Luận văn Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Mông trên chương trình truyền hình tiếng Mông vtv5

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 8

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu . 9

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 10

7. Đóng góp của luận văn. 12

8. Kết cấu của luận văn . 13

CHưƠNG I. VĂN HÓA DÂN TỘC MÔNG VÀ ưU THẾ CỦA TRUYỀN

HÌNH TRONG TRUYỀN THÔNG BẰNG TIẾNG DÂN TỘC . 14

1.1. Những vấn đề chung về văn hóa dân tộc . 14

1.1.1 Giới thiệu về văn hóa dân tộc H’mông. . 15

1.1.2 Những nguy cơ mai một và hòa tan của văn hóa dân tộc Mông. . 19

1.2 Chủ ương chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc. 21

1.3 ưu thế của truyền hình trong truyền thông bằng tiếng dân tộc. 27

Tiểu kết chương 1. 31

CHưƠNG II. NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HÓA CƠ BẢN ĐẶT RA TRONG

CHưƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG MÔNG VTV5 . 32

2.1. Thực trạng về hoạt động tổ chức sản xuất ở VTV5. 32

2.2. Thực trạng quy trình tổ chức sản xuất các chương trình thuộc diện

khảo sát. 40

2.2.1. Thực trạng về tổ chức nội dung thông tin. 40

2.2.2. Thực trạng về tổ chức hình thức . 68

2.2.3.Thực trạng về tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình tiếng

Mông trên kênh VTV5 . 84

2.3. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức sản xuất chương trình truyền

hình cho đồng bào dân tộc Mông và một số dân tộc thiểu số khác trên

kênh VTV5. 89

pdf39 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Mông trên chương trình truyền hình tiếng Mông vtv5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hƣ vậy, luận văn này có thể trở thành công trình đầu tiên nghiên cứu về Bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Mông trên chƣơng trình truyền hình tiếng Mông kênh VTV5. Trong luận văn này, sau phần khảo sát đánh giá, tác giả sẽ mạnh dạn đề ra một số giải pháp trong việc đổi mới các chƣơng trình giành cho đồng bào dân tộc Mông, nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng chƣơng trình truyền hình dành cho đồng bào Mông ở VTV5 nói riêng và các Đài Phát thanh và truyền hình trong cả nƣớc nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết, khảo sát thực trạng về bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Mông trên chƣơng trình truyền hình tiếng Mông kênh VTV5, luận văn đề xuất giải pháp đổi mới nội dung, hình thức và phƣơng 8 thức bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Mông trên chƣơng trình truyền hình tiếng Mông kênh VTV5 nhằm đáp ứng những yêu cầu thực tiễn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc những mục đích đó, luận văn hƣớng vào việc thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu nhƣ sau: - Hệ thống hóa lý thuyết về báo chí, đặc biệt về truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số và đặc biệt là cách bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Mông. - Củng cố lại một cách có hệ thống những vấn đề lý thuyết liên quan tới lý luận báo truyền hình và chƣơng trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc Mông và các dân tộc ít ngƣời nói chung. - Khảo sát thực trạng chƣơng trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc Mông ở VTV5 và số lƣợng tin bài liên quan. - Nêu ra những đề xuất cho bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Mông trên kênh VTV5. - Đề xuất giải pháp nhằm tăng hiệu quả, nâng cao nội dung, chất lƣợng của các chƣơng trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc Mông và cũng là cho đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Mông trong các chƣơng trình truyền hình tiếng Mông trên sóng VTV5, Đài THVN. Tuy nhiên, do thực tế hoạt động của Chƣơng trình, luận văn không đi vào nghiên cứu khẳng định thành tựu truyền thống văn hóa Mông của Đài, mà chú trọng tới tính vấn đề của thực trạng hạn chế đƣơng diễn ra. Thêm nữa, chƣơng trình phát tiếng Mông chỉ là bộ phận trong hệ thống chƣơng trình của VTV5, cho nên trong trƣờng hợp thuận lợi, luận văn của chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi khảo sát và đánh giá vấn đề sang các 9 chƣơng trình phát tiếng dân tộc thiểu số nói chung. Khảo sát chƣơng trình phát tiếng Mông sẽ là khảo sát chung, bao quát toàn hệ thống. 4.2. Phạm vi nghiêm cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là quy trình bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Mông qua các chƣơng trình truyền hình tiếng Mông trên kênh VTV5- Đài THVN và khảo sát các chƣơng trình từ tháng 1 năm 2014 đến hết 2015. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở phƣơng pháp luận của việc nghiên cứu vấn đề này là quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động của Báo chí Cách mạng cùng các luận điểm kế thừa của các nhà nghiên cứu về vấn đề liên quan. Cơ sở lí luận bƣớc đầu tiếp cận với phƣơng pháp luận báo chí học mà ngƣời viết tiếp thu đƣợc trong thời gian học tập tại Khoa báo chí và truyền thông – thuộc Đại học xã hội và nhân văn. Đó là phƣơng pháp luận khoa học, sáng tạo dựa trên biện chứng pháp của triết học Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh để tìm hiểu các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc về công tác dân tộc trong tình hình mới, về hoạt động Báo chí Việt Nam trong quá trình hội nhập, thời cơ và thách thức, vai trò và phƣơng thức hoạt động của báo chí nói chung và báo truyền hình nói riêng đến công chúng; đặc biệt là những văn kiện có đề cập đến vấn đề báo chí chuyên biệt, báo chí dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, tìm hiểu về đặc thù và nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng... Đây chính là nền tảng, phƣơng pháp luận để tác giả dựa vào đó, đƣa ra những luận điểm kết luận về vai trò của các chƣơng trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số trong bối cảnh hiện nay. Ngoài ra, luận văn còn bám sát vào lý luận báo chí và báo chí truyền hình; Luật Báo chí và những quy định về đạo đức nhà báo Việt Nam 10 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác dân tộc, cơ sở lý luận về báo chí truyền thông và các khoa học liên ngành. Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu: -Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Đƣợc sử dụng để tập hợp những tài liệu về công tác dân tộc và miền núi, về lý luận báo chí truyền hình, về đặc điểm của khu vực khảo sát để dùng làm cứ liệu khoa học cho luận văn. - Phƣơng pháp quan sát, phân tích chƣơng trình: Đƣợc sử dụng để phân tích các chƣơng trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số trên kênh VTV5- Đài THVN. -Khảo sát thực tế trong hai năm là 2014 và 2015 về một số tin bài liên quan đến văn hóa, đời sống của đồng bào dân tộc Mông mà đã phát sóng trên kênh VTV5, Đài THVN. - Phỏng vấn sâu đối với cán bộ lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, lãnh đạo Ban, trƣởng phòng, phóng viên, biên dịch viên Ban Truyền hình tiếng dân tộc đang thực hiện chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số ở kênh VTV5- Đài THVN và một số nguyễn là dân tộc Mông đã có thời gian làm lãnh đạo ở địa phƣơng vùng dân tộc. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Trên thực tế, các chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc trên kênh VTV5 vẫn chủ yếu đƣợc sản xuất theo kinh nghiệm chủ quan của những ngƣời làm nghề, chƣa có lý luận khoa học để xây dựng các chƣơng trình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số thật sự phù hợp với tâm lý, sở thích và khả năng tiếp nhận của đồng bào các dân tộc ở các vùng miền trên cả nƣớc, do vậy, rất cần thiết phải có một cấu trúc tổ chức sản xuất mới phù hợp hơn. Việc nghiên cứu hoàn thành sẽ giúp cho các phóng viên truyền hình hiện đang làm các chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc có thể thay đổi cách làm việc, tổ chức nội dung và hình thức của chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc thực tế hơn, hấp dẫn hơn. 11 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học và mang tính hệ thống về việc tổ chức sản xuất các chƣơng trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số của Đài THVN. Đề tài hƣớng tới nghiên cứu một cách đồng bộ và hệ thống trong khi tài liệu còn ít và chƣa đƣợc tổng kết qua thực tiễn. Kết quả luận văn có ý nghĩa góp thêm cái nhìn toàn cảnh về việc tổ chức sản xuất các chƣơng trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở kênh VTV5- Đài THVN. Với việc quan sát, đánh giá hệ thống tổ chức sản xuất các chƣơng trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, luận văn cho thấy vai trò, tầm quan trọng của các chƣơng trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và phục vụ nhu cầu công chúng đặc thù. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Vấn đề thông tin đến với đồng bào dân tộc thiểu số thông qua các chƣơng trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số là hƣớng đi thiết thực và hiệu quả. Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu, đánh giá chất lƣợng, hiệu quả việc tổ chức sản xuất các chƣơng trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc Mông, Thái và Kh’mer trên kênh VTV5 của Đài THVN, tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm đổi mới và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của các chƣơng trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao vị thế của Đài Truyền hình quốc gia. Đây cũng là những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình truyền hình trên kênh truyền hình tiếng dân tộc VTV5 của Đài THVN, đồng thời, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc ứng dụng vào thực tiễn hoạt động của những ngƣời trực tiếp sản xuất các chƣơng trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số trên cả nƣớc, góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả tuyên truyền của các chƣơng trình truyền hình tiếng 12 dân tộc. 7. Đóng góp của luận văn Đây là luận văn thạc sĩ báo chí nghiên cứu về chƣơng trình truyền hình cho đồng bào dân tộc thiểu số trên kênh VTV5- Đài Truyền hình Việt Nam”, đặc biệt là với văn hóa dân tộc Mông qua kênh truyền hình VTV5- Đài Truyền hình Việt Nam. Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này. Luận văn góp phần làm rõ các khái niệm, vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mông trên kênh Truyền hình VTV5, trong công tác tuyên truyền về đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc bằng tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Mông nói riêng, trên sóng truyền hình VTV5. Khái quát đánh giá về thực trạng chất lƣợng nội dung, hình thức và tuyên truyền tiếng dân tộc Mông trên kênh VTV5 một cách tƣơng đối toàn diện, có hệ thống. Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số nhóm giải pháp và khuyến nghị cụ thể nhằm đổi mới bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Mông trên kênh VTV5, nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình mang tính định hƣớng tƣ tƣởng tích cực trong công tác thông tin tuyên truyền, phục vụ tốt hơn cho tộc ngƣời Mông và một số Chƣơng trình dân tộc ít ngƣời trong cộng đồng dân tộc Việt Nam hiện nay. Đây là một luận văn nghiên cứu hƣớng theo vấn đề bảo tồn văn hóa Mông nhiều hơn là nghiên cứu tổng kết thành tựu. Bởi vì thực tế khảo sát cho thấy thành tựu đóng góp của chƣơng trình truyền hình tiếng Mông cho công cuộc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, theo chúng tôi đánh giá, là còn nhiều hạn chế, đúng hơn là còn rất mỏng manh. Luận văn sẽ hƣớng về những kiến nghị, giải pháp ít nhiều mang tính khát vọng về một tƣơng lai chƣơng trình nhiều hơn là khẳng định, ngợi ca một thành tích đã đạt đƣợc lâu nay. 13 *Ý nghĩa khoa học Việc nghiên cứu vấn đề sẽ cung cấp tài liệu tham khảo về các chƣơng trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số cho những ngƣời nghiên cứu báo chí nói chung và văn hóa của dân tộc Mông nói riêng. Đề tài sẽ là nguồn tƣ liệu cho những ngƣời làm công tác dân tộc có thêm cơ sở để cải thiện thực trạng tuyên truyền trong thời gian tới. *Giá trị thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho lãnh đạo Ban truyền hình tiếng dân tộc VTV5- Đài THVN nhìn nhận đúng thực trạng việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Mông trên kênh VTV5- Đài THVN và có thêm kinh nghiệm, tiếp tục có sự đầu tƣ, đổi mới, nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả chƣơng trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số và các chƣơng trình mang tính chuyên biệt khác ở Ban. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng,. 14 CHƢƠNG I VĂN HÓA DÂN TỘC MÔNG VÀ ƢU THẾ CỦA TRUYỀN HÌNH TRONG TRUYỀN THÔNG BẰNG TIẾNG DÂN TỘC 1.1 . Những vấn đề chung về văn hóa dân tộc Văn hóa là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội. Là một hệ thống các giá trị, các cơ cấu, kỹ thuật, thể chế các tƣ tƣởng... đƣợc hình thành trong quá trình hoạt động sáng tạo của con ngƣời, đƣợc bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ sau. Định nghĩa về văn hóa tới nay, theo thống kê sơ bộ, đã có tới hơn 400 định nghĩa. Nghĩa là sự xác định khái niệm văn hóa không đơn giản bởi mỗi học giả đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, góc độ riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề mình cần nghiên cứu. Nhƣng bản thân tác giả đã cảm nhận đƣợc một số khái niệm văn hóa phù hợp với vấn đề nghiên cứu của mình đó là khái niệm văn hóa của UNESCO, nó đơn giản và dễ hiểu, câu từ gần gũi và mộc mạc. Khái niệm đó cụ thể nhƣ sau: Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Định nghĩa này đƣợc thông qua trong bản tuyên bố về những chính sách văn hóa tại hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì ngày 26 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8 năm 1982 tại Mexico. Chúng ta hiểu đƣợc văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chƣơng, những lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngƣỡng. Văn hóa đem lại cho con ngƣời khả năng suy xét về bản thân. Nó cũng cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý. Nhờ đó mà con ngƣời tự thể hiện, tự ý thức đƣợc bản thân, tìm tòi không mệt mỏi những ý nghĩa mới và sáng tạo nên những công trình vƣợt trội. Đó là nói chung về văn hóa nhân loại còn văn hóa dân tộc là biểu hiện đặc thù của văn hóa cộng đồng ngƣời đồng tộc, gần gũi thống nhất trên cơ sở địa bàn cƣ trú, 15 không gian tồn tại và phát triển tƣơng đối độc lập qua những giai đoạn lịch sử dài lâu. Văn hóa Mông nằm trong bức tranh chung của văn hóa đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 1.1.1 Giới thiệu về văn hóa dân tộc H’mông. Theo cuốn sách ” Những đỉnh núi du ca” của tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn có nói về nguồn xuất xứ của Dân tộc Mông ở Việt Nam hiện nay đều có nguồn gốc từ phƣơng Bắc. Tác giả viết: Theo các truyền thuyết của Trung Quốc thì ngƣời Mông xuất hiện sớm nhất ở khu vực trung và hạ lƣu sông Trƣờng Giang. Cách đây 5000 năm đã có liên minh bộ lạc do tù trƣởng Suy Vƣu làm thủ lĩnh. Suy Vƣu tức là Vua của Cửu Lê. Cũng trong thời kỳ này có liên minh bộ lạc khác do Hiên Viên đứng đầu, nổi lên ở thƣợng nguồn sông Hoàng Hà. Hai liên minh bộ lạc này luôn xung đột với nhau, cuối cùng Cửu Lê bị bại trận, Hiên Viên xƣng Hoàng đế (vào khoảng 2.700 năm TCN).Ở thời kỳ của vua Nghiêu, Thuấn, Vũ (theo truyền thuyết) lại xuất hiện liên minh mới là “Tam Miêu”, “Hữu Miêu” hoặc “Miêu Dân” và khá hùng mạnh. Họ đã đứng lên chiến đấu rất kiên cƣờng chống lại các thế lực nhà nƣớc do các Vua đứng đầu. Trong các thế kỷ 16 đến thế kỷ 11 TCN, phần lớn ngƣời dân “Tam Miêu” cùng các tộc ngƣời khác ở miền trung lƣu Trƣờng Giang đƣợc gọi là “Kinh Sở”, có thời kỳ còn gọi là “Nam Man”, đời sống kinh tế khá phát đạt, có một bộ phận đƣợc gọi là “Kinh man” rất cƣờng thịnh. Đến các triều Ân, Chu, nhà nƣớc Trung Quốc vẫn coi Kinh Man là thù địch. Từ đó trở đi, sự đối địch giữa Nam Man và Bắc Địch ngày một gia tăng, làm cho tình hình Trung Quốc không lúc nào đƣợc yên ổn. Nhƣ vậy từ Cử Lê đến Tam Miêu, Nam Man, Kinh Sở đều có mối liên hệ về nguồn gốc với nhau. Có thể coi đó là tổ tiên của ngƣời Mông( H’mông - Hmôngz – Hmoob) hiện nay. Lúc đầu ngƣời Mông cƣ trú ở phía bắc sông Hoàng Hà, giai đoạn phát triển nhất của họ là Tam Miêu, về sau do sự phát triển và mở rộng lãnh thổ của ngƣời Hán, họ lui dần xuống phía nam của con sông này. Sau nhiều cuộc 16 chiến diễn ra rất khốc liệt giữa ngƣời Hán với ngƣời Mông, ngƣời Mông luôn thua trận và phải rút về lƣu vực sông Dƣơng Tử, rồi vƣợt qua con sông này đi về phía Nam và Tây Nam, khu vực giáp giới với 5 tỉnh của Trung Quốc hiện nay là Hồ Nam (Tƣơng), Quý Châu (Kiềm), Tứ Xuyên (Xuyên), Hồ Bắc (Ngạc) và Quảng Tây (Quế), lấy Nguyên Giang làm trung tâm. Theo các nhà dân tộc học Việt Nam thì phần lớn những ngƣời Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều di cƣ trực tiếp từ Quý Châu, Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc) sang. Riêng một số nhóm ở Thanh Hoá, Nghệ An di cƣ đến Việt Nam qua Lào. Ngƣời Mông đến Việt Nam bằng các con đƣờng khác nhau và chia thành nhiều đợt, trong đó có 3 đợt chính: – Đợt thứ nhất, khoảng 100 hộ, thuộc các họ Lù, Giàng từ Quý Châu đến khu vực các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, thời gian vào quãng cuối đời Minh, đầu đời Thanh của lịch sử Trung Quốc, tƣơng đƣơng với những năm có phong trào của ngƣời Miêu ở Quý Châu chống lại chính sách “cải tổ quy lƣu” và bị thất bại, cách đây trên 300 năm. Từ đây, họ bắt đầu tiếp tục di cƣ vào sâu hơn đến các tỉnh thuộc Đông Bắc Việt Nam – Đợt thứ hai, khoảng trên 100 hộ, trong đó có những hộ thuộc họ Vàng, họ Lý cũng vào khu vực Đồng Văn. Còn một nhóm khác số ngƣời ít hơn, thuộc các họ Vàng, Lù, Chấu, Sùng, Hoàng, Vừ vào khu vực Si Ma Cai, Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Sau đó có khoảng 30 hộ gồm các họ Vừ, Sùng chuyển sang phía Tây Bắc Việt Nam. Thời gian của đợt di chuyển này cách đây trên 200 năm. Một số hộ ngƣời Mông này sau đó tiếp tục di cƣ rải rác đến các tỉnh của Tây Bắc Việt Nam – Đợt thứ ba, số ngƣời Mông di cƣ vào Việt Nam đông nhất, gồm khoảng trên 10 ngàn ngƣời. Phần lớn họ từ Quý Châu, có một số từ Quảng Tây và Vân Nam sang, chủ yếu vào các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái Thời gian của đợt di cƣ này tƣơng đƣơng với thời kỳ của phong trào “Thái Bình Thiên Quốc”, trong đó có ngƣời Miêu tham gia, chống lại nhà Mãn 17 Thanh từ năm 1840 đến 1868. Về sau, họ tiếp tục di cƣ đến các huyện của các tỉnh thuộc Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam. Về sau hàng năm vẫn có ngƣời Mông di cƣ lẻ tẻ sang Việt Nam. Các con đƣờng di chuyển của đồng bào là vào Đồng Văn rồi xuống Tuyên Quang. Riêng các nhóm Mông cƣ trú ở hai tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An và các huyện giáp biên giới Lào của Sơn La nhƣ Mai Sơn, Mộc Châu, Sốp Cộp, Sông Mã cũng từ Lào và các tỉnh miền núi miền Bắc vào trên dƣới 100 năm trở lại đây. Từ sau ngày đất nƣớc ta thực hiện công cuộc đổi mới (1986), tình hình di chuyển của ngƣời Mông luôn gia tăng, theo hai hƣớng Bắc – Nam và Đông – Tây. Vì vậy, số địa phƣơng có ngƣời Mông sinh sống ngày càng tăng lên đáng kể. Trƣớc năm 1960, dù có một số tài liệu đƣợc công bố về dân tộc Mông, vẫn chƣa có một công trình nào xác định đƣợc chính xác dân tộc Mông ở Việt Nam có bao nhiêu ngƣời.Chỉ đến ngày 1 - 3- 1960, với cuộc Tổng điều tra dân số toàn miền Bắc, ngƣời ta mới biết đƣợc ngƣời Mông có 105.521 ngƣời. Đến cuộc tổng điều tra dân số toàn miền Bắc lần thứ hai ngày 1-4-1974, ngƣời Mông có 348.722 ngƣời. Nhƣ vậy, sau 14 năm dân số ngƣời Mông tăng thêm 243.201 ngƣời. Tại cuộc Tổng điều tra dân số toàn quốc lần thứ nhất (1-10-1979), dân số Mông là 411.074 ngƣời. Ở cuộc Tổng điều tra dân số toàn quốc lần thứ hai (1- 4 - 1989), dân số Mông là 558.053 ngƣời, vậy là sau khoảng 10 năm, dân số Mông tăng thêm 146.979 ngƣời, bình quân hàng năm trong giai đoạn này tăng 3.2%. Đến cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam lần thứ ba (1 - 4 - 1999), dân số Mông là 787.604 ngƣời, sau 10 năm tăng thêm 229.551 ngƣời, bình quân tăng hằng năm là 3.4%. So với các dân tộc ở Việt Nam, tốc độ tăng dân số bình quân của ngƣời Mông thuộc loại cao. Ngƣời Mông không những có tỉ lệ phát triển dân số cao mà còn có tốc độ di chuyển dân cƣ khá lớn. Nếu nhƣ năm 1960 họ chỉ có mặt ở 398 xã, năm 18 1979 có mặt ở 677 xã, thì năm 1989 họ đã có mặt ở 802 xã và năm 1999 có mặt ở trên 1.000 xã. Chỉ tính ở cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, họ đã có mặt ở tất cả các vùng trong cả nƣớc, đông nhất là khu vực Đông Bắc 445.782 ngƣời (56.60%), tiếp đến là Tây Bắc 289.000 ngƣời (36.69%), Bắc Trung Bộ 39.373 ngƣời (4.99%), Tây Nguyên 12.392 ngƣời (1.57%), đồng bằng Sông Hồng 533 ngƣời, Đông Nam Bộ 431 ngƣời và đồng bằng sông Cửu Long 53 ngƣời (https://vi.wikipedia.org). Hiện nay Mông là một dân tộc có dân số tƣơng đối đông (trên 9 triệu ngƣời), cƣ trú ở nhiều nƣớc khác nhau trên thế giới, trong đó đông nhất là ở Trung Quốc (khoảng 7,5 triệu ngƣời). Ở Việt Nam, ngƣời Mông có trên 80 vạn, ở Lào – khoảng 25 vạn, ở Thái Lan – 15 vạn Trong vài ba thập niên gần đây, ngƣời Mông còn có mặt ở một số nƣớc ngoài châu Á nhƣ: Pháp, Mỹ, Canada, Australia Ở nƣớc ta, ngƣời Mông nằm trong nhóm các dân tộc nói ngôn ngữ Mông – Dao (gồm ba dân tộc: Mông, Dao và Pà Thẻn). Trƣớc năm 1979, họ đƣợc gọi là ngƣời Mèo.Ở Trung Quốc, ngƣời Mông đƣợc gọi là ngƣời Miêu.Ở Lào gọi là ngƣời Mẹo.Hiện nay, ngoài Trung Quốc, còn ở hầu hết các nƣớc trên thế giới, họ đều đƣợc gọi là Mông. Gần đây có ngƣời cho rằng, nên gọi dân tộc này là Mông, thay cho H’mông, nhƣng cũng có những ý kiến khác không tán thành và cho rằng bản thân trong chữ viết của họ, ngƣời Mông viết tên dân tộc mình là Hmôngz; Một số nhà khoa học nƣớc ngoài có lƣu ý, nếu viết là Mông thì có thể nhầm với dân tộc Mông ở Mông Cổ thuộc Trung Quốc Nhƣng tác giả vẫn dùng Mông vì làm đúng theo đăng ký ban đầu của đề tài. Hiện nay ở nƣớc ta có các nhóm Mông nhƣ sau: 1. H’mông Đơ hoặc Mông Đâu (Mông trắng)- Hmoob dawb. 2. H’mông Đu (Mông Đen). – Hmoob dub 3. H’mông Si (Mông Đỏ). – Hmoob Sib 19 4. H’mông Dua (Mông Xanh). – Hmoob Leej 5. H’mông Lềnh (Mông Hoa).- Hmoob txaij 6. H’mông Xúa (Mông Lai- Mông Trung Quốc). – Hmoob Suav 7. Ná Mẻo (Mông Nƣớc). Văn hóa của dân tộc Mông là một tộc ngƣời có bề dày về văn hóa và chƣa một nhà nghiên cứu nào biết hết và tần tận các chân tơ kẽ tóc của dân tộc này. Mục đích của tác giả muốn nghiên cứu và khai thác dần nền văn hóa lâu đời của dân tộc mình, nhờ vào sự phát triển của Truyền hình. Cũng nhờ những kênh truyền thông mà nền văn hóa đƣợc bảo tồn. 1.1.2 Những nguy cơ mai một và hòa tan của văn hóa dân tộc Mông. - Trong những năm qua, với cuộc sống hòa nhập và đoàn kết giữa các dân tộc với nhau. Nhƣng trƣớc hết khi muốn biết về nguy cơ mai một và hòa tan thì nên sơ lƣợc về bản sắc văn hóa của dân tộc Mông: Chúng ta thƣờng nói tới thuật ngữ bản sắc văn hóa và mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung và các tộc người nói riêng. Thế nào là bản sắc văn hóa vẫn là vấn đề trừu tƣợng với nhiều ngƣời; còn làm thế nào để giữ gìn bản sắc văn hóa là một vấn đề không dễ dàng khi hội nhập kinh tế trên thế giới ngày càng sâu rộng. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những đặc điểm văn hóa riêng thể hiện qua lối sống, cách ứng xử và các hành vi giao tiếp. Ngƣời phƣơng Tây khi giao tiếp thƣờng bắt tay biểu hiện bàn tay không có vũ khí. Ngƣời phƣơng Đông lại cúi đầu chào, gọi ngƣời khác là đại nhân (ngƣời lớn), tiên sinh (ngƣời sinh ra trƣớc, hiểu biết nhiều nhƣ là ngƣời anh). Cái đó thuộc về bản sắc văn hóa vì nó chỉ có thể tìm thấy ở nơi này mà không thể tìm thấy ở nơi khác, nghĩa là cái đặc trƣng của một cộng đồng ngƣời, của một tộc ngƣời biểu hiện ra ở từng cử chỉ, hoạt động sinh tồn của cá thể cũng nhƣ của cả cộng đồng. Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên cái đặc thù của một dân tộc. Nó đƣợc hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đƣợc 20 đúc kết từ kinh nghiệm sống, đƣợc lƣu truyền qua nhiều thế hệ, gắn bó máu thịt với con ngƣời. Nó tồn tại tự nhiên không thể ép buộc nhƣng đòi hỏi phải biết giữ gìn, bảo lƣu. Nó có thể đƣợc biểu hiện ra bề ngoài nhƣng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con ngƣời. Nhƣ trên đã nói, bản sắc văn hóa là một vấn đề trừu tƣợng. Hiểu và giải thích nó cũng không phải là vấn đề đơn giản. Nƣớc ta chịu sự ảnh hƣởng và du nhập của hai nền văn hóa Đông và Tây. Thời phong kiến, chủ yếu là văn hóa phƣơng Đông mà cụ thể là văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ. Việc hai nền văn hóa ấy đƣợc truyền vào Việt Nam có những nguyên nhân khác nhau nhƣng chỉ những cái gì “hợp thổ nghi” mới tồn tại và phát triển, nghĩa là nó đƣợc ngƣời Việt Nam vận dụng một cách linh hoạt. Ngƣời Việt Nam có những biểu hiện bản sắc văn hóa trong giao tiếp, ứng xử; đặc biệt là những nét văn hóa truyền thống rất nhân văn, nhân ái đã đƣợc tổng kết thành ngạn ngữ, thành ngữ, lời ca nhƣ: “Lá lành đùm lá rách”, “Chị ngã em nâng”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”,“Tôn sư trọng đạo”, “Kính già yêu trẻ”, “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”,“Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Những nét bản sắc văn hóa ấy đã góp phần to lớn làm nên sức mạnh vô địch của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nƣớc Việt Nam, là thành trì vững bền trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc. Qua đây chúng ta có thể khẳng định rằng qua những thời kỳ đất nƣớc bị đô hộ, van hóa ngƣời dân Việt Nam nói chung cũng đã mai một, và với nhịp sống ngày nay trong văn hóa đồng bào dân tộc Mông đã hòa chung và tan dần nguồn gốc. Ví dụ: Đơn giản nhƣ khi có điện thoại reo, ngƣời Việt ta sao không trả lời đầu giây kia là “ Anh/em đây” mà cứ phải alo,. Còn trong đồng bào Mông hiện nay thì đa số các nét văn hóa đặc trƣng gần nhƣ đã cho vào hòa và hợp. Xƣa ở quê ngƣời Mông gọi ông bà thì nay hỏi các cháu từ đó thì 21 nhận đƣợc từ cái nhìn ngơ ngác Trƣớc kia gọi bố mẹ bằng tiếng Mông là ( niam thia txiv là Mông Đơ –Mông trắng) nhƣng nay về các bản làng thì hỏi bố mẹ, các cháu không hiểu nên tôi nghĩ đó là sự mai một ngôn ngữ. Còn về văn hóa ma chay, văn hóa bản sắc trang phục, dân ca dân vũ, các nhạc cụ gần nhƣ mất tới 90%. Đặc biệt là thêu thùa, dân ca, khèn, thổi lá gần nhƣ không còn nữa, nên chăng còn cũng chỉ có các ông bà cụ 60 – 70 tuổi, nói không ra lời, thở không ra hơi thì hát và thổi rất ít ý nghĩa. Theo nhƣ tác giả, muốn làm rõ hơn vai trò và nhiệm vụ của chƣơng trình Truyền hình Tiếng Mông trên VTV và cụ thể là các chƣơng trình về văn hóa, văn nghệ, để tuyên truyền đến với đông đảo bà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004715_1_1227_2002802.pdf
Tài liệu liên quan