LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU.1
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN
HÓA DOANH NGHIỆP.14
1.1. Những nội dung cơ bản về văn hóa doanh nghiệp .14
1.1.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp.14
1.1.2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp.15
1.1.3. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp.19
1.1.3.1. Các biểu trưng trực quan .19
1.1.3.2. Các biểu trưng phi trực quan .22
1.1.4. Một số mô hình về văn hóa doanh nghiệp .26
1.1.4.1. Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Edgar Schein.26
1.1.4.2. Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Geert Hofstede.27
1.1.4.3. Mô hình về văn hóa doanh nghiệp của Daniel Denison .28
1.1.5. Phân loại văn hóa doanh nghiệp .31
1.1.5.1. Văn hóa gia đình.32
1.1.5.2. Văn hóa tháp Eiffel .33
1.1.5.3. Văn hóa tên lửa dẫn đường .34
1.1.5.4. Văn hóa lò ấp trứng.35
1.2. Những nội dung cơ bản về xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp.35
1.2.1. Khái niệm xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp.35
1.2.2. Vai trò của công tác xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp .36
1.2.3. Nội dung và quy trình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp .39
1.2.3.1. Nội dung xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp .39
1.2.3.2. Quy trình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp.40
193 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược lại. Trong khảo sát này, hệ số tải nhân tố
> 0,5, nếu biến nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn giá trị này thì sẽ bị loại.
- Mức ý nghĩa của phép thử Bartlett‟s (Bartlett Test of Sphericity) ≤ 0,5 thì
mới có ý nghĩa thống kê.
Phương pháp phân tích tương quan và hồi quy
Hệ số tương quan “r” (Pearson correlation coefficient): nhằm lượng hóa mức độ
chặt chẽ của mỗi liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Nếu r > 0 thể hiện tương
quan đồng biến, ngược lại r < 0 thể hiện tương quan nghịch biến, r = 0 chỉ ra rằng 2
biến không có mối quan hệ tuyến tính. Nếu r tiến đến 1 thì quan hệ giữa hai biến
càng chặt, ngược lại r càng gần 0 thì quan hệ giữa hai biến càng yếu. Mặt khác, nếu
giữa các biến độc lập có tương quan lớn với nhau thì đó cũng là dấu hiệu cho việc nhận
dạng hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy tuyến tính đang xét.
Durbin-Watson (DW) dùng để kiểm định tự tương quan của các sai số kề
nhau có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4. Giá tị càng gần về 0 thì các phần
sai số có tương quan thuận, ngược lại, giá trị càng gần về 4 nghĩa là các sai số có
tương quan nghịch.
74
Hình 2.3: Quy tắc kiểm định d của Durbin-Watson
Nguồn: Durbin-Watson (1971)
Giá trị Sig kiểm định t từng biến độc lập, Sig nhỏ hơn hoặc bằng 0.05 thì biến
độc lập mới có ý nghĩa trong mô hình. Nếu Sig lớn hơn 0.05, biến độc lập đó cần
được loại bỏ. VIF là giá trị dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.
Phương pháp hồi quy được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố (biến độc lập) đến VHDN (biến phụ thuộc). Phương pháp hồi quy được sử
dụng ở đây là phương pháp bình phương bé nhất thông thường OLS. Hệ số xác định
R
2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để
khẳng định khả năng mở rộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm
định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0. Mô hình dự đoán
của phương pháp phân tích hồi quy đa biến như sau:
Y = βo + β1*X1 + β2*X2 .........+ βn*Xn + δn
Trong đó:
Y: Biến phụ thuộc
Xn: Biến độc lập
βn: Các hệ số hồi quy
δn: Thành phần ngẫu nhiên hay yếu tố nhiễu
75
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong Chương 2, tác giả đã đưa ra quy trình thực hiện nghiên cứu với các
bước cụ thể. Tiếp đó, các giả thuyết nghiên cứu đã được đưa ra, cụ thể là các yếu tố
Nhà sáng lập, Nhà lãnh đạo, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Sự truyền đạt nội
bộ, Văn hóa dân tộc, Văn hóa du nhập và Đặc điểm của ngành du lịch có ảnh hưởng
tích cực đến Sứ mệnh, Khả năng thích ứng, Sự tham gia và Sự nhất quán. Để thực hiện
nhiệm cụ nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu công tác xây dựng và phát triển VHDN
của các công ty du lịch Việt Nam, tác giả đã sử dụng phương pháp định tính thông qua
bảng khảo sát để thu thập các thông tin về công tác này. Để tiến hành nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng và phát triển VHDN của các công ty du lịch
Việt Nam, tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng dựa trên mô hình đề xuất với
các yếu tố nêu trên. Khi tiến hành phương pháp này, tác giả đã xây dựng bảng khảo sát,
số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS, sau đó tiến hành kiểm định và
phân tích theo các bước: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo
Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis),
phân tích tương quan và hồi quy đa biến để kiểm định giả thuyết nghiên cứu.
Trên đây là những nội dung cơ bản về phương pháp nghiên cứu của đề tài này.
Từ việc thực hiện phương pháp nghiên cứu này, tác giả đã thu thập được các thông
tin và kết quả. Các nội dung này sẽ được trình bày trong chương 3 của luận án.
76
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÁC CÔNG TY DU LỊCH
VIỆT NAM
3.1. Thực trạng công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của các
công ty du lịch Việt Nam
3.1.1. Tổng quan về ngành du lịch Việt Nam và các công ty du lịch Việt Nam
3.1.1.1. Tổng quan về ngành du lịch Việt Nam
Lịch sử phát triển
Ngày 9/7/1960, Chính phủ ban hành Nghị định số 20/CP thành lập Công ty Du
lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương. Du lịch Việt Nam ra đời trong bối cảnh
khó khăn, thiếu thốn, đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm về quản lý và kinh doanh du
lịch; cơ sở vật chất rất hạn chế với chỉ vỏn vẹn 9 khách sạn và 152 buồng nằm rải
rác ở các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng. Trong 10 năm đầu kể từ
khi thành lập, Du lịch Việt Nam tập trung mọi nguồn lực cho sự hình thành ngành
và khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất nhằm phục vụ các hoạt động đối ngoại của
đất nước. Ngày 18/8/1969, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định 145/CP chuyển giao
Công ty Du lịch Việt Nam sang trực thuộc Phó Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng
cao khả năng độc lập, tự chủ.
Trong giai đoạn 1970-1978, ngành du lịch nước ta từng bước mở rộng với
mạng lưới các công ty du lịch ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An Sau
khi giải phóng miền Nam năm 1975, hoạt động du lịch dần phát triển rộng khắp các
miền trên toàn quốc. Ngành du lịch Việt Nam đã tiếp quản, bảo toàn và phát triển
các cơ sở du lịch ở các tỉnh, thành được giải phóng; đồng thời mở rộng, xây dựng
thêm nhiều cơ sở mới tại Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh,
Vũng Tàu, Cần Thơ Ngành du lịch chuyển dần sang cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng cũng đồng thời mở rộng hợp tác với các thị trường
du lịch ngoài khối xã hội chủ nghĩa như Nhật Bản, Pháp Tháng 6/1978, Tổng cục
Du lịch Việt Nam được thành lập, trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Trong giai đoạn
này, các doanh nghiệp du lịch nhà nước từng bước được thành lập, trực thuộc Tổng
cục Du lịch và UBND tỉnh, thành phố và đặc khu.
77
Trong giai đoạn 1979 -1990, Tổng cục Du lịch thực hiện hai chức năng là
quản lý nhà nước và quản lý trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh du lịch đối với
một số công ty trực thuộc như: Công ty Du lịch Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Tam Đảo, Cửa Lò, Quảng Nam - Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Du lịch Dầu khí Vũng Tàu
Tuy nhiên, cả hai chức năng mà Tổng cục Du lịch đảm nhiệm đều rất hạn chế, chưa
có đủ điều kiện để phát triển.
Trong giai đoạn 1990-2006, ngành du lịch vươn lên đổi mới quản lý và phát
triển, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thay vì chỉ mang tính bao cấp, tập trung
phục vụ cho hoạt động đối ngoại của đất nước, du lịch lúc này được xem như ngành
kinh tế mũi nhọn. Quan điểm của Đảng ta về phát triển du lịch đã được cụ thể hóa
trong Chỉ thị 46/CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII khẳng định
“Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển
kinh tế-xã hội nhằm góp phần thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước”.
Cơ chế chính sách phát triển dần được hình thành và phát triển. Tính đến năm 1992,
hệ thống tổ chức quản lý du lịch ở các địa phương đã được hoàn thiện với 14 Sở Du
lịch được thành lập ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh
Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa -
Vũng Tàu, Lâm Đồng, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Cũng trong giai đoạn này,
Luật Du lịch đã được xây dựng và được Quốc hội khóa XI thông qua ngày
14/6/2005 tại kỳ họp thứ 7 và chính thức có hiệu lực từ 1/1/2006. Đây là sự kiện đặc
biệt quan trọng đối với phát triển của Du lịch Việt Nam bởi sau 45 năm xây dựng và
phát triển ngành Du lịch mới có được khung pháp lý đầu tiên cho hoạt động của
Ngành. Bên cạnh đó, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp du lịch đã
được xây dựng và ban hành, trong đó tiêu biểu là Chương trình Hành động quốc gia
về du lịch và Chương trình hỗ trợ phát triển hạ tầng về du lịch.
Trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay, Ngành Du lịch tập trung đẩy mạnh phát
triển nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập. Trước bối cảnh sắp xếp bộ máy nhà nước
theo hướng lập thành các bộ đa ngành, năm 2007, Tổng cục Du lịch sáp nhập vào
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đồng thời, hệ thống quản lý nhà nước về du lịch
ở các tỉnh, thành cũng được sắp xếp lại. Dù phải chịu tác động từ nhiều khó khăn
như khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, xung đột ở Biển Đông hay mới đây
là đại dịch Covid-19 đã làm cho ngành du lịch gần như “đóng băng” trong nửa đầu
năm 2020, ngành du lịch nước ta vẫn chủ động trong vai trò quản lý của nhà nước
78
với việc xây dựng Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam
thời kỳ phát triển mới đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; tiếp tục triển khai
Chương trình Hành động quốc gia về du lịch, Chương trình Xúc tiến du lịch quốc
gia Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, tính đến nay, Việt Nam có 30.000 cơ sở
lưu trú du lịch với 650.000 phòng, trong đó có 171 cơ sở lưu trú 5 sao và 295 khách
sạn 4 sao. Một số doanh nghiệp du lịch bước đầu thành lập các hãng hàng không đã
tạo sự liên kết, phát triển mạnh mẽ giữa du lịch - hàng không. Nhiều khu nghỉ
dưỡng, khách sạn, điểm đến liên tiếp lọt vào danh sách điểm đến hấp dẫn nhất thế
giới do các hãng thông tấn và tạp chí uy tín quốc tế bình chọn. Hạ tầng du lịch được
cải thiện, chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng được đầu tư và nâng cao. Công tác
đảm bảo môi trường du lịch được thường xuyên kiểm tra, giám sát. Nguồn nhân lực
du lịch từng bước được bổ sung.
Đặc điểm ngành nghề du lịch
Du lịch là một ngành đặc biệt trong khu vực dịch vụ, được xác định là một
ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp. Bởi mối quan hệ chặt chẽ với các ngành dịch vụ
khác như: dịch vụ thương mại, vận tải, lưu trú, phục vụ ăn uống, lữ hành, nghỉ
dưỡng và chữa bệnh, giải trí và các dịch vụ khác. Các dịch vụ liên ngành tạo nên
một hệ sinh thái với mục đích chung nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tham quan, ăn
uống, nghỉ ngơi, giải trí của khách du lịch, đồng thời tạo việc làm, ổn định cuộc
sống, phát triển kinh tế - xã hội.
Đối tượng phục vụ của kinh doanh du lịch rất đa dạng và phức tạp về thành
phần, nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, sở thích, phong tục tập
quán, nếp sống... Đây là ngành có tính rủi ro cao khi luôn phải thay đổi thích nghi
với thị trường mới và thị hiếu thay đổi liên tục của khách hàng. Do vừa mang tính
kinh doanh vừa mang tính phục vụ xã hội, các công ty du lịch luôn phải chú trọng
hình ảnh thương hiệu của mình để thu hút khách hàng và tạo dấu ấn riêng.
Khác với các ngành dịch vụ khác, sản phẩm của ngành du lịch phụ thuộc nhiều
vào yếu tố thiên nhiên, văn hóa truyền thống vùng miền. Do đó, các công ty cung cấp
dịch vụ luôn phải duy trì mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền và người dân địa
phương. Bên cạnh đó, ngành du lịch có tính thời vụ vì phụ thuộc vào các mùa trong
năm. Tại nước ta, ngoài những tháng hè là mùa du lịch sôi nổi nhất, còn tập trung vào
các dịp lễ Tết như Quốc Khánh, Tết Dương lịch, Tết Âm lịch, Tuỳ theo điều kiện tự
79
nhiên ở từng vị trí địa lý, các vùng du lịch sẽ có thời gian hoạt động khác nhau (Trương
Sỹ Quý và Hà Quang Thơ, 2006).
Đặc trưng của ngành có những yêu cầu đặc biệt về nguồn nhân lực. Ví dụ,
nhân viên trong ngành thường được yêu cầu có trình độ ngoại ngữ tốt, khả năng
giao tiếp, tính cách hướng ngoại và chú trọng hình thức. Nhân viên chính là người
trực tiếp tạo nên chất lượng của dịch vụ dịch vụ cung cấp cho khách hàng và quảng
bá hình ảnh của công ty. Mặt khác, ngành du lịch tương đối nhạy cảm với các tác
động từ môi trường trong và ngoài nước, như dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trầm
trọng đến doanh thu khiến nhiều công ty lâm vào khó khăn. Tính khắc nghiệt, đào
thải liên tục của ngành đặt ra nhu cầu về việc phát triển giá trị văn hoá của mỗi công
ty, giúp họ trụ vững trước khó khăn và vượt qua thách thức.
3.1.1.2. Tổng quan về các công ty du lịch Việt Nam
Theo quy chế quản lý lữ hành của Tổng cục du lịch thì công ty du lịch hay còn
gọi là công ty lữ hành là các đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập được
thành lập nhằm mục đích sinh lời bằng việc giao dịch ký kết các hợp đồng du lịch và
tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch. (Theo thông tư
số 715/TCDL của Tổng cục du lịch ngày 9/7/1994). Từ cách định nghĩa trên có thể
thấy rằng công ty du lịch là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, bán
và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho du khách cũng như là thực hiện
các hoạt động trung gian là bán sản phẩm của các nhà cung cấp sản phẩm du lịch
hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu
cầu của du khách từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng trong quá trình du lịch
của họ. Theo cách phân loại của Tổng cục du lịch Việt Nam thì các công ty du lịch
gồm 2 loại: Công ty du lịch quốc tế và công ty du lịch nội địa (theo Quyết định
108/QĐ-TCDL của Tổng cục Du lịch ngày 29/4/1995). Trên thực tế, để khai thác
nhu cầu thị trường thì các công ty du lịch có thể cùng cung cấp dịch vụ du lịch quốc
tế và nội địa.
Số lƣợng các công ty du lịch Việt Nam
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam là sự tăng lên của các
doanh nghiệp du lịch. Theo số lượng thống kê từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, đến
năm 2019 con số các doanh nghiệp du lịch đã tăng lên 2667. Như vậy, số lượng
80
doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam đã tăng từ 428 doanh nghiệp lên đến 2667 doanh
nghiệp chỉ trong 14 năm (từ năm 2005 đến năm 2019). Còn xét tổng thể giai đoạn
từ năm 1990 đến năm 2019, số lượng doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đã phát triển
từ con số 4 ít ỏi lên đến 2667 doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, trong vòng gần 3 thập
kỷ (đến trước khi dịch Covid-19 xảy ra), số lượng doanh nghiệp lữ hành của Việt
Nam đã tăng mạnh, gấp khoảng 667 lần.
Bảng 3.1: Số lƣợng doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam
giai đoạn 2005-2018
Đơn vị: Doanh nghiệp
Năm
Loại hình doanh nghiệp
Doanh
nghiệp
nhà nƣớc
Công ty
TNXHH
H
Doanh
nghiệp cổ
phần
Doanh
nghiệp tƣ
nhân
Doanh
nghiệp có
vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài
Tổng
2005 119 222 74 3 10 428
2006 94 276 119 4 11 504
2007 85 350 169 4 12 620
2008 69 389 227 4 12 701
2009 68 462 249 4 12 795
2010 58 527 285 5 13 888
2011 13 621 327 4 15 980
2012 9 731 371 6 15 1132
2013 9 845 428 8 15 1305
2014 8 949 474 9 15 1455
2015 7 1012 475 10 15 1519
2016 5 1081 489 10 15 1600
2017 5 1164 556 11 16 1752
2018 0 1207 788 7 20 2022
2019 0 1664 968 7 28 2667
Nguồn: Tổng cục Du lịch 2005-2019
Trong những năm gần đây, cơ cấu các loại hình doanh nghiệp du lịch trong nước
có những chiều hướng thay đổi khác nhau. Cụ thể, từ năm 2005 đến 2018, số doanh
81
nghiệp du lịch nhà nước đã giảm tới 95,8%. Trong khi đó, các nhóm doanh nghiệp ngoài
nhà nước lại có chiều hướng tăng mạnh. Trong vòng 13 năm, số công ty trách nhiệm hữu
hạn và doanh nghiệp cổ phần đều tăng lần lượt là 5,43 lần và 10,2 lần. Bên cạnh đó, số
doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng đều khoảng 1-
2 doanh nghiệp mỗi năm (trừ giai đoạn 2010-2011 và 2017-2018). Xu hướng này là một
tất yếu của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, khi mà Đảng và
Nhà nước dần xóa bỏ chế độ tập trung, bao cấp và đẩy mạnh quá trình đổi mới, hội nhập.
Quy mô
Ở Việt Nam, theo Điều 6, Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của
Chính phủ đã đưa ra cách xác định quy mô các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
Bảng 3.2: Quy định về quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
Quy mô Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Lĩnh vực
Số lao
động
Tổng
doanh
thu
Tổng
nguồn
vốn
Số lao
động
Tổng
doanh
thu
Tổng
nguồn
vốn
Số lao
động
Tổng
doanh
thu
Tổng
nguồn
vốn
Nông
nghiệp,
lâm
nghiệp,
thủy sản
Không
quá 10
người
Không
quá 3
tỷ
Không
quá 3
tỷ
Không
quá
100
người
Không
quá 20
tỷ
Không
quá 20
tỷ
Không
quá
200
người
Không
quá
200 tỷ
Không
quá
100 tỷ
Công
nghiệp,
xây dựng
Không
quá 10
người
Không
quá 3
tỷ
Không
quá 3
tỷ
Không
quá
100
người
Không
quá 20
tỷ
Không
quá 20
tỷ
Không
quá
200
người
Không
quá
200 tỷ
Không
quá
100 tỷ
Thương
mại, dịch
vụ
Không
quá 10
người
Không
quá 10
tỷ
Không
quá 3
tỷ
Không
quá 50
người
Không
quá
100 tỷ
Không
quá 50
tỷ
Không
quá
100
người
Không
quá
300 tỷ
Không
quá
100 tỷ
Nguồn: Nghị định 39/2018/NĐ-CP
Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nằm trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ
(Khu vực III). Theo đó, doanh nghiệp siêu nhỏ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội
82
bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng
hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. Doanh nghiệp nhỏ có số lao động tham gia
bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không
quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh
nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP. Doanh
nghiệp vừa có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100
người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không
quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo
quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP.
Theo kết quả của cuộc Tổng Điều tra Kinh tế gần nhất vào năm 2017, số lượng
các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực dịch vụ là 354,2 nghìn, chiếm 70,1% tổng
số doanh nghiệp cả nước. Trong đó số doanh nghiệp du lịch là 1.752 doanh nghiệp.
Vốn của khu vực này đạt 17,884 nghìn tỷ đồng, chiếm 63,7%. Tính đến đầu năm
2017, doanh thu thuần của khu vực này đạt 8,742 nghìn tỷ đồng, chiếm 49%; lợi
nhuận trước thuế đạt khoảng 300 nghìn tỉ đồng, chiếm 36,6%. Năm 2018, riêng tổng
thu từ du lịch đã chiếm 8% GDP, đến năm 2019 là 9,2%. Điều này tiếp tục khẳng
định vị trí, vai trò quan trọng của nhóm ngành dịch vụ nói chung và ngành du lịch nói
riêng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong tổng số hơn 500.000 doanh nghiệp trên cả
nước, có 10,1 nghìn doanh nghiệp lớn, chỉ chiếm khoảng 1,9%. Số doanh nghiệp nhỏ,
vừa và siêu nhỏ chiếm tới 98,1% tổng số doanh nghiệp cả nước, với số lượng lần lượt
là 114,1 nghìn, 8,5 nghìn và 385,3 nghìn. Như vậy, theo cùng xu hướng chung của
các ngành trên cả nước, quy mô các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam hiện nay chủ
yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, đây lại là các doanh nghiệp đóng một
phần quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam nói chung.
Doanh thu
Là một thành tố quan trọng của ngành du lịch, các công ty du lịch bao gồm
các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc kinh doanh, tổ chức, điều hành và hướng dẫn
tham quan du lịch và tổ chức,... đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra những
kết quả như số lượng du khách trong nước và quốc tế, doanh thu, sự đóng góp cho
nền kinh tế đất nước. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, trong vòng 11 năm từ
83
2008 đến 2019, tổng thu từ khách du lịch ở nước ta đã tăng gấp 12 lần. Tốc độ tăng
trưởng trung bình khoảng 28,4%/năm, trong đó năm 2013 tăng đột biến với tỉ lệ
80,6%, cao nhất trong giai đoạn. Đến năm 2019, tổng thu từ khách du lịch đạt mức
khoảng 726 nghìn tỷ đồng, cao nhất trong giai đoạn 2008-2019. Những con số đã
phản ánh đúng thực tế ở Việt Nam, khi mà ngành du lịch và các doanh nghiệp du
lịch từng bước cố gắng cải thiện chất lượng dịch vụ, không ngừng nâng cao trình độ
đội ngũ nhân viên và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.
Bảng 3.3: Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2008-2019
Năm
Tổng thu từ khách du lịch
(nghìn tỷ đồng)
Tốc độ tăng trƣởng
(%)
2008 60.00 -
2009 68.00 13,3
2010 96.00 41,2
2011 130.00 35,4
2012 160.00 23,1
2013 289.84 80,6
2014 322.86 11,4
2015 355.55 *1
2016 417.27 17,5
2017 541.00 29,7
2018 637.00 17,7
2019 755.00 18,5
Nguồn: Tổng cục Du lịch 2008-2019
Nếu xét theo góc độ của từng doanh nghiệp, những năm gần đây, doanh thu của
các công ty du lịch uy tín ở Việt Nam thường dao động từ khoảng 1.000 đến trên
10.000 tỷ mỗi năm. Chẳng hạn, Vietravel, doanh nghiệp du lịch uy tín nhất Việt Nam
1
Bắt đầu áp dụng phương pháp thống kê mới từ năm 2015
84
năm 2019 theo xếp hạng của Vietnam Report, đã đạt tổng doanh thu là 7.438 tỷ đồng
trong năm 2019. Tuy nhiên, con số này chỉ bằng 1/3 so với Saigontourist Group với
doanh thu 20.850 tỷ đồng. Một số tên tuổi lớn khác như Benthanh Tourist và
Hanoitourist lần lượt đứng vị trí thứ 3 và thứ 6 ở mức độ uy tín, với tổng doanh thu
lần lượt là 968,6 và 7.000 tỷ đồng. Những con số này không chỉ là mức doanh thu
lớn, mà còn khẳng định nỗ lực của các doanh nghiệp du lịch trong quá trình nâng cao
chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới kinh doanh, đẩy mạnh truyền thông và thu
hút khách du lịch. Đó chính là điểm sáng của toàn ngành du lịch Việt Nam nói chung
và các công ty nói riêng sau nhiều năm đổi mới và hội nhập.
Như vậy, có thể thấy rằng sau 60 năm kể từ khi thành lập và phát triển, toàn
ngành du lịch Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng đã và đang
đạt được những thành tựu tích cực. Từ một ngành hoạt động với cơ chế tập trung, bao
cấp và chủ yếu phục vụ cho công tác đối ngoại, giờ đây du lịch Việt Nam được xem
như một ngành kinh tế mũi nhọn với mạng lưới hàng nghìn doanh nghiệp đa dạng về
quy mô, số lượng; đồng thời cũng đảm bảo chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng và trình
độ chuyên môn nhất định. Đó là những thành quả xứng đáng từ những đổi mới trong
chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và những nỗ lực của các doanh nghiệp du
lịch Việt Nam. Tuy nhiên, đến năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19,
doanh thu của ngành du lịch cũng chịu tác dộng đáng kể. Theo Trung tâm Thông tin
và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2020), doanh thu ước tính của du lịch lữ hành
trong quý I/2020 đạt khoảng 7.800 tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng mức và giảm 27,8% so
với cùng kỳ năm 2019 do các hoạt động du lịch bị tạm ngừng. Doanh thu tại các điểm
du lịch nổi tiếng đều sụt giảm với tỷ lệ cao. Cụ thể, Thanh Hóa ghi nhận giảm gần
50%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 48,3%; Quảng Ninh giảm 47,1%; Khánh Hòa giảm
43,9%; TP. Hồ Chí Minh giảm 39,9%.
Do chiếm lĩnh một thị phần lớn trong tổng thị trường du lịch và là chìa khóa
then chốt đối với thị trường khách du lịch quốc tế và trong nước, có thể nói các
công ty du lịch có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của ngành du lịch
và có những đóng góp quan trọng trong nền kinh tế, đây vốn được coi là ngành
công nghiệp không khói của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đồng thời, các
công ty du lịch cũng thể hiện vai trò như các đại sứ du lịch của mỗi quốc gia, mỗi
85
địa phương. Họ chính là những người kết nối, quảng bá, giới thiệu các thông tin,
các điểm hấp dẫn, nổi bật về địa lý, văn hóa, và trực tiếp hướng dẫn, trải nghiệm
cùng các du khách tại các địa điểm. Nếu các công ty du lịch và cán bộ nhân viên
của mình làm tốt, để lại ấn tượng đẹp đối với du khách thì chắc chắn đây sẽ là một
điểm cộng để du khách, đặc biệt là người nước ngoài ấn tượng và mong muốn đến
với Việt Nam cũng như các địa danh của nước ta ngày một nhiều hơn.
3.1.1.3. Các công ty du lịch Việt Nam tham gia khảo sát
Tổng cộng có 50 công ty du lịch Việt Nam đã tham gia khảo sát. Trong đó có
nhiều công ty xếp hạng cao trong danh sách các công ty du lịch – lữ hành uy tín
năm 2019, theo công bố của Vietnam Report phối hợp với Báo Vietnamnet, như
Vietravel, SaigonTourist, HanoiTourist,
Về hoạt động của các công ty du lịch Việt Nam tham gia khảo sát
Các công ty hoạt động dựa vào 3 hình thức quan hệ lữ hành với khách hàng:
Công ty lữ hành nhận khách kinh doanh nhận khách quốc tế và nội địa, được
thành lập ở các vùng giàu tài nguyên du lịch, hoạt động chủ yếu là cung cấp các sản
phẩm dịch vụ một cách trực tiếp cho khách du lịch do các công ty lữ hành gửi khách
chuyển tới.
Các công ty lữ hành gửi khách kinh doanh phục vụ khách quốc tế và nội địa,
thường tập trung ở các nước phát triển có quan hệ trực tiếp gắn bó với khách du lịch.
Công ty lữ hành tổng hợp đảm nhận cả hai khâu nhận khách và gửi khách,
họ thường là những tập đoàn lớn có nguồn lực tài chính tốt, trực tiếp khai thác các
nguồn khách và đảm nhận thực hiện tổ chức các chương trình du lịch.
Các công ty tham gia khảo sát hoạt động cả ở phạm vi nội địa và quốc tế:
Công ty lữ hành nội địa có phạm vi khai thác, tổ chức những chương trình
du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Công ty lữ hành quốc tế có thể tiến hành hoạt động kinh doanh, tổ chức
chương trình du lịch không giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi
quốc tế.
Về quy mô của các công ty du lịch Việt Nam tham gia khảo sát
86
Nhìn vào bảng 3.4 về quy mô của các công ty du lịch Việt Nam tham gia
khảo sát, ta có thể thấy được tỷ trọng về quy mô công ty du lịch Việt Nam được
khảo sát tập trung ở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_xay_dung_va_phat_trien_van_hoa_doanh_nghiep_cua_cac.pdf