MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: . 1
GIỚI THIỆU . 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2
1.2.1. Mục tiêu chung . 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU . 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 3
1.4.1. Không gian. 3
1.4.2. Thời gian . 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu . 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 3
CHƯƠNG 2: . 5
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 5
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 5
2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng . 5
2.1.2. Hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại . 11
2.1.3. Vai trò của ngân hàng trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn
. 21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 25
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 25
2.2.2. Phương pháp xử lí số liệu . 25
CHƯƠNG 3: . 27
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG . 27
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN . 27
3.2. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ
. 27
3.2.1. Vai trò . 27
3.2.2. Chức năng . 28
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ MẠNG LƯỚI GIAO DỊCH. 28
3.3.1. Cơ cấu tổ chức . 28
3.3.2. Mạng lưới giao dịch . 31
3.4. QUI ĐỊNH CHUNG CHO VAY CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT
HUYỆN MỸ TÚ . 32
3.4.1. Qui định chung cho vay . 32
3.4.2. Qui trình cho vay trực tiếp . 35
3.4.3. Qui trình cho vay gián tiếp . 37
3.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG . 40
CHƯƠNG 4: . 45
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT . 45
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG . 45
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai
108
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CHI NHÁNH NHNN &
PTNT HUYỆN MỸ TÚ . 45
4.1.1. Tình hình nguồn vốn . 45
4.1.2. Tình hình huy động vốn . 47
4.1.3. Tình hình cho vay vốn . 51
4.2. PHÂN TÍCH CHO VAY – THU NỢ - DƯ NỢ - NỢ QUÁ HẠN HỘ
SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG . 53
4.2.1. Tình hình cho vay hộ sản xuất . 54
4.2.2. Tình hình thu nợ hộ sản xuất . 61
4.2.3. Tình hình dư nợ hộ sản xuất . 69
4.2.4. Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất . 77
4.2.5. Đánh giá tình hình nợ xấu . 83
4.2.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất . 86
4.3. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VAY VỐN CỦA HỘ SẢN XUẤT VÀ KHẢ
NĂNG ĐÁP ỨNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG . 88
4.3.1. Nhu cầu vốn sản xuất của hộ sản xuất . 88
4.3.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay của Ngân hàng . 94
CHƯƠNG 5: . 97
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG . 97
5.1. CÁC MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI . 97
5.1.1. Các mặt đạt được . 97
5.1.2. Tồn tại . 97
5.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG . 98
5.3.1. Giải pháp vĩ mô . 98
5.3.2. Giải pháp vi mô . 99
CHƯƠNG 6: .103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .103
6.1. KẾT LUẬN .103
6.2. KIẾN NGHỊ .105
6.2.1. Đối với Ủy Ban Nhân Dân huyện.105
6.2.2. Đối với Ngân hàng .105
118 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 41
* Nhận xét:
- Thu nhập
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng thu nhập của NHNN & PTNT Huyện
Mỹ Tú qua các năm đều tăng. Năm 2007 đạt 26.691 triệu đồng, tăng 28,65% so
với năm 2006 và đạt 42.617 triệu đồng vào năm 2008, tăng 59,67% so với năm
2007. Trong đó:
+ Thu lãi cho vay: là khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản
thu của Ngân hàng, và khoản này qua 3 năm đều tăng. Cụ thể, năm 2007 đạt
23.187 triệu đồng, tăng 19,06% so với năm 2006, năm 2008 đạt 32.515 triệu
đồng, tăng 40,23% so với năm 2007. Kết quả này cho chúng ta thấy được lĩnh
vực hoạt động mạnh nhất của Ngân hàng là cho vay, và Ngân hàng đã hoạt động
có hiệu quả trong lĩnh vực này.
+ Bên cạnh đó đa số các khoản thu nhập qua các năm đều tăng, tăng nhiều
nhất là khoản thu nhập bất thường, năm 2007 tăng 304,88% so với năm 2006,
năm 2008 tăng 228,77% so với năm 2007.
+ Thu dịch vụ thanh toán khác cũng tăng khá cao. Năm 2007 đạt 65 triệu
đồng, tăng 103,13% so với năm 2006 , năm 2008 là 206 triệu đồng, tăng
216,92% so với năm 2007. Khoản thu này qua các năm đều tăng cho thấy dịch
vụ thanh toán của Ngân hàng ngày càng có được nhiều sự tin cậy từ khách hàng,
Ngân hàng ngày càng mở rộng các dịch vụ thanh toán tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, Ngân hàng ngày càng đa dạng hóa
các dịch vụ thanh toán làm cho khoản thu dịch vụ thanh toán của Ngân hàng
ngày càng tăng.
+ Thu dịch vụ ủy thác cũng có sự gia tăng đáng kể qua 3 năm. Năm 2007
tăng 83,33% so với năm 2006, năm 2008 thì đạt dược 111 triệu đồng, tăng
44,16% so với năm 2007. Khoản thu này tăng cho thấy uy tín của Ngân hàng
ngày càng tăng, khách hàng luôn tin tưởng để ủy thác cho Ngân hàng trong việc
thanh toán, chi trả hộ họ, tạo sự thuận tiện trong quá trình kinh doanh.
+ Thu nhập bất thường tăng rất cao, năm 2007 là 2.822 triệu đồng, tăng
tới 304,88% so với năm 2006 và năm 2008 là 9.278 triệu đồng, tăng 228,77% so
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 42
với năm 2007. Khoản thu nhập này tăng là do trong năm 2007, 2008 Ngân hàng
đã thanh lí bán một số tài sản cố định để thay mới hệ thống máy móc thiết bị
trong ngân hàng nhằm nâng cao việc quản lí, làm cho hoạt động của ngân hàng
ngày càng mở rộng cùng với xu hướng chung của cả nước.
+ Thu bù lãi suất năm 2007 là 540 triệu đồng tức tăng 7,78% so với năm
2006, sang năm 2008 là 507 triệu đồng, giảm 6,11% so với năm 2007. Nhìn
chung khoản thu này tuy có tăng giảm bất thường nhưng không có ảnh hưởng
lớn đến thu nhập chung do nó chỉ chiếm không quá 2,5% trong tổng thu nhập.
Tuy nhiên với một cơ cấu thu nhập như trên cũng nói lên rằng những rủi
ro tiềm ẩn trong lĩnh vực cho vay là khá cao vì ngân hàng đã đầu tư rất lớn vào
lĩnh vực này.
- Chi phí
Qua bảng số liệu trên ta thấy qua các năm tổng chi phí đều tăng, năm
2007 là 21.136 triệu đồng tức tăng 22,34% so với năm 2006, năm 2008 là 38.192
triệu đồng tức tăng 80,70% so với năm 2007. Chi phí của Ngân hàng tăng chủ
yếu do:
+ Chi phí trả lãi huy động vốn: năm 2007 là 1.073 triệu đồng tăng 23,76%
so với năm 2006, năm 2008 là 2.984 triệu đồng tăng 178,10%. Khoản chi phí này
tăng là do Ngân hàng phải trả lãi ngày càng cao cho việc huy động vốn để đáp
ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Khoản chi này cao cho thấy khả năng huy
động vốn của Ngân hàng ngày càng tăng nhằm giúp Ngân hàng có đủ vốn để đáp
ứng nhu cầu vốn của người dân trong Huyện.
+ Bên cạnh đó chi phí quản lí của Ngân hàng cũng tăng cao, năm 2007 là
858 triệu đồng tăng 133,79% so với năm 2006 và năm 2008 là 1.095 triệu đồng
tăng 27,62%. Khoản chi phí này qua các năm đều tăng do trong những năm gần
đây Ngân hàng không ngừng tăng cường cán bộ quản lí, nâng cao trình độ quản
lí cho các cán bộ bằng việc cho đi học nâng cao, thay mới hệ thống máy móc
thiết bị dùng cho việc quản lí… Việc quản lí có tốt thì hoạt động của ngân hàng
mới đảm bảo có hiệu quả và ngày càng được mở rộng qui mô. Thấy được vấn đề
này nên Ngân hàng đã đầu tư cho khoản này ngày càng cao.
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 43
+ Những năm gần đây đất nước ta rơi vào tình trạng lạm phát nên Ngân
hàng phải dùng một khoản chi phí lớn vào việc trích dự trù rủi ro do đó chi phí
dự trù rủi ro của năm 2007 là 4.486 triệu đồng, tăng 146,08% so với năm 2006,
riêng năm 2008 khoản chi phí này là 12.657 triệu đồng, tăng 182,14% so với
năm 2007.
+ Chi trả lãi cấp trên năm 2007 là 12.875 triệu đồng, giảm 3,22% so với
năm 2006, năm 2008 là 19.888 triệu đồng, tăng 54,47% so với năm 2007. Khoản
chi này cao là do Ngân hàng sử dụng vốn vay từ cấp trên quá nhiều, đây cũng là
khoản chi phí lớn nhất của Ngân hàng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tổng chi
phí chung và làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng.
Ngoài ra, Ngân hàng còn có các chi khác: chi phí cán bộ công nhân viên,
chi trả lãi cấp trên…làm cho chi phí của Ngân hàng tăng cao.
Chi phí năm 2008 tăng đột biến do sự biến động bất thường về lãi suất
Ngân hàng buộc Ngân hàng phải trích dự trù rủi ro với con số khá lớn làm cho
chi phí tăng cao hơn so với các năm trước.
- Lợi nhuận
0
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
30.000
35.000
40.000
45.000
TRIỆU
ĐỒNG
2006 2007 2008
NĂM
Thu nhập
Chi phí
Lợi nhuận
HÌNH 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI
NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008
(Nguồn bảng 2: kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện
Mỹ Tú qua 3 năm 2006,2007,2008)
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 44
Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của NHNN & PTNT năm 2006 là
3.457 triệu đồng, năm 2007 là 5.555 triệu đồng. Ta thấy lợi nhuận năm 2007 tăng
60,69% so với năm 2006, kết quả này có được là do trong năm 2007 có sự tăng
cao của các khoản thu lãi cho vay (tăng 19,06%) và thu nhập bất thường cũng
cao (tăng 304,88%). Tuy nhiên lợi nhuận năm 2008 lại giảm so với năm 2007 do
năm 2008 Ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro cao (12.657 triệu đồng tăng
146,08%) so với năm 2007. Ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro cao trong năm
2008 là do năm 2008 đất nước ta rơi vào tình trạng lạm phát trầm trọng.
Nhưng nhìn chung việc kinh doanh của Ngân hàng vẫn có lợi nhuận,
không lâm vào tình trạng lỗ, lợi nhuận có giảm là do tình hình chung của đất
nước, không phải do Ngân hàng làm ăn không hiệu quả. Bên cạnh đó khoản chi
trả lãi cấp trên còn quá cao, Ngân hàng cần phải có biện pháp mở rộng qui mô
hoạt động để tăng nguồn vốn huy động và giảm thiểu việc vay vốn từ cấp trên.
Từ đó Ngân hàng mới có được lợi nhuận lớn cho mình và tạo được uy tín với
khách hàng.
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 45
CHƯƠNG 4:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CHI NHÁNH NHNN &
PTNT HUYỆN MỸ TÚ
4.1.1. Tình hình nguồn vốn
Là một tổ chức kinh doanh tiền tệ nên muốn đáp ứng được các nhu cầu
thanh toán, giao dịch hay vay vốn của khách hàng, trước tiên Ngân hàng cần phải
có được một số vốn vững mạnh. Do đó, việc tạo lập vốn là vấn đề quan trọng
hàng đầu trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng. Theo nguyên tắc đó, NHNN
& PTNT đã trang bị cho mình số vốn đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng dựa
trên các nguồn như: vốn điều chuyển, vốn huy động.
BẢNG 3: TỔNG NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT
HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008
Đvt: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM
SO SÁNH
2007/2006
SO SÁNH
2008/2007
2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %
1. Vốn huy động 28.889 38.271 48.512 9.382 32,48 10.241 26,76
2. Vốn điều chuyển 132.235 137.409 127.129 5.174 3,91 -10.577 -7,70
Tổng cộng 161.124 175.680 175.641 14.556 9,03 -39 -0,02
(Nguồn: Bảng Báo cáo hoạt động, Phòng tín dụng của NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3
năm 2006,2007,2008)
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 46
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
140.000
TRIỆU
ĐỒNG
2006 2007 2008
NĂM
Vốn huy động
Vốn điều chuyển
HÌNH 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH
NHNN & PTNT QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008
(Nguồn bảng 3: tổng nguồn vốn của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3
năm 2006,2007,2008)
* Nhận xét:
Năm 2007, tổng nguồn vốn mà NHNN & PTNT tạo lập được là 175.680
triệu đồng, tăng 9,03% so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2008, tổng nguồn
vốn đạt 175.641 triệu đồng, giảm 0,02% so với năm 2007. Là một chi nhánh nên
NHNN & PTNT luôn nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của công ty mẹ, đặc
biệt là vấn đề cung ứng vốn. Do đó nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu là vốn
điều chuyển từ hội sở. Tuy nhiên, vốn điều chuyển nếu chiếm tỷ trọng quá cao là
không tốt vì nguồn vốn này có chi phí sử dụng cao hơn vốn huy động. Hơn nữa
sẽ được đánh giá rằng nó chưa có được tính độc lập của một chi nhánh. Ngoài ra,
nếu tỷ lệ vốn huy động cao sẽ cho thấy được sự uy tín cũng như sự tín nhiệm của
khách hàng đối với ngân hàng. Nhận thức được điều này, NHNN & PTNT đã
đưa ra nhiều biện pháp để huy động vốn và giảm dần về tỷ trọng của vốn điều
chuyển. Cụ thể, năm 2006, vốn điều chuyển chiếm tới 82,07% tổng nguồn vốn
nhưng đến năm 2008 đã giảm xuống và chỉ còn chiếm 72,38%. Tuy vốn điều
chuyển của Ngân hàng có giảm nhưng do bản chất là một doanh nghiệp Nhà
nước nên vẫn chủ yếu hoạt động dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng mẹ. Ngược lại
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 47
với sự giảm xuống đó là sự tăng lên của vốn huy động, chứng tỏ ngân hàng đã
làm tốt công tác huy động vốn trong những năm gần đây, đảm bảo thu hút được
các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, đáp ứng nhu cầu cung ứng vốn cho các cá
nhân, doanh nghiệp, góp phần đáng kể trong việc ổn định và tăng trưởng kinh tế.
4.1.2. Tình hình huy động vốn
Hoạt động huy động vốn không mang lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng
nhưng là một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng thương mại. Hoạt
động này mang lại nguồn vốn cho ngân hàng để thực hiện các hoạt động khác
như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.
Đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho họ một kênh
tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cho họ có thể gia tăng
tiêu dùng trong tương lai. Cung cấp cho họ một nơi an toàn để họ cất trữ và tích
luỹ vốn tạm thời nhàn rỗi, giúp cho họ tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân
hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách
hàng cần vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc cần cho nhu cầu tiêu dùng.
Có thể nói Ngân hàng là một xí nghiệp kinh doanh đồng vốn. Ngân hàng
vừa là người cung cấp đồng vốn đồng thời cũng là người tiêu thụ đồng vốn. Và
những hoạt động mua đồng vốn này được NHNN & PTNT thực hiện qua các
nghiệp vụ như: Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng, mở tài khoản cho khách
hàng, chiết khấu giấy tờ có giá, nhận tiền gửi vốn tài trợ…
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 48
BẢNG 4: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT
HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008
Đvt: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM
SO SÁNH
2007/2006
SO SÁNH
2008/2007
2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %
1. Tiền gửi kho bạc 13.382 14.779 3.788 1.397 10,44 -10.991 -74,37
2. Tiền gửi các tổ chức
tín dụng
82 36 177 -46 -56,10 141 391,67
3. Tiền gửi khách hàng 11.814 20.079 43.969 8.265 69,96 23.890 118,98
4. Giấy tờ có giá 3.593 3.359 560 -234 -6,51 -2.799 -83,33
5. Tiền gửi vốn tài trợ 18 18 18 - - - -
Tổng cộng 28.889 38.271 48.512 9.382 34,48 10.241 26,76
(Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2006,2007,2008 của NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú)
0
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
30.000
35.000
40.000
45.000
TRIỆU
ĐỒNG
2006 2007 2008
NĂM
Tiền gửi kho bạc
Tiền gửi các tổ chức tín dụng
Tiền gửi khách hàng
Giấy tờ có giá
Tiền gửi vốn tài trợ
HÌNH 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNN &
PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008
(Nguồn bảng 4: nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm
2006,2007,2008)
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 49
* Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình huy động vốn tại chi nhánh qua 3
năm đều tăng cao. Năm 2007, vốn huy động đạt 38.271 triệu đồng, tăng 34,48%
so với năm 2006. Đến năm 2008 đã tăng lên khá cao, đạt 48.512 triệu đồng,
tương đương tăng lên 26,76 %so với năm 2007. Trong đó:
- Tiền gửi kho bạc năm 2007 là 14.779 triệu đồng, tăng 10,44% so với
năm 2006, năm 2008 là 3.788 triệu đồng, giảm 74,37% so với năm 2007. Đây là
nguồn tiền chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân
hàng, năm 2006 chiếm 46,32%, năm 2007 chiếm 38,62%, riêng năm 2008 thì chỉ
chiếm 7,8%. Sở dĩ có sự tăng giảm của nguồn tiền này là vì trong năm 2006,
2007 thì tình hình tiền tệ chung của đất nước tương đối ổn định, nhưng đến cuối
năm 2007, đầu năm 2008 đồng tiền trong nước bị mất giá trầm trọng dẫn đến lạm
phát trong năm 2008, làm cho đời sống người dân gặp nhiều khó khăn nên họ
phải sử dụng đến các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm để đảm bảo cuộ sống gia đình
nên họ không còn tiền nhàn rỗi để gửi vào kho bạc nên làm cho nguồn vốn huy
động từ kho bạc của Ngân hàng bị giảm sút.
- Tiền gửi khách hàng là nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng và
qua 3 năm đều tăng, năm 2007 đạt 20.079 triệu đồng, tăng 69,96%, năm 2008 là
43.969 triệu đồng, chiếm 52,47% trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi
khách hàng bao gồm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán,…Đây là nguồn tiền
tạo ra nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng qua việc sử dụng nguồn tiền này để cho
vay. Nguồn tiền này càng tăng chứng tỏ uy tín của Ngân hàng ngày càng được
nâng cao nên khách hàng mới tin tưởng dùng tiền nhàn rỗi của mình gửi vào
Ngân hàng để tìm lợi nhuận.
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng tuy chiếm tỷ trọng không cao trong
tổng nguồn vốn huy động, nhưng nó giúp cho hoạt động huy động vốn của ngân
hàng đa dạng hơn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào
cũng có lúc phát sinh tình trạng thiếu hụt vốn và ngược lại, tình trạng thừa vốn.
Ngân hàng cũng không tránh khỏi và trong trường hợp đó, Ngân hàng sẽ gửi vốn
tạm thời chưa sử dụng vào các Ngân hàng khác để lấy lãi, bù đắp một phần chi
phí sử dụng vốn. Năm 2007, tiền gửi của các tổ chức tín dụng đạt 36 triệu đồng,
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 50
giảm 56,10% so với năm 2006 nhưng đã tăng vào năm 2008, đạt 177 triệu đồng,
tăng 141 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do nhu cầu gửi tiền của
các tổ chức tín dụng tăng lên và do Ngân hàng xây dựng biểu lãi suất cạnh tranh
nên thu hút được các tổ chức tín dụng khác.
- Nguồn vốn huy động từ các loại giấy tờ có giá qua 3 năm đều giảm, năm
2007 là 3.359 triệu đồng, giảm 6,51% so vơi năm 2006, năm 2008 lại giảm chỉ
còn 560 triệu đồng, giảm 83,33% so vơi năm 2007. Tiền gửi từ giấy tờ có giá
giảm là do tình trạng lạm phát ở nước ta ngày càng tăng vào cuối năm 2007 và
đầu năm 2008 làm cho các loại giấy tờ có giá bị mất giá nên người dân đã không
dùng nó để gửi vào Ngân hàng tìm lợi nhuận.
- Tiền gửi vốn tài trợ qua các năm đều bằng nhau không có biến động và
không ảnh hưởng nhiều đến tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng.
Tóm lại, vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Tuy nhiên,
trong xu thế hội nhập hiện nay, để tồn tại và phát triển thì việc nâng cao nguồn
vốn huy động là một vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần tìm ra nhiều biện pháp để nâng cao nguồn vốn huy
động hơn nữa để không ngừng hoàn thiện mình cũng như giữ vững và mở rộng
quan hệ đối với khách hàng.
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 51
4.1.3. Tình hình cho vay vốn
Qua việc phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy thu lãi từ
cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của Ngân hàng, cho thấy tín
dụng chính là nghiệp vụ hoạt động chủ yếu của NHNN & PTNT.
BẢNG 5: TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN CỦA CHI NHÁNH
NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008
Đvt: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM
SO SÁNH
2007/2006
SO SÁNH
2008/2007
2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %
1. Doanh số cho vay 70.734 158.524 202.437 87.790 124,11 43.913 27,70
- Ngắn hạn 53.011 124.615 186.032 71.604 135,07 61.417 49,29
- Trung hạn 17.723 33.909 16.405 16.186 91,33 -17.504 -51,62
2. Doanh số thu nợ 74.567 143.968 202.476 69.401 93,07 58.508 40,64
- Ngắn hạn 58.514 121.047 167.047 62.533 106,87 46.000 38,00
- Trung hạn 16.053 22.921 35.429 6.868 42,78 12.508 54,57
3. Dư nợ 161.124 175.680 175.641 14.556 9,03 -39 -0,02
- Ngắn hạn 115.848 119.416 138.401 3.568 3,08 18.985 15,90
- Trung hạn 45.276 56.264 37.240 10.988 24,27 -19.024 -33,81
4. Nợ quá hạn 11.451 42.856 5.260 31.405 274,26 -37.596 -87,73
- Ngắn hạn 11.139 40.070 4.349 28.931 259,73 -35.721 -89,15
- Trung hạn 312 2.786 911 2.474 792,95 -1.875 -67,30
(Nguồn: phòng tín dụng NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006,2007,2008)
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 52
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
TRIỆU
ĐỒNG
2006 2007 2008
NĂM
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Dư nợ
Nợ quá hạn
HÌNH 4: TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN CỦA CHI NHÁNH
NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008
(Nguồn bảng 5: tình hình cho vay vốn của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua
3 năm 2006, 2007,2008)
* Nhận xét:
- Doanh số cho vay của Ngân hàng qua các năm đều tăng, tổng doanh số
cho vay năm 2007 đạt 158.524 triệu đồng, tăng 124,11% so với năm 2006, năm
2008 đạt 202.437 triệu đồng, tăng 27,70% so với năm 2007. Trong đó cho vay
ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (năm 2007 chiếm 78,61%, năm 2008 chiếm
91,90%) trong tổng doanh số cho vay. Điều này cho thấy Ngân hàng chủ yếu cho
vay ngắn hạn để phục vụ cho việc sản xuất của các cá nhân, hộ sản xuất.
- Dư nợ năm 2007 là 175.680 triệu dồng, tăng 9,03% so với năm 2006,
năm 2008 là 175.641 triệu đồng, giảm 0,02% so với năm 2007.
Công tác cho vay tại NHNN & PTNT có được kết quả khả quan như vậy
là do chi nhánh đã có biện pháp kinh doanh tốt: chính sách hoạt động của ngân
hàng là lãi suất cho vay linh hoạt, nhân viên nhiệt tình, tận tâm và giải ngân
nhanh chóng, luôn có quan hệ tốt với khách hàng đặc biệt là hộ sản xuất. Mỹ Tú
là huyện vùng sâu, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nên việc quan hệ tốt
với các hộ sản xuất là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng phát triển mạng lưới cho
vay của mình.
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 53
Tuy năm 2007 Ngân hàng có khoản dư nợ tăng so với năm 2006, nhưng
sang năm 2008 lại giảm so với năm 2007. Lý giải cho vấn đề này ta sẽ đề cập
đến các khoản dư nợ trung hạn trong năm 2008, năm 2008 dư nợ trung hạn là
37.240 triệu đồng, giảm 33,81% so với năm 2007, do năm 2008 trong nước có
nhiều biến động về tiền tệ và lãi suất nên Ngân hàng đã giảm các khoản cho vay
trung hạn làm cho dư nợ giảm nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra gây ảnh hưởng
đến hoạt động của Ngân hàng.
- Bên cạnh đó, doanh số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm đều tăng đáng
kể. Năm 2007 đạt trên 143.968 triệu đồng, tăng gần 93,07% so với năm 2006 và
đạt trên 202.437 triệu đồng vào năm 2008, tăng 40,61% so với năm 2007. Để
công tác thu nợ đạt kết quả tốt như vậy, chi nhánh đã ưu tiên mở rộng cho vay
đối với khách hàng có độ an toàn cao, hạn chế cho vay đối với khách hàng kém
hiệu quả. Đặc biệt, chi nhánh đã tận dụng triệt để cơ hội phát triển tín dụng tại
Huyện nhà đang trên đà phát triển mạnh, thông qua việc cho vay đối với các
ngành kinh tế mũi nhọn của huyện là sản xuất nông nghiệp.
- Việc cho vay tăng cao nó cũng tỷ lệ thuận với việc tăng cao rủi ro tín
dụng. Năm 2007 nợ quá hạn của Ngân hàng là 42.856 triệu đồng, tăng tới
274,26% so với năm 2006, đây là dấu hiệu xấu. Nhưng đến năm 2008 nợ quá hạn
là 15.898 triệu đồng, giảm 62,90% so với năm 2007. Nợ quá hạn giảm chứng tỏ
hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt được hiệu quả cao, cần phải được khai
thác và phát huy nhằm tạo được uy tín giúp hoạt dộng tín dụng của Ngân hàng
ngày càng tốt hơn.
4.2. PHÂN TÍCH CHO VAY – THU NỢ - DƯ NỢ - NỢ QUÁ HẠN HỘ
SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG
Thế mạnh của NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú là tín dụng đối với hộ sản
xuất. Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn của hộ sản xuất luôn chiếm tỷ
trọng lớn, cho vay hộ sản xuất chiếm khoảng 40%, thu nợ chiếm khoảng trên
40%, dư nợ chiếm trên 40%, và nợ quá hạn cũng có tỷ trọng cao khoảng 88,59%
trong tổng doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn chung của Ngân hàng,
nên tín dụng hộ sản xuất tại NHNN & PTNT luôn cần phải được quan tâm để
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 54
phát triển nhằm làm cho thế mạnh của Ngân hàng ngày càng phát triển vững
mạnh.
4.2.1. Tình hình cho vay hộ sản xuất
Cho vay hộ sản xuất là hoạt động thường xuyên và liên tục tại Ngân hàng,
nó luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, cho
vay đối với hộ sản xuất tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến tổng doanh số cho vay
của Ngân hàng. Tình hình cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng được thể hiện qua
bảng sau:
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 55
BẢNG 6: TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ SẢN XUẤT THEO THỜI GIAN CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ
QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008
Đvt: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
SO SÁNH
2007/2006
SO SÁNH
2008/2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Ngắn hạn 30.003 68,33 39.343 58,54 54.775 82,98 9.340 31,13 15.432 39,22
2. Trung hạn 13.907 31,67 27.867 41,46 11.233 17,02 13.960 100,38 -16.634 -59,69
Tổng cộng 43.910 100,00 67.210 100,00 66.008 100,00 23.300 53,06 -1.202 -1,79
(Nguồn: phòng tín dụng NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006,2007,2008)
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi
nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng
GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 56
0
10.000
20.000
30.000
40.000
50.000
60.000
TRIỆU
ĐỒNG
2006 2007 2008
NĂM
Ngắn hạn
Trung hạn
HÌNH 5: TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ SẢN XUẤT THEO THỜI
GIAN CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM
2006, 2007, 2008
(Nguồn bảng 6: tình hình cho vay hộ sản xuất theo thời gian của chi nhánh NHNN &
PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006, 2007, 2008)
* Nhận xét:
Qua bảng trên cho thấy tổng doanh số cho vay hộ sản xuất năm 2007 của
Ngân hàng là 67.210 triệu đồng tương ứng tăng 53,06% so với năm 2006, và
năm 2008 đạt được 66.008 triệu đồng, giảm 1,79% so với năm 2007. Trong đó:
- Cho vay ngắn hạn năm 2007 là 39.343 triệu đồng, tăng 31,13%, năm
2008 khoản cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất của Ngân hàng là 54.775 triệu
đồng, tăng 39,22%. Cho vay ngắn hạn chiếm tới 68,33% tổng doanh số cho vay
hộ sản xuất vào năm 2006 và đến 2008 thì đã chiếm tới 82,98%. Điều này cho ta
thấy được hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất của Ngân hàng hoạt
động khá hiệu quả, qua 3 năm khoản cho vay này đều tăng. Ngân hàng đã không
ngừng mở rộng quan hệ kinh doanh với các cá nhân và hộ sản xuất của huyện,
thu hút sự tín nhiệm của họ. Cho vay ngắn hạn thường là cho vay để dùng vào
việc sản xuất lúa, trồn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng.pdf