Luận văn Các giải pháp tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Trần Lâm

Trong tình hình nền kinh tế Việt Nam đang phát triển lên hiện nay, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là rất quan trọng. Nó cũng quyết định khả năng huy động vốn từ các nguồn khác đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; nguồn vốn chủ sở hữu đóng vai trò quyết định cho việc hình thành và phát triển doanh nghiệp. Sự biến động của nó và tỷ trọng trong cơ cấu vốn, thể hiện tầm quan trọng trên.

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Trần Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Lâm. 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Trần Lâm là một doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, được tách ra từ công ty TNHH Vạn Phúc vào ngày2/10/1995 (tên giao dịch V & P Co, Ltđ); trụ sở : Số 3 Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh ), sản xuất và kinh doanh các sản phẩm in, ngoài ra còn thực hiện một số hoạt động dịch vụ như bảo hành, sửa chữa đồ điện tử, máy vi tính… Công ty được thành lập chính thức theo quyết định số 3979 GP/ TLDN ngày5/11/1995 ; tên giao dịch T & L. Co. Ltd trụ sở chính tại 398 Khâm Thiên - Đống Đa - Hà Nội. Để thuận tiện về mặt giao dịch và sản xuất, ngày 20/1/2000 Công ty đã rời trụ sở chính về : 147 Đội Cấn Cầu Giấy Hà Nội. Vốn điều lệ là một tỷ đồng do hai Đảng lập viên là Nguyễn Trần Quang và Đặng Kim Phúc hùn vốn thời gian hoạt động là 50 năm kể từ ngày đăng ký. 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Theo Đăng kí kinh doanh, Công ty được phép sản xuất, kinh doanh và dịch vụ một số mặt hàng sau : - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm in - Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, lương thực, thực phẩm công nghiệp. - Dịch vụ lắp đặt sửa chữa bảo hành thiết bị điện tử tin học… Qua những năm hoạt động Công ty đã dần dần chiếm được lòng tin của khách hàng nhờ vào chất lượng sản phẩm và sự tận tụy của đội ngũ nhân viên. Trong tương lai công ty sẽ mở rộng ngành nghề sản xuất và thị trường hoạt động và cùng với nó, chất lượng sản phẩm và đội ngũ nhân viên sẽ ngày càng được nâng cao. 2. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty 2.1.Đăc điểm về sản phẩm Sản phẩm chủ yếu của Công ty như đã đề cập ở trên là những sản phẩm in. Đối với loại sản phẩm này, Công ty cần xuất theo đơn đặt hàng và vì thế thời gian sản xuất là rất ngắn. Để đảm bảo sản xuất được liên tục, thường xuyên và đúng hợp đồng, Công ty cần phải có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, cần thiết phải có những khoản tiền cần có để đáp ứng nhu cầu mua nguyên vật liệu, thiết bị. Trong trường hợp thiếu hụt, Công ty phải huy động vốn từ các nguồn ngắn hạn. Cũng với đặc điểm trên về sản phẩm mà vòng quay vốn là khá nhanh, do đó lợi ích kinh doanh đối với Công ty là khá tốt. 2.2. Đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị Một đặc điểm nổi bật về công nghệ và máy móc thiết bị đó là: Máy móc thiết bị ngày càng lạc hậu không đáp ứng dược nhu cầu sản xuất của công ty.Trong điều kiện kỹ thuật - công nghệ ngày càng phát triển hiện nay, để đảm bảo tính cạnh tranh và giữ vững thị phần, Công ty cần thiết phải chú ý bởi khâu đổi mới công nghệ. Việc thay đổi tài sản cố định cần phải có những khoản đầu tư lớn. Ngoài việc tích lũy và huy động vào từ cán bộ công nhân viên, Công ty cần phải tạo lập một mối quan hệ lâu sài với ngân hàng, cần tổ chức tài chính để khi vào, việc huy động tiền mua tài sản cố định được dễ dàng hơn. 2.3. Đặc điểm nguyên vật liệu mà công ty đang sử dụng Hiện nay nguyên vật liệu chủ yếu mà Công ty đang sử dụng là : Các sản phẩm giấy phẩm Các lợi mực in ấn Cac loại tạo khuôn như gỗ, thép… Như đã phân tích ở trên, việc huy động vấn đề sử dụng cho việc huy động vấn đề sử dụng cho việc mua nguyên vật liệu chủ yếu từ các nguồn ngắn hạn. Việc chiếm dụng vốn đối với nguồn này là không cần thiết bởi nó không đem lại nhiều hiệu quả. Công ty cần xem xét để sử dụng khâu chiếm dụng vốn được hợp lý và mang nhiều lợi ích hơn. Biểu 1: Sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2000/1999 (%) 2001/2000 (%) Tổng vốn huy động 202471785 383119740 424355235 89,22 109,57 Tổng vốn huy động so với vốn ngắn hạn 20,74 30,24 36,43 2.4. Đặc điểm địa vị pháp lí và qui mô của doanh nghiệp Là một cá thể được hình thành theo pháp luật( luật doanh nghiệp nhà nước), do đó công ty TNHH Trần Lâm chấp hành và được hưởng tát cả những gì mà luật pháp Việt Nam công nhận. Ơ đây đặc biệt nhấn mạnh tới quyền huy động các nguồn vốn mà luật doanh nghiệp cho phép đối với với một doanh nghiệp tư nhân. Với quy mô khá khiêm tốn hiẹn nay của công ty, giường như không tương xứng với nhu cầu của thị trường hiện tạI công ty đang nắm giữ. Trong tương lai không xa, công ty sẽ mở rộng quy mô để phuc vụ không chỉ thị trường hiện tại mà còn xâm nhập vào một số thị trường tiềm năng. Đây là những kế hoạch mang tính khả thi cao hứa hẹn đem tới nhiều lợi nhuận song để thực hiện nó công ty cần phải có nhiều vốn đặc biệt là vốn dài hạn. Vì vậy, một giải pháp huy đọng vốn hợp lí sẽ rất quan trọng không chỉ hiện tại mà còn cần thiết cho cả mai sau. 2.5. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty. Căn cứ vào các đặc điểm quá trình sản xuất, tính chất kỹ thuật, quy mô sản xuất đồng thời để phát huy ngày càng cao vai trò của quản lý. Với quá trình sản xuất, Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ nhưng hiệu quả được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng. Công ty gồm 7 phòng ban và một phân xưởng sản xuất đứng đầu là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc gồm có 2 phó Giám đốc cùng các trưởng phó phòng ban. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ 1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Trần Lâm. - Phòng tài vụ: Quản lý các mặt tài chính, kế toán, có nhiệm vụ thu thập, xử lý, đưa ra các thông tin tài chính kế toán giúp quản lý, giám sát một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng tổ chức - kế hoạch : Tổ chức, bố trí sắp xếp lao động phù hợp, xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn và dài hạn. - Phòng kỹ thuật : Xây dựng các định mức về kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm. - Phòng kinh doanh : Nghiên cứu thị trường, tìm và phát hiện các nguồn cung ứng, các thị trường đầu ra và đánh giá nó. Phòng quản lý sản xuất và cung ứng : quản lý sản xuất tại phân xưởng, cung ứng đầy đủ các nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Một kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ được các giám đốc , phó giám đốc khai sinh(giám đốc là người quyết định cuối cùng). Sau khi dược truỳen đạt cụ thẻ, các phòng ban với chức năng và nhiệm vụ của mình sẽ lập kế hoạch chi tiết thực hiện công việc của mình và từ đó sẽ hoạch định được nguồn lực cần tàI trợ sau đó báo cáo lên giám đốc để chờ xét duyệt. Như vậy , giám đốc là người cuối cùng quyết định xem nguồn lực cần cho dự án là bao nhiêu và sau đó ông ta cũng là người quyết định phương pháp tạo vốn và hường dẫn các phòng ban thực hiện các công việc cụ thể tương ứng với quyền hạn và trách nhiệm của mình. Sơ đồ 1 : Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Trần Lâm Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kinh doanh Phòng cung ứng QLSX Phòng TCKH Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng tài vụ Giám đốc 2.6 Đặc điểm về lao động của công ty Nhìn chung , đội ngũ nhan viên, công nhân còn thiếu tay nghề, thiếu kinh nghiệm trong việc sản xuất –kinh doanh. Tuy vậy đây là lực lương còn trẻ , có học vấn do đó công ty nên có kế hoạch phát triển họ dể họ có thẻ đảm đương công việc một cách tốt nhất.Để làm được đIũu này công ty cần có những khoản tàI trợ để gửi họ đI học việc, đào tạo lại….. Có như thế, công ty mới có thể đáp ứng được nguồn nhân lực( cả vè số lượng lẫn chất lượng) cho hoạt động sản xuất , kinh doanh mai sau. 2.7. Kết quả hoạt động sản xuất qua các năm. Bảng 1 đưa ra một số chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Trần Lâm trong 3 năm gần đây (1999, 2000, 2001) Biểu 2 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 % Số tiền % Số tiền Giá trị tổng sản lượng 2.053.359.833 2.335.126.333 2.501.057.667 113,72 +281766500 107,1 +165931334 Doanh thu thuần 2.549.789.478 2.340.813.813 2.673.125.392 91.80 +208975665 114,19 +332311579 -Doanh thu hàng in 1.796.161.227 1.585.951.058 1.750.644.983 88,29 +210210169 110,38 +164693925 Lợi nhuận thực hiện 46.771.692 10.164.327 13.335.928 21,73 +36607365 131,2 +3171601 Nộp ngân sách 86.808.333 97.495.697 120.807.466 112,31 +10692364 123,91 +23311769 Tổng số lao động 56 56 57 100 0 101,78 +1 Thu nhập bình quân 668.333 626.391 634.196 93,72 -41942 101,24 +7805 Nguồn : Báo cáo sản xuất và tiêu thụ, báo cáo tài chính ba năm 1999, 2000, 2001. (Ghi chú: Sản phẩm in là mặt hàng chính của công ty) Qua bảng số liệu cho thấy riêng chỉ tiêu về giá trị bằng sản lượng vẫn tăng đến quá các năm, còn các chỉ tiêu về doanh thu thuần và doanh thu từ sản phẩm truyền thống của Công ty đều giảm mạnh vào năm 2000 và được cải thiện rõ rệt vào năm 2001. Sản phẩm truyền thống bị giảm mạnh vào năm 2000 do tình trạng cạnh tranh ngày mạnh của ccs doanh nghiệp cùng ngành và do cũ lỗi thời của công nghệ. Vì thế, lợi nhuận của Công ty giảm rõ rệt từ 46.771.692 năm 1999 xuống còn 10.164.327 năm 2000 và có tăng chút ít vào 2001. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2000 giảm 6,3% so với 1999 và được cải thiện vào năm 2001. Tuy nhiên, nộp ngân sách Nhà nước của Công ty liên tục tăng, cao nhất vào năm 2001 : 120.807.466. Như vậy, nếu có thể coi tình hình sản xuất kinh doanh, các hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ vào năm 2000 và sang năm 2001 tình hình này đã được cải thiện rõ rệt qua một số chỉ tiêu trên. Với tình hình sản xuất kinh doanh như vậy, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần cải tổ lại ở một số khâu, nhất là khâu công nghệ - kỹ thuật. Đối với khâu này cần phải có một sự đầu tư thích đáng và vì thế doanh nghiệp cần phải ưu tiên những nguồn vốn có thể huy động được đối với vấn đề này. 3. Phân tích thực trạng tạo lập vốn tại Công ty TNHH Trần Lâm. 3.1. Các quan điểm, nguyên tắc của Công ty về tạo lập vốn. Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển. Cơ hội huy động vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng lớn và như nhau cho mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp cụ thể với những điều kiện, tình hình cụ thể, hoạt động theo mục tiêu riêng thì hoạt động tài chính nói chung và hoạt động tạo vốn nói riêng sẽ có những nét riêng biệt nhất định. Các hoạt động này được chi phối theo những nguyên tắc, quan điểm riêng của từng doanh nghiệp. ở Công ty TNHH Trần Lâm, công tác huy động vốn được tiến hành tuân thủ theo những nguyên tắc, quan điểm sau: Huy động vốn tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành. chỉ huy động vốn theo các hình thức pháp luật không cấm. Huy động vốn không làm thay đổi hình thức sở hữu của công ty. Phải xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và thực trạng vốn của công ty để lựa chọn các hình thức huy động vốn phù hợp. Huy động vốn đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Ưu tiên huy động vốn từ nguồn có chi phí rẻ. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Ưu tiên khai thác tối đa tiềm năng vốn từ nội bộ doanh nghiệp. -Luôn luôn gắn việc huy động vốn với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 3.2.Tình hình tài chính công ty Dựa trên hoạt động thực tế và tình hình tài chính của công ty, một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của công ty được đưa ra như sau: Biểu 3 : Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính Công ty TNHH Trần Lâm. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1. Tỷ lệ về khả năng thanh toán 1.1. Khả năng thanh toán hiện hành 1,105 0,999 0,984 1.2. Khả năng thanh toán nhanh. 0,275 0,327 0,187 1.3. Khả năng thanh toán tức thời. 0,0072 0,0037 0,0359 2. Tỷ lệ về khả năng cân đối vốn 2.1. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản. 64,15% 67,46% 63,92% 2.2. Khả năng thanh toán lãi vay. 1,54 1,12 1,16 3. Tỷ lệ về khả năng sinh lãi. 3.1. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm. 1,25 % 0,33 % 0,37 % 3.2. Doanh lợi vốn tự có 4,7 % 1,12 % 1,47 % 3.3. Doanh lợi vốn 1,68 % 0,36 % 0,53 % 4. Tỷ lệ về hoạt động. 4.1. Vòng quay tiền. 362,03 499,44 64,01 4.2. Vòng quay dự trữ. 3,15 2,75 2,88 4.3. Kỳ thu tiền bình quân 36,52 61,98 22,98 4.4. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 3,25 2,88 3,67 4.5. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản. 1,34 1,12 1,42 Nguồn: Dựa trên bảng cân đối kế toán, bảng kết quả kinh doanh ba năm 1999, 2000, 2001 Qua xem xét một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính có thể đưa ra một số nhận xét như sau: - Về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của công ty rất kém thể hiện trên mọi mặt. Khả năng thanh toán hiện hành rất thấp và đang ngày càng giảm. Nếu năm 1999, tỷ lệ này còn lớn hơn 1 thì năm 2000 và 2001 tỷ lệ này giảm thấp nhỏ hơn 1. Điều đó chứng tỏ công ty đã huy động khá nhiều nợ ngắn hạn. năm 2000 nếu nợ ngắn hạn cần phải thanh toán ngay thì toàn bộ tài sản lưu động của công ty không đủ đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, phải bán một phần tài sản cố định mới đảm bảo khả năng thanh toán của công ty. Khả năng thanh toán tăng nhanh vào năm 2000 nhưng lại giảm xuống thấp vào năm 2001, do công ty đã tăng mức tiền mặt lên đáng kể nhằm khắc phục tình trạng thanh toán bị động. Song tỷ lệ 0,0359 vẫn là nhỏ. Về khả năng cân đối vốn: Trong những năm qua, công ty đã duy trì một hệ số nợ rất cao trên 60% nợ. Hệ số nợ tăng vào năm 2000 là 67,46% và có được cải thiện chút ít vào năm 2001, còng 63,92%. Năm 2000 hệ số nợ tăng là do tăng mạnh các khoản nợ ngắn hạn đặc biệt là vay ngắn hạn từ 551 triệu đồng lên 753 triệu đồng và giảm nhẹ các khoản nợ dài hạn. năm 2001 hệ số nợ giảm do công ty đã giảm nợ ngắn hạn. nợ ngắn hạn giảm từ 1,26 tỷ xuống còn 1,164 tỷ. Nợ ngắn hạn giảm chủ yếu do các khoản phải trả giảm mạnh. Đồng thời vay dài hạn giảm. Tuy nhiên, cần nhận thấy hệ số nợ của công ty đang ở mức cao. Nếu toàn bộ số nợ đến hạn, công ty sẽ không thanh toán được. Mặt khác, khả năng thanh toán lãi vay đang ở mức rất thấp. Có thể nói hầu như toàn bộ số lợi nhuận công ty làm ra đều dùng để trả lãi vay. Sở dĩ như vậy là do công ty vay quá nhiều nợ trong khi lợi nhuận của công ty lại đạt ở mức thấp. Điều này khiến rủi ro của các khoản công ty vay là rất cao. Nếu tình hình hệ số nợ và hệ số trả lãi vay của công ty vẫn tiếp diễn ở mức thấp như thế này thì không sớm thì muộn, các chủ nợ sẽ sẵn sàng cắt giảm các khoản cho vay. Công ty cần xem xét lại cơ cấu vốn của mình và sử dụng một cách có hiệu quả hơn các nguồn lực. Về khả năng sinh lãi: Các chỉ tiêu lợi nhuận như lợi nhuận trước thuế và lãi, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty đã được cải thiện vào năm 2001 nhưng còn ở mức thấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các tỷ lệ về khả năng sinh lãi còn ở mức thấp tuy có nhích lên chút ít vào năm 2001. Với khả năng sinh lợi nói trên rất khó có thể đảm bảo cho hoạt động huy động vốn diễn ra suôn sẻ. Về khả năng hoạt động: Khả năng hoạt động đánh giá tình hình sử dụng các nguồn lực của công ty. Vòng quay tiền rất cao vào năm 1999, 2000 và giảm vào năm 2001 do công ty tăng dự trữ tiền mặt. Vòng quay dự trữ chưa được tốt và còn ở mức thấp. Kỳ thu tiền bình quân dài và đặc biệt cao vào năm 1999 chứng tỏ vốn đang bị ứ đọng trong khâu thanh toán. các tỷ lệ về sử dụng tài sản cố định và tổng tài sản còn ở mức thấp. Các chỉ tiêu này sẽ được phân tích kỹ ỏ phần sau. Những phân tích sơ bộ tình hình tài chính của công ty đã thể hiện phần nào hoạt động của công ty nói chung và hoạt động tạo vốn nói riêng. Đây sẽ là nguyên nhân, là cơ sở, là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo lập vốn của công ty sẽ được 3.3. Các phương pháp tạo lập vốn. Trong những năm qua, nhu cầu về vốn của công ty phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được đáp ứng từ các phương thức tạo lập vốn sau: Tạo lập vốn chủ sở hữu, vay ngân hàng, vay nội bộ từ cán bộ công nhân viên chức trong công ty, tạo vốn thông qua tín dụng thương mại và các phương thức tạo vốn khác. 3.3.1. Tạo lập vốn chủ sở hữu. Trong tình hình nền kinh tế Việt Nam đang phát triển lên hiện nay, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là rất quan trọng. Nó cũng quyết định khả năng huy động vốn từ các nguồn khác đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; nguồn vốn chủ sở hữu đóng vai trò quyết định cho việc hình thành và phát triển doanh nghiệp. Sự biến động của nó và tỷ trọng trong cơ cấu vốn, thể hiện tầm quan trọng trên. Biểu 4 : Sự biến độngcủa nguồn vốn chủ sở hữu. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 % Số tiền % Số tiền Nguồn vốn kinh doanh 666.929.906 673.179.906 673.179.906 100,93 6250000 100 0 1. Tự bổ sung - - Trong năm 6.250.000 0 0 - -6250000 0 - Cuối kỳ 666.923.906 673.179.906 67.319.906 100,93 6256000 100 0 2. Vốn liên doanh - II. Các quỹ 13.746.615 2.982.505 3.163.172 21,69 -10764110 106,05 108667 III. Nguồn vốn ĐTXDCB - Tổng 680.676.521 676.162.411 676.343.078 99,33 -4514110 100,26 -4333433 So với tổng nguồn chiếm 35,85% 34,54% 36,08% Nguồn : Thuyết minh báo cáo tài chính năm 1999, 2000, 2001. Trong 3 năm qua, nguồn vốn chủ sở hữu tương đối ổn định. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2000, 2001 giảm so với năm 1998. Cụ thể năm 2000 bằng 99,33% năm 1999 ; năm 2001 bằng 99,36% năm 1999. Nguyên nhân tụt giảm là do các quỹ giảm. Năm 2000 quỹ giảm chỉ còn 21,96% năm 1999, năm 2001 lên một chút ít. Nguồn vốn kinh doanh, bộ phận chủ yếu của nguồn vốn chủ sở hữu vẫn được bảo toàn và phát triển. Mặc dù tốc độ rất chậm năm 1999 chỉ thêm có được 6,25 triệu đồng. So với tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm có 35,85% (1999) giảm vào năm 2000 (32,54%) và tăng lên chút ít năm 2001 (36,08%). Nguyên nhân của sự sụt giảm năm 2000 là do quỹ giảm và nguồn vốn kinh doanh giảm. Nguồn vốn kinh doanh là do tự bổ sung của doanh nghiệp. Biểu 5 : Nguồn vốn kinh doanh qua các năm Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng mức vốn kinh doanh 544034514 597596573 515929906 666929906 676.179.906 676.179.906 Vốn lưu động x x x x x x Vốn cố định 53.561.759 - 151.000.000 6.250.000 0 0 Nguồn : Thuyết minh báo cáo tài chính từ năm 1995 - 2000 Qua bảng 5 ta thấy rằng nguồn vốn tự bổ sung đầu tư trực tiếp vào tài sản cố định của Công ty. Tài sản cố định gồm nhiều nguồn vốn hợp thành. Mặc dù vậy, do tình hình kinh doanh không ổn định mà lượng đầu tư này thay đổi rất lớn : 53.561.759 (1996), năm 1997 con số là âm tăng đột biến vào năm 1998 (151.000.000đ) năm 1999 con số là rất nhỏ (6.250.000) và hai năm tiếp theo lương đầu tư do tự bổ sung là bằng 0.Do vốn tự bổ sung chủ yếu là lấy từ phần lợi nhuận giữ lại, nên qua những con số trên ta thấy năm 1998 là năm sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, năm 1997 là năm tồi nhất (mức vốn kinh doanh giảm chủ yếu do chi vượt thu), các năm 2000, 2001 đang đánh dấu sự trì trệ trở lại trong việc sản xuất kinh doanh của Công ty 3.3.2. Vay ngân hàng. Bên cạnh việc huy động vốn chủ sở hữu thì Công ty TNHH Trần Lâm còn tiến hành vay vốn ngân hàng để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Biểu 6 : Vốn vay ngân hàng của Công ty TNHH Trần Lâm. Đơn vị : đồng Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 % Số tiền % Số tiền Vay ngắn hạn 348.958.000 370.525.000 336.524.000 106,18 21567000 90,82 -34001000 Vay dài hạn 242.016.000 141.018.000 19.148.000 58,27 -100998000 27,76 -12187000 Vay NH 590.593.000 511.593.000 375.672.000 86,62 -84000000 73,41 -135921000 Nợ phải trả 1.218.247.130 1.408.074.442 1.203.850.401 115,58 +189827312 85,49 -264224041 Tổng nguồn vốn 1.898.926.652 2.087.275.332 1.883.231890 109,92 +188348680 90,22 -264043442 Vay NH nợ vay 48,47% 36,33% 31,21% Vay NH tổng vốn 31,10% 24,51% 19,95% Nguồn : Báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính năm 1999, 2000, 2001 Ta thấy rằng, vốn vay ngân hàng là một nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay, nguồn vốn này chiếm 31,21% nợ vay và 19,95% tổng nguồn vốn. Năm 1999, vốn vay ngân hàng chiếm tới 48,47% nợ vay và 31,10% tổng nguồn vốn, là một nguồn vốn quan trọng thứ hai sau nguồn vốn chủ sở hữu. Trong những năm gần đây, vai trò của vốn vay ngân hàng đang giảm dần chủ yếu do sự giảm mạnh của vốn vay dài hạn. năm 2000, tổng nguồn vốn tăng 9,2%, nợ vay tăng 15,58% so với năm 1999, trong khi vay ngân hàng lại giảm đi 13,38% vì vay dài hạn từ ngân hàng giảm xuống chỉ bằng 58,27% so với năm 1999. Năm 2001, tổng nguồn vốn giảm 9,78%, nợ vay giảm 14,51% so với năm 2000 còn vay ngân hàng giảm tới 26,58% do vay ngắn hạn và vay dài hạn từ ngân hàng đều giảm. Tuy vậy, vốn vay ngân hàng vẫn là nguồn vốn công ty rất xem trọng để khai thác đến mức tối đa ở mức chi phí có thể chấp nhận được. Công ty đã khai thác nguồn vốn vay ngân hàng ở cả hai hình thức: vay ngắn hạn và vay dài hạn. 3.3.2.1/ Vay dài hạn. năm 1999, Công ty TNHH Trần Lâm nhận được vốn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi 0,81% tháng từ quỹ đầu tư và hỗ trợ phát triển của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Tổng số vốn vay được là 188,018 triệu đồng với mục đích đầu tư mới máy móc trang thiết bị. Do đó trong năm 1999, vốn vay dài hạn từ ngân hàng lên tới 242,016 triệu đồng chiếm 40,97% vốn vay ngân hàng và chiếm 26,23% vốn dài hạn của công ty. Sang đến năm 2000, 2001 công ty không tiến hành vay thêm vốn dài hạn. Đồng thời trong hai năm này, lãi suất trên thị trường có những biến động mạnh. mức lãi suất vay 0,81% tháng của khoản vay năm 1999 có thể coi là không còn mang tính ưu đãi nữa. Trong khi đó khả năng thanh toán lãi vay của công ty rất thấp. Công ty cần những nguồn vốn huy động có chi phí rẻ hơn. do đó công ty đã tiến hành trả nợ gốc vay. Vì lý do trên, đến năm 2001 vốn vay dài hạn của công ty chỉ còn 39,148 triệu đồng chiếm 10,42% vốn vay ngân hàng và chỉ chiếm 5,45% vốn dài hạn. vốn vay dài hạn từ ngân hàng giảm là nguyên nhân chính dẫn đến tình hình vốn vay ngân hàng giảm liên tục trong ba năm qua. 3.3.2.2/ Vay ngắn hạn. Vay ngắn hạn có thể coi là phương thức vay vốn ngân hàng chủ yếu ở công ty. Trong năm 1999, công ty đã vay ngắn hạn từ các nguồn là 799,572 triệu đồng. Trong năm 2000, tổng số vay ngắn hạn của công ty lên tới 888,348 triệu đồng. Trong năm 2001, con số này là 1.035,82 triệu đồng. Hình thức vay chủ yếu là vay luân chuyển. Ngân hàng căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình thanh toán các khoản vay trước và tình hình tài chính công ty để xác định mức dư nợ cho vay. Năm 1999, chiếm tới 72,43% vốn vay ngân hàng và chiếm 29,24% vốn ngắn hạn của công ty. Tuy nhiên, năm 2000 là năm hoạt động của công ty gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận thấp. Tình hình tài chính xấu đi nhanh chóng. Do đó, sang năm 2001, dư nợ vay ngân hàng chỉ còn 336.524.000 đồng giảm 9,18% so với năm 1999 khiến cho vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng chỉ chiếm 28,89% vốn ngắn hạn năm 2001. Điều đó đã làm cho vốn ngắn hạn từ ngân hàng không còn là nguồn vốn ngắn hạn quan trọng nhất của công ty. Ngoài ra, tuỳ theo nhu cầu vốn phát sinh bổ xung, công ty sẽ vay theo hình thức vay theo món. Chăng hạn như công ty vay để mua nguyên vật liệu, vay để trả lương cán bộ công nhân viên... Tuỳ theo mục đích của từng khoản vay, ngân hàng sẽ đòi hỏi những tài liệu cần thiết như quỹ tiền lương của công ty, các báo cáo tài chính... để xác định khối lượng cho vay. Trong những nămg vừa qua, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng biến đổi liên tục với xu hướng giảm dần, nhờ thế mà chi phí vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng của công ty cũng được giảm xuống. Vì công ty áp dụng theo hình thức vay luân chuyển là chính, vốn vay lại ngắn hạn nên chi phí vốn cũng biến động liên tục theo tình hình trên thị trường. Nhất là trong năm 2000, lãi suất cho vay của ngân hàng biến động theo từng tháng, thậm chí thay đổi từ đầu tháng đến cuối tháng. Hiện nay, lãi suất cho vay của ngân hàng áp dụng cho Công ty TNHH Trần Lâm là 0,725% tháng. 3.3.3. Vốn vay cán bộ, công nhân viên Vay vốn cán bộ công nhân viên là một phương thức vay vốn mang tính chất phụ trợ bổ sung khi vốn vay ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu tăng vốn của công ty. Hình thức vay này được công ty áp dụng từ năm 1996 nhằm phục vụ yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh và được công ty đánh giá là một phương thức vay rất có hiệu quả. Cùng với các phương thức tạo vốn khác, vay vốn cán bộ công nhân viên đã đáp ứng được nhu cầu về vốn vay, thoả mãn nhu cầu và lợi ích của cả hai phía công ty, người đi vay và cán bộ công nhân viên trong công ty, người cho vay. Hình thức vay mà công ty áp dụng khi vay vốn cán bộ công nhân viên là vay ngắn hạn với các thời hạn vay rất phong phú 1, 3, 6 tháng tương ứng các mức lãi suất phù hợp. Công ty sẽ tiến hành trả gốc và lãi vay một lần khi khoản vay đó đến hạn. mức vay thấp nhất của công ty chấp nhận là 500000 đồng. Tuy nhiên, hình thức chủ yếu mà công nhân viên công ty gửi là gửi ngắn hạn 6 tháng với lãI xuất hưởng là 0,65% tháng. Hình thức này chiếm tới 98,86% khối lượng các khoản gửi. LoạI hình cho vay 1,3 tháng chỉ chiếm khoảng1,14% tổng số vốn huy động được từ cán bộ công nhân viên. Với đặc điểm như vậy, tuỳ theo khả năng, điều kiện, cán bộ công nhân viên có thể cho Công ty vay vốn khi chưa có nhu cầu dùng đến khoản tiền nhàn rỗi. Vì vậy, công ty đã huy động được một khoản tiền không nhỏ đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Như vậy,có thể thấy tổng số vốn huy động được từ cán bộ công nhân viên trong 3 năm qua ngày càng tăng( Nó được thể hiện ở giá trị của khoản mục vay ngắn hạn từ cán bộ cong nhân viên trên bảng cân đối kế toán. Năm 1999, giá trị của khoản mục này là202.471.785

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1869.DOC
Tài liệu liên quan