MỞ ĐẦU.1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .8
1.1 Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu .8
1.2 Các nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng và ứng phó biến đổi khí hậu dựa
vào cộng đồng.15
1.3 Các nghiên cứu về vai trò của chính quyền trong các giải pháp ứng phó với biến
đổi khí hậu dựa vào cộng đồng .21
1.4 Các nghiên cứu về sự tham gia của các tổ chức xã hội trong ứng phó biến đổi khí
hậu dựa vào cộng đồng .2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.29
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài luận án .29
2.1.1 Các khái niệm được sử dụng trong luận án .29
2.1.2 Các lý thuyết được sử dụng trong luận án .38
2.2 Phương pháp nghiên cứu .46
2.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu .47
2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.47
2.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu .50
2.2.4 Phương pháp thảo luận nhóm tập trung .51
2.3 Cơ sở thực tiễn .51
2.3.1 Những cơ sở pháp lý.51
2.3.2 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu.54
Chương 3: NHẬN THỨC VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .59
3.1 Những biểu hiện của biến đổi khí hậu và phong tục, tập quán của người dân
huyện Cần Giờ .59
3.1.1 Diễn biến thời tiết, khí hậu bất thường và những biểu hiện của BĐKH tại huyện
Cần Giờ .59
3.1.2 Một số phong tục, tập quán thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân huyện
Cần Giờ .62
3.2 Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu .63
3.2.1 Nhận thức về những biểu hiện và mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.63
189 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông có ai yêu Cần
Giờ bằng chính những người dân Cần Giờ, đó là lực lượng kế thừa sau này cho công
tác phòng ngừa ứng phó với thiên tai/BĐKH tại địa phương” (Nữ, 50 tuổi, thương
mại).
Có thể cảm nhận được sự lo lắng của người dân về sự tham gia của cộng đồng
trong tương lai, có thể các thế hệ sau này của người Cần Giờ đứng ngoài cuộc trên
chính mảnh đất của mình. Do vây, sự mong muốn như là sự gởi gấm trọn niềm tin vào
chính quyền địa phương khi bộ mặt của Cần Giờ thay đổi thì cộng đồng nơi đây phải
tồn tại song song sự phát triển này với vai trò là người trong cuộc thì hoạt động ứng
phó với thiên tai/BĐKH mới bền vững dưới góc nhìn của người dân.
Ở những khu vực đặc thù thì mong đợi của người dân đại diện cho cộng đồng ở
khu vực đó cũng được thể hiện rõ nét:
“Tôi chỉ mong muốn như thế này, người dân xã Thạnh An muốn nạo vét cái
lạch này khi có tình huống mưa to, gió lớn để các phương tiện tàu bè cập bến vào cái
75
điểm này tránh bão cho an toàn, đồng thời việc cứu hộ, cứu nạn cũng dễ dàng hơn.
Cũng nghe nói lâu lắm rồi mà không thấy thực hiện” (Nam, 48 tuổi, ngư dân).
Kinh nghiệm bản địa cho người dân biết việc nạo vét con lạch có ý nghĩa quan
trọng đối với cộng đồng trong quá trình tham gia các hoạt động ứng phó thiên tai. Hoạt
động này có thể vượt qua khả năng của cộng đồng theo góc nhìn của người dân nên
cần sự hỗ trợ của các cấp chính quyền. Mặt khác, người dân vẫn chưa nhận được thông
tin một cách rõ ràng về dự án này từ chính quyền, tạo cho người dân tâm lý trông chờ,
thiếu đi ý tưởng gắn kết cộng đồng, chưa khơi dậy được khả năng sáng tạo, tận dụng
được các nguồn lực trong cộng đồng. Từ đó, người dân và cộng đồng thiếu đi sự chủ
động, luôn mang tâm lý lệ thuộc vào chính quyền.
“Cô là người dân Cần Giờ thì vẫn bám trụ ở Cần giờ, khi có thiên tai đến thì
cô vẫn theo sự hướng dẫn của chính quyền địa phương, tham gia hỗ trợ cho người dân
ổn định đời sống. Mong rằng khi khoa học phát triển sẽ có những biện pháp ứng phó
hiệu quả cho con cháu mình có điều kiện bám lại và giữ được mảnh đất Cần Giờ”
(Nữ, 55 tuổi, nông dân).
Trong tâm thức của người dân, chính quyền là chỗ dựa đáng tin cậy hơn chính
cộng đồng mà hộ đang sinh sống khi ứng phó thiên tai/BĐKH. Ở góc độ quản lý nhà
nước, điều này đáng được ghi nhận bởi sự nỗ lực, cố gắng của các cấp chính quyền
trong khoảng thời gian dài hình thành, phát triển và xây dựng được niềm tin trong
nhân dân. Tuy nhiên, ở góc độ dựa vào cộng đồng, sử dụng nguồn lực cộng đồng để
phát triển cộng đồng, tạo cho cộng đồng một sự cố kết bền vững, năng động hơn thì
chính quyền các cấp và địa phương còn lúng túng, có thể do quá trình nhận thức về
vấn đề này chưa đầy đủ nên nhận thức của người dân về sự tham gia của cộng đồng
vẫn chưa được đánh giá cao như mong đợi.
3.3.3. Nhận thức về những thuận lợi và khó khăn khi người dân tham gia
ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương
Trái ngược với sự sẵn sàng, mong đợi của người dân và cộng đồng tham gia
vào các hoạt động ứng phó thiên tai tại địa phương thì vẫn còn tình trạng một bộ phận
dân cư chưa có nhận thức tích cực đã phản ứng lại sự giúp đỡ của cộng đồng. Dữ liệu
định tính từ khảo sát tại địa bàn dưới đây đã chứng minh cho nhận định này.
“Trận bão vừa rồi cũng có nhiều người lớn tiếng lắm, chừng nào bão về đi lúc
đó rồi hay đừng có kêu người ta đi sơ tán, càng nhiều bão thì tụi bây càng vui vẻ. Mọi
người cũng buồn nhiều lắm khi người dân không có ý thức thực sự. Đó là vấn đề khổ
tâm nhất của cô và của cả khu phố” (Nữ, 54 tuổi, nông dân). “Theo chú quan sát, ở
76
hàng xóm cũng có hộ gia đình không chịu đi sơ tán, người ta ỉ y, chủ quan” (Nam, 55
tuổi, nông dân).
Từ nhận thức chưa tích cực sẽ dẫn đến có thái thái độ và hành vi không chuẩn
mực đối với cộng đồng. Chính thái độ, hành vi này sẽ lây lan rất nhanh tạo ra rào cản,
tâm lý chủ quan đồng thời kiềm hãm sự phát triển của cộng đồng trong nhận thức và
hành động.
Mặc dù, người dân nhận biết được rõ ràng các tác hại do BĐKH gây ra, nguyên
nhân chính làm ảnh hưởng đến sinh kế gia đình nhưng người dân vẫn còn lúng túng,
chưa biết phải ứng phó như thế nào trước những hiện tượng bất thường của thời tiết.
“Người ta chỉ sống dựa vào con tôm, con cá mà bây giờ nó không còn như lúc
trước nữa từ khi bị biến đổi khí hậu. Do đó, kinh tế gia đình càng eo hẹp buộc người
dân phải tính toán ứng phó BĐKH làm sao để ngoài việc đánh bắt hải sản, cũng cần
có chỗ ở ổn định, từ đó người ta mới yên tâm làm ăn được, cái đó rất là khó khăn”
(Nam, 48 tuổi, ngư dân).
Đứng trước những thách thức về cuộc sống mưu sinh, người dân càng quyết
tâm tìm mọi cách ứng phó BĐKH để cải thiện kinh tế và mong muốn có nơi ở ổn định
sau này nhưng những việc đó đều không dễ dàng đối với học vấn của người dân chưa
cao như hiện nay.
Bên cạnh những khó khăn trong hiểu biết thì người dân và cộng đồng cũng có
những thuận lợi khi tham gia ứng phó vì đã chủ động theo dõi thông tin, diễn biến của
thiên tai.
“Nói chung, gia đình tôi thấy thuận lợi vì mình đã nắm được diễn biến, đường
đi của cơn bão nên có thể biết nó đi tới đâu, có đến Cần Giờ hay không và khi bão đến
thì mình tùy cơ ứng phó. Như cơn bão số 9, khi biết chắc nó đến Cần Giờ thì ngay bữa
đó là mình đã chuẩn bị rồi” (Nữ, 46 tuổi, dịch vụ).
Hành động theo dõi thông tin này giúp cho cộng đồng có thêm động lực để sẵn
sàng ứng phó thiên tai. Như vậy, sự chủ động ứng phó của người dân và cộng đồng là
yếu tố thuận lợi để giúp họ vượt qua khó khăn.
“Gia đình chú có 10 người. Khi có lệnh thì mẹ chú với mấy đứa cháu, mấy đứa
con dâu đưa đi sơ tán còn mình chú phải ở lại ứng phó thiên tai cùng với chính quyền.
Trong quá trình tham gia, mặc dù gia đình có nhiều thành viên nhưng chú không thấy
khó khăn gì hết”(nam, 48 tuổi, ngư dân). “Cô thì làm công tác xã hội có mấy trăm
ngàn thôi nhưng làm để cho cái tâm vui. Mình thấy mình lo cho được người dân,
chung tay với địa phương thì mình cảm thấy vui” (Nữ, 56 tuổi, dịch vụ). Khi nhận thức
77
của người dân đã thông suốt và ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội được ghi
nhận thì dù khó khăn mấy cũng trở nên thuận lợi.
3.4 Nhận thức của chính quyền địa phương về ứng phó với biến đổi khí
hậu dựa vào cộng đồng
3.4.1 Nhận thức về sự cần thiết của ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào
cộng đồng
Vai trò, vị trí của cộng đồng được chính quyền địa phương đánh giá cao ở
những giải pháp, sáng kiến và cho rằng việc này là phù hợp đối với họ, mặt khác cũng
khẳng định đây là các giải pháp ứng phó bền vững hơn các giải pháp áp đặt từ bên
ngoài. Cấp quản lý ở địa phương là Sở Tài Nguyên và Môi trường đã có nhận thức rất
rõ ràng về vai trò của cộng đồng đối với ứng phó với biến đổi khí hậu.
“Cộng đồng là nơi gánh chịu trực tiếp hậu quả của thiên tai/BĐKH nên cũng là
nơi sẽ có những giải pháp, sáng kiến phù hợp nhất để ứng phó và việc ứng phó này là
bền vững hơn là giải pháp áp đặt từ bên ngoài” (Nam, 45 tuổi, cán bộ Sở TN&MT).
Tại cấp huyện, là nơi trực tiếp xây dựng thực hiện các giải pháp cả về lâu dài
và trước mắt trong ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan qua phỏng vấn trao
đổi và quan sát đã cho thấy trong quá trình thực thi ở những cấp độ khác nhau họ đã
nhận thấy tầm quan trọng của việc tổ chức huy động sự tham gia của cộng đồng.
“Ở huyện thì các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang đều được quán triệt công
tác ứng phó với thiên tai. Khi mà bão vô thì Chính quyền tổ chức triển khai, Đảng chỉ
đạo, Mặt Trận Tổ quốc, Đoàn thể cùng tham gia vào công tác vận động, hậu cần.
Trong công tác hỗ trợ di dời dân thì Mặt Trận tổ quốc, Đoàn thể lo cho dân từ khâu
ăn uống, chăm sóc sức khỏe, còn lực lượng vũ trang đảm bảo an ninh trật tự và hỗ trợ
người dân chằng chống nhà cửa” (Nam, 50 tuổi, cán bộ Huyện Cần Giờ).
Thực tiễn cho thấy, cán bộ chính quyền muốn thực thi vai trò, trách nhiệm của
mình đối với dân, ở các công việc này phải sử dụng các giải pháp hành chính và mệnh
lệnh chính trị từ trên xuống với nhiều hình thức phong phú và đa dạng, bước đầu cũng
đạt được một số kết quả nhất định.
Tuy nhiên, ở chiều cạnh khác của xã hội, người dân và cộng đồng tiếp nhận
thông tin gián tiếp các mệnh lệnh từ chính quyền một cách thụ động. Đôi khi các cách
thức ứng phó đưa ra từ chính quyền địa phương không còn phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh của từng hộ gia đình và cộng đồng chưa có nhiều điểm chung, chưa tạo
được sự đồng thuận nên sự tham gia cũng bị giới hạn. Các cơ quan chuyên môn và
chính quyền địa phương đã có nhiều trải nghiệm từ thực tiễn ứng phó, rút ra được
78
nhiều bài học kinh nghiệm và có sự thay đổi về mặt nhận thức để mệnh lệnh của chính
quyền được thực thi một cách hiệu quả.
“Ở đây rất lợi thế, các lực lượng như: Đồn Biên phòng, Hải đội 2 và một số cơ
quan thành phố đóng trên địa bàn huyện rất nhiều. Thứ 2, thị trấn Cần Thạnh nằm ở
trung tâm huyện nên có các đầu mối và nguồn lực quan trọng. Nếu lực lượng thiếu có
thể huy động lực lượng của Biên phòng, Hải đội 2 để thực hiện nhiệm vụ, còn hậu cần
có phòng Lao động Thương bình và Xã hội cung cấp thêm lương thực, thực phẩm
thuốc men” (Nam, 44 tuổi, cán bộ TT. Cần Thạnh).
Xuyên suốt trong các hoạt động ứng phó, vấn đề huy động lực lượng từ các cơ
quan của chính quyền thể hiện được vai trò quản lý nhà nước của cán bộ chính quyền.
Tuy nhiên, các nguồn lực từ cộng đồng chưa được nhắc đến và khai thác hiệu quả.
Cộng đồng có sự hiểu biết rõ nhất về nơi mà họ sinh sống, có khả năng đánh giá
tác động của thiên tai/BĐKH thông qua quan sát hàng ngày và tự tìm các giải pháp
ứng phó và có vai trò quan trọng trong thích ứng với thiên tai/BĐKH. Ứng phó với
thiên tai/BĐKH dựa vào cộng đồng sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại
địa phương. Phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu cán bộ cơ sở đã cho thấy trong quá trình
thu thập các thông tin về tác động của BĐKH tại địa phương, các cán bộ đại diện cho
chính quyền đã luôn quan tâm ghi nhận và đề cao ý kiến người dân cũng như các tri
thức kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác ứng phó với BĐKH.
“Người dân là những người ăn, ở, sống trực tiếp ở khu vực đó cho nên phải
lắng nghe người ta thì mình sẽ đưa ra được cách ứng phó thuận lợi, thực tế chúng tôi
tiếp cận người dân thường xuyên, tuần rồi tôi đi trực tiếp đến khu vực An Thới Đông
đang bị sạt lỡ, mình nghe người ta nói về diễn biến tại khu vực dân cư và thể hiện sự
quan ngại về dòng chảy,...Do vậy, theo tôi nghĩ phải gắn chặt với cộng đồng trong
cách ứng phó này” (Nam, 50 tuổi, cán bộ huyện Cần Giờ).
Vì cơ chế hoạt động và định hướng của cách tiếp cận này phù hợp với điều kiện
sống và đặc điểm văn hóa của địa phương nên sẽ thúc đẩy khả năng thích ứng, góp
phần vào sự phát triển chung của cộng đồng một cách bền vững. Do vậy, đánh giá
nhận thức của chính quyền địa phương hiểu về “ứng phó với BĐKH dựa vào cộng
đồng” là một trong những hoạt đồng cần thiết để các cấp chính quyền có giải pháp phù
hợp hơn khi xây dựng chính sách. Qua thảo luận về sự cần thiết phải dựa vào dân, lấy
dân làm gốc, có thể nhận thấy chính quyền địa phương nhận thức được vai trò chính
yếu của người dân tham gia vào công tác ứng phó thiên tai/BĐKH. Bởi vì không ai
hiểu rõ được các vấn đề mà cộng động đang phải đối mặt bằng chính các thành viên
trong cộng đồng, việc ứng phó kịp thời với các tình huống bất ngờ của thiên tai/BĐKH
79
là một hành động tự vệ theo bản năng sinh tồn, trước khi có sự trợ giúp từ chính quyền
địa phương.
“Dựa vào cộng đồng rất quan trọng, nếu bây giờ bão đổ bộ vào thị trấn Cần
Thạnh mà không có cộng đồng ở đây thì chắc chắn chính quyền địa phương không thể
khắc phục hết các hậu quả do thiên tai gây ra. Ví dụ: về vấn đề tương trợ lương thực,
thực phẩm, nước, rồi xăng dầu,...” (Nam, 44 tuổi, cán bộ TT. Cần Thạnh).
Với cách tiếp cận từ cộng đồng, biết cách lắng nghe tâm tư nguyện vọng từ
cộng đồng sẽ giúp cho chính quyền địa phương hiểu rõ hơn các công việc mà người
dân đang làm, đánh giá đúng thực trạng của vấn đề, là cơ sở quan trọng để chính
quyền thực hiện các công việc ứng phó mà cộng đồng không đủ nguồn lực và khả
năng để thực hiện, làm được điều đó sẽ tạo được sự đồng thuận rất lớn từ cộng đồng,
tạo được niềm tin vững chắc của người dân và cộng đồng vào chính quyền trong các
hoạt động mà chính quyền huy động từ trong dân.
Chính quyền địa phương nhận thức được việc tổ chức huy động các nguồn lực
từ cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng đối với chính quyền trong công tác ứng phó
và khắc phục các hậu quả do thiên tai/BĐKH gây ra. Bởi thế cho nên công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức cộng động phải được chính quyền địa phương quan tâm và
thực hiện xuyên suốt để các nguồn lực tại cộng đồng mới được phát huy một cách có
hiệu quả.
“Thực tế, người dân và cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò quyết định, đặc
biệt người dân đóng vai trò chính, còn cơ quan nhà nước phụ trách chuyên môn ở vai
trò hướng dẫn, trợ gúp. Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có trách nhiệm vừa
quản lý, vừa theo dõi giúp cho người dân thực hiện được nội dung này” (Nam, 46
tuổi, cán bộ xã Thạnh An).
Hơn ai hết, chính quyền địa phương là người hiểu rõ nhất việc người dân và
cộng đồng cần được cung cấp đầy đủ thông tin về cách thức ứng phó thiên tai/BĐKH
cũng như chiến lược thích ứng ở quy mô lớn và toàn diện để vận động được nhiều
nguồn lực xã hội quan tâm, tham gia vào công tác này.
Cách tiếp cận ứng phó với thiên tai/BĐKH dựa vào cộng đồng là cách tiếp cận
từ dưới lên, lấy người dân làm trung tâm, chính quyền địa phương đóng vai trò tạo
điều kiện thuận lợi để người dân và cộng đồng tự tham gia giải quyết các vấn đề khó
khăn, vướng mắt trong quá trình ứng phó. Đó là một trong những cách thức tổ chức
huy động được sự tham gia của người dân và cộng đồng nhiều nhất.
80
3.4.2 Nhận thức về các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng
đồng tại địa phương
3.4.2.1 Mức độ nhận thức
Để đánh giá sự nhận thức của chính quyền địa phương về cách tiếp cận ứng phó
BĐKH dựa vào cộng đồng, chúng ta cần tìm hiểu các hoạt động đã và đang được triển
khai tại địa phương trong những năm qua như thế nào. Kết quả thảo luận nhóm và
phỏng vấn sâu, chính quyền địa phương đã mô tả quá trình triển khai các biện pháp
ứng phó ứng phó với BĐKH luôn đề cao vai trò tham gia chủ động của người dân và
cộng đồng.
“Em mới về công tác ở đây cũng gần 2 năm nên cách tiếp cận ứng phó với
thiên tai/BĐKH dựa vào cộng đồng nghe cũng tương đối mới. Về hình thức em không
có hình dung được nhưng về phương pháp làm thì tụi em đã làm cái đó rồi. Huyện
hàng năm tổ chức những buổi tuyên truyền, tập huấn về động đất, sóng thần, chằng
chống nhà cửa, rồi BĐKH được thực hiện rất bài bản. Đồng thời, khi các Hội, Đoàn
thể, Ban điều hành khu phố họp giao ban thì kết hợp tuyên truyền vận động thêm các
nội dung này” (Nam, 44 tuổi, cán bộ TT. Cần Thạnh).
Tuy nhiên, có một thực tế là phương pháp này dù đang được thực hiện ở những
mức độ khác nhau nhưng ngay cả những người đang thực hiện vẫn chưa có nhiều
thông tin hay mô hình lý thuyết về phương pháp đó. Điều này cho thấy vẫn còn những
khoảng trống trong việc tập huấn đào tạo về mặt lý luận cho cán bộ cấp cơ sở dẫn đến
tình trạng họ đang thực hiện nhưng chưa nắm rõ quy trình, điều này về lâu dài có thể
dẫn đến việc vận dụng không đúng quy trình, tinh thần của phương pháp.
“Cách tiếp cận ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng cũng chưa nắm rõ lắm.
Đối với người dân và cộng đồng thì trước hết họ phải có kiến thức, phải được cơ quan
chuyên môn hướng dẫn, rồi họ mới đưa ra được biện pháp còn nếu họ chưa có kiến
thức thì chỉ đâu làm đó hiệu quả sẽ không cao” (Nam, 40 tuổi, cán bộ CS
PCCC&CHCN).
Khi được hỏi đến cách thức ứng phó với thiên tai/BĐKH dựa vào cộng đồng thì
đại đa số cán bộ chính quyền chưa nghe đến, chưa hình dung được nhưng có suy nghĩ
là phương pháp này đã áp dụng rồi. Tuy nhiên, đối chiếu với các hoạt động thực tiễn
đã triển khai về công tác này tại địa phương thì thấy phần lớn các cơ quan chuyên môn
của chính quyền địa phương đang thực hiện các phần việc theo chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan chuyên trách và ghi nhận những thay đổi trong công tác phối kết hợp với
các Đoàn thể Chính trị - Xã hội và khu phố. Còn những phần việc đi sâu vào bản chất
của các hoạt động “Dựa vào cộng đồng” vẫn chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ.
81
Một trong những hoạt động quan trọng của công tác ứng phó thiên tai là công
việc chuẩn bị. Tuy nhiên, hoạt động chuẩn bị này vẫn còn mang tính chất đối phó đối
với phần lớn người dân và cộng đồng và một bộ phận cán bộ chính quyền địa phương
với nhiều lý do khác nhau.
“Trước khi bão đổ bộ vào, công tác chuẩn bị vẫn còn mang tính chất đối phó,
nó chưa thực sự tốt. Khi người dân nghe xuất hiện bão, phát loa thông báo thì người
dân tự giác đi nhưng hiện nay còn một số người dân ép đi thì mới đi. Trường hợp
khác, thông thường khi bão tới sẽ xuất hiện rất nhiều các nguồn cá đi theo cơn bão
cho nên những ngư dân tranh thủ đánh bắt cá để kiếm sống, bỏ qua yếu tố rủi ro thiệt
hại về người và các biện pháp ứng phó thiên tai” (Nam, 40 tuổi, cán bộ CS PCCC &
CHCN).
Một trong những lý do đầu tiên khiến người dân chưa thật sự tự giác tham gia
sơ tán khi có yêu cầu của chính quyền có thể là trình độ học vấn thấp dẫn đến khả
năng nhận thức về BĐKH và ứng phó BĐKH bị giới hạn, hoặc có tâm lý chủ quan. Lý
do tiếp theo đáng lưu ý - đó là tâm lý “tiếc của” của người dân, khiến họ bỏ qua các
yếu tố rủi ro về thiên tai. Điều đó có thể gây thiệt hại nặng nề hơn về người và tài sản.
Qua phỏng vấn cán bộ quản lý tại địa phương, các cán bộ ở cơ sở cho biết: có những
trường hợp người dân vì để bảo vệ tài sản của mình mà không tuân thủ các quy tắc an
toàn và hướng dẫn của cơ quan chức năng.
“Có những người không chịu di dời đến nơi an toàn, vì người ta nuôi hào, nuôi
nghêu, có chòi canh ở ngoài ven biển. Mình tuyên truyền thuyết phục nhưng nếu tuyên
tuyền như thế mà người ta không chấp hành thì mình phải cưỡng chế. Tụi tôi cũng rất
là trăn trở khi dự báo bão vô, bữa nay nó vô thì mình phải di dời dân từ ngày hôm
qua, hôm kia, nay bão vô mưa gió ầm ầm sao kịp di dời. Rồi khi bão vô tới đây thì nó
suy yếu đâm ra người dân chủ quan như họ nói mấy ông sợ cứ di dời, bão có vô đâu
mà di dời, thậm chí trong một bộ phận cán bộ mình đôi khi nếu không quán triệt kỷ thì
cũng trong tư thế chủ quan. Trong các chỉ đạo ứng phó với bão thì anh em nào, đơn vị
nào lơ là để xảy ra thì ông đứng đầu phải chịu trách nhiệm” (Nam, 50 tuổi, cán bộ
huyện Cần Giờ).
Thực tế thì không phải người dân không nhận thức được các rủi ro về thiên tai
mà phần lớn họ vì cuộc sống mưu sinh, sinh kế, chính điều đó buộc họ phải phiêu lưu
mạo hiểm, đánh đổi mọi thứ để cải thiện điều kiện sống của cả gia đình. Do vậy, một
trong những nguyên nhân sâu xa mà các cấp chính quyền cần quan tâm hơn, đó là ảnh
hưởng của BĐKH đã tác động mạnh mẽ đến vấn đề việc làm và sinh kế của cả cộng
động.
82
Mặt khác, khi chính quyền địa phương mong muốn đại đa số người dân và cộng
đồng làm những công việc ứng phó BĐKH trái với thói quen hàng ngày của họ thì
chính quyền địa phương bao giờ cũng phải tác động liên tục vào nhận thức trước ở
nhiều phương diện khác nhau, sau đó mới hướng hoạt động ứng phó cần phải làm dựa
trên nền tảng thói quen của người dân và cộng động nhưng ở góc độ đại chúng.
“Người dân họ chủ yếu hàng động mang tính chất bản năng để tự bảo vệ mình,
đồng thời làm theo sự hướng dẫn của chính quyền. Huyện thông tin thông qua hệ
thống truyền thanh, còn các xã, các ấp thông báo xuống người dân về diễn biến thiên
tai, thì người dân tổ chức chằng chống nhà cửa, kiểm tra lại hoạt động sản xuất để
ứng phó làm sao giảm thiểu thiệt hại nhất khi bão xảy ra” (Nam, 50 tuổi, cán bộ
huyện Cần Giờ).
Nhưng đã nói đến thay đổi nhận thức, thay đổi thái độ là nói tới thay đổi các
thói quen. Chúng ta vẫn biết, việc thay đổi thói quen thông thường là vô cùng khó
khăn và không mang tính bền vững. Điều đó, rất cần đến các nhân tố có hành vi ứng
phó tích cực trong cộng động để tạo điểm sáng lan tỏa và dần thay đổi các thói quen
tiêu cực của đại đa số người dân, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ trong nhận thức đến
thái độ và có hành vi tích cực, sẵn sàng tham gia ứng phó thiên tai/BĐKH khi cộng
đồng và xã hội yêu cầu. Trong khi đó, hoạt động truyền thông và tuyên truyền của một
số cơ quan của chính quyền vẫn chưa được phát huy hiệu quả bởi nhiều lý do khác
nhau.
“Về tuyên truyền thì chưa có thực hiện cái đó còn nhiều yếu tố đi kèm
lắm”,“vận động người dân mà không phải người dân địa phương, không có chỗ ở cố
định”, “không muốn đi sơ tán do có thói quen sống trên sông nước và họ muốn tự ở
trên ghe, trên tàu của mình để đảm bảo tài sản” (Nam, 44 tuổi, cán bộ TT. Cần
Thạnh).
Do vậy, quá trình nhận thức về thiên tai /BĐKH của người dân và cộng đồng
chưa thật sự đầy đủ, chưa tạo được sự cộng hưởng và lan tỏa trong cộng đồng mà quá
trình này có thể bị gián đoạn và nhận thức không liên tục nên có thể chưa thay đổi
được nhận thức và hành vi của đại đa số người dân và cộng đồng về các hoạt động ứng
phó thiên tai/BĐKH tại địa phương trong thời gian qua.
Nói riêng, do đặc điểm của địa bàn, cán bộ ở xã đảo Thạnh An - xã đảo duy
nhất của huyện, có sự nhận thức và thái độ tích cực hơn đối với các hoạt động tham
gia ứng phó thiên tai/BĐKH tại địa phương, và cũng thể hiện sự gắn bó và tinh thần
83
trách nhiệm cao, rất tâm huyết để chăm lo cho cộng đồng và khắc phục những khó
khăn, tồn tại.
“Mặc dù hiện nay có nhiều công trình kiên cố, không nhất thiết phải di dời dân
về đất liền để tránh bão. Tuy nhiên, những công trình này chỉ chống những cơn bão
quét qua phần bên ngoài thôi chứ còn nếu bão đổ bộ trực tiếp vào xã thì thực sự không
còn gì, lúc đó sự biệt lập giữa xã Thạnh An và đất liền là vấn đề nan giải, hết sức nhức
nhối” (Nam, 46 tuổi, cán bộ xã Thạnh An).
Nhìn chung, chính quyền địa phương nhận thức chưa đầy đủ về cách thức, kỹ
thuật ứng phó với thiên tai/BĐKH và về mặt xã hội, nhất là yếu tố “dựa vào cộng
đồng” thì sự hiểu biết của họ vận dụng trong thực tế thì vẫn còn nhiều “khoảng trống”.
3.4.2.2 Thiếu sự chủ động trong ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng
đồng
Ở góc nhìn bao quát hơn, cách tiếp cận ứng phó BĐKH dựa vào cộng đồng thực
ra đã ít nhiều được lồng ghép và ẩn vào trong các chính sách mang tính vĩ mô, có ý
nghĩa chiến lược như: “chủ trương trồng rừng, bảo vệ rừng và vận động người dân
trồng rừng hoặc khoán cho các hộ dân giữ rừng” hay là “chủ trương xây dựng công
trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn xã đều lấy ý kiến của người dân”.
“Ở Cần Giờ, vấn đề trồng rừng, bảo vệ rừng và vận động người dân trồng
rừng hoặc khoán cho các hộ dân giữ rừng, cái đó cũng là hình thức ứng phó thiên
tai/BĐKH dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có chỉ đạo mang tính chất cụ
thể, rõ ràng về các giải pháp tổ chức thực hiện nên việc đánh giá mô hình này có hiệu
quả hay không thì rất là khó. Ngoài ra, những hoạt động đề xuất xây dựng công trình
kết cấu hạ tầng trên địa bàn xã đều lấy ý kiến của người dân, UBND xã đều giải thích
cho người dân hiểu lý do tại sao các công trình lại xây dựng như vậy, vừa đảm bảo kết
cấu công trình thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội, vừa phòng chống thiên tai trên
địa bàn” (Nam, 46 tuổi, cán bộ xã Thạnh An).
Trên thực tế, đây chính là các hoạt động ứng phó thiên tai/BĐKH dựa vào cộng
đồng đã được chính quyền địa phương triển khai thực hiện, nhưng có thể ở một cách
thức và tên gọi khác. Còn chính thức về mặt quản lý nhà nước thì chính quyền địa
phương chưa nhận được sự chỉ đạo nào từ các cấp chính quyền về cách tiếp cận này.
Mọi thứ còn rất bỡ ngỡ đối với chính quyền địa phương khi được hỏi. Tuy nhiên, ở
một khía cạnh nào đó, cần đánh giá cao về nhận thức của một số cán bộ chính quyền
theo cách suy nghĩ của riêng mình về cách tiếp cận này, so với thực tiễn tham gia công
tác ứng phó thiên tai/BĐKH. Luận điểm này càng làm rõ thêm việc chính quyền địa
phương đã vận dụng phương pháp ứng phó thiên tai/BĐKH dựa vào cộng động từ rất
84
lâu nhưng theo những cách không chính thức. Việc lồng ghép vào các cách diễn đạt
khác nhau của phương pháp/ cách tiếp cận này, vì thế chưa được phổ biến rộng rãi, mà
chỉ giới hạn ở một vài địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai/BĐKH.
Chính điều kiện đặc thù này cũng khuyến khích lối suy nghĩ phải dựa vào dân, lấy dân
làm gốc, nhằm giảm bớt áp lực và gánh nặng cho chính quyền mà hiệu quả lại hơn cả
sự mong đợi về sự tham gia của người dân và cộng đồng.
Một lần nữa, các thông tin định tính thu được từ các phỏng vấn sâu càng khẳng
định luận điểm: cách tiếp cận ứng phó thiên tai/BĐKH dựa vào cộng đồng được là
tiềm ẩn và được tự phát lồng ghép trong các chính sách của chính quyền thành phố,
quậ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_ung_pho_voi_bien_doi_khi_hau_dua_vao_cong_dong_tai_h.pdf