MỞ ĐẦU . 1
CHưƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ
DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐưA VÀO CƠ SỞ CAI
NGHIỆN BẮT BUỘC . 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc áp dụng biện pháp xử lý hành
chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc . 7
1.1.1. Khái niệm biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc . 7
1.1.2. Đặc điểm biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc . 8
1.1.3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc. 9
1.2. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc. 12
1.3. Đối tượng, thời hiệu, thời hạn, thẩm quyền áp dụng biện pháp
xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 13
1.3.1. Đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc. 13
1.3.2. Thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc . 16
1.3.3. Thẩm quyền quyết áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc . 18
1.4. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc . 21
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biện pháp xử lý hành
chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 30
Tiểu kết chương 1 . 32
93 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rồng và hút thuốc phiện. Năm 2005, nghiện ma túy đã lan
rộng và xuất hiện trên cả nước với số lượng 12.228 người; năm2015 là
200.134 người; đến tháng 6 năm 2016 là 20.334 người; đến tháng 6 năm 2017
là 21.654 người. Nghiện ma túy xuất hiện ở mọi thành phần của xã hội, mọi
lứa tuổi, song chủ yếu ở lớp trẻ, theo khảo sát của Cục phòng chống tệ nạn xã
hội, 76% trong tổng số người nghiện có độ tuổi dưới 35 tuổi; 60% số người
nghiện sử dụng ma túy lần đầu dưới độ tuổi 25, trong đó có 8% sử dụng ma
túy lần đầu ở độ tuổi dưới 18 [14, tr 55]. Tổng số người bị áp dụng biện pháp
xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên cả nước tăng qua
từng năm, cụ thể theo báo cáo của Bộ tư pháp về công tác thi hành pháp luật
về xử lý hành chính như sau:
Biểu đồ 1. Thống kê tình hình áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong cả nước.
1032
13157
14115
15132
17181
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
18000
20000
2014 2015 2016 2017 2018
35
Nhìn chung, tình hình nghiện ma túy hiện nay đang diễn biến khá phức
tạp, khó kiểm soát và gia tăng mạnh trên địa bàn cả nước. Tại huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai cũng vậy, số người nghiện, sử dụng ma túy ở ngoài
cộng đồng còn nhiều. Nếu không nhanh chóng đưa các đối tượng này vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc thì sẽ gây nên hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến trật
tự, trị an xã hội.
Nhận thấy đây là vấn đề rất nghiêm trọng, công an các xã, thị trấn trên
địa bàn tổ chức nhiều đợt ra quân tuyên truyền phòng, chống ma túy ở các
khu dân cư, trường học, trên địa bàn. Tuy nhiên, tỉ lệ người nghiện vẫn tăng
mạnh qua các năm, cụ thể, theo báo cáo số 27/2018/BC-CA của Công an
huyện Long Thành thể hiện: Tỷ lệ người nghiện năm 2018 tăng 7,3% so với
năm 2017 và tăng 36% so với năm 2014. Các đối tượng nghiện lợi dụng
khách sạn, nhà trọ, khu công nghiệp để mua bán và sử dụng ma túy diễn biến
phức tạp. Địa bàn sử dụng trái phép chất ma túy có xu hướng chuyển từ nơi
hoang vắng sang hoạt động trong các cơ sở lưu trú. Đa số người nghiện hoạt
động sử dụng trái phép chất ma túy nhiều lần ở nhiều địa bàn khác nhau.Địa
bàn phức tạp về tệ nạn ma túy thường là khu vực tập trung đông dân nhập cư,
có nhiều khu công nghiệp. Người sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa. Chất ma
túy được sử dụng trái phép có xu hướng chuyển dần từ heroin sang ma túy
tổng hợp. Hình thức sử dụng cũng chuyển từ việc tiêm chích sang hút, hít chất
ma túy. Các đối tượng sử dụng có xu hướng chuyển từ sử dụng cá nhân sang
sử dụng chung nhiều người với nhau. Nguy hiểm hơn là xuất hiện một số loại
ma túy mới, trong đó có loại ma túy không nằm trong danh mục các loại ma
túy do Chính phủ quy định tình trạng nghiện ma túy tổng hợp, nhất là ma túy
đá gia tăng do phần lớn thanh thiếu niên nhận thức sai lệch là sử dụng ma túy
đá và "cỏ Mỹ" không gây nghiện. Trong khi ma túy tổng hợp, nhất là ma túy
đá, thường tạo ra ảo giác mạnh và kéo dài, đối tượng sử dụng không kiểm
36
soát được nhận thức và hành vi, có nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật, gây
hệ lụy lớn cho gia đình và xã hội.
Chính vì vậy, huyện Long Thành luôn quan tâm, chú trọng đến việc đưa
người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trên địa bàn có một cơ sở điều trị
nghiện của Thành phố Hồ Chí Minh, còn các đối tượng nghiện trên địa bàn
sau khi có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc sẽ được đưa vào cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai,
có trụ sở tại xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Người bị nghiện
sau khi đưa vào cơ sở điều trị nghiện được tổ chức điều trị cắt cơn giải độc
theo đúng phác đồ điều trị; được phân loại, bố trí vào từng khu ở phù hợp
như: khu dành riêng cho nữ, khu dành riêng cho cai nghiện tự nguyện, khu cai
nghiện lần đầu... Học viên được học văn hóa, học nghề được thăm gặp gia
đình, được xem xét giảm thời gian cai nghiện khi đạt kết quả phấn đấu rèn
luyện tốt.
2.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc tại huyện Long Thành.
2.2.1. Thực trạng lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc là nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã với
sự hỗ trợ của Công an xã. Tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, số người
nghiện theo thống kê của Công an huyện Long Thành năm 2016 là 555 người,
năm 2017 là 580 người và số người nghiện ngày càng gia tăng nhất là trong
độ tuổi thanh thiếu niên, những người không có nghề nghiệp ổn định; trong
đó trên 70% đối tượng nghiện trên địa bàn huyện sử dụng ma túy tổng hợp
bằng hình thức hút chủ yếu; tập trung ở các xã, thị trấn như thị trấn Long
Thành, xã An Phước, Phước Thái, Long Phước, Tân Hiệp; tuy nhiên, việc lập
37
0
10
20
30
40
50
60
70
Thị trấn Long
Thành
Xã An Phước Xã Phước
Thái
Xã Long
Phước
Xã Tân Hiệp
2016
2017
TT.Long
Thành
An Phước Phước
Thái
Long
Phước
Tân Hiệp
2016 52 22 45 34 29
2017 65 30 55 36 16
hồ sơ đưa các đối tượng vào cơ sở cai nghiện bắt buộc lại chiếm tỷ lệ không
cao, cụ thể:
Biểu đồ 2. Thống kê lập hồ sơ cai nghiện công an huyện Long Thành
Như vậy, Có thể nhận thấy thị trấn Long Thành là địa bàn có nhiều đối
tượng nghiện nhất.
Sỡ dĩ thị trấn Long Thành là địa bàn có nhiều người nghiện nhất vì đây
là khu hành chính tập trung dân cư và gần các cụm khu công nghiệp lân cận,
thu hút lượng dân nhập cư đông. Tại đây có nhiều nhà nghỉ, khách sạn giá rẻ
mọc lên, giao thông thuận lợi cho việc mua bán ma túy nên rất thuận tiện cho
các đối tượng thực hiện hành vi nghiện hút. Chính vì vậy mà đây là địa bàn có
tỉ lệ người nghiện nhiều và tăng theo từng năm.
Tiếp theo là xã Phước Thái, địa bàn có người nghiện chiếm thứ hai
trong toàn huyện, lại tiếp giáp với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nên các đối tượng
tập trung đông tại đây.
Tiếp đến là xã Long Phước, An Phước, Tân Hiệp. Còn lại 10 xã theo
thống kê là không có người nghiện, tuy nhiên, đây chỉ là con số về mặt thống
kê, trên thực tế ở các địa bàn trên người nghiện ma túy vẫn ngày một gia tăng.
38
Đến năm 2018, cơ quan Công an lập hồ sơ đề nghị áp dụng đối với 106
đối tượng, trong khi, số người nghiện còn bên ngoài cộng đồng là 620 người
(theo báo cáo số 24/BC-CA ngày 02/01/2019 của Công an huyện Long Thành
về việc xử lý các đối tượng nghiện). Sáu tháng đầu năm 2019, mặc dù, số
lượng người nghiện vẫn tiếp tục tăng nhưng việc lập hồ sơ để áp dụng biện
pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vẫn còn hạn chế.
Từ những số liệu đã được phân tích ở trên, ta có thể nhận thấy rằng:
- Cơ quan công an đã lập số lượng lớn đối với người bị nghiện cần được
đi cai nhưng chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số người nghiện trên toàn
huyện năm 2016 là 182/555; năm 2017 là 222/580.
- Trên thực tế, số lượng người nghiện ngoài cộng đồng vẫn còn rất
nhiều, số lượng người nghiện chưa bị phát hiện vẫn còn nhiều. Số người bị cơ
quan công an lập hồ sơ chiếm tỉ lệ ít so với thực trạng ngoài xã hội.
- Người nghiện không ngừng tăng qua các năm và tập trung ở một số địa
bàn nhất định.
Đối với thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì khoản 1 Điều 8 Nghị định
221/2013/NĐ-CP quy định về thời hạn xác định nơi cư trú của người bi phạm
với thời gian là tối đa 15 ngày. Tuy nhiên, thực tế Công an các xã thị trấn trên
địa bàn huyện không thực hiện đúng mà thường vi phạm thời hạn xác minh
nơi cư trú dẫn đến thời gian lập hồ sơ bị kéo dài.
Về xác định đối tượng nghiện vừa thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp
xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc mà có yếu tố “côn đồ hung hãn”, các cơ quan có thẩm quyền rất khó
xác định thế nào là “côn đồ hung hãn” nên cơ quan lập hồ sơ, cơ quan đề nghị
và cơ quan xem xét, áp dụng thường áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc đối với người bị đề nghị; cụ thể, theo báo cáo thống kê hàng
năm của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai, năm 2016 (thời gian tính từ ngày
39
01/10/2015 đến hết ngày 30/9/2016), tổng số đối tượng bị áp dụng các biện
pháp xử lý hành chính là 1317, trong đó, đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 1312, đối tượng bị áp dụng đưa vào cơ sở
giáo dục bắt buộc là 2, đưa vào trường giáo dưỡng là 03; năm 2018 (thời gian
tính từ ngày 01/10/2017 đến hết ngày 30/11/2018) thì tổng số đối tượng bị áp
dụng các biện pháp xử lý hành chính là 870, trong đó, đối tượng bị áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 867, đối tượng bị áp dụng đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 1, đưa vào trường giáo dưỡng là 02.
Về độ tuổi người nghiện ma túy đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
Khoản 1 Điều 96 Luật XLVPHC năm 2012 chỉ quy định áp dụng biện pháp
xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện từ
18 tuổi trở lên mà không có quy định về việc áp dụng biện pháp này đối
người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. Nhưng trong xu thế phát
triển hiện nay, kéo theo hệ lụy là người nghiện ma túy và sử dụng ma túy
dưới 18 tuổi ngày càng nhiều và có xu hướng gia tăng; cụ thể, tuổi trung bình
sử dụng ma túy tại Hà Nội và Hải Phòng là 16, tại Thành phố Hồ Chí Minh là
17 tuổi, đáng chú ý có tới 30-40% vị thành niên từ 13 tuổi trở lên sử dụng ma
túy đá. Tại tỉnh Sóc Trăng số người nghiện mà sử dụng ma túy dưới 18 tuổi
chiếm tỷ lệ 10,44% so với tổng số của người nghiện và liên quan đến ma túy
[7, tr 14]. Còn tại tỉnh Đồng Nai, theo báo cáo thống kê này 30/12/2018 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, người nghiện ma túy, sử dụng ma túy dưới
18 tuổi chiếm tỷ lệ 11.48% trong tổng số người nghiện và liên quan đến ma
túy; trong đó, số người nghiện dưới 18 tuổi tại huyện Long Thành chiếm
7,4% trên tổng số người nghiện. Số đối tượng trên hiện đang ở cộng đồng và
chưa có biện pháp nào để quản lý, cai nghiện; điều đó, ảnh hưởng đến sức
khỏe, tinh thần và thể chất của đối tượng vị thành niên, mặt khác, lại ảnh
hưởng đến tâm lý của cộng đồng dân cư, bởi lẽ nghiện hay sử dụng ma túy sẽ
40
kéo theo nhiều tệ nạn khác xảy ra. Tuy nhiên, hiện nay các địa phương vẫn
chưa có chế tài áp dụng đối với những đối tượng này.
Về xác định tình trạng nghiện ma túy: Chính vì pháp luật chỉ quy định
quy trình xác định tình trạng nghiện đối với hai nhóm chất dạng thuốc phiện
OPIATS) và ma túy tổng hợp chất dạng AMPHETAMIN (ATS) nên có
những trường hợp khi bắt giữ được đối tượng có hành vi sử dụng trái phép
chất ma túy nhưng không nằm trong hai nhóm chất trên nên không có sinh
phẩm để xét nghiệm dẫn đến tình trạng cơ quan công an không tiến hành lập
được hồ sơ đối với các đối tượng đó. Đối với thời gian để xác định tình trạng
nghiện thì trên địa bàn huyện Long Thành thường tiếp nhận đối tượng và trả
kết quả là Phiếu trả lời kết quả về việc xác định tình trạng nghiện ma túy
trong cùng một ngày.
Thực tế cho thấy, ở mỗi địa phương khác nhau thì sẽ có cách xác định
tình trạng nghiện khác nhau. Tại Thành phố Hà Nội thì Ủy ban nhân dân
thành phố ban hành Quyết định số 7144/QĐ-UBND ngày 27/12/2014 ban
hành Quy chế về trình tự, thủ tục thẩm quyền tổ chức cai nghiện ma túy trên
địa bàn Thành phố Hà Nội; theo đó, đối với các đối tượng đã có hồ sơ quản lý
tại địa bà thành phố nếu có kết quả xét nghiệm dương tính với ma túy và hồ
sơ chỉ cần chưa quá 03 năm thì bị xác định là người nghiện ma túy. Tại thành
phố Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số
28/2014/QĐ-UBND ngày 06/9/2014 ban hành Quy chế phối hợp lập hồ sơ và
tổ chức cai nghiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; theo đó, đối với các đối
tượng đã có hồ sơ quản lý tại địa bàn thành phố nếu có kết quả xét nghiệm
dương tính với ma túy và hồ sơ chỉ cần chưa quá 04 năm thì bị xác định là
người nghiện ma túy. Ngoài ra, cả hai địa phương đều quy định cách xác định
nếu có kết quả xét nghiệm dương tính với ma túy và có bản khai báo của đối
tượng hoặc thân nhân gia đình thì được xác định là người nghiện ma túy. Còn
tại huyện Long Thành áp dụng theo Quy định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 04
41
tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Quy
chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai; theo đó, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai việc xác định tình trạng nghiện thực
hiện theo Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA ngày
09/7/2015.
Về thủ tục giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian làm thủ tục áp
dụng biện pháp theo quy định: Tại Điều 131 Luật XLVPHC năm 2012 quy
định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp
xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành
chính.
Quy định trên thể hiện tính nhân văn; tuy nhiên lại gây nên nhiều khó
khăn cho các địa phương. Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử
lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có nơi cư trú ổn định thì Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định giao cho gia đình quản lý trong
thời gian làm thủ tục. Tại các địa phương và cụ thể là huyện Long Thành,
trong thời gian lập hồ sơ cũng đã tiến hành giao cho gia đình người bị đề nghị
về cho gia đình quản lý, nhưng cũng chính vì quy định này gây khó khăn rất
lớn cho các cơ quan có thẩm quyền, và kể cả gia đình của đối tượng; bởi lẽ
các đối tượng nghiện ma túy đều lệ thuộc nặng nề vào ma túy cả về tinh thần
lẫn thể chất, họ thường có thái bộ bất hợp tác, thậm chí chống đối quyết liệt
việc đưa vào cơ sở cại nghiện bắt buộc mà gia đình lại là nơi che chở, đùm
bọc họ nên gia đình rất khó quản lý. Hơn nữa, việc giao cho gia đình quản lý
trong trường hợp người bị đề nghị bỏ trốn khi cơ quan công an chưa ra thông
báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc và chưa tống đạt được cho người bị đề nghị để họ có
quyền đọc hồ sơ. Trường hợp này cơ quan Công an chưa biết xử lý như thế
nào.
42
Đối với trường hợp người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định,
pháp luật xử lý hành chính quy định giao cho các tổ chức xã hội quản lý trong
thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính.Tại Điều 14 Nghị
định số 221/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện mà tổ chức xã hội phải đảm
bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự.Thực tế ở những thành phố lớn
có tiềm năng về kinh tế cũng không thể đáp ứng được các điều kiện như pháp
luật quy định cho tổ chức xã hội. Ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai thực tế
không có tổ chức xã hội đáp ứng được các điều kiện trên nên những trường
hợp bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định đưa vào khu xã hội
của Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai. Như vậy, vừa quản lý được
người nghiện, vừa giúp họ cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện.
2.2.2. Trong giai đoạn xem xét hồ sơ và đề nghị áp dụng biện pháp xử
lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Đề nghị áp dụng cai nghiện đối với người nghiện thuộc thẩm quyền của
ngành lao động thương binh xã hội. Cho đến nay, ngoài các nhiệm vụ được
giao, ngành đã phát huy và hoàn thành tốt vai trò của mình trong công cuộc
giảm thiểu số người nghiện ngoài cộng đồng từ việc đề nghị áp dụng các biện
pháp cai nghiện qua việc theo dõi sát sao các đối tượng bị nghiện, cai nghiện,
tái nghiện trong các trung tâm, trong cơ sở giáo dục giáo dưỡng, tại gia đình
và cộng đồng. Có thể thấy đây là hoạt động mang tính chất thường xuyên và
kiểm tra liên tục.
Sau khi xem xét hồ sơ công an gửi qua, ngành Lao động-Thương binh-
Xã hội đã phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra lại và phân loại các đối
tượng cần đi cai nghiện bắt buộc hay áp dụng biện pháp cai nghiện theo các
hình thức khác mà pháp luật quy định.
Hiện nay Luật XLVPHC năm 2012 chỉ quy định các chức danh có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính được giao quyền cho cấp phó như Cưỡng
43
chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyền tạm giữ người
theo thủ tục hành chính; không quy định các chức danh có thẩm quyền trong
việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, trong đó có
biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được giao quyền cho cấp phó; vì
thế, trong thực tế áp dụng có khó khăn vướng mắc vì một số trường hợp
Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đi công tác hay nghỉ phép
dài ngày. Không thể thực hiện thẩm quyền của mình trong thời hạn luật
định.Điều này dẫn đến việc cơ quan có thẩm quyền lúng túng, không biết xử
lý thế nào. Tại huyện Long Thành, trường hợp này cũng đã xảy ra, Phòng Lao
động – Thương binh và Xã hội huyện Long Thành giải quyết bằng cách đưa
Phó phòng ký rồi chuyển hồ sơ qua Tòa án huyện.
Theo quy định của pháp luật, việc thẩm định tính pháp lý của hồ sơ
thuộc thẩm quyền của Trưởng phòng Tư pháp và Trưởng phòng Lao động-
Thương binh và Xã hội đối chiếu hồ sơ đề nghị theo quy định tại Điều 9 Nghị
định 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013với nội dung văn bản kiểm tra tính
pháp lý của Trưởng phòng tư pháp cấp huyện và có quyền yêu cầu bổ sung tài
liệu, chứng cứ nếu không bổ sung được thì trả hồ sơ cho cơ quan lập hồ sơ đề
nghị. Tuy nhiên trên thực tế, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội còn
“dựa” nhiều vào văn bản kiểm tra tính pháp lý của Phòng Tư pháp chứ chưa
thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu sát sao dẫn đến một số hồ sơ khi chuyển
qua Tòa án sẽ bị trả lại hồ sơ. Cụ thể năm 2016, Tòa án nhân dân huyện Long
Thành trả 5 hồ sơ lại cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; năm
2017 số lượng hồ sơ giảm xuống còn 2, năm 2018 giảm còn 1 hồ sơ và sáu
tháng đàu năm 2019 Tòa án nhân dân huyện Long Thành chưa trả hồ sơ nào
cho Phòng lao động – Thương binh và xã hội; cụ thể như sau:
Ví dụ 1. Ngày 14/7/2017, Phòng Lao động chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng
biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với Lê
Xuân Đông. Ngày 15/7/2017, Tòa án nhân dân huyện Long Thành thụ lý hồ
44
sơ trên. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ việc, Tòa án nhân dân huyện
Long Thành nhận thấy Thông báo số 06/TB-PTP ngày 15/6/2017 của Phòng
Tư pháp huyện Long Thành về việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị
áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và Văn
bản số 301/LĐ-TBXH ngày 20/6/2017 của Phòng Lao động – Thương binh
và Xã hội huyện Long Thành về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp xử
lý hành chính đưa Lê Xuân Đông vào Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng
Nai đều do cấp Phó Trưởng phòng ký và đóng dấu. Tuy nhiên, theo quy định
tại Điều 12 và Điều 13 của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013
của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì “Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có
trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Kết quả kiểm tra phải được thể
hiện bằng văn bản và gửi Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã
hội”và “2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: b) Văn bản đề nghị của Trưởng
phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc xem xét áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi cho Tòa án nhân dân cùng
cấp”. Đồng thời, theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 của Thông tư
số 19/2015/TT-BTP ngày 28/12/2015 của Bộ Tư pháp thể hiện“, Trưởng
phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề
nghị” và “3. Kết quả kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị phải được thể
hiện bằng văn bản theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư này, có chữ ký
của người có thẩm quyền kiểm tra và được đóng dấu của Phòng Tư pháp...”.
Mặt khác, theo hướng dẫn tại Văn bản số 225/LĐ-TBXH ngày 10/5/2017 của
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội về việc tiếp tục hướng dẫn Quy
trình lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện
ma túy vào Cơ sở điều trị nghiện tỉnh Đồng Nai thì người có thẩm quyền ký
45
đối với 02 văn bản nêu trên là Trưởng phòng Tư pháp và Trưởng phòng Lao
động –Thương binh và Xã hội.
Ngoài ra, hồ sơ đề nghị chưa đáp ứng đầy đủ tài liệu theo quy định pháp
luật như sau:
+ Tại bản tóm tắt lý lịch có ghi “3. Sinh năm 1999”. Tuy nhiên, theo
quy định tại khoản 1 Điều 96 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì đối
tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai
nghiện phải từ đủ 18 tuổi trở lên nên cần ghi rõ ngày, tháng, năm sinh của Lê
Xuân Đông để xác định Đông đã đủ 18 tuổi.
+ Tại bản tóm tắt lý lịch có ghi “17. Thời điểm chích ma túy lần đầu (ghi
tháng, năm): 01/6/2017” nhưng tại “15. Hình thức sử dụng ma túy (nuốt,
chích, hít): hít” có sự mâu thuẫn. Mặt khác, cần có sự thống nhất trong việc
áp dụng biểu mẫu trong việc thực hiện hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý
hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc giữa Thông tư số 14/2014/TT-
BLĐTBXH ngày 12/6/2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và
Quyết định số 23/2016/QĐ-UBND ngày 05/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Nai.
Từ những nhận định trên Tòa án đã ra Thông báo số 01/TB.TA ngày
26/6/2017 trả hồ sơ cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện
Long Thành.
Cùng thời điểm với hồ sơ trên Tòa án nhân dân ra Thông báo số
02/TB.TA ngày 26/6/2017 về việc trả hồ sơ cho Phòng Lao động – Thương
binh và Xã hội huyện Long Thành đối với hồ sơ Trần Ngọc Phú.
Ngoài những lý do về thẩm quyền như ở ví dụ 1 thì đối với hồ sơ này
còn có thêm một số nhận định để Tòa án trả hồ sơ như:
+ Tại mục 17 của bản tóm tắt lý lịch có ghi thời điểm sử dụng ma túy
gần nhất: 14/5/2017. Tuy nhiên, theo bản tường trình, biên bản ghi lời khai
của Trần Ngọc Phú, biên bản xét nghiệm chất ma túy và biên bản vi phạm
46
hành chính về việc sử dụng trái phép chất ma túy đều thể hiện thời điểm Phúc
sử dụng ma túy gần nhất là vào lúc 01 giờ ngày 15/5/2017.
+ Tại Phiếu xác minh tình trạng cư trú có thể hiện Phúc bị xử phạt tù 02
lần vào năm 2005 và năm 2016 và 01 lần bị đưa đi cai nghiện ma túy bắt buộc
tại Bố Lá vào năm 2012. Tuy nhiên, hồ sơ chỉ cung cấp 01 bản phô tô giấy
chứng nhận chấp hành xong án phạt tù số 515/GCN ngày 23/3/2016 ngoài ra
không có tài liệu thể hiện việc Phúc bị xử phạt tù năm 2005 đã được xóa án
tích hay chưa và cũng chưa cung cấp được giấy chứng nhận chấp hành xong
quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện Bố Lá năm 2012.
+ Tại biên bản ghi lời khai và bản tường trình thể hiện Phúc sinh ngày
15/11/1986 tại Bến Tre. Tuy nhiên, tại biên bản vi phạm hành chính có ghi
“nguyên quán: Đồng Nai”và tại phiếu xác minh tình trạng cư trú có ghi
“6. Nơi sinh: Tiền Giang. 7. Nguyên quán: Tiền Giang” là có sự mâu
thuẫn.
Những thiếu sót được nêu ra trong những Thông báo trả hồ sơ phần lớn
là những thiếu sót từ giai đoạn lập hồ sơ đề nghị của Công an cấp xã; giai
đoạn kiểm tra tính pháp lý của Phòng Tư pháp và đối chiếu, kiểm tra của
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cần được chú trọng hơn để tránh
những trường hợp bị Tòa án trả hồ sơ làm mất thời gian.
Trong năm 2014, Phòng Lao đông – Thươn binh và xã hội có văn bản đề
nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
đối với 01 đối tượng, năm 2015 đề nghị áp dụng với 4 đối tượng, năm 2016
đề nghị áp dụng 182 đối tượng, năm 2017 đề nghị áp dụng đối với 202 đối
tượng, năm 2018 đề nghị áp dụng đối với 94 đối tượng, sáu tháng đầu năm
2019 đề nghị áp dụng đối với 62 đối tượng (theo báo cáo tống kết số
09/BC.TA ngày 12 tháng 7 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện Long
Thành). Như vậy, có thể thấy số lượng hồ sơ Phòng Lao động Thương binh
và Xã hội chuyển qua Tòa án huyện tăng từng năm; tuy nhiên, do vụ việc học
47
viên trốn khỏi Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai nên việc lập hồ sơ
đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc bị hạn chế. Các đối tượng chủ yếu sẽ được quản lý tại địa phương, chỉ
một số trường hợp gặp khó khăn nhất định trong việc quản lý mới lập hồ sơ
đề nghị áp dụng.
2.2.3. Trong giai đoạn ban hành quyết định áp dụng.
Mặc dù, biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật
XLVPHC đã có hiệu lực pháp luật từ 01/01/2014. Tuy nhiên, thực tiễn áp
dụng các quy định của pháp luật về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, dẫn đến việc đưa đối tượng
nghiện ma túy vào Cơ sở điều trị nghiện ma túy vẫn chưa được thực hiện.
Theo báo cáo tổng kết hàng năm của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai, năm
2014 (tính theo thời gian là năm thi đua của ngành Tòa án từ tháng 10 năm
2013 đến 30 tháng 9 năm 2014) toàn tỉnh Đồng Nai áp dụng biện pháp xử lý
hành c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_ap_dung_bien_phap_xu_ly_hanh_chinh_dua_vao_co_so_ca.pdf