Luận án Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên Việt Nam hiện nay - Ngô Xuân Dương

MỞ ĐẦU . 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

LUẬN ÁN. 9

I. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận của việc vận dụng

tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho

thanh niên Việt Nam hiện nay . 9

II. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng vận dụng tƣ tƣởng

Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho thanh niên

Việt Nam hiện nay . 15

III. Các công trình nghiên cứu liên quan đến việc đề xuất giải pháp nhằm

tăng cƣờng vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chủ

nghĩa yêu nƣớc cho thanh niên Việt Nam thời gian tới. 18

IV. Giá trị cần tham khảo của các công trình nghiên cứu trên và những vấn

đề cần tiếp tục làm sáng tỏ. 22

Chƣơng 1: VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG

TÁC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO THANH NIÊN VIỆT

NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN. 27

1.1. Một số khái niệm cơ bản. 27

1.2. Chủ nghĩa yêu nƣớc Hồ Chí Minh, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục

thanh niên và sự vận dụng vào việc xác định nội dung, phƣơng thức giáo

dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho thanh niên Việt Nam hiện nay. 32

1.3. Sự cần thiết của việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong công tác

giáo dục chủ nghĩa nƣớc cho thanh niên Việt Nam hiện nay. 59

Chƣơng 2: VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG

TÁC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO THANH NIÊN VIỆT

NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA . 662.1. Những yếu tố tác động đến việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong

công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho thanh niên Việt Nam hiện nay 66

2.2. Thực trạng vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục

chủ nghĩa yêu nƣớc cho thanh niên Việt Nam hiện nay. 77

2.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong

công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho thanh niên Việt Nam hiện nay 98

Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG VẬN DỤNG TƢ

TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU

NƢỚC CHO THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. 108

3.1. Quan điểm tăng cƣờng vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo

dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho thanh niên Việt Nam trong thời gian tới .108

3.2. Giải pháp tăng cƣờng vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo

dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho thanh niên Việt Nam trong thời gian tới .119

KẾT LUẬN . 143

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ. 146

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 147

pdf205 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên Việt Nam hiện nay - Ngô Xuân Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính năng động của thanh niên có bƣớc phát triển đáng kể. Nhìn chung, khả năng thích ứng của thanh niên đối với đòi hỏi của sự cạnh tranh về nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trƣờng tốt hơn. Một bộ phận thanh niên có năng lực, phẩm chất sẽ có điều kiện vƣơn lên trƣớc. Những tài năng trẻ sẽ xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là trong những ngành khoa học, công nghệ mũi nhọn của nền kinh tế, trong kinh doanh và quản lý. Trình độ học vấn, khoa học, công nghệ, chuyên môn, nghề nghiệp của thanh niên đƣợc nâng lên là một yếu tố quan trọng giúp cho thanh niên đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trƣờng lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Để có sự chuẩn bị nghề nghiệp tốt cho tƣơng lai, đã có hàng triệu lƣợt thanh niên, học sinh tham gia các buổi tƣ vấn, hƣớng nghiệp (từ năm 2012- 2017 đã có hơn 8 triệu lƣợt thanh niên, học sinh) và học nghề [24; tr.8]; tính đến tháng 9/2017, có 4.917 Đoàn xã thành lập đƣợc câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế; 4.967 câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế đƣợc thành lập; và tổng số thanh niên tham gia vào các câu lạc bộ này từ năm 2013 đến tháng 9/2017 là 309.068 ngƣời [24; tr.43]; v.v.. Ý chí tự lực, tự cƣờng, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, nỗ lực vƣơn lên hoàn thiện bản thân trong cuộc sống của thanh niên ngày càng đƣợc khẳng định. Điều đó thể hiện tinh thần không lùi bƣớc và quyết vƣợt mọi khó khăn gian khổ, thiếu thốn về vật chất, tinh thần, luôn nỗ lực cố gắng bằng mọi ý chí, nghị lực mạnh mẽ, sự quyết 82 tâm cao trong học tập, lao động, sản xuất của bản thân mỗi cá nhân và thanh niên hiện nay cũng coi trọng hơn các yếu tố giá trị nhân văn, giá trị thiết thực, các hoạt động cụ thể và hƣớng tới mục tiêu ”dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong những năm gần đây, tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc, phấn đấu đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp hiện đại vào năm 2020 có vai trò quan trọng của một bộ phận thanh niên tài năng, luôn đi đầu trong học tập và lao động. Họ là những điển hình tiên tiến, là những tấm gƣơng sáng đại diện cho thế hệ thanh niên mới, góp phần xây dựng một hình ảnh mới của đất nƣớc đó là những doanh nhân trẻ thành đạt. Hầu hết, họ là những thanh niên có trình độ học vấn, có năng lực, năng động, sáng tạo trong công việc, có ý chí lập thân, lập nghiệp, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Bên cạnh những hoạt động sản xuất, kinh doanh, họ cũng là những ngƣời tích cực, có tâm huyết, tiềm năng và đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động xã hội. Hàng năm, nhiều thanh niên tiêu biểu đã đƣợc TW Đoàn tổ chức trao các giải thƣởng cao quý trong các lĩnh vực: Giải thƣởng Lý Tự Trọng, Trần Văn Ơn, Sao Tháng Giêng, Lƣơng Định Của, Ngƣời thợ trẻ giỏi, Giáo viên trẻ giỏi, Cán bộ Đoàn cơ sở xuất sắc (26/3), Sao Đỏ, v.v.. Trong cuộc sống, hầu hết thanh niên đều nhận thức đƣợc trách nhiệm “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, ý thức đƣợc “pháp luật thƣợng tôn” trong công việc, trong cuộc sống thƣờng ngày của họ. Đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn bản pháp luật, tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Hơn 10.000 đoàn xã, phƣờng, thị trấn triển khai, giúp đỡ hơn 62.800 thanh thiếu niên chậm tiến [24; tr.4]; v.v.. Trong các phong trào hành động cách mạng, thanh niên đã thể hiện được vai trò tiên phong, xung kích của tuổi trẻ. Đa số thanh niên đƣợc hỏi đều trả lời sẵn sàng tình nguyện vì cộng động (69,6%) [Phụ lục 5]. Thanh niên tích cực thực hiện các chủ trƣơng, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc, tham 83 gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc: tham gia “chung tay xây dựng nông thôn mới” và “xây dựng văn minh đô thị” đƣợc triển khai rộng khắp, sáng tạo; đã đóng góp gần 2,7 triệu ngày công tham gia xây dựng, hoàn thiện nông thôn với 10.907 km đƣờng giao thông, 89.205 km kênh mƣơng nội đồng, 2.820 nhà văn hóa, 5.255 nhà nhân ái, nhà bán trú dân nuôi [24; tr.32]; triển khai 46 đội hình thanh niên tình nguyện sơ cứu, ứng cứu nhanh tai nạn giao thông và lắp đặt 71 pa-nô tuyên truyền an toàn giao thông dọc Quốc lộ 1 và đƣờng Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên và tỉnh Bình Phƣớc; xây dựng 40 tuyến hẻm an toàn, văn minh, tiết kiệm; sửa chữa giàn khoan Đại Hùng - 01; tham gia chăm sóc ngƣời già neo đơn có hoàn cảnh khó khăn; hàng triệu lƣợt thanh niên đã tham gia cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông”, các cấp bộ đoàn tổ chức 37.000 đợt ra quân tuyên truyền thu hút trên 4 triệu đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi và nhân dân tham gia; đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn dân cƣ thông qua các mô hình, đội thanh niên xung kích;...[24; tr.32]. Thanh niên vẫn ý thức được cần phải có tinh thần đoàn kết quốc tế. Họ cho rằng cho bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, sự đoàn kết quốc tế ngày càng quan trọng (61,5%) [Phụ lục 5]. Chính vì vậy, công tác quốc tế thanh niên tiếp tục đƣợc mở rộng, đổi mới, có bƣớc phát triển về chiều sâu, chất lƣợng đƣợc nâng lên, đóng góp tích cực vào thành chung của công tác đối ngoại nhân dân. Trong những năm qua, Trung ƣơng Đoàn tổ chức gần 500 hoạt động giao lƣu quốc tế thanh thiếu nhi với sự tham gia của trên 11.000 thanh thiếu nhi Việt Nam và quốc tế; Đoàn cấp tỉnh tổ chức hơn 600 hoạt động giao lƣu quốc tế thanh thiếu nhi. Quan hệ hữu nghị với các tổ chức thanh niên các nƣớc láng giềng đƣợc đặc biệt phát triển cả về quy mô và chất lƣợng. Quan hệ hữu nghị, đoàn kết với các tổ chức bạn bè truyền thống, cánh tả, cộng sản tiếp tục đƣợc duy trì. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã thể hiện trách 84 nhiệm, vai trò tích cực trong các hoạt động của Liên đoàn Thanh niên dân chủ thế giới [24; tr.12-13]. * Thành tựu trong việc triển khai phương thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh - Sự phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Đa số các gia đình trên toàn quốc đã thể hiện đƣợc vai trò trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho con em mình. Ông bà, cha mẹ thƣờng xuyên nhắc nhở con cháu phải yêu thƣơng ngƣời trong gia đình, họ hàng, làng xóm, thầy cô giáo, phải gắn bó với quê hƣơng đất nƣớc, phải cố gắng rèn luyện trong việc tu dƣỡng nhân cách” (78,1%); “do sự gƣơng mẫu của cha mẹ và các thành viên trong gia đình” (83,7%) [Phụ lục 6]. Đội ngũ giáo viên không ngừng tự bồi dƣỡng nhằm nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy, cũng luôn tìm tòi đổi mới, áp dụng các phƣơng pháp tích cực trong giảng dạy, linh hoạt trong lồng ghép nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc trong các môn học cho phù hợp. Biểu đồ 2.2: Tương quan giữa phương pháp giảng dạy truyền thống và phương pháp giảng dạy tích cực với hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên (Nguồn: Kết quả trưng cầu ý kiến do tác giả thực hiện, tháng 3-8/2017) 85 Các đoàn thể nhân dân các cấp đã tích cực quản lý, giáo dục cảm hóa, giúp đỡ những thanh niên lầm lỗi tái hòa nhập với cộng đồng, đồng thời phối hợp với công an địa phƣơng ngăn ngừa, hạn chế các đối tƣợng thanh niên vi phạm pháp luật và mắc phải các tệ nạn xã hội. Biểu đồ 2.3: Mức độ hiệu quả của công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua các tổ chức chính trị - xã hội (Nguồn: Kết quả trưng cầu ý kiến do tác giả thực hiện, tháng 3-8/2017) - Các hình thức giáo dục của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có nhiều đổi mới mang lại chất lượng và hiệu quả trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh. Các loại hình, phƣơng tiện tuyên truyền, giáo dục đa dạng, phong phú hơn. Kết quả điều tra đánh giá về mức độ hiệu quả của các hình thức giáo dục do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức đều đạt từ mức trung bình trở lên, cụ thể: Những hình thức giáo dục đạt ở mức hiệu quả cao là thông qua các phong trào của Đoàn thanh niên (87,5%); thông qua các tấm gƣơng điển hình, nhân vật lịch sử (83,2%); lồng ghép vào các môn học trong nhà trƣờng (82,9%); lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chi đoàn (80,5%); Những hình thức giáo dục đạt ở mức hiệu quả khá là thông qua các hoạt động tham quan thực tế (73,7%), thông qua các lớp tập huấn, bồi dƣỡng (72,7%), thông qua các tổ đội 86 tuyên truyền (71,1%), thông qua các cuộc tọa đàm, diễn đàn, hội thảo (70,9%), thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao (70,9%); Những hình thức giáo dục đạt ở mức hiệu quả trung bình là thông qua các phƣơng tiện Tivi, đài(66,3%), thông qua tổ chức các cuộc thi tìm hiểu (54,2%); thông qua hệ thống sách, báo, tạp chí (50,9%); thông qua internet và mạng xã hội (50,4%) [Phụ lục 7]. - Thanh niên chủ động, tích cực trong quá trình tự giáo dục chủ nghĩa yêu nước thông qua việc tiếp thu tri thức các môn học, đặc biệt là tri thức các môn lý luận chính trính trị, các môn khoa học xã hội và nhân văn, tham gia các phong trào do Đoàn Thanh niên, các tổ chức chính trị - xã hội khác phát động. Kết quả khảo sát học sinh Trung học phổ thông cho thấy một điều khá thú vị, khi chọn các khối thi đại học, đa số học sinh (75% - 80%) thƣờng chọn các khối A, B bởi đỡ phải học thuộc, còn về sự yêu thích các môn thì có từ 60% - 65% số học sinh đƣợc hỏi trả lời thích học các môn khoa học xã hội vì cho rằng các môn học này “dạy cách sống tốt hơn” (60,5%), “giáo dục lòng yêu nƣớc, tự hào dân tộc” (64,8%), “giúp nhận thức đƣợc trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay” (63,1%); v.v.. Trong các trƣờng trung cấp, cao đẳng, đại học, khi đƣợc hỏi thì có 53,9% đến 61,6% số sinh viên cho rằng thích thú với các môn: Chính trị học, Các nguyên lý chủ nghĩa Mác- Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đƣờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; số thanh niên “thích” (68,7%) và “rất thích” tham gia các hoạt động chính trị - xã hội hƣớng tới cộng đồng (73,5%) [Phụ lục 11]. - Trong những năm qua, từ những phong trào thi đua, khen thưởng, nêu gương đã phát hiện được nhiều nhân tài, người tốt, việc tốt; đồng thời động viên, khuyến khích những cá nhân đó tiếp tục ủng hộ cho phong trào thi đua và tiếp tục cổ vũ cho các phong trào của Đoàn thanh niên ở địa phƣơng, đã có 142.017 đoàn viên sinh viên và tập thể đƣợc tuyên dƣơng “Sinh viên 5 tốt”; 87 hàng trăm thanh niên có những thành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triển đất nƣớc đƣợc tôn vinh, v.v.. [24; tr.32]. 2.2.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu trên Một là, sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của Đảng và Nhà nƣớc về công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho thanh niên trên cơ sở vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh bằng các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, v.v.. đã chỉ ra những phƣơng hƣớng xác thực, phù hợp với thời điểm đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đó là những cơ sở để cả hệ thống chính trị cùng tham gia công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho thế hệ trẻ. Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã thực hiện tích cực việc quy hoạch nguồn cán bộ trẻ đảm bảo có tính kế thừa và phát triển; đƣa kế hoạch, chƣơng trình công tác bồi dƣỡng, giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho thế hệ trẻ vào kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị, địa phƣơng; đồng thời đổi mới phƣơng pháp, tác phong của các cấp ủy Đảng, đảm bảo sâu sát hiệu quả, phù hợp với tâm lý, nguyện vọng, khả năng và lợi ích của tuổi trẻ. Ngoài ra, các cấp ủy Đảng luôn đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong chiến lƣợc bồi dƣỡng, phát huy nguồn lực con ngƣời trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và sự nghiệp đổi mới hiện nay, cụ thể hóa các chiến lƣợc đó thành chƣơng trình hành động cụ thể, đặc biệt giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh thuộc về quyền và nghĩa vụ của tuổi trẻ. Sự phối hợp trong quá trình triển khai các nhiệm vụ của công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho thanh niên của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, nhà trƣờng và gia đình khá đồng bộ, hiệu quả. Hai là, sự đóng góp to lớn của đội ngũ những ngƣời trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho thanh niên trên cơ sở vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Đó là sự năng động, sáng tạo của các cấp bộ Đoàn đã thể hiện vai trò tham mƣu cho các cấp ủy Đảng trong giáo dục thanh niên, phối 88 hợp đồng bộ với các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, địa phƣơng, huy động có hiệu quả nhiều nguồn lực xã hội tham gia đóng góp vào hoạt động giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho thanh niên; là công sức của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, giáo viên, giảng viên, v.v.. trong hoạt động giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc. Họ không ngừng tự bồi dƣỡng và học tập để có tƣ cách đạo đức, giàu lòng yêu nƣớc, bản lĩnh chính trị vững vàng, nâng cao trình độ, nghiệp vụ, có sự đồng thuận, nhiệt tình và phát huy tinh thần trách nhiệm, triển khai hết sức nghiêm túc công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho thế hệ trẻ. Ba là, việc xây dựng chƣơng trình giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho thanh niên trên cơ sở vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh theo hƣớng tinh gọn, giảm tải; đa số các nội dung giáo dục phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên và yêu cầu thực tiễn của đất nƣớc; phƣơng pháp và hình thức giáo dục đƣợc đổi mới, đa dạng, phong phú. Giáo dục gia đình, nhà trƣờng, xã hội đƣợc chú ý quan tâm và đã phát huy hiệu quả: Việc giáo dục của gia đình đƣợc thực hiện thông qua những lời khuyên bảo, động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất về vật chất và tinh thần cho các con học tập, tu dƣỡng các phẩm chất hình thành nhân cách trong đó có chủ nghĩa yêu nƣớc, thƣờng xuyên giáo dục các con gắn bó với quê hƣơng, đất nƣớc, yêu thƣơng con ngƣời, cố gắng học tập tu dƣỡng để lập thân lập nghiệp. Mặt khác, sự gƣơng mẫu của cha mẹ về tình yêu đất nƣớc, về niềm tin đối với Đảng, với tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, với chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới đất nƣớc đã có tác dụng tích cực đối với việc giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc; giáo dục nhà trƣờng chú trọng đến việc giáo dục toàn diện, “dạy chữ” gắn với “dạy ngƣời” tạo sự chuyển biến trong nhận thức của thanh niên trƣờng học về lòng yêu nƣớc; giáo dục xã hội đã tạo ra sức lan tỏa, khơi dậy lòng yêu nƣớc trong mỗi thanh niên. Bốn là, những thành tựu của đất nƣớc sau 30 năm tiến hành đổi mới đã tác động tích cực, mạnh mẽ tới suy nghĩ, nhận thức của mỗi thanh niên. Họ 89 đƣợc tận mắt chứng kiến những thay đổi do công cuộc đổi mới đất nƣớc đem lại. Vì vậy, niềm tin vào tƣơng lai tƣơi sáng của dân tộc, vào sự lãnh đạo của Đảng và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội trong mỗi thanh niên đƣợc củng cố. Niềm tin đó đƣợc hình thành trên tri thức khoa học và căn cứ thực tiễn trở thành động lực tinh thần to lớn để họ vƣơn tới những lý tƣởng cao đẹp. Cùng với đó, sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã đem đến cho chúng ta những cơ hội để phát triển đất nƣớc nói chung, đổi mới phƣơng thức, phƣơng tiện giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc nói riêng. Việc tiếp cận với những thành tựu khoa học - kỹ thuật công nghệ cao của thế giới sẽ giúp thanh niên mở rộng liên hệ, đối chứng để thấy rõ sự cần thiết phải có đƣợc những chuẩn mực của chủ nghĩa yêu nƣớc và có cơ hội để thể hiện vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong sự nghiệp cách mạng hiện nay của Đảng và nhân dân ta. Năm là, môi trƣờng văn hóa lành mạnh đã dần đƣợc thiết lập và cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho thanh niên trên cơ sở vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã đƣợc chú ý nâng cấp, cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác giáo dục. Việc tăng cƣờng công tác quản lý văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa dành cho thanh niên và sự đầu tƣ vào cải tạo cơ sở vật chất: trƣờng lớp, giảng đƣờng, phòng học, các phƣơng tiện, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, các tài liệu, giáo trình, v.v.. đã góp phần quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu, định hƣớng của công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho thanh niên hiện nay. 2.2.2. Hạn chế trong việc triển khai nội dung, phương thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên Việt Nam hiện nay trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và nguyên nhân của những hạn chế đó 2.2.2.1. Hạn chế trong việc triển khai nội dung, phương thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên Việt Nam hiện nay trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh 90 * Nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh còn một số bất cập Trên thực tế, công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho thế hệ trẻ Việt Nam còn nhiều bất cập về nội dung giáo dục. Nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc trên cơ sở vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh chƣa đƣợc xác định cụ thể, thống nhất. Thực tế ở nƣớc ta hiện nay vẫn chƣa có một tài liệu nào xác định một cách cụ thể những tiêu chí về nhận thức và hành vi yêu nƣớc cần giáo dục cho thanh niên. Nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc còn có sự chồng lấn, trùng lặp, gây lãng phí và giảm hiệu quả của công tác giáo dục. Ngay cả môn Giáo dục công dân và các môn khoa học lý luận chính trị trong nhà trƣờng - cũng chƣa thể cụ thể hóa đƣợc những yêu cầu của chủ nghĩa yêu nƣớc để thanh niên dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Điều này gây ra khó khăn cho các chủ thể khi tiến hành công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc. Ngoài ra, những biểu hiện mới của chủ nghĩa yêu nƣớc trên cơ sở vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập, phát triển kinh tế thị trƣờng chƣa đƣợc nghiên cứu để bổ sung kịp thời vào nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho thanh niên. Nội dung giáo dục chƣa gắn với thực tiễn là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của công tác giáo này. Kết quả khảo sát việc đánh giá về nội dung giáo dục của hoạt động này cho thấy có đến 11,3% thanh niên cho rằng “không bổ ích, không phù hợp”. Sau khi tiếp nhận nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc, nhận thức, niềm tin và hành động của một bộ phận thanh niên vẫn còn nhiều hạn chế. Số thanh niên chƣa nhận thức đƣợc nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (20,5,5%); chƣa chú ý thức đến việc giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc (28,1%); chƣa có tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng (30,4%); tinh thần đoàn kết quốc tế còn hạn chế (38,5%); v.v.. Một bộ phận 91 thanh niên cho rằng vấn đề chủ quyền đất nƣớc là việc của “ngƣời có trách nhiệm” (18,3%) và số “không quan tâm đến vấn đề này” (4,2%).[28; tr.60]. Biểu đồ 2.4. Ý kiến của thanh niên về vấn đề chủ quyền đất nước Nguồn: Kết quả trưng cầu ý kiến do tác giả thực hiện, tháng 3-8/2017) Một số thanh niên quan niệm “có tiền là có tất cả” (21,7%), đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể (7,9%); định hƣớng giá trị cuộc sống của một bộ phận thanh niên còn lệch lạc có suy nghĩ vị kỉ, thực dụng và thiếu trách nhiệm; nhiều thanh niên “chỉ làm việc thiện nếu chắc chắn nhận đƣợc sự đền bù” (17,5%), cho rằng “sống cao thƣợng là mù quáng” (21,3%). Trong việc nhận nhiệm vụ đến những vùng khó khăn công tác: 23,7% thanh niên còn chần chừ, do dự, khi đƣợc hỏi thì trả lời “cảm thấy khó nói về vấn đề này”, một bộ phận nhỏ thanh niên chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân cho rằng “chỉ thực hiện nếu công việc đó phù hợp với những lợi ích bản thân” (1,5%), nghiêm trọng hơn, có tới 13,5% thanh niên khẳng định “không đi cho dù có bất kỳ chế độ đãi ngộ nào” [28; tr.65]; còn nhiều thanh niên chƣa có ý thức phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên. Nhiều trào lƣu ngoại lai du nhập đáng bị phê phán nhƣ “câu like”, ”câu view”, “đủ like là làm”,“thử thách Momo”, “Emo” trên Face book, v.v.. nhƣng vẫn đƣợc thanh niên tán thành, thậm chí là suy tôn nhƣ một lý tƣởng sống, coi đó là xu hƣớng mới và phù hợp với giới trẻ. Số thanh niên vi phạm pháp luật tăng cả về số lƣợng và mức độ nguy hiểm, số thanh niên ở độ tuổi 18 đến dƣới 30 phạm tội chiếm tỉ lệ cao 92 nhất: 41%. Vẫn còn một bộ phận thanh niên chƣa hiểu biết đầy đủ truyền thống cách mạng của Đảng và dân tộc; thờ ơ chính trị, ít quan tâm đến tình hình đất nƣớc (6%), sống không có ƣớc mơ, khát vọng, giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tƣởng cách mạng, bị lôi kéo tham gia vào các hoạt động đi ngƣợc với chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, lợi ích của dân tộc; thanh niên có biểu hiện phai nhạt lý tƣởng (mức rất nghiêm trọng chiếm 23%, nghiêm trọng chiếm 31,9%); sống thực dụng, ích kỷ (mức độ rất nghiêm trọng 22,7%, nghiêm trọng 38,1%); không chịu cống hiến, thích hƣởng thụ (rất nghiêm trọng 22,8%, nghiêm trọng 36,7%) [28; tr.53]. Biểu đồ 2.5: Tình hình phạm tội trẻ (Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm (Học viện CSND) * Việc sử dụng các phương thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên Việt Nam hiện nay trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn có những hạn chế - Sự phối gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục thanh niên vẫn còn chưa chặt chẽ Vẫn còn nhiều gia đình quá đề cao yếu tố kinh tế, coi kinh tế là một áp lực mà quên đi nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho con mình (21,9%); không ít gia đình khi các con còn nhỏ thì giao việc chăm sóc cho ngƣời giúp việc 93 (17,3%); khi con lớn lên thì phó mặc việc dạy dỗ con cho nhà trƣờng (19,2%); bố mẹ mải miết kiếm tiền và tình yêu thƣơng dành cho các con đƣợc quy đổi bằng tiền nhƣ một sự bù đắp (23,1%). Một số bậc cha mẹ chƣa thực sự là tấm gƣơng cho các con noi theo (16,3%) [Phụ lục 11]. Việc dạy và học ở nhiều trƣờng, từ cấp Trung học phổ thông cho đến trung cấp, cao đẳng, đại học còn chạy theo thành tích, tâm lý thi cử nặng nề, chƣa coi trọng đúng mức yêu cầu “dạy chữ” gắn với “dạy ngƣời”. Do đó, việc giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho học sinh, sinh viên chƣa đƣợc quan tâm dẫn đến hiệu quả còn thấp. Khi hỏi sinh viên, học sinh về mức độ hiệu quả của công tác này, kết quả cho thấy: không hiệu quả (22,7%); chỉ mang tình hình thức (13,5%); không quan tâm đến vấn đề đó (9,2%). Khi hỏi ý kiến đánh giá về về phƣơng pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc, có đến 15,4% học sinh, sinh viên cho rằng vẫn nặng về phƣơng pháp truyền thống - thuyết trình, giáo điều [Phụ lục 12]. Nhiều lúc, nhiều nơi các tổ chức chính trị - xã hội vẫn chƣa thực sự chú trọng đúng mức đối với công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc thanh niên và chƣa có giải pháp tích cực đối với công tác giáo dục thanh niên ở các vùng trọng điểm, vùng sâu, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số và tín đồ tôn giáo cũng nhƣ các đối tƣợng trọng điểm nhƣ thanh niên đƣờng phố, thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên theo đạo, thanh niên lầm lỗi trở về (33,1%); các phƣơng thức giáo dục cho thanh niên của các tổ chức này chƣa đa dạng, thiếu hấp dẫn, vì vậy hiệu quả giáo dục chƣa cao, 35,7% thanh niên đƣợc hỏi cho rằng các hình thức và phƣơng pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc của các tổ chức chính trị - xã hội không “hấp dẫn” [Phụ lục 11]. - Một số phương thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chưa thật sự hiệu quả. Phƣơng pháp và hình thức giáo dục của Đoàn còn nặng về thuyết giảng, giáo điều, một chiều. Do vậy, mối liên hệ giữa ngƣời tuyên truyền, giáo dục với ngƣời đƣợc tuyên truyền, giáo dục chƣa 94 chặt chẽ; sự phản hồi ý kiến của đoàn viên, thanh niên còn ít, v.v.. dẫn tới một số hoạt động giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc không thu hút, hấp dẫn thanh niên (27,9%) [Phụ lục 8]. Trong việc triển khai công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho thanh niên, một số nơi, nhất là cấp Đoàn cơ sở còn thụ động, cứng nhắc, có biểu hiện “sao chép” nghị quyết của cấp trên mà ít gắn với đặc điểm, đặc thù của địa phƣơng, đơn vị (13,7%). Việc tổ chức các phong trào hành động cách mạng tuy diễn ra sôi nổi nhƣng có nơi cách thức tổ chức yếu, còn mang tính hình thức, thiếu tính hiệu quả nên tạo ra những dƣ luận không tốt, gây ra sự phản tác dụng (19,5%). Công tác nắm bắt tƣ tƣởng và dƣ luận xã hội trong thanh niên chủ yếu dựa vào nguồn thông tin đại chúng, qua các cơ quan chức năng là chính, chƣa thông suốt và chƣa xuất phát kịp thời từ cơ sở (20,3%); việc định hƣớng thông tin xuống cơ sở chƣa đƣợc quan tâm; công tác nắm bắt tƣ tƣởng của thanh niên trên mạng Internet còn yếu, công tác đấu tranh phản tuyên truyền còn chƣa đƣợc quan tâm (43,9%); ở một số địa phƣơng, đơn vị chƣa có những giải pháp mang tính đột phá trong định hƣớng lối sống, nếp sống cho thanh niên, nhất là trƣớc những trào lƣu mới đang xâm nhập vào đời sống thanh niên (21,3%) do đó chƣa hình thành và tạo ra những trào lƣu lối sống mới tích cực trong thanh niên (28,1%) [Phụ lục 11]. - Một bộ phận thanh niên chưa chịu tự giáo dục, tự rèn luyện chủ nghĩa yêu nước. Nhiều thanh niên ngộ nhận cho rằng chỉ cần đọc mấy cuốn sách, thuộc mấy bài đạo đức, mấy bài lịch sử dân tộc, mấy bài văn thơ yêu nƣớc thế là đủ (22,3%) mà không thấy đƣợc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_dung_tu_tuong_ho_chi_minh_trong_cong_tac_giao_du.pdf
Tài liệu liên quan