “tri” mà còn là nền tảng của các phát minh khoa học và sự giàu mạnh của quốc gia, mọi tiến bộ của nhân loại đều bắt đầu từ “hành”. Ông nói: “Sự tiến bộ của loài người đều phát triển từ chỗ làm mà không biết. Đó là quy luật tự nhiên, tức là không thay đổi theo sự phát minh khoa học. Cho nên sự tiến hóa của loài người theo con đường tất yếu là làm mà không biết” [23, tr.130]. 77 Điều đáng chú ý ở đây là Tôn Trung Sơn tuy xem “làm mà không biết” như là giai đoạn thứ nhất của quá trình tiến hóa văn minh nhân loại nhưng hoàn toàn không giới hạn ở giai đoạn này. Ông cho rằng, “hành trước tri sau”, “dùng hành để đạt được tri” là nguyên tắc phổ thông của quá trình nhận thức của nhân loại. Quá trình phát triển của nhận thức từ chỗ chưa biết đến biết của nhân loại là một quá trình không có giới hạn, dù cho ở bất kỳ thời điểm nào (dù cho là trước khi khoa học phát triển hay là sau khi khoa học đã phát triển) thì “hành” vẫn là con đường tất yếu để đi tìm tri thức, “làm mà không biết” là khởi điểm để có được tri thức. Tôn Trung Sơn cho rằng, sự quá độ từ “làm mà không biết” đến “làm trước biết sau” là tự nhiên, đây chính là quá trình “vì hành mà có được tri”, hay gọi là “hành từ chỗ chưa có tri đến có tri”. Điều này cũng có nghĩa rằng, giải quyết mâu thuẫn giữa không biết và biết, then chốt của vấn đề từ không biết chuyển hoá thành biết đó chính là “hành”, chỉ có xuất phát từ chỗ “làm mà không biết” mới có thể “biết”. Tôn Trung Sơn lấy bốn ví dụ: sự tập luyện của học sinh, sự thí nghiệm của các nhà khoa học, sự tìm tòi của nhà nghiên cứu, sự mạo hiểm của người anh hùng hào kiệt để làm sáng tỏ tác dụng quan trọng của “làm mà không biết” trong quá trình nhận thức. Về vấn đề nguồn gốc của tri thức Tôn Trung Sơn không chỉ nhận thức được “sự thực có trước, ngôn luận có sau”, nhận thức chủ quan và ngôn luận là sự phản ánh sự thực khách quan, mà còn nhận thức được chủ thể thông qua “hành” tức là thông qua vai trò của chính bản thân mình trong các hoạt động khách thể để phản ánh khách thể. Có nghĩa “hành” là một “cây cầu” gắn kết chủ thể với khách thể. Không có cây cầu này, khách thể sẽ không được phản ánh trong chủ thể, “không biết” sẽ không thể chuyển hoá thành “biết” được. Tôn Trung Sơn nhiều lần nói rằng con người muốn nhận thức một cách đúng đắn đối với thế giới khách quan thì tất yếu phải thông qua quan sát và thí 78 nghiệm khoa học; hơn nữa muốn có được tri thức trên phương diện lịch s xã hội thì tất yếu phải thông qua đấu tranh cách mạng và các hoạt động chính trị xã hội khác. Quan sát và thí nghiệm khoa học, thực tiễn cách mạng của giai cấp tư sản chính là nội dung quan trọng của “hành” mà ông nói đến, và đây cũng là phương pháp để có được tri thức. Tôn Trung Sơn cho rằng, tuy rằng “hành” rất dễ nhưng nếu không có ý chí, nỗ lực khi “hành” thì dù có dễ như thế nào cũng không thể “hành” được, do đó nhất định phải dũng cảm “hành”, kiên trì “hành”. Tôn Trung Sơn ra sức chứng minh vấn đề “hành dị”, đồng thời ông lại nhấn mạnh “hành” là “động cơ của văn minh”, là con đường tất yếu để đi tìm “tri”. Mục đích của ông là muốn tạo nên trạng thái tinh thần có sức phấn đấu mạnh mẽ, tích cực, dũng cảm thực hành cho những đảng viên cách mạng và nhân dân Trung Quốc, khiến cho họ nhận thức được rằng chỉ có thông qua quá trình cùng nhau phấn đấu (hành) để thay đổi diện mạo lạc hậu của Trung Quốc, đây không chỉ là việc tất yếu mà còn là việc có khả năng thực hiện được. Tôn Trung Sơn còn cho rằng, bất kỳ nguyên lý hay lý luận nào cũng đều cần phải thông qua “hành” mới có thể biết được nó là đúng hay sai. Ông nói: “Vì nguyên lý cũng có cái đúng cái sai nên cần phải thông qua thí nghiệm mới biết được nó là đúng hay là sai. Giống như một nguyên lý phát minh trong khoa học, rốt cuộc là đúng hay là sai nhất định phải biến nó thành sự thật, từ đó mới có thể thực hành, và mới có thể nói nó là nguyên lý đúng đắn”. Điều này chứng tỏ rằng, Tôn Trung Sơn đã bước đầu nhận thức được “hành” là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý, “hành” là mục đích của nhận thức. Quan điểm này của ông khá tương đồng với quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng khi xem thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý. 79 3.2.3. “Năng tri tất năng hành” (Có thể biết nhất định có thể làm) Cùng với việc làm sáng tỏ tính chất quan trọng của “hành”, Tôn Trung Sơn cũng đặc biệt nhấn mạnh đến tác dụng năng động của “tri”, coi “tri” có tác dụng chỉ đạo đối với “hành”. Ông phản đối khuynh hướng sai lầm khi “coi trọng thực hành mà xem nhẹ lý tưởng”, đồng thời cổ vũ người đảng viên cách mạng nỗ lực tìm tòi lý luận cách mạng và tri thức khoa học, dưới sự lãnh đạo của lý luận cách mạng đúng đắn để xây dựng nước cộng hoà giai cấp tư sản. Có thể nói, Tôn Trung Sơn ở một trình độ nhất định đã tiếp cận được phép biện chứng khi giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa “tri” và “hành, chỉ ra rằng nhận thức của nhân loại không ngừng tiến về phía trước trong quá trình “lấy hành để cầu tri, vì tri mà thực hiện hành”, “hành từ không có tri đến có tri”, “vì đã có tri nên càng cần phải thực hiện hành”. “Có thể biết thì nhất định có thể làm” là một mệnh đề căn bản trong học thuyết “tri nan hành dị” của Tôn Trung Sơn. Chúng ta có thể xuất phát trên hai phương diện để lý giải mệnh đề này của ông: một mặt, “tri” rất khó, “sau khi có được „tri‟ về vạn vật trong vũ trụ thì việc “hành” là rất dễ, vô cùng đơn giản. “Hành dị” ở đây có nghĩa là “biết trước làm sau” hoặc là “hành sau khi đã có tri thì rất dễ”; mặt khác, “có được tri rồi thì tất yếu có thể hành, việc có tri càng làm cho hành dễ dàng hơn”, có “tri” hay “không có tri” là vấn đề mấu chốt của việc “hành” hay “không hành”. Tôn Trung Sơn đã dùng những kinh nghiệm của chính bản thân mình trong quá trình lãnh đạo đấu tranh cách mạng để làm sáng tỏ đạo lý này. Ông cho rằng, vấn đề thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng có mối quan hệ mật thiết với những người đảng viên cách mạng và trình độ giác ngộ của quần chúng nhân dân. Theo ông, kế hoạch xây dựng nhà nước dân chủ tư sản của ông sở dĩ gặp thất bại hoàn toàn không phải là do “lý tưởng quá cao” ấy khó thực hiện được mà là do những người đảng viên có “nhận thức quá thấp”. Nói cách khác, Tôn Trung Sơn cho rằng các đảng viên 80 cách mạng và quần chúng nhân dân chưa nhận thức được lý tưởng của cách mạng và cho rằng những lý tưởng đó là cao siêu không thể thực hiện được [Xem: 23, tr.120]. Tôn Trung Sơn ra sức nhấn mạnh tác dụng quan trọng của “tri”, đặc biệt là trong thời đại phát triển mạnh mẽ của khoa học, khi mà theo ông nhân loại bước vào thời kỳ thứ 3 đó là thời kỳ biết trước làm sau, mọi sự tiến bộ văn minh đều không thể tách khỏi sự dẫn dắt của các tri thức khoa học. Ông cho rằng, tri thức khoa học tự nhiên có tác dụng rất quan trọng và không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia và sự tiến bộ của văn minh nhân loại. Ông khẳng định rằng, nếu xa rời những tri thức khoa học thì văn minh nhân loại sẽ không thể tiến bộ được, từ đó cho thấy ông đã khẳng định và đánh giá cao tác dụng chỉ đạo của “tri” đối với “hành”. Theo lý luận của mình, Tôn Trung Sơn rất đề cao tác dụng chỉ đạo của lý luận cách mạng đối với thực tiễn cách mạng. Ông cho rằng, “tri thức của cách mạng” là vũ khí tư tưởng của cách mạng, “nền tảng của cách mạng nằm ở chỗ học vấn uyên thâm”, muốn cho cách mạng của Trung Quốc giành được thắng lợi thì tất yếu phải có sự chỉ đạo của lý luận cách mạng đúng đắn, đồng thời phải tiến hành từng bước và có kế hoạch. Tôn Trung Sơn còn nhận thức được rằng, phương lược cách mạng của ông nếu được đại đa số mọi người hiểu và tiếp nhận thì mới có khả năng thực hiện được, do đó ông rất coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục của cách mạng. Ông cho rằng, trước hết cần phải giúp đảng viên cách mạng hiểu rõ lý tưởng, kế hoạch và sách lược của cách mạng, tạo dựng niềm tin đúng đắn đối với “chủ nghĩa” cách mạng, sau đó thông qua đảng cách mạng để tuyên truyền giáo dục quảng đại quần chúng nhân dân. Theo ông, cách mạng muốn giành được thành công thì chủ yếu phải dựa vào tuyên truyền mà không phải là dựa vào vũ lực. Chỉ có giúp cho quần chúng nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của cách mạng là gì thì mới khiến họ toàn 81 tâm toàn ý mà phấn đấu, thậm chí tự nguyện hy sinh cả tính mạng của mình. Tôn Trung Sơn chú trọng tuyên truyền chính là vì tin tưởng rằng “có thể biết thì nhất định có thể làm”, tin tưởng rằng nếu quần chúng nhân dân hiểu và nắm bắt được đạo lý của cách mạng thì những hành động cách mạng của họ sẽ mang tính tự giác. Có niềm tin kiên định đối với sự phát triển vô hạn của nhận thức nhân loại, tôn trọng sự phát triển của hiện thực khách quan, dũng cảm thừa nhận sự vật mới nảy sinh, luôn luôn căn cứ vào sự vật mới và kinh nghiệm mới để củng cố, điều chỉnh nhằm phát triển nhận thức của chính mình, giúp cho tiến bộ không ngừng trên phương diện tư tưởng chính trị, v.v.. có thể nói, đây là một đặc điểm quan trọng trong nhận thức luận của Tôn Trung Sơn. Tôn Trung Sơn còn cho rằng, trong sinh hoạt xã hội, con người càng ngày càng gặp phải nhiều sự vật mới, vấn đề mới, tình hình mới và tính chất của chúng rất phức tạp, do đó nhận thức của con người cũng không thể dậm chân tại chỗ được mà nó sẽ phát triển và biến hoá cùng với các sự vật mới, không ngừng thay đổi quan niệm cũ đã lỗi thời, thích ứng với tình hình mới, phát triển nhận thức của chính mình. 3.2.4. “Tri hành phân nhiệm” (sự phân công giữa biết và làm) Mặc dù Tôn Trung Sơn đã đưa ra những luận giải mang tính biện chứng về mối quan hệ giữa “tri” và “hành”, nhưng bên cạnh đó, ông lại đưa ra quan điểm “tri hành phân nhiệm”, tức là cần phải có sự phân công giữa biết và làm. Chúng ta thấy rằng những lý giải của Tôn Trung Sơn về mối quan hệ giữa “tri” và “hành” có phần còn hạn hẹp và ít nhiều mang tính chất phiến diện. Việc Tôn Trung Sơn phân chia lịch s tiến hóa của văn minh nhân loại thành 3 thời kỳ là: Làm mà không biết, làm trước biết sau, biết trước làm sau là không khoa học và có tính chất máy móc, biểu hiện khuynh hướng sai lầm là chia rẽ sự thống nhất biện chứng giữa “tri” và “hành”. Trong giai đoạn thứ nhất là thời 82 kỳ “làm mà không biết”, ông hoàn toàn phủ nhận tác dụng năng động của “tri”, thậm chí gọi các hoạt động bản năng duy trì sự tồn tại của con người và động vật là “hành”. Trong lịch s văn minh nhân loại, cơ bản không thể vẽ ra một thời kỳ “làm mà không biết” thuần tuý chỉ có “hành” và không có “tri”. Giống như trên, thời kỳ “biết trước làm sau” cũng không tồn tại. Tôn Trung Sơn trong quá trình phân tích 3 giai đoạn này cũng tách rời sự thống nhất biện chứng giữa “tri” và “hành”. Ông không xuất phát từ góc độ chính diện để trả lời cho câu hỏi “tri” của thời kỳ này được nảy sinh từ đâu, tách khỏi “hành” khi nói về “tri”, đã xa rời đường lối nhận thức của chủ nghĩa duy vật. Ông khuếch đại một cách quá đáng uy lực các tri thức khoa học, cho rằng chỉ cần dựa vào các tri thức khoa học để làm thì nhất định sẽ thành công. “Tri” ở đây được tuyên bố là những chân lý tuyệt đối, do vậy sẽ không có vấn đề là cần dùng “hành” tức là thực tiễn để kiểm nghiệm chân lý và phát triển chân lý. Có thể thấy rằng, ở mệnh đề này, Tôn Trung Sơn đã tách biệt “tri” với “hành”, điều này mâu thuẫn với quan điểm “lấy việc làm mà tìm biết, rồi do biết để tiến lên làm” do chính ông đưa ra. Ông đã cường điệu thái quá vai trò của những cá nhân đặc biệt, gọi họ là “nhà phát minh”, “tiên tri tiên giác”; đồng thời coi quần chúng nhân dân là những “người thực hành”, “bất tri bất giác”, ông chưa nhận thức được chính thực tiễn xã hội của quần chúng nhân dân mới là cái nguồn của tri thức chân chính, lấy mãi không hết, dùng mãi không cạn. Do đó, ông cho rằng, “tri” và “hành” phải có sự phân định rõ ràng – “người biết bất tất phải tự làm, người làm bất phải tự biết” (người biết thì không cần phải tự làm, người làm thì không cần phải tự biết). Như thế đã tách rời giữa “tri” và “hành”, cứ đó suy luận thêm sẽ có thể rút ra kết luận sai lầm rằng “tri” có thể tách khỏi “hành” mà tồn tại độc lập [Xem: 53, tr.50]. 83 3.3. Tƣ tƣởng triết học chính trị - xã hội của Tôn Trung Sơn trong Chủ nghĩa Tam dân 3.3.1. Tư tưởng dân chủ Tư tưởng dân chủ của Tôn Trung Sơn được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những tư tưởng quan trọng nhất trong hệ thống tư tưởng cách mạng của ông. Tư tưởng này được hình thành trên cơ sở kế thừa, phát huy tư tưởng “dân là gốc” (dân vi bản) của Nho giáo trong lịch s văn hóa truyền thống Trung Quốc và các mô hình dân chủ ở các nước Âu Mỹ, đồng thời kết hợp với tình hình cụ thể của Trung Quốc. Tư tưởng này đã dần dần được bổ sung và hoàn thiện trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Tôn Trung Sơn, do đó, nó hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc như: Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, lý luận về trình tự thực hiện cách mạng, hiến pháp ngũ quyền và quyền năng phân trị. Có thể nói, tư tưởng dân chủ của Tôn Trung Sơn đã trở thành kim chỉ nam lý luận trong giai đoạn Trung Quốc tiến hành cách mạng dân chủ. Cho đến nay, tư tưởng này vẫn còn ý nghĩa quan trọng đối với quá trình xây dựng dân chủ của Trung Quốc hiện nay. Tôn Trung Sơn là người đi đầu trong việc thực hiện cách mạng dân chủ ở Trung Quốc. Ông không chỉ là lãnh tụ cách mạnh mà còn được được xem là nhà tư tưởng dân chủ. Tư tưởng dân chủ của ông là nền tảng để Trung Quốc thời kỳ cận đại xây dựng Nhà nước dân chủ cộng hòa và thực hiện nền chính trị dân chủ. Đồng thời, tư tưởng này cũng có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển văn hóa tư tưởng và tiến trình hiện đại hóa Trung Quốc giai đoạn Cận đại. Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng dân chủ của Tôn Trung Sơn, khai thác một cách đầy đủ những nội dung cơ bản và giá trị của tư tưởng này là một việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Bởi lẽ, việc nghiên cứu tư tưởng của Tôn Trung Sơn nói chung, tư tưởng dân chủ nói riêng, sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn, đầy đủ hơn lịch s tư tưởng cách mạng Trung Quốc, 84 thực tiễn cách mạng Trung Quốc giai đoạn Cận đại. Xa hơn nữa, việc nghiên cứu này còn giúp chúng ta hiểu được lịch s tư tưởng dân chủ giai đoạn Cận đại ở Trung Quốc, qua đó có thể nhận thức đầy đủ hơn đối với phương châm xây dựng nhà nước dân chủ cộng hòa của Tôn Trung Sơn, cũng như việc xây dựng nền dân chủ của ông. Cụ thể, có thể tìm hiểu tư tưởng dân chủ của Tôn Trung Sơn qua một số nội dung cơ bản sau đây: 3.3.1.1. ư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân là một nội dung quan trọng trong tư tưởng dân chủ của Tôn Trung Sơn. Theo ông, quyền làm chủ của nhân dân hay nhân dân làm chủ là chỉ tất cả mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Tôn Trung Sơn nhiều lần nhấn mạnh, nên lấy nhân dân làm chủ thể của quốc gia, tức nhân dân là chủ nhân của quốc gia, các quan lại chỉ là nô bộc của nhân dân. Xuất phát từ tư tưởng này, Tôn Trung Sơn đã đứng lên lãnh đạo quần chúng nhân dân lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, đấu tranh đòi dân chủ và tự do cho tất cả quần chúng nhân dân, nhằm xây dựng một chế độ mà ở đó nhân dân có thể làm chủ - chế độ dân chủ cộng hòa. Để cụ thể hóa quyền làm chủ của nhân dân, Tôn Trung Sơn đã đưa ra phương pháp “dân quyền trực tiếp”. Dân quyền trực tiếp chính là chỉ nhân dân trực tiếp quản lý chính phủ, quản lý nhà nước thông qua 4 quyền là bầu c , bãi miễn, sáng chế và phúc quyết. Theo ông, “nếu nhân dân có 4 quyền này thì mới được xem là có dân quyền một cách đầy đủ và nếu có thể thực hiện được 4 quyền này trong thực tiễn thì mới được tính là đã thực hiện dân quyền trực tiếp một cách triệt để” [32, tr.350]. Quyền bầu cử là chỉ nhân dân có quyền bầu c và được ứng c vào các vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý nhà nước. Khi Tôn Trung Sơn đưa ra quyền này, hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới đều thực hiện quyền này. Tuy nhiên, trong bối cảnh Trung Quốc lúc đó, để có thể 85 thực hiện được quyền này là điều không hề đơn giản. Quyền bãi miễn là chỉ nhân dân có quyền trong việc thay đổi hay cách chức đối với những quan chức chính phủ không còn đủ năng lực và không còn đại diện cho lợi ích của toàn thể nhân dân. Quyền sáng chế chủ yếu là chỉ quyền sáng chế ra pháp luật, ở đây, công dân sẽ căn cứ vào pháp lệnh đã được sáng chế và phản ánh ý chí nguyện vọng của nhân dân để buộc chính phủ phải thi hành. Quyền phúc quyết là chỉ nhân dân có quyền phủ định những pháp lệnh, chính sách gây bất lợi cho lợi ích của toàn thể nhân dân. Như vậy, một mặt, nhân dân có quyền đưa ra những pháp lệnh có lợi cho mình, mặt khác, nhân dân cũng có quyền xóa bỏ hoặc s a đổi những luật lệnh không có lợi đối với mình. Như đã nói ở trên, với Tôn Trung Sơn một nền chính trị mà ở đó nhân dân đều có thể thực hiện được 4 loại dân quyền này thì mới được gọi là nền chính trị toàn dân [32, tr.350], hay còn gọi là nền dân chủ triệt để. Thông qua nền chín

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tu_tuong_triet_hoc_cua_ton_trung_son_va_y_nghia_cua.pdf
Tài liệu liên quan