Luận án Xây dựng các bài giảng tương tác đối với môn học kỹ thuật lập trình giảng dạy trong trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc - Hoàng Đắc Mạnh

LỜI CAM ĐOAN 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ 6

LỜI MỞ ĐẦU 7

1. Lý do chọn đề tài 7

1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài: 7

2. Mục đích của đề tài (các kết quả cần đạt được): 8

3. Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết: 8

3.1. Nhiệm vụ của đề tài 8

3.2. Phương pháp nghiên cứu: 8

3.3. Giả thuyết khoa học 9

3.4. Điểm mới của luận văn: 9

3.5. Cấu trúc của luận văn 10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TƯƠNG TÁC 11

1.1. Tương tác 11

1.2. Dạy học tương tác. 11

1.3. Lý luận dạy học tương tác 12

1.3.1. Bộ ba tác nhân 13

1.3.2 Bộ ba thao tác 15

1.3.3. Định hướng tương tác 18

1.3.4. Bộ ba tương tác 20

1.3.5 Các liên đới của phương pháp dạy học tương tác 24

1.4. Công nghệ dạy học tương tác 27

1.4.1. Công nghệ dạy học tương tác. 27

1.4.2. Tương tác người - máy 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN KỸ THUẬT LẬP TRÌNH TẠI KHOA CNTT - TRƯỜNG CĐN VIỆT - ĐỨC 35

2.1. Giới thiệu về trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh phúc. 35

2.2. Thực trạng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của khoa CNTT. 37

2.2. Thực trạng dạy học môn Kỹ thuật lập trình. 39

2.2.1. Chương trình môn học 39

2.2.2. Mục tiêu của môn học 41

2.2.3. Đặc điểm của môn học Kỹ thuật lập trình 42

2.2.4. Thực trạng dạy học môn Kỹ thuật lập trình tại khoa CNTT trường CĐN Việt - Đức Vĩnh Phúc. 43

2.3. Khảo sát thực trạng áp dụng các phương pháp giảng dạy ở khoa CNTT 43

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CÁC BÀI GIẢNG TƯƠNG TÁC ĐỐI VỚI MÔN HỌC KỸ THUẬT LẬP TRÌNH GIẢNG DẠY TRONG TRƯỜNG CĐN VIỆT - ĐỨC VĨNH PHÚC 45

3.1. Xây dựng quy trình tổ chức dạy học tương tác. 45

3.2. Xây dựng bài giảng môn học “ Kỹ thuật lập trình” theo quan điểm dạy học tương tác 52

3.2.1. Yêu cầu 52

3.2.2. Phần nội dung lý thuyết 52

3.2.3. Phần ôn tập, kiểm tra, đánh giá. 55

3.2.4. Sản phẩm. 56

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 58

4.1. Mục đích của việc thực nghiệm sư phạm. 58

4.2. Đối tượng và thời gian tiến hành thực nghiệm. 58

4.3. Cách thức tiến hành thực nghiệm 59

4.4. Các bài thực nghiệm 60

4.5. Kết quả thực nghiệm 60

4.5.1. Kết quả điều tra giáo viên. 60

4.5.2. Kết quả điều tra của học sinh 65

4.5.3. Kết quả các bài kiểm tra của quá trình thực nghiệm 66

4.6. Xử lý kết quả thực nghiệm 66

4.7. Phân tích kết quả thực nghiệm 71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

A. Kết luận 73

B. Kiến nghị 74

C. Hướng phát triển của đề tài 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

PHỤ LỤC 77

 

doc85 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng các bài giảng tương tác đối với môn học kỹ thuật lập trình giảng dạy trong trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc - Hoàng Đắc Mạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảng chọn (Menu) Hình 1.6: Giao tiếp kiểu bảng chọn trong Word 2003 Cách thức giao tiếp này cung cấp một tập các lựa chọn cho người dùng và tập này thể hiện trên màn hình. Người dùng lựa chọn một mục ( tương ứng với công việc) bằng cách sử dụng các phím con trỏ, phím tắt hay nhấn vào một ký tự hoặc có thể dùng chuột để lựa chọn mục. * Giao tiếp bằng ngôn ngữ tự nhiên Đây là giao tiếp hấp dẫn nhất giữa người dung và máy tính. Việc hiểu ngôn ngữ tự nhiên bao gồm cả tiếng nói và chữ viết, là một chủ đề được quan tâm và nghiên cứu của nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên sự nhập nhằng của ngôn ngữ tự nhiên gây nên các khó hiểu cho máy. Con người thường dựa vào ngữ cảnh để phân tích sự nhập nhằng này. Tuy nhiên điều này với máy tính thì lại quá khó. Điều này dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ tự nhiên trong các lĩnh vực hạn chế thì có thể thành công. Hiện nay đã có một số phần mềm máy tính nhận diện và điều khiển bằng giọng nói. * Giao tiếp dạng hỏi đápvà truy vấn Hình 1.7: Giao tiếp kiểu truy vấn cơ sở dữ liệu trong Access 2003 Hỏi đáp là một cơ chế đơn giản nhằm cung cấp dữ liệu cho một ứng dụng của một lĩnh vực riêng nào đó. Người dùng được yêu cầu bởi một loạt các câu hỏi. Các câu hỏi được miêu tả trong nhiều dạng khác nhau như: dạng Yes/No, dạng đa lựa chọn, dạng nhấn số, Kiểu giao tiếp này khá tự nhiên, dễ thiết kế và thích hợp người dùng mới và thiếu kinh nghiệm. *Giao tiếp kiểu Form điền Hình 1.8: Giao tiếp Form điền trong visual basic Hệ thống sẽ hiển thị một tập các trường văn bản trên màn hình, người dùng có thể chọn một trường nào đó để nhập hoặc hiệu chỉnh nội dung. Thường các mẫu hiển thị dựa trên các mẫu thực tế mà người sử dụng quen thuộc nhằm tạo nên giao diện dễ dàng hơn cho người sử dụng. Người sử dụng làm việc xuyên suốt mẫu, điền các giá trị thích hợp. Dữ liệu nhập vào ứng dụng ở các vị trí xác định. Dạng hội thoại này hữu ích cho các ứng dụng nhập dữ liệu. Ở một chừng mực nào đó, nó dễ cho việc học và sử dụng đối với những người không sử dụng thành thạo. * Giao tiếp dạng WIMP Hiện nay hầu hết các tương tác máy tính là dạng giao diện WIMP, thường gọi là hệ thống các cửa sổ (Windows), các biểu tượng (Icons), các bảng chọn (Menus) và con trỏ (Pointers) và là dạng tương tác mặc định cho phần lớn hệ thống tương tác máy tính đang sử dụng hiện nay. Ví dụ như hệ điều hành Windows. Các đặc trưng then chốt trong giao diện WIMP là: Windows, Icons, Menus và Pointers. Đây là các phương tiện dùng cho tương tác giữa người - máy. Hình 1.9: Giao tiếp WIMP Windows: các cửa sổ là các vùng màn hình, mỗi cửa sổ chứa các đối tượng văn bản hoặc đồ họa và người dùng có thể di chuyển hay điều chỉnh kích thước của chúng. Với hình thức giao tiếp này, người sử dụng có thể cùng một lúc làm nhiều công việc trên nhiều cửa sổ khác nhau. Icons: là một hình ảnh tượng trưng cho một ứng dụng nào đó. Người dùng khi sử dụng không cần biết ứng dụng đó ở đâu mà chỉ cần chạy thông qua biểu tượng. Mỗi biểu tượng đều thể hiện được những đặc trưng riêng tương ứng mà nó đại diện. Menus: đặc trưng của hệ thống cửa sổ là các bảng chọn. Các bảng chọn cung cấp các thông tin về chức năng, danh sách tuần tự các thao tác. Việc thiết kế các cửa sổ với các bảng chọn thì thiết bị trỏ được sử dụng để lựa chọn. Có nhiều kiểu thiết kế bảng chọn trong các cửa sổ, tuy nhiên không nên có quá nhiều mục chọn trong một bảng chọn làm cho người dùng khó sử dụng khi chọn. Pointers: là một thành phần rất quan trọng trong giao tiếp WIMP bời vì nó được dùng để định vị và chọn lựa các chức năng. Thiết bị trỏ có nhiều loại như: chuột, cần điều khiển, cảm ứng, bong xoay,nhưng tất cả để thể hiện dưới dạng hình dáng con trỏ trên màn hình. Con trỏ cũng có nhiều dạng khác nhau để phân biệt trạng thái làm việc của ứng dụng hay vị trí làm việc của con trỏ. Như vậy để đáp ứng nhu cầu tương tác người - máy dạy học hiện đại thì tương tác dạng WIMP là thiết thực và đem lại hiệu quả cao. Nó giúp cho người sử dụng tiếp cận hệ thống được thuận lợi và nhanh chóng hơn. Người dùng hệ thống sẽ ít phải sử dụng các thao tác trong khi hiệu quả thao tác thì nhiều. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN KỸ THUẬT LẬP TRÌNH TẠI KHOA CNTT - TRƯỜNG CĐN VIỆT - ĐỨC VĨNH PHÚC 2.1. Giới thiệu về trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh phúc. Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc được xây dựng tại Khu hành chính 15, đường Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc với tổng diện tích là 33.813 m2. Tiền thân của trường là một trung tâm đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ ngành Xây dựng được thành lập tháng 11/1998. Đến tháng 5/2000 được nâng cấp thành Trường Đào tạo nghề Vĩnh Phúc. Tháng 2/2007, thực hiện Luật giáo dục năm 2005 và Luật dạy nghề năm 2006. Nhà trường được nâng cấp chuyển đổi thành trường Trung cấp nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc. Tháng 7/2007 Nhà trường đã được nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc theo Quyết định số 922/QĐ-BLĐTBXH ngày 03/7/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường được Tổng cục Dạy nghề Bộ LĐ-TB&XH cấp Giấy chứng đăng ký hoạt động dạy nghề số 34/2009/GCN-ĐKHĐDN ngày 26/5/2009. Tháng 7/2009, Trường được UBND tỉnh xếp hạng I trường Cao đẳng nghề theo Quyết định số 2095/QĐ-CT ngày 7/7/2009. Năm 2010, Trường hoàn thành công tác tự kiểm định chất lượng dạy nghề và được Bộ LĐ-TB&XH cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề cấp độ 3 (cấp độ cao nhất) ngày 10/3/2011, số đăng ký 02/2010. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trường thực hiện theo Điều lệ trường được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 3401/QĐ-UBND ngày 19/9/2008, được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 258/QĐ-UBND ngày 27/01/2011. Trường hiện có 07 phòng, 08 khoa, và 02 trung tâm trực thuộc với tổng số 224 cán bộ, giáo viên, nhân viên, phân công theo các đơn vị như sau: TT Đơn vị Tổng số CBGVNV T.số nữ Trình độ đào tạo Ghi chú T.số Biên chế Hợp đồng BH XH Ngắn hạn Thạc sĩ + Cao học Đại học Cao đẳng Tr. độ khác 1 Ban giám hiệu 5 5 0 0 0 3 2 0 0 2 Phòng Hành chính - Tổ chức 34 6 25 3 17 2 4 2 26 3 Phòng Đào tạo 8 8 10 0 5 4 2 0 2 4 Phòng Tài chính - Kế toán 7 6 0 1 7 0 4 0 3 5 Phòng Thanh tra - Khảo thí và Kiểm định chất lượng 5 4 1 0 2 4 1 0 0 6 Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên 7 2 5 0 1 0 5 0 2 7 Phòng Quản lý Thiết bị - Vật tư 5 4 1 0 2 1 2 1 1 8 Phòng Nghiên cứu khoa học - Hợp tác quốc tế 4 3 1 0 2 3 1 0 0 9 Khoa Điện tử 12 8 4 0 6 9 3 0 0 10 Khoa Điện Dân dụng – Công nghiệp 25 18 7 0 12 19 6 0 0 11 Khoa Cơ khí chế tạo 20 16 4 0 4 9 6 3 2 2 thợ bậc cao 12 Khoa Động lực 14 10 4 0 0 12 2 0 0 13 Khoa Công nghệ thông tin 12 6 4 2 3 7 5 0 0 14 Khoa Xây dựng - Kinh tế 14 10 2 2 5 7 4 0 1 15 Khoa Chính trị - Pháp luật, Giáo dục Quốc phòng - Thể chất 10 9 0 1 6 6 4 0 0 16 Khoa Khoa học cơ bản 25 15 7 3 21 8 16 1 0 16 Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ 10 7 3 0 7 1 8 1 0 17 Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật công nghệ và Xuất khẩu lao động 8 5 3 0 4 1 5 0 2 Tổng 224 142 90 6 105 95 82 7 39 Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của trường CĐN Việt - Đức Vĩnh Phúc Một thế mạnh của trường là có một đội ngũ cán bộ giáo viên rất đông, họ rất yêu nghề và nhiệt tình trong giảng dạy. Đặc biệt hơn trường rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ sư phạm cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là các giáo viên trẻ. Việc đa dạng hóa các phương pháp dạy học là nội dung trọng tâm của nhà trường. Trường thường xuyên có kế hoạch cử giáo viên đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ sư phạm, tập huấn về phương pháp dạy học mới từ các lớp dự án của Tổng cục dạy nghề, thường xuyên mở các lớp tập huấn về nâng cao nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên. Hiện nay trường đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ trong đó: hệ cao đẳng nghề với 10 nghề, hệ trung cấp nghề với 6 nghề, hệ sơ cấp nghề: Nhà trường liên tục tuyển sinh đào tạo các lớp: Ngoại ngữ ( tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc); Tin học văn phòng; May công nghiệp; Hàn; Điện dân dụng; Lắp đặt điện nước; Sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí; Sửa chữa xe máy; Tiện vạn năng; Tiện-phay CNC; Kỹ thuật xây dựng; Kế toán máy; Đào tạo lái xe môtô hạng A1 .... 2.2. Thực trạng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của khoa CNTT. Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin được coi là một trong những ngành khoa học phát triển với tốt độ nhanh nhất, vì đây là một ngành khoa học phục vụ và mang lại hiệu quả rõ rệt cho hầu hết các ngành nghề trong xã hội. Tại Việt Nam , tiềm năng mà công nghệ thông tin mang lại cho ngành giáo dục là rất lớn như là: nhiều phần mềm phục vụ cho công tác giảng dạy và thiết kế bài giảng, các chương trình đào tạo từ xa, hợp tác đào tạo quốc tế, phổ cập kiến thức thông qua mạng Internet, và đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học. Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh phúc đã từng bước tiếp cận và ứng dụng những thành tựu trong lĩnh vực còn khá mới mẻ này. Được sự quan tâm và đầu tư của nhà trường, khoa CNTT đã được trang bi, các phần mềm để phục vụ cho công tác giảng dạy đó là: - Máy chiếu đa năng (projector): 20 chiếc. - Phóng thực hành: 6 phòng, trong đó 5 phòng cho thực hành quản trị mạng và 1 phòng cho thực hành lắp ráp và sửa chữa máy tính. - Máy in: 4 chiếc. - Các phần mềm hỗ trợ học tập: Office, Macromedia, VMware, Turbo C, dev c++, Autocad, Photoshop, Corel, Khoa CNTT trường CĐN Việt - Đức Vĩnh Phúc có tổng số 12 giáo viên không những được đào tạo chuyên sâu ( 2 thạc sĩ; 5 đang học cao học; 5 kỹ sư CNTT) mà còn có lòng nhiệt tình, đam mê, yêu nghề và sáng tạo. Nhiệm vụ của khoa không chỉ giảng dạy các môn chuyên ngành cho gần 500 học sinh của khoa gồm: 3 lớp hệ cao đẳng ngành Quản trị mạng và 9 lớp hệ trung cấp ngành kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính mà còn giảng dạy môn Tin học cơ bản cho toàn bộ học sinh trong nhà trường. Tuy vậy với cơ sở vật chất và số lượng giáo viên như trên vẫn chưa đáp ứng được với nhiệm vụ đặt ra nên có nhiều thời điểm các giáo viên trong khoa phải tăng ca thực hành, đi dạy cả buổi tối và ngày nghỉ. 2.2. Thực trạng dạy học môn Kỹ thuật lập trình. 2.2.1. Chương trình môn học Hiện nay môn Kỹ thuật lập trình đang giảng dạy tại trường CĐN Việt - Đức Vĩnh Phúc được áp dụng theo chương trình khung của Tổng cục dạy nghề với thời lượng là 120h trog đó có 45h lý thuyết và 75h thực hành với nội dung chính được phân phối như sau: Số TT Tên chương, mục Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* (LT hoặc TH) I Làm quen ngôn ngữ lập trình 5 5 Giới thiệu các khái niệm cơ bản về lập trình 1 1 Giới thiệu lịch sử phát triển và ứng dụng của ngôn ngữ lập trình cơ bản 1 1 Làm quen môi trường phát triển phần mềm 1 1 Sử dụng sự trợ giúp từ (helpfile) về cú pháp lệnh, về cú pháp hàm, các chương trình mẫu. 2 2 II Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình 15 5 9 1 Hệ thống từ khóa và kí hiệu được dùng trong ngôn ngữ lập trình 2 1 1 Các kiểu dữ liệu cơ bản: kiểu số, ký tự, chuỗi, ... 2 1 1 Hằng, biến, hàm, các phép toán và biểu thức 5 1 4 Các lệnh, khối lệnh 4 2 2 Thực thi chương trình, nhập dữ liệu, nhận kết quả 2 1 1 III Các cấu trúc điều khiển 25 10 14 1 Khái niệm về lệnh cấu trúc 1 1 Các lệnh cấu trúc lựa chọn 6 3 3 Các câu lệnh lặp 7 2 5 Các lệnh chuyển điều khiển 6 2 4 Kết hợp các cấu trúc điều khiển trong chương trình 5 2 2 1 IV Hàm và thủ tục 25 10 14 1 Khái niệm chương trình con 3 1 2 Cấu trúc chương trình có sử dụng chương trình con 2 1 1 Các hàm và thủ tục trong ngôn ngữ lập trình cơ bản 7 3 4 Tham trị và tham biến 8 3 5 Biến toàn cục và biến cục bộ 5 2 2 1 V Dữ liệu kiểu tập hợp, mảng và bản ghi 30 10 19 1 Kiểu tập hợp, các phép toán trên tập hợp 5 2 3 Khái niệm mảng, khai báo mảng, gán giá trị 4 2 2 Mảng nhiều chiều 6 2 4 Dữ liệu khiểu bản ghi 15 4 10 1 VI Dữ liệu kiểu chuỗi 20 5 14 1 Khai báo và các phép toán 5 2 3 Nhập, xuất chuỗi 3 1 2 Các hàm làm việc với chuỗi. 12 2 9 1 Cộng 120 45 70 5 Bảng 2.2: Nội dung và phân phối môn học Kỹ thuật lập trình 2.2.2. Mục tiêu của môn học - Trình bày được khái niệm về lập trình máy tính. - Mô tả được ngôn ngữ lập trình: cú pháp, công dụng của các câu lệnh. - Phân tích được chương trình: xác định nhiệm vụ chương trình. - Thực hiện được các thao tác trong môi trường phát triển phần mềm: biên tập chương trình, sử dụng các công cụ, điều khiển, thực đơn lệnh trợ giúp, gỡ rối, bẫy lỗi, - Viết chương trình và thực hiện chương trình trong máy tính. - Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an toàn cho người và phương tiện học tập. - Rèn luyện khả năng tư duy và sự nhạy bén trong công việc. 2.2.3. Đặc điểm của môn học Kỹ thuật lập trình Là môn học kỹ thuật, đối tượng nghiên cứu chính của môn học này là máy tính và mạng. Đây là môn học rất quan trọng đối với chuyên ngành Quản trị mạng. Đây là môn học vừa có tính cụ thệ, vừa có tính trừu tượng, vừa có tính thực hành và là môn học được đánh giá cao ở năng lực thực hiện. Bên cạnh đó môn Kỹ thuật lập trình sử dụng tương tác người - máy rất nhiều trong giảng dạy nhất là các bài kiểm tra, các bài thực hành. * Tính cụ thể Nội dung môn học bao gồm các kiến thức cơ bản về lập trình, các bước cơ bản để lập trình . Với những nội dung này người học được tri giác trực tiếp hoặc qua các thao tác thực hành với máy tính. Có nghĩa là để nắm được kiến thức đó người học và máy tính đã tương tác trực tiếp với nhau. * Tính trừu tượng Môn học này còn có các kiến thức về hàm và thủ tục. Đây là những kiến thức mang tính trừu tượng cao để lĩnh hội được những kiến thức này không những đòi hỏi sự tương tác trực tiếp với máy tính mà còn yêu cầu người dạy còn có khả năng tưởng tượng, tư duy, phân tích từ đó mô phỏng ngay trên máy tính để mô tả các hoạt động, kết quả diễn ra trong các bài toán lập trình để viết được các hàm các thủ tục. * Tính thực hành Đối với học sinh học trong các trường nghề thì thực hành thường chiếm 60 – 70% thời lượng học tập. Học tin học nói chung và học Kỹ thuật lập trình nói riêng là luôn phải đi đôi lý thuyết với thực hành và thực hành đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong nội dung học. Mọi tri thức đều được lĩnh hội một cáh sâu sắc thông qua các bài thực hành hay nói cách khác tất cả các kiến thức lý thuyết sẽ được chứng minh, thấm nhuần và thông qua thực hành sẽ hình thành nên kỹ năng, kỹ xảo cho người học. 2.2.4. Thực trạng dạy học môn Kỹ thuật lập trình tại khoa CNTT trường CĐN Việt - Đức Vĩnh Phúc. Môn kỹ thuật lập trình với thời lượng thực hành chiếm tới 62,5% thời gian. Các bài thực hành chủ yếu là trên máy tính thật. 2.3. Khảo sát thực trạng áp dụng các phương pháp giảng dạy ở khoa CNTT Để có những cơ sở cho việc vận dụng dạy học tương tác vào quá trình dạy học môn kỹ thuật lập trình nói riêng, các môn tin học nói chung. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tại khoa CNTT theo phương pháp điều tra trực tiếp qua phiếu thăm dò với toàn thể 12 giáo viên của khoa. Từ 12 phiếu phản hồi, chúng tôi thu được kết quả như sau: - 12 (100%) giáo viên đều cho rằng cơ sở vật chất của khoa CNTT hiện nay chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế. - 9 (75%) giáo viên ở khoa CNTT đã áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại, nhưng mới chỉ ở mức dùng máy tính, máy chiếu kết pju với Powerpoint để trình chiếu bài giảng; chỉ có 5(41,67%) giáo viên thỉnh thoảng thiết kế các bài giảng điện tử có tính tương tác, thiết kế các mô hình, các phần mềm mô phỏng. - 8 (66,67%) giáo viên hay sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại và trực quan; Chỉ có 5(41,67%) giáo viên thỉnh thoảng sử dụng phương pháp dạy học mô phỏng và tương tác. - 7 (58,33%) giáo viên cho rằng vận dụng phương pháp dạ học tương tác vào giảng dạy các môn tin học rất phù hợp vì nó sẽ phát huy được tối đa hứng thú và tư duy kỹ thuật của từng sinh viên. - 6 (50%) giáo viên chưa xác định đúng các yếu tố cơ bản của SPTT; 4 (33,33%) giáo viên chưa xác định đúng định nghĩa tương tác theo quan điểm SPTT. Kết luận: Qua khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy phần lớn giáo viên trong khoa CNTT trường CĐN Việt - Đức Vĩnh Phúc hiện nay vẫn đang thường xuyên sử dụng các pương pháp giảng dạy truyền thống. Phần lớn các giáo viên đều xác định được sự ưu việt của dạy học tương tác trong việc áp dụng giảng dạy các môn tin học. Tuy vậy phương pháp này được một số rất ít giáo viên áp dụng vì phần lớn họ chưa được tiếp cận và nghiên cứu về nó một cách đầy đủ. Trước nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo, trường CĐN Việt – Đức Vĩnh Phúc đã đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là phải đổi mới phương phapf giảng dạy rút ngắn thời gian lên lớp của giáo viên, tăng thời gian thực hành của học sinh. Việc vận dụng dạy học tương tác trong giảng dạy các môn tin học nói chung và môn Kỹ thuật lập trình nói riêng sẽ phát huy tính tích cực, sự say mê, hứng thú học tập và phát triển tư duy kỹ thuật của học sinh. Chính vị vậy mà yêu cầu đặt ra là phải có một nghiên cứu khoa học về lý luận và công nghệ dạy học cũng như việc áp dụng nó trong các môn học. CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CÁC BÀI GIẢNG TƯƠNG TÁC ĐỐI VỚI MÔN HỌC KỸ THUẬT LẬP TRÌNH GIẢNG DẠY TRONG TRƯỜNG CĐN VIỆT - ĐỨC VĨNH PHÚC 3.1. Xây dựng quy trình tổ chức dạy học tương tác. Bằng việc nhận diện và phân tích các tác nhân tương tác, chúng tôi đã xây dựng mô hình dạy học tương tác như sau: HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Lập kế hoạch học tập, hình thành động cơ hứng thú học tập cho học viên. 2. Tổ chức và hướng dẫn hoạt động của học viên. 3. Hợp tác giúp đỡ học viên thực hiện trách nhiệm học tập. HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hình thành động cơ hứng thú học tập cho bản thân. 2. Tham gia tích cực các hoạt động do giáo viên tạo dựng. 3. Chịu trách nhiệm đến cùng với hoạt động học tập của bản thân. MÔI TRƯỜNG Hình 3.1: Mô hình dạy học tương tác ác như sau: Mô hình dạy học tương tác, nhấn mạnh mối quan hệ giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong mối quan hệ này, logic của hoạt động dạy được xác lập tương ứng với logic của hoạt động học tạo nên tính tương thích giữa dạy và học trong hệ thống dạy học. Xác định mục tiêu Tìm hiểu học sinh Chuẩn bị tư liệu Giới thiệu học liệu Hình 3.2: Quy trình tổ chức dạy học tương tác Lựa chọn PPDH&PTDH Xây dựng BGĐT và soạn giáo án Lôi quấn sự chú ý của học sinh Xác định các nội dung học tập Phân chia các nội dung học tập Tiến hành các hoạt động dạy và học Kết luận về kiến thức thu nhận Vận dụng kiến thức & đánh giá kết quả HT Giao nhiệm vụ học tập cho học sinh Chuẩn bị bài giảng HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN Tổ chức các hoạt động cụ thể Kiểm tra, đánh giá, kết luận Mở đầu Thực hiện bài giảng HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Từ mô hình dạy học tương tác, chúng tôi xây dựng sơ đồ quy trình dạy học tương tác bao gồm các yếu tố và mối liên hệ hoạt động của các yếu tố đó như sau: * Giai đoạn chuẩn bị: Trong giai đoạn này giáo viên cần: + Tìm hiểu học sinh: Chuẩn bị những câu hỏi điều tra để biết được sự hiểu biết của học sinh về những kiến thức có liên quan đến nội dung bài học. Dự đoán những khó khăn, chướng ngại mà học sinh có thể gặp phải khi học bài mới dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên. Kết quả của việc điều tra sẽ giúp cho giáo viên xây dựng hoặc lựa chọn được các tình huống học tập khác nhau sao cho phù hợp nhất với đối tượng học sinh của mình. + Xác định mục tiêu: Để xác định đúng các mục tiêu của bài học và thiết kế các hoạt động học tập phù hợp thì trước hết cần phải phân tích và hiểu rõ các kiến thức trọng tâm của bài học. Việc xác định mục tiêu của bài học quyết định đến việc xây dựng và lựa chọn các tình huống dạy học. Mục tiêu của bài học là các tiêu chí về mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học sinh cần đạt được sau giờ học. + Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học dự kiến sử dụng trong giờ dạy học: Việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học phải dựa vào nội dung bài học, những khó khăn chướng ngại mà học sinh sẽ gặp phải trong giờ dạy cũng như kinh nghiệm của mỗi giáo viên. Các phương tiện dạy học cũng phải phù hợp với nội dung bài học và phương pháp dạy học được lựa chọn. + Chuẩn bị tư liệu và phương tiện thực hành: Với mỗi bài giảng, giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ các tư liệu để phục vụ cho bài giảng. Đó cũng có thể là những tư liệu mà giáo viên cần giới thiệu để học viên đọc them khi họ có nhu cầu đào sâu, mở rộng kiến thức. Để tăng cường tương tác giữa các giáo viên – học sinh – môi trường (máy tính), nâng cao hiệu quả dạy học, cần cài đặt và sử dụng phần mềm NetOp School: đây là phần mềm quản lý và dạy học trên mạng LAN (mạng cục bộ). Với phần mềm này giáo viên có thể giảng bài, gửi bài và nhận bài cho học sinh; có thể quản lý các máy học sinh, hướng dẫn trực tiếp khi cần thiết,Giáo viên cần đảm bảo là phần mềm này hoạt động tốt trước khi hướng dẫn học sinh thực hành. Sau khi đã có đủ tư liệu, chuẩn bị tốt các điều kiện thực hành, giáo viên nên soạn đề cương khái quát của bài giảng. Đề cương này, trong những điều kiện nguồn lực cho phép, nên chuyển thành tài liệu phát tay cho học viên giúp học viên thuận lợi trong tiến trình thực hiện các nhiệm vụ học tập đã xác định. + Xây dựng bài giảng điện tử và soạn giáo án: Giáo viên tiến hành thiết kế và xây dựng bài giảng điện tử. Yêu cầu của bài giảng điện tử là phải có tính tương tác cao, có thể dùng để giảng dạy giáp mặt hoặc dạy từ xa trên mạng Internet. Giáo án (kế hoạch bài giảng) là văn bản ghi chép một cách chi tiết theo một trình tự logic những gì mà giáo viên mong muốn sẽ diễn ra trong giờ lên lớp của mình. Có kế hoạch bài giảng người dạy mới chủ động khi giảng dạy và tránh được những sai sót (như là quên một ý nào đó, một hoạt động nào đó) trong tiến trình giờ giảng. Để có kế hoạch bài giảng, giáo viên cần lập kế hoạch bài giảng (lịch giảng dạy) tức là phải viết ra những dự kiến của mình về bài giảng đó và lựa chọn phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với đối tượng điều kiện(có thể là thuyết trình, cộng tác nhóm, xử lý tình huống,). Trong kế hoạch bài giảng cần làm rõ các vấn đề như: Phân bố chủ đề bài giảng theo thời gian cho phép, chuẩn bị các dẫn chứng, những ví dụ để minh họa trong bài giảng, các câu hỏi để phát vấn học sinh, các phương pháp dạy học cụ thể sẽ sử dụng trong giờ, phương án kiểm tra kết quả học tập của học sinh, các điều kiện chung của lớp học, Kế hoạch bài giảng theo định hướng của đổi mới PPDH quan tâm chủ yếu đến chuỗi các hoạt động mà giáo viên thiết kế ho học viên. Bằng hành động tham gia của từng cá nhân học sinh vào các hoạt động này, học sinh sẽ đạt được mục tiêu học tập. Nói cách khác, đỏi mới PPDH đòi hỏi phải đổi mới kỹ thuật lập kế hoạch bài giảng của giáo viên. * Giai đoạn thực hiện kế hoạch bài giảng: Thực hiện kế hoạch bài giảng là làm cho kế hoạch bài giảng trở thành hiện thực dạy học, thực hiện dạy học ở cấp độ hoạt động. Khâu này bao gồm các bước cơ bản như sau: - Phần mở đầu: Trong phần này, giáo viên thực hiện các nội dung cụ thể như sau: + Lôi quấn sự chú ý của học viên: Mục tiêu của nội dung này là hướng sự chú ý của học sinh đến hoạt động của giáo viên nhờ đó mà chú ý đến chủ đề học tập được giáo viên phát biểu. Có nhiều kỹ thuật khác nhau để thực hiện nội dung này. Để lựa chọn kỹ thuật nào cho phù hợp thì đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị từ trước. Ví dụ, giáo viên có thể kể một câu chuyện, chiếu lên một hình ảnh hấp dẫn, đưa ra các số liệu thống kê, nêu một tình huống thực tế, tất cả đều phải gắn kết với chủ đề học tập. Nói cách khác sau khi kết thúc nội dung này, giáo viên phải thông báo được chủ đề học tập cho học sinh biết. + Xác định những nội dung học tập: Vì nội dung bài học và những vấn đề cần biết them rất phong phú và đa dạng. Để đạt được mục tiêu bài học đặt ra, giáo viên cần xác định và khái quát các vấn đề trọng tâm của bài học với ý nghĩa đây là những nội dung mà học sinh khi chiếm lĩnh được nó thì các mục tiêu học tập sẽ được thực hiện. Những vấn đề khác có thể xem như là một bài tập hoặc tiến hành thảo luận, giải đáp trong giờ luyện tập. + Thông báo các học liệu cần thiết để thực hiện nội dung của bài: Giáo viên chỉ rõ nguồn tài liệu để học sinh đọc theo yêu cầu của giáo viên hoặc là đọc tham khảo theo nhu cầu của từng học sinh. Các phương tiện kỹ thuật được sử dụng trong giờ học cungxphair được giáo viên chuẩn bị trước và thông báo cho học sinh biết. - Phần tổ chức các hoạt động cụ thể: Đây là phần giáo viên thực hiện tổ chức các hoạt động dạy học để thực hiện nội dung của bài nhờ đó đạt mục tiêu dạy học. Công việc mà giáo viên phải thực hiện trong phần này đó là: + Phân chia các nội dung học tập thành các đoạn thông tin và thiết kế các hoạt dộng dạy học: Nội dung bài giảng nên được thiết kế, sắp xếp theo các đoạn thông tin tương đối độc lập. Cần thiết phải chia đoạn thông tin để đảm bảo cho học sinh tham gia các hoạt động hoặc tri giác thông tin một cách logic và tập trung chú ý nhất. Tương ứng với mỗi đoạn thông tin, sẽ cần đến những phương pháp và hoạt độn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_xay_dung_cac_bai_giang_tuong_tac_doi_voi_mon_hoc_ky.doc
Tài liệu liên quan