Luận án Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế tỉnh Quảng Nam

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XÂY DỰNG ĐỘI

NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ KINH TẾ 6

1.1. Những nghiên cứu về xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước

về kinh tế trên thế giới 6

1.2. Những nghiên cứu về xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước

về kinh tế ở Việt Nam 14

1.3. Kết luận rút ra từ nghiên cứu của các công trình và hướng nghiên cứu

của nghiên cứu sinh 24

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ

CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 27

2.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của đội ngũ công chức quản

lý nhà nước về kinh tế 27

2.2. Nội dung xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh 37

2.3. Kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở

một số địa phương trong nước và bài học vận dụng cho tỉnh Quảng Nam 63

Chương 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ

NHÀ NưỚC VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH CỦA QUẢNG NAM 69

3.1. Khái quát đặc điểm địa lý - hành chính và kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam 69

3.2. Tình hình đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh của

Quảng Nam 74

3.3. Thực trạng xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế

tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2015 78

Chương 4: PHưƠNG HưỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY

DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ KINH

TẾ CẤP TỈNH Ở QUẢNG NAM 110

4.1. Phương hướng, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà

nước về kinh tế cấp tỉnh ở Quảng Nam đến năm 2020 và tầm nhìn

đến năm 2030 110

4.2. Giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về

kinh tế cấp tỉnh ở Quảng Nam 117

4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp và một số kiến nghị 141

KẾT LUẬN 146

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149

PHỤ LỤC 156

pdf167 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
39,12 4,87 8,64 7,19 16,99 Tỉ lệ hộ nghèo % 24,18 20,9 17,93 14,91 12,1 9,00 Giá trị sản phẩm xuất khẩu Triệu đô la Mỹ 257 421 487 651 589 566 Giá trị doanh thu dịch vụ tiêu dùng. tỷ đồng 14.221 18.512 21.049 24.098 28.424 32.966 Nguồn: [7; 8; 9; 10; 11; 12]. Số liệu Bảng 3.1 cho thấy, giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam có chiều hướng sụt giảm qua từng năm song vẫn ở mức khá cao là trên 11%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm liên tục từ 24,18% (2010) xuống còn 9% (2015). Điều này cho thấy tình hình phát triển về kinh tế xã hội bền vững đã làm thay đổi bộ mặt của tỉnh Quảng Nam trong quá trình phát triển. Thương mại của Quảng Nam ngày càng phát triển, theo số liệu ở bảng 3.1, giá trị doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh đã tăng từ 14.221 tỷ đồng (2010) lên 32.966 tỷ đồng (2015); giá trị xuất khẩu tăng từ 257 triệu USD (2010) lên 556 triệu USD (2015). Về du lịch, lượng khách du lịch đến Quảng Nam luôn tăng, bình 73 quân có trên 1 triệu lượt người tham quan/năm, do vậy nguồn thu từ du lịch cũng tăng đáng kể. Việc phát triển và phối hợp hợp lý đã khai thác tốt các loại hình du lịch: du lịch biển, thắng cảnh, du lịch văn hóa (đặc biệt là du lịch văn hóa Chăm), du lịch nghỉ ngơi giải trí. Có kế hoạch đầu tư tôn tạo, quản lý, bảo vệ và khai thác các di sản văn hóa, kiến trúc: đô thị cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn, các di sản Cù Lao Chàm, hồ Phú Minh, hồ Khe Tân, khu rừng nguyên sinh thuộc các huyện Phước Sơn và Nam Giang. Xây dựng thành phố Hội An trở thành trung tâm du lịch; mở nhiều tuyến du lịch gắn kết các di sản văn hóa thế giới, di tích lịch sử cách mạng, các thắng cảnh văn hóa. Qua kết quả về phát triển kinh tế- xã hội nêu trên cho thấy, trình độ tổ chức của bộ máy QLNN về kinh tế từng bước được nâng lên. Cải cách hành chính công được UBND tỉnh rất quan tâm, nhất là kiện toàn một bước về đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh nói chung và đội ngũ CCQLNN về kinh tế cấp tỉnh nói riêng. Những năm qua, tỉnh đã tập trung ban hành nhiều chương trình hành động và kế hoạch thực hiện cải cách hành chính, kiện toàn hoạt động các trung tâm giao dịch "một cửa", đơn giản hóa các biểu mẫu thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chính sách phát triển kinh tế của chính quyền tỉnh đã có định hướng rõ ràng, phù hợp với tiềm năng phát triển của địa phương, tạo cơ sở quan trọng cho quá trình quản lý để chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế của tỉnh. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 là đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Mở rộng quy mô các KCN: Điện Nam - Điện Ngọc (An Hòa - Nông Sơn, Thuận Yên, các cụm công nghiệm như: Đại Hiệp, Đông Thăng Bình, Trảng Nhật, Đông Quế Sơn), và nâng cao hiệu quả hoạt động khu kinh tế Dung Quất. Quảng Nam là một tỉnh nông nghiệp, 78% người dân sống ở nông thôn và sinh sống bằng nghề nông. Do đó, quá trình phát triển trên lĩnh vực này 74 còn bị hạn chế. Tốc độ phát triển ngành nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam qua các năm còn chậm. Vì vậy cần tập trung chuyển mạnh sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực - thực phẩm, đưa tỷ trọng chăn nuôi chiếm 34% (2020) và chiếm 50 - 55% (2030) giá trị sản phẩm nông nghiệp. Thủy sản, phát triển các đội tàu có công suất lớn hơn 90CV, số lượng trên 500 chiếc đánh bắt xa bờ. Sản lượng hải sản đánh bắt đạt 90.000 tấn năm 2020. Xây dựng 2 trung tâm nghề cá lớn ở Cửa Đại (Hội An) và Tam Quang (Núi Thành); xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở đóng, sửa chữa tàu thuyền, cơ khí, cơ điện lạnh, đảm bảo dịch vụ hậu cần nghề cá. Lâm nghiệp, tiếp tục thực hiện mục tiêu tăng vốn rừng, tăng độ che phủ từ 42% lên 48% vào năm 2020. Triển khai trồng mới và khoanh nuôi tái sinh 22.000 ha/năm (trong đó nuôi trồng 10.000 ha). Chú trọng các loại cây quế, cao su, ca cao, chè, cung cấp nguyên liệu giấy, sợi và các loại cây lấy gỗ. Thực hiện đóng cửa rừng ở một số vùng phía Tây để bảo vệ môi trường và hệ thống giao thông miền núi. Bảo vệ các rừng đặc dụng, rừng nguyên sinh và rừng phòng hộ đầu nguồn. 3.2. TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH CỦA QUẢNG NAM 3.2.1. Về số lƣợng và cơ cấu Trong giai đoạn 2010-2015, số lượng đội ngũ CCQLNN về kinh tế cấp tỉnh ở Quảng Nam duy trì ở mức bình quân là 1.056 người/năm. Tuy nhiên, do yêu cầu tinh giảm biên chế và kiện toàn bộ máy ngày càng tinh gọn và hợp lý hơn nên số lượng đội ngũ này đang có xu hướng giảm dần (mặc dù mức giảm qua các năm không đều nhau). Nếu năm 2010, có số lượng là 1.128 người thì đến năm 2011 giảm xuống còn 953 người, năm 2012 tăng lên 999 người; năm 2013 tăng lên 1.101 người; nhưng từ năm 2014 lại trở lại xu hướng giảm dần là 1.090 người và năm 2015 là 1.067 người. Từ các chủ trương tăng cường QLNN về kinh tế trên địa bàn, lãnh 75 đạo tỉnh cho tiến hành rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, ban, ngành trên cơ sở đó có chủ trương cải cách tinh gọn bộ máy và tinh giảm biên chế. Tỉnh cũng đã tiến hành sáp nhập Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang vào Ban quản lý các khu công nghiệp để giảm bớt đầu mối trực thuộc. Bảng 3.2: Tổng hợp Công chức quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh ở Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2015 Đơn vị tính: người STT Các danh mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 I Công chức quản lý nhà nước Trong đó: - Nữ - Tỷ lệ (%) 1.547 354 22,88 1.356 294 21,68 1.369 298 20,98 1.424 332 21,76 1.391 417 29,97 1.376 412 30,00 II Công chức QLNN về kinh tế 1.128 953 999 1.101 1.090 1.067 1 Vp Đoàn ĐBQH&HĐNN 43 17 33 27 23 23 2 Văn phòng UBND tỉnh. 65 45 54 52 47 41 3 Thanh tra tỉnh 26 26 27 33 32 34 4 Sở Nội vụ 57 44 47 62 61 58 5 Sở Tài chính 46 44 46 46 44 46 6 Sở Kế hoạch đầu tư 39 37 38 39 38 38 7 Sở Tài nguyên- Môi trường 48 47 47 54 52 52 8 Sở Lao động thương binh và xã hội 65 61 63 65 62 63 9 Sở NN&PTNT 449 441 442 476 463 442 10 Sở Xây dựng 35 31 36 36 37 38 11 Sở Công thương 148 124 124 137 129 127 12 Sở Tư pháp 32 19 20 33 31 31 13 Ban quản lý khu KT mở Chu Lai 42 33 33 32 42 42 14 Ban quản lý các khu công nghiệp 11 10 10 19 18 19 15 Ban Q. lý Đô thị mới ĐN-ĐN 10 7 7 11 11 13 16 Ban Q. lý khu kinh tế CK N.Giang 12 5 5 11 0 0 Nguồn: [37; 38; 39; 40; 41; 42]. Số liệu ở Bảng 3.3 còn cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2015, các sở ngành có số lượng CCQLNN về kinh tế đông nhất là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình quân 452 người/ năm; thứ hai là Sở Công Thương với mức bình quân 131 người/năm; tiếp đến là Sở Lao động thương binh và xã hội. Điều đặc biệt là đội ngũ CCQLNN về kinh tế tỉnh Quảng Nam có mặt trên 16 đơn vị sở, ban, ngành của tỉnh. Điều này càng cho thấy vai trò, tầm quan trọng của CCQLNN về kinh tế trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là vai trò của họ trong việc tham mưu hoạch định chính sách phát triển 76 kinh tế, quản lý lĩnh vực kinh tế cho các cấp lãnh đạo; và bản thân họ cũng tham gia trực tiếp vào công tác quản lý các hoạt động kinh tế của tỉnh. - Về cơ cấu giới tính của đội ngũ CCQLNN về kinh tế tỉnh Quảng Nam. Kết quả thống kê từ bảng 3.3 cho thấy tỉ lệ nữ trong đội ngũ CCQLNN về kinh tế cấp tỉnh của tỉnh Quảng Nam có sự chênh lệch rất lớn so với nam. Số lượng và tỉ lệ công chức nữ chiếm khá thấp, cụ thể từ năm 2010 đến 2013, chưa đến ¼ tổng số; những năm về sau có xu hướng tăng lên (27,55% năm 2015), tuy nhiên vẫn chưa bằng với tỉ lệ nữ là 30% trong đội ngũ công chức quản lý nhà nước nói chung. Bảng 3.3: Tỉ lệ nữ trong cơ quan QLNN về kinh tế cấp tỉnh Năm ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 SLCC Người 1.128 953 999 1.101 1.090 1.067 Nữ Người 249 197 208 210 295 294 Tỉ lệ % 22,07 20,67 20,82 19,07 27,06 27,55 Nguồn: [37; 38; 39; 40; 41; 42]. - Cơ cấu dân tộc của đội ngũ CCQLNN về kinh tế tỉnh Quảng Nam Theo thống kê năm 2015, tỉ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 7,2% trong tổng số dân của tỉnh. Trong khi đó, họ chỉ chiếm 2% trong tổng số đội ngũ CCQLNN về kinh tế tỉnh Quảng Nam. Như vậy, CCQLNN về kinh tế là người Kinh chiếm phần lớn. Tuy nhiên, kết quả thống kê cũng cho thấy diễn tiến tích cực, đó là số lượng và tỉ lệ CCQLNN về kinh tế là người dân tộc thiểu số đang tăng dần lên từ 1,6% năm 2010, lên 2% vào năm 2015. (xem Bảng 3.4). Bảng 3.4: Cơ cấu công chức QLNN về kinh tế phân theo dân tộc Năm ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 SLCC Người 1.128 953 999 1.101 1.090 1.067 DTTS Người 18 15 16 17 23 22 Tỉ lệ % 1,6 1,5 1,6 1,37 1,9 2,0 Nguồn: [37; 38; 39; 40; 41; 42]. 3.2.2. Về chất lƣợng Năm 1996 tỉnh Quảng Nam được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng nên thời gian đầu, đội ngũ CCQLNN của tỉnh vừa thiếu, vừa yếu. Trình độ đại học của công chức của các sở vốn luôn có yêu cầu chuyên môn cao như Sở Tài chính cũng chưa đạt đến 50%, Sở Kế hoạch - Đầu tư 46%, Sở Công thương 52%. Song trong những năm về sau, nhất là giai đoạn từ 2006 đến 77 nay, trình độ của đội ngũ CCQLNN về kinh tế ở tỉnh Quảng Nam đã có những chuyển biến tích cực, nhất là từ năm 2011-2015 đội ngũ này đạt trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 65%, tỉ lệ công chức có trình độ sơ cấp giảm dần từ 5% (năm 2010) xuống còn 1,3% (năm 2015) (xem Bảng 3.5). Bảng 3.5: Trình độ CCQLNN về kinh tế cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Nam Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 SL (người) Tỉ lệ (%) SL (người) Tỉ lệ (%) SL (người) Tỉ lệ (%) SL (người) Tỉ lệ (%) SL (người) Tỉ lệ (%) SL (người) Tỉ lệ (%) Tổng số 1.128 100 953 100 999 100 1.101 100 1.090 100 1.067 100 Tiến sĩ 4 0,35 0 0,0 3 3,0 3 0,3 2 0,2 1 0,1 Th. sĩ 41 3,6 47 4,9 72 7,2 60 5,4 75 6,9 79 7,4 Đ. học 756 67 732 76,8 740 74,1 802 72,8 790 72,6 788 73,8 C. đẳng 18 1,5 4 0,4 5 0,5 38 3,4 9 0,8 9 0,8 T. cấp 261 23,1 183 19,2 184 18,4 186 16,9 186 17,0 176 16,4 Sơ cấp 57 5,0 38 4,0 38 3,8 12 1,0 26 2,3 14 1,3 Nguồn: [37; 38; 39; 40; 41; 42]. Số công chức có trình độ đại học trở lên ngày càng tăng lên cũng là một trong các nguyên nhân chủ yếu (tỷ lệ thuận) dẫn đến chất lượng của đội ngũ CCQLNN về kinh tế tăng theo vì có >80% của đội ngũ này đáp ứng yêu cầu về công việc đảm nhiệm. Tuy vậy, nếu so với yêu cầu chung hiện nay của công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh thì ở Quảng Nam còn tồn tại đến >20% CCQLNN về kinh tế chưa đạt trình độ đại học (theo yêu cầu chung, trình độ đại học phải đạt từ 90-95%). Hơn nữa, qua khảo sát, tác giả nhận thấy chất lượng của đội ngũ CCQLNN về kinh tế ở nhiều lĩnh vực của tỉnh Quảng Nam hiện chưa đạt yêu cầu đặt ra từ 12-19%, số người này tập trung ở nhóm CCQLNN ở các ngành nông nghiệp; thương mại - dịch vụ; tài chính...) (xem Bảng 3.6). Theo đánh giá của UBND tỉnh Quảng Nam thì tỷ lệ CCQLNN về kinh tế của tỉnh có năng lực đạt yêu cầu ở mức cao là rất thấp (lĩnh vực có tỷ lệ cao nhất là 6,0%), đa phần nằm trong diện đạt yêu cầu ở mức thấp, đặc biệt là tỷ lệ công chức không đạt yêu cầu còn chiếm một tỷ lệ rất lớn, cao hơn gấp hai lần so với công chức đạt yêu cầu ở mức cao, riêng ở một số lĩnh vực như thương mại - dịch vụ, nông nghiệp, tỷ lệ này cao khoảng 4 lần (xem Bảng 3.6). 78 Bảng 3.6: Chất lƣợng công chức quản lý nhà nƣớc về kinh tế tỉnh Quảng Nam thời gian qua ĐVT: % QLNN về kinh tế trên các lĩnh vực CC không đạt yêu cầu CC đạt yêu cầu ở mức thấp CC đạt yêu cầu ở mức cao - Tài chính tiền tệ 16,0 78,0 6,0 - Nông nghiệp 19,0 76,0 5,0 - Công nghiệp 14,0 80,0 6,0 - Thương mại - Dịch vụ 18,0 78,0 4,0 - Quản lý các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn 12,0 82,0 6,0 - Quản lý đất đai 12,0 82,0 6,0 Nguồn: [42]. 3.3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 3.3.1. Nội dung xây dựng và những kết quả đạt đƣợc Để có được đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu, chức năng QLNN về kinh tế như hiện nay, suốt những năm qua, cấp ủy và chính quyền tỉnh Quảng Nam đã không ngừng đề ra chủ trương, chính sách hợp lý và kiên trì, bền bỉ thực hiện. Tỉnh ủy đã đề ra Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 30/6/2011 về công tác cán bộ giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 để phát triển đội ngũ này. Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã ban hành các quyết định: Quyết định số 10/2008/QĐ-UBND ngày 02/4/2008 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Quyết định số 11/2008/QĐ-UBND ngày 02/4/2008 của UBND Quảng Nam về việc ban hành quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ luân chuyển và thu hút cán bộ; Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND ngày 27/10/2008 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành quy định về cơ chế, chính sách và công tác quản lý đối với người được cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài... Các chủ trương, chính sách của Đảng bộ và UBND tỉnh đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo động lực thúc đẩy công chức làm công tác QLNN về kinh tế có môi trường thuận lợi để nâng cao trình độ, trau dồi năng 79 lực. Điều đáng chú ý là các chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam đã trở thành các biện pháp và tổ chức thực hiện của chính quyền để xây dựng đội ngũ CCQLNN về kinh tế. 3.3.1.1. Công tác xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch Sở Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy thực hiện công tác xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ CCQLNN về kinh tế. Từ xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về phát triển đội ngũ này cho đến việc tổ chức thực hiện đã từng bước đáp ứng yêu cầu đặt ra, cụ thể: năm 2010 tỉnh Quảng Nam đã đề ra chiến lược phát triển cán bộ công chức ở các sở làm công tác QLNN về kinh tế là tương đối phù hợp yêu cầu. Điển hình ở Sở Tài chính, trong chiến lược phát triển đã tính đến những người đến tuổi về hưu từ năm 2010- 2015 là 10 người và chiến lược thay thế, bổ sung là 15 người, trong đó chiến lược đào tạo tại chỗ là 8 người, chiến lược thu hút cán bộ có năng lực trình độ về lĩnh vực này là 8 người gồm những sinh viên có học lực giỏi ở Trường Đại học Tài chính Hà Nội cũng như có chính sách thu hút 5 người có trình độ sau đại học ở các Vụ, Viện thuộc Bộ Tài chính. Điều đó đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển đội ngũ trên địa bàn tỉnh. Hoặc chiến lược phát triển công chức trong lĩnh vực QLNN về nông nghiệp, nông thôn thực hiện mang lại kết quả đáng kể, từ chỗ xuất phát điểm là thiếu số lượng và yếu về năng lực đến nay đội ngũ đã được cải thiện cả về số lượng lẫn chất lượng. Về công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CCQLNN về kinh tế của tỉnh, nhất là QHCB chủ chốt ở các sở, ban ngành làm công tác QLNN về kinh tế thì tỉnh đã có quy hoạch tổng thể phát triển đội ngũ công chức này theo từng lộ trình (nhiệm kỳ) 5 năm. Từ quy hoạch tổng thể này, Sở Nội vụ đã xây dựng quy hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, đã đáp ứng được cơ bản việc bổ nhiệm công chức giữ chức vụ chủ chốt trong các sở, ban ngành cấp tỉnh có chức năng QLNN về kinh tế. Trong 5 năm qua (2009- 2013), tỉnh đã quy hoạch trên 250 cán bộ chủ chốt bổ nhiệm vào vị trí 80 lãnh đạo ở các Sở ban ngành. Nhờ quy hoạch tổng thể tương đối đảm bảo yêu cầu đề ra dẫn đến quy hoạch chi tiết được thể hiện đúng hướng và đạt được một số kết quả nhất định. Chẳng hạn số lượng quy hoạch 250 cán bộ chủ chốt vào vị trí lãnh đạo ở các sở, ban ngành nói trên thì đến nay có 195 người được tỉnh bổ nhiệm theo đúng quy hoạch đã đề ra. Chính công tác quy hoạch là cơ sở để tổ chức thực hiện tốt công tác cán bộ, đồng thời đối với những đối tượng được quy hoạch họ cũng thấy được trách nhiệm của mình nên đã cố gắng nâng cao năng lực, trình độ để đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi. Ví dụ như: Sở Kế hoạch Đầu tư quy hoạch trong 5 năm đối với 15 cán bộ thuộc diện được đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo từ đội trưởng cho đến Giám đốc Sở thì hiện nay cơ bản được 12 người đang được giữ vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực này mà được quy hoạch đã đề ra. Điều đó cho thấy công tác QHCB chủ chốt làm công tác này đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm, tạo điều kiện thực hiện từ khâu xây dựng quy hoạch cho đến tổ chức thực hiện đưa vào cuộc sống để phát huy tác dụng. Từ kết quả điều tra chọn mẫu do tác giả luận án thực hiện thì ý kiến trả lới câu hỏi: Hãy nhận xét về công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ của tỉnh thì có tới 82% ý kiến lựa chọn mức độ tốt. Trong 4 mức độ: chưa đạt, trung bình, khá, tốt thì không có ý kiến nào đánh giá là chưa đạt. Ngay cả trường hợp bổ nhiệm Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư năm 2015, mặc dù dư luận có những luồng ý kiến trái chiều song khi tác giả luận án tiến hành phỏng vấn sâu thì cán bộ Quảng Nam vẫn thống nhất quan điểm cho rằng đã thực hiện đúng quy trình quy hoạch. Bản thân tôi nhận thấy chẳng có gì phải bàn cãi về việc bổ nhiệm anh Bảo làm Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư ở đây cả. Tỉnh đã bổ nhiệm người nằm trong quy hoạch. Vấn đề là sau đó họ làm việc như thế nào, sau đó rồi hãy nói khen chê (PVS: công chức nam, 42 tuổi). 3.3.1.2. Công tác tuyển dụng Thời gian qua, công tác này đã đạt một số kết quả nhất định, là cơ sở nền tảng cho quá trình sử dụng và phát huy đội ngũ. Trước yêu cầu xây dựng 81 đội ngũ CCQLNN về kinh tế, tỉnh đã đề ra các phương án tuyển dụng đội ngũ này theo yêu cầu của Trung ương. Các bước tiến hành tuyển dụng đều đảm bảo các quy định; phương án tuyển dụng công chức về cơ bản đáp ứng yêu cầu, cụ thể: + Tỉnh đã thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng để tuyển dụng công chức về lĩnh vực QLNN đối với kinh tế trên toàn tỉnh; niêm yết công khai tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ của cơ quan, đơn vị tuyển dụng. + Sở Nội vụ ban hành các văn bản xác định yêu cầu, mục tiêu tuyển dụng công chức ở lĩnh vực này một cách cụ thể, nhất là yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ học vấn, trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức là căn cứ giúp cho các đối tượng có nhu cầu nghiên cứu để làm đơn xin tuyển dụng. + Trong quá trình nhận hồ sơ, Ban Tổ chức tỉnh ủy kết hợp với Sở Nội vụ đã lựa chọn những đối tượng cơ bản đảm bảo theo yêu cầu và tiêu chí đề ra. Sở Nội vụ đã ra các quy định pháp lý để tuyển dụng như: quy định chức năng hội đồng và thành viên tham gia hội đồng... + Quá trình tổ chức thi tuyển diễn ra theo đúng quy định Nhà nước đảm bảo tính pháp lý, lựa chọn đúng đối tượng cần tuyển một cách công bằng. Tỉnh đã có biện pháp tuyển dụng công chức có căn cứ vào đặc điểm của từng lĩnh vực, mà qua đó ban hành các quy định cụ thể phù hợp với từng ngành khác nhau. Ví dụ: công chức ở Sở Tài chính có đặc thù khác với công chức ở Sở Kế hoạch Đầu tư. Bởi vì hai lĩnh vực này khác nhau về tính chất công việc mặc dù cũng là QLNN về kinh tế nhưng đòi hỏi trình độ năng lực khác nhau, do đó phương pháp tuyển dụng cũng khác nhau. Nhìn chung, những người được tuyển vào đội ngũ công chức nói trên phần lớn đã đảm bảo yêu cầu, mục tiêu đòi hỏi. 3.3.1.3. Bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ - Việc bố trí, sử dụng đội ngũ CCQLNN về kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trong 5 năm qua đã được lãnh đạo tỉnh Quảng Nam coi trọng và 82 quan tâm đặc biệt. Theo sự phân loại của Sở Nội vụ, công chức nào có trình độ chuyên sâu về kinh tế thì bố trí làm công tác QLNN trên lĩnh vực kinh tế. Cụ thể, công chức có trình độ đại học về nông nghiệp (kinh tế và kĩ thuật) thì bố trí vào Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tốt nghiệp tài chính ngân hàng thì bố trí vào Sở Tài chính và Ngân hàng nhà nước. Do vậy, phần lớn CCQLNN ở các sở được bố trí, sắp xếp theo đúng ngành nghề được đào tạo, nhờ vậy trình độ công chức ở các sở nâng lên. Số liệu điều tra của Sở Nội vụ Quảng Nam năm 2012 cho thấy, phần lớn các công chức được bố trí tương đối hợp lý. Quá trình bố trí, sử dụng đội ngũ công chức, Lãnh đạo tỉnh đã có nhiều biện pháp dựa vào tiêu chuẩn theo phương châm "trọng dụng người tài", tìm hiểu nguyện vọng, cá tính công chức để phát hiện và căn cứ sở trường (phát huy trình độ và năng lực) của mỗi người mà sắp xếp hợp lý vào công tác QLNN về kinh tế trên địa bàn phù hợp theo quy định Nhà nước; tạo điều kiện để công chức được làm việc, cọ sát thực tiễn nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo trong công việc; kiểm tra, điều chỉnh, rút kinh nghiệm để hoàn thiện năng lực, phẩm chất của công chức. Trường hợp đối với những công chức có thâm niên kinh nghiệm công tác sẽ bố trí công việc phức tạp hơn; đối với những công chức mới tuyển dụng còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng thì sẽ bố trí vào những việc vừa làm - vừa học hỏi. Tỉnh đặc biệt chú trọng việc quy hoạch công chức và chiến lược phát triển để bố trí, sử dụng nhằm chuẩn bị tốt nguồn nhân lực có chất lượng cao cho lĩnh vực QLNN về kinh tế của địa phương. Nguyên tắc sắp xếp bố trí công chức QLNN về kinh tế: dựa theo hướng chuyên môn hóa, theo nghề nghiệp chuyên môn được đào tạo; dựa vào thuộc tính tâm lý cũng như kết quả phấn đấu của công chức; dựa vào sở trường và khắc phục sở đoản... Việc sắp xếp bố trí công chức không chỉ giới hạn trong việc bố trí vào một ngạch bậc, nghề nghiệp mà còn bao hàm việc sử dụng trong việc thực thi công vụ. Phương pháp sắp xếp bố trí cần diễn ra theo 2 hình thức là trực tiếp 83 và thi tuyển (áp dụng từng bước đối với vị trí lãnh đạo, quản lý bằng phương pháp thi tuyển). Đồng thời, tỉnh cũng ngày càng quan tâm kết hợp hài hòa giữa đóng góp của công chức với chế độ chính sách tiền lương và các đãi ngộ khác; thực hiện thưởng, phạt rõ ràng, công bằng, kịp thời; kết quả bố trí phải được đánh giá trên cơ sở chất lượng và hiệu quả công việc của công chức... Nhìn chung, đại bộ phận công chức đều thấy thỏa mãn với công việc được bố trí, yên tâm phục vụ công tác lâu dài. Việc bố trí, đề bạt công chức có đủ tiêu chuẩn theo quy định, theo nguyên tắc "vì việc đặt người", "có lên, có xuống", "có vào, có ra". Việc quy hoạch công chức và được thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình đề bạt, góp phần tránh sai sót chủ quan, thiên vị, cảm tính. Sau đề bạt, tiếp tục bồi dưỡng và tạo điều kiện cho công chức hoàn thành nhiệm vụ. - Công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý theo Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị là khâu quan trọng - nếu làm tốt, nó sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, nhất là cán bộ trẻ có triển vọng đi vào rèn luyện trong thực tiễn, bám sát cơ sở, bộc lộ tài năng, khắc phục tình trạng trì trệ, khép kín trong từng ngành, từng địa phương và từng tổ chức, tạo nên sự đồng bộ về chất lượng cán bộ từng cấp, từng bước điều chỉnh công chức một cách hợp lý hơn, tăng cường công chức cho những nơi có yêu cầu cấp bách... Nhờ đó, công tác luân chuyển cán bộ thúc đẩy và tạo chuyển động mới trong đánh giá cán bộ, quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Ở một số sở/ngành đã triển khai tốt công tác luân chuyển cán bộ. Tuy nhiên, nhiều nơi chưa thấy hết tác dụng của luân chuyển trong thực tiễn, chưa đánh giá đúng việc thực hiện luân chuyển cán bộ thời gian qua như thế nào; nhận thức và quyết tâm của cấp ủy, của người đứng đầu chưa thật thống nhất dẫn đến việc tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện giữa các địa phương còn khác nhau. Nhiều nơi còn lúng túng chưa phân biệt được luân chuyển và điều động cán bộ. 84 3.3.1.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng Về công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại CCQLNN về kinh tế cấp tỉnh, thông qua chủ trương, nghị quyết của tỉnh ủy, trong 5 năm (2009-2013) đã đưa đi đào tạo hơn 400 người bao gồm nhiều hình thức khác nhau: đào tạo hệ chính quy, hệ tại chức và hệ từ xa. Cụ thể: Tỉnh đã cử đi đào tạo hệ chính quy tại các trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, trường Đại học Quảng Nam và Học viện Hành chính Quốc gia gồm các lĩnh vực về tài chính ngân hàng, quản lý kinh tế, kinh tế phát triển, quản lý du lịch. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ này thông qua đào tạo nói trên, khi về lại làm việc, họ đã phát huy được khả năng của mình trong thực hiện chức năng QLNN về kinh tế. Trong 5 năm qua, công chức quản lý kinh tế ở tỉnh Quảng Nam theo học chính quy 80 người. Nếu kể cả những người có nhu cầu xin vào làm việc ở các Sở để thực hiện công tác này thì số lượng tăng lên đến 200 người. Cử đi đào tạo hệ tại chức, tỉnh Quảng Nam đã tạo mọi điều kiện để cho số công chức này đi học ở các trường Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Quảng Nam, Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng yêu cầu, nội dung đòi hỏi của công việc. Sở Nội vụ cũng đã tư vấn cho các đối tượng học tại chức cần theo học những chuyên ngành nào cho phù hợp. Ví dụ: nhiều công chức ở Sở Kế hoạch - Đầu tư xin đi học về quản lý du lịch hệ tại chức thì Sở Nội vụ đã gặp đối tượng đó và đề nghị học đúng ngành nghề để phát huy tác dụng. Trong 5 năm (2009-2013) đã có hơn 170 công chức ở các ngành theo học tại chức nhờ vậy đáp ứng được yêu cầu cơ bản và công việc đòi hỏi. Cử đi đào tạo từ xa, trong những năm qua công chức Quảng Nam đã theo học h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_xay_dung_doi_ngu_cong_chuc_quan_ly_nha_nuoc_ve_kinh.pdf
Tài liệu liên quan