MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIÊN CHỨCVÀ CÔNG TÁC BỒI
DƯỠNG VIÊN CHỨC Ở VIỆTNAM. 9
1.1. Một số khái niệm cơ bản. 9
1.1.1. Khái niệm viên chức; viên chức ngành Văn thư, lưu trữ. 9
1.1.2. Phân loại viên chức, viên chức chuyên ngành Lưu trữ. 10
1.1.3. Phân biệt giữa cán bộ, công chức và viên chức; đặc thù hoạt động của
viên chức . 11
1.1.4. Bồi dưỡng; bồi dưỡng viên chức chuyên ngành lưu trữ. 20
1.1.5. Phân biệt bồi dưỡng viên chức với bồi dưỡng cán bộ, công chức. 21
1.2. Yêu cầu của cải cách hành chính đối với đổi mới công tác bồi dưỡng viên
chức chuyên ngành Lưu trữ hiện nay. 25
1.2.1. Yêu cầu về xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức chuyên ngành Lưu
trữ chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ
điện tử, Chính phủ số. . 25
1.2.2. Yêu cầu thực tiễn về nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trữ . 30
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng chất lượng bồi dưỡng viên chức chuyên ngành
Lưu trữ. 32
1.3.1. Mục tiêu. 32
1.3.2. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng . 33
1.3.3. Chương trình bồi dưỡng. 33
1.3.4. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên. 34
1.3.5. Hoạt động bồi dưỡng và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. 36
1.3.6. Học viên . 37
1.3.7. Kinh phí và quản lý kinh phí. 38
1.4. Một số kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng viên của một số nước trên thế
giới. 39
103 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bồi dưỡng viên chức ngành văn thư, lưu trữ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỡng. Điều này được lý
giải bởi các lý do cơ bản rằng, bất cứ một hoạt động bồi dưỡng nào cũng
hướng vào kết quả “đầu ra” là người học - phải trang bị các kiến thức, kỹ
năng, phương pháp làm việc mà họ cần để đảm bảo thực hiện có chất lượng
và hiệu quả chức trách, nhiệm vụ được giao theo chức danh, vị trí việc làm.
Mặt khác, bản thân người học cũng lại là nhân tố quyết định việc tiếp nhận,
chuyển đổi những nỗ lực trong bồi dưỡng, từ các yếu tố về tổ chức, chương
trình, giảng viên thành những kết quả cụ thể. Không có sự cố gắng, nỗ lực,
chủ động của học viên thì cũng không có nhà tổ chức nào, không có một
chương trình nào và cũng không thể có một giảng viên nào dù tốt đến mấy có
thể “biến” học viên thành những viên chức chuyên nghiệp có đủ năng lực
hoàn thành nhiệm vụ được giao. Do đó, nâng cao chất lượng bồi dưỡng phải
chú ý quan tâm đặc biệt đến học viên và tất cả những điều kiện đảm bảo cho
học viên học tập tốt, học tập có hiệu quả.
Ngoài ra, để việc đánh giá chất lượng bồi dưỡng được khách quan,
chính xác cần phải thực hiện thông qua đánh giá học viên và đảm bảo cho học
viên được tham gia đánh giá. Chỉ có học viên mới có thể đưa ra những đánh
giá chính xác nhất chất lượng bồi dưỡng bởi vì chỉ có họ mới biết rõ họ đã
38
được bồi dưỡng những gì, tiếp thu được những gì và cảm nhận được những
kiến thức và kỹ năng thông qua chương trình bồi dưỡng đó thực sự giúp họ
nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ đến đâu.
1.3.7. Kinh phí và quản lý kinh phí
Trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, việc bố trí kinh phí và quản lý kinh
phí từ nguồn ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng. Thực tế cho thấy
việc quy định các chính sách đãi ngộ tốt sẽ huy động được đội ngũ chuyên gia
giỏi tham gia biên soạn những chương trình, tài liệu có chất lượng; mời được
đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy, hướng dẫn cho học viên. Việc
bố trí kinh phí kịp thời, đúng tiến độ sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng chủ động trong việc tổ chức các khóa bồi dưỡng; lựa chọn những
thời điểm thích hợp để tổ chức lớp. Và cuối cùng việc bố trí và sử dụng kinh
phí đúng mục đích sẽ đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả, công khai, minh
bạch; tránh lãnh phí, thất thoát và các rủi ro khác.
Ngoài nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp đối với các cơ sở đào
tạo, bồi dưỡng công lập, xu hướng xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng mở
ra những khả năng thu hút các nguồn kinh phí khác đáp ứng nhu cầu bồi
dưỡng viên chức trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ giữa các cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng trong và ngoài công lập. Thực tế cho thấy, những cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng thiết kế được những chương trình bồi dưỡng nâng cao chuyên môn,
nghiệp vụ ngắn hạn, thiết thực có thể độc lập hoặc thực hiện liên kết để mở
được nhiều khóa bồi dưỡng thu hút được nhiều học viên tham gia với cơ chế
học viên tự đóng góp một khoản chi phí cá nhân khi tham gia khóa bồi dưỡng,
tạo ra nguồn thu kinh phí không nhỏ cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Ví dụ như:
Trường Đại học Nội vụ, Bộ Nội vụ; Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức - Bộ Nội vụ; Trường Cán bộ quản lý khoa học, công nghệ - Bộ Khoa
học - Công nghệ; Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du
lịch - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Trường Cán bộ Lê Hồng Phong - Hà
39
Nội; Trung tâm Dịch vụ chuyển giao công nghệ - Lưu trữ thuộc Liên hiệp các
hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; Công ty Cổ phần giáo dục Việt Nam tại
Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội ...
1.4. Một số kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng viên của một số
nước trên thế giới
1.4.1.Kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng viên chức của một số nước
trên thế giới
a) Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng của Trung Quốc
Hệ thống Đào tạo, bồi dưỡng:
Những cơ sở chính của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng của Trung Quốc là
các trường hành chính các cấp, các cơ sở này thường xuyên phối hợp với
nhau và với các đơn vị sử dụng viên chức để giúp các học viên đi thâm nhập
thực tế và thực hành những kiến thức được học.
Các chương trình bồi dưỡng bao gồm:
- Chương trình bồi dưỡng cơ bản dành cho những người mới bắt đầu
làm việc và không giữ chức vụ lãnh đạo (một chương trình dành cho công
chức, viên chức ở các cơ quan trung ương và một chương trình dành cho các
công chức, viên chức ở các cơ quan địa phương);
- Chương trình bồi dưỡng cho những người quy hoạch lên vị trí lãnh đạo;
- Chương trình bồi dưỡng cho các cán bộ doanh nghiệp, đặt trọng tâm
vào việc bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng công nghệ mới;
- Các chương trình bồi dưỡng được phân loại theo vị trí công tác của công
chức, viên chức; ví dụ như viên chức ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Các chương trình bồi dưỡng theo nội dung được bồi dưỡng; ví dụ như
các khóa học về pháp luật, về kinh tế, bảo vệ môi trường, xây dựng đảng;
- Các chương trình thiết kế theo tính chất công việc của viên chức; ví
dụ như giám sát y tế, quản lý nhân sự, tuyên truyền;
40
Ngoài ra các chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức còn
được phân ra theo thời gian đào tạo của chương trình (dài hạn, ngắn hạn...)
Nội dung cần giảng dạy của chương trình: Chương trình lý luận chính;
Chương trình pháp luật; Chương trình quản lý hành chính; Chương trình về
phát triển kinh tế, xã hội.
Các chương trình đặc biệt được thiết kế chủ yếu theo các yêu cầu khác
nhau của công chức, viên chức trong các nhóm khác nhau và ở các cấp độ khác
nhau, chủ yếu cho các chuyên ngành và các cấp độ của chuyên ngành đó, vi dụ
viên chức mới được vào làm thì học khóa học có các nội dung về vị trí, chức
năng của Chính phủ, kỹ năng điều tra, nghiên cứu, viết các báo cáo, tài liệu
Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng được Trung Quốc quan tâm,
chủ yếu được xây dựng dựa vào vị trí của công chức, viên chức. Thông
thường một khóa học của công chức, viên chức bao gồm khóa học cơ bản và
khóa học chuyên môn, gọi là mô hình “cơ bản + chuyên môn”. Trong đó,
khóa học cơ bản đi sâu vào các nội dung như: Về học thuyết chính trị, về luật
hành chính, về hành chính công, về phát triển kinh tế - xã hội...; khóa học
chuyên môn thường được thiết kế dựa vào các nhu cầu khác nhau của công
chức ở các nhóm và các cấp khác nhau, thể hiện tính chuyên môn trong đào
tạo cho các cấp và các loại công chức khác nhau. Tỷ lệ của các khóa học
thường được sắp xếp là 30% cơ bản và 70% chuyên môn.
Để đánh giá quá trình đào tạo, bồi dưỡng nắm bắt được sự thay đổi
trong quá trình thực thi công vụ của công chức, Trung Quốc chú trọng đánh
giá quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Có hai cách thức đánh giá chủ yếu là đánh
giá thái độ học tập và kết quả học tập. Việc đánh giá thái độ học tập dựa vào
việc học viên tham gia đầy đủ thời gian đào tạo theo quy định và việc chấp
hành kỷ luật nghiêm túc. Nội dung đánh giá bao gồm cả tỷ lệ tham gia các giờ
học trên lớp, các sáng kiến hội thảo và các quan điểm đúng đắn. Kết quả học
41
tập được đánh giá dựa trên số điểm của các bài kiểm tra, tiểu luận, đề tài. Việc
đánh giá học viên trong trường được thực hiện dưới hình thức “Mẫu đăng ký
đánh giá đào tạo công chức”, đó là những thông tin phản hồi tới cơ quan, đơn
vị mà học viên đang công tác. Đây là một trong những cơ sở cho quy trình
kiểm tra và đánh giá hàng năm của các bộ phận tổ chức nhân sự.
Có thể nói công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của Trung Quốc khá
linh hoạt song vẫn theo đúng nguyên tắc: Công khai, công bằng, cạnh tranh,
chọn được người giỏi; lý luận gắn với thực tế, học tập gắn liền với ứng dụng,
coi trọng hiệu quả thiết thực; không bồi dưỡng đủ thì không đề bạt. Đặc biệt,
Trung Quốc rất chú trọng rèn luyện năng lực thực hành của công chức, viên
chức trong thực tiễn, coi đây là một trong ba tố chất chủ yếu tạo nên phẩm
chất của họ đó là trình độ lý luận chính trị, năng lực hoạt động thực tiễn và
đức tính tự trọng, tự lập.
b) Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng của Pháp
Nước Pháp luôn đánh giá cao vai trò của đội ngũ công chức, viên chức,
coi đó là lực lượng có ý nghĩa quyết định trong xây dựng và quản lý một nhà
nước pháp quyền hiện đại, hướng tới mục tiêu phục vụ cộng đồng dân cư và
xã hội với hiệu quả cao nhất, chất lượng tốt nhất. Vì vậy, việc nâng cao chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trở thành một trong những
điều kiện có tính quyết định để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý của
nền hành chính Pháp. Công chức, viên chức Pháp được phân thành ba loại
chính: A, B, C. Công chức loại A là công chức lãnh đạo cấp vụ, cục, tổng cục
(A’ là công chức lãnh đạo cấp phòng). Công chức loại A và A’ phải có trình
độ đào tạo đại học trở lên. Công chức loại B là công chức thực thi nhiệm vụ,
có thể tốt nghiệp phổ thông. Công chức loại C là công chức bậc thấp, không
qua đào tạo.
Hệ thống các cơ quan, tổ chức quản lý và đào tạo, bồi dưỡng viên chức
của Pháp gồm:
42
- Các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng kinh tế; các trung tâm đào tạo, giáo
dục và các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng tư nhân.
Đối với các ngành khác nhau có các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng với chế độ
đào tạo, bồi dưỡng khác nhau, như Bộ Thiết bị: Có Trường Cầu đường (đào
tạo, bồi dưỡng kỹ sư bậc cao); Trường Công chính (đào tạo, bồi dưỡng kỹ sư
bậc trung); có hai trường kỹ thuật đào tạo, bồi dưỡng nhân viên và có 10 trung
tâm đào tạo liên vùng để đào tạo nghề cho nhân viên.
Các hình thức bồi dưỡng công chức, viên chức ở Pháp gồm: Bồi dưỡng
ban đầu cho người mới được tuyển dụng; bồi dưỡng thi nâng ngạch; bồi dưỡng
thường xuyên.
Để tạo điều kiện và khuyến khích cho công chức tích cực học tập, nâng
cao trình độ, năng lực, kỹ năng nghiệp vụ công tác, Pháp có những quy định:
trong 3 năm, nếu công chức, viên chức không được bồi dưỡng thì có quyền đề
nghị được đi bồi dưỡng hoặc đề nghị giải thích vì sao họ không được cử đi
bồi dưỡng. Công chức, viên chức có thể xin nghỉ tạm thời để đi bồi dưỡng
hoặc nghỉ không lương để nghiên cứu hay chuẩn bị thi nâng ngạch.
Một trong những cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công
chức, viên chức là cuộc gặp gỡ, thảo luận giữa công chức, viên chức và người
lãnh đạo trực tiếp về công việc. Xuất phát từ nhu cầu của cá nhân và của cơ
quan, bộ phận nhân sự tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chung cho cơ
quan trên cơ sở ngân sách cho phép.
Trường Hành chính Quốc gia (ENA) là trường đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ lãnh đạo cao cấp của Pháp, mang tính liên ngành, liên bộ và mang tính
thực hành, tập trung vào phát triển năng lực lãnh đạo. Đối tượng đào tạo, bồi
dưỡng của ENA là công chức lãnh đạo trung ương, địa phương và học viên
quốc tế. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng rất đa dạng, linh hoạt theo yêu cầu cụ
thể trên nhiều lĩnh vực. ENA không có đội ngũ giáo viên biên chế, mà chỉ có
mạng lưới các giáo viên thỉnh giảng, cộng tác viên ở các bộ, địa phương, tư
nhân, tổng cộng khoảng 800 người.
43
Chương trình bồi dưỡng:
Chương trình bồi dưỡng chủ yếu đến 90% là dựa trên các tình huống
thực tế, ít lý thuyết. Giảng viên là những công chức của các bộ được mời đến
giảng dạy và đưa ra những tình huống cho học viên xử lý. Có ít nhất 50% thời
gian khoá học là học thực tế tại các cơ quan hành chính. Thí dụ, một môn học
sẽ dành ¼ thời gian học lý thuyết, còn ¾ thời gian đi thực tập, tham gia trực
tiếp xử lý công việc tại các cơ quan. Thực tế cho thấy, việc bồi dưỡng như
vậy mang lại hiệu quả thiết thực, cụ thể, đáp ứng nhu cầu của cơ quan, của
người học, tránh được lối đào tạo, bồi dưỡng công chức theo kiểu lý thuyết,
sách vở, kinh nghiệm chủ nghĩa, xa rời thực tiễn. Phương pháp học tập nêu
trên buộc người học và người dạy phải chủ động, không phụ thuộc sách vở
mà phải độc lập suy nghĩ, sáng tạo để tiếp thu kiến thức, nâng cao trình độ và
khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống cụ thể trong thực
tiễn cuộc sống.
Để thực hiện chương trình bồi dưỡng đạt kết quả tốt, giảng viên tiến
hành các bước đánh giá khóa học thông qua việc đánh giá từng đối tượng học
viên để biết kết quả đạt được đến đâu và cần điều chỉnh những gì trong quá
trình giảng dạy.
1.4.2. Một số vấn đề rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác bồi
dưỡng viên chứcở Việt Nam
Từ những kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của
những quốc gia trên, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm cho công tác
bồi dưỡng viên chức ở nước ta như sau:
Một là, phải xác định đúng đắn, đầy đủ, chính xác mục tiêu của bồi
dưỡng đội ngũ viên chức nói chung và viên chức chuyên ngành Lưu trữ nói
riêng trong cải cách hành chính nước ta theo giai đoạn, với lộ trình cụ thể.
Hai là, về hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng viên chức cần phải tăng
cường chỉ đạo thống nhất công tác đào tạo, bồi dưỡng từ trung ương đến địa
phương, đồng thời thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, rành mạch hợp lý
44
về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp, các trường đối với công tác đào tạo,
bồi dưỡng; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, giữa cơ
quan chủ trì với cơ quan phối hợp. Đồng thời có thể học tập kinh nghiệm của
các nước tiên tiến với việc huy động các cơ sở đào tạo như các trường đại
học, các viện nghiên cứu thuộc hệ thống giáo dục quốc dân tham gia vào quá
trình đào tạo, bồi dưỡng viên chức.
Ba là, xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động bồi dưỡng
viên chức. Hệ thống văn bản pháp quy về đào tạo, bồi dưỡng viên chức cần có
những quy định cụ thể để có thể huy động các viện nghiên cứu, các trường đại
học tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng viên chức. Đồng thời cũng quy
định về những chương trình, nội dung bắt buộc mà viên chức phải được bồi
dưỡng trước khi giao giữ vị trí việc làm cụ thể mới, hay được bổ nhiệm, thăng
tiến vào chức danh lãnh đạo, quản lý.
Bốn là, xây dựng các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho viên chức
theo hướng gắn với vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp của viên chức;
gắn với thực tiễn; bám sát nhu cầu và đòi hỏi của thực tiễn; gắn bồi dưỡng lý
thuyết với thực hành.
Năm là, đội ngũ giảng viên đóng vai trò quyết định đối với chất lượng
bồi dưỡng viên chức. Vì vậy cần tiếp tục tăng cường xây dựng, nâng cao chất
lượng, đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Chú trọng xây
dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, thỉnh giảng, gồm các nhà quản lý, các
nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực đạt được một tỷ lệ
thích đáng đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng
ngày càng cao của viên chức.
Sáu là, các đơn vị, cơ quan quản lý, sử dụng viên chức phải đầu tư kinh
phí, khai thác tốt các nguồn kinh phí để phục vụ cho công tác bồi dưỡng nâng
cao trình độ, năng lực làm việc của đội ngũ viên chức, đáp ứng yêu cầu lãnh
đạo, quản lý và vị trí việc làm để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả
các hoạt động sự nghiệp và đáp ứng nhu cầu dịch vụ công cộng.
45
46
Tổng kết Chương 1
Chương 1 đã hệ thống hóa những cơ sở khoa học cơ bản về bồi dưỡng
viên chức nói chung và viên chức chuyên ngành Luư trữ nói riêng. Cụ thể đã
đưa ra các khái niệm về công chức, viên chức, khái niệm về đào tạo, bồi
dưỡng; khái niệm về vị trí việc làm về chức danh nghề nghiệp viên chức.
Thông qua các nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức theo vị trí việc làm nêu
lên vai trò và các đặc điểm của đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính; các
yếu tố tác động đến chất lượng, hiệu quả ĐT, BD công chức như: chức năng
ĐT, BD; Khung thể chế chính sách về ĐT, BD; Nội dung, chương trình tài
liệu ĐT, BD; Hình thức và phương pháp ĐT, BD; Tài chính cho đào tạo, bồi
dưỡng; Quy trình ĐT, BD
Thông qua các cơ sở khoa học, chương này đã làm rõ đặc điểm của
công tác bồi dưỡng viên chức chuyên ngành Lưu trữ và phân biệt với cách
loại hình đào tạo, bồi dưỡng khác. Từ đó khẳng định cần phải tăng cường
công tác bồi đưỡng viên chức chuyên ngành Lưu trữ thường xuyên, liên tục
để trang bị kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ cho đội ngũ viên chức chuyên
ngành Lưu trữ. Bên cạnh đó, cũng đã đề cập đến kinh nghiệm đào tạo, bồi
dưỡng công chức, viên chức ở các nước có nền hành chính phát triển trên thế
giới, qua đó đúc kết, rút ra bài học tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng ở
Việt Nam hiện nay đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ
điện tử, Chính phủ số.
47
Chương 2
THỰC TRẠNGBỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC NGÀNH VĂN THƯ,
LƯU TRỮ Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng về số lượng, trình độ đào tạo viên chức ngành Văn
thư, Lưu trữ hiện nay
2.1.1. Đội ngũ viên chức chuyên ngành Lưu trữ tại Cục Văn thư và
Lưu trữ nhà nước
Tính đến tháng 11 năm 2010, tổng số biên chế viên chức làm công tác
Lưu trữ có mặt tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục Văn thư và
lưu trữ nhà nước là 248 người. Trong đó: Lưu trữ viên hạng II là 32 người
(chiếm tỷ lệ 12,9%); Lưu trữ viên hạng III là 149 người (chiếm tỷ lệ 60,1%),
Lưu trữ viên hạng IV là 67 người (chiếm tỷ lệ 27,0%)1.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu viên chức chuyên ngành Lưu trữ theo chức danh
nghề nghiệp tại Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
1 Theo Báo cáo tình hình thực hiện Luật Lưu trữ từ năm 2012 đến năm 2019 phục vụ Hội nghị Tổng
kết Luật Lưu trữ năm 2011
13%
60%
27%
Lưu trữ viên hạng II
Lưu trữ viên hạng III
Lưu trữ viên hạng IV
48
Số lượng viên chức có trình độ trên đại học là 44 người (chiếm tỷ lệ
17,7%), số lượng viên chức có trình độ đại học là 142 người (chiếm tỷ lệ
57,3%), số lượng viên chức có trình độ Cao đẳng là 14 người (chiếm tỷ lệ
5,7%), số lượng viên chức có trình độ trung cấp là 48 người (chiếm tỷ lệ
19,3%)2.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu viên chức chuyên ngành Lưu trữ theo trình độ đào
tạo tại Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
2.1.2 Đội ngũ viên chức chuyên ngành Lưu trữ tại các địa phương
Tính đến tháng 11/2020, tổng số biên chế viên chức chuyên ngành Lưu
trữ có mặt tại các Trung tâm lưu trữ lịch sử các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ươnglà 1.163 người (bình quân mỗi tỉnh khoảng 18 người). Trong đó:
Lưu trữ viên hạng II là 174 người (chiếm tỷ lệ 15,0%); Lưu trữ viên hạng III
là 640 người (chiếm tỷ lệ 55,0%), Lưu trữ viên hạng IV là 349 người (chiếm
tỷ lệ 30,0 %)3.
2 Theo Báo cáo tình hình thực hiện Luật Lưu trữ từ năm 2012 đến năm 2019 phục vụ Hội nghị Tổng
kết Luật Lưu trữ năm 2011
3 Theo Báo cáo tình hình thực hiện Luật Lưu trữ từ năm 2012 đến năm 2019 phục vụ Hội nghị Tổng
kết Luật Lưu trữ năm 2011
18%
57%
6%
19%
Trên đại học
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
49
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu viên chức chuyên ngành Lưu trữ theo chức danh
nghề nghiệp tại các địa phương.
Số lượng viên chức có trình độ trên đại học là 170 người (chiếm tỷ lệ
14,6%), số lượng viên chức có trình độ đại học là 648 người (chiếm tỷ lệ
55,7%), số lượng viên chức có trình độ Cao đẳng là 78 người (chiếm tỷ lệ
6,7%), số lượng viên chức có trình độ trung cấp là 267 người (chiếm tỷ lệ
23,0%)4.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu viên chức chuyên ngành Lưu trữ theo trình độ đào
tạo tại các địa phương.
4 Theo Báo cáo tình hình thực hiện Luật Lưu trữ từ năm 2012 đến năm 2019 phục vụ Hội nghị Tổng
kết Luật Lưu trữ năm 2011
15%
55%
30%
Lưu trữ viên hạng II
Lưu trữ viên hạng III
Lưu trữ viên hạng IV
14.6%
55.7%
6.7%
23.0%
Trên đại học
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
50
2.2. Thực trạng về công tác bồi dưỡng viên chức chuyên ngành Lưu
trữ hiện nay.
2.2.1. Thực trạng về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
công tác bồi dưỡng viên chức và viên chức chuyên ngành Lưu trữ
Giai đoạn 2010 đến nay, chúng ta đã có một hệ thống các văn bản pháp
luật về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức, khá đầy đủ. Cụ thể:
- Nghị định số 125/2011/NĐ-CP ngày 30/12/2011 của Chính phủ quy
định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, lực lượng vũ trang nhân dân;
- Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định
về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (đã được thay thế bởi Nghị định
số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng,
sử dụng và quản lý viên chức.
- Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017
của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (thay thế
Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04/12/2014 quy định, hướng dẫn công
tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức; thay thế các điều 16, 17 và 18 Thông tư số
15/2012/TT-BNV ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về
tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng
đối với viên chức; Thông tư số 06/2014/TT-BNV ngày 09/8/2014 của Bộ Nội
vụ hướng dẫn chế độ báo cáo định kỳ hàng năm về hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của trường trong các cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân).
51
- Thông tư số 13/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành
lưu trữ.
- Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn
2016 - 2025
- Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 06/6/2011 của
Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục, đào tạo quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm
việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
Các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng viên chức nói
chung đã tạo ra hành lang pháp lý và định hướng hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng viên chức rõ nét. Cụ thể:
- Quy định rõ mục tiêu, nguyên tắc và chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên
chức; chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức; nội dung, chương trình, chứng chỉ
đào tạo, bồi dưỡng công chức; phân công, phân cấp tổ chức và quản lý đào
tạo, bồi dưỡng, viên chức. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ quản lý đối tượng viên chức loại nào, ngành nghề nào thì phải có trách
nhiệm xây dựng, ban hành chương trình tài liệu bồi dưỡng và hướng dẫn, tổ
chức bồi dưỡng viên chức theo loại và ngành nghề theo chương trình tài liệu
ấy. Việc bồi dưỡng viên chức phải được xây dựng và thực hiện theo quy
hoạch, kế hoạch cụ thể của cấp, ngành và địa phương.
- Quy định rõ hình thức bồi dưỡng, bao gồm: Bồi dưỡng tập trung, bán
tập trung, bồi dưỡng từ xa (E-learning).
- Quy định về đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn,
nhiệm vụ và chính sách, chế độ đối với giảng viên; điều kiện và quyền lợi,
52
trách nhiệm của, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; kinh phí đào tạo,
bồi dưỡng
- Đào tạo, bồi dưỡng viên chức phải đáp ứng theo yêu cầu cải cách
hành chính.
- Tăng cường phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương đối với việc tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức: tổ chức và quản lý đào tạo, bồi
dưỡng; tạo lập cơ sở pháp lý để kiểm soát chất lượng đào tạo, bồi dưỡng viên
chức; bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan quản lý, đơn vị
sử dụng viên chức trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới hình thức, nội
dung chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng
lực chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức.
Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bồi dưỡng viên chức
chuyên ngành Lưu trữ còn thiếu Thông tư quy định điều kiện các cơ sở đào tạo,
nghiên cứu được tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng viên chức chuyên
ngành Lưu trữ. Đây là văn bản rất quan trọng để tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng
viên chức chuyên ngành Lưu trữ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
2.2.2. Thực trạng về chương trình, tài liệu bồi dưỡng viên chức
chuyên ngành Lưu trữ
a) Các chương trình bồi dưỡng theo hạng viên chức chuyên ngành Lưu trữ
Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nâng
cao chất lượng viên chức chuyên ngành Lưu trữ, Bộ Nội vụ đã ban hành các
Chương trình bồi dưỡng viên chức theo ngạch Lưu trữ viên hạng II, hạng III
và hạng IV qy định các nội dung chương trình về Lý luận chính trị; kiến thức
quốc phòng và an ninh; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức quản
lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề
nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế; tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ, cụ thể
như sau:
53
- Quyết định số 161/QĐ-BNV ngày 26/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng theo tiêu
chuẩn chức danh Lưu trữ viên trung cấp (hạng IV). Chương trình gồm 14
chuyên đề giảng dạy và 02 chuyên đề báo cáo, được chia thành 2 phần chính:
(1) Kiến thức chung
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_boi_duong_vien_chuc_nganh_van_thu_luu_tru_dap_ung_y.pdf