Luận án Văn học dân gian cao lan nhìn từ văn hóa tộc người

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Quy ước cách viết trong luận án

Danh mục sơ đồ, bản thống kê trong luận án

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 7

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 10

6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 10

7. Kết cấu của luận án 11

NỘI DUNG

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 12

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 12

1.1.1. Về nguồn gốc và lịch sử tộc người Cao Lan ở Việt Nam 12

1.1.2. Về thành phần tộc người và tộc danh Cao Lan 18

1.1.3. Về văn hóa Cao Lan 28

1.1.4. Về văn học dân gian Cao Lan 33

1.1.5. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa 35

1.1.6. Văn học dân gian Cao Lan từ góc nhìn văn hóa 36

1.2. Cơ sở lí thuyết 39

1.2.1. Không gian xã hội trong mối tương quan với văn hóa tộc người 39

1.2.2. Văn học dân gian trong mối quan hệ với không gian xã hội 42

1.2.3. Những phương diện cơ bản của không gian xã hội 43

pdf218 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Văn học dân gian cao lan nhìn từ văn hóa tộc người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lan – những yếu tố đã ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng cốt truyện cũng như những câu hát dân ca của tộc người này. Theo văn hóa gia đình và quy ước dòng họ của người Cao Lan, những người cùng họ (tức cùng thờ cúng một ma hương hỏa) thì không được lấy nhau. Dân ca Cao Lan có đoạn: “Thôn trên ai ai cũng là họ hàng/ Xóm dưới ai ai cũng là anh, chẳng yêu ai được”[12, tr.68]. Ngược lại “Không cùng một họ ta làm quen/ Hai ta tự do kết thành đôi lứa”[12, tr.10]. Phải chăng chính quan hệ này, một cách tự nhiên đã gắn kết dòng họ của nhà trai và nhà gái ngay trong ngày làm đám cưới, để rồi duy trì lâu dài về sau. Trong đám cưới của người Cao Lan có sự chặt chẽ tôn nghiêm của các nghi thức kết hợp với sự suồng sã, thân mật của các bài hát dân ca. Vì thế, đám cưới của người Cao Lan còn là một hình thức sinh hoạt văn hóa rất sinh động và hấp dẫn. Đêm trước ngày đón dâu, nhà trai phải ở lại nhà gái như một thủ tục, một yêu cầu nghi thức. Nhưng mặt khác, đó cũng chính là điều kiện hay cơ hội để nhà trai, nhà gái giao lưu qua các câu hát sịnh ca. Điểm thú vị của đêm hát này là tính tập thể, cộng đồng rất rõ mặc dù nội dung các bài hát đều hướng tới cô dâu, chú rể. Ví dụ, lúc đầu là lời bài hát tập thể của những người bên nhà trai: “Vườn nhà đã có hoa/ Sau nhà cây đã mọc/ Xin có lời bày tỏ/ Một đêm hát cùng nhau”. Nhà gái đáp lại: “Cây đã mọc sau nhà/ Hoa đã thơm khắp chốn/ Chỉ thiếu câu hát hay/ Xin mời người cứ hát”[173]. Sau những lời ướm hỏi ấy, nhà trai tiến gần hơn đến chủ đề tìm hiểu giao duyên. Họ cất tiếng hát: “Anh là khách lạ phương xa / Có lời xin hỏi em đà yêu ai / Yêu ai thì lại xin mừng / Nếu chưa em cũng xin đừng trách anh”. Nhà gái đáp lại thật tinh tế: “Người yêu chưa có anh ơi / Quẳng dao xuống nước cho đời chứng minh / Dao nổi thì em bạc tình / Dao chìm đáy nước thì tình trắng trong”[173]. Sự kết giao giữa chàng trai và cô gái, giữa hai dòng họ đã được thể hiện qua biểu tượng sang trọng: biểu tượng rồng - phượng. Qua 435 đoạn hát mà chúng tôi đã khảo sát [12], có tới hơn 80 lần hình ảnh rồng – phượng xuất hiện. Cặp đôi này, trong dân ca đã trở thành biểu tượng cho sự quyến rũ của tình yêu cũng như những cung bậc cảm xúc của con người trong tình yêu: “Tùy anh dừng bài hát khi mới vào thôn / Con phượng hoàng bay qua đỉnh núi tuyết / Anh là chim phượng hoàng, em chim sẻ / Phượng hoàng bay cao chỉ lượn trên đất lạ”[12, tr.20] Sự tôn trọng, đề cao bạn tình của mình như thế 102 đã thể hiện một trình độ văn minh cao của người Cao Lan, một số ứng xử lịch sự và sang quý. Như vậy, bên cạnh những biểu tượng như sông dài, cây to núi lớn, giếng nước, hoa sen, miếu thần (xin xem PL5), biểu tượng rồng - phượng trong tình yêu vừa bộc lộ đặc điểm chung của văn hóa Á đông, vừa thể hiện tâm thế văn hóa cao của người Cao Lan. Trong đám cưới truyền thống, cũng giống như người Tày, người Mường, người Cao Lan sử dụng lời hát thay cho cách nói bình thường để thực hiện các nghi lễ. Hình thức giao tiếp này cần có một người đại diện và người đó không chỉ có tài ăn nói, có sự hiểu biết sâu rộng mà còn phải có nghệ thuật hát đối đáp. Chính vì thế, trong cộng đồng Cao Lan đã hình thành người chuyên trách nhiệm vụ này, gọi là các quan lang, người tiến hành mọi thủ tục một cách sinh động như một buổi diễn xướng nghệ thuật. Tuy nhiên chúng tôi muốn nói thêm về một nhân vật đặc biệt, có ý nghĩa quyết định đến cuộc sống hôn nhân của đôi trai gái. Đó chính là ông mối. Các tài liệu về Cao Lan (nhất là của Lâm Quý) đã giới thiệu cụ thể về những công việc mà ông mối sẽ tham gia trong cuộc hôn nhân: từ tìm hiểu thông tin nhà gái và cô gái, thăm nhà chạm ngõ, ăn hỏi đến việc tổ chức đám cưới. Thậm chí sau đám cưới, nếu vợ chồng có ý định li hôn, khi ông mối đồng ý thì mới được li hôn. Như thế, có thể khẳng định ông mối có vai trò quyết định đối với cuộc hôn nhân của đôi nam nữ. Hơn nữa và từ đó, ông lại có vai trò cầu nối và duy trì quan hệ lâu dài giữa hai dòng họ. Chính vì thế, sau đám cưới, đôi vợ chồng phải báo đáp, thờ phụng ông mối suốt đời, như người cha thứ hai của mình. Quan hệ xóm giềng: Luật tƣơng trợ và tính cố kết cộng đồng Nếu lấy gia đình làm hạt nhân, thì quan hệ gia đình, dòng họ về tính chất có thể gọi là đối nội, còn quan hệ xóm giềng theo đó mang tính chất đối ngoại. Quan hệ này, bên cạnh quan hệ ruộng đất (của cải vật chất) là một trong những yếu tố cấu thành tổ chức làng bản, được biểu hiện cụ thể qua quan hệ giữa con người với con người. Điều này sẽ liên quan đến các hình thức tổ chức cộng đồng, làng bản của tộc người và việc tổ chức đó cũng có thay đổi theo thời gian hoặc theo từng địa bàn cụ thể. Trong trường hợp một làng là sự tập trung của nhiều gia đình cùng 103 họ thì họ đó tập hợp thành một làng (tức phân chia theo dòng họ, một dấu tích văn hóa còn tồn tại ở một số làng/xã của người Kinh). Trường hợp khác, phổ biến hơn với các tộc người phải di cư, các gia đình thuộc các họ khác nhau tập trung thành một xóm/làng (tức tập hợp theo địa bàn cư trú). Ở cách tập hợp này, mối quan hệ cộng đồng được nới rộng và sự tương trợ, giúp đỡ nhau trở thành một nhu cầu tất yếu trong đời sống của tộc người. Quan hệ tương trợ “được chỉ đạo bởi ý thích được kính nể hơn là bởi nhu cầu được giúp đỡ. Việc từ chối sự giúp đỡ một người láng giềng, không những có cái nguy hại là sẽ không được người đó giúp lại khi mình cần, mà còn bị người khác nhận định không hay về mình” [45, tr.403]. Vì thế bản chất và tính tất yếu của quan hệ này là có đi - có lại. Quan hệ họ hàng, ở một khía cạnh nào đó sẽ là cơ sở của quan hệ xóm giềng (thực tế trong xã hội xưa, có khi một làng được tạo nên từ một họ gồm nhiều gia đình). Ngược lại, nhiều khi tính chất họ hàng không đơn thuần là huyết thống, là thông gia, mà với sự thân tình của dân làng, họ cũng coi nhau như họ hàng của nhau vậy. Với những tộc người cùng di cư từ nơi khác đến, việc xác lập quan hệ làng xóm là nguyên tắc sống còn đối với cộng đồng của họ. Giữa các tộc người này với tộc người bản địa (ở đây là người Kinh và người Mường) và những tộc người đến trước (như Tày, Dao), thì quan hệ đó trải qua những bước thăng trầm. Trước khi định cư như hiện nay, người Cao Lan đã phải nhiều lần di cư để tìm đất sống và duy trì sự sống. Khi đã xây dựng được bản làng, người Cao Lan luôn coi trọng tình làng nghĩa xóm. Bởi thế, ngay trong phần mở đầu đêm hát thứ nhất, chàng trai cô gái cũng không quên lời chào thôn xóm: “Thứ nhất chào các cụ già trong làng / Thứ hai xin chào tất cả mọi người trong thôn / Thứ ba xin chào cây to trên núi thẳm / Chào các cụ trong thôn mới phải đạo con người”[12, tr.12]. Thái độ coi trọng thiên nhiên, lễ độ, mực thước với người già trong làng một cách tự nhiên đã tạo thành lối ứng xử văn hóa chuẩn mực góp phần tạo nên tính cố kết cộng đồng trong đời sống của người Cao Lan. Quan hệ xóm giềng liên quan trực tiếp (nhiều khi bị chi phối trực tiếp) đến việc sở hữu đất đai. Trước đây, người Cao Lan quan niệm tất cả ruộng đất, sông ngòi, rừng đều được coi là thuộc sở hữu của nhà nước mà vua là người đại diện. 104 Quan niệm này phải chăng là dấu ấn còn lại của quá khứ, khi tổ tiên của họ còn ở Trung Quốc? Người Cao Lan vẫn có câu: Tày phùng xê vùng tày hố (ruộng đất là của Hoàng đế). Từ sau Cách mạng tháng Tám, ruộng đất trở thành tài sản cố định của mỗi gia đình. Số ruộng này là do số tiền bỏ ra mua hoặc do sức lao động để khai khẩn nhiều hay ít. Số ruộng đất được lưu truyền từ đời này sang đời khác, dĩ nhiên phải đóng thuế theo yêu cầu của nhà nước. Ngoài những ruộng nương đã được tư hữu hóa, còn lại tất cả rừng rú, sông suối, đất hoang là những nguồn lợi chung của bản. Các thành viên trong bản thỏa sức khai thác đất hoang làm ruộng, nương hay khai thác các nguồn lợi tự nhiên. Tuy nhiên, sau khi đã chọn được đám đất vừa ý, họ thường phải đánh dấu, như thế là đám đất đã có chủ, người đến sau không được khai thác nữa. Chính vì thế, trong dân ca khi nói cô gái đã ăn cưới cheo rồi, cũng như đám nương đã cắm nêu: “Hoa đỉnh núi, núi cao mỗi kẽ đá một đóa hoa / Anh ở đường xa không được biết / Chỉ sợ chưa chồng nhưng đã ăn hỏi / Cành nêu đã cắm gió đùa qua / Gió lay mầm non cành nêu cắm / Đã ăn hỏi rồi là vợ người ta / Mẹ đâu mong em được về nữa”[12, tr.81]. Đó là một điều luật mà bất kì người nào (cả nam lẫn nữ) cũng đều nhận thức được một cách thấu đáo và thực hiện nó một cách nghiêm ngặt. Điều thú vị là trong dân ca của người Cao Lan khi nói về những mối tình dang dở hay cả những mối tình trọn vẹn thì chỉ có những lời ca của chàng trai, chứ không có tiếng hát làm dâu – tức không có lời hát của cô gái như người H’mông. Đó có thể là những bài hát ghẹo (tềnh sà ca) trách móc người yêu bạc tình hoặc những bài thề thốt đầy hứa hẹn về cuộc sống lứa đôi. Tại sao lại chỉ có lời hát của chàng trai? Phải chăng cách lí giải rất hồn nhiên này lại cho chúng ta một thông tin về cá tính tộc người: “Con trai hay con gái cũng như nhau, đều là đau khổ hoặc hạnh phúc. Nhưng người con trai dễ thổ lộ hơn nên dễ cất lên thành lời ca” (lời kể của nghệ nhân Sầm Dừn)? Một lí do khác, theo chúng tôi là quan trọng hơn khi liên hệ với việc đi chọn đất như đã nói ở trên. Tìm đất, khai hoang là công việc của người đàn ông cũng như trong tình yêu, người đàn ông luôn phải chủ động trong việc tìm bạn hát, bạn đời: “Chim cu bay lên giữa trời xanh / Ngày nhớ đêm mong chẳng thấy tình / Anh như hoa gạo bay theo gió / Chờ em nhất quyết lứa đôi thành”[12, tr.92]. Trình tự một cuộc hát đối cũng 105 được tổ chức theo thứ tự nam hỏi – nữ trả lời và người nam luôn luôn chủ động trọng việc chuyển chủ đề của cuộc hát. Từ việc ứng xử có tính tổ chức đến những quy định về đất đai, có thể thấy, trong truyền thống, việc giữ mối quan hệ đoàn kết trong thôn bản luôn được người Cao Lan chú trọng. Ngày nay mối quan hệ này vẫn được duy trì, nhất là trong các ngày lễ tết, lễ hội và cả trong những đêm hát sịnh ca. Trong đêm hát thứ nhất, sau lời ca chào hỏi là những câu hát về thôn bản với những hình ảnh thật ấn tượng: “Thứ nhất chào cây to ở núi lớn / Chào cây to nào cũng đẹp cũng tròn / Chào thôn em có nhiều may mắn / May mắn trước nhất đến với chủ nhà”[12, tr.13]. Tính tổ chức của thôn bản cũng được tôn trọng khi có khách lạ vào thôn: “Mới vào tới làng anh hỏi trưởng bản/ Trưởng bản này chính là ông già gốc bản / Hàng ngày ông sống ở điện Bảo Hoa / Điện Bảo Hoa là nơi tốt để ông nương thân”[12, tr.19]. Đối với người Cao Lan, tình thương yêu và sự cảm thông lẫn nhau giữa những người đồng tộc luôn luôn như là một trách nhiệm của mỗi người đối với việc giữ gìn và phát triển tộc người của mình. Đồng thời họ cũng rất rõ mối quan hệ với làng xóm xung quanh, coi đó như là quy luật sinh tồn của chính họ. Vì thế, trong lời ca chúc tụng không thể thiếu lời chúc bốn bên xóm làng: “Bài ca xin chúc bốn bên chòm xóm / Nhà nhà khắp xóm không ai nghèo / Nhà nhà vàng bạc tiêu đâu hết / Nhà nhà hết khổ và hết nghèo”[12, tr.72]. Và một biểu tượng tuyệt đẹp cho tính cộng đồng trong thôn bản của người Cao Lan chính là giếng nước như chúng tôi đã phân tích ở phần trước. Một vài quan sát bước đầu như trên cho thấy, từ các mối quan hệ trong không gian sinh tồn có thể nhận diện những đặc điểm nổi trội của văn học dân gian Cao Lan trong việc phản ánh tư duy, tổ chức xã hội và các hình thức cố kết cộng đồng tộc người . Trong địa vực cư trú của mình, người Cao Lan có cách thức riêng để định vị không gian, thời gian, định vị môi trường sống. Và bằng những cách thức đó, họ tiến hành hoạt động khai thác tự nhiên, xây dựng các mối quan hệ xóm giềng. Điều này không phải là đặc thù đối với Cao Lan mà nó là nguyên lí chung trong quá trình sinh sống và phát triển của các tộc người. Các mối quan hệ đó mở rộng ra và đồng thời cũng thắt chặt lại trong quan hệ họ hàng, xóm giềng. Khi tổ chức xã hội được chặt chẽ, quan hệ họ hàng rõ ràng, 106 hương ước làng bản nghiêm khắc, đó cũng là nền tảng để duy trì và phát triển đời sống tộc người. 3.3. Không gian sinh tồn và ý thức tộc ngƣời [ở ngƣời] Cao Lan Bên cạnh đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa, thì ý thức tộc người được xác định là chỉ báo quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại độc lập của một tộc người. Bởi lẽ, nếu như ngôn ngữ, văn hóa tộc người dễ biến đổi do tác động của quá trình giao lưu, hội nhập, thì ý thức tộc người dường như bền vững và ít thay đổi hơn. Ý thức tộc người luôn gắn liền với những mối quan hệ trong không gian sinh tồn. Đó là ý thức tự coi mình thuộc về một tộc người nhất định, được thể hiện qua các yếu tố: thống nhất tên gọi (tộc danh), ý niệm chung về nguồn gốc lịch sử, về tổ tiên và vận mệnh lịch sử của tộc người. Một trong những vấn đề trước tiên biểu hiện ý thức tộc người là ý thức về tộc danh – tên gọi của tộc người. Bản thân việc này đối với Cao Lan đã tốn khá nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu dân tộc học. Trong Danh mục các dân tộc Việt Nam (1979) ghi tên là Sán Chay (tên khác là Cao Lan - Sán Chí, Cao Lan, Mán Cao Lan, Hờn Bạn, Sán Chỉ). Nghĩa là vẫn chưa có một tên gọi chính thống, độc lập đối với tộc người Cao Lan, bởi theo cách gọi trên thì Cao Lan chỉ là một bộ phận, một nhóm địa phương của tộc người Sán Chay (bên cạnh Sán Chí). Vì thế, một trong những vấn đề thời sự vẫn đang tiếp diễn là nên gộp hay tách Cao Lan và Sán Chí. Để xác định đối tượng nghiên cứu cụ thể, chúng tôi đã đưa ra ý kiến của mình trong phần tổng quan của luận án này. Ở đây, để hiểu thêm về ý nghĩa câu hát dân ca, chúng tôi bàn thêm về ý thức của người Cao Lan liên quan đến các dấu ấn tộc người của họ. Trong dân ca, không nhắc đến tên gọi tộc người, nhưng qua lời hát, ý thức về nguồn gốc hiện hình một cách sâu sắc trong hành trình tha hương cầu thực: “Thuở nhỏ tổ tiên không ruộng đất/ Nên anh phải ra đi tha phương hết xuân lại thu/ Tiếng nói là đến Kinh đến Quảng/ Nhưng ra đi không có áo mặc thì buồn bã lắm thay”[12, tr.29] hay: “Chắp tay lạy Phật nơi cửa điện / Vọng nhìn hương khói nhớ quê hương[148, tr.39]. Cũng trong dân ca, việc nhắc đến hàng loạt các địa danh (Bạch Vân Đông, Bạch Vân Tây, Khuất Lâm Châu, Đồng Cổ Sơn, bến Ô Man, Quảng Bắc, Quảng Nam, Quảng Đông, Quảng Tây) không đơn thuần là những địa danh mà đoàn người đã đi qua, mà một cách vô thức, đó cũng là một 107 cách thể hiện suy tư về nguồn gốc tộc người, về quê hương làng bản: “Làm khách lâu rồi nhớ cố hương / Nhớ cây đa lớn nhớ ven đường / Rễ buông lơ lửng như làn tóc / Gốc đa có miếu cúng linh thần”[148, tr.23]. Mỗi tộc người đều ý thức được sức mạnh cũng như thân phận của mình, nhất là trong các mối quan hệ với những tộc người khác. Điều này được chứng minh trong quá trình mà họ di cư, chọn đất rồi định cư. Khi phải di cư sang Việt Nam, người Cao Lan đã nhiều lần nổi lên chống lại triều đình phong kiến cũng như sự xâm lược của thực dân Pháp, thậm chí với cả người bản địa khi đó là người Mường. Tuy nhiên, những cuộc nổi dậy đó đều thất bại do lực lượng yếu, lại mang thân phận của một “khách lạ”. Như một tất yếu, người Cao Lan phải tìm cách di cư để duy trì sự sống: “Chèo thuyền hết bãi này đến bờ nọ / Con bướm hái hoa cũng từ rừng này đến núi khác / Con bướm hái hoa đã vượt bao núi thẳm / Phải ngủ lại rừng sâu đau lòng lắm thay”[12, tr.48]. Hoàn cảnh ấy buộc người Cao Lan phải tìm mọi cách để thích nghi/thích ứng, dù rằng để làm được điều đó không phải là đơn giản, vì vậy rất cần sự kiên nhẫn và khả năng chịu đựng. Và một điều thú vị là chính sự kiên nhẫn ấy lại cho Cao Lan một năng lực quý báu: Năng lực cộng sinh – thích ứng. Thích ứng với điều kiện sống mới, với các mối quan hệ xã hội mới ngoài tộc người, thích ứng với những không gian văn hóa mới. Điều này được thể hiện rất rõ trong quá trình người Cao Lan đi tìm nơi định cư, xây dựng bản làng. Đặc biệt khi sinh sống gần người Tày, họ đã biết học hỏi, vay mượn ngôn ngữ và một số nét văn hóa của Tày để sử dụng trong đời sống. Cho đến ngày nay, việc người Cao Lan có thể ở xen kẽ với nhiều tộc người khác cũng cho thấy một khả năng thích ứng đặc biệt của tộc người. Nhưng dù sao tâm lí của một “khách xa” không dễ giải tỏa được nỗi lo âu: “Neo thuyền đậu lại bến sông / Đầu thuyền gác bãi cát hồng chông chênh / Một lo giặc dã đến rình / Hai lo dân bản đồng tình đuổi đi”[148, tr.36]. Nỗi lo sợ ấy liệu có biến Cao Lan thành tộc người yếu đuối? Trong dân ca, nhất là khi hát đối đáp, mọi ca từ đều tập trung làm cho cuộc hát thêm hấp dẫn, làm cho con người thêm gần gũi. Chính vì thế, tạo ra một tình huống khó khăn hay cũng chính là cách thể hiện nhu cầu được chia sẻ. Hành trình dân tộc hay cũng chính là hành trình đi đến tình yêu - cái đích của những đêm hát sịnh ca. 108 Các đêm hát của người Cao Lan thực chất là các chặng đường từ tìm hiểu đến thách đố, đến gắn bó của các chàng trai, cô gái Cao Lan. Tìm hiểu nhau mà tìm về cả cội nguồn dân tộc, tìm về những gian truân trong hành trình di cư, vượt biển. Đó là một nét đẹp rất đáng quý của Cao Lan. Điều quan trọng nữa là những ca từ nói về khó khăn gian khổ nhưng đầy tinh thần lạc quan. Phải chăng sự lạc quan cũng là nét tiêu biểu trong tính cách Cao Lan (trong khi một số tộc người khác luôn ám ảnh bởi tâm thức lưu vong hay ám ảnh Hán). Cũng có thể, qua việc tái hiện những khó khăn là một cách khôn khéo để chàng trai kéo người bạn tình của mình vào cuộc hát một cách say sưa nhất và cũng nhân văn nhất, dễ tạo được sự đồng cảm nhất. Nam - Chèo thuyền hết bến này đến bến nọ / Đâu đâu cũng có đá to ngăn / Đâu đâu cũng có đá lớn đợi / Làm anh còn biết chèo thuyền theo hướng nào. Nữ - Chèo thuyền hết bến này đến bến nọ / Đâu đâu cũng có đá to chặn / Đâu đâu cũng có đá lớn chờ / Nhưng mong anh cứ chèo thuyền đến hết bến. [12, tr.49 ] Cứ như thế, đôi trai gái như tiếp thêm sức mạnh cho nhau để cùng nhau vượt qua sóng gió. Sóng gió của biển cả hay của chính tình yêu! Người trai hỏi nhưng thực chất là để thăm dò ý của cô gái thế nào. Tính thông minh, tế nhị và cũng rất lãng mạn được bay lên từ những lời ca như thế. Trong bất cứ thời đại nào thì ý thức tộc người vẫn là điều quan trọng nhất để xác định thành phần, tư cách tộc người. Bởi, mọi thứ khác có thể thay đổi (theo những hướng khác nhau), nhưng ý thức tộc người là cái còn lại, gắn liền với thân phận và tương lai của tộc người. Ý thức tộc người không có nghĩa là tách biệt ý thức quốc gia dân tộc, nó cũng đối lập với tình trạng bảo thủ, trì trệ hay tuyệt đối hóa văn hóa bản địa. Ý thức tộc người, trên hết là ý thức về tư cách cũng như những giá trị tồn tại của chính tộc người ấy. Vì thế, nó có nhu cầu được tôn trọng và cần được hun đúc ngày thêm mạnh mẽ. Điều này sẽ càng phù hợp nếu chúng ta nhìn nhận thấu đáo mối quan hệ cá nhân – cộng đồng và hiểu ý thức cá nhân như một điểm nhấn tích cực, quan trọng làm nguồn gốc cho ý thức cộng đồng. Mở rộng ra, khi ý thức tộc người phát triển – tức ý thức về giá trị tồn tại của tộc người 109 ấy, thì cũng là lúc ý thức quốc gia dân tộc phát triển và được nuôi dưỡng một cách tự nhiên mà bền bỉ nhất. Tiểu kết chƣơng 3 Khi tiếp cận văn học dân gian Cao Lan từ không gian sinh tồn, chúng tôi đã đặt chính các sáng tác dân gian trong không gian mà nó tồn tại, đồng thời lí giải bằng những dấu ấn quan trọng của văn hóa trong những mối quan hệ cụ thể. Chúng tôi xin nhấn mạnh, việc mô tả không gian, nếu có, không đơn thuần là sự tái hiện bản thân không gian mà từ chiều sâu của nó để nhìn thấy những mối quan hệ trong các không gian ấy, và dĩ nhiên con người luôn giữ vị trí trung tâm. Từ trung tâm ấy, mở rộng biên độ để “va chạm” với thiên nhiên để ứng phó và thích nghi với nó, từ đó bộc lộ lối sống dung hòa với thiên nhiên. Từ trung tâm ấy, con người lại tạo lập các mối quan hệ trao đổi như một phương thức để cố kết cộng đồng; các mối quan hệ họ hàng qua tính tôn ti, trật tự; các mối quan hệ xóm giềng qua luật trương trợ. Như thế, nhìn tổng quan các mối quan hệ trong không gian sinh tồn, soi chiếu vào các ngữ liệu văn học dân gian, có thể nhận thấy một đặc điểm nổi bật trong văn hóa Cao Lan, đó chính là năng lực cộng sinh – thích ứng một cách có ý thức. Với những tính chất và mức độ khác nhau, trong mỗi mối quan hệ, người Cao Lan đều thể hiện phẩm chất này như một nguyên tắc sinh tồn. Những mối quan hệ được nói đến trong những phân tích ở trên, đến nay, có cái đã bị mai một. Vì vậy càng thấy vai trò quan trọng của văn học dân gian, khi mà loại hình văn học này đã lưu giữ đầy đủ những dấu tích đời sống cũng như văn hóa của tộc người. Đặc biệt, cũng từ điểm tựa văn học dân gian, ở cấp độ sâu hơn, chúng ta sẽ tìm thấy những ý niệm sâu kín, thiêng liêng của tộc người trong không gian đặc biệt gắn liền với tâm thức con người: không gian thiêng. 110 Chƣơng 4 VĂN HỌC DÂN GIAN CAO LAN NHÌN TỪ KHÔNG GIAN THIÊNG  Nếu như không gian sinh tồn cho chúng ta một quan sát cụ thể hơn, trực quan hơn về đời sống tộc người cũng như những tri thức của họ, thì không gian thiêng lại đặt ra một yêu cầu khác – khám phá tâm lí tộc người. Bởi xét đến cùng, mọi sự vật, hiện tượng là thiêng hay tục, đôi khi quyết định ở ý thức chủ quan của con người. Chính vì thế giữa không gian thiêng và không gian sinh tồn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung, tương hỗ cho nhau để làm nổi bật các trạng huống sống của tộc người. Tiếp cận từ không gian sinh tồn, chúng tôi tạm gọi là lối tiếp cận bên ngoài (ngoại quan), còn tiếp cận không gian thiêng là lối tiếp cận bên trong (nội quan). Lối tiếp cận này cần được xuất phát từ những dấu hiệu biểu trưng của tâm lí tộc người để thấy được hệ quan niệm của họ cũng như những ứng xử của họ với không gian, từ đó có cách tổ chức các hình tượng nghệ thuật hoặc các mô thức sinh hoạt văn hóa. 4.1. Mối quan hệ giữa không gian sinh tồn và không gian thiêng Mối quan hệ này đã được định hình trong bản thân sự tồn tại của mỗi loại không gian. Thực tế cho thấy, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong những không gian nhất định. Bản thân không gian không làm nên tính chất của nó, mà chính ý niệm của con người tạo cho nó tính thiêng hay không thiêng. Khi phân định không gian sinh tồn và không gian thiêng, chúng tôi đã quan tâm đến sự phân chia mang tính chất tương đối của tộc người, bởi thực tế cùng một đối tượng nhưng ở góc độ này nó là không gian sinh tồn, góc độ khác nó lại là không gian thiêng. Căn nhà là không gian sinh tồn, ở đó chứa đựng các sinh hoạt trong cuộc sống thường nhật của con người. Nhưng trong ý niệm, căn nhà cũng là không gian thiêng khi ở đó có sự ngự trị của “ma nhà”, “ma hương hỏa” và trên hết là chính con người đang trú ngụ ở đó. Thậm chí, trong không gian căn nhà cũng 111 phân chia không gian thiêng (bàn thờ), không gian sinh tồn (gian giữa để tiếp khách); có không gian chứa đựng đồng thời cả hai đặc tính như không gian bếp là để nấu ăn (không gian sinh tồn), cũng là nơi thờ thần lửa, thần bếp (không gian thiêng) Nếu xét quá trình phát triển của loài người, ta sẽ thấy sự dịch chuyển trong quan niệm về không gian, trong đó xoay quanh hai thái cực: tục (cái đời thường) và thiêng. Với người càng cổ xưa thì cái thiêng trong ý niệm của họ là một hiện thực. Việc họ sáng tạo ra các vị thần liên quan mật thiết đến nhận thức này. Khi đó, với con người, cái thiêng và cái tục như hòa trộn vào nhau, đồng hiện trong cùng một sự vật, hiện tượng. Về sau, khi nhận thức của con người phát triển hơn, đã dần tách được hai yếu tố để rồi tính chất hòa trộn ấy bị mất đi. Cái tục là cái hiện hữu, cái nhìn thấy được, sờ mó được, còn cái thiêng chủ yếu tồn tại trong vô thức và siêu thức. Dĩ nhiên, đến một lúc nào đó, trong một điều kiện nhất định, cái thiêng lại bộc lộ trong nhận thức của con người. Đặc biệt, khi con người nắm bắt được các đối tượng cụ thể, để rồi định hình ranh giới nhất định giữa thiêng và tục; giữa cái thiêng tuyệt đối và cái thiêng hòa trộn với cái tục; giữa cái thiêng tự nhiên và việc thiêng hóa cái tục. Đây là những vấn đề ẩn sâu trong đời sống tâm lí tộc người. Vì thế, với mỗi tộc người, với tư duy, nhận thức và quan niệm khác nhau sẽ cho những kết quả khác nhau về mối quan hệ giữa hai loại không gian này. Trong công trình Văn hóa Cao Lan, Lâm Quý đã có phần viết thú vị với tiêu đề “Từ vật thể thành vật linh”. Mục đích của nội dung này chính là nói về mối quan hệ giữa tục (vật thể) và thiêng (vật linh). Theo đó, xuất phát từ quan niệm của tộc người rằng mọi vật đều có linh hồn (vạn vật hữu linh), Lâm Quý đã tìm hiểu cách ứng xử của người Cao Lan với các “vật linh”, từ ngôi nhà, cái nương, cây cối, con vật, vật dụng lao động sản xuất, đến các nghi lễ trong đám cưới hay các vị thần. Có thể nói đây là những phân tích bước đầu, và là những gợi ý quan trọng để chúng tôi khái quát các không gian thiêng của người Cao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_hoc_dan_gian_cao_lan_nhin_tu_van_hoa_toc_nguoi.pdf
Tài liệu liên quan