LỜI CẢM ƠN .
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .
DANH MỤC HÌNH VẼ.
DANH MỤC BẢNG, BIỂU.
CHưƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .1
1.1 Lý do chọn đề tài .1
1.2 Tình hình nghiên cứu .3
1.3 Mục tiêu của đề tài.10
1.4 Đối tượng nghiên cứu .10
1.5 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu.11
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.11
1.7 Cấu trúc đề tài.11
CHưƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .13
2.1 Tổng quan về các loại hình doanh nghiệp.13
2.2 Tổng quan về DNNVV .15
2.2.1 Khái niệm và phân loại DNNVV .15
2.2.2 Đặc điểm và thực trạng DNNVV ở Việt Nam.19
2.3 Tổng quan về ĐMCN DNNVV .20
2.3.1 Khái niệm ĐMCN.20
2.3.2 Đặc điểm đối mới công nghệ DNNVV .22
2.3.3 Sự cần thiết của ĐMCN DNNVV.23
2.4 Tổng quan tài liệu tham khảo.23
2.4.1 Tổng quan tài liệu trong nước .23
2.4.2 Tồng quan tài liệu nước ngoài.29
2.5 Khung phân tích và mô hình lý thuyết .33
113 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đổi mới công nghệ của các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mới gấp đôi so với các DNTN, tuy nhiên,
không có sự khác biệt đáng kể giữa DNTN và hợp danh trong ảnh hƣởng của họ đối
với khuynh hƣớng đổi mới. Không có bằng chứng cho thấy sự đổi mới có liên quan
30
đến mức độ hoặc sở hữu nƣớc ngoài so với sở hữu trong nƣớc của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trẻ có nhiều khả năng đổi mới so với các doanh nghiệp
hoạt động lâu năm; các doanh nghiệp lớn hơn đổi mới nhiều hơn các doanh nghiệp
nhỏ; các công ty sản xuất cho thị trƣờng nội địa có khuynh hƣớng đổi mới hơn các
doanh nghiệp sản xuất cho thị trƣờng xuất khẩu. Xét về đặc điểm ngành, mối quan hệ
thực nghiệm giữa các đặc điểm ngành (đƣợc phân loại bởi mức độ công nghệ) và
khuynh hƣớng đổi mới của công ty là mơ hồ và không có kết luận.
Trong một nghiên cứu khác của Jiang (2004), cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp
đƣợc xem xét theo hai khía cạnh: một là tập trung quyền sở hữu và hai là các thành
phần sở hữu. Tập trung quyền sở hữu đề cập đến quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức
hoặc gia đình đối với hoạt động DN. Nói cách khác, liên quan đến mức độ của tập
trung quyền sở hữu, cấu trúc sở hữu của DN đƣợc phân loại thành hai nhóm đó là sở
hữu tập trung và sở hữu phân tán (Gursoy và Aydogan, 2002). Xét về khía cạnh thành
phần sở hữu của DN, cấu trúc sở hữu đƣợc xem xét các thành phần nhƣ: sở hữu của
nhà quản lý (managerial ownership), sở hữu nƣớc ngoài (foreign ownership), sở hữu
nhà đầu tƣ tổ chức (institutional ownership), sở hữu nhà nƣớc (state ownership)... Sự
tách biệt giữa ngƣời CSH DN và nhà quản lý gây nên sự xung đột lợi ích tạo ra vấn
đề về ngƣời đại diện (Jiang, 2004). Hay có thể nói, vấn đề lựa chọn hình thức DN có
ảnh hƣởng đến cấu trúc sở hữu và quyết định đến hiệu quả hoạt động của DN. Đối
với mỗi loại hình DN có cấu trúc sở hữu khác nhau, và có lợi thế khác nhau, chính
cấu trúc sở hữu tác động đến quyết định kinh doanh của DN (trong đó có quyết định
về ĐMCN). Nhà đầu tƣ có xu hƣớng lựa chọn loại hình DN có ít thành viên để kiểm
soát hoạt động ĐMCN tốt hơn hoặc lựa chọn loại hình DN có nhiều thành viên để
đánh đổi lại có đƣợc nguồn lực đầu tƣ ĐMCN tốt hơn.
Ayyagari (2006) đã phân tích vai trò của các yếu tố gồm: nguồn tài chính, đặc
điểm của doanh nghiệp, cơ cấu sở hữu, cạnh tranh, mức độ giáo dục và kinh nghiệm
của ngƣời quản lý và nhân viên trong hoạt động đổi mới, thích ứng và chuyển giao tri
thức của các công ty ở thị trƣờng mới nổi và các quốc gia đang phát triển; trong đó,
31
hoạt động đổi mới đƣợc định nghĩa cơ bản là các hoạt động giới thiệu các sản phẩm
mới hoặc công nghệ mới. Thông qua mô hình hồi quy Logit, dựa trên khảo sát hơn
10.000 công ty có quy mô từ nhỏ đến lớn ở 34 nƣớc đang phát triển; kết quả nghiên
cứu cho thấy, về cơ cấu sở hữu và pháp lý, quyền sở hữu của nhà nƣớc ảnh hƣởng
tiêu cực đến hoạt động đổi mới của công ty; cụ thể, các DNTN nói chung năng động
và đổi mới hơn so với các doanh nghiệp nhà nƣớc bởi vì quyền sở hữu của nhà nƣớc
đặc biệt gây bất lợi cho các hoạt động đổi mới cơ bản cũng nhƣ mở các nhà máy mới
và ký các thỏa thuận liên doanh và cấp phép mới. Các tập đoàn năng động và đổi mới
hơn các DNTN, hợp danh hoặc hợp tác xã. Về các đặc điểm của doanh nghiệp, các
doanh nghiệp có quy mô lớn và trẻ đổi mới nhiều hơn các doanh nghiệp có quy mô
nhỏ và hoạt động lâu năm. Về đặc điểm nguồn nhân lực, các doanh nghiệp mà có nhà
quản lý có càng nhiều năm kinh nghiệm trƣớc khi điều hành thì càng ít đổi mới; mức
độ giáo dục của nhà quản lý và nhân viên có tác động tích cực đến hoạt động đổi mới
của doanh nghiệp. Cùng năm, dựa vào dữ liệu của gần 28.000 doanh nghiệp trong
giai đoạn 1992-1995, thông quan kết quả chạy mô hình Tobit, Chang và Robin kết
luận rằng việc nhập khẩu công nghệ phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp hoạt động ở
tất cả các ngành.
Theo Zhou và các cộng sự (2006) khi nghiên cứu về sự đồng hóa các đổi mới
(gồm 3 giai đoạn: bắt đầu, tiếp nhận và chuyển hoá) trong các doanh nghiệp thƣơng
mại điện tử của 1.857 công ty ở 10 quốc gia. Kết quả phân tích cho thấy, cạnh tranh
ảnh hƣởng tích cực đến việc bắt đầu và tiếp nhận, nhƣng tác động tiêu cực đến quá
trình chuyển hóa, cho thấy rằng quá nhiều cạnh tranh không nhất thiết phải tốt cho sự
đồng hóa công nghệ bởi vì nó thúc đẩy các công ty theo đuổi các công nghệ mới nhất
mà không biết cách sử dụng các công nghệ hiện có một cách hiệu quả. Ngoài ra, các
công ty với quy mô lớn có xu hƣớng tận dụng lợi thế về tài nguyên ở giai đoạn khởi
đầu, nhƣng phải vƣợt qua sự không chịu thay đổi về cấu trúc ở các giai đoạn sau.
Gomez và Vargas (2009) chỉ ra các yếu tố nhƣ: cơ cấu sở hữu, quy mô doanh
nghiệp, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ đầu tƣ cho hoạt động R&D (nghiên cứu và
32
phát triển), tỷ lệ tổng xuất khẩu có tác động tích cực đến việc áp dụng công nghệ quy
trình mới vào sản xuất của 4590 DNNVV ở Tây Ban Nha. Năm 2012, Choi và các
cộng sự đã nghiên cứu cụ thể hơn ảnh hƣởng của cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt
động ĐMCN của 301 công ty ở Hàn Quốc. Thông qua mô hình hồi quy nhị thức âm,
kết quả cho thấy, các doanh nghiệp sở hữu nƣớc ngoài, còn đƣợc xem là doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, có tác động tích cực và quan trọng đến hiệu quả
hoạt động ĐMCN. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nƣớc không có mối liên hệ
nào với hiệu quả hoạt động ĐMCN.
Lin (2014) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định ĐMCN của 283
nhà quản lý của các công ty lớn tại Đài Loan. Kết quả mô hình hồi quy logistic cho
thấy các doanh nghiệp có nhận thức đƣợc lợi ích của việc đầu tƣ cho hoạt động công
nghệ. Ngoài ra, các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng công nghệ mới bao gồm:
áp lực cạnh tranh sự, khả năng ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp và hỗ trợ từ các
nhà quản lý.
Bên cạnh đó, Romero và Martínez-Román (2015) phân tích ảnh hƣởng của 2
nhóm yếu tố chính: đặc điểm của doanh nghiệp và đặc điểm của chủ doanh nghiệp
đến quyết định áp dụng kỹ thuật của các DNNVV hoạt động trong ngành bán lẻ ở
Tây Ban Nha. Thông qua mô hình hồi quy logistic, nghiên cứu cho thấy việc đầu tƣ,
ĐMCN bằng việc mua lại thiết bị kỹ thuật, điện tử và phần mềm mới đều bị ảnh
hƣởng bởi hai nhóm yếu tố nêu trên. Động cơ thúc đẩy kinh doanh và trình độ giáo
dục của ngƣời quản lý / chủ doanh nghiệp có ảnh hƣởng đáng kể đến việc áp dụng
công nghệ trong loại công ty này. Hơn nữa, việc thực hiện các hoạt động đào tạo cho
nhân viên và hợp tác giữa các công ty cũng ảnh hƣởng tích cực đến việc áp dụng
công nghệ trong ngành thƣơng mại bán lẻ.
Choi và các cộng sự (2012) nghiên cứu tác động của các loại hình sở hữu đến
hoạt động ĐMCN của các công ty Hàn Quốc. Kết quả hồi quy logit cho thấy loại hình
sở hữu hộ gia đình và nhà nƣớc không ảnh hƣởng đáng kể đến hoạt động đổi mới
công nghệ. Tƣơng đồng với nghiên cứu trên, khi phân tích các nhân tố đầu vào và đầu
33
ra của đổi mới công nghệ từ các công ty sản xuất tại Tây Ban Nha, Manzaneque và
các cộng sự (2018) đã chỉ ra rằng các công ty gia đình ít có khả năng ĐMCN từ chi
phí R&D. Các doanh nghiệp do gia đình quản lý không tận dụng hiệu quả nhân viên
R&D hoặc sự cộng tác bên ngoài hỗ trợ cho quá trình ĐMCN.
Tuy nhiên, Decker và Gu¨nther (2016) khi xem xét tác động của loại hình hộ gia
đình đến hoạt động ĐMCN, thể hiện qua số lƣợng bằng sáng chế đuợc cấp cho các
doanh nghiệp hộ gia đình nhỏ và vừa trong ngành sản xuất công cụ, máy móc ở Đức
từ năm 2000 đến 2010 lại cho thấy mức độ sở hữu hộ gia đình có tác động đáng kể
đến hoạt động ĐMCN. Doanh nghiệp có cổ phần thuộc các thành viên trong gia đình
càng cao, hoạt động đổi mới của doanh nghiệp đó càng ít. Cụ thể, nếu cổ phần thuộc
sở hữu của gia đình là trên 20% thì sẽ có ít bằng sáng chế đƣợc cấp cho các doanh
nghiệp. Trong khi đó, không có sự khác biệt về hoạt động đổi mới giữa các doanh
nghiệp không có vốn sở hữu của các thành viên gia đình và các doanh nghiệp có cổ
phần thuộc sở hữu của gia đình dƣới 20%.
2.5 Khung phân tích và mô hình lý thuyết
Theo mô hình công nghệ - tổ chức- môi trƣờng (Tornatzky và Fleisher, 1990),
quá trình một doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện các ĐMCN bị chi phối bởi ba yếu
tố : bối cảnh công nghệ, bối cảnh tổ chức và bối cảnh môi trƣờng. Đầu tiên, bối cảnh
công nghệ đề cập đến các đặc điểm công nghệ sẵn có cho việc tiếp cận của doanh
nghiệp và tình trạng sử dụng công nghệ hiện tại trong nội bộ doanh nghiệp, có thể tồn
tại dƣới dạng vật chất (máy móc, thiết bị) và phi vật chất (các phƣơng pháp, quy trình
hiện đang đƣợc sử dụng). Thứ hai, bối cảnh tổ chức đề cập đến đặc điểm và nguồn
lực của doanh nghiệp. Nó bao gồm quy mô doanh nghiệp, cấu trúc quản lý, chất
lƣợng nguồn nhân lực, liên kết mới bên ngoài, phƣơng pháp giao tiếp nội bộ. Thứ ba,
mô hình này còn chỉ ra sự ảnh hƣởng bối cảnh môi trƣờng nhƣ cấu trúc thị trƣờng, sự
hỗ trợ sẵn có bên ngoài, các quy định của chính phủ. Tất cả các yếu tố này tƣơng tác
tới nhau tác động đến quá trình tiếp nhận và thực hiện ĐMCN của doanh nghiệp.
34
Ngoài ra, trên cơ sở mô hình đánh giá khả năng ĐMCN của một số nghiên cứu
điển hình nhƣ Choi và các cộng sự (2012); Decker và Gu¨nther (2016); Manzaneque
và các cộng sự (2018); Rau và các cộng sự (2018) đã phân tích các yếu tố ảnh hƣởng
đến khả năng ĐMCN theo các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt tập trung vào loại
hình doanh nghiệp tƣ nhân và hộ gia đình, cũng nhƣ đề cập đến các yếu tố thuộc về
đặc điểm của DNNVV làm biến kiểm soát trong mô hình. Tƣơng đồng với các nghiên
cứu trên, tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về vấn đề ĐMCN tiêu biểu nhƣ nghiên
cứu của Quan Minh Nhựt (2013), Nguyễn Thị Bích Liên (2017), Trần Thị Huệ
(2017), Lê Thị Ngọc Bích, Vũ Trọng Phong và Lê Thị Ngọc Diệp (2017) cũng đã đề
cập đến các yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng ĐMCN của doanh nghiệp
gồm các yếu tố thuộc về các yếu tố bên trong nhƣ đặc điểm của doanh nghiệp, chủ
doanh nghiệp và các yếu tố bên ngoài nhƣ áp lực cạnh tranh từ thị trƣờng, các biện
MoDoanh nghiệp
Liên kết chính thức
hoặc không chính
thức.
Cấu trúc, quy mô.
Hạn chế.
Môi trƣờng bên ngoài
Đặc điểm ngành và cấu trúc
thị trƣờng.
Cơ sở hạ tầng hỗ trợ công
nghệ.
Quy định chính phủ.
Công nghệ
Sự sẵn có.
Đặc điểm.
Quyết định đổi
mới công nghệ
Hình 2.1. Mô hình công nghệ- tổ chức –môi trƣờng
Nguồn: Tornatzky và Fleisher, 1990.
35
pháp hỗ trợ của chính phủ. Các nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp, thang đo khác
nhau để đo lƣờng khả năng ĐMCN của doanh nghiệp, cũng nhƣ xác định các yếu tố
ảnh hƣởng đến khả năng trên. Đa số kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố bên trong
và bên ngoài đều ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng ĐMCN theo những
hƣớng khác nhau, trong đó có nhấn mạnh các loại hình doanh nghiệp nhà nƣớc,
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài mà không chú ý đến các loại hình chiếm
trọng số lớn trong tổng số các DNNVV Việt Nam nhƣ doanh nghiệp hộ gia đình,
doanh nghiệp tƣ nhân . Do đó, để xem xét sự khác biệt trong quyết định ĐMCN của
các doanh nghiệp theo những loại hình khác nhau, đề tài phân tích tổng hợp các yếu
tố bên trong lẫn bên ngoài của các loại hình doanh nghiệp này ảnh hƣởng đến khả
năng ĐMCN, cụ thể nhƣ hình 2.2.
Tiểu kết chương 2: Trong chƣơng này, tác giả xác định những lý thuyết nền về
ĐMCN, tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm, đề xuất khung phân tích và mô hình
Yếu tố bên
ngoài
Yếu tố bên
trong
Hình 2.2. Mô hình lý thuyết các yếu tố ảnh hƣởng đến ĐMCN
36
nghiên cứu lý thuyết cho vấn đề “Ảnh hƣởng của loại hình doanh nghiệp đến khả
năng ĐMCN của DNNVV Việt Nam” gồm 10 yếu tố thuộc về bên trong nội bộ
doanh nghiệp và 3 yếu tố thuộc về bên ngoài doanh nghiệp.
37
CHƢƠNG 3:
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Đề tài đƣợc tiến hành theo quy trình gồm 6 bƣớc nhƣ đƣợc thể hiện trong hình
3.1. Đầu tiên, tác giả xác định vấn đề nghiên cứu là ảnh hƣởng của các loại hình
doanh nghiệp đến khá năng thực hiện ĐMCN của DNNVV tại Việt Nam. Tiếp theo,
quá trình lƣợc khảo tài liệu lý thuyết về vấn đề nghiên cứu, xác định lỗ hổng nghiên
cứu và xây dựng mô hình lý thuyết đƣợc tiến hành nhằm có cái nhìn tồng quan về đề
tài và tạo cơ sở phát triển mô hình nghiên cứu. Từ đó, tác giả xử lý dữ liệu đề đƣa ra
kết quả cho việc phân tích trong giai đoạn tiếp theo.
Số liệu đƣợc phân tích thống kê mô tả và phân tích mô hình kinh tế lƣợng bằng
phần mềm STATA14. Quá trình xử lý dữ liệu đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau:
Bước 1: Lọc dữ liệu
- Giữ lại thông tin về thời gian hoạt động, quy mô, lợi nhuận, tỷ lệ nợ trên tổng
tài sản, tỷ lệ thời gian hoạt động của máy móc, áp lực cạnh tranh từ thị trƣờng, hỗ trợ
của chính phủ, thuế thu nhập doanh nhiệp, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, tuổi,
giới tính và trình độ học vấn chủ doanh nghiệp từ bộ dữ liệu kết quả điều tra DNNVV
năm 2013, 2015 (CIEM, DoE, ILSSA và UNU-WIDER).
- Nối hai bộ dữ liệu trên chứa các thông tin nhằm phục vụ cho phần thống kê
mô tả và phân tích mô hình hồi quy.
AẢnh hƣởng
của loại hình
DN đến đổi
mới công nghệ
Thống kê mô tả,
kiểm định
Phân tích mô
hình định lƣợng
Cơ sở
lý thuyết
Mô hình
lý thuyết
Phân tích
dữ liệu
Kết luận, kiến
nghị
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
38
Bước 2: Tạo các biến số cho mô hình hồi quy
- Tạo biến số thời gian hoạt động của doanh nghiệp tính đến thời điểm điều tra
(2013 và 2015).
- Tạo biến số quy mô doanh nghiệp, tính theo tổng số lực lƣợng lao động (số
ngƣời) của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm 2012 và cuối năm 2014, và quy về
dạng log
- Tạo biến số lợi nhuận của doanh nghiệp (triệu đồng), và quy về dạng log.
- Tạo biến số tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tính bằng tỷ lệ giữa tổng nợ và tổng tài
sản theo giá trị thị trƣờng (triệu đồng) của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm 2012
và cuối năm 2014.
- Tạo biến số tỷ lệ máy móc mà doanh nghiệp sử dụng có thời gian hoạt động
dƣới 3 năm, từ 3 đến 5 năm, từ 6 đến 10 năm, từ 11 đến 20 năm và hơn 20 năm.
- Tạo biến số thuế thu nhập doanh nghiệp (triệu đồng) mà doanh nghiệp đã trả
vào năm 2012 và năm 2014, và quy về dạng log.
- Tạo biến số tuổi của chủ doanh nghiệp tính đến thời điểm điều tra (2013 và
2015).
Tiếp theo, tác giả tiến hành thống kê mô tả các biến và thực hiện kiểm định
tƣơng quan giữa các biến, xây dựng bức tranh tổng quát về các yếu tố cho đề tài, đặc
biệt là loại hình doanh nghiệp, ảnh hƣởng đến khả năng ĐMCN của các DNNVV
Việt Nam. Trên cơ sở thống kê mô tả và xử lý các biến, đề tài tiến hành hồi quy mô
hình logistic đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện ĐMCN của các
DNNVV Việt Nam, từ đó đƣa ra các kết luận và đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm
nâng cao khả năng thực hiện ĐMCN của các DNNVV.
Trong phần sau, đề tài sẽ thảo luận về quá trình phân tích hồi quy (bao gồm các
bƣớc và các kiểm định) của mô hình:
Bước 1: Kiểm định quan sát dị biệt đối với biến số SIZE, PROF và TAX. Để
kiểm soát tình trạng giá trị sai số chuẩn của 3 biến này khá lớn so với giá trị trung
bình, đề tài tiến hành lấy logarit giá trị của 3 biến trên. Sau khi logarit các biến trên,
39
các quan sát có giá trị 0 hay bị khuyết sẽ bị loại bỏ và điều này làm cho tổng mẫu
nghiên cứu giảm còn 789 quan sát.
Sau đó, đề tài tiến hành hồi quy mô hình để xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến
khả năng thực hiện ĐMCN của DNNVV Việt Nam bằng phƣơng pháp Pooled OLS
(Hồi quy gộp cho dữ liệu bảng).
Bước 2: Đề tài sử dụng kiểm định Wald (hay còn gọi là kiểm định F) để kiểm
định tính hiệu quả của mô hình Pooled OLS, cũng nhƣ tiến hành kiểm định hiện
tƣợng đa cộng tuyến (thông qua kiểm định VIF), hiện tƣợng tự tƣơng quan và phƣơng
sai thay đổi (thông qua ma trận tự tƣơng quan) và hƣớng khắc phục (nếu có).
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu
Đề tài sử dụng bộ dữ liệu từ hai cuộc điều tra đƣợc thực hiện bởi Viện Quản lý
Kinh tế Trung ƣơng (CIEM), Bộ Kế hoạch và đầu tƣ của Việt Nam (Bộ KH & ĐT);
Viện Khoa học Lao động và Xã hội giao (ILSSA) thuộc Bộ Lao động, Thƣơng binh
và Xã hội Việt Nam (MOLISA); và Phát triển Kinh tế Research Group (DERG) của
Đại học Copenhagen từ năm 2013 – 2015. Các cuộc khảo sát đã đƣợc tài trợ bởi Đại
sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam trong Chƣơng trình Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp
(BSPS). Dự án này thực hiện khảo sát 2.500 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất của 10 tỉnh thành ở Việt Nam gồm: Hà Nội (gồm Hà Tây),
Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm
Đồng và Long An.
Các thành phần chính của bộ dữ liệu này bao gồm ba phần: (i) một bảng câu hỏi
dành cho doanh nghiệp; (ii) một bảng câu hỏi dành cho nhân viên; và (iii) một bảng
hỏi về tài khoản kinh tế. Phần khảo sát cấp doanh nghiệp cung cấp thông tin về hiệu
suất của công ty, lịch sử doanh nghiệp, việc làm, môi trƣờng kinh doanh và đặc điểm
nền tảng của chủ sở hữu / quản lý, phần khảo sát nhân viên thu thập dữ liệu về nền
tảng giáo dục, kinh nghiệm làm việc và đào tạo, tƣ cách thành viên công đoàn và đặc
40
điểm hộ gia đình của nhân viên, còn phần khảo sát tài khoản kinh tế liệt kê doanh thu,
chi phí, tài sản và nợ phải trả. Dữ liệu đƣợc dựa trên các cuộc phỏng vấn trực tiếp với
chủ sở hữu/ quản lý và nhân viên của công ty và thƣờng đƣợc thu thập trong các
tháng tháng 6 và tháng 8. Các doanh nghiệp đƣợc khảo sát đƣợc phân phối trên
khoảng 18 ngành nhƣ: chế biến thực phẩm, sản phẩm kim loại giả, và sản xuất sản
phẩm gỗ. Các doanh nghiệp nhỏ đƣợc phân loại theo định nghĩa của Ngân hàng Thế
giới hiện nay, với các doanh nghiệp nhỏ có tối đa 10 nhân viên, doanh nghiệp quy mô
nhỏ có tới 50 nhân viên, doanh nghiệp vừa và nhỏ lên tới 300 ngƣời, và các doanh
nghiệp lớn có hơn 300 nhân viên.
Số lƣợng các doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân ở các tỉnh đƣợc lựa chọn dựa trên
hai nguồn dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), Tổng điều tra cơ sở kinh
tế, hành chính, sự nghiệp từ năm 2002 và Khảo sát công nghiệp năm 2004. Số lƣợng
cơ sở kinh doanh cá nhân không thỏa mãn các điều kiện đƣợc nêu trong Luật Doanh
nghiệp của Việt Nam cũng đƣợc gọi là doanh nghiệp hộ gia đình theo Tổng điều tra
cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp. Thông tin này đƣợc kết hợp với dữ liệu về tƣ
nhân, tập thể, công ty hợp danh, trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp cổ phần, đƣợc
đăng ký chính thức theo Luật Doanh nghiệp cấp tỉnh từ Khảo sát Công nghiệp. Các
liên doanh, bao gồm cả những công ty có sự tham gia của nhà nƣớc, đã bị loại khỏi
khuôn khổ lấy mẫu do tính chất thƣờng không rõ ràng của sự tham gia của chính phủ
trong các cấu trúc sở hữu đó.
Lấy mẫu phân tầng đƣợc sử dụng để đảm bảo đủ số lƣợng doanh nghiệp ở mỗi
tỉnh với các hình thức sở hữu khác nhau. Điều quan trọng cần lƣu ý là mẫu của các
công ty không chính thức không phải là đại diện của khu vực phi chính thức tại Việt
Nam, vì kế hoạch lấy mẫu của cuộc khảo sát dựa trên các cuộc điều tra và khảo sát
kinh doanh của GSO, chỉ bao gồm một phần của khu vực phi chính thức. Trong mỗi
vòng, dữ liệu đƣợc thu thập từ các nhân viên trong 500-600 doanh nghiệp đƣợc chọn
ngẫu nhiên theo phần khảo sát nhân viên. Lƣu ý rằng dữ liệu nhân viên không phải là
đại diện của lực lƣợng lao động sản xuất tại Việt Nam vì khảo sát nhân viên đƣợc
41
thiết kế dƣới dạng mặt cắt ngang. Tạo dữ liệu bảng điều khiển cấp nhân viên yêu cầu
tiết lộ tên nhân viên, điều này không thể thực hiện đƣợc do lo ngại bảo mật. Thông tin
cụ thể bộ dữ liệu điều tra DNNVV năm 2013 và 2015 nhƣ sau:
Bảng 3.1. Thực trạng thực hiện ĐMCN của DNNVV ở Việt Nam
năm 2013 và 2015
Năm
Số quan sát
Tổng số doanh
nghiệp
Doanh nghiệp có
thực hiện ĐMCN
Doanh nghiệp
không thực hiện
ĐMCN
2013 2.542 562 630
2015 2.648 711 586
Nguồn: Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra
DNNVV năm 2013 và 2015
Bảng 3.1 cho thấy năm 2013 có 2.542 DNNVV đƣợc điều tra, trong đó có 562
doanh nghiệp thực hiện ĐMCN và 630 doanh nghiệp không thực hiện ĐMCN. Đối
với cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2015, số lƣợng DNNVV tham gia vào cuộc điều
tra này là 2.648 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp thực hiện ĐMCN và không
thực hiện ĐMCN lần lƣợt là 711 và 586 doanh nghiệp. So sánh kết quả của hai bộ dữ
liệu, tác giả thấy rằng số lƣợng doanh nghiệp có thực hiện ĐMCN tăng dần qua các
năm, cụ thể từ 47,1% năm 2013 lên 54,8% năm 2015.
42
Bảng 3.2. Thực trạng thực hiện ĐMCN của DNNVV ở Việt Nam phân theo loại
hình doanh nghiệp năm 2013 và 2015
Năm
Hợp
tác
xã
Hộ gia
đình
Công ty
cổ phần
có vốn
đầu tƣ
nhà nƣớc
Công ty cổ
phần
không có
vốn đầu
tƣ nhà
nƣớc
Công ty
TNHH
Công ty
hợp
danh
Doanh
nghiệp
tƣ nhân
2013 27 639 7 84 340 1 94
2015 20 701 7 93 373 3 100
Nguồn: Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra
DNNVV năm 2013 và 2015.
Dựa trên kết quả phân loại doanh nghiệp của bảng 3.2, tác giả thấy rằng tổng số
quan sát của một số loại hình khá ít. Cụ thể: Hợp tác xã (27 quan sát (2013), 20 quan
sát (2015)), Công ty cổ phần có vốn đầu tƣ nhà nƣớc (7 quan sát (2013), 7 quan sát
(2015)), Công ty hợp danh (1 quan sát (2013), 3 quan sát (2015)). Do đó, tác giả
quyết định loại bỏ 3 loại hình này và chỉ giữ lại và xem xét ảnh hƣởng của các loại
hình DNNVV nhƣ Hộ gia đình, Công ty cổ phần không có vốn đầu tƣ nhà nƣớc,
Công ty TNHH và Doanh nghiệp tƣ nhân đến khả năng ĐMCN.
Về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, dựa vào kết quả điều tra, tác giả đã
chia lĩnh vực hoạt động thành 20 lĩnh vực khác nhau, bao gồm: Thực phẩm và đồ
uống; Thuốc lá; Dệt may; Thời trang; Da; Gỗ; Giấy; Xuất bản và in ấn; Dầu mỏ tinh
chế; Sản phẩm hóa chất; Cao su; Sản phẩm khoáng phi kim loại; Kim loại cơ bản;
Sản phẩm kim loại đúc sẵn; Máy móc điện tử, máy tính, radio, TV; Xe cơ giới; Thiết
bị vận tải khác; Đồ nội thất, đồ trang sức, thiết bị âm nhạc, đồ chơi và thiết bị y tế;
Tái chế; Dịch vụ. Trong đó, các ngành nhƣ Thuốc lá, Giấy, Tái chế và Dịch vụ có số
quan sát tƣơng đối ít nên cũng không đƣợc sử dụng trong mô hình.
43
Bảng 3.2 tổng hợp thông tin về tình hình ĐMCN của các DNNVV và kết hợp
với bảng 3.3 ta có thông tin chi tiết của các biến đƣợc sử dụng trong mô hình.
Kết quả của bảng 3.3 cho thấy các biến SIZE, PROF và TAX có giá trị trung
bình chênh lệch với giá trị nhỏ nhất và lớn nhất khá lớn, giá trị hệ số độ nghiêng và
độ nhọn của số liệu phân phối không đều và độ phân tán quá rộng. Vì vậy, nếu giữ
nguyên giá trị các biến này đƣa vào mô hình, có khả năng các biến đó sẽ làm thay đổi
dấu kỳ vọng của một số biến trong mô hình và làm cho một số hệ số hồi quy không
có ý nghĩa, nên để khắc phục hạn chế trên tác giả tiến hành lấy logarit giá trị các biến
này. Sau khi chuyển dạng log, phần lớn các biến trong mô hình đều có độ phân tán
đều và tập trung hơn. Tuy nhiên, các biến SIZE, PROF, TAX có những quan sát có
giá trị 0 nên khi lấy logarit, giá trị của các quan sát này sẽ bị khuyết, dẫn đến số quan
sát của mẫu phân tích giảm, mà trong đó phần lớn bị ảnh hƣởng bởi biến TAX. Vì
vậy, tác giả quyết định loại biến TAX ra khỏi mô hình. Ngoài ra, trong tổng số 1.833
DNNVV, chỉ có 845 doanh nghiệp có đề cập đến giá trị nợ tín dụng và 56 doanh
nghiệp có lợi nhuận âm. Do đó khi đƣa các biến này vào mô hình thông qua dạng
logarit giá trị của biến nhằm khắc phục độ lệch của biến, thì số quan sát của dữ liệu
cân bằng ở 789 doanh nghiệp. Do đó, kết quả phân tích mô hình logit ảnh hƣởng của
loại hình doanh nghiệp đến khả năng thực hiện ĐMCN chỉ thực hiện trên 789
DNNVV Việt Nam.
Bảng 3.3. Thống kê các biến đƣợc sử dụng
Tên biến Số quan sát
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn
nhất
ti 1.833 0,516 0,500 0 1
os1 1.833 0,549 0,498 0 1
os2 1.833 0,064 0,245 0 1
os3 1.833 0,286 0,452 0 1
44
os4 1.833 0,077 0,267 0 1
yr 1.831 15,742 9,622 2 61
size 1.832 22,514 49,530 1 700
prof 1.271 1023068 2570331 -8964001 9999999
tax 1.833 17426,11 161655,6 0 4386955
deb 845 7,086 68,696 0,000 1815,067
ut1 1.833 31,317 33,133 0 100
ut2 1.833 32,274 34,999 0 100
ut3 1.833 11,603 26,263 0 100
ut4 1.833 1,877 11,973 0 100
com 1.833 0,903 0,295 0 1
supt 1.833 0,032 0,177 0 1
supf 1.833 0,133 0,340 0 1
sec1 1.833 0,265 0,441 0 1
sec2 1.833 0,036 0,185 0 1
sec3 1.833 0,032 0,177 0 1
sec4 1.833 0,048 0,213 0 1
sec5 1.833 0,103 0,304 0 1
sec6 1.833 0,022 0,148 0 1
sec7 1.833 0,009 0,093 0 1
sec8 1.833 0,033 0,179 0 1
sec9 1.833 0,051 0,221 0 1
45
sec10 1.833 0,035 0,184 0 1
sec11 1.833 0,058 0,235 0 1
sec12 1.833 0,139 0,346 0 1
sec13 1.833 0,018 0,131 0 1
sec14 1.833 0,003 0,052 0 1
sec15 1.833 0,030 0,171 0 1
sec16 1.833 0,063 0,243 0 1
age 1.832 45,358 10,714 21 82
gender 1.833 0,395 0,489 0 1
pro1 1.833 0,078 0,267 0 1
pro2 1.833 0,293 0,455 0 1
pro3 1.833 0,219 0,414 0 1
pro4 1.833 0,036 0,186 0 1
pro5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_cac_yeu_to_anh_huong_den_kha_nang_doi_moi_cong_nghe.pdf