Luận án Phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đến năm 2030

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CÁM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG, HÌNH ix

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 10

1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài 10

1.1.1. Về những vấn đề lý thuyết 10

1.1.2. Nghiên cứu về phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững 15

1.2. Tình hình nghiên cứu về phát triển, phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam 26

1.2.1. Nghiên cứu về phát triển, phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam 26

1.2.2. Nghiên cứu về phát triển, phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững của các vùng, các địa phương và tỉnh Bắc Ninh 41

1.3. Đánh giá chung và những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu 48

Tiểu kết chương 1 50

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 51

2.1. Phát triển kinh tế 51

2.2. Phát triển bền vững 55

2.3. Phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh 58

2.3.1. Quan niệm về phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh 58

2.3.2. Nội hàm của phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh 60

2.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh 63

 

docx179 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và TP Bắc Ninh. Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở mức cao, khoảng 23-27oC. Lượng mưa nhiều và tập trung trong 6 tháng mùa mưa, chiếm 83-86% tổng lượng mưa cả năm. Đó là những điều kiện khá thuận lợi cho Bắc Ninh phát triển đa dạng cây trồng và vật nuôi cho năng suất cao, giá trị kinh tế lớn như: lúa, ngô, khoai tây, dâu tằm, cây rau cao cấp,... đồng thời thực hiện luân canh nhiều cây trồng và canh tác nhiều vụ trong năm. Vụ đông đã trở thành vụ chính có thể trồng nhiều loại cây rau màu ngắn ngày có giá trị cao và xuất khẩu. (2) Tài nguyên thiên nhiên và xã hội là điều kiện cho phát triển kinh tế và du lịch:Tuy đất chật, nhỏ nhất trong toàn vùng ĐBSH, nhưng đất đai của tỉnh khá tốt. Trong 15 loại đất, đất phù sa chiếm tới trên 30% phân bố dọc hệ thống các sông thuận lợi cho việc trồng 2 vụ lúa. Năm 2018, diện tích đất nông nghiệp chiếm tới 58,9% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh ngày càng được khai thác triệt để và có hiệu quả khá cao. Đất phi nông nghiệp chiếm 41,1% diện tích đất tự nhiên và tăng nhanh cho phát triển công nghiệp, hạ tầng giao thông và đô thị. Nguồn nước mặt của hệ thống các sông Cầu, Sông Đuống, Sông Thái Bình, sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu,... và nước ngầm của tỉnh khá phong phú và dồi dào, có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của các đô thị. Tài nguyên khoáng sản trên địa bản tỉnh không nhiều, chủ yếu là nguồn nguyên liệu phục vụ trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch ngói, đất cát, đá sa thạch, đất sét làm gạch chịu lửa, và trữ lượng không nhiều. Bù lại Bắc Ninh có hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng và phong phú, phục vụ phát triển du lịch như: có nhiều di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu là các đình chùa cổ; có các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc (dân ca Quan họ Bắc Ninh là một trong số di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và ca trù được UNESCO công nhận), có giá trị hấp dẫn khách du lịch cả trong nước và quốc tế. Bắc Ninh còn là nơi hội tụ hàng nghìn Di tích lịch sử văn hóa, có hàng trăm di tích đã được xếp hạng, là nơi có độ đậm đặc của văn hoá tâm linh, lịch sử văn hiến, theo đó có hàng trăm lễ hội truyền thống như hội chùa Phật Tích, hội Lim, hội đền Bà Chúa Kho, hội Đền Đô, hội chùa Dâu, Nhiều nghề truyền thống (Bắc Ninh từ xưa đã nổi tiếng là nơi có nhiều nghề thủ công với hơn 140 làng nghề khác nhau (trong đó có 62 làng nghề truyền thống) như: làng tranh dân gian Đông Hồ; làng gốm Phù Lãng; làng đúc đồng Đại Bái; làng rèn Đa Hội; làng dệt Lũng Giang, Hồi Quan; sơn mài Đình Bảng; chạm khắc Đồng Kỵ; làng nghề tre trúc Xuân Lai(Báo cáo Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030) là các yếu tố để phát triển du lịch làng quê đặc sắc vùng ĐBSH. (3) Điều kiện xã hội, cư dân đông đúc góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhanh và bền vững: Dân số cùng với lực lượng lao động là nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Nguồn nhân lực của tỉnh dồi dào, lực lượng lao động ở khu vực thành thị các ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng cùng với quá trình phát triển đô thị, hàng năm tạo được một số lớn lao động có việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Dân số Bắc Ninh đứng thứ 7 trong 11 tỉnh vùng ĐBSH, nhưng mật độ dân số đứng thứ hai, chỉ sau thành phố Hà Nội. Theo thống kê của tỉnh, năm 2018, dân số trung bình của tỉnh là 1.247,45 nghìn người, trong đó dân số nữ chiếm khoảng 51,16% so với dân số toàn tỉnh; dân số thành thị chiếm trên 28,7%; số người trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2018 là 797,867 nghìn người, chiếm khoảng 64% so với dân số cả tỉnh và nhiều hơn 137,537 nghìn người so với năm 2010. Mật độ dân số của Bắc Ninh năm 2018 là 1.516 người/km2, gấp gần 1,5 lần so với trung bình của Đồng bằng sông Hồng, cao thứ 2 so với các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ (chỉ sau Hà Nội). Bảng 3.1: Dân số tỉnh Bắc Ninh qua một số năm Đơn vị tính: Người Tổng số Phân theo giới Phân theo khu vực Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2010 1.044.234 514.013 530.221 269.373 774.861 2015 1.154.660 565.355 589.305 329.449 825.211 2016 1.179.539 577.770 601.769 333.606 845.933 2017 1.215.233 593.149 622.084 344.551 870.682 2018 1.247.454 609.231 638.223 354.721 892.733 Cơ cấu (%) 2010 100,0 49,22 50,78 25,80 74,20 2015 100,0 48,96 51,04 28,53 71,47 2016 100,0 48,98 51,02 28,28 71,72 2017 100,0 48,81 51,19 28,35 71,65 2018 100,0 48,84 51,16 28,44 71,56 Nguồn: NGTK - Cục Thống kê Bắc Ninh (2019) - Khó khăn (1) Đất chật người đông, tài nguyên thiên nhiên không nhiều, là những điểm gây hạn chế đáng kể đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Diện tích của tỉnh rất nhỏ (nhỏ nhất vùng ĐBSH) nhưng dân số lớn và tăng khá nhanh (đứng thứ 35 cả nước) do đó mật độ dân số khá cao (đứng thứ 3 cả nước) gây nhiều khó khăn khi xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như phát triển đô thị cũng như sản xuất. Chỉ só một số tài nguyên vật liệu xây dựng, tỉnh không có khả năng phát triển công nghiệp khai khoáng cũng như các ngành công nghiệp nặng khác. (2) Địa hình chia cắt, đa dạng cũng gây khó khăn nhất định trong việc phát triển nông nghiệp hiện đại, đòi hỏi phải xây dựng các công trình tưới, tiêu cục bộ, đồng thời phải lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp đối với từng dạng địa hình mới phát huy được hết tiềm năng đất đai của tỉnh. Việc xây dựng các dự án lớn “dồn điền đổi thửa”, quy hoạch sản xuất sạch, chăn nuôi tập trung rất khó triển khai. (3) Gần Thủ đô và các Trung tâm kinh tế vừa là điều kiện thuận lợi cho phát triển vừa là những khó khăn, thách thức trong cạnh tranh và tìm kiếm các sản phẩm và hình thức đầu tư. Phát triển mặt hàng nào, phát triển hình thức kinh doanh gì để vừa khai thác được lợi thế vừa tránh cạnh tranh với những Trung tâm là một việc khó khăn cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội tỉnh. 3.2. Thực trạng phát triển kinh tế bền vững ở Bắc Ninh Căn cứ vào số liệu thống kê, luận án đánh giá thực trạng PTKTBV tỉnh Bắc Ninh giai đoạn vừa qua dựa theo một số chỉ tiêu đánh giá PTKTBV trên địa bàn tỉnh trong hệ thống các chỉ tiêu đã được đề xuất ở chương 2 như sau: 3.2.1. Khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế Căn cứ số liệu thống kê của Cục thống kê Bắc Ninh cho thấy, trong 21 năm qua kể từ khi tái thành lập tỉnh, kinh tế Bắc Ninh nhìn chung đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao với tốc độ tăng trưởng nhìn chung đều đạt trên 2 con số, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, cụ thể: giai đoạn 1997-2000 tăng 12,6%, giai đoạn 2001-2005 tăng 14,5%, giai đoạn 2006-2010 tăng 15,5%, giai đoạn 2011-2018, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 15,7%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh thời gian qua đều vượt so với mục tiêu đề ra trong Chương trình Nghị sự 21 của Bắc Ninh (13%). Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh trong giai đoạn 2011-2018 không ổn định. Có những năm đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao, nhưng lại có những năm thậm chí tăng trưởng âm. Chẳng hạn, năm 2013, tốc độ tăng trưởng GTGT của Bắc Ninh tới 47,65% nhưng sang năm 2014, tốc độ tăng trưởng lại âm (-4,97%). Nguyên nhân của sự không ổn định trong tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh được làm rõ khi phân tích tăng trưởng theo ngành và theo khu vực kinh tế như sau: Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng GTGT của Bắc Ninh theo ngành và thành phần kinh tế Đơn vị tính: % 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Toàn tỉnh 27,90 21,07 47,65 (4,97) 13,00 8,22 23,96 10,64 Tăng trưởng của các ngành kinh tế NN 5,99 -24,00 (1,57) 2,18 3,54 (0,02) (2,09) 2,52 CN 41,14 20,17 61,43 (8,45) 12,86 7,97 29,40 11,60 DV -1,83 50,33 12,44 11,10 15,76 10,89 6,96 7,32 Tăng trưởng của các thành phần kinh tế Nhà nước -38,00 9,16 2,80 6,20 8,21 7,28 24,29 8,47 Ngoài nhà nước 3,17 -1,45 9,02 9,17 7,26 5,06 10,61 11,51 FDI 105,74 40,71 74,95 -10,68 15,85 9,51 28,84 10,55 Nguồn: NGTK - Cục Thống kê Bắc Ninh (2019) Xem xét tăng trưởng của các ngành kinh tế, có thể thấy: (i) Tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2011-2018 rất thấp, thấp nhất trong 3 ngành kinh tế và với nhiều năm tăng trưởng âm thì trung bình cả giai đoạn, tăng trưởng của khu vực nông nghiệp là -3,24%. Nguyên nhân là do tiến trình công nghiệp hoá, thời gian qua Bắc Ninh đã thu hẹp khá nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp để phát triển các khu công nghiệp (diện tích trồng cây hàng năm giảm từ 92.135 ha năm 2010 còn 80.451 ha năm 2018, số trang trại cũng giảm mạnh, từ 2.679 trang trại năm 2010 xòn 154 trang trại năm 2018) (Cục Thống kê Bắc Ninh, 2019). (ii) Tăng trưởng ngành công nghiệp cao nhất trong các ngành kinh tế, trung bình 17,68%/năm, đưa Bắc Ninh trở thành địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn nhất trong các địa phương, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không ổn định: năm 2013 đạt được tốc độ tăng trưởng kỷ lục (62,43%), nhưng năm 2014 lại tăng trưởng âm (-8.45%). Năm 2013, sở dĩ tăng trưởng công nghiệp của Bắc Ninh cao đột biến là do năm này có nhiều dự án mới đi vào hoạt động, điển hình là dự án Nokia, nhà máy sữa đậu nành Vinasoy Bắc Ninh, công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam hoàn thành nhà máy của giai đoạn II đi vào sản xuất, công ty Canon mở rộng quy mô làm cho khu vực công nghiệp tăng trưởng tới 62,43%, tuy nhiên, sang năm 2014, khu vực công nghiệp tăng trưởng âm (-8,45%). (iii) Ngành dịch vụ tăng trưởng thấp hơn so với công nghiệp (trung bình giai đoạn 2011-2018, ngành dịch vụ tăng trưởng 15,65%, trong khi đó ngành công nghiệp là 17,68%) và cũng không ổn định. Cho thấy hiện nay tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh chủ yếu dựa vào công nghiệp, các ngành dịch vụ chưa phát triển, ngành nông nghiệp đang có xu hướng bị thu hẹp. Điều này cho thấy rõ ràng một xu thế chuyển đổi sản xuất từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên, sự phát triển của các ngành dịch vụ còn hạn chế, chưa theo kịp sự phát triển của ngành công nghiệp (tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ thấp hơn so với ngành công nghiệp). Những phân tích trên cho thấy sự thiếu bền vững trong khả năng duy trì tăng trưởng của Bắc Ninh ở tất cả các ngành kinh tế. Xét theo thành phần kinh tế: (i) Khu vực tăng trưởng cao nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tính trung bình, khu vực này tăng trưởng 21,8%/năm. Tuy nhiên, tăng trưởng của khu vực này không ổn định, năm 2013 tăng trưởng tới 74,95%, năm 2014 tăng trưởng âm (-10,68%), năm 2017 tăng trưởng 28,84%, năm 2018 chỉ tăng trưởng 10,55%. (ii) Tăng trưởng của khu vực ngoài nhà nước có xu hướng tăng lên, tuy nhiên tính trung bình giai đoạn 2011-2018 đây vẫn là khu vực tăng trưởng thấp nhất, tính trung bình khu vực này chỉ tăng trưởng 7,2%/năm, thấp hơn so với khu vực nhà nước (9,3%/năm) và thấp hơn nhiều so với khu vực FDI. Như vậy, trong giai đoạn 2011-2018, tốc độ tăng trưởng của Bắc Ninh cao hơn so với bình quân chung của cả nước (6,18%), cao hơn so với bình quân chung của vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ (10,87%) và cao nhất trong số tất cả các địa phương trong vùng. Tuy nhiên, tăng trưởng GRDP của Bắc Ninh lại không ổn định như các tỉnh, thành phố còn lại. Hình dưới cho thấy, Vĩnh Phúc quy mô kinh tế và đặc điểm kinh tế tương tự như Bắc Ninh song tăng trưởng GRDP của Vĩnh Phúc lại duy trì được ổn định hơn (đặc biệt từ 2014 đến nay). Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh và một số tỉnh Đơn vị tính: % Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc (2019) Từ những phân tích trên có thể kết luận mặc dù tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh đang tăng lên, cao hơn so với các giai đoạn trước và cao hơn so với trung bình của cả nước và so với các địa phương lân cận nhưng khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh gặp khá nhiều thách thức khi nền kinh tế đang bị phụ thuộc lớn vào ngành công nghiệp, song chủ yếu là sản xuất công nghiệp của khu vực FDI. Bất kỳ sự biến động nào của khu vực này cũng ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh. Điều này sẽ được chứng minh cụ thể hơn khi phân tích cấu trúc tăng trưởng theo thành phần kinh tế ở phần tiếp theo của luận án. 3.2.2. Chất lượng tăng trưởng 3.2.2.1. Cấu trúc tăng trưởng Cấu trúc tăng trưởng theo ngành kinh tế: Dựa theo số liệu thống kê, có thể thấy cơ cấu ngành kinh tế Bắc Ninh thời gian qua có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tỷ trọng nông nghiệp năm 2010 là 11,23% thì năm 2018 chỉ còn 2,83%, công nghiệp - xây dựng tăng từ 67,14% năm 2010 lên 79,86% năm 2018, trong đó, công nghiệp tăng từ 61,43% năm 2010 lên 75,35% năm 2018. Với sự gia tăng quy mô sản xuất công nghiệp, hiện nay Bắc Ninh đã trở thành trung tâm công nghiệp hàng đầu của cả nước. Bảng 3.3. Cơ cấu ngành kinh tế của Bắc Ninh giai đoạn 2010-2018 Đơn vị tính: % Năm Tổng số Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp & XD Dịch vụ Tổng số Công nghiệp 2010 100,00 11,23 67,14 61,43 21,63 2015 100,00 4,05 76,52 71,94 19,43 2016 100,00 3,85 76,17 71,56 19,98 2017 100,00 2,95 79,44 75,10 17,61 2018 100,00 2,83 79,86 75,35 17,31 Nguồn: NGTK - Cục Thống kê Bắc Ninh (2019) Tuy nhiên, qua xem xét chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có thể thấy một số bất cập: (i) tỷ trọng ngành dịch vụ giảm (từ 21,63% năm 2010 xuống còn 17,31% năm 2018), nguyên nhân là do tăng trưởng của ngành dịch vụ chậm hơn so với công nghiệp như đã phân tích ở trên, (ii) tỷ trọng công nghiệp tăng lên, công nghiệp được xem là khâu đột phá, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tới gần 99% trong GTGT của công nghiệp. Tuy nhiên tỷ lệ GTGT/GTSX công nghiệp chế biến chế tạo không cao và còn có xu hướng giảm (năm 2010, GTGT/GTSX công nghiệp là 23,6% thì năm 2018 chỉ còn khoảng 11,4%). Điều này cho thấy sự thiếu bền vững, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chủ yếu là gia công, lắp ráp, GTGT không cao. Ngành công nghiệp điện tử chỉ dao động trong khoảng từ 10-11%/GTSX, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển. Bên cạnh đó, tính toán đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh cho kết quả như sau: Bảng 3.4: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế Bắc Ninh 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Đóng góp vào tăng trưởng của các ngành kinh tế theo điểm % NN 0,67 (2,23) (0,09) 0,09 0,15 (0,00) (0,07) 0,07 CN 27,62 14,95 45,18 (6,80) 9,96 6,17 22,69 9,35 DV (0,40) 8,36 2,57 1,74 2,89 2,05 1,34 1,22 Tổng 27,90 21,07 47,65 (4,97) 13,00 8,22 23,96 10,64 Đóng góp vào tăng trưởng của các ngành kinh tế theo tỷ lệ % NN 2,41 (10,61) (0,19) 1,71 1,14 (0,01) (0,31) 0,66 CN 99,01 70,94 94,81 -136,80 76,61 75,08 94,71 87,89 DV (1,42) 39,66 5,38 35,09 22,25 24,93 5,60 11,45 Tổng 100,0 100,0 100,0 -100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Tính toán từ NGTK Cục Thống kê Bắc Ninh (2018), (2019) Bảng số liệu trên cho thấy: (i) vai trò của ngành nông nghiệp trong tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh rất nhỏ, thậm chí có nhiều năm trong giai đoạn 2011-2018, đóng góp của ngành này trong tăng trưởng GTGT của Bắc Ninh còn âm, do ngành nông nghiệp tăng trưởng âm; (ii) Giữ vai trò quyết định đến tăng trưởng GTGT của Bắc Ninh là ngành công nghiệp, nhìn chung đóng góp trên 70% trong tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh, (iii) đóng góp của ngành dịch vụ khá hạn chế và không ổn định, nhìn chung dưới 20%. Trong các ngành dịch vụ, đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng của Bắc Ninh vẫn là các ngành thương mại dịch vụ truyền thống (bán buôn, bán lẻ), sự đóng góp của các ngành dịch vụ chất lượng cao (có GTGT cao như tài chính ngân hàng) vào tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh còn rất hạn chế. Các ngành có lợi thế như vận tải, logistic chưa được khai thác hết tiềm năng, lợi thế vì vậy đóng góp vào tăng trưởng còn hạn chế. Bảng 3.5: Đóng góp của các ngành dịch vụ trong tăng trưởng GTGT Bắc Ninh Đóng góp điểm % tăng trưởng Đóng góp tỷ lệ % tăng trưởng 2016 2017 2018 2016 2017 2018 Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy và xe có động cơ 0,507 0,826 0,353 6,166 3,449 3,316 V.tải kho bãi 0,175 0,386 0,134 2,132 1,610 1,260 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 0,186 (0,292) 0,056 2,264 (1,220) 0,528 Thông tin và truyền thông 0,305 0,137 0,144 3,710 0,570 1,351 HĐ tài chính, ngân hàng, BH 0,194 0,200 0,117 2,360 0,834 1,098 HĐ kinh doanh bất động sản 0,377 0,137 0,192 4,591 0,572 1,803 HĐ chuyên môn, KHCN 0,009 0,008 0,007 0,105 0,033 0,067 HĐ hành chính và dịch vụ hỗ trợ 0,042 (0,234) 0,025 0,515 (0,979) 0,237 HĐ của ĐCS, tổ chức CT-XH, QLNN, ANQP; bảo đảm XH 0,076 0,081 0,082 0,927 0,339 0,772 Giáo dục và Đào tạo 0,114 0,092 0,078 1,386 0,385 0,737 Y tế và HĐ trợ giúp xã hội 0,010 0,013 0,011 0,118 0,053 0,108 HĐ nghệ thuật, vui chơi giải trí 0,003 0,005 0,004 0,040 0,023 0,034 Hoạt động dịch vụ khác 0,049 (0,019) 0,014 0,595 (0,081) 0,127 Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình tư nhân 0,001 0,002 0,001 0,017 0,006 0,011 Nguồn: Tính toán từ NGTK Cục Thống kê Bắc Ninh (2019) Những phân tích trên cho thấy việc lựa chọn phát triển các ngành, các sản phẩm đặc thù có hiệu quả cao cho phát triển kinh tế của Bắc Ninh còn hạn chế, chưa phát huy được các lợi thế của địa phương. Cấu trúc tăng trưởng theo thành phần kinh tế: Tính toán từ số liệu giai đoạn 2011-2018 của Cục thống kê Bắc Ninh cho kết quả như sau: Bảng 3.6: Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Đóng góp vào tăng trưởng của các khu vực kinh tế theo điểm % Nhà nước (7,24) 0,85 0,23 0,36 0,53 0,45 1,49 0,52 Ngoài nhà nước 1,56 (0,58) 2,91 2,19 1,99 1,32 2,68 2,59 FDI 33,58 20,80 44,50 (7,51) 10,48 6,45 19,78 7,52 Toàn tỉnh 27,90 21,07 47,65 (4,97) 13,00 8,22 23,96 10,64 Đóng góp vào tăng trưởng của các khu vực kinh tế theo tỷ lệ % Nhà nước -25,97 4,02 0,49 -7,24 4,09 5,50 6,24 4,92 Ngoài nhà nước 5,59 -2,74 6,12 44,01 15,29 16,02 11,17 24,38 FDI 120,37 98,72 93,39 151,25 80,62 78,48 82,59 70,71 Toàn tỉnh 100 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Tính toán từ NGTK Cục Thống kê Bắc Ninh (2018), (2019) Từ số liệu trên có thể rút ra một số nhận xét như sau: Thứ nhất, với tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 thành phần kinh tế, đóng góp của khu vực FDI trong tăng trưởng của toàn tỉnh luôn là lớn nhất trong các khu vực kinh tế, năm 2018, khu vực FDI đóng góp trên 70% trong tăng trưởng kinh tế Bắc Ninh. Điều này chứng tỏ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh bị phụ thuộc rất lớn vào khu vực FDI. Tuy nhiên, cũng có thể thấy phần trăm đóng góp của khu vực FDI đã giảm dần, từ chỗ gần như quyết định hoàn toàn tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh trong những năm 2011-2012 thì đến nay, khu vực này chỉ đóng góp 70-80%. Chứng tỏ sự phụ thuộc của kinh tế Bắc Ninh vào khu vực này đã giảm dần, vai trò của khu vực kinh tế trong nước đã tăng lên. Thứ hai, với xu hướng tăng trưởng nhanh hơn trong thời gian vừa qua nên vai trò của khu vực ngoài nhà nước đã dần được cải thiện, đóng góp ngày càng lớn hơn trong tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh. Nếu giai đoạn 2011-2012 chỉ đóng góp 5-6% thì đến năm 2018 đã đóng góp tới 24,38%. Tuy nhiên, vai trò của khu vực ngoài nhà nước trong tăng tưởng kinh tế của Bắc Ninh còn rất nhỏ. Cho thấy sự thiếu bền vững trong nội tại nền kinh tế khi bị phụ thuộc vào khu vực nước ngoài. Cấu trúc tăng trưởng theo các yếu tố đầu vào: Sử dụng chức năng Data Analysis trong Excel để ước lượng hàm Cobb - Dougalss hồi quy GRDP của Bắc Ninh với các yếu tố đầu vào (vốn, lao động, TFP), tính toán được hàm số đóng góp của các yếu tố đầu vào vào tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh (chi tiết theo phụ lục số 2) như sau: Bảng 3.7: Đóng góp của các yếu tố đầu vào vào tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh Giai đoạn Tốc độ tăng GRDP (%) Tốc độ tăng lao động (L) (%) Tốc độ tăng vốn (K) (%) % đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng kinh tế Lao động (L) Vốn (K) TFP 2011-2015 0,193 0,017 0,241 6,65% 30,30% 63,05% 2016-2018 0,135 0,009 0,238 5,12% 42,60% 52,28% 2011-2018 0,171 0,014 0,240 6,20% 34,01% 59,79% Nguồn: Tính toán từ NGTK 2018, Cục Thống kê Bắc Ninh Kết quả tính toán cho thấy, yếu tố đóng góp nhiều nhất trong tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh là TFP, giai đoạn 2011-2018, yếu tố này đóng góp gần 60% trong tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh, cao hơn rất nhiều so với đóng góp của TFP trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong cùng thời kỳ (25,85%). Điều này phản ánh mô hình tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh đã bắt đầu chuyển sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu. Phản ánh sự tiến bộ của cấu trúc tăng trưởng theo đầu vào của Bắc Ninh. Tuy nhiên, so sánh giữa hai 2 giai đoạn cho thấy, đóng góp của TFP trong giai đoạn 2016-2018 lại thấp hơn so với giai đoạn 2011-2015, cho thấy sự thiếu bền vững xét từ cấu trúc tăng trưởng theo đầu vào. Giai đoạn 2011-2015, đóng góp của TFP là trên 63% thì giai đoạn 2016-2018 lại giảm chỉ còn 52,28%, trong khi đó đóng góp của yếu tố vốn lại tăng lên, từ 30,3% giai đoạn 2011-2015 lên 42,6% giai đoạn 2016-2018, một lần nữa phản ánh sự phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế Bắc Ninh vào vốn đầu tư. 3.2.2.2. Hiệu quả sử dụng nguồn lực a. Hiệu quả sử dụng lao động Theo khung nghiên cứu đã đề xuất ở chương 2, để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ở Bắc Ninh, luận án sẽ phân tích 2 chỉ tiêu gồm: tỷ lệ thất nghiệp và năng suất lao động, cho kết quả như sau: Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Bắc Ninh giai đoạn 2011-2018 cũng không ổn định, giai đoạn 2011-2013, tỷ lệ thất nghiệp giảm khá nhiều, năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp giảm chỉ còn 1,45%, tuy nhiên sang năm 2014-2015 lại có xu hướng tăng lên. Giai đoạn 2016-2018, tỷ lệ thất nghiệp lại tiếp tục có xu hướng tăng. Bảng 3.8: Lao động đang làm việc của tỉnh Bắc Ninh phân theo khu vực kinh tế Đơn vị tính: người Tổng số Chia ra Nhà nước Ngoài nhà nước FDI 2005 563.219 34.098 523.009 6.112 2006 570.259 33.298 526.767 10.194 2007 582.559 33.421 533.601 15.537 2008 585.513 33.198 531.697 20.618 2009 589.539 32.802 530.287 26.450 2010 593.114 33.267 518.173 41.674 2011 584.147 34.526 496.178 53.443 2012 615.627 37.327 481.075 97.225 2013 624.021 39.828 478.395 105.798 2014 637.890 40.432 474.632 122.826 2015 645.050 41.655 457.063 146.332 2016 651.321 43.317 438.851 169.153 2017 657.145 45.331 419.661 192.153 2018 662.915 47.326 401.310 214.279 Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh (2017), Cục Thống kê Bắc Ninh (2018) Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp của Bắc Ninh không ổn định nhưng nếu so sánh với các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ có thể thấy nhìn chung tỷ lệ thất nghiệp của Bắc Ninh khá thấp, chỉ cao hơn so Hưng Yên và Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra trong sử dụng lao động của Bắc Ninh là số lao động trong khu vực nhà nước và khu vực FDI tăng lên, trong khi lao động làm việc trong khu vực ngoài nhà nước giảm xuống nhanh chóng: giai đoạn 2015 - 2018, giảm khoảng 18000 lao động/năm, động làm việc trong khu vực FDI tăng lên, bình quân gần 23.000 lao động/năm. Điều này một mặt cho thấy khu vực FDI đang có đóng góp ngày càng lớn, nhưng đồng thời cũng cho thấy sự thiếu bền vững trong nội tại kinh tế Bắc Ninh, và nguy cơ trong phát triển kinh tế của Bắc Ninh nếu không giữ chân được các nhà đầu tư nước ngoài vốn chiếm ít về số lượng (chiếm 14,5% số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh vào thời điểm 31/12/2018) nhưng đang góp phần giải quyết việc làm cho một tỷ lệ lớn lao động (đến năm 2018, lao động làm việc trong khu vực FDI chiếm tới 32,32% lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trên địa bàn tỉnh). Hình 3.2: Tỷ lệ thất nghiệp của Bắc Ninh và một số địa phương Đơn vị tính: % Nguồn: NGTK - Tổng cục Thống kê (2019) Bên cạnh đó khi xem xét đối tượng lao động thất nghiệp ở Bắc Ninh thì cho thấy có sự cạnh tranh giữa nguồn nhân lực nội địa và lao động nhập cư. Công nghiệp tỉnh phát triển nhanh, thu hút nhiều lao động nhập cư từ các địa phương khác. Theo điều tra của Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, đến hết quý I năm 2016, tỉnh Bắc Ninh có 199.212 lao động làm việc tại các khu công nghiệp, trong đó có 66.389 lao động là người địa phương, chiếm 33,3%, lao động là người nước ngoài có 2.543 người, chiếm 1,28%; có 130.280 lao động nhập cư, chiếm 65,42%. Trong khi đó lao động của tỉnh vẫn còn dư thừa hoặc làm việc thuần nông với thu nhập thấp. Mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và nguồn lao động chưa hợp lý kéo theo tình trạng dư thừa lao động: tỉ lệ thất nghiệp của tỉnh Bắc Ninh năm 2018 là 2,08%, trong đó khu vực thành thị là 2,68% và khu vực nông thôn là 1,85%. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động dựa vào chỉ tiêu NSLĐ cho thấy: NSLĐ của tỉnh Bắc Ninh tăng lên qua các năm, từ 71,73 triệu đồng/lao động/năm năm 2010, tăng lên đạt 233,82 triệu đồng/người/năm năm 2018 (theo giá cố định) (vượt xa s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_phat_trien_kinh_te_ben_vung_tren_dia_ban_tinh_bac_ni.docx
Tài liệu liên quan