Luận án Văn hóa ẩm thực của người Hoa Quảng Đông ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ

LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU. 10

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 10

1.1.1. Các nghiên cứu về văn hóa ẩm thực trong nước. 10

1.1.2. Các nghiên cứu về ẩm thực của người Hoa . 15

1.1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu . 20

1.2. Khái niệm . 22

1.3. Cơ sở lý luận . 25

1.4. Địa bàn nghiên cứu . 29

1.4.1. Vài nét về cộng đồng Người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, quá

trình định cư và phân bố. 29

1.4.2 Khái quát về người Hoa Quảng Đông tại địa bàn nghiên cứu. 33

1.4.3. Một số đặc điểm nổi bật trong văn hóa ẩm thực của người Hoa . 35

1.4.4. Vài nét về văn hoá ẩm thực người Hoa hiện nay trên địa bàn nghiên cứu . 39

Chương 2: ẨM THỰC THƯỜNG NGÀY CỦA NGƯỜI HOA

QUẢNG ĐÔNG. 44

2.1. Giải mã bữa ăn trong gia đình. 45

2.1.1. Cấu trúc bữa ăn . 45

2.1.2. Chuẩn bị bữa ăn. 55

2.1.3. Thực hành văn hoá qua một bữa ăn . 65

2.2. Ẩm thực công cộng trong đời sống hiện đại. 68

2.2.1. Dimsum - sự lựa chọn đặc sắc cho những bữa ăn ngoài gia đình . 70

2.2.2. Thực hành ẩm thực ngoài nhà hàng theo thực đơn – sự lựa chọn

thay thế cho bữa ăn gia đình . 76

Chương 3: ẨM THỰC TRONG NGHI LỄ LỊCH TIẾT VÀ VÒNG

ĐỜI CỦA NGƯỜI HOA QUẢNG ĐÔNG . 82

pdf221 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Văn hóa ẩm thực của người Hoa Quảng Đông ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 tết, tuỳ mỗi gia đình có thể tổ chức cúng ở nhà với bánh bao, bánh bò in chữ Quảng, bó rau sống. Có thể làm tiệc cả nhà quây quần ăn uống, hoặc chỉ cần đi chùa dâng cúng là xong”. Nhắc đến lễ tết, cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung và người Hoa gốc Quảng nói riêng, thời gian có ý nghĩa quan trọng là ngày 30 tết và đêm giao thừa. Đối với nhiều gia đình người Hoa bữa cơm đoàn viên ngày 30 tết mang rất nhiều ý nghĩa, khép lại năm cũ, mở ra năm mới. Bữa cơm đoàn viên thường cúng vào buổi trưa, tuỳ vào điều kiện gia đình, hoặc thích ăn gì thì cúng. Chúng tôi có mặt nhà bác Hùng từ nửa buổi sáng, mâm cơm cúng tất niên được chuẩn bị chu đáo, đĩa gà xếp thế đẹp và ít tóc tiên trên lưng gà, tôm cua mang ý nghĩa có sơn hào hải vị, canh củ cải đỏ hoặc trắng với ngụ ý vàng bạc đầy nhà. Một đĩa trứng mang nghĩa viên mãn; Một đĩa nhỏ đường tán màu vàng mang ý nghĩa ngọt ngào, vàng bạc đầy nhà. Các loại bánh: Bánh bèo “phát cú”, bánh củ cải trắng, bánh tổ, chè trôi nước “thóng duỷn” sau cúng mỗi người ăn một viên tượng trưng cho cả nhà đoàn viên. Đĩa trái cây có táo, quýt. Một bó hành xà lách, rau cần, hai cây cải thìa xếp chung vào một đĩa có bao lì xì đỏ để lấy ý may mắn, cải thìa là “bạc stoi” hoà âm với bách tài, hai cây mía có dán bao lì xì với 92 mong ước năm mới ngọt ngào. Bác cũng cho hay, bữa cơm tất niên cuối năm gia đình bác lúc nào cũng phải có món cá ví như cá mú hấp tàu xì, cá chẽm chưng tương...nhưng nhất thiết phải là cá nguyên con với ý nghĩa khép lại năm cũ và đón năm mới tròn đầy. Đêm giao thừa là thời khắc thiêng liêng chuyển mình giữa năm mới và năm cũ, trong quan niệm của người Hoa nói chung và người Quảng Đông nói riêng luôn hàm chứa ý nghĩa đặc biệt. Một trong những điểm làm nên nét đặc biệt cho đêm giao thừa là mâm cúng vào thời khắc chuyển giao. Đa số người Hoa Quảng Đông cúng đơn giản bằng quả quýt, bánh bao, bánh tổ, bánh mứt, hoa quả, nhang đèn, đặc biệt là những gia đình có ăn chay theo đạo Phật. Có gia đình cầu kỳ hơn có thêm món giò heo vì “heo” theo phát âm chữ “trư” và “châu” giống nhau nên đều hướng tới cái tốt kiểu như “châu long nhập thuỷ” mang nghĩa châu báu đầy nhà. Cũng có người gọi món giò heo dùng cúng giao thừa là “Trư Thủ” xuất phát từ câu thành ngữ “Hoạnh tài tựu thủ” nghĩa là tiền vào và nằm trong tay. Lưỡi heo phát âm theo tiếng Hoa là “lợi”, điều đó cũng có nghĩa là “Năm mới dồi dào lợi nhuận”. Sáng mồng một tết, cũng là ngày đầu tiên của năm mới, đa số người Hoa gốc Quảng cúng chay, mâm cúng ngày này thường là bánh tổ, bánh cam Quảng Đông, một bịch mua ngoài chợ gồm: Nấm đông cô, bún tàu..., trái cây, hộp bánh mứt. Trong đó, nấm đông cô là loại nấm rất được người Hoa ưa dùng, hộp mứt bánh thường có trái chà là – tiếng Hoa gọi là “háo cát minh” và tảo biểntất cả mang ý nghĩa cát khánh an minh. Các món được chế biến như mì xào, tàu hũ ky chiên, đậu xào, nấm đông cô xào cải.... Nếu người Việt nói với nhau tết là phải có “bánh chưng xanh, câu đối đỏ” thì tết của người Hoa không thể thiếu món bánh tổ, ý nghĩa nó được ví như bánh chưng xanh trong tết cổ truyền Việt Nam. Hình dạng bánh cúng vào này đầu năm mới có thể là hình tròn, viết lên các chữ như “Đại cát”, “Phúc”, “Chiêu tài tấn bửu”, “Thọ”. Trong ngày đầu năm mới, ngoài mâm cơm cúng tổ tiên, bánh tổ là vật phẩm dùng cúng ông địa – thần tài thường có chữ “Chiêu tài tấn bửu”. Sau khi thắp nhang cúng ông bà cha mẹ, bàn 93 thờ tổ tiên, những người trong gia đình nói lời chúc mừng năm mới đến nhau, người lớn mừng tuổi con trẻ với những phong bao lì xì màu đỏ lấy hên, lấy lộc đầu năm, con cháu mừng tuổi ông bà cùng với những câu chúc “Sống lâu trăm tuổi”, “Sức khỏe dồi dào”; “Niên niên thuận lợi” (nếu người lớn trên 50 tuổi). Ngoài ra, họ còn mừng tuổi nhau quả quýt, ngụ ý muốn nói mừng năm mới đại cát đại lợi. Mâm cúng ngày mùng 2 tết là mâm cúng mang ý nghĩa của người Hoa gốc Quảng, thực phẩm cho mâm cúng này thường là các món mặn truyền thống. Khi được hỏi về mâm cúng ngày mồng 2 tết chị Anh cho biết gia đình anh sẽ nấu món đặc trưng của người Quảng để nhớ về cội nguồn và có ý nghĩa trong ngày tết: “...Với gia đình chị thường có trái cây, món gà luộc, dựng heo, bó xà lách hành ngò, tóc tiên, củ sen và lạp xưởng – ý nghĩa mỗi năm đều có hết, làm ăn có hoài hoài - cơm, 3 chén nước, 3 chén rượu, bánh tổ, đậu phộng ngào đường, bánh bao lớn có chữ tài phát, bánh củ cải, hộp bánh kẹo (có năm thỉnh chùa về, có năm tự mua trước tết). Khi cúng bày ra mâm, gà thường dùng là con gà mái, dưới gà lót hai lá mía – lá mía với ý nghĩa thuận lợi, tài lộc đều thuận lợi - , trên gà có tóc tiên, lòng gà, trứng non, một con hàu khô, cồi sò điệp, táo khô, đậu hũ hình sợi dây đeo cổ ” [H.S.A, 38 tuổi, nội trợ, Trần Hưng Đạo, Quận 5]. Hình ảnh những món ăn, các loại bánh, trái cây thường thấy ở trên cũng lặp lại trong các lễ cúng gia đình vào các ngày cúng thái tuế ngày mùng 8, cúng Ngọc Hoàng ngày 9, cúng vía thần tài ngày 10. Trong đó, cúng Ngọc Hoàng chủ yếu đi chùa, cúng thần tài theo quan điểm của người Hoa Quảng Đông là chủ đất mỗi gia đình ở luôn có 5 anh em, nên bài vị cúng là ngũ hổ, ngũ phương. Lễ cúng thần tài trước bàn thờ ông địa thường là trái cây 5 món, bánh phát tài 5 cái (có nhà họ dùng 1 cái lớn), 5 con cua, 5 con tôm, 5 quả trứng vịt gọi là “tam sên”. Theo đó, người Hoa Quảng Đông giải thích cua, tôm và trứng là món khoái khẩu của ông địa, vị thần của đất, có thể hiểu là trứng đại diện cho thịnh vượng, tôm và cua luộc màu đỏ ngụ ý cho sự may mắn phát tài. Tuy vậy, mặc dù lễ cúng 94 là những vật thường “cần phải có” trong dịp tết, theo khảo sát của chúng tôi thì những gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau có số lượng cúng có thể tăng hoặc giảm. Ngày nay người Hoa Quảng Đông cũng có suy nghĩ ngoài những thứ bắt buộc thì mình có gì cúng nấy tuy nhiên trừ những vật kiêng kỵ thì trước là mời thần thánh tổ tiên sau là gia đình bạn bè cùng thưởng thức. Nghi lễ vòng đời Những nghi lễ gắn với vòng đời thường được coi là các nghi lễ lớn trong đó phần cúng và làm lễ với sự góp mặt của nhiều món ăn cũng đóng vai trò quan trọng. Ngoài những thực phẩm chung thường sử dụng cúng trong các nghi lễ khác thì trong phần này chúng tôi tìm hiểu về món ăn sử dụng trong cúng kiếng mang ý nghĩa tâm linh, nhân sinh quan của người Hoa gốc Quảng ở lễ đầy tháng, lễ chúc thọ, lễ cưới hỏi và cuối cùng là tang ma với những đặc trưng rất riêng. Lễ đầy tháng Lễ cúng đầy tháng cầu mong cho đứa bé mạnh khoẻ, cám ơn trời phật, ông bà tổ tiên và đặt tên cho bé, được thực hiện khi bé chào đời được một tháng. Đây cũng là thời gian kết thúc một tháng ở cữ của người mẹ với nhiều kiêng khem12, theo quan điểm của người Hoa Quảng Đông. Nếu đối với người Việt “thôi nôi – đầy năm” là mốc thời gian quan trọng, đánh dấu một giai đoạn trưởng thành của đứa trẻ, thì Người Quảng Đông lại coi trọng lễ đầy tháng. Xét ở khía cạnh nghi lễ này, người Hoa Quảng Đông thường tổ chức vào 3 đợt. Đợt thứ nhất là vào ngày 12 sau khi sinh, gia đình sẽ làm món giò heo, dấm đen, gừng và heo quay để cúng thần thánh tổ tiên nhằm báo cáo đứa trẻ đã cứng cáp và an toàn hơn. Phần lễ cúng chia cho bà con trong gia đình. Đợt thứ hai là 30 ngày sau sinh (một tháng, thường trước một ngày). Đây là đợt tổ chức cúng lớn hơn thông báo nhiều người bao gồm bạn bè về sự có mặt của đứa trẻ trong gia đình. Ẩm 12 Theo quan điểm của người Quảng Đông, phụ nữ sau sinh phải kiêng khem nhiều thứ trong đó có các món ăn chế biến từ Vịt, măng, thịt bò, Vì họ cho rằng những món ăn đó có tính phong nên độc hoặc dị ứng và ngứa, bình thường cữ khoảng 3 tháng và ít nhất là 1tháng. [N.T.H, 48 tuổi, viên chức, Q.5]. 95 thực có mặt trong lễ cúng này là trứng gà luộc nhuộm đỏ, heo quay, nước dấm đen, gừng chua, chè xôi để cúng tổ tiên, bà mụ và các vị thần, trong đó “Trứng luộc nhuộm đỏ, màu đỏ tượng trưng cho sự tốt lành với ý nghĩa “có người quản lý” để cầu mong đứa trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời người lớn. Trứng đỏ sau khi cúng còn làm vật phẩm để ban phát cho bà con nhằm báo hỉ đầy tháng cháu. Gừng chua ngâm dấm đến ngày làm lễ đầy tháng gắp cho mỗi người một ít để ăn, âm gừng chua đọc là “husin – husin” nghĩa là chua quá, chua quá, trùng âm với “cháu ngoan, cháu ngoan” để cầu mong cho đứa bé luôn ngoan ngoãn. Dấm đen là món ăn để cho bà mẹ mới sinh em bé uống với ngụ ý rửa sạch cái bụng sau khi sinh để khử độc, khử trùng” [cô N.M.H, nữ, 60 tuổi, kinh doanh, Trần Hưng Đạo, Quận 5]. Giai đoạn thứ 3 là đến khi đứa trẻ được 100 ngày, lễ cúng đơn giản trong gia đình có heo, gà và nhiều món mặn ngọt thường ngày, sau đó cho đứa trẻ bốc ăn. Ý nghĩa của lễ này là xin thần thánh, tổ tiên phù hộ để đứa trẻ hay ăn, chóng lớn, đồng thời nếm thử nhiều mùi vị để mong đứa trẻ dễ thích nghi với cuộc sống. Lễ 100 ngày này thường tổ chức trong phạm vi gia đình, sau khi cúng đứa trẻ làm lễ bốc đồ ăn và cuối cùng là gia đình cùng ăn những thức ăn vừa cúng. Ngày nay, trong cộng đồng người Hoa Quảng Đông ở thành phố Hồ Chí Minh một đứa trẻ ra đời gia đình không kiêng khem kỹ như trước, nhưng lễ cúng vẫn làm như là một nghi thức mang tính chất thể hiện nhân sinh quan về cuộc sống. Tuy nhiên thông qua các cuộc phỏng vấn chúng tôi nhận thấy, với những gia đình không theo đạo hoặc theo đạo Phật thì thực hiện nghi thức cúng khá đầy đủ, còn những gia đình theo công giáo thì bỏ qua giai đoạn cúng bái, thay vào đó là làm lễ rửa tội như bao người theo công giáo trên toàn thế giới. Song, đến ngày đầy tháng họ vẫn mua heo quay, chè trôi nước và đặc biệt có trứng gà nhuộm đỏ để biếu bà con, họ hàng báo hỉ cho sự ra đời của một thành viên mới trong gia đình. Khi được hỏi về lễ đầy tháng con mình Chị Dung ở Quận 5 cho biết: Lễ cúng của con gái đầu lòng được bày ra mâm để giữa phòng khách bao gồm bình hoa; Trái cây với 3 loại như thanh long – tượng trưng cho đỏ, quýt – loại quả ưa thích trong cúng kiếng của người Hoa mang ý nghĩa đại cát và táo mang ý nghĩa bình an; Một con gà luộc; bó xà lách; bánh bao; nấm đông cô; heo quay và một 96 đĩa to gồm 12 quả trứng gà nhuộm đỏ đúng nghi thức của người Hoa Quảng Đông. [dẫn theo lời Chị N.T.D, nữ, 38 tuổi, công chức, Quận 5]. Nói về lễ đầy tháng của con gái mình cách đây 2 năm trước chị Vân, một viên chức ở quận 5 nhớ lại, món ăn trong lễ cúng cho bé trai hay gái không có sự phân biệt gì. Vì gia đình theo Thiên Chúa Giáo nên ngày này cũng chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, nhưng không dâng bàn thờ tổ tiên mà chỉ bày ra bàn tròn trước phòng khách với những món đặc trưng như gà, trứng luộc nhuộm đỏ, gừng chua, heo quay, trái câybế bé ra và cúng. Sau khi cúng mang một ít lên nhà thờ biếu cha và nhờ cha xứ làm lễ rửa tội cho bé. Tất cả điều đó mong muốn đứa bé lớn lên với nhiều điều tốt đẹp. Lễ đầy tháng đứa con đầu lòng gia đình chị Linh tổ chức đúng 30 ngày sau sinh, tính theo ngày âm lịch. Khoảng nửa buổi sáng mọi thứ đã được chuẩn bị, 11h mâm cúng đã hoàn tất ở hai vị trí là bàn thờ tổ tiên và mâm lớn đặt ngay bàn tròn giữa phòng khách, hướng ra cửa. Bàn thờ tổ tiên bày biện đơn giản gồm trứng, heo quay, gà, bó xà lách, đĩa trái cây và hoa. Chiếc bàn tròn inox bày giữa phòng khách hướng ra cửa trông rất sum tụ với nhiều món, nhiều phần tượng trưng cho 12 bà mụ, ngoài các món chính như trên bàn thờ gia tiên còn mấy món ăn như gà hầm đậu đỏ đậu nành, giò heo nấu với đậu đen, cùng với xôi chè giống người Việt. Liên quan đến sự có mặt của món xôi chè trong mâm cúng chị Linh giải thích “đây là món ảnh hưởng của người Việt, thấy ý nghĩa nên chị sử dụng, ngụ ý mang lại sự ngọt ngào cho đứa trẻ”. Hình ảnh chiếc bàn innox được bày biện lễ cúng giữa nhà cũng có phần ảnh hưởng của người Việt, bởi trước đây mâm cúng lễ đầy tháng người Hoa được đặt gọn trên mâm và đưa đến từng bàn thờ để cúng. Phần lễ cúng chuẩn bị xong là lúc chị Linh thay quần áo cho mình và đứa trẻ, ôm đứa trẻ ra ngoài. Bên mâm cúng khá đầy đủ, ấm cúng mà đẹp mắt, cả nhà cùng dõi theo như cùng chúc cho đứa trẻ những điều tốt lành. Có thể nói, trong quá trình cộng cư cùng cộng đồng người Việt ở đây nên vật phẩm cúng ngày lễ đầy tháng cũng ảnh hưởng, nếu trước đây người Quảng không cúng xôi chè thì những năm gần đây đã có cúng “Ngày nay, nếu người ta không cúng heo quay thì cúng xôi chè cũng được, chị đi dự đầy tháng mấy người trong dòng họ cũng cúng xôi chè, có gia đình lấy vợ Việt nên cúng vậy, nhưng có gia đình 97 người Hoa hoàn toàn mà vẫn cúng xôi chè, xôi chè kèm trứng luộc được dùng để biếu họ hàng thay heo quay” [N.T.H, nữ, 48 tuổi, buôn bán, Bùi Hữu Nghĩa, Q.5]. Lễ mừng thọ Từ trước đến nay trong quan điểm của người Hoa thì người lớn tuổi là những người rất được coi trọng, khi đến độ tuổi nhất định, thể hiện sự kính trọng và lòng hiếu thảo con cái đối với cha mẹ, họ tổ chức lễ chúc thọ hay lễ mừng thọ. Là nghi lễ chúc cho người già diên niên trường thọ, đây là phong tục mang ý nghĩa văn hoá tinh thần rất lớn. Lễ mừng thọ theo quan điểm của người Hoa Quảng Đông là “bắt nguồn từ tín ngưỡng ngũ phúc nghĩa là 5 loại hình lý tưởng của cuộc sống đó là phúc, lộc, thọ, hỉ, tài. Theo “Thượng Thư Hồng Phạm” đứng đầu trong ngũ phúc là “Thọ” và có sự liên quan đến chữ phúc khác như hỉ, tài. Điều đó cho thấy trong cuộc sống con người chữ “Thọ” đóng vai trò quan trọng”. [88, tr.86]. Ngày tổ chức lễ Thọ vật mừng sẽ là “Mừng thọ 70, 80 thì người ta sẽ có một cái mền, theo truyền thống cái mền được ghi chữ thọ lên trên đó, sẽ có bánh bao thọ, mì trường thọ, cúng gà heo, trái cây, bánh bông lan, ngày nay có thêm bánh kem sinh nhật giống người Việt” [Chị T.M.P, nữ, 48 tuổi, nội trợ, Mai Xuân Thưởng, Quận 6]. Tuỳ theo hoàn cảnh gia đình để nghi thức cúng Thọ và vật phẩm cúng thọ nhiều hay ít. Để nhận diện lễ chúc thọ ngoài các món cúng phổ biến như gà tóc tiên kèm bó xà lách, heo quay, trái cây thì không thể thiếu món mì, bún tàu, bánh bông lan và bánh đào tiên. Trong đó thứ quan trọng nhất là mì và bánh thọ, đây được xem là vật nhận diện cho nghi lễ này. Xét về giá trị, vật cúng mang biểu tượng nhân sinh quan của con người rất rõ nét. Sợi mì vừa dài và vừa mảnh, phát âm giống với trường thọ, món ăn này có ý nghĩa chúc cho người đón lễ chúc thọ sống lâu sống khoẻ cùng con cháu. Bánh bông lan gọi là “Tàm cú” tức là cao, ngụ ý tuổi ngày càng cao. Bánh đào tiên là bánh bao trắng có viết chữ “thọ”, chữ “phước” hay chữ “bình an” được xếp chồng lên cao hình trái đào tiên, mọi người tin rằng sự có mặt của trái Đào trong lễ mừng thọ 98 sẽ giúp người già trường thọ, tươi trẻ 13. Số lượng tính bằng đúng số tuổi của người làm lễ, ngụ ý muốn người đó sống cao tuổi. Trái cây thường là loại ưa thích của người Hoa như trong các lễ khác, tuy nhiên có thêm chùm nho, trái mãng cầu nở mắt ý nói là “đức thọ sinh sôi”. Nếu trước đây người ta sắp mâm cúng lớn, đi đến từng bàn thờ để cúng, bàn thờ nào to cúng trước, nhỏ cúng sau. Ngày nay như vậy hơi bất tiện nên họ thường bày đồ cúng sẵn trên bàn thờ Gia tiên, bàn thờ Quan Âm, Quan Công để thắp hương vái cho tiện [theo anh Tr. C.V, nam, 42 tuổi, Công chức, Ngô Quyền, Quận 5]. Thời gian cúng chúc thọ thường buổi gần trưa hoặc buổi trưa. Hình ảnh những chiếc bánh thọ vừa để cúng vừa để ăn là không thể thiếu giúp nhận diện lễ chúc thọ. Nhưng hiện nay cùng với sự ảnh hưởng của người Việt và xã hội hiện đại phương Tây, bên cạnh đĩa bánh truyền thống dán chữ “thọ” thì còn xuất hiện những chiếc bánh kem ghi tên tuổi của người được chúc thọ. Sau phần nghi lễ cúng theo thứ tự từ lớn đến bé bao gồm con trai, con dâu, con gái, con rể dâng trà và lì xì cho ông bà. Sau nghi lễ, chủ nhân của buổi lễ chúc thọ sẽ được ăn món “chè hột gà” hay tên gọi khác “chè phù chúc” món ăn này như thông điệp tốt đẹp đến cho chủ nhân. Lễ cưới – hỏi Cưới hỏi là một mắt xích nằm trong chuỗi nghi lễ vòng đời của người Hoa Quảng Đông, đây được xem là sự kiện quan trọng của cuộc đời. Đám cưới người Hoa Quảng Đông cũng được đầu tư khá nhiều thời gian, công sức, bên cạnh đó 13. Theo truyền thuyết, đào là quả tiên của vương mẫu nương nương, cành cây vươn dài đến ba vạn dặm, ba ngàn năm mới ra hoa và kết quả. Vì thế quả đào tượng trưng cho trường thọ. Hoăc có truyền thuyết khác kể rằng Tôn Tẫn rời quê nhà năm 18 tuổi, đến núi Vân Mộng bái thầy Quỷ Cốc học binh pháp, vào ngày 5 tháng năm, chợt nhớ ngày sinh nhậ của mẹ, xin sư thầy về thăm mẹ. Không có gì tặng Quỷ Cốc liền hái trái đào đưa cho Tôn Tẫn nói “Trái đào này ta không dễ gì tặng cho người khác, con ra ngoài học tập chưa thể báo hiếu cho cha mẹ, nay thầy tặng con quả đào này trao cho lệnh đường thượng thọ”. Khi nhận trái đào mẹ anh cắn một miếng và khen “Trái đào này còn ngọt hơn cả mật ong và đường phèn nữa”. Đào chưa ăn hết mà nhan sắc bà mẹ đã thay đổi, tóc bạc hoá thành đen, đôi mắt nhìn không rõ trở nên tinh anh, răng rụng nay mọc lại, đi đứng không cần phải chống gây. Nghe câu chuyện mọi người muốn học theo Tôn Tẫn, lấy đào dâng cha mẹ lúc chúc thọ. Đào chỉ có mùa, mùa không có đào họ làm bánh hình trái đào dâng lên chúc thọ. [88, tr.100] 99 nhấn mạnh yếu tố nhân sinh quan thông qua các nghi thức thực hành và sính lễ. Nghi lễ là dấu mốc chính thức thay đổi vị trí của cô dâu và chú rể ở ngoài xã hội và trong gia đình hai họ. Mỗi giai đoạn trong lễ cưới, hỏi lại gắn liền với những tên gọi, số lượng thực phẩm bày cúng và sính lễ khác nhau, nhưng nhìn chung đều hướng tới yếu tố cầu chúc đôi trẻ hạnh phúc dài lâu, sinh nhiều con cháu và làm ăn phát đạt. Tuy ngày nay, lễ cưới hỏi của người Hoa Quảng Đông đã đơn giản hơn và ít nhiều có sự ảnh hưởng của người Việt, nhưng xét ở góc độ nghi lễ gắn liền với các món cúng và sính lễ thì nhìn chung nó vẫn mang dấu ấn truyền thống của người Hoa Quảng Đông rõ khá rõ nét. Từ đám hỏi tới đám cưới của người Hoa Quảng Đông thường diễn ra khá gần nhau, khoảng từ 1 đến 3 tuần, và thường không vượt sang tháng khác. Các bước trước hôn nhân cũng được tối giản ở khía cạnh số lượng và chất lượng của thủ tục. Nhìn chung, hiện nay các gia đình Quảng Đông ở thành phố Hồ Chí Minh còn duy trì ba nghi thức cho hôn nhân bao gồm lễ ra mắt hai gia đình, lễ hỏi và lễ cưới. Lễ sang nhà xem mắt hay còn gọi là đám nói là khâu mở đầu hai gia đình thiết lập mối quan hệ qua lại thông qua đôi nam nữ gọi là “lễ thuyết thân”. Với nghi lễ này nhà trai mang sang nhà gái cặp trà rượu và ít trầu cau giống người Việt, tối giản hơn nhiều so với trước đây, chủ yếu là qua lại cho biết nhà, biết mặt gia đình và cô dâu, đồng thời hỏi tuổi nam nữ để xem ngày tháng tốt và trao đổi cách thức tổ chức hôn sự cho đôi trẻ. Nếu ngày xưa phí thách cưới này thường được quy ra các gánh bánh, tuy nhiên ngày nay số lượng gánh bánh giảm dần, đa số số lượng bánh trái nhà trai đáp ứng cho nhà gái chỉ đủ biếu có lệ cho bà con thân thích bên nhà gái. Lễ cưới và lễ hỏi đều có đặc điểm chung trong thực phẩm cúng đó là sự có mặt của gà, heo quay, trái cây và bánh. Trong đó, nghi lễ ăn hỏi thường đầy đủ và phức tạp hơn. Đa số những người Hoa Quảng Đông chúng tôi tiếp cận trong phỏng vấn sâu cho rằng nếu ngày xưa thủ tục cho lễ ăn hỏi khá cầu kỳ, liên quan đến vấn đề môn đăng hộ đối, thách cướithì ngày nay đám hỏi, cưới phụ thuộc vào tình yêu của đôi bạn trẻ nên chủ yếu hai gia đình thương lượng và phối hợp với nhau về nghi lễ cúng và cùng tổ chức cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của hai 100 bên gia đình. Nếu nhà gái không đòi hỏi về sính lễ cúng nhà trai đưa sang, thì nhà trai cũng tự lo đúng thủ tục. Trong quá trình quan sát tham dự, chúng tôi được theo dõi chi tiết nghi lễ ăn hỏi và cưới của hai bạn Lương và Danh, đều là người Hoa gốc Quảng Đông, chú rể xuất thân trong gia đình khá giả thuộc đoàn ca kịch thống nhất Quảng Đông. Đám hỏi diễn ra trước đám cưới hai tuần, có thể nói đây là một đám cưới các thủ tục nghi lễ rất đầy đủ và bài bản theo truyền thống. Ngày diễn ra lễ hỏi, các vật phẩm cúng và sính lễ mang qua nhà gái đã được chuẩn bị chu đáo, từng bàn thờ nhỏ trong gia đình đều có hoa tươi, trái cây. Mâm cúng được dọn trên chiếc bàn tròn bày ở giữa phòng khách bao gồm: ba chén trà nhỏ, đĩa trái cây như quýt, táo, quả phật thủ. Một con gà luộc tóc tiên kèm bó hành ngò xà lách cùng một con heo quay nguyên con đỏ ươm. Xung quanh bàn kê các ghế inox xếp các sạp bánh, trái cây, đồ khô, cặp gà trống mái, trầu cau. Tất cả đều được kèm theo chiếc phong bì đỏ chữ “phúc”, “lộc” “song hỉ” cầu sự may mắn, tươi vui, hạnh phúc. Trong tất cả các sạp lễ được dâng cúng tổ tiên và thần linh trước khi gánh qua nhà gái thì nhiều nhất vẫn là bánh. Mỗi loại được phân riêng từng sạp, mỗi loại bánh có hình dáng, màu sắc, tên gọi khác nhau biểu trưng cho ý nghĩa khác nhau. Trong các loại bánh cưới quan trọng nhất đại diện cho cô dâu chú rể là bánh long phụng tên Quảng Đông là “lùng phùng bẻn” có hình rồng phượng phía trên mang ý nghĩa phát triển, gắn kết dài lâu, là bánh được làm cầu kỳ và đắt nhất, sau cưới bánh này chỉ dùng biếu cho họ hàng rất thân thuộc. Bánh cáy tan cú tròn cứng được nén chặt màu vàng nhạt thể hiện sự bền chặt của tình yêu đôi lứa, bánh hung lĩnh, wong lĩnh (hồng lĩnh, vàng lĩnh) nhân bách thảo và nhân đậu xanh mang ý nghĩa vạn sự như ý, hoà hợp vợ chồng đồng thời có màu sắc tươi sang may mắn đại diện cho sự may mắn, cát tường. Bánh hạp thù su (bánh phát, bông lan) có bột nở to, xốp biểu tượng cho thịnh vượng. Sạp trái cây chủ yếu chọn loại có ý nghĩa, màu sắc tươi sáng bao gồm hai loại quýt, táo. Sạp trái cây khô bao gồm táo đỏ (hóngzăo mang ý nghĩa sớm sinh quý tử), các loại hải sản như hàu khô (háo gàn mang nghĩa hảo sự, sự việc tốt lành, tôm khô, mực khô (xĩamĩ mang ý vui vẻ), nấm đông cô (dõnggũ mang ý nghĩa “đông thành tây tửu” tức có thành tựu trong cuộc sống, gia đình 101 phát đạt). Cặp gà trống mái thể hiện cho sự có đôi có cặp. Ngoài ra còn có củ sen, quả lựu nguyên cuống, hai sính lễ này sẽ giữ lại sau đám cưới để đầu giường của cô dâu chú rể mang ý nghĩa mau sinh quý tử. Sau khi sính lễ được cúng xong đợi tàn nhánh hương, các sạp sính lễ đóng lại, bỏ vào các gánh lưới, đưa lên xe và qua nhà gái. Điều đặc biệt, người gánh bánh phải là phụ nữ trung niên có gia đình hạnh phúc và con cái đầy đủ gái trai. Trong cùng thời điểm trên phía nhà gái cũng chuẩn bị mâm lễ với bánh bò, bánh phát, heo quay nguyên con, trái cây để cúng vái tổ tiên thần thánh. Sính lễ qua nhà gái lại được bày kê lên các chiếc ghế inox quanh bàn. Sau khi cô dâu và chú rể cúng bái, bắt đầu chia các loại bánh trái đến tất cả các bàn thờ trong nhà gái, sau đó cúng lạy, rót trà mời thần thánh, tổ tiên. Thủ tục kết thúc, bố cô dâu sẽ dùng dao chia heo quay nhà trai mang tới thành 3 phần đầu, thân và đuôi, đầu đuôi được “lại quả” cho nhà trai cùng ít bánh trái, điều này mang ý nghĩa có đầu có đuôi, có qua có lại của hai gia đình. Sau thời gian lễ ăn hỏi cả nhà trai và nhà gái chuẩn bị cho lễ cưới. Đúng ngày đã định, trước giờ rước dâu nhà trai chuẩn bị gà, một miếng heo nhỏ và 3 chén chè trôi nước cùng trà rượu trái cây. Sau khi báo cáo xin phép tổ tiên thần thánh nhà trai tiến hành rước dâu. Khác với các dân tộc khác, người Hoa Quảng Đông có tục khi xe hoa đến cổng, đích thân người em trai của cô dâu ra mở cửa, bê bình trà rót mời chú rể uống, chú rể mừng lại bao lì xì, điều này ngụ ý từ nay coi như người trong nhà lớn tuổi hơn và phải tôn kính. Và đó cũng là hành động tương tự với cô dâu sau khi rước dâu về nhà trai. Trước mâm cúng với những vật phẩm quen thuộc nhà gái đã soạn sẵn, sau khi bước vào nhà chú rể cúng bái tổ tiên và vào phòng trong dẫn cô dâu ra. Cả hai cúng bái trước bàn thờ tổ tiên, mời trà tổ tiên thần thánh và mời trà những người lớn tuổi. Tục mời trà này của người Quảng Đông theo chúng tôi quan sát nó là nghi thức khá đặc biệt, bao gồm những chiếc ghế được xếp vị trí cố định, lần lượt từng người trong gia đình và họ hàng ngồi vào để cô dâu chú rể mời trà, mời mứt, đồng thời cũng mời lại cô dâu chú rể ăn để cầu chúc may mắn và sớm sinh quý tử. Sau khi rước dâu về, cô dâu chú rể thay trang phục truyền thống của người Hoa Quảng Đông là áo dài và sườn xám đỏ, thì các thủ tục nghi lễ lại thực hành giống như những bước đã thực hiện ở nhà cô 102 dâu. Những nghi lễ cưới hỏi này thường chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình, dòng họ thân thích. Sau khi các bước lễ kết thúc gia đình làm tiệc đãi khách tại nhà hàng. Tất cả các nghi lễ trong cưới hỏi của người Hoa Quảng Đông cũng lặp lại với thực hành và hình ảnh món cúng, sính lễ như trường hợp chúng tôi tham dự của cặp đôi Lương – Danh, bao gồm cả phỏng vấn sâu và trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chúng tôi mượn lại một số đĩa ghi hình đám cưới diễn ra cách đây 10, 15 năm, nhìn chung các vật phẩm cúng và sính lễ không có gì thay đổi, ngoài trừ yếu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_hoa_am_thuc_cua_nguoi_hoa_quang_dong_o_thanh_pho.pdf
Tài liệu liên quan