MỞ ĐẦU . 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8
1.1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 8
1.2 Đánh giá về tình hình nghiên cứu 23
1.3 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 27
Chương 2 CƠ S TRONG LĨNH V Ở LÝ LUẬN V ỰC GIAO THÔNG ĐƯ Ề XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ỜNG BỘ 31
2.1 Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ 31
2.2 Khái niệm, nguyên tắc, vai trò xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ 36
2.3 Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ 55
2.4
Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ 61
2.5
Các yếu tố tác động đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ 66
Chương 3
THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
77
3.1 Thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ 77
3.2 Thực trạng hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay 97
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM
116
4.1 Phương hướng nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam 116
4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ 124
KẾT LUẬN 155
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤ
179 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay - Đinh Phan Quỳnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêng. Tuy nhiên một số nguyên tắc được quy định trong luật nhưng không có văn
bản hướng dẫn cụ thể trong xử lý đối với từng loại vi phạm cụ thể, dẫn đến sự lúng
túng nhất định khi tiến hành xử lý các hành vi vi phạm, ví dụ như Điểm d, Khoản
1, Điều 3, Luật xử lý VPHC năm 2012 quy định: “Nhiều người cùng thực hiện
một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi
vi phạm hành chính đó”. Nguyên tắc này khi được áp dụng để xử lý từng trường
hợp cụ thể trong GTĐB đã thực sự gây ra khó khăn; ví dụ khi lực lượng chức năng
kiểm tra và phát hiện hộ gia đình đã có hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường để
kinh doanh ăn uống giải khát, thì không biết phạt thế nào cho hợp lý; bởi nếu theo
quy định tại Điểm d, Khoản 1, Luật xử lý VPHC năm 2012 thì phải phạt đối với
từng thành viên của hộ gia đình (tham gia kinh doanh) hành vi lấn chiếm vỉa hè,
lòng lề đường để kinh doanh ăn uống giải khát với mức phạt là từ 2.000.000 đ đến
3.000.000 đ. Trong khi đó nếu tổ chức có hành vi vi phạm này thì mức phạt chỉ từ
4.000.000 đ đến 6.000.000 mà thôi. Hay như quy định “vi phạm hành chính nhiều
lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm” là chưa thực sự chính xác; bởi không
phải trong trường hợp nào người thực hiện hành vi VPHC nhiều lần cũng sẽ bị xử
phạt về từng hành vi vi phạm, hơn thế theo Điểm b, Khoản 1 Điều 10 Luật xử lý
VPHC năm 2012 thì đây lại là một tình tiết tăng nặng của TNHC. Như vậy có thể
thấy ngay trong một văn bản pháp luật đã cố những quy phạm mâu thuẫn với nhau
(Điểm d, Khoản 1, Điều 3 mâu thuẫn với Điểm b, Khoản 1, Điều 10).
3.1.2. Thẩm quyền xử lý và đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ
3.1.2.1. Thẩm quyền
Trên cơ sở quy định về thẩm quyền xử lý các hành vi VPHC tại chương thứ
4 của Luật xử lý VPHC năm 2012 từ điều 38 đến điều 51, Nghị định 46/2016 quy
định về thẩm quyền xử lý các hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB như sau:
(1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp: Theo quy định tại khoản 1 điều 70,
Nghị định 46/2016 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được phép xử phạt tất cả
79
các hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên phạm vi quản lý của địa phương
mình, tuy nhiên xuất phát từ thực tiễn trong quản lý nhà nước về trật tự, ATGTĐB
cho nên đa số các VPHC trong lĩnh vực này đều do công an các cấp thực hiện, chỉ
một số trường hợp nếu mức tiền phạt vượt quá thẩm quyền xử phạt của lực lượng
công an, thì mới trình Chủ tịch Ủy ban ký quyết định xử phạt;
(2) Công an nhân dân: Đây là lực lượng chủ công thực hiện nhiệm vụ xử phạt
VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Theo quy định tại điều 72 – Nghị định 46/2016 có
rất nhiều chủ thể thuộc CAND có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm
pháp luật về GTĐB, bao gồm các chủ thể từ Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi
hành công vụ cho đến Cục trưởng Cục CSGT;
(3) Thanh tra ngành GTVT: Theo quy định của điều 73 của Nghị định
46/2016, thì lực lượng Thanh tra ngành GTVT được phép tiến hành xử phạt đối
với một số VPHC về trật tự GTĐB như: Vi phạm về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ
tầng GTĐB, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ; các vi phạm
quy định của pháp luật về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại cơ sở kinh
doanh vận tải đường bộ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe,
trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và khi phát hiện phương
tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ
Việc quy định cụ thể các chức danh có thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh
vực GTĐB tại các điều 71,72 và 73 của Nghị định 46/2016 đã có một số thay đổi
so với Nghị định 171/2013 đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác xử lý các
VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng, giúp họ nắm rõ những
vụ việc nào thuộc thẩm quyền của mình, vụ việc nào thuộc thẩm quyền của cấp
cao hơn cũng như các biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả mà mình được
phép áp dụng.
Tuy nhiên việc Nghị định 46/2016 vẫn quy định các chức danh có thẩm
quyền theo phương pháp liệt kê có thể sẽ gây ra những khó khăn nhất định trong
hoạt động xử phạt dù tại điều 53 Luật xử lý VPHC đã dự liệu tình huống khi có
80
sự thay đổi chức danh có thẩm quyền; nhưng trong trường hợp xuất hiện các chức
danh mới (do chia tách, sáp nhập cơ quan hành chính) thì sẽ gây khó khăn cho
hoạt động này.
Tiếp theo đó việc Luật cũng như Nghị định chỉ giao thẩm quyền xử lý cho
cấp trưởng (một số ít hành vi thì người trực tiếp thi hành công vụ có quyền xử
phạt) và cấp trưởng có thể giao quyền xử phạt trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền
của mình cho cấp phó trên thực tế cũng tạo ra những sự khó khăn nhất định cho
hoạt động xử lý các hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Bởi việc quy định giao
quyền như vậy dễ dẫn đến tình trạng cấp trưởng sẽ trực tiếp xử lý đối với những
vụ việc đơn giản, tính rủi ro thấp; còn những vụ việc phức tạp, tính nguy hiểm cao
thì lại đẩy cho cấp phó với lý do “đã giao quyền”; hoặc có những thời điểm cơ
quan đó không có cấp trưởng mà chỉ có phó phụ trách thì việc xử lý chắc chắn sẽ
gặp khó khăn. Vì vậy khi quy định về thẩm quyền xử lý đối với các VPHC trong
lĩnh vực GTĐB, cần quy định cấp phó có quyền ký các quyết định xử lý VPHC ở
mảng, lĩnh vực mình phụ trách.
3.1.2.2. Đối tượng bị xử lý
Hiện trong Nghị định 46/2016 cũng không quy định cụ thể về đối tượng bị
xử lý VPHC mà chủ quy định chung tại khoản 1, điều 2 đó là mọi cá nhân, tổ chức
có hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đều bị xử lý. Như vậy bất kỳ cá nhân (có năng lực TNHC), tổ
chức nào khi có hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB tại Việt Nam đều bị xử lý.
Như vậy trong quá trình xử lý các VPHC trong lĩnh vực GTĐB cần phải tuân thủ
quy định của Luật xử lý VPHC về đối tượng bị xử lý, cụ thể như sau:
(1) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: Bị xử lý về hành vi VPHC trong
lĩnh vực GTĐB do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử lý về mọi VPHC trong
lĩnh vực GTĐB;
(2) Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân: Nếu có
VPHC trong lĩnh vực GTĐB thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp
81
cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì phải đề
nghị cơ quan, đơn vị Quân đội, Công an có thẩm quyền xử lý;
(3) Tổ chức: Bị xử lý về mọi VPHC trong lĩnh vực GTĐB;
(4) Cá nhân, tổ chức nước ngoài: Nếu VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên phạm
vi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử lý theo quy
định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Việc Nghị định 46/2016 không quy định cụ thể các nhóm đối tượng bị xử lý
VPHC trong lĩnh vực GTĐB, mà áp dụng theo đúng tinh thần của Luật xử lý
VPHC là không sai, tuy nhiên việc Nghị định không “cụ thể” hơn về đối tượng bị
xử lý thực sự lại chưa thực sự phù hợp. Ở đây Nghị định cần cụ thể từ 4 nhóm đối
tượng bị xử lý VPHC theo quy định của luật thành nhiều nhóm đối tượng với
đường lối xử lý cụ thể, thì hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB sẽ đạt
hiệu quả cao hơn.
3.1.3. Các hình thức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ
3.1.3.1. Hình thức xử phạt
Theo quy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, hiện nay
hình thức xử phạt đối với VPHC trong lĩnh vực GTĐB đang được áp dụng gồm
có: Cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm
hành chính và tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Trong đó cảnh cáo và phạt tiền được xác định
là hình thức xử phạt chính còn hai hình thức còn lại thì chỉ được coi là hình thức
xử phạt bổ sung (mặc dù Luật xử lý VPHC cho phép có thể coi hai hình thức này
là hình thức xử phạt chính).
(1) Cảnh cáo: Được áp dụng đối với những vi phạm trong lĩnh vực GTĐB
do cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm các quy định về trật tự, ATGTĐB không
82
nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ, hoặc đối với mọi hành vi do người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Trường hợp áp dụng hình thức xử phạt này chủ
thể có thẩm quyền không lập biên bản mà ra quyết định xử phạt bằng văn bản
(trong một số trường hợp cụ thể, nếu xét thấy có đủ điều kiện, thì có thể thay thế
biện pháp xử phạt này bằng biện pháp nhắc nhở tại chỗ). Trong lĩnh vực GTĐB
việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo được quy định đối với 23 hành vi cụ thể
được quy định tại các điều 8;9;10;15;18;20;21 và 31 của Nghị định 46/2016.
Có thể nhận thấy hình thức xử phạt cảnh cáo được sử dụng đối với những vi
phạm nhỏ, thậm chí rất nhỏ, không hướng tới mục tiêu trừng phạt mà chủ yếu
mang tính răn đe, giáo dục đối với người vi phạm. Tuy nhiên trong thực tế hình
thức xử phạt này hầu như không được áp dụng bởi tính hiệu quả của hình thức này
không cao, vì thiếu một cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành Quyết định xử phạt
cảnh cáo. Vì vậy cần có những nghiên cứu để nâng cao hiệu quả của hình thức xử
phạt này hoặc có thể nghiên cứu để thay thế hình thức xử phạt này bằng một hình
thức xử phạt khác có tính giáo dục cao hơn (như buộc lao động công ích).
(2) Phạt tiền: Trong lĩnh vực GTĐB mức phạt tiền tối đa cho VPHC là
40.000.000đ được áp dụng đối với cá nhân và 80.000.000đ đối với tổ chức. Đối
với những vi phạm về TTATGT tại khu vực nội thành của các thành phố trực
thuộc trung ương có thể cao hơn nhưng không được quá 02 lần mức phạt chung.
Trong lĩnh vực GTĐB mức phạt tiền cụ thể được xác định là mức trung bình chung
của mức phạt tối đa và tối thiểu, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì không được giảm
xuống dưới mức tối thiểu và có tình tiết tăng nặng cũng không được vượt quá mức
tối đa.
Việc áp dụng hình thức phạt tiền đối với đa số các VPHC trong lĩnh vực
GTĐB là cần thiết (điều này thể hiện qua việc chỉ có 23 hành vi được áp dụng
hình thức xử phạt cảnh cáo). Tuy nhiên mức phạt tiền đối với một số vi phạm
trong lĩnh vực GTĐB vẫn chưa thực sự hợp lý, có hành vi rất nguy hiểm, trực tiếp
uy hiếp đến trật tự ATGTĐB thì mức phạt lại thấp (ví dụ như hành vi không giảm
83
tốc độ và nhường đường khi điều khiển ô tô từ trong ngõ, đường nhánh ra đường
chính; Lùi xe ở đường một chiều, đường cấm, đi ngược chiều thì mức phạt chỉ là
từ 300.000đ đến 400.000đ).
Hiện nay mức phạt tiền được quy định tại Nghị định 46/2016 là mức phạt áp
dụng chung cho cả nước là chưa thực sự phù hợp (chỉ có các thành phố trực thuộc
trung ương mới được phép tăng mức phạt tiền đối với những VPHC về GTĐB ở
khu vực nội thành, và cũng được tăng không quá hai lần). Điều này cũng là nguyên
nhân dẫn đến việc trong một thời gian ngắn, Chính phủ phải liên tục sửa đổi Nghị
định về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB (chủ yếu là thay đổi về mức phạt đối
với từng hành vi cụ thể). Điều này cho thấy việc ấn định mức phạt tiền thống nhất,
cố định như vậy là chưa phù hợp, dẫn đến việc phải chỉnh sửa các văn bản quy
phạm pháp luật nhiều lần, gây lãng phí về thời gian và tiền của. Không những vậy
việc quy định một mức phạt chung, thống nhất trên phạm vi toàn quốc ở góc độ
nà đó còn làm ảnh hưởng đến nguyên tắc tương xứng, công bằng trong xử lý
VPHC đối với các hành vi xâm hại trật tự, ATGTĐB; vì vậy cần quy định mức
phạt theo tỷ lệ của mức lương tối thiểu vùng để vừa đảm bảo được tính bền vững,
vừa đảm bảo nguyên tắc tương xứng, công bằng trong xử lý đối với các hành vi vi
phạm.
(3) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn: Đây thực tế là hai biện pháp khác nhau, nhưng Luật
xử lý VPHC lại nhập lại thành một, điều này cũng là một bất cập cần được thay đổi
bởi trình tự thủ tục, thẩm quyền cũng như điều kiện để áp dụng hai biện pháp này
là không giống nhau. Đối với những VPHC trong lĩnh vực GTĐB, thì biện pháp
chủ yếu được áp dụng là tước giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề (trong đó chủ
yếu cũng chỉ là tước giấy phép điều khiển phương tiện giao thông). Và theo hướng
dẫn tại thông tư số 45/2014/TT-BCA thì thời gian tước giấy phép là 01, 02, 04 và
24 tháng.
84
Có thể khẳng định biện pháp này là rất cần thiết khi tiến hành xử lý các VPHC
trong GTĐB, tuy nhiên thời gian tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề được quy
định trong Nghị định 46/2016 có thể lên đến 24 tháng, là quá dài, việc áp dụng
biện pháp này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của cá nhân và gia
đình người vi phạm nếu người bị tước có công việc liên quan đến nội dung giấy
phép và chứng chỉ đó. Bên cạnh đó theo quy định của Nghị định 46/2016 quy định
thời hạn được tính kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực, nhưng trên thực tế
các loại giấy tờ này thường bị tạm giữ ngay ở thời điểm lập biên bản VPHC.
(4) Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC: Tịch thu tang vật, phương tiện
VPHC là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên
quan trực tiếp đến VPHC, được áp dụng đối với VPHC nghiêm trọng do lỗi cố ý
của cá nhân, tổ chức.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý theo đúng quy định đã được thể
hiện tại khoản 1 của điều 82, luật xử lý VPHC năm 2012; nếu quá thời hạn mà
không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Số tiền thu được từ bán đấu giá tang vật phương tiện bị tịch thu được nộp vào ngân
sách nhà nước sau khi đã trừ đi các chi phí như lưu kho, bến bãi...
Trong trường hợp muốn tịch thu thì người ra quyết định phải định giá tang
vật, phương tiện; việc định giá tang vật, phương tiện rất quan trọng bởi nó liên
quan đến thẩm quyền tịch thu cũng như thẩm quyền ra quyết định. Tuy nhiên theo
quy định thời hạn tạm giữ tang vật để xác định giá trị là không quá 24 giờ (có thể
gia hạn nhưng cũng không quá 24 giờ) là quá ngắn, không đủ để người có thẩm
quyền có thể thành lập Hội đồng định giá, và điều này dễ dẫn đến những sai phạm
trong hoạt động định giá.
3.1.3.2. Biện pháp khắc phục hậu quả
85
Ngoài các hình thức TNHC mang tính chất xử phạt như vừa trình bày trên,
thì pháp luật cũng quy định những TNHC mang tính khôi phục, mà hiện nay thuật
ngữ này được quy định trong Luật xử lý VPHC là “các biện pháp khắc phục hậu
quả”. Đối với các VPHC trong lĩnh vực GTĐB, thì ngoài việc các cá nhân, tổ chức
vi phạm phải chịu các hình thức xử phạt theo luật định, trong một số trường hợp
còn phải thực hiện trách nhiệm khắc phục các hậu quả quả do hành vi của mình
gây ra, cụ thể như sau: (1) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do
VPHC gây ra; (2) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có
giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; (3) Buộc thực hiện biện pháp
để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do VPHC gây ra; (4) Buộc đưa ra
khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất phương
tiện; (5) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện VPHC; (6) Và các
biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Chương II và Chương III của
Nghị định 46/2016.
Qua khảo sát thực tiễn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh
vực GTĐB, NCS nhận thấy một số biện pháp như buộc khôi phục lại tình trạng
ban đầu do VPHC gây ra đối với một số hành vi như tự ý thay đổi nhãn hiệu, kiểu
dáng phương tiện; chở quá tải trọng, còn chưa được thực hiện một cách triệt để.
Trao đổi với đội ngũ cán bộ làm thực tế thì được biết sở dĩ biện pháp chưa được
thực hiện quyết liệt, triệt để vì trang thiết bị của các lực lượng chức năng còn thiếu
như kho, bãi để hạ tải; phương tiện để sang tải. Vì vậy khi phát hiện phương tiện
chở quá số người quy định, hay quá tải trọng cho phép thì việc áp dụng biện pháp
này là rất khó khăn. Tuy nhiên theo quan điểm của NCS, Nhà nước chỉ bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức mà tuyệt đối không bảo vệ các lợi
ích không hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức. Vì vậy nếu việc hạ tải gây
ảnh hưởng đến lợi ích vật chất của chủ hoặc người điều khiển phương tiện thì đó
không phải trách nhiệm của Nhà nước, bởi khi chở hàng hóa vượt quá tải trọng
86
cho phép tức họ đã ý thức được hành vi của minh là VPPL, và đương nhiên những
thiệt hại (nếu có) do hành vi vi phạm đó thì chủ thể vi phạm phải gánh chịu.
3.1.3.3. Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Hiện nay theo quy định của Luật xử lý VPHC và Nghị định 46/2016, để ngăn
chặn cũng như bảo đảm việc xử lý VPHC, các chủ thể có thẩm quyền có thể áp
dụng rất nhiều biện pháp như: Tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC, giấy phép,
chứng chỉ hành nghề; khám người có hành vi VPHC trong GTĐB; khám phương
tiện vận tải, đồ vật ; khám nơi cất dấu tang vật, phương tiện VPHC trong lĩnh vực
GTĐB. Tuy nhiên trên thực tế, trong các biện pháp được pháp luật cho phép sử
dụng, thì biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề là biện pháp được áp dụng phổ biến. Bởi thực chất các VPHC trong
lĩnh vực GTĐB đa phần là những vi phạm nhỏ, tính nguy hiểm cho xã hội là không
lớn, vì vậy việc áp dụng các biện pháp như khám phương tiện vận tải, khám nơi
cất dấu tang vật, phương tiện hay khám người..., để phục vụ cho hoạt động xử lý
hành chính đối với hành vi này hầu như không được áp dụng, nếu có thì cũng là
nhằm ngăn chặn một hành vi VPPL khác (như vi phạm về trật tự an toàn xã hội).
Vấn đề vướng mắc nhất trong áp dụng biện pháp này đối với những VPHC
trong lĩnh vực GTĐB, đó là: Đa phần đội ngũ cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tuần
tra, kiểm soát lại không có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện cũng như
giấy phép, chứng chỉ hành nghề vì theo quy định của luật xử lý VPHC thì người
có thẩm quyền tịch thu mới có quyền tạm giữ. Mặc dù mẫu biên bản VPHC số 01,
ban hành kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP của Chính phủ, đã có bổ sung nội
dung (mục 10) ghi loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, nhưng đây chỉ là giải
pháp mang tính tạm thời.
Bên cạnh đó hiện nay theo quy định tại khoản 8 điều 125, Luật xử lý VPHC
2012, thì trong trường hợp VPHC có nhiều tình tiết phức tạp cần phải xác minh,
thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền có quyền gia hạn một lần không quá 30
87
ngày, tuy nhiên muốn gia hạn thì phải báo cáo bằng văn bản đối với thủ trưởng
trực tiếp của mình. Quy định này trên thực tế đã gây nhiều khó khăn khi người ra
quyết định tạm giữ là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (vì theo quy định thì người đồng ý gia hạn quyết định tạm giữ phải là Thủ
tướng chính phủ).
Cũng liên quan đến vấn đề tạm giữ tang vật phương tiện VPHC trong lĩnh
vực GTĐB, do sự thiếu thốn về kho bãi bảo quản, nên pháp luật cho phép cá nhân,
tổ chức vi phạm tự bảo quản tang vật, phương tiện VPHC. Tuy nhiên thủ tục để
cá nhân, tổ chức vi phạm có thể tự quản lý tang vật, phương tiện còn quá phức tạp
[17], vì vậy để bảo đảm cho quy định này được thực hiện trên thực tế thì cần phải
có những thay đổi mạnh về mặt thủ tục theo hướng đơn giản, gọn nhẹ với tinh thần
tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
3.1.4. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Như đã trình bày tại mục 2.4.2 của luận án, thủ tục xử lý VPHC trong lĩnh
vực GTĐB là là những công việc mà các chủ thể có thẩm quyền phải tiến hành để
xử lý một VPHC cụ thể trong lĩnh vực GTĐB. Cũng giống như thủ tục xử lý
VPHC, trong lĩnh vực GTĐB thì khi xử lý VPHC cũng chia ra làm hai loại đó là
thủ tục không lập biên bản (thủ tục đơn giản) và thủ tục có lập biên bản.
3.1.4.1. Thủ tục không lập biên bản (thủ tục đơn giản)
Theo quy định chung về thủ tục tại điều 56 Luật xử lý VPHC năm 2012,
trong lĩnh vực GTĐB nếu chủ thể vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo
hoặc phạt tiền ở mức thấp (đến 250.000 đ đối với cá nhân và đến 500.000đ đối với
tổ chức), thì áp dụng thủ tục không lập biên bản. Trường hợp này người có thẩm
quyền ra quyết định xử phạt ngay, và người vi phạm có thể thực hiện quyết định
tại chỗ. Đây là một quy định nhằm mục đích đơn giản hóa các thủ tục hành chính,
hạn chế sự phiền hà cho người vi phạm khi phải thực hiện quyết định xử phạt, tuy
nhiên việc nộp tiền phạt tại chỗ cũng tạo điều kiện và làm phát sinh hành vi nhũng
nhiễu, mãi lộ....
88
Việc quy định mức phạt tiền theo thủ tục không lập biên bản, là thấp (đến
250.000đ), vì vậy cần phải tăng mức phạt tiền lên cao hơn (đồng nghĩa với việc
tăng thẩm quyền cho người trực tiếp thi hành công vụ); nhưng để hạn chế tiêu cực
pháp luật cần bỏ quy định về nộp phạt tại chỗ và thay bằng nhiều biện pháp nộp
phạt khác linh hoạt hơn như nộp trực tuyến; nộp qua bên thứ ba (thu hộ)... (hiện
nay theo quy định của Nghị quyết 10/NQ-CP ngày 04/2/2016 người vi phạm có
thể nộp tiền phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB qua bưu điện, nhưng người vi phạm
muốn nộp qua hình thức này thì người vi phạm phải đăng ký hình thức nộp phạt ở
thời điểm lập biên bản, mà điều này thì không phải ai cũng biết, thậm chí cả người
thi hành công vụ cũng không biết có quy định này).
3.1.4.2.Thủ tục có lập biên bản
Khi phát hiện VPHC trong lĩnh vực GTĐB, người có thẩm quyền không ra
quyết định xử lý ngay mà phải lập biên bản VPHC đối với người vi phạm. Biên
bản là bằng chứng pháp lý ghi nhận hành vi vi phạm, trên cơ sở đó người có thẩm
quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để ra các quyết định xử lý phù hợp.
Việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB thông qua thủ tục có lập biên bản được
tiến hành theo các bước sau:
Thứ nhất, lập biên bản VPHC về GTĐB
Khi phát hiện hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB người có thẩm quyền
phải lập biên bản kịp thời theo quy định của pháp luật (riêng đối với vi phạm được
phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì lập biên bản kể
từ thời điểm xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm). Biên bản phải ghi rõ ngày,
tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên,
địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ,
ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn
và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của
người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị
thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai
89
của họ; quyền và thời hạn giải trình của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức
vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.(nếu thuộc trường hợp giải trình)
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi
vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do nào đó mà không ký vào biên bản
thì phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai
người chứng kiến vào biên bản.
Biên bản VPHC trong lĩnh vực GTĐB phải được lập thành ít nhất 02 bản,
được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký;
trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến,
người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên
bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu
người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại
hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý
do vào biên bản, đồng thời phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở hoặc
của hai người làm chứng.
Biên bản lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm 01 bản; trường
hợp vi phạm không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của
người lập biên bản thì người lập biên bản phải hoàn thiện hồ sơ và chuyển ngay
hồ sơ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Trường hợp người dưới 18 tuổi vi phạm thì biên bản còn được gửi cho cha
mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Thứ hai, xác minh tình tiết của vụ việc VPHC trong lĩnh vực GTĐB
Theo quy định tại điều 59, Luật xử lý VPHC thì trước khi ra quyết định xử
phạt VPHC, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách
nhiệm xác minh các tình tiết để bảo đảm quyết định xử phạt phản ánh đúng tính
chất, mức độ của hành vi VPHC để có được một quyết định chính xác, khách quan
theo quy định của pháp luật. Các tình tiết cần phải xác minh như: Có hay không
có VPHC; vấn đề lỗi, nhân thân của cá nhân VPHC; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
90
tính chất mức độ thiệt hại do VPHC gây ra, việc xác minh tình tiết của VPHC
phải được thể hiện bằng văn bản. Tuy nhiên trong thực tế do sự thiếu đồng bộ
cũng như các công cụ phục vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực này còn lạc hậu vậy
khi tiến hành xử lý các hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB, thì hầu như việc xác
minh đã không được thực hiện một cách đầy đủ.
Thứ ba, xác đị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_xu_ly_vi_pham_hanh_chinh_trong_linh_vuc_giao_thong_d.pdf