Luận văn Báo chí bình thuận thời kì đổi mới (1986 - 2006)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

MỞ ĐẦU. 5

1. Lý do chọn đề tài.5

2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài .6

3. Mục đích của đề tài.7

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .8

5. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.9

6. Nguồn tài liệu .11

7. Phương pháp nghiên cứu. .12

8. Đóng góp của Luận văn.12

9. Cấu trúc của luận văn .13

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN VÀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ

BÌNH THUẬN . 14

1.1. Điều kiện tự nhiên.16

1.1.1. Vị trí địa lý.16

1.1.2. Địa hình.17

1.1.3. Tài nguyên .18

1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hoá - xã hội .20

1.2.1. Đặc điểm kinh tế .20

1.2.2. Đặc điểm dân cư .25

1.2.3. Đặc điểm văn hoá – xã hội.27

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ BÌNH THUẬN. 35

2.1. Diện mạo báo chí Bình Thuận.35

2.1.1. Các loại hình báo chí .35

2.1.2. Số lượng, thời lượng phát hành .36

2.1.3. Đội ngũ những người làm công tác báo chí.38

2.1.4. Sự tiếp nhận thông tin của nhân dân trong tỉnh .40

2.2. Hoạt động của báo chí Bình Thuận .42

2.2.1. Vài nét về báo chí Thuận Hải từ 1975 đến 1992 .42

2.2.2. Chủ trương của Đảng bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đối với hoạt động

báo chí (1992-2006).48

pdf109 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Báo chí bình thuận thời kì đổi mới (1986 - 2006), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iới Việt Nam – Campuchia, Lực lượng vũ trang và tuyển quân, Khai hoang, Phòng chống sốt rét, Xây dựng hợp tác hóa, Về đảo Phú Quý, Về Bác Hồ và khu di tích trường Dục Thanh, Về cải tạo công thương nghiệp, Về kết quả Đại hội Mặt trận tỉnh, Về quan hệ Trung Quốc, Về xây dựng Đảng.. [81, 53] Đến năm 1979, Báo đã phát hành được 2800 tờ/kì, đây là một tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, lúc này chỉ có thị xã Phan Thiết phát hành báo đến các tổ chức cơ sở Đảng và các đoàn thể, các cơ quan tỉnh; các huyện khác phát hành còn hạn chế; số lượng tuy có tăng nhưng phần lớn là phát hành qua hiệu sách nhân dân (bưu điện chỉ mới nhận phát hành 1300 tờ). Trong hai năm 1980, 1981 Báo tiếp tục tuyên truyền các chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước gắn với việc động viên cổ vũ 45 quần chúng thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ hai (1976- 1980)và giới thiệu những nhân tố mới. Báo đã củng cố lại Chi hội Báo kết nạp thêm 12 Hội viên mới trong đó có 3 Hội viên mới của Thông tấn xã Việt Nam tại Thuận Hải.lãnh đạo báo, chi hội Báo tổ chức tập huấn nghiệp vụ có liên hệ thực tế với tình hình địa phương.[81, 57] Năm 1985, Báo chú trọng tuyên truyền một cách đồng bộ những mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 8 (khóa V)về giá lương, tiền, nhằm khắc phục tệ quan liêu bao cấp bảo thủ trì trệ trên lĩnh vực này. Ngoài việc tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, Báo còn tuyên truyền, phản ảnh những hoạt động kỉ niệm (trong đó có ra các số báo đặc biệt)55 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; 40 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.Tháng 5-1985, Báo Đảng bộ tỉnh vui mừng phấn khởi nhận được tin: Ngày 2/5/1985, Ban bí thư Trung ương Đảng ra quyết định lấy ngày 21 - 6 hàng năm là Ngày báo chí Việt Nam. Năm 1988, nhịp độ xuất bản của báo tăng lên 1 tuần 2 kì, mỗi kì 2000 bản, phát hành qua đường bưu điện..Cùng với báo Bình Thuận, các huyện thị xã trong tỉnh (trừ huyện đảo Phú Quý)đều ra tờ tin mỗi tháng 1 số, khổ 19 x 27, từ 4 đến 8 trang, những ngày lễ Tết in nhiều màu, ra nhiều trang, phản ánh cuộc sống sôi động ở địa phương mình. Nếu ở báo, việc xuất bản phát hành báo sau ngày giải phóng là tiếp nối truyền thống in ấn loát báo chí xây dựng được từ trong kháng chiến thì ở phát thanh truyền thanh, công tác xây dựng Đài trạm phát là việc làm còn khá mới Được sự giúp đỡ của cấp trên, một đài truyền thanh với hơn 10km đường dây được xây dựng tại thị xã Phan Rang – Tháp Chàm trực thuộc Ty văn hóa thông tin Thuận Hải do Nguyễn Đức Trọng làm trưởng đài. Tuy chỉ quy mô cấp huyện song nội dung phản ánh là hoạt động của 13 huyện, thị trong tỉnh. Năm 1977, tỉnh lỵ Thuận Hải chuyển vào thị xã Phan Thiết. Ngày 15/3/1977, Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập Đài Phát thanh Thuận Hải trực thuộc tỉnh. Khu đất rộng hơn 2 ha vốn là Trung tâm An cư Bình Thuận cũ với 3 dãy nhà xuống cấp, hoang vắng được giao cho Đài. Gần giữa năm 1977, được sự giúp đỡ của Ủy ban phát thanh truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói 46 Việt Nam, việc xây dựng Đài Phát thanh Thuận Hải chính thức bắt đầu. Hàng loạt công việc phức tạp khó khăn được triển khai đồng thời: từ di dời mộ lấy mặt bằng xây dựng, tận thu các trụ anten cũ, xây dựng trụ anten mới đến tuyển dụng lao động, xây dựng phòng làm việc theo qui chuẩn... Sau 5 tháng thi công, đầu tháng 10/1977, Đài Phát thanh Thuận Hải chính thức hoạt động. Một trụ anten cao trên 60m, một máy phát sóng trung 10kW hiệu GATES của Mỹ phát trên tần số 800kHz và giọng phát thanh viên non trẻ đỉnh đạc cất lời chào: “Đây là Đài Phát thanh Thuận Hải, phát từ thị xã Phan Thiết, trên tần số..” trên nền nhạc hiệu bài Hành khúc Trung đoàn 812 của Vương Gia Khương và Dương Minh Đẩu làm những người trong cuộc vui trào nước mắt.1 Từ thời điểm này, công sức của bao người từ lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Đài đến nhân viên đã được đền đáp. Tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thuận Hải đã bắt đầu đến được các vùng trong tỉnh. Cùng với nỗ lực của tỉnh, các huyện, thị xã, phường xã, thị trấn, hợp tác xã cũng dần đầu tư xây dựng các Đài trạm truyền thanh quy mô nhỏ với công suất máy tăng âm từ 50 đến 100 W và đường dây loa từ 2 đến 3 km, góp phần đưa tiếng nói của Đài tỉnh, Đài Tiếng nói Việt Nam đến với nhân dân vùng sâu vùng xa. Tính đến năm 1980, 13/13 huyện thị và 60 % xã, hợp tác xã đã xây dựng được đài trạm cơ sở, tổ chức tốt hoạt động, góp phần tích cực vào sự nghiệp chung. Khác với phát thanh, việc triển khai truyền hình nhiều khó khăn và gian khổ hơn. Sau các cố gắng xây dựng nền nếp hoạt động của phát thanh, Ban giám đốc Đài Phát thanh Thuận Hải đã nghĩ đến việc tiếp phát sóng truyền hình từ thành phố Hồ Chí Minh. Từ tháng 7-1979, một luận chứng kĩ thuật bắt đầu được chuẩn bị. Đến 25- 10-1979, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định 868 phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng trạm phát lại truyền hình do Đài Phát thanh Thuận Hải quản lý, vận hành tiếp tín hiệu Đài thành phố và phát lại cho khu vực thị xã Phan Thiết. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Đài đã xúc tiến kí hợp đồng với Viện nghiên cứu kĩ thuật phát thanh truyền hình tại thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Ủy ban phát thanh truyền hình Việt Nam để triển khai khai khảo sát, thiết kế thi công. Dự án thiết kế nhiều lần thay đổi. Từ thiết kế công suất thực tế 2-4 W tỏa sóng trong phạm vi 3km vào năm 1979 đến đề xuất nâng máy phát lên 100W năm 1982, 500W phát hình màu hệ OIRT giữa năm 47 1984. Với dự án đầu tư máy 500W, yêu cầu đặt ra là vừa phát được chương trình địa phương, vừa tiếp Đài thành phố phát lại nhằm đảm bảo sóng đến được Cà Ná ở phía Bắc và tỏa khắp các xã phía Nam trong tỉnh. Trong khu vực Phan Thiết, các máy thu hình không phải sử dụng anten cao mà vẫn mà chỉ cần dùng anten máy. Giữa các đề xuất thay đổi thiết kế là hàng loạt công việc kĩ thuật phức tạp và không ít lần thử nghiệm thất bại, liên tục các văn bản trao đổi qua lại giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với ủy ban phát thanh truyền hình Việt Nam, giữa Đài Thuận Hải với Viện nghiên cứu kĩ thuật; hàng chục chuyến xa ra vào thành phố bàn bạc, thương thảo. Cuối cùng qua kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu kĩ thuật phát thanh truyền hình Việt Nam, ngày 23/6/1984 Ủy ban nhân dân tỉnh Thuận Hải đã ra thông báo số 77 TB/UBTH giao nhiệm vụ xây dựng Đài xây dựng Đài truyền hình 500W, cho phép Đài nhận thiết bị nước ngoài để xây dựng truyền hình bằng Quyết định 633 QĐ/TH ngày 3/7/1984. Ngày 3/8/1984, Đài Phát thanh Thuận Hải chính thức kí hợp đồng với Viện nghiên cứu kĩ thuật phát thanh truyền hình Việt Nam để Viện nhập thiết bị và thiết kế, thi công.Thời gian chính thức khởi công được ấn định ngày 1/10/1984. Thời gian dự kiến hoàn thành bàn giao và tổ chức khánh thành là 1/4/1985. Bên cạnh việc tổ chức thi công phần xây dựng cơ bản như sửa chữa phòng phát âm, gia cố anten, lắp thêm hệ thống điện...để chuẩn bị cho hoạt động truyền hình, đầu năm 1985 Đài đã khẩn trương triển khai một loạt công việc tổ chức, nhân sự như lập bộ phận làm truyền hình, tổ chức đưa một nhóm gần 10 người gồm kĩ sư, phóng viên,biên tập...vào Viện tham gia lớp bồi dưỡng. Đến tháng 7/1985, việc thi công cơ sở hạ tầng kĩ thuật truyền hình căn bản hoàn thành. Việc phát sóng thử nghiệm, cân chỉnh các thông số, chuẩn bị nội dung.. được liên tục thực hiện. Ngày 2/9/1985, chương trình truyền hình màu đầu tiên được thực hiện thành công, hình ảnh rõ, màu đẹp, mở ra một trang mới cho những người làm công tác phát thanh truyền hình tỉnh.Với sự kiện này, Đài Thuận Hải là một trong số ít tỉnh đầu tiên của cả nước phát độc lập chương trình truyền hình màu. Từ thời điểm này, tên gọi Đài Phát thanh Thuận Hải đã là Đài Phát thanh truyền hình Thuận Hải trên thực tế. Ngày 7/10/1986, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định 959 QĐ/UB-TH ban hành bản quy định về chức năng, nhiệm vụ và 48 quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế, chức danh tiêu chuẩn các viên chức Đài Phát thanh – Truyền hình Thuận Hải với 7 tổ công tác chuyên môn Một ngẫu nhiên lý thú khi một nữa của 30 năm gần như là chặng đường từ Đài Phát thanh Thuận Hải đến Đài Phát thanh truyền hình Bình Thuận (1977-1992). Những gian khó của bước đầu khởi nghiệp gần như nằm gọn trong thời kì ấy đã để lại biết bao dấu ấn nghề, dấu ấn của tổ chức thiết kế công việc, xây dựng, tạo lập cơ nghiệp cho người sau kế tục phát triển. Với nỗ lực cao vừa làm vừa học, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, những lãnh đạo tiền nhiệm và đội ngũ cán bộ, công nhân, phóng viên thời kì đầu đã dần vượt qua khó khăn, xây dựng từng bước cơ sở vật chất kĩ thuật, thiết lập từng bước tổ chức bộ máy cán bộ, triển khai từng bước chương trình, từ một bản tin đến cả ngày phát sóng đầy ắp những công sức, mồ hôi kể cả những giọt nước mắt của hàng trăm lượt cán bộ, công nhân viên, phóng viên qua nhiều thế hệ. Một thực tế phải thừa nhận rằng Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Thuận sẽ không có điều kiện phát triển nếu thiếu sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh. Trở lại thời điểm năm 1984, dù có không ít khó khăn nhưng Tỉnh uỷ vẫn quyết định đầu tư 120.000 USD nhập thiết bị từ nước ngoài về và luôn quan tâm để thúc đẩy sự nghiệp truyền hình của tỉnh. Bằng sự nỗ lực phấn đấu kiên trì của tập thể, sự quan tâm của ngành cấp trên và lãnh đạo tỉnh, Đài từng bước đạt kết quả: máy móc được đầu tư với công suất lớn hơn, nơi làm việc được xây dựng khang trang hơn, phương tiện đi lại, thiết bị tác nghiệp từng bước được trang bị mới... 2.2.2. Chủ trương của Đảng bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đối với hoạt động báo chí (1992-2006). Công tác quản lý, chỉ đạo sau ngày giải phóng với nhiều vấn đề cần phải tập trung giải quyết nhưng Đảng bộ và tỉnh ủy Thuận Hải vẫn luôn chú trọng đến hoạt động của báo chí vì luôn xác định rõ báo chí là cầu nối giữa chính quyền, các cấp lãnh đạo với nhân dân. Bằng sự chuyển tải của các phương tiện thông tin đại chúng, người dân trong tỉnh được hiểu rõ hơn và thực hiện theo chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước và pháp luật. 49 Nhận thức rõ điều đó ngày 11/3/1992, Ủy ban nhân dân tỉnh Thuận Hải đã ra quyết định số 690 QĐ/UB –TH thành lập Đài Phát thanh truyền hình Bình Thuận bắt đầu hoạt động từ ngày 1/4/1992. Đây là văn bản đầu tiên chỉ đạo hoạt động của báo chí Bình Thuận kể từ khi tái lập tỉnh Bình Thuận. Giới báo chí tỉnh nhà lúc này xác định rõ nhiệm vụ trong tình hình mới: đất nước đổi mới, địa phương thay đổi đơn vị hành chính đồng nghĩa với việc dịch chuyển địa bàn hoạt động. Sự háo hức, phấn khởi là tâm trạng chung của những con người trót niềm đam mê với báo chí để tạo ra những ấn phẩm, bài viết, chương trình nhanh chóng và mang tính thiết thực được đến với nhân dân. Ngày 15/1/1996, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ra Chỉ thị số 02 tăng cường công tác quản lý trên lĩnh vực văn hóa. Tỉnh thành lập Ban chỉ đạo, đồng thời tập trung lực lượng tiến hành cuộc vận động, liên tục trên quy mô toàn tỉnh. Chủ trương toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa lẽ tất nhiên không thể tách rời với các sản phẩm văn hóa. Mục tiêu hướng đến một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng và nhà nước được Đảng bộ và tỉnh ủy cụ thể hóa bằng công tác tuyên truyền, đưa các ấn phẩm trên nhiều lĩnh vực chính trị, văn bản pháp luật, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật đến với nhân dân trong toàn tỉnh. Và trong số đó, báo Bình Thuận chiếm một mảng lớn với nhiều chuyên mục gần gũi và thiết thực đối với người dân. Trong tiến trình đổi mới bộ mặt địa phương, Đảng bộ và tỉnh ủy luôn quan tâm đến việc đổi mới hoạt động của báo chí. Ngày 28/12/2006, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Quyết định số 3455/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Bình Thuận là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh. Đài có chức năng giúp uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác thông tin tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy trên sóng phát thanh và truyền hình; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh, truyền hình. 50 2.2.3. Hoạt động của báo viết 2.2.3.1. Báo Bình Thuận không ngừng tự đổi mới về kĩ thuật Từ tháng 4/1992, Báo Bình Thuận là tên gọi chính thức của tờ báo Bình Thuận. Hội nghị tổng kết Báo Đảng bộ tỉnh năm 1993 đánh giá: Chất lượng,nội dung, hình thức Báo được nâng lên, có một số bài viết thể hiện được tính chiến đấu nhằm phê phán những hiện tượng tiêu cực. Về khâu phát hành trước đây thường trễ từ 3-5 ngày, nay đã đảm bảo được định kì xuất bản, số lượng phát hành có tăng lên, có nơi mua thêm từ 200 – 300 tờ. Ngoài ra, báo còn cử cán bộ trực tiếp xuống cơ sở mở lớp tập huấn cho cộng tác viên với hơn 100 người dự. Đến giữa năm 1991, khi xí nghiệp in Bình Thuận trang bị tương đối hoàn chỉnh kĩ thuật in offset và máy vi tính, tờ báo mới thực sự sắc nét và trang nhã.Từ tháng 4/1992, sau khi chia tách tỉnh, báo chuyển sang măng-set Bình Thuận. Thời kì này, địa bàn thu hẹp, cán bộ phóng viên còn lại ít, báo lùi lại định kì 5 ngày 1 số, mỗi số 1200 tờ, và từ năm 1994, sau khi bổ sung lực lượng, tăng cường phóng viên có trình độ đại học, phát triển đội ngũ cộng tác viên, tiếp tục cải tiến nội dung hình thức, báo ra 1 tuần 2 kì với số lượng mỗi kì nâng dần lên 2000-2500 tờ. Những số đặc san Xuân hình ảnh đẹp, bài vở phong phú, nâng dần lên 10000 tờ. Từ tháng 9/1996, báo có thêm số cuối tháng rồi đặc san chủ nhật, mạng lưới phát hành mở rộng, báo đã đến 80% xã, phường trong tỉnh, trong đó có 63% có báo đọc. 2.2.3.2. Kết hợp chức năng tuyên truyền và diễn đàn xã hội của nhân dân Nội dung tờ báo có nhiều cố gắng bám sát được nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, phản ánh kịp thời phong trào hành động của quần chúng nhân dân trong quá trình thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Trong lúc tàn dư văn hóa đồi trụy của chế độ cũ còn rơi rớt lưu hành lén lút trong các khu dân cư thì việc xuất bản báo đúng hướng, đúng tôn chỉ truyền tải kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với cán bộ và nhân dân. Tờ báo thật sự là công cụ cần thiết của cấp ủy, Đảng và chính quyền địa phương trên mặt trận tư tưởng văn hóa. 51 Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, báo đã xác định nhiệm vụ hoạt động của mình trên toàn tỉnh và phản ảnh toàn diện trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Báo đã đăng nhiều bài giới thiệu những nội dung cơ bản của Nghị quyết các kì Đại hội VII, VIII, IX của Đảng và đăng hàng loạt bài tuyên truyền về cá kì Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần VIII, IX, X. Báo tích cực phản ánh diễn biến của các Đại hội, nhất là đánh giá của Đại hội về mặt kinh tế, xã hội, về phương hướng nhiệm vụ chung của địa phương để nhân dân được biết. Báo đã bám sát và thể hiện sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. Tờ báo có nhiệm vụ phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; chủ trương của tỉnh đến cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh; góp phần nâng cao ý thức trong nhân dân. Vận động, tổ chức phong trào quần chúng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước đề ra, bảo đảm giữ vững an ninh trật tự, từng bước phát triển sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân coi trọng việc nêu gương điển hình tiên tiến, những hành động cách mạng tích cực, sôi nổi trong phong trào quần chúng,phê phán những hiện tượng tiêu cực, hành động sai trái, đấu tranh chống lại mọi luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của kẻ thù, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục lạc hậu, xây dựng cuộc sống mới lành mạnh, đưa chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng trong hoạt động xã hội. Báo có trách nhiệm góp phần xây dựng, bảo vệ Đảng, xây dựng chính quyền và các lực lượng cách mạng, bảo vệ những nguyên tắc của chế độ xã hội chủ nghĩa. Sau Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, Báo đã quán triệt và thực hiện nhiệm vụ mà Đại hội đã chỉ ra cho báo chí là: các hoạt động văn hóa thông tin, báo, đài phát thanh cần tăng cường tuyên truyền giáo dục đường lối chính sách của Đảng, đổi mới và phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng xây dựng nếp sống văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. Đấu tranh phê phán mạnh mẽ những biểu hiện tiêu cực, những quan điểm sai trái, lối sống không lành mạnh, trốn tránh nghĩa vụ, mê tín dị đoan, cưới xin lãng phí. Kịp thời nêu gương những điển hình mới tiên tiến. Đồng thời với chuyên mục Hộp thư bạn đọc, Vấn đề bạn quan tâm đã trở thành những diễn đàn thu hút số lượng thư của người xem và nghe Đài trong tỉnh gửi về. Những vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp, giống cây trồng vật nuôi 52 mà nông dân thắc mắc được giải đáp cụ thể. Các vấn đề tiêu cực tại cơ sở cũng nhanh chóng được người dân ghi nhận và phản ánh về Đài. Đặc biệt là hoạt động nghiệp vụ tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp giáo dục, y tế..khi người dân cần liên hệ công tác nhưng gặp phải khó khăn, vướng mắc mất nhiều thời gian đi lại của người dân đều được họ tin tưởng và gửi thông tin về báo để từ đó báo chí có sự phản hồi với đơn vị có liên quan nhằm giải quyết bức xúc của người dân. Hơn thế nữa, với chất lượng cuộc sống được tăng lên thì công tác từ thiện được không chỉ những nhà hảo tâm lưu ý mà người dân cũng muốn đóng góp cho hoạt động cộng đồng. Đối với các trường hợp cần đến sự giúp đỡ của xã hội, qua báo Bình Thuận, sự chia sẻ giúp người nghèo khó ngày càng được nhân rộng. 2.2.3.3. Nhận xét Hiện nay, so với những năm đầu, tổ chức bộ máy của báo trở nên khá qui củ, tòa soạn hình thành 5 phòng nghiệp vụ: kinh tế văn xã, nội chính- bạn đọc, tòa soạn xuất bản, phát hành quảng cáo, hành chính trị sự với 56 cán bộ phóng viên, trong đó 78% tốt nghiệp đại học báo chí, tay nghề vững, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. 24 năm qua với sự đóng góp tích cực vào lĩnh vực tư tưởng văn hóa, trên chặng đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, báo Bình Thuận vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng ba của chính phủ, cờ và nhiều bằng khen của tỉnh ủy, ủy ban mặt trận tổ quốc Tổ quốc tỉnh. Nhờ có đội ngũ rộng khắp ở các huyện, thị, thành phố, ban, ngành, đoàn thểnên các sự kiện xảy ra ở cơ sở được thông tin trên mặt báo nhanh, kịp thời và các vấn đề phản ánh phong phú hơn. Phần lớn tin, bài của cộng tác viên viết về nhiều vấn đề xảy ra trên các lĩnh vực ở xã, phường, khu phố của các huyện, thị, thành phố trong tỉnh nên mang hơi thở của cuộc sống. Trong đó, có một số bài viết có chất lượng, vì đã có đề xuất mới, thể hiện kiến thức của người viết, nhất là những bài trên lĩnh vực chính trị, giáo dục, y tế. Và Báo Bình Thuận luôn ghi nhận rằng tin, bài của cộng tác viên phần lớn ở trong tỉnh đã góp phần cùng tin, bài phóng viên đáp ứng yêu cầu xuất bản mang tính định kỳ của tờ báo. 53 2.2.4. Hoạt động của báo hình – báo nói Sau khi tái lập tỉnh Bình Thuận tháng 4/1992 và dời cơ sở ra đại lộ Nguyễn Tất Thành đầu năm 1996, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh có bước phát triển mạnh về tổ chức và kĩ thuật. 2.2.4.1. Phát thanh: phương tiện thông tin nhanh nhạy, chính xác, kịp thời Cùng với chương trình địa phương, đài tiếp âm Tiếng nói Việt nam thời lượng 18/24h trên cả hai hệ AM và FM. Ở tuyến huyện, đài truyền thanh 9/9 huyện,thành phố phát sóng FM công suất 100-150-200W, phát tin địa phương, tiếp âm đài tỉnh và trung ương. Đến cuối 2000, trên địa bàn tòan tỉnh, diện phủ sóng phát thanh đạt 90% và đến năm 2006 con số này là 97%. Từ lúc chỉ có một máy GATES 10kW - mà qua cải tiến đã sử dụng linh kiện 7 nước để có thể tồn tại hoạt động trong thời gian dài – thì hiện nay đã có một máy phát sóng trung và hai máy phát sóng ngắn – công suất từ 5-10kW, mỗi máy dùng phát chương trình Bình Thuận và tiếp sóng VOV1, VOV3. Từ chương trình phát thanh Bình Thuận chỉ 30 phút/ngày thì tiến đến chương trình phát thanh Bình Thuận 12 giờ/ngày và chương trình truyền hình Bình Thuận 18giờ/ngày. Số đầu tiết mục tự sản xuất, khai thác chiếm gần 1/3 trong đó về thời sự chính trị, mỗi ngày sản xuất được 4 chương trình và tin tức quan trọng được cập nhật kịp thời trong ngày. 2.2.4.2. Phát thanh là cầu nối giữa người nghe và chính quyền Thời lượng chương trình địa phương hệ AM 10kw từ hai buổi tăng lên ba buổi sáng trưa chiều 120 phút/ngày, bình quân mỗi năm phát trên 3000 tin bài thuộc các chủ đề nông nghiệp – nông thôn, thủy sản, khoa học công nghệ - môi trường, giáo dục đào tạo, văn hóa văn nghệ, dân số, sức khỏe đời sống, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng Qua cánh sóng của Đài, chiếc radio trở thành phương tiện không thể thiếu đối với người dân khi cần cập nhật tin tức, những vấn đề của cuộc sống đang diễn ra mỗi ngày, đặc biệt thế mạnh của phát thanh là chuyên mục Câu chuyện truyền thanh, nét đặc trưng rất riêng của Đài Phát thanh –Truyền hình Bình Thuận. Những câu chuyện hàng ngày, các sự kiện mà dư luận quan tâm được thể hiện bằng những cuộc chuyện trò gần gũi dễ nghe, dễ hiểu. Qua đó còn nói lên tâm tư nguyện vọng của 54 nhân dân đối với Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể. Để từ đó, các cấp chính quyền lắng nghe và điều chỉnh các chủ trương chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế. 2.2.4.3. Truyền hình được trang bị công nghệ, phương tiện hiện đại và tăng cường tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí Với công suất truyền hình màu hệ OIRT được nâng lên 3 máy 500W, 1000W, 5000W cùng phát sóng qua trạm Viba của bưu điện cao 135m, đưa diện phủ sóng lên 80 % địa bàn dân cư đảm bảo tiếp nhận đầy đủ các chương trình địa phương và các chương trình VTV1,VTV2, VTV3 của Đài truyền hình trung ương chương trình HTV7 của đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh với thời lượng 18/24h/ngày, tạo thuận lợi cho nhân dân vùng phủ sóng có thể cùng lúc lựa chọn một trong các kênh truyền hình mình ưa thưởng thức.Ở tuyến huyện, các trạm thu phát truyền hình TVRO phát lại chương trình đài trung ương qua vệ tinh lần lượt thiết lập ở Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc và huyện đảo Phú Quý giữa biển khơi, từ nhiều năm nay, để cập nhật thông tin bằng hình trong tỉnh, đài tỉnh thu bằng chương trình truyền hình địa phương chuyển nhanh đến các huyện không có điều kiện nhận tín hiệu phát sóng của đài tỉnh để phát lại trong ngày, đồng thời duy trì đều đặn 1 tuần 1 lần trang chương trình địa phương trên sóng đài tỉnh, giúp các huyện giao lưu, nâng cao chất lượng các chủ đề tuyên truyền. Tranh thủ sự hỗ trợ của trung ương, hai năm qua, nhằm đưa nội dung thông tin trên sóng đài đến vùng cao, vùng sâu, vùng xa, đài tỉnh đã tiếp nhận và phân phối 354 tivi màu, 3.705 radio đến các đối tượng chính sách nghèo, giúp bà con nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước. Những ngày lễ tết, đài còn tổ chức tường thuật trực tiếp tại chỗ và mở rộng giờ phát sóng trên cả hai hệ phát thanh và truyền hình, kịp thời cập nhật hóa thông tin những sự kiện quan trọng và các mặt hoạt động phong phú của địa phương. Trước chỉ có một máy phát THOMSON 500W thì nay đã có 5 máy phát – công suất từ 500W đến 5kW- dùng phát chương trình truyền hình Bình Thuận và tiếp phát VTV1, VTV3, HTV7, HTV9, có 9 máy - từ 100W đến 1kW – vừa số vừa analog đặt tại 8 điểm làm nhiệm vụ thu phát chuyển tiếp tín hiệu chương trình truyền hình Bình 55 Thuận đến khắp 10 huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Sản xuất, thu in chương trình từ chỗ dùng băng từ nay dùng công nghệ dựng phi tuyến, sử dụng hoàn toàn bằng dữ liệu (data)ở phát thanh và một phần truyền hình. Đường truyền cáp quang được dùng làm đường dẫn. Phủ sóng phát thanh và truyền hình nay đã không còn quẩn quanh ở Phan Thiết và các huyện giáp ranh mà đã đến khắp các huyện trong tỉnh kể cả huyện đảo Phú Quý xa xôi. Đi đôi với đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật như xây dựng mới trụ sở, trung tâm studio, hệ thống vi tính truyền hình, trường quay, bàn kĩ xảo, đầu ghi hình, Đài Phát Thanh truyền hình Bình Thuận rất coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân trong ngành công tác ở các khâu biên tập kĩ thuật, sản xuất chương trình. Nhiều phóng viên, biên tập viên đã tốt nghiệp đại học, trung cấp chuyên ngành báo chí, điện tử viễn thông có khả năng sử dụng thành thạo thiết bị kĩ thuật. 2.2.4.4. Tính tương tác giữa truyền hình và người nghe, xem đài Nhiều chương trình truyền hình trực tiếp được thực hiện kể cả lễ hội đường phố, trực tiếp nối sóng nhiều cầu kể cả ngoài tỉnh, trực tiếp với những nhân vật nổi tiếng trong hoạt động nghề nghiệp đang công tác tại thành phố Hồ Chí Minh.Quan hệ với hai đài quốc gia, với các đài bạn được mở rộng – kể cả trên sóng.Vị thế nghề của các nhà báo công tác tại Đài được nâng lên qua việc đã giành được nhi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_28_3051952825_6792_1871462.pdf
Tài liệu liên quan