Luận văn Biến động dân số thành phố Hồ Chí Minh thời kì 1997 - 2007: nguyên nhân và giải pháp

Quận Gò Vấp hiện là quận có quy mô dân sốlớn nhất thành phố(chiếm 7,7% dân sốtoàn

thành phố) và đang tiếp tục tăng mạnh với tốc độtăng trung bình đạt 5,56 %/năm. Năm 2007,

quy mô dân sốcủa quận là 514.518 người, tăng 71,8 % so với năm 1997 (299.434 người).

Hai quận mới được thành lập năm 2003 là quận Tân Phú (tách ra từquận Tân Bình) và

quận Bình Tân (tách ra từhuyện Bình Chánh) cũng có tốc độtăng dân sốcao. Quận Bình Tân

tốc độtăng đạt 6,83 %/năm (2004 - 2007), tăng 84.312 người trong vòng 3 năm, từ384.899

người (2004) lên 469.201 người (2007). Quận Tân Phú tăng trung bình 8.275 người/năm với

tốc độtăng là 2,24 %/năm

pdf130 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4392 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biến động dân số thành phố Hồ Chí Minh thời kì 1997 - 2007: nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảm 4,510/00 so với năm 2002. Nhìn chung, các quận có tỉ lệ sinh cao đều thuộc những quận mới và quận ven của TP. HCM như Quận 2, Quận 9 Quận 12, Tân Bình, Thủ Đức, Tân Phú. Việc lao động nhập cư tập trung chủ yếu về các quận ven và quận mới đã làm cho số người trong độ tuổi sinh đẻ của các quận này tăng lên là một nguyên nhân khiến tỉ suất sinh của các quận này cao hơn so với các quận nội thành trung tâm thành phố. Ở các huyện, huyện có tỉ suất sinh cao nhất là Nhà Bè, 17,470/00, huyện thấp nhất là Bình Chánh 12,360/00 (2007). Thông thường, những huyện có tỉ lệ dân phi nông nghiệp cao thì tỉ suất sinh thấp (Bình Chánh, Củ Chi), ngược lại những huyện có tỉ lệ dân nông nghiệp cao thì tỉ suất sinh cao (Nhà Bè, Cần Giờ).  Tổng tỉ suất sinh Biểu đồ 2.4: Tổng tỉ suất sinh của TP. HCM, Đông Nam Bộ và cả nước giai đoạn 2000 - 2007 Tổng tỉ suất sinh của thành phố giảm qua các năm. Số con trung bình/một phụ nữ từ 1,94 con năm 2000 giảm xuống còn 1,71 con năm 2007, tương đương tổng tỉ suất sinh của khu vực Đông Nam Bộ (1,74 con/phụ nữ năm 2007). Tổng tỉ suất sinh của TP. HCM luôn thấp hơn mức trung bình của cả nước (biểu đồ 2.4). Điều này cho thấy công tác dân số - KHHGĐ của thành phố trong những năm qua đã mang lại kết quả tốt, tổng tỉ suất sinh của thành phố giai đoạn 2000 - 2007 nằm trong khoảng mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ).  Tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên Tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên của TP. HCM giảm qua các năm. Năm 2000 tỉ lệ này là 6,11% thì đến năm 2007 giảm xuống còn 4,19%, giảm 1,92%. Năm 2007 tổng số trẻ được sinh ra là 68.869 trẻ, trong đó số trẻ sinh ra là con thứ ba là 2.889 trẻ. Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên của TP. HCM 2000 - 2007 Thực hiện tốt việc giảm sinh con thứ ba trở lên là kết quả đạt được từ những nỗ lực rất lớn của thành phố trong việc thực hiện chương trình dân số - KHHGĐ, tuyên truyền vận động nhân dân nhằm hạn chế gia tăng dân số, bảo vệ sức khỏe phụ nữ và trẻ em, nâng cao chất lượng cuộc sống, mỗi gia đình chỉ có từ 1-2 con. Tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên cao nhất tập trung chủ yếu ở các huyện và một số quận vùng ven như Cần Giờ 7,81%, Nhà Bè 6,45 %, Củ Chi 5,9%, quận 9: 6,03%, quận 12: 6,31%, Gò Vấp 5,28%... Tỉ lệ này đều cao hơn so với mức trung bình của thành phố (4,19%). Có thể thấy rằng, tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên cao nhất là ở các huyện và quận vùng ven nơi có tỉ lệ dân số nông nghiệp vẫn còn cao, đời sống thu nhập thấp hơn so với các quận khác. Họ vẫn còn những phong tục, tập quán cũ như thích nhiều con, thích có con trai…. Ngoài ra, do kinh phí hạn hẹp, thiếu cán bộ dân số nên việc tuyên truyền công tác dân số - KHHGĐ bị hạn chế, đã ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh và tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên. TP. HCM đã thực hiện tốt việc giảm tỉ lệ sinh và tỉ lệ sinh con thứ ba nhưng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của thành phố vẫn cao nên mỗi cặp vợ chồng chỉ thực hiện sinh 1 - 2 con thì quy mô dân số hàng năm cũng tăng khá lớn. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế - xã hội của người dân ngày càng được cải thiện dẫn đến tâm lí muốn sinh thêm con. Vì vậy, nếu TP. HCM không làm tốt công tác tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ và trẻ em, có những biện pháp hạn chế gia tăng dân số thì tỉ lệ sinh con thứ ba của thành phố sẽ tăng lên. 2.2.2.2 Biến động mức tử  Tỉ suất tử thô Nhân tố góp phần làm giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên là tỉ suất tử vong. Tỉ suất tử thô nếu dưới 100/00 là thấp, từ 10 - 140/00 là trung bình, từ 15 - 250/00 là cao và trên 250/00 là rất cao. Tỉ suất tử thô của TP. HCM thuộc loại thấp. 6.11 5.19 5.65 5.14 4.98 4.38 4.19 0 1 2 3 4 5 6 7% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm Biểu đồ 2.6: Tỉ suất tử thô của cả nước, Đông Nam Bộ và TP. HCM giai đoạn 1999 - 2007 Nhìn chung, trong giai đoạn 1997 - 2007 tỉ suất tử của TP. HCM không biến động nhiều, nằm trong khoảng từ 4,0 - 4,50/00 và luôn thấp hơn so với tỉ suất tử trung bình của Đông Nam Bộ và cả nước (biểu đồ 2.6). Năm 2007 tỉ suất tử thô của thành phố là 4,560/00, cao hơn so với khu vực Đông Nam Bộ là 4,10/00 nhưng vẫn thấp hơn so với cả nước 5,30/00. Bảng 2.8: Biến động tỉ suất tử thô của TP. HCM giai đoạn 1997 - 2007 (đơn vị: 0/00) 1997 1999 2001 2003 2005 2006 2007 TP. HCM 4,43 4,14 4,0 4,0 4,19 4,16 4,56 Các quận 4,28 4,10 3,9 4,0 4,15 4,15 4,58 Các huyện 4,79 4,34 4,0 4,0 4,40 4,21 4,45 Nguồn: Niên giám thống kê TP. HCM các năm Tỉ suất tử thô là một chỉ số chịu sự biến động nhiều theo không gian và thời gian. Nhìn chung, tỉ suất tử thô ít có sự khác biệt giữa khu vực nội thành và ngoại thành của thành phố. Tỉ suất tử thô của các quận là 4,580/00, các huyện là 4,450/00 (2007). 2.2.2.3 Gia tăng dân số tự nhiên TP. HCM thời kì 1997 - 2007 Bảng 2.9: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của cả nước và TP. HCM 1997 - 2007 (đơn vị: 0/00) 1997 1999 2001 2003 2005 2006 2007 Cả nước - 14,2 - 11,7 13,3 12,5 11,6 TP. HCM - Nội thành - Ngoại thành 14,02 13,22 15,91 13,58 12,98 14,50 13,00 12,90 13,10 11,5 11,6 11,2 11,5 11,17 13,25 10,75 10,38 12,67 10,58 10,24 12,36 Nguồn: Niên giám thống kê TP. HCM các năm; điều tra biến động dân số-Tổng cục thống kê Do tỉ lệ tử không biến động nhiều nên tỉ lệ sinh đóng vai trò quan trọng trong sự gia tăng dân số tự nhiên của TP. HCM. Trong những năm qua, tỉ lệ sinh giảm nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 1997 là 14,020/00 đến năm 2007 giảm xuống còn 10,580/00, giảm 3,440/00 trong 10 năm. Nhìn chung, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của TP. HCM luôn thấp hơn mức trung bình của cả nước, năm 2007 cả nước là 11,60/00 (bảng 2.9). Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ sinh, tử và gia tăng tự nhiên của TP. HCM 1997 - 2007 4.34 4.14 3.9 4 4 4 4 4.19 4.16 4.564.43 10.5810.75 11.5 1211.5 12.713 13.413.7813.81 14.02 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm %o Tỉ lệ tử Tỉ lệ GTTN Trong 10 năm (1997 - 2007) tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm nhanh ở cả nội thành và ngoại thành TP. HCM. Ở khu vực nội thành, giảm 0,3% từ 1,32% (1997) xuống 1,02% (2007), thấp hơn mức trung bình của thành phố. Ở ngoại thành, mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên luôn cao hơn mức trung bình thành phố nhưng trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác dân số - KHHGĐ, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã làm cho tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm đáng kể, từ 1,59% năm 1997 xuống 1,23% năm 2007, giảm 0,36%. Tương tự như sự khác biệt về mức sinh, khu vực trung tâm thành phố là khu vực có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp, càng xa trung tâm, tỉ lệ gia tăng tự nhiên càng cao và các huyện là nơi có tỉ lệ tăng tự nhiên cao nhất thành phố. Trong các quận, quận có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất là Quận 9 (1,33%), thấp nhất là Quận 5 (0,38%), khu vực ngoại thành cao nhất là huyện Nhà Bè (1,31%) và thấp nhất là huyện Bình Chánh (0,88%) (2007). 2.2.3 Biến động cơ học của TP. HCM thời kì 1997 – 2007 2.2.3.1 Quy mô và tốc độ tăng dân nhập cư vào TP. HCM GIA TĂNG TỰ NHIÊN Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ đã thu hút hàng ngàn người từ các địa phương khác đến sinh sống, làm việc và học tập. Do đó, tỉ lệ gia tăng cơ học của TP. HCM khá cao, cao hơn tốc độ gia tăng tự nhiên và góp phần chủ yếu vào sự gia tăng dân số của thành phố trong 10 năm gần đây (1997 - 2007). Bảng 2.10: Tỉ lệ gia tăng dân số TP. HCM qua các thời kì (đơn vị: %) Năm Thời kì 2001 2003 2005 2007 1979- 1989 1989- 1999 1999- 2007 Tỉ lệ gia tăng dân số chung Tỉ lệ tăng tự nhiên Tỉ lệ tăng cơ học 3,55 1,3 2,25 3,25 1,18 2,07 3,14 1,15 1,99 3,23 1,09 2,14 1,63 1,61 0,02 2,36 1,52 0,84 3,47 1,23 2,24 Nguồn: Tổng điều tra dân số nhà ở năm 1989-1999, Niên giám thống kê TP.HCM các năm Bảng 2.10 cho thấy tỉ lệ gia tăng tự nhiên liên tục giảm qua các thời kì, trong khi đó gia tăng cơ học lại tăng mạnh. Nếu hai thời kì 1979 – 1989 và 1989 – 1999 tỉ lệ gia tăng cơ học chỉ là 0,02% và 0,84% thì 8 năm tiếp theo 1999 – 2007 tỉ lệ này đã tăng lên tới 2,24 %/năm, gấp 2,8 lần 10 năm trước đó (1989 – 1999). Trong thời kì 2000 – 2007 gia tăng cơ học luôn đạt mức trên 2 %/năm làm cho tỉ lệ gia tăng dân số chung của thành phố luôn đạt mức trên 3 %/năm, trong khi gia tăng tự nhiên lại giảm xuống. Điều này cho thấy gia tăng dân số TP. HCM chủ yếu là do gia tăng cơ học. Quy mô số người nhập cư vào thành phố ngày càng tăng lên. Nếu như thời kì 1994 - 1999 số người nhập cư bình quân hàng năm là 86.753 người thì 5 năm tiếp theo (1999 - 2004) con số này đã là 126.200 người/năm [43, tr.15]. Theo kết quả điều tra Biến động dân số – KHHGĐ năm 2007, từ 4/2006 đến 3/2007 số người nhập cư vào TP. HCM là 191.172 người. Những người nhập cư đến thành phố tập trung chủ yếu ở quận ven và quận mới. Bảng 2.11: Tỉ lệ tăng cơ học của các quận mới và quận ven TP. HCM Tỉ lệ tăng cơ học bình quân thời kì 1999 – 2005 (%) Toàn thành 2,30 Quận 2 Quận 7 Quận 8 Quận 9 Quận 12 3,02 5,94 0,43 4,73 9,02 Quận Gò Vấp Tân Bình ( Tân Bình + Tân Phú) Thủ Đức Bình Chánh (Bình Chánh + Bình Tân) 5,84 3,94 7,81 13,29 Nguồn : Dân số với phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM, Viện Kinh tế 2006, trang 4. Hầu hết các quận ven và quận mới đều có tỉ lệ tăng cơ học cao hơn tỉ lệ chung của toàn thành phố. Trong đó, huyện Bình Chánh có tỉ lệ tăng cao nhất 13,29%, cao gấp 5,8 lần so với mức bình quân toàn thành phố (2,3%). Các quận 12, Thủ Đức, Gò Vấp cũng đều có mức tăng rất cao. Trong số 24 quận, huyện của toàn thành phố thì có 9 quận huyện tập trung hơn 30% người nhập cư đến sinh sống, làm ăn. Trong đó, nhiều nhất là quận Bình Tân 204.951 người, chiếm 51,3% dân số toàn quận, kế đó là quận Gò Vấp 181.200 người, chiếm 40,3%, quận Thủ Đức 160.446 người nhập cư chiếm 47,6% dân số của quận [43, tr.6]. Dân nhập cư tập trung đông ở các quận ven nội thành, quận mới nơi diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh và đang phát triển công nghiệp, phát triển các khu đô thị mới. Hầu hết các cơ sở xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các KCN – KCX của thành phố đều tập trung ở các quận này nên nhu cầu về lao động là rất lớn. Hơn nữa theo quy hoạch, quận ven và quận mới có các đầu mối giao thông vận tải quan trọng như sân bay Tân Sơn Nhất, bến xe Miền Đông, Miền Tây, cảng Sài Gòn cũng là những địa điểm thu hút dân nhập cư tập trung để buôn bán, bốc, xếp, đạp xích lô, xe ôm... Một lí do quan trọng khác là các quận ven nội thành giá thuê nhà tương đối rẻ, giá đất cũng không cao so với khu vực nội thành, người nhập cư thuê hoặc mua nhà ở đây vẫn có thể tìm kiếm được việc làm ở những quận nội thành kế cận. Đó là những lí do lí giải vì sao tốc độ gia tăng cơ học ở các quận này cao và ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc người nhập cư tập trung quá đông vào quận mới và quận ven làm cho tốc độ tăng dân số tăng lên rất nhanh, quy mô dân số ngày càng lớn đã gây ra nhiều bất cập trong việc đầu tư phát triển đô thị, xây dựng CSHTVC kĩ thuật và xã hội cũng như quản lí đô thị tại các địa bàn này trong quá trình đô thị hóa. Làm tăng thêm sự căng thẳng với những vấn đề vốn đã nan giải của TP. HCM như : ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông, thiếu điện nước, nhà ở, tệ nạn xã hội, vấn đề việc làm. Bảng 2.12: Tỉ lệ tăng cơ học của các quận trung tâm nội thành TP. HCM Tỉ lệ tăng cơ học thời kì 1999 – 2004 (%) Quận 1 -3,82 Quận 3 Quận 4 Quận 5 Quận 6 Quận 10 Quận 11 Phú Nhuận -3,25 -2,37 -4,72 - 2,23 -1,63 -2,34 -2,13 Nguồn : Dân số với phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM, Viện Kinh tế 2006, trang 3. Ngược lại, các quận nội thành trung tâm thành phố có mức tăng cơ học là âm do dân số chuyển đi nhiều hơn dân số chuyển đến. Nguyên nhân dân nhập cư ít đến khu vực nội thành sinh sống là do giá cả sinh hoạt đắt đỏ, giá nhà đất rất cao vì vậy việc chi phí cho cuộc sống hằng ngày rất lớn, ngoài khả năng của người nhập cư. Ngoài ra, việc di dời giải tỏa các khu ổ chuột ven kênh rạch và xây dựng một số công trình công cộng trong nội thành cũng đã chuyển được một số lượng lớn dân ra các quận ven và quận mới. 2.2.3.2 Một số đặc điểm của người nhập cư a. Nguồn gốc người nhập cư Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 và Điều tra di cư Việt Nam 2004 cho thấy người nhập cư đến TP. HCM từ mọi vùng đất nước, tuy vậy quan hệ tỉ lệ giữa các vùng có sự khác nhau. Bảng 2.13: Tỉ lệ người nhập cư đến TP. HCM chia theo vùng xuất cư (%) 1994 – 1999 1 1999 – 2004 2 Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Tổng số Vùng chuyển đi Đồng bằng Sông Hồng Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung Bộ DH Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB Sông Cửu Long 18,5 2,6 0,2 11,4 13,8 3,8 19,9 29,8 14,2 1,7 0,0 8,1 16,3 2,5 18,8 38,4 16,4 2,1 0,1 9,8 15,1 3,1 19,3 34,1 17,9 5,3 0,2 18,4 11,9 2,1 15,5 28,6 17,7 2,9 0,2 23,7 10,1 3,1 11,7 30,6 17,8 4,1 0,2 21,1 11,0 2,6 13,6 29,6 100 100 100 100 100 100 1 Tổng điều tra dân số 1999 ( Hành trình hội nhập,VKT, 2005) 2 Điều tra di cư Việt Nam 2004 Nếu thời kì 1994 - 1999 người nhập cư đến thành phố chủ yếu là những vùng gần TP. HCM như ĐBSCL, Đông Nam Bộ, DHNTB thì giai đoạn 1999 - 2004 cự li không còn có ý nghĩa lớn đối với người xuất cư, họ đến cả từ những vùng xa xôi như Bắc Trung Bộ, ĐBSH. Theo kết quả Tổng điều tra di cư Việt Nam năm 2004 địa bàn xuất cư lớn nhất là ĐBSCL chiếm tới 29,6%, tiếp đến là Bắc Trung Bộ 21,1% và ĐBSH 17,8%. Đây là những vùng có diện tích đất canh tác ít trong khi dân số ngày một đông, tỉ lệ không có việc làm ở nông thôn cao, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, hay bị thiên tai là những nguyên nhân chính buộc họ phải di cư đến TP. HCM mong tìm được việc làm, cải thiện điều kiện sống của mình (xem lược đồ 2.5 và 2.6). b) Độ tuổi, giới tính của người nhập cư Phần lớn người nhập cư vào thành phố là những người trong độ tuổi lao động, đó là những người có sức khỏe, năng động, có khả năng thích nghi, nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống mới. Bảng 2.14: Cơ cấu nhóm tuổi di cư đến TP. HCM (đơn vị: %) Tuổi Nam Nữ Tổng số 15 – 29 30 - 39 40 – 49 50 – 59 71,6 21,5 4,3 2,6 74,8 17,6 6,4 1,2 73,2 19,5 5,4 1,9 Nguồn: Điều tra di cư Việt Nam 2004 Cơ cấu tuổi của người nhập cư chủ yếu từ 15 – 39 tuổi chiếm tới 92,7%, trên 40 tuổi trở lên chỉ chiếm 7,3%. Đa số người nhập cư trong độ tuổi lao động, có tác động làm thay đổi cơ cấu dân số theo hướng trẻ hóa, đem lại nhiều lợi ích về tiềm năng lao động, bổ sung nguồn nhân lực cho thành phố, tạo động lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế cho TP. HCM. Nếu như thời gian trước nam giới đến nhiều hơn nữ giới thì gần đây nữ đến nhiều hơn nam và đặc biệt là nữ ở độ tuổi rất trẻ. Theo thống kê điều tra biến động dân số - KHHGĐ năm 2007 trong số 191.179 người nhập cư vào TP. HCM từ 4/2006 đến 4/2007 có 97.205 nữ chiếm 50,8%. Giải thích hiện tượng này, ta thấy có liên quan đến sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp nhẹ thu hút nhiều lao động nữ như dệt, may, giày da, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và các ngành du lịch dịch vụ ở TP. HCM (giúp việc gia đình, phục vụ nhà hàng, khách sạn…). LƯỢC ĐỒ 2.5 DI CƯ NGOÀI TỈNH VÀO TP. HỒ CHÍ MINH PHÂN THEO VÙNG 1994 - 1999 LƯỢC ĐỒ 2.6 DI CƯ NGOÀI TỈNH VÀO TP. HỒ CHÍ MINH PHÂN THEO VÙNG 2005-2006 2.3 NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ TP. HCM THỜI KÌ 1997 - 2007 2.3.1 Nguyên nhân biến động tự nhiên của TP. HCM 2.3.1.1 Nguyên nhân làm giảm tỉ lệ sinh của TP. HCM a. Cơ cấu tuổi và tình trạng hôn nhân tác động đến mức sinh Khả năng sinh sản chỉ có ở một nhóm tuổi nhất định, vì vậy cơ cấu tuổi ảnh hưởng lớn đến mức sinh. Phụ nữ có khả năng sinh sản trong độ tuổi từ 15 - 49 tuổi, trong đó mức sinh cao nhất ở độ tuổi từ 20 - 24, 25 - 29 tuổi; sau đó mức sinh giảm dần đến độ tuổi 45 - 49 thì kết thúc. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi) của TP. HCM khá lớn, năm 1999 là 1.646.992 phụ nữ, chiếm 63% so với tổng số nữ của thành phố, đến năm 2007 là 2.004.695 phụ nữ, chiếm 30,2% so với dân số chung và 62,4% so với dân số nữ của thành phố (3.209.740 phụ nữ). Cơ cấu dân số nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn nên mức sinh của TP. HCM vẫn còn khá cao 15,140/00 (2007) (so với chỉ tiêu là 14,10/00 cho giai đoạn 2006 - 2010). Tuy nhiên trong 10 năm (1997 - 2007), mức sinh thành phố đã giảm 3,310/00, trung bình mỗi năm mức sinh giảm 0,330/00. Kết quả này do nhiều nguyên nhân, trong đó việc phụ nữ ngày càng kết hôn muộn là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm tỉ lệ sinh của TP. HCM. Biểu đồ 2.8: Tỉ lệ kết hôn của phụ nữ TP. HCM chia theo độ tuổi năm 1997 và 2007 Năm 1997 số phụ nữ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi kết hôn (đây là độ tuổi có khả năng sinh sản cao nhất) chiếm 76,5% tổng số phụ nữ kết hôn thì đến năm 2007 giảm xuống còn 70,3%, phụ nữ độ tuổi 30 - 49 tuổi kết hôn từ 23,3% (1997) tăng lên 27,7% (2007). Phụ nữ ngày càng kết hôn muộn đã làm cho mức sinh của TP. HCM giảm trong những năm qua. Phụ nữ tham gia nhiều hơn vào công tác xã hội, dành thời gian cho công việc, học tập, hoạt động vui chơi giải trí thay vì lấy chồng và sinh con. b. Trình độ học vấn ảnh hưởng đến mức sinh TP. HCM là một trong hai trung tâm giáo dục hàng đầu của cả nước, nơi tập trung hơn 90 trường và cơ sở đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học cùng rất nhiều viện nghiên cứu và viện phát triển của đất nước. Chính quyền TP. HCM cũng rất quan tâm đến giáo dục, ngân sách dành cho giáo dục liên tục tăng lên. Năm 2000 ngân sách chi cho giáo dục là Năm 1997 76.50% 23.30% 0.20% 18-29 30-45 Tuoåi khaùc Năm 2007 2% 27.70% 70.30% 643,2 tỉ đồng tăng lên 2070,9 tỉ đồng năm 2007, tăng gấp 3,2 lần. Chính vì vậy, trình độ học vấn người dân thành phố cũng tăng lên đáng kể. Số năm đi học của người dân toàn thành phố tăng lên từ 6,8 năm lên 7,66 năm trong giai đoạn 1989 - 2004. Đặc biệt là phụ nữ ngày càng được tiếp cận với giáo dục nhiều hơn, được đến trường nhiều hơn. Nếu như năm 1989 số năm đi học trung bình của phụ nữ là 6,48 thì đến năm 2004 tăng lên đạt 7,53 năm, tăng 1,05 năm. Bảng 2.15: Số năm đi học bình quân dân số từ 10 tuổi trở lên của TP.HCM 1989 1999 2004 Toàn thành phố 6,8 7,56 7,66 Nam 7,18 7,81 8,02 Nữ 6,48 7,34 7,53 Thành thị 6,98 7,65 - Nông thôn 6,33 7,11 - Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999; điều tra biến động dân số 2004 Giáo dục phát triển ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ nhận thức của người dân, đặc biệt là số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Những người có trình độ học vấn cao thường kết hôn muộn, do vậy độ dài thời gian sinh đẻ rút ngắn lại. Mặt khác, do phát triển giáo dục dân số sức khỏe sinh sản trong trường học, trong cộng đồng giúp phụ nữ biết cách sử dụng các biện pháp tránh thai để hạn chế và dãn khoảng cách giữa các lần sinh góp phần làm mức sinh giảm. Phụ nữ trình độ học vấn cao thường có cơ hội gia nhập thị trường lao động với mức thu nhập cao hơn so với phụ nữ trình độ học vấn thấp, có điều kiện tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, dành thời gian cho học tập, giải trí và vì vậy họ thường kết hôn muộn hơn và sinh đẻ ít hơn. Ngoài ra, phụ nữ có trình độ học vấn giúp họ hiểu biết tốt về giá trị gia đình, con cái. Họ nhận thức sâu sắc rằng đẻ ít sẽ có điều kiện chăm sóc con cái tốt hơn, đứa trẻ được tiếp cận điều kiện tốt nhất về cơ hội chăm sóc sức khỏe, học hành, điều kiện ăn uống, điều này giúp làm giảm mức sinh của TP. HCM. c. Sự phát triển của hệ thống y tế ảnh hưởng đến mức sinh của thành phố Trong thời gian qua, ngành Y tế TP. HCM có bước phát triển mạnh mẽ. Hệ thống bệnh viện nhà nước và tư nhân xuất hiện ngày càng nhiều đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Theo thống kê của Sở Y tế TP. HCM, số bệnh viện tăng từ 46 bệnh viện năm 2000 lên 79 bệnh viện năm 2007. Tổng số cơ sở khám, chữa bệnh tăng từ 378 cơ sở (2000) lên 447 cơ sở năm 2007. Số bác sĩ/vạn dân cũng tăng từ 7,9 bác sĩ/vạn dân năm 2000 lên 9,3 bác sĩ/vạn dân năm 2007. Nhờ sự phát triển của ngành y tế nên công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và bảo vệ bà mẹ trẻ em được thực hiện tốt: số bà mẹ mang thai được khám và tiêm phòng từ 96,13% trở lên, trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 96%, tỉ lệ cân nặng của trẻ lúc sanh nhỏ hơn 2500 gam giảm từ 9,71% (2000) xuống 7,33% (2007) [43]. Nhờ làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em nên tỉ lệ chết của bà mẹ và trẻ em mới sinh TP. HCM giảm. Khi mức tử của trẻ em được hạn chế thì các bà mẹ không cần phải đẻ bù để dự phòng, đã tác động gián tiếp làm giảm mức sinh. Tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến mức sinh. Khi dịch vụ y tế phát triển, cung cấp đầy đủ các biện pháp tránh thai an toàn thì số người sử dụng các biện pháp này sẽ tăng lên, góp phần thực hiện tốt công tác dân số - KHHGĐ, nhờ đó hạn chế được số lần sinh và dãn khoảng cách giữa các lần sinh. d. Mức sống được nâng cao đã hạn chế mức sinh Thu nhập GDP bình quân đầu người không ngừng tăng từ 8,63 triệu đồng/năm (1997) lên 16,87 triệu đồng/năm (2007), tăng gấp đôi trong vòng 10 năm (tính theo giá so sánh). Do mức sống nâng cao nên đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng có nhiều thay đổi. Chi tiêu tăng từ 665,9 nghìn đồng/tháng (2002) lên 1.025 nghìn đồng/tháng (2006). Trong cơ cấu chi tiêu thì chi cho việc đi lại, học hành, y tế, chăm sóc sức khỏe, giải trí ngày càng tăng lên. Trong giai đoạn 1997 - 2007, chi cho ăn, uống, hút giảm nhanh nhất, từ 52,28% (2001) xuống còn 46,19% (2006), ngược lại, chi cho giáo dục tăng mạnh nhất từ 9,58% (2001) lên 13,87% (2006). Điều này cho thấy đời sống người dân thành phố đã được nâng cao rõ rệt nên có điều kiện chăm lo vấn đề học hành, chăm sóc sức khỏe gia đình. Khi trẻ em được chăm sóc tốt, hạn chế tỉ lệ chết của trẻ, phụ nữ tham gia nhiều hoạt động xã hội đã góp phần làm giảm mức sinh của thành phố trong những năm qua. e. Thực hiện tốt chính sách dân số - KHHGĐ Chính sách dân số là những chủ trương và biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm định hướng và điều tiết quá trình phát triển dân số theo những mục tiêu nhất định. Chính quyền TP. HCM nhận thấy ý nghĩa quan trọng của dân số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nên đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ như: - Chỉ thị số 18/CT-VB-NCVX ngày 6-6-1997 của Ủy ban Nhân dân TP. HCM về việc triển khai thực hiện chỉ thị số 37/CCTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17-1-1997 về công tác dân số - KHHGĐ. Chỉ thị có hai mục tiêu gồm: tập trung nỗ lực phấn đấu đạt mức giảm tỉ lệ sinh trong giai đoạn 1997 - 2005 là 0,5 - 0,6 0/00/năm (trước đây là 0,3 - 0,4 0/00/năm). Các ngành, các cấp, các địa phương coi việc thực hiện mục tiêu dân số - KHHGĐ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành, coi việc thực hiện KHHGĐ là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá, bổ nhiệm cán bộ. - Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: các chính sách dân số giai đoạn này tập trung giải quyết vấn đề quy mô, cơ cấu dân số, phân bổ dân cư và chất lượng dân số qua các văn bản nhằm thực hiện pháp lệnh dân số (1/2003). - Bên cạnh đó thành phố cũng thực hiện nhiều chương trình tác động đến phát triển dân số và chất lượng dân số như: chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình phát triển giáo dục, chương trình phát triển kinh tế. Công tác dân số - KHHGĐ được thành phố chủ động triển khai truyền thông sâu rộng trong cộng đồng, tập trung vào các đối tượng là vị thành niên – thanh niên, nam giới, phụ nữ mang thai, lồng ghép các nội dung phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản, lây truyền mẹ sang con. Thành phố đưa ra nhiều mô hình thực hiện như “mô hình truyền thông, tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên - thanh niên”, “mô hình điểm tư vấn sức khỏe sinh sản - tiền hôn nhân ở địa bàn dân cư". Nhờ thực hiện tốt chính sách về dân số - KHHGĐ mà trong 10 năm qua TP. HCM đã duy trì được mức sinh và giảm sinh con thứ ba trở lên, đạt được mức sinh thay thế giúp ổn định quy mô dân số ở mức 7 triệu dân năm 2010. 2.3.1.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến mức tử vong của TP. HCM a. Mức sống của dân cư tăng Ngoài nguyên nhân tự nhiên, sinh học thì các nguyên nhân kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến mức tử vong của dân cư TP. HCM. Mức sống, thu nhập bình quân đầu người được nâng cao nên người dân có điều kiện chăm sóc bảo vệ sức khỏe, khám chữa bệnh, do đó giúp hạn chế mức tử. Tỉ lệ khám chữa bệnh tăng cao, số lượt người khám bệnh tăng từ 14.873 nghìn lượt năm 1997 lên 36.210 nghìn lượt năm 2007, tăng 243%. Số bệnh nhân nội trú cũng tăng từ 466 nghìn lượt năm 1997 lên 992 nghìn lượt năm 2007, tăng gấp 2 lần trong 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLKTXH002.pdf
Tài liệu liên quan