Luận văn Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC. iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN. vii

DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT . ix

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .x

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4

4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ đề tài .5

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .5

5.1. Cơ sở lý luận.5

5.2. Phương pháp nghiên cứu.5

6. Kết cấu luận văn .6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM

VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ .7

1.1. Tổng quan về vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh.7

1.1.1. Sự ra đời của tỉnh Quảng Ninh.7

1.1.2. Vị trí địa lý .7

1.1.3. Điều kiện tự nhiên .8

1.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội .10

pdf105 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Quyết định này sau đó được thay thế bởi Quyết định 2895/2015/QĐ- UBND ngày 30 tháng 9 năm 2015. Để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học, công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, ngày 28 tháng 11 năm 2013, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 3262/2013/QĐ-UBND “ V/v áp dụng một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nhà đầu tư vào khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Quảng Ninh”. Ưu đãi về đất đai, ưu đãi về thuế, ưu đãi về vốn tín dụng, hỗ trợ đầu tư được quy định từ Điều 5 đến Điều 8 Chương II, Quyết định 3262/2013/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2013 quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, thu hút đầu tư và đặc biệt là đầu tư nước ngoài là một nguồn lực hoàn toàn mới và vô cùng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần tích cực để Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền tảng thể chế ban đầu về đầu tư kinh doanh, về kinh tế thị trường. Quảng Ninh là một địa phương tiềm năng với điều kiện về nguồn tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế xã hội thích hợp để phát triển mạnh về đầu tư nước ngoài. Với những chính sách, cơ chế đặc thù phân tích nêu trên đã tạo điều kiện rất lớn cho Quảng Ninh thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào địa phương. Đóng góp quan trọng vào việc duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu trong những năm gần đây của địa phương. Đổi mới, dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế địa phương sang tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ mà vẫn hài hòa phát triển nền nông nghiệp vốn là thế mạnh của địa phương với chính sách pháp luật ưu đãi đầu tư riêng của địa phương đối với lĩnh vực này. 37 Kết luận Chương 1 Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học – công nghệ như hiện nay. Đầu tư luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào, dù phát triển hay đang phát triển. Nhà nước luôn tìm mọi cách để thu hút, duy trì và phát triển tốt môi trường đầu tư, tạo điều kiện tối ưu để thu hút các nhà đầu tư tham gia vào những địa phương, ngành, nghề lĩnh vực thiết yếu theo quy hoạch. Quảng Ninh là một tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, giao thông đi lại thuận tiện với các thành phố lớn trong cả nước và các quốc gia khác. Bên cạnh đó, nguồn lao động dồi dào cùng với nền kinh tế công nghiệp khoáng sản phát triển mạnh cho thấy Quảng Ninh là một tỉnh có đầy đủ điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội để đầu tư phát triển các trong nhiều lĩnh vực. Pháp luật Việt Nam về các biện pháp bảo đảm, khuyến khích đầu tư được quy định đầu tiên tại Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đến nay đã đang dần hoàn thiện và phát triển hơn nữa trên cơ sở bảo đảm hàng rào pháp lý vững chắc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực đầu tư, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn để đầu tư vào một số địa bàn, ngành nghề, lĩnh vực theo quy hoạch phát triển của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, các quy định về pháp luật bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư được quy định tại Luật Đầu tư 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, các chính sách về bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư cũng được quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. 38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 2.1. Khái quát thực trạng áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư tại Việt Nam hiện nay 2.1.1. Những kết quả đạt được Ngay từ khi mới bắt đầu Đổi mới, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã có những quy định ban đầu về ưu đãi đầu tư, tập trung chủ yếu vào biện pháp giảm thuế lợi tức. Luật Đầu tư nước ngoài 1996 cũng có các biện pháp ưu đãi đầu tư gồm cả thuế nhập khẩu và thuế lợi tức. Đối với các nhà đầu tư trong nước, phải đến năm 1994 mới có Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, sau được thay thế bằng Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998. Sau khi Luật Đầu tư 2005 được ban hành, nhằm tương thích với các quy định của WTO, chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam đã có sự thống nhất, không còn phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Nhiều tiêu chí để xác định đối tượng được ưu đãi thuế cũng được điều chỉnh, bãi bỏ như không còn ưu đãi thuế đối với hàng xuất khẩu (trợ cấp xuất khẩu) hoặc với hàng hoá có tỷ lệ nội địa hoá cao. Đối tượng ưu đãi thuế dựa trên 2 tiêu chí chính: ưu đãi theo địa bàn (khó khăn và đặc biệt khó khăn) và theo lĩnh vực. Đặc biệt, Luật đầu tư 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 thay thế Luật đầu tư 2005 đã khắc phục được một số hạn chế trong các quy định về pháp luật đầu tư nói chung và mở rộng hơn quyền lợi cho nhà đầu tư liên quan đến các chính sách về các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư. Qua đó có thể thấy, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về đầu tư trong đó ngày càng hoàn thiện chính sách về các biện pháp bảo đảm, khuyến khích đầu tư để thu hút nguồn vốn, quản lý hoạt động đầu tư, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế. Nhờ đó hoạt động đầu tư tại nước ta trong những năm gần đây ngày càng sôi động, không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà còn thu hút nhiều tập 39 đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp lớn với công nghệ hiện đại; quy mô vốn và chất lượng dự án tăng, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người lao động; nâng cao trình độ, năng lực sản xuất; tăng thu ngân sách nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. - Số lượng doanh nghiệp đã đăng ký thuế và đang hoạt động tăng qua các năm: năm 2011 là 457.217 doanh nghiệp đến năm 2017 là 561.064 doanh nghiệp.6 - Nhờ chính sách ưu đãi đối với khu công nghiệp, số lượng Khu công nghiệp (KCN) của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Từ con số 01 KCN năm 1991, lên đến 260 KCN năm 2010 và 326 KCN năm 2017.7 - Sau 30 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã không ngừng tăng. Năm 2010, vốn đầu tư thực hiện đạt 11 tỷ USD, tới năm 2015 đã đạt 14,5 tỷ USD, và tới năm 2016 đã đạt 15,8 tỷ USD. Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam đã thu hút được trên 25.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng mức đầu tư đăng ký hơn 333 tỷ USD. Đến nay, 129 quốc gia/vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam. Các dự án FDI đã hiện diện tại 63/63 địa phương, vốn FDI cũng đã được đầu tư vào 19/21 ngành nghề sản xuất kinh doanh của Việt Nam.8 - Khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Số thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN luôn tăng trưởng ổn định. Năm 2012, khu vực ĐTNN đóng góp vào NSNN (chưa kể thu từ dầu thô) hơn 83 nghìn tỷ đồng, năm 2013 hơn 111 6 Tổng cục thống kê, BÁO CÁO: Bộ chỉ tiêu chủ yếu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp cả nước và các địa phương năm 2017 và giai đoạn 2010-2017 (Tài liệu tại Họp báo ngày 13/10/2018) 7 Tổng cục thống kê, BÁO CÁO: Bộ chỉ tiêu chủ yếu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp cả nước và các địa phương năm 2017 và giai đoạn 2010-2017 (Tài liệu tại Họp báo ngày 13/10/2018) 8 Bộ Kế hoạch và đầu tư, (2018) Báo cáo “30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới”, 0nam%20-%20Vietnamese.pdf 40 nghìn tỷ đồng, năm 2014 hơn 123 nghìn tỷ đồng, năm 2015 hơn 140 nghìn tỷ đồng, đến năm 2016 là 161 nghìn tỷ đồng, tăng gần gấp đôi con số năm 2012.9 - Số liệu tổng hợp báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp có vốn FDI từ năm 2011 đến năm 2017 cho thấy, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) có vốn FDI luôn duy trì tăng trưởng ở mức cao. Tính riêng trong năm 2017, doanh thu của DN có vốn FDI tăng 28% so với năm 2016. Tốc độ tăng doanh thu nói trên cao hơn tốc độ tăng tài sản (22%) và tốc độ tăng của vốn đầu tư của chủ sở hữu (14%) cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN có vốn FDI rất thuận lợi.10 Qua các số liệu trên cho thấy, các chính sách về bảo đảm, khuyến khích đầu tư đã góp phần nhất định vào việc động viên, thu hút các nguồn lực đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu và bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng. Bảo đảm mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển, phù hợp với các điều ước, cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia hoặc đang trong quá trình đàm phán.Tạo ra môi trường minh bạch, thuận lợi thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp mới được thành lập hoặc đầu tư thêm vốn, mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất. Thông qua chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế thuế đã có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, qua đó bảo đảm nguồn thu cho NSNN. 2.1.2. Hạn chế, bất cập trong việc áp dụng các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về các biện pháp bảo đảm, khuyến khích đầu tư Bên cạnh những kết quả đạt hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với xu hướng cạnh tranh thu hút đầu tư gay gắt từ các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong đó, hệ thống pháp luật cùng với môi trường đầu tư được Nhà nước ta quan 9 Bộ Kế hoạch và đầu tư, (2018) Báo cáo “30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới”, %20-%20Vietnamese.pdf 10 TS. Nguyễn Thị Việt Nga, “ Bàn về chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam đối vưới doanh nghiệp FDI” Tạp chí Tài chính ngày 03/11/2019. 41 tâm cải thiện nhất là cải cách thủ tục hành chính nhưng so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới thì hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến các chính sách bảo đảm, khuyến khích đầu tư giữa các văn bản luật chưa thật sự rõ ràng, còn chồng chéo, không thống nhất giữa các văn bản luật gây khó khăn cho nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Cụ thể như sau: - Bất cập trong vận dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư. Một trong những biện pháp bảo đầu tư đảm quan trọng nhất được quy định trong Luật Đầu tư là bảo đảm quyền sở hữu tài sản. Đây được coi như cam kết của nhà nước đối với nhà đầu tư khi thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Luật Đầu tư ngoài số 4 HĐND 8 ngày 19/12/1087 quy định về bảo đảm quyền sở hữu tài sản như sau: “Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản của các tổ chức, cá nhân nước ngoài không bị trưng dụng hoặc tịch thu bằng biện pháp hành chính, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá. ” (Điều 21). Quy định này sau đó được sửa đổi để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn như sau: “Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước quyết định trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của nhà đầu tư, thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo thời giá thị trường tại thời điểm công bố quyết định trưng mua hoặc trưng dụng và được tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư vào lĩnh vực, địa bàn thích hợp.” (khoản 2 Điều 6 Luật số 03/1998/QH10 ngày 20/5/1998) “Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính ”(khoản 1 Điều 6 Luật số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005). 42 “Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính” (khoản 1 Điều 9 Luật số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014). Tuy nhiên thực tế khi áp dụng, vận dụng các quy định của pháp luật đã có những cách hiểu sai hoặc không vận dụng đúng gây thiệt hại lớn, đơn cử như vụ kiện thế kỷ Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ Việt Nam ra Trung tâm trọng tài Quốc tế ICC đòi 1,25 tỷ đô la Mỹ về việc vi phạm biện pháp bảo đảm đầu tư, cụ thể là vi phạm cam kết đối với nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một bài học sâu sắc cho các cơ quan quản lý trong việc thực hiện áp dụng các quy định về pháp luật đối với bảo đảm đầu tư. - Sự chưa thống nhất của quy định pháp luật về việc xác định phạm vi áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo quy định tại Điều 15 và điểm e khoản 1 Điều 16 Luật Đầu tư năm 2014, dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề nông nghiệp tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP được áp dụng hình thức ưu đãi đầu tư về thuế TNDN. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều dự án đầu tư nông nghiệp đã không được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định trên. Theo quy định tại điểm đ khoản 2, khoản 3 Điều 15 của Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-BTC ngày 26/5/2015 của Bộ Tài chính thì để được hưởng ưu đãi về thuế doanh nghiệp còn phải đáp ứng các điều kiện sau: “Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: - Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ thời điểm được phép đầu tư lần đầu theo quy định của pháp luật về đầu tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 (mười) nghìn tỷ đồng/năm chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu. 43 - Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ thời điểm được phép đầu tư lần đầu theo quy định của pháp luật về đầu tư và sử dụng thường xuyên trên 3.000 lao động chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu. Số lao động sử dụng thường xuyên được xác định theo quy định của pháp luật về lao động.” Như vậy, việc xác định phạm vi đối tượng ưu đãi đầu tư nông nghiệp giữa Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành chưa thống nhất. Cụ thể, khi đối chiếu quy định nêu trên tại điểm đ khoản 2 Điều 15 của Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-BTC ngày 26/5/2015 của Bộ Tài chính với quy định của Luật Đầu tư năm 2014, nhận thấy nhiều ngành, nghề nông nghiệp thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư với hình thức ưu đãi thuế TNDN nhưng căn cứ vào Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được ưu đãi. Mặc dù, việc áp dụng từng hình thức ưu đãi cụ thể đối với dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhưng với cách quy định của hai văn bản trên đã tạo ra sự chưa thống nhất trong quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhà đầu tư và gây khó khăn cho chính cơ quan có thẩm quyền khi áp dụng quy định này. - Vướng mắc trong quy định về điều kiện áp dụng ưu đãi thuế TNDN đối với dự án đầu tư mở rộng. Theo khoản 6 Điều 18 Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-BTC ngày 14/9/2015 của Bộ Tài chính chỉ những dự án đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi thuế TNDN theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng một trong ba tiêu chí theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 18 của Văn bản hợp nhất số 26/VBHN- BTC ngày 14/9/2015 của Bộ Tài chính mới thuộc diện hưởng ưu đãi là dự án đầu tư mở rộng. Đồng thời điểm a khoản 6 Điều 18 của Văn bản hợp nhất số 26/VBHN- 44 BTC ngày 14/9/2015 có định nghĩa về dự án đầu tư mở rộng như sau: “Doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động như mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất (gọi chung là dự án đầu tư mở rộng)”. Tuy nhiên, theo quy định tại điều 3 Luật Đầu tư 2014 định nghĩa đầu tư mở rộng là: “Dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển dự án đang hoạt động đầu tư kinh doanh bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.”. Như vậy theo quy định trên, với cách xác định “dự án đầu tư mở rộng” theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp làm phát sinh hai vấn đề là: (i) Phạm vi xác định dự án nào là dự án đầu tư mở rộng bị thu hẹp so với Luật Đầu tư năm 2014; (ii) Cách hiểu về khái niệm dự án đầu tư mở rộng giữa quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp là chưa thống nhất. Mặt khác, tiêu chí xác định “lĩnh vực ưu đãi thuế TNDN” và “địa bàn được ưu đãi thuế TNDN” của dự án đầu tư mở rộng theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp còn chưa cụ thể, rõ ràng. - Vướng mắc trong việc xác định ngành, nghề nào là ngành, nghề thuộc đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư. Theo Luật Đầu tư năm 2014 và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư (Nghị định số 118/2015/NĐ-CP) ban hành kèm theo Phụ lục I, II quy định danh mục các ngành, nghề và địa bàn ưu đãi đầu tư, chỉ những dự án đầu tư thuộc danh mục được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này mới thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp. Tuy nhiên, qua một số quy định của pháp luật có liên quan đến ưu đãi đầu tư nông nghiệp cho thấy sự chưa thống nhất trong quy định về việc xác định ngành, nghề nào là ngành, nghề nông nghiệp thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư. Cụ thể, theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP thì sản xuất máy móc, công cụ, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế 45 biến thực phẩm, thiết bị tưới tiêu thuộc nhóm “khoa học công nghệ, điện tử, cơ khí, sản xuất vật liệu, công nghệ thông tin”. Nhưng khoản 17 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định số 210/2013/NĐ-CP) xác định đây là ngành, nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp ưu đãi đầu tư. Qua đó thấy rằng, có sự chưa thống nhất trong quy định về việc xác định ngành, nghề nông nghiệp thuộc đối tượng được ưu đãi đầu tư, nguyên nhân là do Nghị định số 210/2013/NĐ-CP được xây dựng trên nền tảng của Luật Đầu tư năm 2005. Điểm bất hợp lý nữa là, cho đến nay, Nghị định số 210/2013/NĐ-CP vẫn được xem là một trong số những văn bản chủ đạo quy định về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, trong đó có nhiều quy định về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Quy định này gây lúng túng cho nhà đầu tư khi tự xác định dự án đầu tư của mình có thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư nông nghiệp không và gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền khi áp dụng quy định trên thực tiễn. 2.2. Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 2.2.1. Phân tích thực trạng áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh a. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản Theo quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư 2014 thì mọi nhà đầu tư có hoạt động đầu tư theo quy định pháp luật đầu tư của Việt Nam đều được bảo đảm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp. Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá trị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng. Hiện nay, trên địa bản tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai tích cực biện 46 pháp bảo đảm quyền sở hữu tài sản cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước dựa trên cơ sở pháp luật chung là Luật đầu tư 2014 để bảo đảm quyền lợi tối đa cho các nhà đầu tư. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư được coi như một nguyên tắc trong hệ thống pháp luật đầu tư và được tỉnh Quảng Ninh áp dụng bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư khi họ bắt đầu triển khai dự án đầu tư mà không cần phải thông qua bất cứ thủ tục hành chính nào khác. Cụ thể ngày 20/9/2018 UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quyết định số 3728/QĐ-UBND dự án Khu dịch vụ và nghỉ dưỡng đảo Ngọc Vừng. Theo đó, tổng chi phí thực hiện Dự án là hơn 4.181 tỷ đồng. Tổng diện tích sử dụng đất là 869.900 m2, tại xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Trong đó đất biệt thự nghỉ dưỡng là 128.800 m2; đất đầu mối kỹ thuật, bãi đỗ xe là 9.800 m2; đất hỗn hợp là 124.100 m2; đất cây xanh công viên là 21.800 m2... Thời gian thực hiện Dự án là từ năm 2018 – 2020. Mục tiêu của Dự án là nhằm cụ thể hóa đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn 2030; từng bước đầu tư xây dựng đảo Ngọc Vừng trở thành trung tâm du lịch lớn, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng về du lịch, vui chơi giải trí cho du khách và người dân trong khu vực; tạo dựng... UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các sở, ngành địa phương này thông tin rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư theo đúng các quy định hiện hành. Biện pháp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo sự yên tâm về mặt pháp lý cho các nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư vào địa phương, giúp họ yên tâm trước sự bảo hộ về tài sản hợp pháp của họ không bị quốc hữu hóa hay bất kỳ trường hợp nào khác trở thành tài sản của ai khác. b. Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh Theo quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư 2014 thì Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu như: ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước; xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa 47 và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước; nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu; đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước; đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước; cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài; đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm. Cũng như biện pháp bảo đảm quyền sở hữu tài sản, biện pháp bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh cũng được coi như một nguyên tắc của pháp luật đầu tư Việt nam liên quan đến các chính sách bảo đảm hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính vì vậy, tỉnh Quảng Ninh cũng áp dụng biện pháp này như một nguyên tắc trong hoạt động đầu tư, trong các thủ tục hành chính liên quan đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đầu tư mà không cần quy định chi tiết cụ thể thêm. So với quy định tại Luật Đầu tư 2005 về nội dung biện pháp bảo đảm quyền bảo đảm hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư không khác nhiều nhưng Luật đầu tư 2014 đã quy định thành một điều luật riêng biệt cho thấy vai trò quan trọng của biện pháp bảo đảm này. Quy định như vậy cũng tạo niềm tin hơn cho các nhà đầu tư khi tìm hiểu hệ thống pháp luật trước khi quyết định đầu tư kinh doanh vào địa bàn, ngành nghề, lĩnh vực đầu tư. Bên cạnh đó, Luật Đầu tư 2005 chỉ quy định biện pháp bảo đảm các quyền trên đối với nhà đầu tư nước ngoài trong khi đó Luật Đầu tư 2014 đã bỏ cụm từ nhà đầu tư nước ngoài thay vào đó là cụm từ nhà đầu tư, đây được coi như một điểm mới của Luật Đầu tư 2014, điểm mới này đã khắc phục được hạn chế trong quy định về bảo đảm quyền của mọi nhà đầu tư, mở rộng phạm vi áp dụng phù hợp với thực tế. c. Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài Khác với những biện pháp bảo đảm khác, biện pháp bảo đảm đầu tư này được áp dụng với các nhà đầu tư nước ngoài có hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Theo Luật đầu tư, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt 48 Nam, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây: (1) Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; (2) Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh; (3) Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư. Với cơ chế mở rộng thì trường, thu hút nguồn đầu tư trong đó chính sách thu hút nguồn đầu tư ngước ngoài được Nhà nước ta nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng đặc biệt quan tâm. Xây dựng quy định chặt chẽ về việc chuyển lợi nhuận về nước của các nhà đầu tư nước ngoài không những tạo được niềm tin, uy tín của nước tiếp nhận đầu tư mà còn giúp nhà nước kiểm soát tốt dòng tiền, dòng ngoại tệ ra, vào nước nhằm tránh tình trạng “chuyển lợi nhuận giả” hay “tẩu tán tài sản” của các nhà đầu tư nước ngoài. Quảng Ninh hiện nay đang thực hiện theo quy định chung trên của Luật đầu tư 2014 và luôn cải cách thủ tục hành chính trong việc áp dụng biện pháp bảo đảm này để các nhà đầu tư thuận lợi hơn trong quá trình đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cac_bien_phap_bao_dam_va_khuyen_khich_dau_tu_tren_d.pdf
Tài liệu liên quan