1.1 Giới thiệu
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những đối tượng rất quan trọng trong nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích mặt nước ngọt gần 121.465 ha (Lê Xuân Sinh, 2008) với nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao, vườn, đồng ruộng và được xem là vùng có tiềm năng rất lớn cho nghề nuôi thủy sản. Hiện nay, nhu cầu phát triển nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm càng xanh, đang phát triển mạnh nên nhu cầu về con giống ngày gia tăng.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với nghề nuôi tôm càng xanh là vấn đề con giống. Từ lâu, người nuôi vẫn quen sử dụng nguồn giống thu từ tự nhiên, nguồn giống này ngày càng khan hiếm, chất lượng không đảm bảo. Trong khi đó, việc sản xuất giống nhân tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi. Trong những năm gần đây việc sản xuất tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến đã được áp dụng rộng rải (chiếm 88,5% số trại giống) (Nguyen Thanh Phuong et al., 2006). Tuy nhiên, ương tôm càng xanh theo qui trình trên với căn bản là không có hút cặn đáy bể, không thay nước và không sử dụng hóa chất hay kháng sinh nên hàm lượng đạm và vi khuẩn gây bệnh luôn tăng cao ở cuối chu kỳ ương, ảnh hưởng đến chất lượng nước ương và giảm tỷ lệ sống của ấu trùng. Do đó nâng cao chất lượng tôm giống là vấn đề cần quan tâm. Theo Ohnmar Aung et al., (2008) cho rằng, tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh, thời gian chuyển postlarvae, sự phát triển của postlarvae và chất lượng nước ương sẽ tốt hơn trong tất cả các thử nghiệm với chế phẩm sinh học. Đặng Thị Hoàng Oanh (2005) cho rằng, vi sinh vật hữu ích đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nếu không có vi sinh vật phân hủy hữu cơ thì toàn bộ quá trình chuyển hóa vật chất trong thủy vực sẽ ngừng lại và sự sống sẽ không tồn tại được. Vì vậy, chế phẩm sinh học cần được sử dụng, bổ sung các dòng vi khuẩn có lợi vào bể ương nhằm mục đích cải thiện chất lượng nước. Ngoài ra, nó có thể làm cho động vật thủy sản khỏe mạnh hơn bằng cách ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây bệnh trong cùng một môi trường sống. Tuy nhiên theo Zhou et al., (2009), việc sử dụng các chế phẩm phải đảm bảo đúng liều lượng, đúng chu kỳ và đúng phương pháp.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nước ương ấu trùng tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Việc xác định liều lượng và định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học trong quá trình ương nhằm cải thiện môi trường nước ương, nâng cao tỷ lệ sống và sức tăng trưởng của ấu trùng tôm càng xanh từ đó đưa vào thực tiễn sản xuất góp phần làm cho nghề nuôi tôm càng xanh ở nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng ngày càng phát triển.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của liều lượng và định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học lên sự biến động các yếu tố môi trường: Nhiệt độ, pH, TAN, N-NO-2, N-NO3-, P-PO43- trong môi trường nước ương tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến.
- Sự biến động mật độ vi khuẩn trong quá trình ương ấu trùng tôm càng xanh dưới ảnh hưởng của liều lượng và định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học khác nhau.
- Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học lên tỷ lệ sống ấu trùng tôm càng xanh giai đoạn PL.
41 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2823 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn - Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nước ương ấu trùng tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những đối tượng rất quan trọng trong nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích mặt nước ngọt gần 121.465 ha (Lê Xuân Sinh, 2008) với nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao, vườn, đồng ruộng và được xem là vùng có tiềm năng rất lớn cho nghề nuôi thủy sản. Hiện nay, nhu cầu phát triển nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm càng xanh, đang phát triển mạnh nên nhu cầu về con giống ngày gia tăng.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với nghề nuôi tôm càng xanh là vấn đề con giống. Từ lâu, người nuôi vẫn quen sử dụng nguồn giống thu từ tự nhiên, nguồn giống này ngày càng khan hiếm, chất lượng không đảm bảo. Trong khi đó, việc sản xuất giống nhân tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi. Trong những năm gần đây việc sản xuất tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến đã được áp dụng rộng rải (chiếm 88,5% số trại giống) (Nguyen Thanh Phuong et al., 2006). Tuy nhiên, ương tôm càng xanh theo qui trình trên với căn bản là không có hút cặn đáy bể, không thay nước và không sử dụng hóa chất hay kháng sinh nên hàm lượng đạm và vi khuẩn gây bệnh luôn tăng cao ở cuối chu kỳ ương, ảnh hưởng đến chất lượng nước ương và giảm tỷ lệ sống của ấu trùng. Do đó nâng cao chất lượng tôm giống là vấn đề cần quan tâm. Theo Ohnmar Aung et al., (2008) cho rằng, tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh, thời gian chuyển postlarvae, sự phát triển của postlarvae và chất lượng nước ương sẽ tốt hơn trong tất cả các thử nghiệm với chế phẩm sinh học. Đặng Thị Hoàng Oanh (2005) cho rằng, vi sinh vật hữu ích đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nếu không có vi sinh vật phân hủy hữu cơ thì toàn bộ quá trình chuyển hóa vật chất trong thủy vực sẽ ngừng lại và sự sống sẽ không tồn tại được. Vì vậy, chế phẩm sinh học cần được sử dụng, bổ sung các dòng vi khuẩn có lợi vào bể ương nhằm mục đích cải thiện chất lượng nước. Ngoài ra, nó có thể làm cho động vật thủy sản khỏe mạnh hơn bằng cách ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây bệnh trong cùng một môi trường sống. Tuy nhiên theo Zhou et al., (2009), việc sử dụng các chế phẩm phải đảm bảo đúng liều lượng, đúng chu kỳ và đúng phương pháp.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nước ương ấu trùng tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Việc xác định liều lượng và định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học trong quá trình ương nhằm cải thiện môi trường nước ương, nâng cao tỷ lệ sống và sức tăng trưởng của ấu trùng tôm càng xanh từ đó đưa vào thực tiễn sản xuất góp phần làm cho nghề nuôi tôm càng xanh ở nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng ngày càng phát triển.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của liều lượng và định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học lên sự biến động các yếu tố môi trường: Nhiệt độ, pH, TAN, N-NO-2, N-NO3-, P-PO43- trong môi trường nước ương tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến.
- Sự biến động mật độ vi khuẩn trong quá trình ương ấu trùng tôm càng xanh dưới ảnh hưởng của liều lượng và định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học khác nhau.
- Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học lên tỷ lệ sống ấu trùng tôm càng xanh giai đoạn PL.
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học của tôm càng xanh
2.1.1 Phân Loại và phân bố
Theo Dinh The Nhan (2009), thì tôm càng xanh có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Bộ phụ Pleocyemata Burkenroda
Phân bộ: Caridea
Họ: Palaemonidae
Giống: Macrobrachium
Loài: Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879)
Tên tiếng Anh: Giant Freshwater Prawn
Trong tự nhiên, tôm càng xanh phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, tập trung ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố tự nhiên chủ yếu các tỉnh Nam Bộ, đặc biệt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ở các thủy vực độ mặn 18‰ hay đôi khi cả 25‰ vẫn có thể thấy tôm xuất hiện (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).
2.1.2 Vòng đời tôm càng xanh
Vòng đời tôm càng xanh có 4 giai đoạn, bao gồm trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành. Tôm càng xanh trưởng thành sống chủ yếu ở nước ngọt. Khi thành thục, tôm bắt cặp và đẻ trứng dính vào các chân bụng của tôm mẹ. Tôm di cư ra vùng cửa sông nước lợ 6 - 18‰ để nở. Ấu trùng nở ra sống phù du và trải qua 11 lần biến thái để trở thành hậu ấu trùng, lúc này tôm có xu hướng tiến vào vùng nước ngọt. Khi trưởng thành chúng lại di cư ra vùng nước lợ nơi có độ mặn thích hợp để sinh sản và tiếp tục vòng đời (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).
2.1.3 Tập tính ăn và bắt mồi
Tôm càng xanh là loài ăn tạp nghiêng về động vật, trong tự nhiên khi kiểm tra dạ dày thức ăn gồm có nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các loài tảo và mùn bã hữu cơ. Tôm thường bắt mồi vào chiều tối và sáng sớm (Phạm Văn Tình, 2004).
2.1.4 Đặc điểm về sinh trưởng
Không giống như những loài thủy sản khác, sự tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng của tôm càng xanh cũng như những loài giáp xác khác, không tăng liên tục mà theo hình bậc thang. Tôm nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm lớn, tôm đực lớn nhanh hơn tôm cái. Tôm được bổ sung thức ăn động vật sẽ lớn nhanh và chậm thành thục hơn so với cho tôm ăn thức ăn công nghiệp hoàn toàn (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).
2.1.5 Đặc điểm về sinh sản
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2003), tôm càng xanh thành thục và giao vĩ xảy ra hầu như quanh năm. Ở Đồng Bằng sông Cửu Long tôm sinh sản vào tháng 4 - 6 và tháng 8 -10. Tôm cái thành thục lần đầu ở khoảng 3 – 3,5 tháng kể từ khi PL10-15. Tùy vào kích cỡ và trọng lượng tôm mà sức sinh sản thay đổi từ 7.000 – 503.000 trứng. Thông thường 20.000 – 80.000 trứng. Sau khi giao vĩ từ 2- 5 giờ, có khi 6 – 24 giờ, thì tôm cái sẽ đẻ trứng. Tùy theo nhiệt độ ấp mà thời gian ấp trứng có thể từ 15 – 23 ngày.
2.2 Đặc điểm qui trình nước xanh cải tiến
Theo Ang et al., (1987), nguyên tắc chính của qui trình nước xanh cải tiến là cho phép vi sinh vật và tảo phát triển tự nhiên trong bể ương để tự ổn định môi trường nước. Vỏ Artemia được cho trực tiếp vào bể làm giá thể cho vi sinh vật phát triển. Hệ thống này có nhiều ưu điểm quan trọng là không phải thay nước, không vệ sinh bể và không bổ sung thêm tảo trong suốt quá trình ương (tảo chỉ cho vào bể ương một lần đầu trước khi thả ấu trùng), hệ thống rất đơn giản, chi phí thấp, dễ áp dụng cho nhiều đối tượng và nhiều nơi, cả những vùng xa biển (được trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).
2.3 Tình hình sản xuất giống tôm càng xanh trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Trên thế giới
Aquacop (1977), đã theo dõi sự biến động hóa học của nước trong quá trình ương ấu trùng tôm càng xanh đã đưa ra rằng: trong ương ấu trùng cần theo dõi sự biến động của đạm nitrit, ammonia và khống chế chất lượng nước là vấn đề quan trọng trong quá trình ương.
Theo nghiên cứu của Cheah and Ang (1979), khi tiến hành ương tôm càng xanh, Artemia được cho ăn có bổ sung cả vỏ đã làm cho màu nước xanh hơn. Khi vỏ Artemia nằm dưới đáy bể sẽ là một giá thể tốt giúp tảo và vi khuẩn phát triển, từ đó góp phần làm sạch nước ương bởi quá trình chuyển hóa đạm trong nước. Sau thời gian ương 54 ngày, tỷ lệ sống của ấu trùng ở độ mặn từ 6 - 8 ‰ là 39,6% và từ 12 - 14‰ là 36,9%.
Trong năm 1995, có khoảng 600 – 800 triệu ấu trùng tôm càng xanh đã được sản xuất từ 50 trại giống theo qui mô gia đình ở Thái Lan và mở rộng 6400 ha ao nuôi tôm thương phẩm (Suwannatous, 1996).
Rao (1996), trại giống quy mô gia đình ở Ấn Độ có diện tích từ 500 – 1.500m2 và có thể sản xuất được 500.000 PL/năm, với chi phí từ 7.143 – 9.524 USD/năm (trích dẫn bởi Correia et al., 2000).
2.3.2 Việt Nam
Ở nước ta, các Viện, Trường Đại học Cần Thơ và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy Sản 2 từ những năm 1984 đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng các qui trình nước trong kín, nước trong hở, nước xanh để sản xuất giống tôm càng xanh và đã đạt được những kết quả quan trọng (Nguyen Viet Thang, 1993).
Nguyen Viet Thang (1993), áp dụng quy trình sản xuất giống nước xanh với mật độ 40 -50 ấu trùng/lít, đạt tỷ lệ sống 40,2%, quy trình nước trong hở với mật độ 60 – 100 ấu trùng/lít, đạt tỷ lệ sống 35,4%, qui trình nước trong kín với mật độ 70 ấu trùng/lít, tỷ lệ sống 24,9%.
Nguyễn Lê Hoàng Yến (1999), đã ương tôm càng xanh theo quy trình nước xanh cải tiến với mật độ ương lần lượt 50, 100 và 150 ấu trùng/lít và thức ăn duy nhất là Artemia. Kết quả ương cho thấy mật độ ương 50 con/lít các yếu tố môi trường gần như tốt cho sự hoạt động của ấu trùng, tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển postlarvae cao nhất (19,46%) so với mật độ ương 150 con/lít có tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển postlarvae thấp nhất (0,82%).
Trên cơ sở trên, Nguyễn Ngọc Thọ (2000), đã thử nghiệm sản xuất tôm càng xanh theo quy trình nước xanh cải tiến với mật độ ương 60 ấu trùng/lít và 90 ấu trùng/lít. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều dài và tỷ lệ chuyển postlarvae ở mật độ ương 60 ấu trùng/lít cao hơn (7,56 mm và 80,77%) ở mật độ ương 90 ấu trùng/lít (5,6mm và 41,48%).
Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2000) đã nghiên cứu sản xuất tôm càng xanh theo mô hình nước xanh cải tiến với mật độ ấu trùng 60 con/L (có thể 120 con/L), chu kỳ ương thường 30 – 35 ngày, mật độ tảo ban đầu 1 triệu tế bào/mL. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống từ ấu trùng đến postlarvae là rất tốt, trung bình đạt 52,6%.
Năm 1980, tại Hải Phòng và Vũng Tàu, Viện Nghiên Cứu nuôi Trồng thủy sản II đã nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất tôm càng xanh. Tuy nhiên, lượng tôm giống vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nuôi (Đào Mạnh Sơn, 2003).
Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2006) tiếp tục nghiên cứu sản xuất tôm càng xanh dựa trên nguồn tôm bố mẹ thu từ tự nhiên, ao nuôi thương phẩm và tôm bố mẹ nuôi vỗ. Kết quả cho thấy số ấu trùng của tôm tự nhiên đạt cao nhất từ 7.950 – 25.859 ấu trùng/tôm cái, tôm nuôi vỗ có số ấu trùng từ 9.308 – 23.626 ấu trùng/tôm cái và thấp nhất ở nguồn tôm nuôi thương phẩm. Với chu kỳ ương khoảng 30 ngày, tỷ lệ sống của ấu trùng tôm nuôi vỗ (76,6%) cao hơn so với nguồn tôm thu từ tự nhiên (51,3%) và ao nuôi thương phẩm (62%).
Lê Xuân Sinh (2008), mật độ ương ấu trùng tôm càng xanh với qui trình nước xanh cải tiến là 66,9 con/lít và năng suất PL 12-15 của quy trình này là (12.880 con/m3/đợt) cao hơn các quy trình khác (10.800 con/m3/đợt) với tổng chi phí cho một đợt sản xuất khoảng 854.800 đồng /m3/bể ương.
Ngoài ra,Trần Thị Thanh Hiền (2008), đã tiến hành sản xuất tôm càng xanh theo quy trình nước xanh cải tiến có bổ sung vitamin C vào thức ăn, mật độ ấu trùng 50 con/lít. Tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng tăng lên khi bổ sung vitamin C. Bên cạnh đó, khả năng chịu đựng của ấu trùng cũng được cải thiện. Tôm được cho ăn thức ăn chứa 2000 mg vitamin C/kg thức ăn cho tỷ lệ sống và số lượng postlarvae cao nhất (78,9% và 39,4 PL/L).
Nhằm góp phần nâng cao tỉ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh theo quy trình nước xanh cải tiến, Vũ Thùy Phương Thảo (2010) đã thực hiện với mức nước ban đầu khác nhau 25%; 50%, 75%, 100%. Kết quả cho thấy với mức nước ban đầu là 50% ấu trùng có sự sinh trưởng,phát triển tốt và đạt tỷ lệ sống cao hơn các nghiệm thức khác.
2.4 Một số vấn đề liên quan đến ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
2.4.1 Sơ lược về đặc điểm của chế phẩm sinh học
Theo Fuller (1989), thì Probiotics được hiểu như là một thức ăn bổ sung có bản chất vi sinh vật sống, có tác động có lợi đối với vật chủ nhờ cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh vật trong ruột của chúng (trích dẫn bởi Kaspar et al., 2007). Tuy nhiên, theo Verschuere et al., (2000a), thì probiotics là hỗn hợp bổ sung các vi sinh vật sống tác động có lợi đối với vật chủ nhờ cải thiện hệ vi sinh vật trong ruột của vật chủ hoặc sống tự do trong môi trường, cải thiện việc sử dụng thức ăn hoặc tăng cường giá trị dinh dưỡng của thức ăn, nhờ vào sự gia tăng khả năng đề kháng của vật chủ đối với mầm bệnh hoặc nhờ vào sự cải thiện chất lượng nước của môi trường sống. Ngoài các yêu cầu của probiotics là một hệ vi sinh vật sống, Irianto and Austin (2002a) còn đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về probiotics, đó là toàn bộ hoặc các thành phần của vi sinh vật có lợi cho sức khỏe vật chủ.
Chế phẩm sinh học được sử dụng trong bể ương nhằm nâng cao sức khỏe và có lợi đối với ấu trùng nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của vi tảo. Gomez-gil et al., (2002), đã tiến hành thí nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học cùng với tảo Chaetoceros muelleri trong ương tôm nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo này trong bể ương.
Chế phẩm sinh học dùng trong nuôi tôm gồm các nhóm: Thức ăn bổ sung, tăng cường miễn dịch, gây màu, phân hủy mùn bã hữu cơ. Chế phẩm sinh học dùng trong nuôi tôm rất đa dạng và phong phú về dòng loại, thành phần của chế phẩm là vi sinh vật sống có lợi cho tôm, cải thiện giá trị dinh dưỡng của nguồn thức ăn cung cấp, hổ trợ tiêu hóa, nâng cao khả năng kháng bệnh, ngoài ra còn tăng cường hệ miễn dịch cho tôm (Bùi Quang Tề, 2003).
Chế phẩm sinh học bao gồm những vi khuẩn có lợi và trong thủy sản hầu hết những sinh vật này là vi khuẩn lactic (Lactobacillus plantarum, L. acidophilus, L. casei..), Bacillus (B. subtilis, B. licheniformis, B. megaterium, B. polymyxa,..), Nitrobacter,.. được áp dụng trong các bể ương nuôi, trong ao để hạn chế sự nhiễm bệnh đối với các vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra một số thành phần khác cũng được tìm thấy trong chế phẩm sinh học là tập hợp các enzyme có nguồn gốc vi sinh vật như amylase, protease, lipase, cellulase, chitinase, một số vitamin thiết yếu và chất khoáng. Hiện tại trong các chế phẩm sinh học giúp xử lý nước và nền đáy ao thường bổ sung thêm các dòng nấm sợi và xạ khuẩn (thuộc nhóm Aspergillus, Streptomyses…) (Nair et al., 1985).
Maeda (1999), cho rằng ảnh hưởng của chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản vẫn còn là một tranh luận do các quan sát khác nhau ở khu vực và đối tượng khác nhau.
2.4.2 Cơ chế tác động của chế phẩm sinh học
Tăng cường phản ứng miễn dịch
Hỗn hợp của dòng vi khuẩn Bacillus và vibrio sp. có ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng và có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại những ảnh hưởng của vi khuẩn Vibrio harveyi và vi rút đốm trắng. Sự bảo vệ này được kích thích bởi hệ thống miễn dịch bằng cách gia tăng thực bào và sự hoạt động của kháng khuẩn (Balcazar, 2003).
Cung cấp dinh dưỡng đa lượng và vi lượng
Một số nghiên cứu cho rằng vi sinh vật có tác động có lợi trong quá trình tiêu hóa của động vật thủy sản. Một số vi sinh vật có thể hổ trợ như nguồn thực phẩm bổ sung và hoạt động của hệ vi sinh trong đường tiêu hóa, có thể là nguồn cung cấp vitamin hoặc những acid thiết yếu cần thiết (Dall and Moriarty, 1983) (được trích dẫn bởi Balcazar et al., 2006).
Tiết ra chất ức chế
Theo Gatesoup (1997), một số vi khuẩn có lợi có thể sản xuất ra siderophores được ứng dụng trong chế phẩm sinh học để cạnh tranh với mầm bệnh bằng cách sản sinh ra siderophores và cạnh tranh sắt với tất cả các sinh vật cần sắt trong môi trường.
Trong nuôi thủy sản, Thalassobacter utilis có tác dụng ức chế chống lại vi khuẩn Vibrio anguillarum, giảm lượng vi khuẩn Vibrio sp. trong nước ương, làm tăng tỷ lệ sống của ấu trùng (Nogami and Maeda, 1992).
Cạnh tranh dinh dưỡng và năng lượng
Nhiều quần thể vi sinh vật cùng tồn tại trong cùng một hệ sinh thái thì sẽ có sự cạnh tranh về dinh dưỡng và năng lượng chủ yếu xảy ra ở nhóm dị dưỡng như cạnh tranh các chất hữu cơ. Theo Rico-Mora (1988), đã cho dòng vi khuẩn được chọn lọc có khả năng phát triển trên môi trường nghèo hữu cơ vào bể nuôi tảo khuê cùng với vi khuẩn Vibrio alginolyticus thì vi khuẩn Vibrio này không phát triển và thử nghiệm in-vitro không thấy có sự ức chế. Chứng tỏ vi khuẩn được chọn lọc cạnh tranh lấn át vi khuẩn Vibrio trong điều kiện nghèo chất hữu cơ.
Tương tác với thực vật thủy sinh
Theo các nghiên cứu gần đây một số dòng vi khuẩn có khả năng tiêu diệt một số loài tảo, đặc biệt là tảo gây ra hồng triều. Những dòng vi khuẩn này có thể không tốt với bể ương ấu trùng bằng nước xanh, tuy nhiên nó sẽ có lợi cho sự phát triển quá mức của tảo trong ao nuôi. Nhiều dòng vi khuẩn khác cũng có khả năng kích thích sự phát triển của tảo (Fukami et al., 1997).
Cải thiện chất lượng nước
Trong thí nghiệm Dalmin et al., (2001), chất lượng nước bể ương được cải thiện khi bổ sung vi khuẩn Bacillus sp., vi khuẩn gram dương chuyển hóa các vật chất hữu cơ thành CO2 tốt hơn vi khuẩn gram âm. Trong chu kỳ sản xuất, mật độ vi khuẩn gram dương cao, nó có thể làm giảm lượng cacbon hữu cơ trong bể ương. Việc sử dụng vi khuẩn Bacillus sp. đã cải thiện chất lượng nước, gia tăng tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của ấu trùng, bên cạnh đó làm giảm đáng kể lượng vi khuẩn gây bệnh.
Một số loài thuộc nhóm vi khuẩn Bacillus (Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Bacillus sp.,..) dùng để làm sạch môi trường nhờ khả năng sinh các enzyme (proteaza, amylaza, xenlulaza) phân hủy các hợp chất hữu cơ và kiểm soát sự phát triển quá mức của vi sinh vật gây bệnh do cơ chế cạnh tranh nguồn dinh dưỡng giữ cho môi trường luôn ở trạng thái cân bằng sinh học (Tăng Thị chính và ctv., 2006).
Nhóm vi khuẩn Bacillus có thể sản xuất ra hàng loạt enzyme-exo, nó rất có hiệu quả đối với việc phá vỡ các phân tử lớn như protein và chất béo. Khi các dòng vi khuẩn Bacillus được thêm vào ao nuôi thường xuyên và ở mật độ cao, nó sẽ phân hủy các chất hữu cơ nhanh hơn những ao tự nhiên không có bổ sung vi khuẩn. Vi khuẩn Bacillus sẽ khử đạm, làm giảm chất thải hữu cơ và sử dụng nitrate khi thiếu oxi, đặc biệt vi khuẩn phát huy hiệu quả đáng kể trên đáy ao (Moriarty et al., 2005).
2.4.3 Tình hình sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất giống tôm càng xanh
Trên thế giới
Theo Venkat et al., (2004), việc nghiên cứu bổ sung vi sinh vật hữu ích trong khẩu phần ăn của tôm càng xanh được tiến hành trong 60 ngày với 5 nghiệm thức: Lactobacillus acidophilus (140x1011 CFU/100g thức ăn), Lactobacillus sporogenes (24x107 CFU/100g thức ăn), cho ăn Artemia giàu hóa Lactobacillus sporogenes, nghiệm thức đối chứng không bổ sung vi sinh và nghiệm thức cho ăn bằng Artemia. Kết quả nghiên cứu cho thấy vi khuẩn đường ruột của ấu trùng tôm càng xanh không có vi khuẩn lên men lactic. Các loại chế phẩm cho vào có tác dụng ức chế vi khuẩn gram âm hiện diện trong ruột của ấu trùng. Tốc độ tăng trưởng đặc biệt của trọng lượng (1,41%), hiệu quả sử dụng thức ăn (FER) (0,45), tỉ lệ chuyển hoá protein (1,29), ở các nghiệm thức có sử dụng chế phẩm sinh học cao hơn nghiệm thức đối chứng. Kích thích tăng trưởng của nghiệm thức Lactobacillus sporogenes cao hơn Lactobacillus acidophillus. Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh không bị ảnh hưởng bởi chế phẩm sinh học trong chế độ cho ăn.
Rani et al., (2006), đã khảo sát ảnh hưởng của vi sinh vật hữu ích lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh bằng cách giàu hóa Artemia với Lactobacillus sporogenes. Sau thời gian 60 ngày thử nghiệm, kết quả cho thấy các nghiệm thức cho ăn Artemia giàu hóa Lactobacillus sporogenes đã làm giảm vi khuẩn gây bệnh (Vibrio sp., Pseudomonas sp.) trong hệ vi sinh đường ruột ấu trùng và làm tăng tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh.
Một thử nghiệm khác nhằm xác định tác động của vi khuẩn Bacillus subtilis lên tăng trưởng và tốc độ phát triển của ấu trùng tôm càng xanh cũng được tiến hành bởi Keysami et al., (2007), sau thời gian ương 40 ngày, nghiệm thức với thức ăn là Artemia được giàu hóa bằng Bacillus subtilis có tỷ lệ sống cao hơn (55,3%) và tốc độ biến thái nhanh hơn nghiệm thức thức ăn là Artemia không có bổ sung Bacillus subtilis với tỷ lệ sống (36,2%).
Theo Deeseenthum (2007), các dòng vi khuẩn Bacillus KKU02 và Bacillus KKU03 đã được phân lập từ ruột của tôm càng xanh với mật độ 107 CFU/mL và được trộn vào thức ăn với liều lượng 200 mL/kg thức ăn. Sau khi tiến hành thí nghiệm với 4 nghiệm thức thức ăn (Bacillus KKU02, Bacillus KKU03, cho vi khuẩn vào nước, đối chứng) trong thời gian 120 ngày đã có tác dụng tốt đối với sự tăng trưởng chiều dài và trọng lượng ấu trùng của tôm càng xanh ở các bể có cho vi khuẩn vào cao hơn (7,48 cm) và (3,32g) so với bể đối chứng (6,6 cm) và (2,1g).
Trong thí nghiệm bổ sung vi khuẩn Bacillus subtilis vào ao nuôi tôm càng xanh của Xiao-ying et al., (2008) cho thấy, kết quả của việc bổ sung chế phẩm sinh học trong ao tôm càng xanh không ảnh hưởng đáng kể đến giá trị pH và hàm lượng DO nhưng làm giảm đáng kể hàm lượng COD, giảm hàm lượng N-NH3 (59,61%) và NO2- (86,7%).
Ấu trùng tôm càng xanh có trọng lượng trung bình 0.01g được tiến hành thử nghiệm ảnh hưởng của liều lượng men vi sinh Biogen® với nghiệm thức 1 có 1% Biogen®, nghiệm thức 2 có 2% Biogen®, nghiệm thức 3 có 3% Biogen®, nghiệm thức 4 có 4% Biogen® , thời gian thí nghiệm 12 tuần. Kết quả của thí nghiệm cho thấy tốc độ tăng trưởng, trọng lượng cơ thể cuối cùng của ấu trùng ở nghiệm thức 3 cho kết quả tốt nhất (5,21 g/12tuần) và (1,09g) (Amal et al., 2009).
Mujeeb et al., (2010), đã thử nghiệm 2 dòng vi khuẩn Bacillus NL110 và Vibrio NE17 được phân lập từ trứng và ấu trùng để nghiên cứu thực nghiệm trên ấu trùng tôm càng xanh có trọng lượng 0.08g, các thử nghiệm qua nước, qua thức ăn và cả hai. Kết quả cho thấy có sự cải thiện đáng kể về trọng lượng và tốc độ tăng trưởng của ấu trùng. Tỷ lệ sống của ấu trùng cao hơn so với nghiệm thức không có sử dụng chế phẩm, chất lượng nước được cải thiện, làm giảm hàm lượng nitrate và amonia, cải thiện hệ thống miễn dịch của ấu trùng như tế bào máu và hoạt động của phenoloxidase.
Trong nước
Chế phẩm sinh học Cp Bio- dream được sử dụng ở nồng độ 1 g/m3 trong nước ương ấu trùng tôm càng xanh, định kỳ mỗi ngày, 5 ngày và 10 ngày bổ sung chế phẩm sinh học. Kết quả của thí nghiệm cho thấy nhiệt độ nước, pH, DO, NH3 và H2S tốt hơn trong các thử nghiệm với chế phẩm sinh học. Ở nghiệm thức sử dụng chế phẩm sinh học mỗi ngày, postlavae đầu tiên xuất hiện ở ngày thứ 18, tổng số lượng vi khuẩn Vibrio cũng giảm và postlavae cũng ít nhạy cảm với mầm bệnh (Dang Thi Hoang Oanh et al., 2000).
Nguyễn Thanh Phương (2007), đã khảo sát ảnh hưởng của 3 loại chế phẩm sinh học Ecomarine, Bio-dream, BZT trong ương ấu trùng tôm càng xanh theo quy trình nước xanh cải tiến. Kết quả cho thấy chế phẩm sinh học góp phần hạn chế số lượng vi khuẩn Vibrio, cải thiện chất lượng nước và nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng (59,1 – 76,6%).
Trần Thị Cẩm Hồng (2008), đã khảo sát hiệu quả sử dụng men vi sinh Eco-tab trong thực tế sản xuất giống tôm càng xanh với 5 nghiệm thức: không sử dụng chế phẩm, sử dụng với liều lượng 0,003 g/m3, 0,015 g/m3, 0,030 g/m3, 0,125 g/m3 với thời gian định kỳ bổ sung men vi sinh 1 ngày/lần, 3 ngày/lần và 5 ngày/lần. Kết quả thí nghiệm cho thấy sử dụng men vi sinh với liều lượng 0,125 g/m3 với nhịp sử dụng 3 ngày/lần và 1 ngày /lần cho kết quả tốt nhất. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, TAN, NH3, NO2- ổn định và tốt hơn ở các nghiệm thức có sử dụng men vi sinh so với nghiệm thức không sử dụng. Tỷ lệ sống của ấu trùng ở nghiệm thức sử dụng men vi sinh Eco-tab với nồng độ 0,125 g/m3 và thời gian định kỳ bổ sung 1, 3, 5 ngày/lần theo thứ tự (39,1%, 39,0%, 34,6%) cao hơn so với không dùng men vi sinh (15,82%).
Theo Cù Văn Thành (2009), việc sử dụng chế phẩm sinh học trong ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh theo qui trình nước trong với 4 nghiệm thức: đối chứng, sử dụng chế phẩm A với liều lượng 2,5 g/m3, sử dụng chế phẩm B với liều lượng 10 g/m3 và kết hợp chế phẩm A và B. Cho thấy tỷ lệ sống ở nghiệm thức có sử dụng chế phẩm sinh học A, B và AB cao hơn (52,3%, 65,2% và 75,3%) so với nghiệm thức không sử dụng chế phẩm (34,8%). Ngoài ra việc sử dụng chế phẩm còn làm giảm mật độ vi khuẩn Vibrio trong môi trường bể ương và tăng mật độ vi khuẩn tổng cộng.
Theo Châu Hốt Sen (2010), việc đánh giá hiệu quả của chế phẩm sinh học trong sản xuất ấu trùng tôm càng xanh được tiến hành trong bể 500L với 4 nghiệm thức: nghiệm thức 1 không bổ sung chế phẩm sinh học, nghiệm thức 2 bổ sung 10 g/m3 chế phẩm sinh học Deocare®A, nghiệm thức 3 bổ sung 2 g/m3 chế phẩm Zimovac, nghiệm thức 4 bổ sung 10 ml/m3 chế phẩm sinh học Ep-01. Kết quả cho thấy các nghiệm thức bổ sung chế phẩm sinh học có các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, TAN, NO2- ổn định và tốt hơn nghiệm thức không bổ sung chế phẩm sinh học. Tỷ lệ sống của ấu trùng ở nghiệm thức 3 cho kết quả tốt nhất (59,5%), hàm lượng vi khuẩn Vibrio giảm (0,2 x 103).
Kết quả thí nghiệm của Hoàng Giang (2010) cho thấy, men vi sinh sử dụng với liều lượng 0,5g/ m3 với nhịp sử dụng là 1 ngày/lần cho kết quả tốt nhất. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, TAN, NH3, NO2- ở các nghiệm thức có sử dụng men vi sinh ổn định và ít biến động hơn các nghiệm thức không sử dụng men vi sinh. Tương tự, mật độ vi khuẩn tổng cộng cao (8,50 x 102-19,0 x 104 CFU/mL) nhưng vi khuẩn Vibrio lại thấp (0,00x102-15x102 CFU/mL). Tỉ lệ sống ấu trùng trung bình của nghiệm thức sử dụng men vi sinh Bio Bacter For Shrimp đạt kết quả cao hơn (74% ( 13%) nghiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn - Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nước ương ấu trùng tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến 2011.doc