MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
1.1. Nghiên cứu về vốn xã hội 7
1.2. Nghiên cứu về cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn 22
1.3. Nghiên cứu về ảnh hưởng của vốn xã hội đến chuyển đổi cấu trúc
nghề nghiệp 30
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Cơ sở lý luận về vốn xã hội của người lao động trong chuyển đổi cấu
trúc nghề nghiệp ở nông thôn 35
2.2. Khung phân tích 49
2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 52
2.4. Địa bàn và đặc điểm đối tượng khảo sát 56
Chương 3: BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI CẤU TRÚC NGHỀ NGHIỆP Ở
NÔNG THÔN TỈNH HẢI DƯƠNG 66
3.1. Chính sách và thực tiễn chuyển đổi cấu trúc kinh tế, nghề nghiệp ở
nông thôn 66
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 72
3.3. Bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2010-2015 76
3.4. Thực trạng nghề nghiệp của người lao động ở địa bàn khảo sát 82
Chương 4: VỐN XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN HẢI
DƯƠNG 91
4.1. Các thành tố của vốn xã hội 91
4.2. Phạm vi, mức độ của vốn xã hội ở người lao động 107
4.3. Một số yếu tố tác động đến vốn xã hội của người lao động 109
Chương 5: VỐN XÃ HỘI TRONG CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TỈNH HẢI DƯƠNG 120
5.1. Chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động ở nông thôn tỉnh Hải
Dương 121
5.2. Người lao động vận dụng vốn xã hội trong chuyển đổi nghề nghiệp 129
5.3. Nhu cầu phát huy vốn xã hội trong chuyển đổi nghề nghiệp ở nông thôn 146
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
PHỤ LỤC 16
190 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vốn xã hội của người lao động trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn Đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vị:1000 đồng
2000 2002 2004 2006 2008 2010 2011
TOÀN TỈNH 274 301 456 608 980 1.308 1.793
I. Thành thị, nông thôn
- Thành thị 383 441 650 773 1.320 1.848 2.330
- Nông thôn 257 275 420 575 918 1.180 1.663
II. Nguồn thu nhập
- Tiền lương, tiền công 52 75 127 195 320 613 860
- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 124 106 157 171 254 271 287
- CN - XD, TM-DV 50 69 88 116 167 264 413
- Khác 49 52 83 126 239 181 233
III. Tỷ trọng nguồn thu nhập (% so với tổng số)
- Tiền lương, tiền công 19 25 28 32 33 46 48
- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 45 35 34 28 26 20 16
- CN - XD, TM-DV 18 23 19 19 17 20 23
- Khác 18 17 18 21 24 14 13
* Chênh lệch thu nhập giữa 20% số
hộ có thu nhập cao nhất so với 20%
số hộ có thu nhập thấp nhất (số lần)
... 6 6 6 6 6 6
Nguồn: Tổng cục Thống kê [48].
3.3. BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI CẤU TRÚC NGHỀ NGHIỆP Ở NÔNG THÔN
TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2010-2015
3.3.1. Chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp theo ngành kinh tế
Phạm vi của khái niệm chuyển đổi cấu trúc lao động ở nông thôn trong
nghiên cứu này được hiểu là sự thay đổi cấu trúc nghề nghiệp theo các ngành kinh
tế: Nông nghiệp - Công nghiệp, Xây dựng - Dịch vụ.
Trong những năm gần đây, cấu trúc lao động của tỉnh Hải Dương có sự
chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động tại ngành có giá trị gia tăng thấp như
nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ở những ngành có giá trị gia tăng cao như công nghiệp
- xây dựng, dịch vụ. Cụ thể cấu trúc lao động làm việc trong các khu vực nông, lâm
77
nghiệp, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chuyển dịch từ 70,5% - 15,8% -
13,7% (năm 2005) sang 39,5% - 33,3% - 27,2% (năm 2013); Giai đoạn 2005-2015,
tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm đến 31%, trong khi
đó lĩnh vực công nghiệp, xây dựng tăng 17,5%, dịch vụ tăng 13,5% [12].
Bảng 3.5: Chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp theo ngành kinh tế của tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2005-2013
Nghề nghiệp
2005 2008 2010 2011 2012 2013
Chuyển đổi
2005-2013
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 70.5 60.7 55.6 53.8 41.1 39.5 - 31.0
Công nghiệp, xây dựng 15.8 22.3 26.5 27.7 32.6 33.3 + 17.5
Dịch vụ 13.7 17.0 17.9 18.5 26.3 27.2 +13.5
Tổng (%) 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Cục Thống kê Hải Dương [12].
Xu hướng chuyển dịch cấu trúc lao động của tỉnh Hải Dương phù hợp với xu
hướng chung của cả nước. Tuy nhiên, số lao động làm việc tại các ngành công nghiệp,
dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, trong khi lao động thuộc khu vực nông lâm nghiệp và
thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn. Khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang các
ngành nghề phi nông nghiệp còn nhiều khó khăn và hạn chế. Lao động có tay
nghề, có kỹ năng, được đào tạo trong các lĩnh vực còn thấp cả về số lượng và chất
lượng, đặc biệt là khu vực nông thôn, khiến người lao động không hoặc khó có cơ
hội chuyển nghề, tìm việc làm mới và phải chấp nhận những công việc giản đơn,
cha truyền con nối, dựa hẳn vào đồng ruộng. Mặt khác, trong tiến trình công
nghiệp hóa-hiện đại hoá, nhu cầu nâng cao năng suất lao động dẫn đến việc đào
thải lực lượng lao động không có kỹ năng và chất lượng thấp, tạo ra thất nghiệp,
trong khi khả năng đào tạo và bổ túc kỹ năng cho hàng loạt lao động hiện tại đang
gặp nhiều khó khăn.
3.3.2. Chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Đối với lao động phân theo trình độ đào tạo của tỉnh Hải Dương cho thấy,
phần lớn lao động tại tỉnh Hải Dương vẫn chưa qua đào tạo, năm 2000 tỷ lệ lao
động chưa qua đào tạo chiếm tới 77,50%, một tỷ lệ đáng chú ý đối với một tỉnh
78
đang trên đà phát triển công nghiệp hóa, từ năm 2000 cho đến năm 2010 tỷ lệ này
đã giảm dần từ 77,50% xuống còn 60%, tuy nhiên vẫn là con số cần chú ý.
Đối với lao động đã qua đào tạo, chiếm tỷ lệ cao nhất là công nhân kỹ
thuật không bằng cấp tăng từ 15% vào năm 2000 lên tới 19% vào năm 2010,
ngoài ra tỷ lệ lao động được đào tạo sơ cấp nghề cũng tăng từ 1,7% vào năm
2000 lên 5% vào năm 2010, hoặc lao động đào tạo trung cấp nghề từ 2% năm
2010 lên tới 5% năm 2010. Có thể thấy, phần lớn lao động của tỉnh Hải Dương
vẫn chưa được chú trọng trong việc đào tạo nghề, phần lớn đào tạo nghề còn
manh mún và tự đào tạo là chủ yếu, chưa có sự nhất quán về các chương trình
đào tạo trong tỉnh (Xem bảng 3.6).
Bảng 3.6: Hiện trạng lao động phân theo trình độ đào tạo của Hải Dương
Nội dung 2000 2005 2009 2010
I.TỔNG SỐ (người) 888.666 942.186 961.315 971.600
II. CƠ CẤU (%) 100 100 100 100
1. Chưa qua đào tạo 77,50 71,00 62,00 60,00
2. Sơ cấp nghề 1,70 2,50 4,47 5,00
3. Công nhân kỹ thuật không bằng 15,00 17,50 18,68 19,00
4. Trung cấp nghề 2,00 2,70 4,81 5,00
5. Cao đẳng nghề 0,30 0,40 0,84 0,86
6. Trung cấp chuyên nghiệp 1,80 2,80 3,15 3,16
7. Cao đẳng 0,95 1,40 2,05 2,10
8. Đại học 1,05 2,00 3,87 4,00
9. Trên đại học 0,02 0,06 0,12 0,15
Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương [63].
Cấu trúc trình độ chuyên môn của nhân lực còn nhiều bất cập. Tỷ lệ lao động
có trình độ cao đẳng, đại học - lao động có trình độ trung cấp, chuyên nghiệp - lao
động có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật của Hải Dương năm 2010 là 1: 1,1: 3,5.
Trong khi đó, một số nghiên cứu có lẽ cần xem lại khi cho rằng tỷ lệ tối ưu nên ở
mức 1 - 4 - 10 [11].
79
3.3.3. Chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp theo loại hình doanh nghiệp
Theo kết quả thống kê, tính đến 2012, Hải Dương có 4.329 doanh nghiệp
đang hoạt động, trong đó có 1163 doanh nghiệp FDI (liên doanh và 100% vốn nước
ngoài), 4.139 doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm công ty cổ phần, doanh nghiệp tư
nhân và hợp tác xã) và 27 doanh nghiệp nhà nước (trung ương và địa phương). So với
năm 2008, số doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn giảm 6 doanh nghiêp, số doanh nghiệp
ngoài nhà nước tăng gấp đôi (2008: 2.615 doanh nghiệp) và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 67 doanh nghiệp (2008: 96 doanh nghiệp) [11].
Cùng với sự phát triển và chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp là sự
chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp theo các loại hình doanh nghiệp từ năm 2005 đến
năm 2013 (Xem bảng 3.7).
Bảng 3.7: Chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp theo các loại hình doanh nghiệp ở
tỉnh Hải Dương, 2005 - 2013
2005 2006 2010 2012 2013
Tổng số (người)
Tổng số 82.659 100.023 198.810 223.406 237.332
Doanh nghiệp Nhà nước 19.561 17.300 13.856 13.604 12.563
Doanh nghiệp ngoài nhà
nước (bao gồm cả hợp tác
xã)
40.977 52.439 97.770 104.875 109.738
Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài
22.121 30.284 87.184 104.927 115.031
Cơ cấu (%)
Tổng số 100 100 100 100 100
Doanh nghiệp Nhà nước 23,7 17,4 6,9 6,1 5,3
Doanh nghiệp ngoài Nhà
nước
49,5 52,3 49,2 46,9 46,2
Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài
26,8 30,3 43,9 47,0 48,5
Nguồn: Niên giám Thống kê Hải Dương [12].
Số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp nhà nước đang trong xu
hướng giảm dần (từ sử dụng 23,7% lao động khu vực doanh nghiệp năm 2005
80
xuống còn 5.3% năm 2013). Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng phần lớn lực lượng lao động tại các
doanh nghiệp Hải Dương, tăng từ 26,8% lên 48,5% vào năm 2013 [12].
3.3.4. Chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp theo giới
Về cấu trúc giới, 55% số lao động làm việc tại khu vực doanh nghiệp là lao
động nữ. Tuy nhiên, cấu trúc giới của lao động là rất khác nhau tại các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Trong số lao động nữ làm việc theo
các loại hình doanh nghiệp, thì ở khu vực doanh nghiệp nhà nước, lao động nữ chỉ
chiếm 2,8%, trong khi đó tại khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tỷ lệ
nữ chiếm 68,2%, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 29,0%. Điều này cho
thấy khu vực đầu tư nước ngoài đang chủ yếu sử dụng lao động giá rẻ, kỹ năng thấp
tại tỉnh Hải Dương.
Nhìn chung, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhóm lao động làm việc tại
khu vực doanh nghiệp đã có tiến bộ lớn trong thời gian gần đây. Tuyệt đại đa số
người lao động làm việc tại khu vực doanh nghiệp đều đã qua đào tạo, hoặc đào tạo
tại trường lớp hoặc đào tạo tại doanh nghiệp (Xem bảng 3.8).
Bảng 3.8: Lao động nữ làm việc tại các doanh nghiệp đang hoạt động phân
theo loại hình doanh nghiệp của tỉnh Hải Dương, 2005 - 2012
2005 2006 2007 2010 2012
Tổng số (người)
Tổng số 39.006 48.968 60.887 109.514 135.865
Doanh nghiệp Nhà
nước 5.907 5.222 5.370 3.956 3.760
Doanh nghiệp ngoài
Nhà nước 17.389 20.935 22.215 35.442 39.404
Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài 15.710 22.811 33.302 70.107 92.696
Cơ cấu (%)
Tổng số 100.0 100.0 100.0 100 100.0
Doanh nghiệp Nhà
nước 15,1 10,7 8,8 3,6 2,8
Doanh nghiệp ngoài
Nhà nước 44,6 42,7 36,5 32,4 29,0
Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài 40,3 46,6 54,7 64,0 68,2
Nguồn: Niên giám Thống kê Hải Dương [12].
81
Tuy nhiên chất lượng lao động còn chưa đồng đều và ở mức thấp. Hải
Dương vẫn chưa có được một đội ngũ doanh nhân giỏi, tinh thông nghiệp vụ kinh tế
thị trường, đáp ứng yêu cầu kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu đang ngày
càng đòi hỏi cao hơn [59]. Đội ngũ lao động làm việc tại doanh nghiệp, cho dù có tỷ
lệ khá cao đã qua lớp đào tạo nghề, thậm chí có chứng chỉ đào tạo nghề, nhưng nhìn
chung vẫn không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khi tuyển dụng lao động, doanh nghiệp tiếp tục
gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các lao động có tay nghề phù hợp với công việc.
Vì vậy, sau khi tiếp nhận lao động, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, thường phải tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho người lao
động trước khi bố trí công việc chính thức.
3.3.5. Chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn tỉnh Hải Dương
Lực lượng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp tại Hải Dương vẫn
đang chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động. Ngoài canh tác lúa nước, Hải Dương
còn nổi tiếng với các nghề truyền thống như kim hoàn, chạm khắc gỗ, chế biến bánh
kẹo... Đây là lĩnh vực có năng suất lao động thấp, hiệu quả lao động không cao,
nhiều người lao động thiếu việc làm và phải làm thêm trong thời gian nông nhàn.
Đặc biệt, khi ruộng đất cánh tác có xu hướng thu hẹp, sản xuất được đầu tư máy
móc, thiết bị nâng cao năng suất phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, quy mô
lao động trong ngành này có xu hướng giảm nhanh.
Trong 5 năm qua, số lao động nông nghiệp và lâm nghiệp giảm 16,8%, bình
quân mỗi năm giảm 3,36%, tốc độ giảm này nhanh hơn tốc độ giảm thời kỳ 5 năm
trước (tương ứng: 5 năm giảm 11,8% và bình quân 1 năm giảm 2,36%). Tuy nhiên,
cũng trong khu vực 1, ngành thuỷ sản có hiệu quả kinh tế cao hơn các ngành nông,
lâm nghiệp nhưng có xu hướng tăng quy mô nhân lực không cao. Trong 5 năm, số
lao động của ngành này tăng 0,02% chủ yếu được bổ sung từ lao động ngành nông,
lâm nghiệp và nguồn lao động mới. Quy mô lao động của ngành này hiện cũng chỉ
chiếm tỷ trọng 0,89% trong tổng số lao động [59].
Trong bối cảnh phát triển mới, cơ hội kiếm việc làm có thu nhập cao và điều
kiện nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc còn hạn chế. Trình độ văn hóa phổ biến
82
của nhóm lao động này là tốt nghiệp trung học cơ sở, nên hạn chế nhiều đến năng
lực tiếp cận khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật. Nhưng quan trọng hơn là mối
liên kết giữa nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân còn rất lỏng lẻo.
Vì thế, người lao động ở nông thôn tỉnh Hải Dương vẫn nặng về sản xuất tự phát,
lúng túng trong việc lựa chọn sản phẩm chủ lực, tổ chức sản xuất gắn với thị
trường, khiến sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, đánh mất cơ hội cải thiện thu nhập.
Chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát
triển: tỷ lệ được đào tạo thấp, thể lực, trí lực, tính kỷ luật, tác phong công nghiệp
còn hạn chế [59].
Bên cạnh việc chuyển đổi lao động sang những lĩnh vực phi nông nghiệp,
Hải Dương còn xuất khẩu lao động. Trước 2007, tỉnh luôn duy trì việc xuất khẩu
đạt trên 3.000 lao động/năm. Tuy nhiên, từ sau 2007, hàng năm chỉ xuất khẩu được
hơn 1.000 lao động.
Mặc dù các cấp, ngành, các tổ chức xã hội liên tục tìm giải pháp mở lớp đào
tạo nghề cho nông dân, nhưng do trình độ văn hóa hạn chế, nhiều lao động bỏ dở
khóa đào tạo, không tiếp cận được với nghề. Các trường cao đẳng, trung cấp và cơ sở
đào tạo nghề nhìn chung gặp khó khăn trong việc tuyển học viên. Điều này cho thấy,
lao động phổ thông khu vực nông thôn chưa có chuyển biến tích cực trong nhận thức
nên chưa tìm đến các cơ sở đào tạo nghề, tự tạo cho mình cơ hội tìm việc làm. Nếu so
với 4 tiêu chí trong 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới: thu nhập
bình quân đầu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo, cấu trúc lao động và hình thức tổ chức sản
xuất thì khó có xã nào ở Hải Dương đáp ứng được quy chuẩn. Nếu không có giải
pháp tích cực trong việc tạo việc làm, chuyển dịch cấu trúc lao động, đầu tư cho 12 xã
được chọn thí điểm, mô hình nông thôn mới ở tỉnh này khó thực hiện.
3.4. THỰC TRẠNG NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở ĐỊA BÀN
KHẢO SÁT
3.4.1. Tình trạng việc làm
Cuộc khảo sát ở 04 xã thuộc hai huyện Ninh Giang và Cẩm Giàng tỉnh Hải
Dương cho biết một số kết quả quan trọng về tình trạng lao động, việc làm ở địa bàn
khảo sát như sau,trong tổng số 403 người tham gia khảo sát, chỉ có 74,2% cho biết họ
83
có việc làm thường xuyên (sử dụng hết thời gian lao động). Trong khi đó, có 9,4% cho
biết thiếu việc làm trên 3 tháng/năm, 8,2% thiếu dưới 1 tháng/năm, 6,5% thiếu việc làm
từ 1-3 tháng. Từ kết quả này có thể thấy, người lao động ở nông thôn vẫn trong tình
trạng thiếu việc làm khá cao (26%). Đây là hiện tượng khá phổ biến ở khu vực nông
thôn Việt Nam hiện nay do nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân là các hoạt
động nông nghiệp đã được hỗ trợ bởi máy móc và các dịch vụ do hợp tác xã ở các địa
phương thực hiện như làm đất, thủy lợi, gặt, thu hoạch và người lao động thiếu việc
làm chưa biết chuyển sang làm công việc gì (Xem bảng 3.9).
Bảng 3.9: Cấu trúc việc làm của người lao động theo địa bàn khảo sát
Huyện Ninh Giang Huyện Cẩm Giang Chung
Tình trạng việc
làm Số lượng Tỷ lệ % Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng Tỷ lệ %
Có việc làm
thường xuyên
139 69,5 160 78,8 299 74,2
Thiếu việc làm
dưới 1 tháng
12 6,0 21 10,3 33 8,2
Thiếu việc làm
từ 1 đến 3 tháng
18 9,0 8 3,9 26 6,5
Thiếu việc làm
trên 3 tháng
25 12,5 13 6,4 38 9,4
Không biết 6 3,0 1 0,5 7 1,7
Chung 200 100,0 203 100,0 403 100,0
Nguồn: Khảo sát của tác giả tại Hải Dương, 2014 [Phụ lục].
Theo địa bàn khảo sát: kết quả cho thấy, ở huyện Cẩm Giàng, tỷ lệ có việc
làm thường xuyên thấp hơn so với khu vực Ninh Giang (69,5% so với 78,8%). Bên
cạnh đó, tỷ lệ thiếu việc làm ở Cẩm Giàng cao hơn so với Ninh Giang. Điều này
được lý giải: huyện Ninh Giang phần lớn là nông nghiệp kết hợp với tiểu thủ công
nghiệp, buôn bán nhỏ, trong khi đó ở Cẩm Giàng diện tích đất cho nông nghiệp
không còn nhiều (do chuyển đổi sang đất công nghiệp), thời gian gần đây tình trạng
các doanh nghiệp co hẹp sản xuất, phá sản tăng dẫn đến nhu cầu lao động trong
các cơ sở sản xuất giảm.
84
"Mấy năm gần đây, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, số lượng công
nhân giảm đi rất nhiều do làm ăn khó khăn nên người dân ở đây cũng ít việc làm
hơn so với những năm trước" (PVS, nữ, Cẩm Giàng).
Chia theo nhóm tuổi: kết quả khảo sát cho thấy, nhóm có độ tuổi trên 55 tuổi
có việc làm thường xuyên thấp nhất (66,7%). Đáng lưu ý, đây cũng là nhóm có tỷ lệ
thiếu việc làm cao nhất. Nhóm từ 15-24 có việc làm thường xuyên cao nhất
(92,3%). Đối với các nhóm tuổi 25-35 tuổi; 36-45 tuổi và từ 46-55 tuổi có tỷ lệ việc
làm thường xuyên tương đương nhau (trên 70%) (Xem bảng 3.10).
Bảng 3.10:Tình trạng việc làm của người lao động theo địa bàn khảo sát
Theo nhóm tuổi (%)
Tình trạng việc làm Từ 15-24
tuổi
Từ 25-
35 tuổi
Từ 36-
45 tuổi
Từ 46-
55 tuổi
Trên 55
tuổi
Có việc làm thường
xuyên
92.3 75.2 71.9 75.7 66.7
Thiếu việc làm dưới 1
tháng
0 8.5 11.7 4.3 10.0
Thiếu việc làm từ 1-3
tháng
0 5.1 7.0 7.0 10.0
Thiếu việc làm trên 3
tháng
0 9.4 7.0 12.2 13.3
Không biết 7.7 1.7 2.3 .9
Tổng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Nguồn: Khảo sát của tác giả tại Hải Dương, 2014 [Phụ lục].
Nhìn chung, lao động lớn tuổi thiếu việc làm cao hơn lao động trẻ, trong độ
tuổi lao động bởi phần lớn những người lớn tuổi tập trung làm việc trong lĩnh vực
nông nghiệp, họ khó có cơ hội tìm kiếm thêm các việc làm phi nông nghiệp vào thời
điểm nông nhàn so với lao động ít tuổi do thiếu kỹ năng, khả năng cập nhật công
nghệ và hạn chế về mặt sức khỏe.
Xét theo trình độ học vấn: tỷ lệ có việc làm thường xuyên cao nhất ở nhóm
có trình độ cao đẳng, đại học (chiếm 84,2%), tuy nhiên, đây cũng là nhóm thiếu
việc làm trên 3 tháng khá cao (15,8%). Lý giải thực tế này cho thấy, nhiều người có
trình độ cao đẳng, đại học đang tham gia lao động nhưng cho rằng tính chất của
85
công việc hiện nay chưa đáp ứng được năng lực của họ, họ có cảm giác thiếu việc
làm. Hoặc đơn giản là họ đang tìm việc làm khác cho phù hợp hơn với chuyên môn
đào tạo và có thêm thu nhập.
"Tôi học xong đại học, đang làm cho một công ty ở địa phương, so với
những gì mình học thì công việc cũng đơn giản, không có thường xuyên, vẫn phải
tham gia thêm một số công việc khác để có thêm thu nhập cho gia đình" (PVS,
nam, 38 tuổi) [phụ lục].
"Người dân ở đây nhìn chung thì cũng có công ăn việc làm cả, tuy nhiên vẫn
còn nhiều người trong tình trạng bấp bênh, chưa chắc chắn, lúc thì có công ăn việc
làm, lúc thì nhàn rỗi do cái tính chất địa bàn vẫn còn nông nghiệp như thế này"
(PVS, cán bộ Hội nông dân) [phụ lục].
Theo giới tính cho thấy, tỷ lệ nữ giới có việc làm thường xuyên cao hơn nam
giới (81,5% so với 68,7%). Theo đó, tỷ lệ thiếu việc làm theo các mức độ khác nhau
ở nhóm nam giới cũng cao hơn nhóm nữ giới. Điều này được lý giải: nữ giới chủ
yếu tham gia các hoạt động nông nghiệp và lao động trong các khu công nghiệp (có
tính ổn định) cao hơn nam giới.
"Đa số nữ giới trong độ tuổi đi làm cho khu công nghiệp, người lớn tuổi hơn
thì làm ruộng và nội trợ, buôn bán nhỏ" (TLN, cán bộ đoàn thể, xã Tân Trường)
[phụ lục].
Cấu trúc việc làm phân theo giới cho thấy, nhìn chung tỷ lệ lao động có việc
làm thường xuyên của huyện Ninh Giang chiếm tỷ lệ cao hơn so với huyện Cẩm
Giàng. Trong đó, huyện Cẩm Giàng, tỷ lệ lao động nữ có việc làm thường xuyên
chiếm tỷ lệ 81,7%, nhiều hơn so với nam chiếm 58%, nam giới có tỷ lệ thiếu việc
làm nhiều hơn so với nữ giới, nam giới thiếu việc làm tới 29% trong khi đó nữ giới
chỉ có 9,7% tỷ lệ lao động thiếu việc làm trên 3 tháng. Đối với huyện Ninh Giang,
tỷ lệ lao động nữ có việc làm thường xuyên chiếm tới 81,2% nhiều hơn so với nam
giới chiếm tỷ lệ 77,2%. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động nam giới của huyện Ninh Giang
vẫn cao hơn so với huyện Cẩm Giàng (Xem bảng 3.11)
86
Bảng 3.11: Cấu trúc việc làm theo giới nam và nữ
Huyện Cẩm
Giang
Huyện Ninh
Giang
Nghề nghiệp
Nam Nữ
Chung
Nam Nữ
Chung
Số lượng 63 76 139 95 65 160 Có việc làm thường
xuyên Tỷ lệ % 58,0 81,7 69,5 77,2 81,2 78,8
Số lượng 9 3 12 13 8 21 Thiếu việc làm
dưới 1 tháng Tỷ lệ % 8,4 3,2 6,0 10,6 10,0 10,3
Số lượng 15 3 18 6 2 8 Thiếu việc làm từ 1
đến 3 tháng Tỷ lệ % 14,0 3,2 9,0 4,9 2,5 3,9
Số lượng 16 9 25 9 4 13 Thiếu việc làm trên
3 tháng Tỷ lệ % 15,0 9,7 12,5 7,3 5,0 6,4
Số lượng 4 2 6 0 1 1
Không biết
Tỷ lệ % 3,7 2,2 3,0 0 1,2 0,5
Số lượng 107 93 200 123 80 203
Chung
Tỷ lệ % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Khảo sát của tác giả tại Hải Dương, 2014 [Phụ lục].
3.4.2. Cấu trúc nghề nghiệp chính
Trong tổng số các thành phần tham gia khảo sát, nghề nghiệp chính chiếm tỷ
lệ cao nhất là trồng trọt với 24,6%, thứ hai là nghề Xây dựng, vận tải trong nội bộ
xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn chiếm
tỷ lệ 21,1%, thứ ba là buôn bán kinh doanh nhỏ, tạp hóa chiếm tỷ lệ 17,4%, thứ tư là
sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí
nhỏ chiếm tỷ lệ 17,1% (Xem bảng 3.12).
Bảng 3.12: Cấu trúc các loại nghề nghiệp chính
Nghề nghiệp chính Số lượng Tỷ lệ %
Trồng trọt 99 24,6
Chăn nuôi 31 7,7
Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản 13 3,2
Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản 8 2,0
Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy 69 17,1
87
Nghề nghiệp chính Số lượng Tỷ lệ %
tinh, dệt may, cơ khí nhỏ
Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề
nông thôn
4 1,0
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 12 3,0
Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh 1 .2,0
Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác
phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn
85 21,1
Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh doanh
trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn
11 2,7
Buôn bán kinh doanh nhỏ, tạp hóa 70 17,4
Chung 403 100,0
Nguồn: Khảo sát của tác giả tại Hải Dương, 2014 [Phụ lục].
Đối với các ngành nghề chính mang lại thu nhập, nghề chính mang lại thu nhập
chính chiếm tỷ lệ cao nhất là nghề buôn bán kinh doanh nhỏ, tạp hóa chiếm tỷ lệ
24,1%, thứ hai là nghề xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác
phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn chiếm tỷ lệ 23,3%, thứ ba là nghề sản
xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ
chiếm tỷ lệ 18,1%, và thứ tư là nghề trồng trọt chiếm tỷ lệ 13,4% (Xem bảng 3.13).
Bảng 3.13: Cấu trúc về nghề nghiệp mang lại thu nhập chính
Nghề nghiệp chính Số lượng Tỷ lệ %
Trồng trọt 54 13.4
Chăn nuôi 31 7.7
Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản 16 4.0
Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản 8 2.0
Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ,
thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ
73 18.1
Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành
nghề nông thôn
6 1.5
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 12 3.0
88
Nghề nghiệp chính Số lượng Tỷ lệ %
Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh 1 .2
Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ
khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn
94 23.3
Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh
doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn
11 2.7
Buôn bán kinh doanh nhỏ, tạp hóa 97 24.1
Chung 403 100.0
Nguồn: Khảo sát của tác giả tại Hải Dương, 2014 [Phụ lục].
3.4.3. Cấu trúc nghề nghiệp làm thêm
Đối với các nghề nghiệp làm thêm, chủ yếu nghề nghiệp tham gia làm thêm là
nghề trồng trọt chiếm tỷ lệ 32,5%, thứ hai là nghề chăn nuôi chiếm tỷ lệ 15,1% và thứ
ba là nghề buôn bán kinh doanh nhỏ, tạp hóa chiếm tỷ lệ 11,7% (Xem bảng 3.14).
Bảng 3.14: Cấu trúc các loại nghề nghiệp làm thêm
Việc làm thêm Số lượng Tỷ lệ %
Trồng trọt 131 32,5
Chăn nuôi 61 15,1
Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản 11 2,7
Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản 1 0,2
Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ,
thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ
7 1,7
Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành
nghề nông thôn 2 0,5
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 0 0
Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh 0 0
Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ
khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn
13 3,2
Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh
doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn
2 0,5
Buôn bán kinh doanh nhỏ, tạp hóa 47 11,7
Không có nghề nào khác 128 31,8
Chung 403 100,0
Nguồn: Khảo sát của tác giả tại Hải Dương, 2014 [Phụ lục].
89
Phần lớn người tham gia khảo sát đều làm việc trong thôn chiếm tỷ lệ 40,7%,
ngoài ra, tham gia làm việc trong xã chiếm tỷ lệ 31,8% và tham gia làm việc ngoài
xã nhưng trong huyện chiếm tỷ lệ 19,6% (Xem bảng 3.15)
Bảng 3.15: Nơi làm việc của các ngành nghề
Nơi làm việc Số lượng Tỷ lệ %
Trong thôn 164 40.7
Trong xã 128 31.8
Ngoài xã nhưng trong huyện 79 19.6
Ngoài huyện nhưng trong tỉnh 19 4.7
Ngoài tỉnh 13 3.2
Chung 403 100.0
Nguồn: Khảo sát của tác giả tại Hải Dương, 2014 [Phụ lục].
Tiểu kết chương 3
Trước khi phân tích thực trạng nghề nghiệp của người lao động được khảo
sát ở huyện Ninh Giang và Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, chương 3 tập trung giới
thiệu bối cảnh chính sách và thực tiễn chuyển đổi kinh tế, nghề nghiệp ở Việt Nam
và tỉnh Hải Dương. Trên phạm vi cả nước và tỉnh Hải Dương, cấu trúc kinh tế và
cấu trúc nghề nghiệp đều biến đổi, theo đó thì xu hướng chính là giảm dần tỉ trọng
các nghề thuộc ngành kinh tế nông nghiệp và tăng dần tỉ trọng các nghề thuộc
ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ.
Cuộc khảo sát hơn 403 người lao động của 403 hộ gia đình ở 04 xã thuộc
huyện Ninh Giang và huyện Cẩm Giàng của tỉnh Hải Dương cho biết ở địa bàn
nông thôn này có khoảng ba phần tư người lao động có việc làm thường xuyên và
một phần tư còn lại thiếu việc làm. Trong số những người có việc làm thường
xuyên, hơn hai phần ba làm nghề nghiệp phi nông tron
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16_11luanvan_6511_9762_1862622.pdf