Lời cam đoan . i
Lời cảm ơn. ii
Mục lục .iii
Danh mục các từ viết tắt . iv
Danh mục các bảng. v
Danh mục các hình . vi
MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 1
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu . 3
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu . 4
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 4
6. Phương pháp nghiên cứu . 5
7. Dự kiến đóng góp luận văn. 6
8. Cấu trúc luận văn. 7
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢN SẮC VĂN
HÓA DÂN TỘC. 8
1.1. Cơ sở lí luận. 8
1.1.1. Các khái niệm . 8
1.1.2. Tập quán sản xuất, tập quán sinh hoạt. 15
1.1.4. Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần . 19
1.2. Cơ sở thực tiễn. 22
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng các dân tộc ở
CHDCND Lào . 22
1.2.2. Khái quát chung về bản sắc văn hóa của các dân tộc nước CHDCND Lào. 25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 . 27
110 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bản sắc văn hóa của dân tộc mông ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à bền hơn.
42
2.3.2.4. Cộng cụ, phương tiện, đồ dùng truyền thống trong sản xuất và đời sống
Tính chất sản xuất tự cung tự cấp đã ảnh hưởng tới truyền thống và tập
quán sản xuất, phụ thuộc vào địa hình, khí hậu, thủy văn, môi trường sinh thái
khí hậu. Sinh kế chủ yếu của người là nghề nông trồng lúa nước, đốt nương làm
rẫy, chăn nuôi trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có như
các nguồn đá xây dựng, gỗ rừng,tre, nứa lá, một phần nhỏ đánh bắt các tại các
hồ nước tự nhiên, sông suối, khe, suối. Điều dễ hiểu là nền sản xuất tự nhiên đủ
đáp ứng nhu cầu nhu yếu phẩm đời sống của bản làng với số lượng dân cư
không đông, công cụ sản xuất đơn giản, thị trường trao đổi hàng hóa hạn hẹp,
chủ yếu là những hàng hóa và dịch vụ sơ đẳng, truyền thống, không cần tới các
giá trị giá tăng cao, xa xỉ và đắt đỏ, chủ yếu là lấy từ môi trường núi, sông, suối
chung quan nơi cư trú.
Người Mông quan niệm "vạn vật hữu linh", thường tin vào các thế lực
siêu nhiên chi phối đời sống, sản xuất của họ. Cho nên mỗi lần khai thác, sử
dụng một loại sản phẩm tự nhiên nào họ cũng thấy hình ảnh thành linh, và do vậy
họ rất cẩn trọng khi chặt từng cây gỗ, săn bắn một con thú. Họ luôn nghĩ lấy cái gì
từ tự nhiên thì phải trả lại cái đó. Cho nên mỗi khi chặt một cây rừng thì họ trồng
một cây mới để bù bào chỗ đã lấy đi. Mỗi khi săn bắn họ cũng hết sức cẩn trọng
chỉ bắt thú dữ, bảo vệ các các loài thú có ích, thân thiện với môi trường.
Trong tập quán sản xuất cổ truyền của người Mông, có sự phân công lao
động tương đối rõ ràng giữa nam và nữ trong gia đình. Nam thường làm các
hoạt động như săn bắn, đan lát, làm nhà cửa, còn phụ nữ thường cấy hái, dệt
vải, và có một số hoạt động chung cả nam và nữ cùng làm như phát nương, làm
rẫy, lấy củi.
Trong một gia đình người Mông cũng có sự phân công lao động giữa các
thế hệ. Các bé gái sớm biết giúp việc gia đình, được mẹ dạy giỗ cẩn thận, đặc
biệt là trong lanh, dệt vải, chuẩn bị của hồi môn khi đến tuổi lập gia đình. Tính
43
khép kín của nền kinh tế tự cấp tự túc bắt đầu từ kinh tế hộ gia đình. Do vậy
mọi nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng. Nhu cầu trao đổi thị trường không đáng
kể. và nếu có thì cũng chỉ với qui mô nhỏ, chất lượng thấp. Đây là khó khăn lớn
khi đất nước Lào cần nhanh chóng thoát nghèo thì phải phát triển kinh tế hàng
hóa, trao đổi liên vùng và quốc tế.
Trong một số điều tra và nghiên cứu mới về kinh tế hộ gia đinh của dân
tộc Mông vùng cao người ta nhận ra rằng, chợ vùng cao của người Mông vùng
Đông Nam Á, trong đó có người Mông vùng cao Lào, lại là mô hình kinh tế
văn hóa có bản sắc đặc biệt, có sức thu hút khách du lịch. Do vậy, nếu biết tổ
chức, thi chợ Mông từ tự cấp tự túc sẽ có cơ hội chuyển sang chợ hàng hóa thị
trường có sức cạnh tranh tốt.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo sự cần thiết phải hỗ trợ đồng bào Mông
phát huy kinh nghiệm bản địa, gia nhập nhanh vào thị trường địa phương và
khu vực, thì mới là động lực kích cầu trước các nguồn cung từ bên ngoại xâm
nhập vào các bản làng vùng cao.
Cùng với đó, nghề dệt cũng là nét văn hóa truyền thống độc đáo bởi bàn
tay tài tình của người phụ nữ. Trước kia phụ nữ Mông rất giỏi trồng, làm sợi và
dệt vải lanh. Thật sự vất vả và cầu kì tới mức người phụ nữ Mông cặm cụi suốt
đời để có được cây lanh dệt vải để làm ra trang phục thường ngày và các lễ hội.
Do đó phụ nữ Mông được đánh giá cao về sự khéo tay, vẻ đẹp và đức hạnh qua
thêu dệt hoa văn trên vải lanh. Và đây cũng là tiêu chí để con trai chọn con gái
Mông làm vợ. Hiểu được điều nay, người mẹ Mông chuẩn bị kĩ lưỡng cho con
gái minh kĩ năng dệt hoa văn, chuẩn bị của hồi môn và quà tặng cho gia đình
nhà chồng. Ngay từ khi bé gái 6, 7 tuổi đà được mẹ rèn rũa và chuẩn bị công
việc này, đến khi lấy chồng phải có 8 - 12 chiếc váy làm của hồi môn được gia
đình nhà chồng kiểm tra công khai trong đám cưới đón dâu.
44
Về mặt sinh hoạt vật chất người Mông quan niệm đơn giản, không cầu
kỳ, không quá lụy vật chất. Quẩy tấu là phương tiện duy nhất để gùi của cải,
châu báu của gia đình. Đây là chiếc giúp phổ biến ở các dân tộc miền núi
vùng cao, rất tiện lợi cho việc mang vác trên các địa hình dốc. Ngoài ra họ còn
biết đan rổ, rá, thúng, nong, nia để đựng lương thực thực phẩm.
Trong gia định người Mông quan trọng nhất là chiếc cối xay do họ tự
làm lấy để xay ngố, giã gạo. Người Mông rất ưa dùng chảo hơn là xong nồi vì
rất phù hợp với các bếp lò tập trung nhiệt cao và lan tỏa nhiệt là ấm và khô
trong căn nhà của học. Không chỉ thế, người Mông quen dùng đồ gỗ như muôi,
thìa, chậu bằng gỗ, đọc đáo nhất là chậu gỗ ngâm chân sau mỗi ngày lên nương
rẫy vất vả.
Hiện nay, cùng với sự phát triển khoa học kĩ thuật, đã dẫn đến sự biến
đổi trong sản xuất của người Mông, đó là việc thay đổi cơ cấu mùa vụ (tăng
cường thâm canh), áp dụng máy móc nông nghiệp vào sản xuất, thay đổi một
số kỹ thuật canh tác và một số giống cây trồng vật nuôi theo hướng tăng các
giống cây trồng, vật nuôi lai tạo cho năng suất cao. Người Mông đã biết sử
dụng cày 51, dùng bừa răng sắt. Các máy móc nông nghiệp đã bắt đầu được
người Mông sử dụng, nhất là máy tuốt lúa đạp chân, sát ngô, khoai, sắn, máy
bơm nước mini, máy điện chạy bằng nguồn nước sông suối địa phương. Theo
đánh giá chung, tại nhiều địa phương, đời sống và khung cảnh nông thôn núi
cao đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng khá giả hơn về vật chất và
tinh thần.
2.3.3. Đời sống xã hội
2.3.3.1. Các quan hệ trong gia đình và dòng họ
Do vai trò lao động nặng nhọc chủ yếu thuộc về người đàn ông, cho nên
quan hệ gia đình phụ quyền vần là phổ biến trong các công đồng người Mông.
Ngày nay cũng có những tín hiệu tiên bộ trong các gia đình phụ quyền do hiểu
45
biết của vợ con đều là những người được đi học, ít nhất cũng hết tiểu học hoặc
trung học cơ sở. Người già rất được tôn trọng trong các bản Mông. Chẳng vậy
mà người mông răn dạy con cái bằng những châm ngôn đầy tính nhân văn:
"hông nghe lời người già ba lần sẽ khó, nghe lời người già tốt hơn nghe lời
thầy bói”.
Mỗi bản Mông thường có một vài dòng họ chung sống cạnh nhau. Vai
trò quan trọng là người trưởng họ do có uy tín, am hiểu phong tục tập quán và
luật tục cũng như luật lệ làng bản. Mỗi lần có phát sinh vấn đề gì, các gia đình
đều đến tham vấn trưởng họ, nhất là trong vấn đề ma chay, cưới xin. Trong một
dòng họ bao giờ cũng có một người trưởng họ, là người đứng đầu dòng họ, có
uy tín trong cộng đồng và am hiểu phong tục tập quán cũng như luật tục, được
dân làng thường đến hỏi ý kiến trưởng họ, nhất là trong việc tang ma, cưới xin,
làm nhà, lập thổ...
Rất lí thú là tục thờ cúng ma của người Mông có tính liên quốc gia. Với
người Mông không có ma riêng cho người Mông. Từ đó cũng nảy sinh tình
cảm của người Mông với thế giới tâm linh. Riêng việc cưới được bản Mông coi
là việc chung, mỗi người trong bản đều góp phần vật chất theo thông lệ tùy
theo sức của mình. Cách xưng hô rất tự nhiên và đơn giản nhưng định danh lại
rất cụ thể. Thanh niên nam nữ chưa có gia đình thì gọi là “ai bào” định danh là
chưa vợ, chưa chồng. Người có gia đình thì ngâm định băng "bạc e" như thằng
cu / cái đĩ. Những ai chưa có con thì được gọi là phò pàu / mẹ pàu, tức là bố có
“phò pàu-mẹ pàu” (bố không, mẹ không).
2.3.3.2. Làng bản và mối quan hệ trong làng bản, quan hệ xã hội
Bản của người Mông là đơn vị cư trú nhỏ nhất của cộng đồng người
Mông, mỗi bản có từ vài nóc nhà trở lên, nhiều có thể lên đen 40-50 nóc.
Người Mông gọi bản của mình là “Zog” mỗi Zog có một người đứng ra để tổ
46
chức các việc chung riêng trong cộng đồng gọi là tsử zog. Tsử zog là người có
tiếng nói nhất trong bản được già bản và được nhân dân tín nhiệm. Người
Mông sống rất mộc mạc, chân chất và đánh giá cao tình cảm cộng đồng, Sống
trong môi trường thiên nhiên vùng cao khắc nghiệt, nào là giá rét về mùa đông,
lulụt, sạt lở về mùa hè, dịch bệnh thương bùng phát, các bàn hẻo lãnh vùng cao
vùng sâu không có điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế cấp cứu. Trong bối cảnh đó
để sinh tồn người Mông rất trọng tình cảm cộng đồng, dựa vào nhau mà sống.
Cho nên chúng ta thương biết đến các châm ngôn phổ biến của người Mông“gỗ
một cây rào dậu không kín”, “con cá nhỏ bằng ngón tay út cũng chia đôi”.
Nhận thức được điều này, chính quyền nhân dan các địa phương triển khai rộng
rãi phong trào xây dựng nông thon mới với nhiều tioeeu chí quan trọng như xây
dựng làng bản sạch đẹp, thắm tình nghĩa anh em không chỉ người Mông trong
bản mà cả với các dân tộc anh em cư trú trên cùng địa bàn hoặc những vùng núi
láng giềng gần gũi trong khoảng đủ tương tác trong lúc cần thiết. Một nếp sống
văn hóa rất cảm động là trong nhà có người chết, người nhà bắn ba phát sáng
lên trời, ngay sau đó anh em bà con trong bản xa gần đã có mặt để hỗ trợ, ai
vào việc đó, nhịp nhàng trong yên lặng nhưng sâu thẳm trong trái tim của họ là
những việc cần làm cho đời và cho mình, khơi dậy trong tâm thức đầy sức sống
của người Mông.
2.3.3.3. Phong tục - tập quán trong sinh hoạt, cưới xin, ma chay
- Phong tục trong giao tiếp, ứng xử:
Người Mông luôn đề cao các giá trị tình cảm. Họ luôn cân nhắc tránh
xung đột và các hành động có khả năng gây ra khó chịu về tình cảm. Lời chào
truyền thống của người Lào được gọi là ‘wai”. Điều này liên quan đến việc khi
chào, người chào đặt hai lòng bàn tay với nhau ở ngực mức độ như thể cầu
nguyện và nghiêng đầu của bạn. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với người
47
được chào hỏi. Người Mông rất nhẫn nhịn: “chín lần nhịn sẽ được thỏi vàng”,
rất kị cách xử thế “ăn cho thỏa đói, nói cho thỏa giận”.
- Phong tục cưới xin:
Chế độ một vợ một chồng của người Mông, cũng giống như các dân tộc
khác hôn nhân cũng tiến hành thành ba giai đoạn chính: Dạm ngõ, lễ ăn hỏi, và
lễ cưới. Cùng với sự phát triển hội nhập, tục cưới xin của dân tộc Mông luôn có
nét riêng biệt tạo nên nét đẹp về văn hóa dân tộc Mông. Đó là tục nam n ữ yêu
nhau, hẹn nhau nhưng ngầm hiểu để chàng trai đến nhà bắt cóc con con gái làm
vợ. Sau vài ngày nếu người con gái đồng ý thì bố mệ làm lễ ăn hỏi dạm ngõ và
xin cưới. Nếu cô gái không đồng ý làm dâu thì trở lại nhà bố mẹ mà không hề
hán gì.
Lễ cưới mới là nét đẹp văn hóa Mông với các bộ quần áo cô dâu màu sắc
sặc sỡ, kèm theo của hồi môn như hòm, chăn màn, quần áo; Tiệc cưới diễn ra
vui vẻ, ca hát và uống rượu và ca hát ngày đêm.
Cũng có một tập tục hiện hữu của người Mông là tục ở rể. Sau cưới,
chàng rể phải sang nhà cô dâu làm lụng vai ba năm, khi có con mới được quay
về nhà bố mẹ đẻ của mình.
Ngày nay đám cưới Mông cũng hiện đại hơn. Có nhà quay video. Hát
karoke khiêu vũ khá hiện đại. Tiệc cưới diễn ra trong các rạp màu mè lòe loẹt,
cỗ bàn bên cạnh món truyền thống như mèn mén, súp hỗn hợp các loại thịt trâu,
bò lợn, dê... Gần đây nhiều địa phương đã tổ chức các dịch vụ đám cưới khá tiện
ích và hiện đại với việc thuê trọn gói ăn uống, đưa đón dâu, dịch vụ văn nghệ.
- Phong tục Ma chay
Trong tâm linh của người Mông luôn tâm niệm sống làm người, chết
làm ma.
48
Cuộc sống con người ngắn ngủi, do vậy phải sống thân thiện, quí gia
trọng trể, chân thành và cởi mở. Khắc với người Mông bên Trung Hoa, học
được giao dục bằng hệ tư tưởng tam giáo : Không tử, Lão tử, Tôn tử bằng các
công thức chặt chẽ như trung hiếu tiết nghĩa. Người phụ nữ tại gia tòng phụ,
xuất giá tòng phu, phụ tử tòng tử... Quá trinh thiên di về phía nam, người Mông
đã tiếp biến văn hóa với cư dân vùng đất mới đến. Tuy có một số biến đỏi cho
phù hợp với nơi ở mới, nhưng nhìn chung người Mông vẫn duy trì phong tục
ma chay rất độ đáo.
Phong tục phổ biến của người Mông là giữ xác chết vài ngày, tối đa 5
ngày chứ không chôn ngay. Với những người chết bất đắc kì tử xa nhà xa bản,
thì xác chết được đặt ngoài trời. Tuy nhiên đồng bào tâm niệm rằng nếu xác
chết mà cho vào quan tài luôn thì dòng họ ấy sẽ có nhiều người chết theo dòng
họ không lớn mạnh được và sẽ tàn lụi. Người Mông chỉ đào huyệt và ghép
quan tài ngoài rừng rồi mới vào quan. Họ hàng xa gần và bà con trong bản đến
viếng đều mang theo gạo hoặc ngô, rượu trắng... Họ tiễn đưa người chết bằng
đổ rượu lên mặt người chết và tung 2 thẻ tren âm dương cầu mong người chết
chấp nhận và cứ thế lặp lại cho đến khi nhận tín hiệu đồng ý từ người chết.
Nghi thức đám ma cũng rất phức tạp, gồm ba nghi lễ : Lễ Ngựa / Lễ mổ
trâu / Lễ đua ma ra đồng. Lễ Ngựa được bắt đầu bằng treo xác người chết giữa
nhà trên hai thanh gỗ pơ mu và những giây rợ chắc chắn, buộc một con gà cùng
một con giao hàm ý cho người chết mang theo.
Lễ mổ trâu là lễ thứ hai, tùy theo các hộ giàu nghèo, nhưng dù sao họ cố
gắng mổ trâu lợn hàm ý giao cho người chết và làm cỗ cho những người đến dự
đám tang ăn uống. Lưa đưa ma ra đồng được thày Mo sắp đặt. Người chết được
chôn cất sang săm khi mặt trời chưa mọc hoạch chiều muộn khi mặt trời đã lạn.
Người chết được giao nhận một số đồ dạc tùy thân cộng với các xâu tiền vàng
hàm ý làm của mang theo về bên kia thế giới. Tùy theo chết già hay chết trẻ mà
người chết được đua qua cột chính hay cột phụ để ra cửa chính hay cửa phụ.
49
Mọi việc đều do thầy mo điều khiển. Sau hạ huyệt mọi người ra về không theo
đường cũ lúc đưa ma đi. Sau 12 ngày thầy Mo làm lễ để mới người chết về
tham nhà lần cuối cùng, và không được quay về nữa để quấy n hiếu gia đình.
Người chết vĩnh viễn ra đi, mọi người không nhắc đến họ nữa vì người Mông
cho rằng họ đã cũng tổ tiên, hàm ý cũng đã có linh hồn người đã khuất. Khi có
lễ hội lớn hoặc gia đình có người hay đau ốm thi mời thầy mo đến cúng cầu
may và gọi hồn người chết về thăm nhà.
2.3.4. Lễ tết
Là sự kiện văn hóa lớn của các dân tộc phương Đông như Trung Hoa,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, lễ tết được tổ chức trong dịp chuyển tiết trời
từ mùa đông giá lạnh sang mùa xuân ấm áp. Người dân phương Đông đón mùa
xuân bằng sự kiện lễ hội để tiễn năm cũ xui xẻo sang năm mới với nhiều kì
vọng tốt đẹp. Người Trung Quốc thường trang trí nhà cửa bằng đèn lồng, đốt
pháo hoa, múa sư tử. Cúng Tết được tiến hành với các thủ tục linh thiêng như
làm mâm cỗ tết thịnh soạn, hương khói thơm lừng. Chủ nhà làm lễ khấn vái
mời thần linh thổ địa tổ tiên về chứng giám, thụ hưởng những gì con cháu kính
phúng. Người già bận quần áo đẹp. Trẻ con được bố mẹ may quần áo mới.
Ngày ba mươi tháng chạp là lễ tất niên. Đêm ba mươi là lễ cúng đón giao thừa,
Sang mùng một được gọi là Nguyên đán... Không khí từng gia đình vui vẻ, rộn
ràng. Mùng hai mọi người về thăm quê ngoại. Mùng Ba tết là làm lễ hóa vàng
để tiễn thần linh, tổ tiên về cõi vĩnh hằng. Sau đó người nông dân ra đồng sản
xuất, công chức về cơ quan làm việc. Suốt tháng Giêng nhiều người đi du lịch,
vãng cảnh thiên nhiên, chùa chiền, miếu mạo...
Tóm lại lễ Tết phương Đông là đỉnh cao của sinh hoạt văn hóa.
Là thành phần văn hóa phương Đông, cũng như các dân tộc Lào khác,
người Mông coi lễ Tết là sự kiện lớn nhất trong năm âm lịch, chỉ có điều người
Mông đón tế sớm hơn một tháng âm lịch, tức là ngay 30 tháng mười một, diễn
50
ra đến hết mùng 5 tháng Chạp. Nét nổi bật là trang phục tết của phụ nữ
Môngvới nhiều màu sắc sỡ của các bộ váy truyền thống, xập xòa trong nắng
xuân. Trang phục tết của đàn ông Mông đơn giản hơn, quần đen, ống xòe, thắt
lưng viền hoa và bộ cũng bạc lang lanh. Nhạc cụ tiêu truyền thống của người
Mông là khèn Mông được cất lên từ khắp các bản Mông trên các triền núi cao.
Trên mảnh đất rộng và bằng phẳng các bản Mông tổ chức các trò chơi truyền từ
các đời, đó là ném pao, đánh quay, cầu lông, bắn nỏ, đánh tu lu, kéo co, đánh
gậy, ném còn... Mỗi lần diễn ra trò chơi như vậy tiếng khèn réo rắt cùng tiêng
lãnh canh của vòng bạc, lắc bạc lại vang lên. Tết cũng là nơi trai gái gặp gỡ
giao duyên để trở thành đôi lứa nên vợ nên chồng. Giống như ở Việt Nam ngày
tết của người Mông diễn ra với nhiều sắc thái độc đáo như lễ hội chợ tình Khau
Vai, Bắc Hà (Hà Giang), Mộc Châu (Sơn La), Sa Pa (Lào Cai). Trong phong
trào xây dựng nông thôn mới các bản Mông coi lễ Tế là sự kiện văn hóa đoàn
kết các dân tộc, chung tay xây dựng đất nước nhanh chóng thoát nghèo, để tiến
lên một nước Lào văn minh hiện đại.
2.3.5. Thờ cúng
Thờ cúng là một hình thức sinh hoạt tâm linh của người Mông, đặc biệt
là cúng các loại ma nhà. "Ma nhà" (xưv cangz) là vị thần linh quan trọng nhất,
cai quản của cải, tiền bạc, phù hộ gia đình, giữ gìn tại gia các hồn người "Ma
cột chính" (cundêx đangz). Đây tục thờ "ma lợn" - tượng trưng cho sự hưng
thịnh, liên quan đến sức khoẻ và vận mệnh của mỗi người trong gia đình. Mọi
người luôn phải kiêng tránh, giữ gìn cột chính, người lạ không được dựa vào
cột, không được treo bất kỳ thứ gì, không gõ đập vào cột v.v.. "Ma cửa" (khaor
trôngx plangl) là vị thần linh chuyên việc canh giữ cửa, ngăn ngừa các ma ác
vào nhà, bảo vệ gia súc, của cải, linh hồn, giữ gìn không cho các hồn người bỏ
đi. Khi nào gia súc, gia cầm mắc bệnh là vì do "ma cửa" bị ngã. "Ma buồng"
liên quan đến việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em, phát triển đàn gia súc. "Ma bếp lò"
liên quan đến việc sinh nở. "Ma bếp lửa" là vị thần tiêu diệt các ma ác...
51
Ngoài ra trong cộng đồng người Mông còn tồn tại tín điều Sa man, một
hình thức tôn giáo khá đặc biệt vì hành đạo của giáo phái này là những người
chuyên hành nghề chuyên nghiệp, thường gọi là thầy sa man. Thầy sa man là
người được xem có khả năng phù phép, lên đồng trực tiếp giao tiếp với thần
linh. Họ biết bói toán thần bí, nghi lễ tôn giao, và xa hơn, người ta tin răng thầy
sa-man biết giúp người mất của tìm lại tài sản của mình.
2.3.6. Văn hóa trong hoạt động sản xuất của người Mông
Người Mông ở Lào luôn lấy nông nghiệp trồng trọt là chủ yếu, có sự bổ
trợ của chăn nuôi, thủ công nghiệp gia đình và hái lượm. Mặc dù thời tiết, chế
độ thuỷ văn và địa hình núi, đặc biệt là núi đá khó khăn, người Mông sớm biết
đến những kỹ thuật canh nông ở trình độ khá cao. Trong canh tác, người Mông
tuân thủ các quy trình chung như mọi cư dân nông nghiệp khác, nghĩa là cũng
bắt đầu từ việc chọn đất, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch.
Người Mông có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Về cây
trồng, người Mông đã lựa chọn cho mình nhiều giống cây trồng khác nhau, phù
hợp với điều kiện môi trường sinh thái. Dưới ruộng họ trồng lúa, trên nương họ
trồng ngô và lúa nương. Ngoài ra, còn trồng xen kẽ các loại bầu bí và cây gia
vị. Nhìn chung, các loại cây trồng của người Mông thể hiện sự đa dạng sinh
học cao; đây cũng là đặc điểm chung của cư dân nông nghiệp vùng cao.
Ngoài các cây lương thực, thực phẩm chính trên, người Mông còn trồng
thêm các loại: khoai sọ trồng tháng Giêng theo ngô; bí đỏ trồng theo ngô; ớt,
dưa chuột trồng theo ngô. Người Mông có kinh nghiệm dự đoán thời tiết sản
xuất. Ví dụ, khi thấy trong tháng Giêng, Hai có mưa (lòi nà theo giầu) thì trồng
ngô; khi cây bưởi (pạ), cây mơ tông (một loại cây trong rừng), hoa gạo (pàn
thềnh) bắt đầu nở hoa, con chim kỉ giàng kêu thì trồng ngô; khi thấy hoa sắn
(vắn tông) thì bắt đầu trồng lúa.
52
Trong canh tác nương rẫy, người Mông có kinh nghiệm chọn nương khá
độc đáo. Kinh nghiệm dân gian của họ là: nương phải dại nắng, không quá dốc;
đất làm nương thường là nơi có nhiều cây mọc tốt như nứa, vầu, giang,.. ; đất
đen, tơi xốp thì hợp với trồng ngô. Nếu là đất có pha cát thì trồng khoai; đất
màu vàng thì khai phá làm ruộng. Theo kinh nghiệm lâu đời của người Mông,
đất thịt là để trồng cây lương thực; Khi đã chọn được khu đất để phát nương,
đồng bào đánh dấu tại bốn góc nương, đặt tại mỗi góc một cây “neo” bằng cách
chặt một cây để cao khoảng 1,5 m, chẻ đôi chỗ chặt đó kẹp vào đó một mảnh
nứa hoặc giang mới đẻ làm dấu, người khác nhìn thấy ám chỉ đó thì biết mảnh
đất đã có chủ.
Việc phát nương rẫy được tiến hành vào mùa khô. Nhân lực phát nương
gồm toàn bộ các thành viên trong gia đình. Đàn ông đảm nhận công việc nặng
nhọc như ngả cây to, phụ nữ trẻ em, người già chặt cành, gom lại thành từng
đống. Sau khi phát nương xong, người ta phơi nắng khoảng 2 hoặc 3 tuần (tuỳ
theo thời tiết), khi các cây bị phát đã khô rồi mới đốt. Để tránh cháy rừng, trước
khi đốt, người Mông thường làm đường cản lửa bằng cách tạo ra các khoảng
trống quanh nương rộng khoảng 2 m. Đốt nương vào lúc chiều tối, đốt lửa từ
chân nương đốt lên.
Người Mông có nhiều kinh nghiệm làm đất và gieo trồng. Nếu là đám
nương phát năm đầu tiên, thì không cày mà đốt xong chỉ cần cuốc hố là gieo
trồng. Với những đám nương canh tác từ năm thứ hai trở đi, thì phải dùng cày
bừa để làm đất, biến thành nương cày. Đối với nương có độ dốc thoải cao, họ
dùng trâu hoặc bò để cày vỡ đất, nhưng không tạo thành luống mà tạo hết
đường cày này tới đường cày khác theo độ dốc từ dưới chân nương lên; đất cày
xong dọn sạch các gốc cây cũ, gốc cây cỏ, sau đó có thể cuốc hố tra hạt. Đối
với các nương đá không thể cày dược, họ dùng cuốc, dao để xới đất, dọn
sạch cỏ cây trong các hốc đá để tra hạt.
53
Người Mông rất chú trọng việc chọn giống cây trồng. Theo kinh nghiệm
lâu đời, lúa, ngô hay các loại cây khác cũng vậy, nếu mảnh nương hoặc khu
vườn nào cây tươi tốt cho hạt to, sai hạt sẽ được khoanh lại để làm giống. Thời
gian chọn giống lúa nương hoặc lúa ruộng thường chọn vào vụ gặt, giống lúa
tốt là hạt chắc, mẩy, khi gặt bó thành từng cụm phơi khô để riêng một nơi trên
gác hoặc treo trên xà nhà. Đối với giống ngô, họ chọn loại bắp to, hạt đều khi
thu hoạch để cả lớp vỏ ngoài phơi khô rồi buộc túm các bắp lại với nhau thành
từng bó nhỏ treo trên gác bếp để tránh mọt. Với các giống đậu thì chọn quả to
hạt chắc, phơi khô sau đó tách lấy hạt, cũng có gia đình không tách mà để cả
quả rồi lấy ống nứa hoặc ống tre cho hạt giống vào khi gần đầy thì phủ tro bếp
lên trên, miệng ống được đậy kín bằng lá chuối khô. Đến vụ gieo trồng, người ta
lấy hạt giống mang đi tuốt hoặc dùng chân vò từng hạt, làm sạch, loại bỏ các hạt
lép. Đối với ngô, khi tách khỏi bắp đem ngâm nước khoảng một hai ngày cho hạt
no nước, nở rồi mang gieo; nhờ vậy ngô nhanh mọc và tốt. Đối với các loại hạt
cải, rau dền... thường trộn lẫn vào đất hoặc phân bón rồi vãi đều trên nương.
Trong việc gieo trồng, người Mông chủ nhà gieo hạt trồng đầu tiên, sau đó
mới đến các thành viên khác. Khi gia đình chưa gieo trồng thì chưa được phép bán
giống và đổi giống cho người khác.
Gieo hạt trên nương là công việc của nhiều thành viên trong gia đình.
Đàn ông thường là người cuốc hốc, đàn bà tra hạt, bỏ phân còn con cái họ
hoặc những người nhỏ tuổi sức yếu hơn thì đi sau gạt đất phủ kín các hốc mới
gieo hạt. Các loại hạt trồng xen canh được trộn lẫn vào phân từ trước. Để
chuẩn bị gieo hạt trên nương họ chuẩn bị phân bón khá chu đáo, trước ngày
gieo hạt phân đã được chuyển ra nương, khi bón phân vào hốc ngô họ dùng
gùi vận chuyển, dùng tay bốc và cho vào mỗi hốc một vốc.Việc gieo trồng các
loại cây lương thực, thực phẩm của người Mông cũng khá đơn giản. Đối với
các nương đất bằng và khô, họ cày vỡ làm đất nhỏ và gieo hạt ngô đậu vào
tháng 1 đầu tháng 2 âm lịch. Theo tập quán của người Mông, những mảnh
54
nương mới khai phá thì trồng ngô nếp bằng cách dùng cuốc tạo thành các hốc
nhỏ, mỗi hốc tra từ 3 - 4 hạt giống. Khoảng cách giữa các hốc khoảng 50 - 60
cm. Việc gieo trồng thường hoàn thành trong một hoặc hai ngày, không kéo
dài quá lâu với mỗi mảnh nương nhằm đảm bảo cho ngô trổ bông và chín
đồng loạt.
Từ lâu sắn và khoai đã trở thành cây trồng quen thuộc với người Mông.
Mùa trồng sắn bắt đầu từ trung tuần tháng 2 đến hết tháng 3. Cách trồng cũng
bổ thành hố nhỏ, khoảng cách 80 - 100 cm, mỗi hốc đặt một hom (là một đoạn
thân cây sắn) dài khoảng 20 - 25 cm.
Thu hoạch và cất giữ là khâu cuối cùng của chu kỳ làm nương, diễn ra từ
tháng 6, tháng 7 đến tháng 10 (Âm lịch). Trước tiên, người ta thu hoạch các
loại đậu, bí, tiếp đến mới thu hoạch ngô vào đầu mùa khô vì vào lúc này ngô ít
bị mọt ăn trong thời gian bảo quản. Khi thu hoạch, đồng bào thường dàn hàng
ngang tiến từ chân nương ngô lên đỉnh nương, dùng tay để bẻ từng bắp cho vào
sọt gùi về nhà bóc bớt vỏ rồi xếp trên sàn nhà. Ngô được phân thành loại tốt để
sử dụng cho người ăn hoặc gia súc ăn; loại nào xấu thì sử dụng trước.
Văn hóa trong khai thác nguồn lợi tự nhiên:
Hái lượm: Công việc hái lượm rau rừng diễn ra quanh năm, chủ yếu do
phụ nữ và trẻ em đảm nhận. Các loại rau chủ yếu: râu đắng gai, rau dớn, cây
đắng, hoa chuối rừng. Các loại củ: củ nâu, củ mài, củ sắn thường được người
Mông tìm kiếm vào những ngày giáp hạt. Các loại mămg: mămg mai, mămg
vầu, mămg trúc, măng giang dùng để ăn tươi hoặc chế biến thành măng khô,
hoặc ngâm chua ăn dần. Các loại mộc nhĩ, nấm, nấm hương có giá trị kinh tế
cao, thường thu hoạch vào tháng 5, tháng 6. Đồng bào thường dùng nấm, mộc
nhĩ để xào hoặc nấu canh, hoặc đem ra chợ bán.
Về săn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_ban_sac_van_hoa_cua_dan_toc_mong_o_nuoc_cong_hoa_da.pdf