MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU
Chương 1. LÝ LUẬN VỀ ÁP LỰC TÂM LÝ VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI ÁP
LỰC TÂM LÝ CỦA TRẺ LAO ĐỘNG SỚM.6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề áp lực tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý .6
1.1.1. Một số nghiên cứu về áp lực tâm lý và ứng phó tâm lý trên thế giới.6
1.1.2. Một số nghiên cứu về áp lực tâm lý và ứng phó tâm lý tại Việt Nam.10
1.2. Một số vấn đề lý luận về áp lực tâm lý .15
1.2.1. Khái niệm áp lực tâm lý.15
1.2.2. Biểu hiện của áp lực tâm lý .16
1.2.3. Ảnh hưởng của áp lực tâm lý đối với sự phát triển của trẻ em.17
1.3. Một số lý luận về trẻ lao động sớm .20
1.3.1. Khái niệm trẻ lao động sớm.20
1.4. Cách ứng phó với áp lực tâm lý .43
Chương 2. THỰC TRẠNG ÁP LỰC TÂM LÝ VÀ CÁCH ỨNG PHÓ CỦA TRẺ
LAO ĐỘNG SỚM.52
2.1. Mô tả về khách thể nghiên cứu thực trạng .52
2.2. Mô tả cách thức nghiên cứu đề tài.53
2.2.1. Công cụ nghiên cứu .53
2.2.2. Cách tính điểm.54
2.2.3. Xử lý số liệu.55
2.3. Mức độ hài lòng về cuộc sống hiện tại của trẻ lao động sớm .55
2.3.1. Thực trạng mức độ hài lòng với cuộc sống của trẻ lao động sớm.55
2.3.2. So sánh tự đánh giá về cuộc sống của trẻ lao động sớm trên một số
phương diện .56
2.3.3. So sánh mức độ hài lòng với cuộc sống của trẻ lao động sớm trên một số
phương diện .59
2.4. Thực trạng áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm.60
2.4.1. Mức độ áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm .60
2.4.3. Những áp lực tâm lý cụ thể của trẻ lao động sớm .64
2.4.4. So sánh thực trạng áp lực tâm lý trong cuộc sống của trẻ lao động sớm
trên một số phương diện .69
197 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông đủ, bị ốm, rồi bị bắt nạt, sợ em bị bạn xấu rủ rê. Nhất là những lúc em bị
bệnh, mẹ em gọi điện rồi khóc suốt”. Một biểu hiện trong mối quan hệ với cha mẹ
xếp ở vị trí khá cao mà chúng tôi quan tâm đó là biểu hiện: “nhớ gia đình” ở thứ
hạng 5. Sớm rời khỏi sự bảo bọc của cha mẹ, việc các em thường xuyên xuất hiện
xúc cảm nhớ gia đình là điều bình thường trong sự phát triển tình cảm của các em.
Cậu bé đánh giày tại quận Tân Bình với biệt danh “Cu đen” quê ở Khánh Hòa nói
với chúng tôi: “Em nhớ nhà lắm. Nhất là những lúc bị bệnh, em thèm ăn cháo trắng
với đường do mẹ em nấu ở nhà”.
Như vậy, nếu xét trong từng nhóm yếu tố gây áp lực cho trẻ lao động sớm thì
nổi trội trong nhóm công ăn việc làm là biểu hiện về thời gian làm việc, có thứ hạng
cao nhất trong nhóm nơi ở là biểu hiện về tiền nhà trọ và cha mẹ quan tâm quá
nhiều, nhớ cha mẹ là những biểu hiện trong nhóm quan hệ với cha mẹ gây áp lực
nhiều nhất cho trẻ lao động sớm. Đây là những điểm nổi bật trong áp lực tâm lý của
trẻ lao động sớm.
2.4.4. So sánh thực trạng áp lực tâm lý trong cuộc sống của trẻ lao động sớm trên một
số phương diện
2.4.4.1. So sánh điểm trung bình về mức độ gặp áp lực trong cuộc sống theo các
nhóm trẻ lao động sớm
Bảng 2.10: Kết quả so sánh điểm trung bình về mức độ gặp áp lực trong cuộc
sống theo các nhóm trẻ
Nhóm trẻ ĐTB Kiểm nghiệm
Theo độ tuổi
6 đến 11 tuổi 2.49 T= 0.814
P= 0.000 12 đến 15 tuổi 2.36
Theo nơi ở
Quận 1 2.06
F= 6.382
P= 0.002
Quận 8 2.71
Quận Tân Bình 2.39
Theo lý do đi làm
Gia đình nghèo 2.44
F= 8.283
P= 0.000
Buồn chuyện gia đình 1.38
Thích tự lập 2.68
70
* Xét theo độ tuổi
Trị số T và P cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa trẻ lao động sớm trong độ
tuổi từ 6 đến 11 tuổi và trẻ trong nhóm từ 12 đến 15 tuổi. Điểm trung bình chứng tỏ
trẻ trong nhóm tuổi từ 12 đến 15 gặp áp lực nhiều hơn (ĐTB = 2.36) so với trẻ trong
nhóm tuổi 6 đến 11 (ĐTB = 2.49).
* Xét theo nơi ở:
Trị số P cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa trong mức độ gặp áp lực giữa trẻ lao
động sớm ở các quận. Dùng kiểm nghiệm Turkey để so sánh điểm trung bình từng
cặp, ta thấy sự khác biệt diễn ra ở quận 1 so với quận 8. Nhóm trẻ ở quận 1 gặp áp
lực thường xuyên hơn (ĐTB = 2.06) so với trẻ ở quận 8 (ĐTB = 2.71) và quận Tân
Bình (ĐTB = 2.39).
* Xét theo lý do đi làm
Trị số P nhỏ hơn 0.05 chứng tỏ có sự khác biệt ý nghĩa giữa ba nhóm trẻ đi
làm theo các lý do khác nhau. So sánh điểm trung bình ta thấy khoảng cách giữa
điểm trung bình của nhóm trẻ đi làm vì lý do thích tự lập và gia đình nghèo cao hơn
rất nhiều so với nhóm trẻ đi làm vì buồn chuyện gia đình. Như vậy, nhóm trẻ đi làm
vì buồn chuyện gia đình chịu áp lực nhiều nhất trong ba nhóm trẻ trên.
Chúng tôi cũng tiến hành các kiểm nghiệm T và Anova để so sánh sự khác
biệt giữa các nhóm trẻ còn lại. Trị số P đều lớn hơn 0.05 chứng tỏ không có sự khác
biệt ý nghĩa về mức độ gặp áp lực ở các nhóm trẻ xét theo: quê quán, giới tính, trình
độ và việc các em đang sống cùng ai cũng không có sự khác biệt rõ rệt.
71
2.4.4.2. So sánh điểm trung bình về những áp lực cụ thể trong cuộc sống theo các
nhóm trẻ lao động sớm
Bảng 2.11: Kết quả so sánh điểm trung bình những áp lực cụ thể trong cuộc
sống theo nhóm trẻ lao động sớm.
Phương diện so
sánh
Việc làm Chỗ ở QH với bạn
bè
QH với cha
mẹ
ĐTB Sig. ĐTB Sig. ĐTB Sig. ĐTB Sig.
Độ
tuổi
6 đến 11 1.71
0.002
2.00
0.425
2.71
0.025
2.12
0.094 12 đến 15 1.95 2.03 2.07 1.95
Quê
quán
Thành phố 1.92
0.751
2.19
0.720
2.25
0.395
2.22
0.937 Tỉnh khác 1.78 1.80 2.36 1.74
Nơi
ở
Quận 1 1.66
0.018
1.97
0.151
2.57
0.023
1.94
0.003 Quận 8 2.05 2.20 2.22 2.24
Quận TB 1.84 1.87 2.13 1.82
Lý
do đi
làm
Gia đình
nghèo
1.91
0.001
2.02
0.853
2.26
0.617
2.05
0.481 Buồn gia
đình
1.13 2.13 2.50 1.88
Thích tự lập 1.95 1.95 2.37 1.89
Trình
độ
Chưa từng
học
1.36
0.000
1.55
0.16
1.64
0.012
1.73
0.006
Chưa học
xong TH
2.00
2.18
2.39
2.19
Học xong
TH
1.44 1.44 2.56 2.11
Chưa học
xong THCS
2.04
2.08
2.20
1.80
Học xong
THCS
1.58
2.00
2.50
1.75
72
Quan sát bảng số liệu 2.11 , có thể nhận xét như sau:
* Xét theo độ tuổi
Trị số T và P cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa trẻ trong nhóm
tuổi 6 đến 11 tuổi và trẻ trong nhóm tuổi 12 đến 15 tuổi trong các áp lực liên quan
tới chỗ ở và trong quan hệ với cha mẹ. Tuy nhiên, ở yếu tố việc làm và bạn bè, với
trị số P lần lượt bằng 0.002 và 0.025 ta thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa hai nhóm
học sinh này ở hai vấn đề trên. Điểm trung bình cho thấy, ở cả hai vấn đề việc làm
và mối quan hệ bạn bè, trẻ trong nhóm tuổi từ 12 đến 15 tuổi chịu áp lực thường
xuyên hơn trẻ trong nhóm tuổi từ 6 đến 11 tuổi.
* Xét theo quê quán
Trị số T và P đều lớn hơn 0.05 cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa trẻ
lao động nam và trẻ lao động nữ ở các áp lực liên quan tới các vấn đề: việc làm, chỗ
ở, bạn bè và trong quan hệ với cha mẹ.
* Xét theo nơi ở
Với P= 0.151>0.05 chứng tỏ không có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm trẻ lao
động sớm ở các quận trong yếu tố chỗ ở. Tuy nhiên, các yếu tố còn lại như việc
làm, quan hệ bạn bè và quan hệ với cha mẹ, trị số P đều nhỏ hơn 0.05 chứng tỏ có
sự khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm trẻ này về các vấn đề trên. So sánh điểm trung
bình ta thấy, trong yếu tố việc làm, trẻ lao động sớm ở quận 1 có điểm trung bình
thấp nhất chứng tỏ trẻ ở quận 1 chịu áp lực về việc làm nhiều hơn các nhóm trẻ còn
lại. Trong hai yếu tố còn lại, quan hệ bạn bè và quan hệ với cha mẹ, nhóm trẻ ở
quận Tân Bình có điểm trung bình thấp nhất chứng tỏ các em chịu áp lực nhiều nhất
trong ba nhóm trẻ về hai vấn đề này.
* Xét theo lý do đi làm
Trong bốn yếu tố được đem ra so sánh trên đây, chỉ có yếu tố việc làm có trị
số P = 0.001<0.05 chứng tỏ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm trẻ đi làm vì
các nguyên nhân khác nhau. Điểm trung bình chứng tỏ trẻ đi làm vì buồn chuyện
gia đình gặp áp lực nhiều hơn trong công việc so với nhóm trẻ đi làm vì gia đình
khó khăn và nhóm trẻ đi làm vì thích tự lập. Trong ba yếu tố còn lại, trị số P đều lớn
73
hơn 0.05 cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm trẻ này về mức độ
áp lực liên quan đến chỗ ở, quan hệ bạn bè và quan hệ với cha mẹ.
* Xét theo trình độ
Quan sát trị số P ta thấy, trong bốn yếu tố gây áp lực nhiều nhất cho trẻ được
đem ra so sánh ở đây, chỉ có yếu tố chỗ ở là có trị số P lớn hơn 0.05 chứng tỏ không
có sự khác biệt ý nghĩa trong áp lực liên quan tới chỗ ở giữa các nhóm trẻ có trình
độ khác nhau. Ở ba yếu tố còn lại là: việc làm, quan hệ với bạn bè và quan hệ với
cha mẹ, trị số P đều nhỏ hơn 0.05 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm
trẻ này. So sánh điểm trung bình ta thấy ở cả ba yếu tố, nhóm trẻ chưa từng đi học
đều có điểm trung bình thấp nhất so với các nhóm trẻ đã có đi học ở các trình độ
khác nhau. Điều này cho thấy, trẻ chưa từng đi học chịu áp lực từ các vấn đề trong
cuộc sống nhiều hơn so với các trẻ đã từng được đến trường.
2.4.5. Những áp lực cụ thể biểu hiện qua mức độ đồng tình với các ý kiến về người lao
động sớm.
2.4.5.1. Những áp lực cụ thể biểu hiện qua mức độ đồng tình với ý kiến về người lao
động sớm của trẻ
Sau khi tìm hiểu các yếu tố cụ thể trong cuộc sống ðã gây ra áp lực tâm lý cho
trẻ lao động sớm, chúng tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về những áp lực này thông qua
việc tìm hiểu mức độ đồng tình của khách thể với các ý kiến liên quan tới người lao
động sớm. Chúng tôi đã đưa ra 12 ý kiến liên quan tới trẻ lao động sớm ở các vấn
đề khác nhau và yêu cầu khách thể chọn lựa xem trẻ đồng ý với ý kiến nào. Kết quả
tìm hiểu vấn đề được thể hiện trong bảng số liệu 2.12.
Quan sát điểm trung bình trên các sáu nhóm các ý kiến về người lao động sớm
ở bảng 2.12, ta thấy nhóm các ý kiến được trẻ đồng tình nhiều nhất là các ý kiến về
nhà ở (ĐTB = 1.30), tiếp theo là việc làm (ĐTB = 1.55), đứng ở vị trí thứ ba là các
ý kiến về mối quan hệ với cha mẹ. Các nhóm ý kiến còn lại lần lượt đứng ở vị trí
thứ tư, thứ năm và thứ sáu là: quan hệ bạn bè, vấn đề an toàn và quan hệ với những
người xung quanh.
74
Bảng 2.12: Mức độ đồng tình của khách thể với các ý kiến liên quan
tới trẻ lao động sớm
Vấn đề
Ý kiến
ĐTB
Lựa chọn
đúng
Thứ
hạng
Tần số %
Việc làm
(ĐTB = 1.55)
NLĐS thường khó tìm việc làm 2.67 59 51.7 5
NLĐS được trả công ít hơn người
khác nếu cùng làm một công việc
2.61 50 43.9
4
Nhà ở
(ĐTB = 1.30)
Tiền nhà trọ hàng tháng là khoản
tiền quá nhiều đối với mức lương
của NLĐS
1.92 94 82.5
1
NLĐS thường phải ở những nhà
trọ tồi tàn, chật chội
2.58 63 55.3
3
Vấn đề an toàn
(ĐTB =1.93)
Việc bị công an bắt là điều đáng
sợ với NLĐS
2.82 47 41.3
7
Việc những NLĐS bị bắt nạt rất
thường xảy ra
3.31 37 32.5
9
Quan hệ bạn
bè
(ĐTB =1.83)
NLĐS thường bị bạn bè chế giễu 2.86 50 43.7 6
NLĐS ít có cơ hội tìm được bạn
thân
2.92 44 38.6 8
Quan hệ với
cha mẹ
(ĐTB =1.72)
NLĐS thường đối mặt với nỗi lo
lắng tìm cách kiếm tiền gửi về cho
gia đình
2.15 71 62.3
2
NLĐS thường không được cha mẹ
quan tâm
3.43 26 22.8 11
Quan hệ với
những người
xung quanh
(ĐTB = 2.29)
NLĐS là những đứa trẻ dễ hư
hỏng.
3.46 30 26.3 10
NLĐS là người dễ có nguy cơ
mắc các bệnh xã hội
3.63 23 20.1 12
75
Quan sát điểm trung bình từng ý kiến trong bảng kết quả ta thấy: với 12 ý kiến
được đưa ra thì có 8 ý kiến được trẻ lao động sớm chọn ở mức độ đúng, và 4 ý kiến
còn lại được lựa chọn ở mức lưỡng lự. Trong 5 ý kiến ở mức độ lựa chọn đúng xếp
thứ hạng cao nhất có hai ý kiến về vấn đề việc làm (ĐTB = 2.67, 2.61), hai ý kiến
về nhà ở (ĐTB = 1.92, 2.58) và một ý kiến về mối quan hệ với cha mẹ (ĐTB =
2.15). Việc đồng tình với ba nhóm ý kiến này đã khẳng định lại một lần nữa, các
yếu tố gây áp lực cho trẻ lao động sớm chủ yếu nằm ở các lĩnh vực: việc làm, nhà ở
và mối quan hệ với cha mẹ.
* Tìm hiểu mức độ đồng tình với các ý kiến về trẻ lao động sớm liên quan tới
vấn đề việc làm có các thứ hạng như sau: 4, 5. Ý kiến liên quan tới việc làm được
trẻ lao động sớm đồng tình nhiều nhất là “Người lao động sớm được trả công ít hơn
người khác nếu cùng làm một công việc” (ĐTB = 2.61, xếp hạng 4). Chưa đáp ứng
đủ yêu cầu về mặt sức khoẻ cũng như chuyên môn, trẻ lao động sớm thường được
trả công ít hơn so với những người khác nếu như làm cùng một công việc. Bên cạnh
đó, như đã phân tích ở trên, thời gian làm việc của trẻ lao động sớm cũng kéo dài
hơn rất nhiều, gây mệt mỏi cho các em.
Biểu đồ 2.3: Mức độ đồng tình với ý kiến cho rằng tiền nhà trọ là quá nhiều so
với thu nhập của trẻ lao động sớm
40.4
42.1
8.8
2.6
6.1
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
Hoàn toàn
đúng
Đúng Lưỡng lự Không
đúng
Hoàn toàn
sai
76
* Xét các ý kiến về trẻ lao động sớm liên quan đến vấn đề nhà ở, có thể thấy
thứ hạng của chúng xếp ở các vị trí: 1, 3. Cả hai ý kiến liên quan tới vấn đề nhà ở
đều được xếp ở vị trí khá cao, chứng tỏ vấn đề nhà ở gây áp lực khá nhiều cho trẻ
lao động sớm. Đáng chú ý là ý kiến “Tiền nhà trọ hàng tháng là khoản tiền quá
nhiều đối với mức lương của người lao động sớm” (có 94 em, chiếm 82.5% trẻ lựa
chọn mức độ “đúng”) đứng ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng với điểm trung
bình là 1.92.
Qua biểu đồ 2.3, ta thấy mức độ “đúng” chiếm tỷ lệ rất cao (42.1%), kế đến là
mức độ “hoàn toàn đúng” (40.4%). Ba mức độ “lưỡng lự”, “không đúng” và “hoàn
toàn sai” chỉ chiếm khoảng 17.5%. Điều này một lần nữa khẳng định tiền nhà trọ là
một trong những vấn đề gây áp lực rất lớn đối với trẻ lao động sớm, khi mà số tiền
các em kiếm được phải chi trả một phần rất lớn vào việc thuê nhà trọ. Cũng liên
quan tới vấn đề chỗ ở, cùng với ý kiến “tiền nhà trọ là khoản tiền quá nhiều với trẻ
lao động sớm”, ý kiến “người lao động sớm thường phải ở trong các nhà trọ chật
chội, nóng bức” cũng được các em đồng tình khá nhiều (ĐTB= 2.58, xếp ở thứ hạng
3). Đây là vấn đề mà thiết nghĩ chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa để có thể
trợ giúp một cách hữu ích, kịp thời cho trẻ lao động sớm. Trong khi đó, trong thực
tế các tổ chức xã hội vẫn chưa thực sự quan tâm tới vấn đề này. Đã có nhiều dự án
hỗ trợ giáo dục, học nghề, đưa trẻ hồi gia cho trẻ lang thang, lao động sớm nhưng
chưa có một dự án nào hỗ trợ cho các em một chỗ ở thoải mái với giá cả hợp với túi
tiền để các em có thể yên tâm làm việc (nếu như chúng ta không thể thay đổi được
việc các em phải đi lao động sớm).
2.4.5.2. So sánh mức độ đồng tình với ý kiến về người lao động sớm của khách thể
nghiên cứu trên một số phương diện.
Trong số sáu nhóm ý kiến liên quan tới người lao động sớm, chúng tôi chọn ra
ba nhóm ý kiến mà các em đồng tình nhiều nhất để so sánh giữa mức độ đồng tình
của các em với các phương diện khác. Kết quả thu được như sau:
* Xét theo giới tính
Quan sát bảng số liệu, ta thấy trong ba nhóm ý kiến được đem ra so sánh, có
77
hai nhóm ý kiến có trị số P nhỏ hơn 0.05 là việc làm và chỗ ở, chứng tỏ có sự khác
biệt ý nghĩa giữa trẻ lao động nam và trẻ lao động nữ trong mức độ đồng tình với
các ý kiến liên quan tới hai nhóm trên. So sánh điểm trung bình, ta thấy ở cả hai
nhóm, trẻ lao động nam có mức độ đồng tình cao hơn (ĐTB = 2.000, 2.179) so với
trẻ lao động nữ (ĐTB = 2.772, 2.625). Ở nhóm các ý kiến liên quan tới quan hệ bạn
bè, trị số P cho ta thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm trẻ nam và trẻ nữ.
Bảng 2.13: So sánh mức độ đồng tình với ý kiến về người lao động sớm của
khách thể nghiên cứu trên một số phương diện
Việc làm Chỗ ở Bạn bè
ĐTB Sig. ĐTB Sig. ĐTB Sig.
Giới
tính
Nam 2.000
0.000
2.179
0.000
1.180 0.823
Nữ 2.772 2.625 1.172
Độ
tuổi
6 đến 11 2.800
0.000
2.767
0.001
1.317
0.000
12 đến 15 2.449 2.245 1.096
Quê
quán
Thành phố 2.657
0.000
2.588
0.000
1.125
0.002
Tỉnh khác 2.379 2.194 1.240
Nơi ở
Quận 1 3.000
0.000
2.576
0.007
1.228
0.612 Quận 8 2.826 2.645 1.146
Quận TB 2.133 2.066 1.157
Lý do
đi làm
Gia đình
nghèo 2.584
0.066
2.469
0.041
1.183
0.123 Buồn gia
đình 3.000 3.000 1.375
Thích tự lập 2.000 2.062 1.053
Trình
độ
Chưa từng
đi học 2.000
0.184
2.600
0.141
1.090
0.002
Chưa học
xong TH 2.700 2.568 1.158
Học xong
TH 2.667 1.857 1.111
Chưa học
xong THCS 2.364 2.316 1.080
Học xong
THCS 2.556 2.143 1.583
78
*Xét theo độ tuổi
Ba trị số P đều nhỏ hơn 0.05 chứng tỏ có sự khác biệt ý nghĩa ở cả ba nhóm ý
kiến liên quan tới người lao động sớm. So sánh điểm trung bình ta thấy trẻ trong
nhóm tuổi 12 đến 15 tuổi luôn có điểm trung bình thấp hơn so với trẻ trong nhóm
tuổi 6 đến 11 tuổi, chứng tỏ trẻ trong nhóm 12 đến 15 tuổi có mức độ đồng tình với
các ý kiến cao hơn nhóm trẻ còn lại.
* Xét theo quê quán
Trị số P ở cả ba nhóm ý kiến đều nhỏ hơn 0.05 cho thấy giữa trẻ ở thành phố
và trẻ đến từ các tỉnh thành khác có sự khác biệt ý nghĩa trong mức độ đồng tình với
các ý kiến liên quan tới người lao động sớm. Trong hai nhóm ý kiến liên quan tới
việc làm và chỗ ở, điểm trung bình cho thấy trẻ đến từ các tỉnh thành khác có mức
độ đồng tình với các ý kiến nhiều hơn so với trẻ ở thành phố. Tuy nhiên, trong
nhóm ý kiến liên quan tới bạn bè, trẻ ở thành phố lại có mức đồng tình nhiều hơn so
với trẻ đến từ các tỉnh thành khác.
* Xét theo nơi ở
Kết quả thống kê đã chỉ ra rằng có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm trẻ lao
động sớm ở các quận trong mức độ đồng tình với các nhóm ý kiến liên quan tới vấn
đề việc làm và chỗ ở. So sánh điểm trung bình ta thấy nhóm trẻ ở quận Tân Bình có
mức độ đồng tình với các ý kiến hơn các nhóm trẻ ở quận 1 và quận 8. Tuy nhiên,
khoảng cách giữa các điểm trung bình không xa lắm. Như vậy, sự khác biệt giữa
các quận về mức độ đồng tình với các ý kiến là không nhiều. Ở nhóm ý kiến còn lại
liên quan tới vấn đề quan hệ bạn bè, trị số P cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa
giữa các nhóm trẻ trong các quận.
* Xét theo lý do đi làm
Trị số P ở nhóm ý kiến liên quan tới vấn đề chỗ ở cho thấy có sự khác biệt ý
nghĩa giữa các nhóm trẻ đi làm vì các lý do khác nhau. Điểm trung bình cho thấy,
nhóm trẻ đi làm vì lý do thích tự lập có mức độ đồng tình với các ý kiến cao hơn
(ĐTB = 2.062) so với hai nhóm trẻ đi làm vì gia đình khó khăn (ĐTB = 2.469) và
buồn chuyện gia đình (ĐTB = 3.000).
79
* Xét theo trình độ
Trị số P cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm trẻ có trình độ khác
nhau trong mức độ đồng tình với các ý kiến liên quan tới vấn đề quan hệ bạn bè.
Dùng kiểm nghiệm Turkey để so sánh điểm trung bình từng cặp, ta thấy sự khác
biệt diễn ra rõ rệt ở hai nhóm trẻ: trẻ chưa từng đi học và trẻ đã học xong trung học
cơ sở. Trẻ chưa từng đi học có mức độ đồng tình cao hơn nhóm trẻ còn lại.
Tóm lại, ở nhóm các ý kiến về người lao động sớm liên quan đến vấn đề công
việc, có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm trẻ xét trên các phương diện: giới tính,
độ tuổi, quê quán và nơi ở, nhưng không có sự khác biệt ý nghĩa khi so sánh các
nhóm trẻ trên phương diện lý do đi lao động sớm. Ở nhóm ý kiến liên quan đến nhà
ở tất cả đều có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm trẻ khi so sánh trên các phương
diện trên. Ở nhóm các ý kiến liên quan đến quan hệ bạn bè, chỉ có sự khác biệt ý
nghĩa khi so sánh các nhóm trẻ trên các phương diện: độ tuổi và quê quán, các
nhóm còn lại không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê.
2.5. Ảnh hưởng của áp lực tâm lý đến trẻ lao động sớm
2.5.1. Ảnh hưởng của áp lực tâm lý đến trẻ lao động sớm
Bảng 2.14: Kết quả điểm trung bình ảnh hưởng của áp lực tâm lý tới trẻ lao động sớm
Ảnh hưởng ĐTB Độ lệch chuẩn
Sức khoẻ 3.31 0.566
Cảm xúc 3.81 0.808
Hành vi 4.88 0.334
Kết quả từ bảng 2.14 cho thấy áp lực tâm lý ảnh hưởng tới cả ba mặt sinh lý,
cảm xúc và hành vi của trẻ lao động sớm. Trong đó, ảnh hưởng của áp lực tâm lý
nhiều nhất là đến mặt sức khoẻ (ĐTB = 3.31), sau đó là đến cảm xúc (ĐTB = 3.81)
và hành vi (ĐTB = 4.88). Tuy nhiên, các điểm số trung bình đều khá cao, rơi vào
mức thỉnh thoảng. Như vậy chúng ta có thể kết luận, áp lực tâm lý có ảnh hưởng tới
các mặt trong đời sống của trẻ lao động sớm nhưng chưa đến mức nghiêm trọng,
vẫn nằm trong khoảng trẻ có thể ứng phó được.
80
Đi sâu vào tìm hiểu biểu hiện cụ thể những ảnh hưởng của áp lực tâm lý lên
các mặt sức khoẻ, cảm xúc và hành vi của trẻ lao động sớm, chúng tôi đưa ra ra 21
biểu hiện và yêu cầu trẻ chọn lựa mức độ những biểu hiện mà trẻ thường gặp. Kết
quả được thể hiện cụ thể như sau:
Quan sát điểm trung bình từng biểu hiện trong bảng kết quả ta thấy trong số 21
biểu hiện được đưa ra, chỉ có một biểu hiện được trẻ lao động sớm lựa chọn ở mức
độ thường xuyên, mười sáu biểu hiện ở mức thỉnh thoảng và có bốn biểu hiện trẻ
lao động sớm cho rằng hiếm khi xảy ra với mình. Trong năm biểu hiện có mức lựa
chọn thường xuyên được xếp hạng cao nhất có một biểu hiện về sức khoẻ (25.4%),
hai biểu hiện về cảm xúc (36.8%, 35.1%) và hai biểu hiện về hành vi (57.9%,
32.5%).
* Tìm hiểu sự ảnh hưởng của áp lực tâm lý đến sức khoẻ, các biểu hiện liên
quan tới sức khoẻ có các thứ hạng như sau: 5, 7, 13, 16, 18. Biểu hiện về sức khoẻ
trẻ lao động sớm chịu ảnh hưởng nhiều nhất là “đau đầu thường xuyên” (chiếm
25.4%, xếp hạng 5). Đau đầu là một trong những triệu chứng rất thường gặp trong
cuộc sống hàng ngày và có thể xảy ra với bất cứ ai. Nhưng một tỷ lệ tương đối lớn,
hơn 25% trẻ lao động sớm mà chúng tôi khảo sát có triệu chứng đau đầu thường
xuyên thì đây không còn là vấn đề bình thường nữa. Y học đã chứng minh rất nhiều
trường hợp đau nửa đầu hoặc đau đầu nặng có liên quan mật thiết đến cảm xúc hoặc
áp lực trong cuộc sống. Nếu tình trạng này tồn tại lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt
động sống, làm việc của trẻ và có thể dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng về sức
khoẻ của trẻ sau này. Bên cạnh đó, trẻ lao động sớm là một trong những đối tượng
rất ít được chăm sóc sức khỏe định kỳ, chính vì vậy những ảnh hưởng tới sức khỏe
này càng trở nên khó giải quyết hơn.
* Ở mặt cảm xúc, các thứ hạng của chúng được sắp xếp lần lượt là: 2, 3, 6, 9,
11, 12. Tỷ lệ chọn mức độ thường xuyên cao nhất ở mặt này là biểu hiện “thất vọng
về bản thân” (chiếm tỷ lệ 36.8%, xếp ở vị trí thứ 2). Thất vọng là một trạng thái
cảm xúc xuất hiện khi những mong đợi không được thực hiện. Trạng thái này biểu
hiện sự mâu thuẫn giữa mong muốn và hiện thực, giữa nhu cầu và khả năng. Đối
81
với trẻ lao động sớm, trong khi những nhu cầu, mong muốn của bản thân và gia
đình rất cao thì khả năng hiện thực mà các em có thể đáp ứng được nhu cầu đó lại
tương đối thấp. Dù cố gắng thế nào thì bản thân các em vẫn là những đứa trẻ, không
đủ sức khoẻ lại không được đào tạo bài bản về nghề nghiệp, không đáp ứng được
yêu cầu trong lao động, chính vì vậy ở các em thường xuyên xuất hiện những cảm
xúc thất vọng về bản thân. Em T.L (quận Tân Bình) chia sẻ với chúng tôi: “Nhiều
lúc em cảm thấy mình rất tệ. Nhất là những lúc cha mẹ bị bệnh mà em không có đủ
tiền để gửi về, em thấy mình thật kém cỏi, không được như người ta”.
Bảng 2.15: Kết quả xếp hạng điểm trung bình và tần số chọn mức
“thường xuyên” ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ lao động sớm
Vấn đề
Biểu hiện
ĐTB
Lựa chọn
thường xuyên
Thứ
hạng
Tần số %
Sức khoẻ
(ĐTB= 3.31)
Nhịp tim tăng nhanh 3.93 5 4.4 16
Đau đầu thường xuyên 3.10 29 25.4 5
Mệt mỏi kéo dài 3.19 25 21.9 7
Trí nhớ giảm sút 3.86 1 0.9 18
Chán ăn hoặc ăn không ngon 3.75 13 11.4 13
Cảm xúc
(ĐTB= 3.81)
Luôn ám ảnh về tương lai 3.71 17 14.9 9
Tự ti vì công việc thấp hèn 3.57 15 13.1 11
Thất vọng về bản thân 3.03 42 36.8 2
Buồn chán 3.10 40 35.1 3
Mặc cảm 3.42 28 24.6 6
Muốn buông xuôi mọi thứ 3.68 14 12.3 12
Hành vi
(ĐTB= 4.88)
Né tránh không muốn gặp ai 3.59 12 10.6 14
Dễ nổi nóng, kích động 3.54 22 19.3 8
Thờ ơ với tất cả mọi thứ 3.80 15 13.1 11
Dễ gây gổ, phá phách hoặc đánh
nhau với người khác vô cớ 4.11
12
10.5
15
Cáu gắt, châm chọc người khác 4.16 12 10.6 14
Muốn bỏ đi đâu đó thật xa 4.04 4 3.5 17
Tự sát hoặc có ý muốn tự sát 4.03 15 13.2 10
Khóc hoặc muốn khóc 3.02 37 32.5 4
Mất tập trung vào công việc 3.60 17 14.9 9
Ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ 2.43 66 57.9 1
82
Trong mặt cảm xúc, một biểu hiện cũng được các em lựa chọn khá nhiều
(chiếm 35.1%, xếp hạng 3) là “buồn chán vì số phận kém may mắn”. Trong sự phát
triển tâm lý của lứa tuổi thiếu niên, các em bắt đầu biết ý thức về bản thân mình.
Các em biết tự đánh giá mình, nhận thức rõ hơn về bản thân bằng cách so sánh mình
với những người xung quanh. Trong quá trình so sánh này, trẻ lao động sớm nhận
thức được hoàn cảnh của mình không được bằng các bạn cùng trang lứa, điều này
làm nảy sinh cảm xúc buồn chán, thất vọng, tủi thân. Trò chuyện với trẻ lao động
sớm, mỗi khi nhắc tới điều này, giọng các em đều chùn hẳn xuống. Em H.T (quận
1) nói: “Nhiều lúc em thấy tủi thân, sao em không được bằng các bạn. Các bạn
được đi học, còn em thì suốt ngày cắm cúi làm . . .” . Các em ít kết bạn với các bạn
không cùng hoàn cảnh với mình cũng xuất phát một phần từ lý do này: “Em không
có bạn thân (không cùng hoàn cảnh). Vì em nghèo, em không muốn kết bạn với các
bạn đó (các bạn không cùng hoàn cảnh) và các bạn đó cũng chẳng muốn làm bạn
với em” (B.T, quận 8).
* Xét các biểu hiện ở mặt hành vi, ta thấy thứ hạng của chúng được xếp ở các
vị trí: 1, 4, 8, 9, 10, 11, 14, 15, 17. Điều đáng mừng là các biểu hiện hành vi mang
tính tiêu cực, ảnh hưởng tới sức khoẻ và mối quan hệ của trẻ với những người xung
quanh như: muốn bỏ đi xa; gây gổ, phá phách hoặc đánh nhau với người khác vô
cớ; né tránh không muốn gặp ai; Cáu gắt, châm chọc người khác đều có thứ hạng
khá cao, tức là tỷ lệ chọn ở mức thường xuyên của các em khá thấp, chứng tỏ dù có
buồn chán, có gặp áp lực các em vẫn biết kiềm chế bản thân không thực hiện các
hành động không được cho phép.
Đáng chú ý trong mặt hành vi là biểu hiện “Ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ” (có
66 em, chiếm 57.9% trẻ lựa chọn ở mức “thường xuyên”) đứng ở vị trí đầu tiên
trong bản xếp hạng với điểm trung bình là 2.43.
83
Biểu đồ 2.4: Mức độ ảnh hưởng đến hành vi qua biểu hiện “ngủ quá nhiều
hoặc mất ngủ, ngủ không ngon giấc”
Qua biểu đồ 2.4 ta thấy mức độ “thường xuyên” chiếm tỷ lệ khá cao (42.1%)
và có một khoảng cách khá xa so với các mức độ còn lại. Mức độ “rất thường
xuyên” tuy có tỷ lệ không cao (chỉ chiếm 15.8%) nhưng so với ba mức còn lại thì
hai mức độ này vẫn chiếm ưu thế trong sự lựa chọn của các em (57.9% so với
42.1%). Giấc ngủ ngon là một trong những biểu hiện của đời sống tâm lý an toàn,
cân bằng. Tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng mới có thể có được giấc ngủ sâu, đảm bảo
hồi phục sức lực cho quá trình lao động sau. Đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_31_5138904854_3546_1869368.pdf