LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 8
7. Kết cấu của luận văn . 8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1.1. Khái quát chung về công chức . 9
1.1.1. Khái niệm về công chức . 9
1.1.2. Khái niệm về công chức cấp xã . 9
1.2. Bồi dƣỡng công chức . 10
1.2.1. Bồi dưỡng . 10
1.2.2. Bồi dưỡng công chức . 11
1.3. Bồi dƣỡng công chức cấp xã . 14
1.3.1. Mục tiêu, hình thức bồi dưỡng công chức cấp xã . 14
1.3.2. Nội dung, chương trình bồi dưỡng công chức cấp xã . 16
1.3.3. Quản lý bồi dưỡng công chức cấp xã . 18
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng công chức cấp xã . 24
1.4. Kinh nghiệm trong bồi dƣỡng công chức cấp xã một số địa phƣơng ở
Việt Nam và bài học kinh nghiệm . 28
97 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chức trong công tác bồi dưỡng hàng năm, tránh tình trạng trùng
lắp hoặc thiếu sót trong quá trình bồi dưỡng công chức.
Chín là, tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động đánh giá các khóa bồi
dưỡng công chức bằng các hình thức khác nhau nhằm cung cấp dữ liệu phục
vụ việc điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình.
Tiểu kết Chƣơng 1
Trong Chương 1 luận văn đã tập trung vào trình bày khái quát và hệ
thống hóa các kiến thức cơ bản về bồi dưỡng công chức nói chung, bồi dưỡng
công chức cấp xã nói riêng; các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng công chức
33
cấp xã. Đây là cơ sở lý luận quan trọng trong việc xác định phương hướng,
mục tiêu cho công tác bồi dưỡng công chức của từng địa phương.
Đồng thời, qua phân tích kinh nghiệm trong bồi dưỡng công chức ở
một số địa phương trong nước và một số nước trên thế giới, từ đó rút ra các
bài học kinh nghiệm trong bồi dưỡng công chức cấp xã nói chung ở Việt Nam
trong thời gian tới.
Khung lý thuyết chung của Chương 1 là cơ sở cho việc phân tích, đánh
giá thực trạng bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh
Bình Dương trong Chương 2.
34
Chương 2:
THỰC TRẠNG BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG
2.1. Giới thiệu chung về thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng
2.1.1. Vị trí địa lý, lịch sử hình thành, kinh tế - xã hội
Sau năm 1975, Thuận An đã không ngừng thay đổi, vươn lên cùng sự
nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Thuận An
được biết đến là vùng đất giàu tiềm năng về các loại cây ăn trái đặc sản và
phát triển mạnh với ngành nghề gốm sứ, điêu khắc gỗ truyền thống.
Tháng 8/1999, thực hiện theo Nghị định số 58/1999/NĐ-CP của Chính
phủ, Thuận An được tách thành huyện Thuận An và huyện Dĩ An, trong đó
huyện Thuận An có 10 đơn vị hành chính (08 xã, 02 thị trấn), 56 khu phố, ấp.
Ngày 13/01/2011, thực hiện theo Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính
phủ, huyện Thuận An được nâng lên thành thị xã với 10 đơn vị hành chính
(07 phường, 03 thị xã).
Hiện nay, thị xã Thuận An là một trong chín đơn vị hành chính cấp
huyện của tỉnh Bình Dương với diện tích tự nhiên 84,26 km2, nằm ở phía
Nam của tỉnh Bình Dương. Phía Đông giáp thị xã Dĩ An, phía Bắc giáp thành
phố Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên, phía Tây giáp quận 12, phía Nam giáp
quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Thị xã Thuận An hiện có 10 đơn vị
hành chính cấp xã (09 phường, 01 xã), dân số thị xã Thuận An hiện nay
khoảng 520.140 người, mật độ dân số 6.173 người/km2 [32].
Trong những năm qua, thị xã Thuận An luôn là một trong những địa
phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình
Dương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP bình quân tăng
khoảng 18,5%/năm. Toàn thị xã Thuận An hiện có 03 khu công nghiệp, 02
cụm công nghiệp tập trung, thu hút 2.368 doanh nghiệp trong và ngoài nước,
35
trong đó số doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp và cụm công
nghiệp là 400 doanh nghiệp.
Các hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội đều có những chuyển
biến tích cực theo định hướng, hài hòa với phát triển kinh tế. Công tác giảm
nghèo và chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, xã hội được quan
tâm thường xuyên. Phát huy các thuận lợi về điều kiện tự nhiên, tiềm năng
kinh tế - xã hội và các thành tựu đã đạt được, các cấp, các ngành thị xã Thuận
An không ngừng phấn đấu để giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế theo
hướng ổn định và bền vững, phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết tốt các
vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị, quyết tâm xây
dựng thị xã Thuận An ngày càng phát triển.
2.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố địa lý, tự nhiện, kinh tế - xã hội đến
bồi dưỡng công chức cấp xã
Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như trên đã mang đến nhiều
thuận lợi đối với công tác bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn thị xã
Thuận An. Là một trong những địa phương trung tâm của tỉnh Bình Dương,
thị xã Thuận An luôn được lãnh đạo tỉnh Bình Dương quan tâm chỉ đạo nâng
cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính, trong đó, công tác bồi
dưỡng công chức là một trong những nội dung trọng tâm. Việc đầu tư xây
dựng các cơ sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng tại chỗ trên địa bàn thị xã
Thuận An cũng được quan tâm đầu tư thực hiện. Kinh tế phát triển nhanh, thu
ngân sách lớn cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện
đầy đủ các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của địa phương. Công
chức dễ dàng tiếp cận và đăng ký tham gia các khóa bồi dưỡng theo nhu cầu
của bản thân.
36
Trên cơ sở các quy định của Trung ương về đào tạo, bồi dưỡng được
nêu trong các văn bản, tỉnh Bình Dương đã ban hành các văn bản cụ thể hóa
như:
- Chương trình số 20-CTr/TU ngày 09/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học
– kỹ thuật và đội ngũ công nhân lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển của
Tỉnh trong giai đoạn mới;
- Quyết định số 74/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bình Dương về việc thực hiện chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương.
Thị ủy, Ủy ban nhân dân thị xã Thuận An đã ban hành các văn bản triển
khai thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân Tỉnh
như:
- Kế hoạch số 73-KH/TU, ngày 13/5/2019 của Ban Thường vụ Thị ủy
Thuận An về việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã
Thuận An giai đoạn 2018-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
- Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng được lồng ghép vào các báo cáo công tác
đào tạo, bồi dưỡng hàng năm như: Báo cáo số 155/BC-UBND ngày
18/12/2014, Báo cáo số 159/BC-UBND ngày 27/11/2015, Báo cáo số 03/BC-
UBND ngày 12/01/2017, Báo cáo số 03/BC-UBND ngày 10/01/2018, Báo
cáo số 06/BC-UBND ngày 09/01/2019.
Bên cạnh những thuận lợi như trên, chính đặc điểm về vị trí địa lý, tự
nhiên, kinh tế - xã hội cũng mang đến không ít thách thức cho công tác bồi
dưỡng công chức. Trước áp lực của nền kinh tế thị trường, cán bộ công chức
nói chung và công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Thuận An nói riêng chưa
thể dành nhiều tâm sức để tham gia các khóa bồi dưỡng được tổ chức. Áp lực
công việc của một địa phương đông dân nhập cư cũng là một trong những yếu
37
tố hạn chế chất lượng tham gia bồi dưỡng của công chức cấp xã trên địa bàn
thị xã Thuận An.
2.2. Thực trạng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Thuận
An, tỉnh Bình Dƣơng
2.2.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn
thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
Như đã trình bày ở trên, thị xã Thuận An hiện có 10 đơn vị hành chính
cấp xã (09 phường, 01 xã). Cơ cấu tổ chức, bộ máy Ủy ban nhân dân tại các
phường, xã trên địa bàn thị xã Thuận An thực hiện theo Luật tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015, cụ thể như sau:
- Ủy ban nhân dân xã, phường bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy
viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
- Ủy ban nhân dân xã, phường có nhiệm vụ:
+ Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã, phường quyết định các nội
dung về ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
hội đồng nhân dân xã, phường; quyết định dự toán ngân sách nhà nước trên
địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách xã, phường, điều chỉnh dự toán ngân sách
xã, phường trong trường hợp cần thiết, phê chuẩn quyết toán ngân sách xã,
phường, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn xã,
phường theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân
cấp, ủy quyền.
- Công chức cấp xã bao gồm 07 chức danh theo quy định.
38
2.2.2. Thực trạng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn thị xã
Thuận An, tỉnh Bình Dương
2.2.2.1. Về số lượng, cơ cấu
* Số lượng:
Tổng số cán bộ, công chức trên địa bàn thị xã Thuận An hiện nay là
645 người, trong đó, công chức thuộc Ủy ban nhân dân tại các xã, phường có
119 người (chiếm 18,5% tổng số cán bộ, công chức toàn thị xã).
Bảng 2.1. Bảng thống kê số lƣợng công chức
Đối tƣợng Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Cán bộ, công chức thị xã 645 100%
Công chức cấp xã trên địa bàn thị xã 119 18,5%
(Nguồn: Phòng Nội vụ thị xã Thuận An)
Trong tổng số 119 công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Thuận An thì
công chức cấp xã là nữ có 50 người (chiếm 42% tổng số công chức cấp xã).
Bảng 2.2. Bảng thống kê giới tính
Giới tính Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Nam 69 58%
Nữ 50 42%
(Nguồn: Phòng Nội vụ thị xã Thuận An)
* Độ tuổi:
Trong tình hình cả nước đang thực hiện việc tinh gọn bộ máy, tinh giản
biên chế như hiện nay, thị xã Thuận An là đơn vị thực hiện thí điểm của tỉnh
Bình Dương về thực hiện Nghị quyết 18 của Bộ Chính trị thì việc bố trí số
lượng công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã như trên là phù hợp, vừa đảm
bảo thực hiện theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương, vừa
đảm bảo phát huy năng lực, hiệu quả công tác của đội ngũ công chức cấp xã
như hiện nay.
39
Bảng 2.3. Bảng thống kê độ tuổi
Độ tuổi Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
<30 tuổi 07 5,9%
Từ 30 đến 45 tuổi 104 87,4%
>45 tuổi 08 6,7%
(Nguồn: Phòng Nội vụ thị xã Thuận An)
Cơ cấu độ tuổi công chức cấp xã của thị xã Thuận An tương đối trẻ,
khả năng tiếp thu, học hỏi nhanh cũng tạo thuận lợi cho công tác bồi dưỡng
công chức và đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ của địa
phương. Đây là kết quả của quá trình thực hiện trẻ hóa đội ngũ công chức và
tinh giản biên chế của thị xã Thuận An trong thời gian qua.
2.2.2.2. Về trình độ
* Trình độ chuyên môn:
Công tác tuyển chọn, đào tạo công chức cấp xã trên địa bàn thị xã
Thuân An trong thời gian qua thực hiện theo Thông tư số 06/2012/TT-BNV
ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể,
nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn, trong đó đặc biệt chú
trọng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn.
Bảng 2.4. Bảng thống kê trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Cao học 02 1,7%
Đại học 112 94,1%
Cao đẳng, trung cấp 01 0,8%
Trung học phổ thông 04 3,4%
(Nguồn: Phòng Nội vụ thị xã Thuận An)
Bảng 2.4 cho thấy, đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Thuận
An đa số đều đảm bảo về trình độ, đều có trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên
40
theo quy định về tiêu chuẩn công chức cấp xã, vẫn còn 1,7% công chức chưa
đảm bảo trình độ chuyên môn do được tuyển dụng giai đoạn trước và cũng
sắp đến tuổi nghỉ hưu theo quy đinh, trong đó tỉ lệ công chức có trình độ đại
học chiếm đa số, đây là điều kiện rất tốt cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động
công vụ tại địa phương.
* Trình độ lý luận chính trị:
Bảng 2.5. Bảng thống kê trình độ lý luận chính trị
Trình độ lý luận chính trị Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Cao cấp 0 0%
Trung cấp 49 41,2%
Sơ cấp, lớp bồi dưỡng 70 58,8%
Chưa qua bồi dưỡng 0 0%
(Nguồn: Phòng Nội vụ thị xã Thuận An)
Công tác bồi dưỡng trình độ chính trị cho đội ngũ công chức cấp xã
giúp quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước đến đội ngũ công
chức cấp xã chặt chẽ, hỗ trợ tích cực cho công tác tuyên truyền, vận động
người dân thực hiện theo chủ trương, chính sách, đồng thời nâng cao vai trò,
trách nhiệm của công chức cấp xã trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Công
chức cấp xã trên địa bàn thị xã Thuận An đều đã được tham gia các lớp đào
tạo, bồi dưỡng về chính trị, đảm bảo tiêu chuẩn quy định.
* Trình độ ngoại ngữ, tin học
Bảng 2.6. Bảng thống kê trình độ ngoại ngữ
Trình độ ngoại ngữ Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Đại học, cao đẳng 01 0,8%
Chứng chỉ 113 95%
Chưa qua bồi dưỡng 05 4,2%
(Nguồn Phòng Nội vụ thị xã Thuận An)
41
Bảng 2.7. Bảng thống kê trình độ tin học
Trình độ tin học Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Đại học, cao đẳng 0 0%
Chứng chỉ 119 100%
(Nguồn: Phòng Nội vụ thị xã Thuận An)
Việc trang bị, bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ công
chức cấp xã trên địa bàn thị xã Thuận An được thực hiện khá tốt. Bảng 2.6
cho thấy có 99,2% công chức cấp xã của thị xã Thuận An đã có chứng nhận,
chứng chỉ, bằng cấp về trình độ ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quy định.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý hành
chính của nhà nước là một trong những nội dung của tiến trình cải cách hành
chính ở nước ta nói chung và thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương nói riêng. Để
thực hiện nhiệm vụ này, đòi hỏi đội ngũ công chức cấp xã phải có trình độ sử
dụng tin học ứng dụng trong thực hiện công vụ. Theo số liệu thống kê cho
thấy, 100% công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Thuận An đều đảm bảo tiêu
chuẩn về trình độ tin học theo quy định.
Nhìn chung, kết quả phân tích thực trạng cho thấy, đội ngũ công chức
cấp xã trên địa bàn thị xã Thuận An hiện nay có số lượng và cơ cấu phù hợp
theo quy định, trình độ chuyên môn, chính trị, ngoại ngữ, tin học đều đáp ứng
tiêu chuẩn công chức cấp xã. Tuy nhiên, trong tình hình mới hiện nay, năng
lực thực tế hoạt động công vụ của một bộ phận đội ngũ công chức cấp xã trên
địa bàn thị xã Thuận An vẫn chưa theo kịp với yêu cầu thực tiễn của hoạt
động công vụ tại địa phương. Việc bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tuy
số lượng khá nhiều nhưng chất lượng còn hạn chế do nội dung, hình thức bồi
dưỡng chưa bám sát với yêu cầu công vụ thực tế, khả năng áp dụng thực tiễn
chưa nhiều. Trình độ tin học, ngoại ngữ tuy đảm bảo theo quy định nhưng
năng lực vận dụng thực tế còn hạn chế, chủ yếu công chức tự đào tạo để đảm
42
bảo tiêu chuẩn theo quy định nên chưa có hình thức kiểm tra, đánh giá năng
lực thực tế của công chức.
2.3. Thực trạng công tác bồi dƣỡng công chức cấp xã trên địa bàn
thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 2014 – 2018
2.3.1. Việc thực hiện quy trình công tác bồi dưỡng
2.3.1.1. Xác định nhu cầu, đối tượng bồi dưỡng công chức cấp xã
Việc xác định nhu cầu, đối tượng bồi dưỡng là nội dung đầu tiên và
quan trọng trong quá trình bồi dưỡng công chức cấp xã nên Ủy ban nhân dân
thị xã Thuận An luôn chú trọng trong thực hiện khâu này và xem đây là khâu
then chốt trong quá trình bồi dưỡng công chức cấp xã.
Xác định quy mô số lượng công chức, chuyên môn, trình độ, nội dung
cần bồi dưỡng sao cho phù hợp với vị trí công việc công chức là việc làm
quan trọng, giúp cho hoạt động bồi dưỡng công chức được thực hiện chính
xác và mang lại hiệu quả cao nhất, thúc đẩy nâng cao chất lượng hoạt động
của công chức và nền công vụ.
Căn cứ kế hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng theo từng giai đoạn đã
ban hành, vào cuối năm, các cơ quan tham mưu trong công tác đào tạo, bồi
dưỡng (Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ Tỉnh, Phòng Nội vụ các Huyện, Thị,
Thành phố) phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (Trường Chính trị
Tỉnh, Trường Chính trị các Huyện, Thị, Thành phố) xây dựng kế hoạch và
thực hiện các khâu trong quy trình bồi dưỡng công chức.
Vào cuối năm, Sở Nội vụ Tỉnh thông báo đến Ủy ban nhân dân các
Huyện, Thị, Thành phố về việc đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công
chức của năm sau. Ủy ban nhân dân thị xã Thuận An đã giao Phòng Nội vụ
thị xã Thuận An triển khai văn bản và yêu cầu Ủy ban nhân dân các xã,
phường trên địa bàn căn cứ tình hình hiện tại để đăng ký số lượng, nhu cầu
cần bồi dưỡng công chức để Phòng Nội vụ tổng hợp và đăng ký nhu cầu về
43
Sở Nội vụ theo thời gian quy định. Trong giai đoạn 2014 – 2018, Phòng Nội
vụ thị xã Thuận An đã ban hành các văn bản đề nghị các xã, phường báo cáo
kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng và đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng
công chức hàng năm như: Công văn số 173/NV-ĐT ngày 16/10/2014, Công
văn số 223/NV-ĐT ngày 02/5/2015, Công văn số 242/NV-ĐT ngày
09/12/2016, Công văn số 228/NV-ĐT ngày 06/12/2017, Công văn số
191/NV-ĐT ngày 26/10/2018. Trong công văn đã yêu cầu các xã, phường xác
định các lớp cần bồi dưỡng và đăng ký nhu cầu, số lượng công chức cần cử đi
bồi dưỡng.
Bên cạnh đó, Phòng Nội vụ và Sở Nội vụ cũng căn cứ vào thực tiễn
công tác bồi dưỡng công chức cấp xã trong thời gian qua cũng như yêu cầu
thực tiễn để xác định nhu cầu, đối tượng bồi dưỡng từng năm cho phù hợp.
Căn cứ Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ Nội vụ
quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, tác
giả đã tiến hành khảo sát đánh giá của công chức cấp xã trên địa bàn thị xã
Thuận An về việc xác định nhu cầu, mục tiêu bồi dưỡng công chức cấp xã,
kết quả cho thấy, chỉ báo về việc xác định nhu cầu, mục tiêu bồi dưỡng được
đánh giá ở mức khá.
Bảng 2.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá của công chức cấp xã về việc
xác định nhu cầu, mục tiêu bồi dƣỡng
TT Tiêu chí/Chỉ báo
Mức độ đánh giá
(1) Hoàn toàn không đồng ý (10) Hoàn toàn đồng ý
Trung
bình
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
Xác định nhu cầu, mục tiêu bồi dƣỡng 7.39
1.
Nhu cầu bồi dưỡng
được xác định rõ
ràng
0 0 0 6 21 17 28 23 16 8 7.02
2.
Mục tiêu khóa bồi
dưỡng được xác
định rõ ràng
1 1 5 12 33 21 18 17 5 6 6.08
(Nguồn: kết quả khảo sát)
44
Để có cơ sở phân tích, xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã
trên địa bàn thị xã Thuận An, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tiễn nhu cầu
bồi dưỡng công chức như sau:
Bảng 2.9. Bảng thống kê nhu cầu bồi dƣỡng công chức cấp xã
Nhu cầu bồi dƣỡng Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước 38 18,9
Bồi dưỡng về lý luận chính trị 28 13,9
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 42 20,9
Bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng –
An ninh
39 19,4
Bồi dưỡng kiến thức bổ trợ khác 54 26,9
(Nguồn: kết quả khảo sát)
2.3.1.2. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung bồi dưỡng
công chức cấp xã
* Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
Căn cứ các quy định pháp lý là các văn bản pháp quy của Chính phủ,
các Bộ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh như đã nêu ở mục trên, Ủy ban nhân
dân thị xã Thuận An đã cụ thể hóa thành các hướng dẫn, kế hoạch, chương
trình thực hiện để xác định cụ thể nội dung, yêu cầu và trình tự tiến hành để
đảm bảo thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thời gian qua, công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức trên
địa bàn thị xã Thuận An được thực hiện khá nghiêm túc. Kế hoạch bồi dưỡng
công chức của thị xã Thuận An được căn cứ vào kết quả xác định nhu cầu bồi
dưỡng công chức do Ủy ban nhân dân các xã, phường đăng ký và các chủ
trương, định hướng của lãnh đạo Thị ủy, Ủy ban nhân dân thị xã trong công
tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức của địa phương.
45
Trong giai đoạn 2014 – 2018, Ủy ban nhân dân thị xã Thuận An đã xây
dựng và ban hành các báo cáo tình hình thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng
của năm và lồng ghép kế hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng của năm sau như:
Báo cáo số 155/BC-UBND ngày 18/12/2014, Báo cáo số 159/BC-UBND
ngày 27/11/2015, Báo cáo số 03/BC-UBND ngày 12/01/2017, Báo cáo số
03/BC-UBND ngày 10/01/2018, Báo cáo số 06/BC-UBND ngày 09/01/2019.
Các báo cáo khái quát khá đầy đủ về tình hình thực hiện công tác đào tạo, bồi
dưỡng và thể hiện rõ số lớp, số cán bộ, công chức cần thực hiện đào tạo, bồi
dưỡng của năm.
Tuy nhiện, việc ban hành kế hoạch bồi dưỡng công chức của Ủy ban
nhân dân thị xã Thuận An cũng có những hạn chế nhất định như: chưa xác
định riêng việc bồi dưỡng công chức cấp xã của địa phương; chưa thể hiện rõ
trách nhiệm của các ban, ngành của thị xã và Ủy ban nhân dân các xã, phường
trong công tác bồi dưỡng công chức. Vì vậy, chất lượng công tác bồi dưỡng
công chức cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
* Việc xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng
Bên cạnh việc chú trọng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức hàng
năm, việc xác định nội dung, chương trình bồi dưỡng cho từng đối tượng
công chức cũng được thực hiện chặt chẽ.
Hàng năm, Phòng Nội vụ phối hợp cùng Ban Tổ chức Thị ủy Thuận An
tổng hợp các thông tin từ các xã, phường về trình độ lý luận chính trị, chuyên
môn nghiệp vụ, kiến thức quốc phòng an ninh, kiến thức pháp luật, tin học,
ngoại ngữ, Trung tâm bồi dưỡng chính trị Thị xã xây dựng chương trình và
hình thức học cho từng đối tượng để tham mưu Ban Tổ chức Thị ủy ra quyết
định cử cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng tham gia
các lớp bồi dưỡng theo nhu cầu đã đăng ký.
46
Ngoài ra, đối với những lớp bồi dưỡng có số lượng công chức đăng ký
ít, không đảm bảo điều kiện mở lớp, Phòng Nội vụ Thị xã đã phối hợp cùng
Ban Tổ chức Thị ủy giới thiệu công chức tham gia các lớp bồi dưỡng do
Trường Chính trị Tỉnh tổ chức theo phân cấp quản lý. Đồng thời, việc tự đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của công chức cũng được công chức chủ
động thực hiện vào các ngày thứ 7, chủ nhật hoặc vào buổi tối hàng tuần. Các
nội dung tự bồi dưỡng thông thường như các chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ
tin học, góp phần hỗ trợ tốt hơn cho công tác chuyên môn được giao.
Căn cứ Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ Nội vụ
quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, tác
giả đã tiến hành khảo sát đánh giá của công chức cấp xã trên địa bàn thị xã
Thuận An, theo đó, chỉ báo về hình thức bồi dưỡng được đánh giá ở mức tốt,
chỉ báo về chương trình bồi dưỡng được đánh giá ở mức khá.
Bảng 2.10: Tổng hợp ý kiến đánh giá của công chức cấp xã về hình
thức, chƣơng trình bồi dƣỡng
TT Tiêu chí/Chỉ báo
Mức độ đánh giá
(1) Hoàn toàn không đồng ý (10) Hoàn toàn đồng ý
Trung
bình
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
Hình thức tổ chức bồi dƣỡng 8.62
1.
Hình thức bồi
dưỡng phù hợp với
nội dung bồi
dưỡng
0 0 0 0 11 14 16 27 32 19 7.94
2.
Hình thức bồi
dưỡng phù hợp với
đối tượng bồi
dưỡng
0 0 0 0 0 0 2 28 25 64 9.27
3.
Hình thức bồi
dưỡng phù hợp với
thời gian bồi
dưỡng
0 0 0 0 0 0 19 25 53 22 8.66
Chƣơng trình bồi dƣỡng 7.82
1.
Chương trình được
cập nhật
0 0 0 0 0 0 0 33 28 58 9.21
47
2.
Các bên liên quan
được lấy ý kiến
phản hồi về
chương trình
3 2 7 5 19 12 31 28 12 0 6.42
(Nguồn: kết quả khảo sát)
2.3.1.3. Tổ chức bồi dưỡng công chức cấp xã
Trên cơ sở kế hoạch bồi dưỡng hàng năm và các lớp bồi dưỡng do
Trường Chính trị Tỉnh tổ chức, Phòng Nội vụ thị xã phối hợp cùng Trung tâm
Bồi dưỡng chính trị thị xã tiến hành thông báo chiêu sinh đến Ủy ban nhân
dân các xã, phường và các đơn vị trong thị xã tiến hành đăng ký danh sách cụ
thể. Căn cứ tiêu chuẩn quy định và nhu cầu thực tế được xác định, Ủy ban
nhân dân các xã, phường giới thiệu công chức tham gia các lớp bồi dưỡng.
Sau khi tổng hợp hoàn chỉnh danh sách đăng ký, Ủy ban nhân dân thị xã ra
quyết định cử cán bộ, công chức tham gia các lớp bồi dưỡng theo kế hoạch
thời gian đã xác định.
Bên cạnh việc sử dụng đội ngũ báo cáo viên hiện có của Trung tâm Bồi
dưỡng chính trị thị xã để phụ trách các chuyên đề trong bồi dưỡng, việc mời
báo cáo viên từ các đơn vị, sở ngành khác cũng được thực hiện thường xuyên
để đảm bảo chất lượng và nội dung công tác bồi dưỡng, sát với thực tế địa
phương như: Các giáo viên của Trường Chính trị Tỉnh, giáo viên Học viện
Chính trị khu vực, Học viện Hành chính, lãnh đạo các Sở, Ngành trong
Tỉnh,
Công tác bồi dưỡng công chức trên địa bàn thị xã cũng được thực hiện
theo nhiều hình thức linh hoạt. Bên cạnh các lớp ngắn hạn cập nhật về chuyên
môn, nghiệp vụ theo định kỳ thì công chức cấp xã cũng thường xuyên tự bồi
dưỡng theo nhu cầu và liên tục bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn đối
với các kiến thức bổ trợ và kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hiện công
vụ.
48
Song song quá trình tổ chức bồi dưỡng công chức, các chính sách bồi
dưỡng công chức cũng được thực hiện khá chặt chẽ theo Quyết định số
74/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
về việc thực hiện chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực tỉnh Bình Dương và các quy định hiện hành của Chính phủ.
Tuy nhiện, việc tổ chức bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn thị xã
Thuận An cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: Công tác quản lý
học viên tham gia lớp bồi dưỡng chưa chặt chẽ; Ý thức học tập của công chức
trong quá trình tham gia các lớp bồi dưỡng cũng còn chưa cao, một số học
viên mang tâm lý học đối phó mà chưa quan tâm đến kiến thức được báo cáo
viên cung cấp; Công chức vẫn phải xử lý công việc tại đơn vị trong quá trình
tham gia các lớp bồi dưỡng nên chưa tập trung cho việc học tập;
Căn cứ Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ Nội vụ
quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, tác
giả đã tiến hành khảo sát đánh giá của công chức cấp xã trên địa bàn thị xã
Thuận An về việc tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, theo đó, chỉ báo về
cơ sở vật chất và trang thiết bị được đánh giá ở mức tốt, chỉ báo về giảng viên
được đánh giá ở mức khá, chỉ báo về học viên và các hoạt động hỗ trợ học
viên được đánh giá ở mức trung bình.
Bảng 2.11: Tổng hợp ý kiến đánh giá của công chức cấp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_boi_duong_cong_chuc_cap_xa_tren_dia_ban_thi_xa_thua.pdf