Luận án Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUANĐẾN ĐỀ TÀI6

1.1. Các công trình nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế 6

1.2. Những nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong toàn cầu

hoá, hội nhập kinh tế quốc tế11

1.3. Các công trình nghiên cứu về vấn đề chủ động, tích cực hội

nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam18

1.4. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến vai trò của Nhà

nước Việt Nam trong chủ độngvà tích cực hội nhập kinh tế quốc tế23

Chương 2: CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP KINH TẾ

QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM – TÍNH TẤT YẾU VÀ VAI

TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC28

2.1. Tính tất yếu của chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc

tế ở Việt Nam hiện nay28

2.2. Vai trò của Nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập

kinh tế quốc tế - Một số vấn đề lý luận cơ bản48

Chương 3: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG CHỦ

ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ –

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA68

3.1. Thực trạng vai trò của Nhà nước Việt Nam trong chủ động và

tích cực hội nhập kinh tế quốc tế68

3.2. Một số vấn đề đặt ra hiện nay đối với việc phát huy vai trò của

Nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế101

Chương 4: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

CHỦ YẾU PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC

TRONG CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP KINH

TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY113

4.1. Quan điểm định hướng phát huy vai trò của Nhà nước Việt

Nam trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế113

4.2. Một số giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của Nhà nước

trong việc chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở

Việt Nam hiện nay119

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

pdf167 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(9/2013) và Pháp (9/2013)) và 2 quan hệ đối tác toàn diện (Mỹ, Đan Mạch), nâng tổng số quan hệ đối tác chiến lược lên 13 quốc gia gồm Nga (2001), Ấn Độ (2007), Nhật Bản (2006); Trung Quốc (2008), Hàn Quốc, Tây Ban Nha (2009), Anh (2010), Đức (2011), Ý, Thái Lan, Inđônêxia, Singapo, Pháp (2013) và quan hệ đối tác toàn diện với 11 quốc gia trong đó có Úc (2009); Niudilân (2010), Đan Mạch, Hoa Kỳ (2013), ngoài ra còn là đối tác chiến lược theo lĩnh vực với Hà Lan. Như vậy, đến nay, Việt Nam đã xác lập được quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với tất cả 5 quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) và những đối tác quan trọng trên thế giới như: Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Hàn Quốc. Bên cạnh đó, những quan hệ nòng cốt trong ASEAN như Indonesia, Singapore, Thái Lan cũng như quan hệ với các nước bạn bè truyền thống ở khu vực Châu Phi, Mỹ La tinh vẫn tiếp tục không ngừng được củng cố và mở rộng [11]. Trong khuôn khổ chính sách đối ngoại của các nước đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, Việt Nam đã được đặt ở vị trí quan trọng trong chính sách của các nước đối với châu Á – Thái Bình Dương, Liên hợp quốc và các tổ chức liên chính phủ. Việc thiết lập được các quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với các quốc gia lớn, đặc biệt là xây dựng được quan hệ với các nước thành viên thường trực Hội đồng bảo an là những quốc gia có tiềm lực kinh tế phát triển, có tầm ảnh hưởng mạnh trên thế giới cũng như tại khu vực không chỉ mang lại cho nền kinh tế nước ta những lợi ích to lớn trong các quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, mà còn giúp chúng ta gìn giữ môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững. Bên cạnh đó, trên cơ sở xác định Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, cho nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam vào các thị trường xuất khẩu lớn thông qua tăng cường ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường và mở rộng cho xuất khẩu hàng hóa của nước ta vào thị trường các nước, cân bằng cán cân thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những năm qua, Nhà nước đã tích cực, chủ động chuẩn bị và tiến hành đàm phán, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế, thương mại quốc tế song phương, đa phương. Đến nay, chúng ta đã ký kết 76 trên 90 Hiệp định thương mại song phương, hơn 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư.., tham gia thiết lập Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước trong khuôn khổ của 8 Hiệp định thương mại tự do FTA khu vực bao gồm: Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), khu vực thương mại tự do ASEAN + (Ấn Độ, Australia- New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc), Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật bản và Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam – Chi Lê. Cùng với 8 hiệp định FTA đang có hiệu lực, Việt Nam cũng đã thiết lập được mạng lưới 56 đối tác FTA để tạo nền tảng quan hệ với tất cả các trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. Hiện chúng ta đang tích cực triển khai đàm phán một số hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực có tầm cỡ với một số đối tác lớn như Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu EFTA (bao gồm 4 nước là Thuỵ Sỹ, Na Uy, Líchtenxtên và Aixơlen), đàm phán FTA với Liên minh Hải quan (bao gồm 3 nước là Nga, Bêlarút và Cadắcxtan), ký tắt với EU Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện (PCA), đàm phán Hiệp định tự do với EU, Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ,[85] Với tinh thần nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế chủ động và tích cực hội nhập, Nhà nước cũng không ngừng tạo dựng các mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với các tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế nhằm tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy các chủ thể kinh tế tích cực và chủ động tham gia hội nhập, mở rộng thị trường, phát triển các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, gia tăng khả năng tiếp cận, khai thác các nguồn lợi to lớn từ tiến trình hội nhập. Tính đến nay, Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 650 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Việt Nam đã hoạt động tích cực với vai trò ngày càng tăng tại Liên hợp quốc (ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPU), phát huy vai trò thành viên tích cực của phong trào Không liên kết, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp,[30]. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới , tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới như Tổ chức Thương mại Thế giới 77 (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC); tham gia vào các liên kết kinh tế tiểu vùng như Lưu vực Mêkông mở rộng (GMS), Hành lang Đông Tây (WEC), Tam giác phát triển Việt Nam - Lào – Cămpuchia, v.v Không chỉ tích cực xây dựng, mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế, tăng cường gia nhập các tổ chức, hiệp hội hợp tác kinh tế thương mại khu vực và toàn cầu nhằm tạo niềm tin và sự thuận lợi trong quá trình hợp tác, liên kết kinh tế với các đối tác nước ngoài, nhiều năm qua, Nhà nước đã rất nỗ lực cam kết, tuân thủ thực hiện các định chế, nguyên tắc, thông lệ quốc tế, đồng thời chủ động, tích cực tham gia đóng góp, xây dựng các qui tắc, chuẩn mực luật pháp kinh tế quốc tế theo hướng cân đối giữa các nghĩa vụ quốc tế và lợi ích quốc gia, trong đó chú trọng bảo vệ lợi ích tối đa cho các chủ thể kinh tế trong nước, giảm thiểu sự “ép buộc” trong các quan hệ kinh tế quốc tế, hỗ trợ các chủ thể kinh tế trong nước có thể dễ dàng hơn trong việc tuân thủ, thực hiện các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập, tránh bị phân biệt đối xử, “chèn ép”, bị thua thiệt, hoặc phải chấp nhận những sự cạnh tranh bất bình đẳng trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Bên cạnh những nỗ lực thúc đẩy mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại, Nhà nước cũng không ngừng tăng cường triển khai các biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài trên nguyên tắc đảm bảo tạo những điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất, thông thoáng nhất, đãi ngộ nhất cho các nhà đầu tư ngoài nước (ưu đãi về thuế, về hạ tầng cơ sở), đặc biệt là đối với những đầu tư vào những ngành, lĩnh vực trọng điểm, đòi hỏi nguồn vốn lớn, trình độ công nghệ, kỹ thuật cao. Nhờ đó, hàng năm, rất nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, nhiều chương trình hợp tác, dự án hỗ trợ từ nhiều tổ chức, quốc gia trên thế giới đã được Nhà nước tiếp nhận, ký kết mang lại động lực lớn cho nền kinh tế, kích thích các chủ thể kinh tế tích cực, nỗ lực, chủ động chuẩn bị các điều kiện để đón nhận cơ hội mở rộng hợp tác, phát triển sản xuất kinh doanh, tranh thủ tối đa những nguồn lợi từ hội nhập để gặt hái những thành công. Đến nay đã có trên 80 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó: Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, quần đảo Virgin thuộc Anh, Hồng Kông, Malaysia và Mỹ là những đối tác đạt trên 10 78 tỷ USD vốn đăng ký còn hiệu lực. Tính đến tháng 6-2013, Việt Nam có 15.067 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký khoảng 218,8 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 106,3 tỷ USD, chiếm khoảng 48,6% [93]. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế (tỷ trọng đóng góp FDI vào GDP tăng dần theo từng năm và đã đạt khoảng 20% vào năm 2013); bổ sung nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế (năm 2012 khoảng 230 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3% tổng vốn đầu tư xã hội; tỷ lệ tương ứng của năm 2013 là 240,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 22%); khơi dậy và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước; gia tăng kim ngạch xuất khẩu góp phần cải thiện cán cân thanh toán và cán cân thương mại của Việt Nam (chiếm khoảng 64% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 và 66,9% năm 2013); đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách (14,2 tỷ USD trong giai đoạn 2001-2010, riêng năm 2012 đóng góp khoảng 3,7 tỷ USD) [11, 112]. Nhờ những chính sách, biện pháp chỉ đạo điều hành tích cực đó của Nhà nước, đến nay quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế của nước ta đã không ngừng được mở rộng và tăng cường. Việt Nam cũng là quốc gia được các tổ chức quốc tế đánh giá cao về những nỗ lực thực hiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để Nhà nước thúc đẩy nền kinh tế chủ động và tích cực hội nhập sâu rộng và mạnh mẽ hơn vào thể chế kinh tế toàn cầu, gặt hái những thành tựu phát triển đất nước theo những mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng mừng đó, thực tế cũng cho thấy, quá trình chỉ đạo triển khai chính sách mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế ở nước ta cũng chưa thực sự được thực hiện một cách tích cực và chủ động ở hầu khắp các tỉnh thành, địa phương, đơn vị. Việc triển khai mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế ở một số nơi, trong một số thời điểm còn mang tính bị động, bị lôi cuốn theo tình thế, hoặc vì chấp hành mục tiêu chính trị. Vấn đề nâng cao nhận thức và thực hiện các cam kết quốc tế ở nhiều nơi cũng chưa được thực hiện tốt. Một số mối quan hệ đối tác quốc tế mặc dù đã được thiết lập nhưng thực sự cũng chưa đi vào chiều sâu, gắn kết chặt chẽ, đặc biệt là trong những giai đoạn, thời kỳ đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn cần sự hỗ trợ tích cực từ những mối quan hệ đối tác chiến lược hay toàn diện như hiện nay. Hơn 79 nữa, sự tham gia của Việt Nam vào các tổ chức đa phương khu vực và quốc tế, đặc biệt là các định chế quốc tế lớn cũng như đóng góp xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện những nguyên tắc, định chế kinh tế quốc tế vẫn còn nhiều hạn chế. Trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, mấy năm gần đây có dấu hiệu suy giảm. Một số địa phương chưa thực sự chú trọng hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài. Niềm tin và sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài còn thấp, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư Âu, Mỹ, các doanh nghiệp lớn (đến nay, Việt Nam mới chỉ thu hút được trên 100 trong tổng số 500 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới). Các dự án đầu tư nước ngoài FDI chủ yếu mới chỉ tập trung ở những vùng miền có điều kiện thuận lợi về hạ tầng, nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm; chủ yếu tập trung vào lắp ráp, gia công, giá trị gia tăng thấp chưa có sự chuyển giao công nghệ cao (trên 80% doanh nghiệp có vốn FDI sử dụng công nghệ trung bình của thế giới, 5% - 6% sử dụng công nghệ cao, 14% ở mức thấp và lạc hậu) [104], do đó chưa thực hiện được mục tiêu của nền kinh tế là chủ động hướng các nhà đầu tư phát triển ở địa bàn khó khăn, những lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Đặc biệt, trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, thực tế đã chỉ ra nhiều vấn đề cho thấy vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế: nhiều doanh nghiệp FDI áp dụng các thủ thuật chuyển giá, nâng khống giá trị góp vốn, giá trị mua bán nguyên vật liệu đầu vào, chi phí quản lý, trả lương, đào tạo, tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách; không ít doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản rồi bỏ trốn, để lại nhiều hệ lụy như nợ thuế, vốn vay ngân hàng, lương công nhân,; nhiều dự án FDI chậm triển khai, giãn tiến độ, hoặc chưa bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng. Theo báo cáo của 63 cục thuế, hơn 100 chi cục thuế trên cả nước, có tới 720/870 doanh nghiệp FDI có vi phạm về thuế. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, theo thống kê của các địa phương, đến hết tháng 5-2013, đã có tới 518 doanh nghiệp có vốn FDI bỏ trốn [104]. Các doanh nghiệp FDI có thể chèn lấn doanh nghiệp trong nước, đồng thời cũng khiến nền kinh tế phải chịu sự lệ thuộc nhiều hơn. Một số quốc gia lợi dụng hình thức đầu tư vốn FDI để “ép buộc”, “mặc cả” nhiều vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, v.v 80 Những hạn chế này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quá trình chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay. 3.1.3. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia tạo môi trường thuận lợi cho chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế Trước hết cần khẳng định, tạo lập được môi trường pháp lý thông thoáng, minh bạch, thuận tiện là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. Với chức năng của mình, Nhà nước Việt Nam có vai trò quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng đảm bảo tính đầy đủ, rõ ràng, chuẩn xác, dễ thực thi. Hệ thống pháp luật đó không chỉ phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu, mục tiêu phát triển của nền kinh tế mà còn phải đáp ứng các qui tắc, chuẩn mực, thông lệ quốc tế, là công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện quản lý, định hướng, điều tiết, thúc đẩy các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống pháp luật đó phải đảm bảo tính chuẩn xác, rõ ràng, dễ hiểu nhằm giúp các chủ thể kinh tế cả trong và ngoài nước dễ dàng tuân thủ, thực thi trong quá trình tham gia hội nhập, hạn chế những kẽ hở tạo điều kiện cho cho sự lách luật làm ăn phi pháp, nhưng đồng thời cũng phải tránh được tình trạng các chủ thể kinh tế phải chịu cảnh “một cổ nhiều tròng”, phải thực thi nhiều qui định, luật lệ chồng chéo, bất hợp lý ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và tâm lý của các nhà đầu tư. Xác định rõ tầm quan trọng của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với quá trình thúc đẩy nền kinh tế chủ động và tích cực hội nhập sâu rộng vào thể chế kinh tế toàn cầu, những năm qua, Nhà nước đã không ngừng nỗ lực xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành và chỉ đạo thực thi hàng trăm văn bản pháp luật dưới dạng Bộ luật, Luật, Pháp lệnh (kể cả Luật và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung), đặc biệt là hệ thống văn bản, qui phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế theo hướng ngày càng thích ứng tốt hơn với các yêu cầu của tiến trình hội nhập, tạo khuôn khổ, hành lang pháp lý thuận lợi hỗ trợ tích cực cho tiến trình chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đó là chưa kể hàng loạt văn bản pháp luật dưới các hình thức Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của các Bộ, Ngành có liên quan trực tiếp đến tiến trình hội nhập ở nước ta như Bộ 81 Công Thương, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Ngoại giao... Bên cạnh đó, Nhà nước cũng thường xuyên có những điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn trên tinh thần đảm bảo cho các hoạt động hội nhập diễn ra theo khuôn khổ pháp luật quốc gia nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, định chế quốc tế; vừa đảm bảo lợi ích cho các chủ thể kinh tế nhưng cũng phải phù hợp với mục tiêu phát triển chung của đất nước; vừa hỗ trợ, tạo điều kiện, hướng dẫn các chủ thể tham gia hội nhập chấp hành, tuân thủ đúng pháp luật, vừa quản lý, giám sát các hoạt động hội nhập trong khuôn khổ pháp luật, tránh tình trạng lách luật, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi, làm ăn phi pháp. Với sự chỉ đạo tích cực của Nhà nước, về cơ bản, đến nay, chúng ta đã xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật từng bước có tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai và minh bạch phục vụ ngày càng hiệu quả cho sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng. Theo báo cáo của các Bộ, Ngành, tính từ ngày 01-01-2009 đến 31-3-2013, số lượng văn bản qui phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành là 5.206, trong đó có 62 luật và 7 nghị quyết của Quốc hội; 14 pháp lệnh và 06 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 222 lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; 498 nghị định của Chính phủ; 379 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 10 nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; 3.605 thông tư và 473 thông tư liên tịch của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 89 văn bản pháp luật (62 luật và 14 pháp lệnh, 07 nghị quyết của Quốc hội, 06 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội). Ở các địa phương, theo thống kê chưa đầy đủ, từ 01-4-2005 đến ngày 31-7-2013, ở cấp tỉnh đã ban hành 7.419 nghị quyết của HĐND; 20.553 quyết định của UBND; 3.189 chỉ thị của UBND. Chính quyền cấp huyện đã ban hành 25.625 nghị quyết của HĐND; 47.919 quyết định của UBND; 7.626 chỉ thị của UBND. Ở cấp xã, đã có 126.163 nghị quyết của HĐND; 39.419 quyết định của UBND và 6.534 chỉ thị của UBND được ban hành [7]. Chỉ tính trong ba năm (2011-2013), Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 45 luật, pháp lệnh; Chính phủ đã ban hành gần 500 văn bản quy phạm pháp 82 luật, trong đó nhiều văn bản liên quan trực tiếp đến việc tạo lập, củng cố môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy quá trình hội nhập ở nước ta. Nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến vấn đề chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đã được bản hành như Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Hải quan, Luật Thương mại, Luật cạnh tranh, Luật Thuế, Luật Giá, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng, Luật Thuế giá trị gia tăng, và hàng loạt Pháp lệnh, Nghị định, Qui định pháp luật theo hướng tạo điều kiện hỗ trợ về mặt pháp lý tốt nhất cho các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế như: Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc, Pháp lệnh trọng tài thương mại, Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, Pháp lệnh ngoại hối, Pháp lệnh ký kết và thoả thuận quốc tế, Nghị định về quản lý xuất nhập khẩu, Công tác chỉ đạo xây dựng, ban hành văn bản, nghị định hướng dẫn, qui định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh nhằm góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý kinh doanh thuận lợi và hướng dẫn, tổ chức thực thi luật một cách hiệu quả trong suốt tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta cũng không ngừng được cải thiện và có những chuyển biến tích cực như: Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giá, Bộ luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Bảo vệ môi trường, các Luật thuế,... Bên cạnh đó, Nhà nước cũng tích cực chỉ đạo thiết lập và hoàn thiện các thể chế, định chế pháp lý như: tòa án, trọng tài kinh tế, hệ thống kiểm toán quốc gia hòa nhập với hệ thống kiểm toán quốc tế; phát triển hệ thống cung cấp, giải đáp, tư vấn thông tin, dịch vụ pháp lý; tích cực cải thiện năng lực hướng dẫn, thực thi pháp luật của các cơ quan hành chính, v.v Những nỗ lực đó của Nhà nước đã và đang từng bước giúp cho môi trường pháp lý ở nước ta ngày càng phù hợp với các quy định, chuẩn mực của các thể chế liên kết kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia, tạo niềm tin và độ an toàn pháp lý trong đầu tư kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và nhà đầu tư nước ngoài mở rộng đầu tư và tăng cường hợp tác kinh doanh thương mại, thúc đẩy chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. 83 Nhà nước cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng nỗ lực tiến hành sửa đổi, điều chỉnh nhiều bộ luật quan trọng như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư và quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và Luật Đầu tư công. Nhanh chóng rà soát, bãi bỏ những văn bản, qui phạm pháp luật không còn phù hợp hoặc cản trở các hoạt động hợp tác, mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh thương mại, cạnh tranh lành mạnh trong quá trình hội nhập nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý thuận lợi, thông thoáng, minh bạch, bình đẳng tạo điều kiện cho chủ động và tích cực hội nhập sâu rộng vào thể chế kinh tế thế giới. Những chỉ đạo tích cực của Nhà nước trong nhiều năm qua đã và đang mang lại những thay đổi, phát triển đáng kể trong việc tạo lập hệ thống pháp luật, khuôn khổ pháp lý theo hướng ngày càng hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn những cam kết, thông lệ quốc tế, tạo khuôn khổ, hành lang pháp lý thuận lợi cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. Tuy nhiên, so với yêu cầu thúc đẩy nền kinh tế chủ động và tích cực hội nhập mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa vào thể chế kinh tế toàn cầu có thể thấy hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại những yếu kém, bất cập và cần phải tiếp tục chỉ đạo, điều chỉnh, hoàn thiện. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thực trạng kém chất lượng của hệ thống văn bản pháp luật hiện hành có thể gói gọn trong “chín không”: Không đầy đủ, không rõ ràng, không cụ thể, không tương thích, không minh bạch, không tiên liệu trước, không hợp lý, không hiệu quả và không hiệu lực [91]. Hệ thống văn bản pháp luật tuy đã được bổ sung, xây dựng, ban hành thường xuyên nhưng so với yêu cầu của tiến trình hội nhập thì vẫn còn thiếu tính toàn diện, tính đồng bộ, cồng kềnh, nhiều tầng nấc, khó áp dụng, chưa đáp ứng tốt yêu cầu quản lý đất nước bằng pháp luật và phù hợp với các qui tắc, định chế quốc tế. Chất lượng nhiều văn bản pháp luật chưa cao, thiếu tính chặt chẽ, hiệu lực thực thi không cao, còn nhiều kẽ hở tạo cơ hội cho các hành vi lách luật, trục lợi, vi phạm pháp luật khiến cho số lượng văn bản pháp luật phải điều chỉnh, sửa đổi ngày càng nhiều, thậm chí một số luật, pháp lệnh chỉ ban hành trong một thời gian ngắn đã phải thu hồi, huỷ bỏ do bất cập với thực tiễn. Tình trạng nhiều văn bản quy phạm pháp luật do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành với nhiều hình 84 thức, cấp độ hiệu lực khác nhau cũng đang gây khó khăn và gia tăng chi phí tuân thủ cho các doanh nghiệp, chủ thể kinh tế. Tính cụ thể, công khai, minh bạch của nhiều luật còn thấp, những sai phạm về hình thức văn bản vẫn xảy ra. Việc công bố, đăng tải, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật chưa được các cơ quan nhà nước chấp hành kịp thời và nghiêm chỉnh; việc xây dựng pháp luật còn thiếu tính dân chủ, tính đại chúng, cứng nhắc và nhiều bất cập. Nhiều văn bản pháp luật còn mang tính chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn cho các chủ thể, doanh nghiệp trong việc thực thi, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý các nhà đầu tư. Tình trạng “tồn đọng” văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh vẫn chưa được khắc phục, nhiều luật đã có hiệu lực thi hành, nhưng nghị định, thông tư hướng dẫn chưa hoàn thành, có khi lại phải chờ đến khi sửa đổi, bổ sung, v.v Những hạn chế nói trên cho thấy thực tế môi trường pháp lý hiện nay ở nước ta chưa thực sự đáp ứng tốt những yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước và đảm bảo cho nền kinh tế chủ động và tích cực hội nhập mạnh mẽ và hiệu quả vào thể chế kinh tế quốc tế. Bên cạnh việc điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, để chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, một vấn đề cũng rất cần thiết là phải tiến hành đổi mới, cải cách nền hành chính quốc gia đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của tiến trình hội nhập. Vấn đề này đã được Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện từ nhiều năm, và hiện đang được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện để tạo những thay đổi đột phá cho hoàn thành mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của của nền kinh tế trong quá trình hội nhập ở nước ta. Những năm qua, Nhà nước đã nỗ lực thực hiện cải cách hành chính theo hướng xây dựng một nền hành chính vững mạnh, trong sạch, hiệu quả; giảm thiểu các thủ tục hành chính phiền hà, đơn giản hoá thủ tục và qui trình cấp phép đầu tư, kinh doanh, bãi bỏ các loại phí và lệ phí không phù hợp... nhằm hỗ trợ cho các chủ thể kinh tế trong hoạt động kinh doanh, hợp tác kinh tế quốc tế. Công tác cải cách hành chính được Nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh trên cả bốn nội dung: cải cách thể chế hành chính, cải cách bộ máy hành chính, đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, cải cách hành chính công. Nhiều biện pháp đã được Nhà nước triển khai chỉ đạo thực hiện như: thành lập Ban chỉ đạo Cải cách 85 hành chính của Chính phủ; triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010, 2011 - 2020 với nhiều yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể; chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương xây dựng các kế hoạch, phương án, chương trình cải cách hành chính theo tinh thần quán triệt các mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình tổng thể cải cách hành chính; xác định cụ thể nội dung công việc, phân công rõ trách nhiệm, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, cũng như các biện pháp khắc phục những tồn tại yếu kém trong công tác cải cách hành chính... Nhờ đó, đến nay, hệ thống hành chính của nước ta đã có sự cải thiện đáng kể về năng lực, hiệu quả hoạt động; thủ tục gọn nhẹ và thông thoáng hơn, từ đó, góp phần cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh. Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” được triển khai ở nhiều cấp và nhiều khâu thủ tục hành chính. Việc ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào các khâu giải quyết các thủ tục hành chính ngày càng được quan tâm, tăng cường theo hướng đơn giản hoá, minh bạch hoá các qui định, trình tự, thủ tục hành chính, giảm phiền hà, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho các chủ thể kinh tế, góp phần đổi mới cơ bản mối quan hệ giữa cơ quan hành chính và người dân, doanh nghiệp. Công tác bồi dưỡng, nâng cao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_vai_tro_cu_a_nha_nuo_c_trong_chu_do_ng_va_ti_ch_cu_c_ho_i_nha_p_kinh_te_quo_c_te_o_vie_t_nam_hie.pdf
Tài liệu liên quan