LỜI CẢM TẠ. i
TÓM LƯỢC.ii
MỤC LỤC.iii
DANH SÁCH BẢNG.vii
Bảng số. vii
Tựa bảng. vii
PHỤ CHƯƠNG . .pc-1.viii
DANH SÁCH HÌNH. ix
Chương 1 GIỚI THIỆU.1
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU. 2
2.1. Sự phân loại và phân bố của cá lóc. 2
2.1.1. Phân loại. 2
2.1.2. Sự phân bố của cá lóc. 2
2.2. Một số đặc điểm của cá lóc.2
2.2.1. Đặc điểm hình thái.2
2.2.2. Đặc điểm dinh dưỡng.3
2.2.3. Đặc điểm sinh trưởng.3
Giai đoạn nhỏ, cá lóc chủ yếu tăng trưởng về chiều dài, cá càng lớn thì sự tăng
trọng ngày càng nhanh. Trong tự nhiên, sức lớn của cá không đều, phụ thuộc vào
điều kiện thức ăn sẵn có trong thuỷ vực. Trong điều kiện nuôi có thức ăn và chăm
sóc tốt cá có thể lớn từ 0,5 đến 0,8 kg/năm, đạt tỷ lệ sống cao và ổn định (Phạm Văn
Khánh, 2000). Sau 1 năm tuổi, thân cá lóc dài 38,5-40 cm, nặng 625-1.395 g, cá 3
tuổi thân dài 45-59 cm, nặng 1.467-2.031 g , con đực và con cái chênh lệch lớn về
trọng lượng (Minh Dung, 2004). . 3
2.2.4. Đặc điểm sinh sản. 3
70 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các yếu tố quyết định thành công của mô hình nuôi cá lóc trong vèo màu lũ năm 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, vèo cá, vợt, dây, sàng ăn,
máy xay thức ăn, hệ thống ống dẫn, máy bơm nước, thùng chứa thức ăn và một
số chi phí khác phát sinh trong quá trình nuôi. Kết quả của chi phí cố định được
tính toán sau khi trừ ra chi phí khấu hao hằng năm hay vụ (Phụ chương 4).
- Về chi phí vận hành gồm có: vôi bột, cá giống, vitamin- premix, thuốc
phòng và trị bệnh, thức ăn, xăng, dầu, điện, lao động thuê, lao động gia đình, và
một số chi phí khác.
Những khó khăn trở ngại và cách giải quyết khó khăn
Chất lượng nước,
Giá cả thức ăn,
Kỹ thuật nuôi,
Khâu phòng trị bệnh cho cá lóc
Vốn để thực hiện mô hình một cách có hiệu quả.
Yếu tố quyết định sự thành công của mô hình
Xét trong quá trình thực hiện mô hình này thì trong một số yếu tố mà
chúng tôi đã dự kiến như: vốn sản xuất để mua thức ăn và tự sản xuất giống, thị
trường đầu ra, chất lượng nước, cá giống tốt, thức ăn tốt, mức lũ, kỹ thuật nuôi,
chính sách của chính quyền địa phương thì yếu tố nào quan trọng nhất quyết
định sự thành công của mô hình.
1
3.2.3.2. Tổng kết mô hình nuôi cá lóc trong vèo
Thông tin định tính
- Đặc điểm nông hộ: tìm hiểu về độ tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ và
các thành viên trong gia đình, kinh nghiệm mà họ thực hiện mô hình.
- Các điều kiện cần thiết để thực hiện mô hình có hiệu quả cao
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm, nơi bán sản phẩm, giá cẩn phẩm,loại người
mua sản phẩm của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
- Khả năng kết hợp với những mô hình canh tác khác: nuôi kết hợp một số
loài cá khác ngoài vèo.
Thông tin định lượng
- Kỹ thuật nuôi tương tự như trên
- Các số liệu kinh tế như chi phí đầu vào và đầu ra của sản phẩm
- Năng suất (cách tính theo phụ chương 3)
3.3. Phân tích thống kê:
- Tổng hợp và phân tích các số liệu đã thu thập được
- Dùng phần mềm EXCEL 5.0 để phân tích và xử lý các số liệu đã thu
thập.
1
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu
Nằm dọc sông Tiền, hằng năm lượng nước lũ đổ về Phú Tân tương đối
lớn. Trong khi Phú Mỹ, Tân Hòa, Phú Hưng là những xã sản xuất lúa nếp nổi
tiếng của huyện thì Tân Trung lại có điều kiện tự nhiên khác khá đặc thù. Là
một xã mới thành lập được tách ra từ xã Tân Hòa (tháng 12 năm 2003) với lợi
thế vùng đất ngập sâu và thời gian ngập nước kéo dài; diện tích tự nhiên khoảng
790 ha gồm 2406 hộ, hoạt động chính của người dân trong xã là sản xuất nông
nghiệp. Toàn xã có 5 ấp mỗi ấp đều có thế mạnh riêng của mình: ấp Tân Thành
và Trung II trồng màu, ấp Mỹ Hóa trồng lúa một vụ; ấp Vàm Nao trồng lúa 2 vụ.
Tận dụng lợi thế đó của mình vào mùa nước nổi nơi đây thực hiện nhiều mô hình
nuôi trồng thuỷ sản như: trồng ấu, rau nhút. Đặc biệt là nuôi cá lóc, toàn xã có
158 hộ nuôi trong đó có 105 hộ nuôi cá lóc trong vèo.
Hình 4.1: Vị trí địa lý của huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
1
4.2. Thông tin nông hộ
4.2.1. Nguồn nhân lực
Kết quả phỏng vấn về thông tin nông hộ được trình bày ở bảng 1. Chủ
hộ của các mô hình nuôi cá lóc trong vèo có độ tuổi trung bình nằm trong
khoảng 18 đến hơn 60 tuổi, trong đó độ tuổi từ 18-60 chiếm tỷ lệ cao nhất
(75,86%) và còn lại là trên 60 tuổi (24,13%). Độ tuổi của các thành viên trong
gia đình dao động từ nhỏ hơn 18 đến cao hơn 60 tuổi và đa phần (67%) đều nằm
trong độ tuổi lao động chính (18-60 tuổi). Ngoài ra, số người trên nông hộ từ nhỏ
hơn hoặc bằng 5 chiếm đến 86,7% và từ 6-8 người chiếm 10,3%. Điều này cho
thấy tại địa bàn nghiên cứu các hộ nuôi cá lóc trong vèo có số người nằm trong
độ tuổi lao động chính nhiều, cho thấy nguồn nhân lực để thực hiện mô hình này
rất dồi dào.
Đa phần chủ hộ nuôi cá lóc trong vèo có trình độ văn hóa tương đối thấp
trong đó 3% mù chữ, 55% học cấp I, 38% học cấp II và 3% học cấp III. Tương
tự, các thành viên trong gia đình cũng có trình độ học vấn thấp 64% học cấp I,
30% học cấp II và 6% học cấp III. Kết quả này cho thấy trình độ học vấn thấp
của nông dân đã phần nào hạn chế trong việc tiếp nhận các tiến bộ về kỹ thuật
nuôi cá. Nông dân chủ yếu nuôi cá lóc theo tập quán, học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau và vừa học vừa rút kinh nghiệm (Phòng Xây dựng và phát triển nông thôn
huyện Phú Tân - tỉnh An Giang, 2003; Phòng Xây dựng và Phát triển nông thôn
huyện An Phú, 2004; Phòng Xây dựng và phát triển nông thôn huyện Châu Phú
2003a).
1
Bảng 1: Tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ và các thành viên trong gia đình
tại xã nghiên cứu
4.2.2. Đất đai
Khi phỏng vấn các hộ nuôi cá lóc trong vèo, phần trăm số hộ có đất canh
tác lúa là 43,33 %, còn lại là các hộ chỉ có diện tích đất vừa đủ để ở và nuôi cá,
chiếm 56,67%. Diện tích đất trung bình của các hộ canh tác lúa là 4.100 m2 và ao
nuôi cá là 884 m2 (Bảng 2). Kết quả này cho thấy, mô hình nuôi cá lóc trong vèo
trong mùa lũ đòi hỏi diện tích đất không lớn và rất thích hợp cho các hộ ít đất
sản xuất, đặc biệt là các hộ nghèo.
4.2.3. Kinh nghiệm và số thể tích vèo nuôi cá lóc
Thể tích vèo nuôi cá ở huyện Phú Tân khá cao, trung bình là 87,03
m3/hộ (Bảng 2). Đa phần người dân trong xã có số năm kinh nghiệm nuôi cá
trong vèo tương đối cao, qua tổng số hộ điều tra thì trung bình các hộ đã thực
hiện mô hình này khoảng 5,34 năm, người nuôi cá lâu nhất là 12 năm và người
nuôi ít nhất cũng được 2 năm. Đây cũng là một trong những thế mạnh của người
1
Diễn giải Chủ hộ Thành viên gia đình
Số người Phần trăm (%) Số người Phần trăm (%)
Nhóm tuổi
18 Tuổi
18-60 Tuổi
>60 Tuổi
Trình độ văn hóa
Mù chữ
Cấp I
Cấp II
Cấp III
0
22
7
1
16
11
1
0
75,86
24,13
3,45
55,17
37,93
3,45
26
63
5
0
56
26
5
27,66
67,02
5,32
0
64,37
29,89
5,74
dân nuôi cá lóc tại địa bàn nghiên cứu, nếu so với các huyện khác thì số năm
kinh nghiệm nuôi cá lóc trong vèo của nông dân ở Phú Tân nhiều hơn so với ở
huyện Châu Phú là 2,17 năm (Cao Quốc Nam và ctv, 2005).
Bảng 2: Diện tích đất, thể tích vèo nuôi, và số năm kinh nghiệm nuôi cá lóc
trong vèo của nông dân ở xã Tân Trung
Khi phỏng vấn về nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động nuôi cá lóc
trong vèo, thì nông dân ở vùng nghiên cứu cho rằng nguồn thông tin trên thường
xuyên được tiếp cận chủ yếu từ các nguồn: chương trình truyền hình (tivi),
chiếm tỷ lệ 26%, tiếp theo là đài phát thanh (radio) chiếm tỷ lệ 20% và giữa các
nông dân nuôi cá lóc (18%). Ngoài ra, họ còn tiếp nhận những thông tin từ nhiều
nguồn khác nữa như: sách báo, bà con thân thuộc, cán bộ kỹ thuật viên của
huyện hoặc xã (Bảng 4.3). Điều này cho thấy người dân tại địa bàn nghiên cứu
rất quan tâm đến những tiến bộ về kỹ thuật nuôi cá và thông tin phục vụ cho nuôi
cá lóc rất đa dạng. Tuy nhiên các nguồn thông tin trên còn mang tính chấp giá, bị
động và chưa được sắp xếp, hệ thống hóa hoàn chỉnh. Để phục vụ tốt hơn, thiết
nghĩ cần phải có một hình thức tiếp nhận và chuyển giao thông tin giữa người
nuôi cá và cơ quan khoa học cũng như thị trường,... dễ dàng hơn như các mô
hình câu lạc bộ khuyến nông, hợp tác xã kiểu mới,...
1
Diễn giải Trung bình Thấp nhất Cao nhất
Diện tích ruộng (m2)
Diện tích ao (m2)
Thể tích vèo nuôi (m3/hộ)
Số năm kinh nghiệm nuôi cá lóc trong
vèo (năm)
4100
884,03
89,41
5,34
0
100
18
2
20000
4500
270
12
Bảng 3: Nguồn thông tin cho hoạt động nuôi cá lóc
4.3. Hoạt động nuôi cá trong mùa lũ
4.3.1. Mùa vụ nuôi cá lóc trong vèo
Đa phần những hộ được phỏng vấn thì nuôi cá lóc trong vèo quanh
năm. Tận dụng ao sẵn có, họ thường nuôi 3 vụ cá lóc trên một năm: (1) vụ mùa
mưa (từ tháng 4 đến tháng 8 dl), (2) vụ mùa lũ (từ tháng 7-8 đến tháng 11-12 dl)
và (3) vụ mùa nghịch (từ tháng 12 đến tháng 4 dl). Trong năm 2004, kết quả điều
tra cho thấy phần đông người dân đã chọn thời điểm thả cá sớm vào đầu tháng 6,
chiếm tỷ lệ 86,67% (Bảng 4) và cá được thu hoạch sớm vào đầu tháng 10,
chiếm tỷ lệ 76,67% do giá cá thịt cao. Các hộ còn lại (23,33%) thì neo lại chờ
giá cao hơn. Điều này cũng tương tự như nhận định của Dương Tấn Lộc (2001)
theo ông, ở ĐBSCL mùa lũ tràn về từ tháng 7 đến tháng 11 hằng năm, do đó
người dân nuôi cá lóc cần có nguồn giống sớm, bắt đầu nuôi từ tháng 5 đến
tháng 8 cá được 100g/con. Giai đoạn này cá ăn mạnh dựa vào nguồn thức ăn tự
nhiên có sẵn và nước lũ lớn thì hiệu quả nuôi sẽ cao.
1
Nguồn thông tin Tần suất Phần trăm (%)
Tivi 27 26
Radio 21 20
Nông dân khác 19 18
Bà con thân thuộc 13 13
Kỹ thuật viên 12 12
Dịch vụ buôn bán 6 6
Sách báo 6 5
Bảng 4: Thời gian thả, thời gian thu và những lý do thúc đẩy người dân áp
dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ
So với các huyện lân cận, điều kiện tự nhiên ở Phú Tân có nhiều thuận
lợi cho việc thả và thu cá sớm nên cá nuôi có giá cao. Ở các huyện Châu Phú và
An Phú thì vụ nuôi cá lóc trong mùa lũ của người dân thường bắt đầu từ tháng 7
đến tháng 11 hoặc tháng 12 (dl) hằng năm. Thời điểm này có thuận lợi là nguồn
thức ăn phong phú và nguồn nước dồi dào nhưng do trong thời gian này người
dân khai thác được lượng cá tự nhiên khá cao nên giá cá lóc nuôi sẽ không cao.
Chính điều này đã dẫn đến giá cá lóc nuôi ở Châu Phú và An Phú thấp hơn so
với giá cá thịt ở Phú Tân (Cao Quốc Nam và ctv, 2005).
4.3.2. Lý do nông dân áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ
Do đây là vùng đất trũng được hình thành bởi hợp lưu của 2 con sông
Tiền và sông Hậu (sông Vàm Nao) nên thông thường hằng năm nước lũ đến và
rút trễ hơn gần 1 tháng so với các địa phương khác trong vùng. Dựa vào điều
1
Diễn giải Tần suất Phần trăm (%)
1. Thời gian thả cá
- Tháng 6
- Tháng 7
2. Thời gian thu hoạch
- Tháng 10
- Tháng 11
3. Lý do nông dân áp dụng mô hình
- Tạo thêm thu nhập trong mùa lũ
- Nguồn nước tốt hơn
- Dễ tìm mồi cho cá
- Nhiều công lao động nhàn rỗi
- Giá cá mồi thấp
26
4
23
7
10
9
5
4
2
86,67
13,33
76,67
23,33
33,33
30,00
16,67
13,33
6,67
kiện tự nhiên này nên người dân nơi đây đã ý thức được việc khai thác và sản
xuất trong mùa lũ. Mô hình nuôi cá lóc trong vèo đã được người dân mạnh dạn
áp dụng trong những năm gần đây và đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể
(UBND xã Tân Trung, 2003). Kết quả điều tra vào năm 2004 về lý do áp dụng
mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ được trình bày ở bảng 4.
Kết quả ở bảng 4 cho thấy lý do để người dân áp dụng mô hình nuôi cá
lóc trong vèo trong mùa lũ khá phong phú, có đến 33,33% người dân trả lời rằng
tạo thêm nguồn thu nhập, 30% cho rằng vào thời điểm mùa lũ có nguồn nước tốt
hơn so với các thời điểm khác trong năm và đây cũng là một trong những lý do
được người dân nuôi cá ở cả 3 huyện Châu Phú, An Phú và Phú Tân đề cập đến
nhiều nhất (Cao Quốc Nam và ctv, 2005). Phần lớn người dân trong xã thường
nuôi cá quanh năm và qua nhiều năm nuôi cá lóc họ nhận thấy rằng mùa lũ thì
chất lựợng nước tốt hơn so những thời điểm khác trong năm do nước đổ từ
thượng nguồn về. Bên cạnh đó thì 16,67% cho rằng vào mùa lũ thì dễ tìm mồi
cho cá và 6,67% nông dân cho rằng giá cá mồi trong mùa lũ thấp hơn so với các
thời điểm khác trong năm. Hơn nữa, nguồn cá tự nhiên (cá mồi) cũng rất dồi
dào. Theo Dương Nhựt Long (2004) thì hằng năm khi lũ về với nguồn nước dồi
dào nên thức ăn tự nhiên rất đa dạng như các loài phiêu sinh vật, động vật đáy...,
thành phần chủng loài tôm, cá, cua, ốc cũng rất phong phú góp phần làm tăng
sinh khối lúc thu hoạch khai thác thủy sản nuôi và thủy sản tự nhiên trong vùng.
Ngoài ra một số ý kiến khác thì cho rằng họ đã có sẵn ao, mùng lưới đầu tư từ
những vụ lũ trước, do đó nếu không nuôi thì phí của nên họ đã tiếp tục thực hiện
mô hình này. Như đã đề cập ở trên thì vào mùa lũ nông dân trong xã không sản
xuất lúa hay trồng màu được, do đó họ có công lao động nhàn rỗi ở địa phương
rất lớn và thay vì phải đi làm thuê thì một số nông dân đã nghĩ ra cách lấy công
lao động làm lời từ việc nuôi cá lóc trong vèo vào thời gian mùa lũ.
1
4.3.3. Nguồn vốn để sản xuất
Nguồn vốn để sản xuất là một trong những yếu tố rất quan trọng, do chi
phí nuôi cá lóc rất cao, và mức sống trung bình nên đa phần người dân tại địa
bàn nghiên cứu phải vay thêm vốn bên ngoài. Kết quả điều tra cho thấy có đến
26/30 (86,67%) hộ được phỏng vấn vừa dựa vào vốn tự có và vừa phải vay thêm
vốn bên ngoài với lãi suất cao. Có 3 hộ dựa vào nguồn vay của nhà nước với lãi
suất thấp hơn chiếm 10% số hộ điều tra và chỉ có 1 hộ (3,33%) có khả năng lo đủ
nguồn vốn để nuôi cá lóc (Do hộ này nuôi với số lượng ít).
Bảng 5: Nguồn vốn để thực hiện mô hình nuôi cá lóc trong vèo của người
dân ở xã Tân Trung, Phú Tân, An Giang trong mùa lũ năm 2004
4.3.4. Kỹ thuật nuôi
4.3.4.1. Phương pháp cải tạo ao
Cải tạo ao là một trong những khâu kỹ thuật rất quan trọng mà bất cứ
người nuôi cá nào cũng phải thực hiện trước mỗi vụ nuôi, vì ngay trong đáy ao
có thể tồn tại nhiều loại tác nhân gây bệnh khác nhau, đặc biệt các ao vừa kết
thúc một vụ nuôi. Do đó việc tẩy dọn ao đìa trước mỗi vụ nuôi là những thao tác
kỹ thuật rất quan trọng không chỉ để tiêu diệt hết tác nhân gây bệnh, mà còn có ý
nghĩa tạo ra môi trường thích hợp và ổn định. Đây là một công việc rất cần thiết
và quan trọng nên khi được phỏng vấn thì có hầu hết nông dân có cách chuẩn bị
khá giống nhau: đó là rút cạn nước, vét bùn ở đáy ao và rải vôi hoặc rải muối và
sau đó tiến hành phơi đáy ao; chỉ khác nhau ở chỗ có hộ rải vôi chiếm tỷ lệ
53,33%, trong khi đó 46,67% còn lại cho rằng rải vôi và kết hợp với muối thì
1
Nội dung Tần số Phần trăm (%)
- Vốn nhà và vốn vay của tư nhân
- Vốn vay ngân hàng
- Vốn nhà tự có
26
3
1
86,67
10,0
3,33
hiệu quả cải tạo ao sẽ cao hơn (Bảng 6). Điều này cũng dễ hiểu bởi vôi thì có tác
dụng nâng cao pH và diệt khuẩn, còn muối thì có tác dụng diệt các vi khuẩn gây
bệnh sống trong môi trường nước ngọt. Rút cạn nước ao là thao tác đầu tiên khi
tẩy dọn, có thể đào thải ra khỏi ao một lượng tác nhân là vi khuẩn, nấm, ký sinh
trùng rất lớn. Thời gian phơi đáy ao của mỗi nông dân đều khác nhau tùy theo
thói quen và kinh nghiệm của họ thấp nhất là 1 ngày và cao nhất là 10 ngày, cách
làm này có thể tiêu diệt được một số mầm bệnh nhưng tốt nhất là nên phơi đáy
ao từ 1-2 tuần lợi dụng nhiệt độ, độ khô và tác dụng diệt trùng của tia tử ngoại
trong ánh sáng mặt trời. Còn việc bón vôi hay muối để sát trùng diệt tạp và nâng
cao pH của ao nuôi, góp phần vào việc hạn chế dịch bệnh xảy ra trong quá trình
nuôi cá lóc. Cách chuẩn bị ao này cũng được nông dân ở An Phú áp dụng và
theo những hộ đã theo dõi và phỏng vấn thì cách làm này mang lại hiệu quả rất
cao trong suốt vụ nuôi của họ.
Bảng 6: Phương pháp cải tạo ao của nông dân nuôi cá lóc trong vèo tại xã
Tân Trung, Phú Tân, An Giang trong mùa lũ năm 2004
2
Nội dung Tần số Phần trăm (%)
Phương pháp
- Rút cạn nước,vét bùn ở đáy ao,bón
vôi, phơi đáy ao.
- Rút cạn nước, vét bùn ớ đáy ao, bón
muối, vôi, phơi đáy ao.
Tổng
16
14
30
53,33
46,67
100
Thời gian làm
8-10 ngày trước khi thả
4-7 ngày trước khi thả
1-3 ngày trước khi thả
Tổng
3
22
5
30
10,35
72,41
17,24
100
4.3.4.2. Phương pháp chuẩn bị vèo nuôi
Phương pháp chuẩn bị vèo trước mỗi vụ nuôi có khác nhau giữa các hộ
nuôi (Bảng 7), có 33,33% nông dân cho rằng nên ngâm vèo trong nước vôi một
ngày trước khi thả cá, 30% nên giặt sạch, phơi nắng và vá lại vèo trước mỗi vụ
nuôi, 26,67% nông dân thì ngâm vèo trong thuốc tím và 10% số nông dân còn lại
có cách làm khác như ngâm vèo trong thuốc hay nước muối, Theo nông dân
thì những cách làm này có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh trên vèo nuôi của các vụ
nuôi trước và làm sạch vèo tạo điều kiện trao đổi nước tốt trong quá trình nuôi.
Cách giặt sạch và vá vèo được nông dân thực hiện tương đối nhiều, một
cái vèo lưới tốt (loại lưới Thái) có thể sử dụng được đến 2 năm do đó sau mỗi vụ
nuôi nông dân chỉ cần giặt sạch và thay phần lưới cước phía trên là có thể nuôi
được vụ thứ hai. Nhìn chung cách thức chuẩn bị vèo của nông dân ở đây cũng
tương tự như một số địa phương khác.
Bảng 7: Cách thức chuẩn bị vèo trước mỗi vụ nuôi của nông dân tại địa bàn
nghiên cứu
Diễn giải Tần số Phần trăm (%)
Ngâm vèo trong vôi
Ngâm vèo trong thuốc tím
Giặt sạch & vá vèo bằng tay
Khác
Thời gian thực hiện là một ngày trước khi thả cá
10
8
9
3
33,33
26,67
30
10
4.3.4.3. Cách đặt vèo và phương pháp cấp nước
Qua kết quả điều tra cho thấy đa số nông dân (60%) thường áp dụng đặt
vèo ở góc ao, nơi gần bọng thoát nước ra (Bảng 8). Bởi vì đa phần nông dân ở
đây phải dùng máy để cấp nước cho ao nuôi cá (86,67%), với cách làm này thì
máy bơm sẽ được đặt ở bọng cấp nước vào, khi cấp nước vào thì một phần nước
ao cũ trong ao cùng với những chất cặn bã còn xót lại trong vèo sẽ theo nước
thoát ra ngoài. Một bộ phận nông dân khác thì lại chọn cách đặt vèo của mình ở
2
giữa ao, chiếm tỷ lệ 40% vì theo họ ở giữa ao thì nước sâu khi đó cá chúi xuống
đáy vèo sẽ không đụng đất bùn và không làm cho nước ao bị bẩn.
Do điều kiện đất thấp nên một số hộ cấp nước cho ao mình bằng phương
pháp thủy triều chiếm 13,33%, cách này giúp họ giảm được chi phí vận hành và
tăng thêm lợi nhuận trong quá trình nuôi cá. Tuy nhiên hình thức này chỉ chiếm
một số lượng rất nhỏ.
Bảng 8: Cách thức đặt vèo và phương pháp cấp nước của nông dân
Diễn giải Tần số Phần trăm (%)
Cách đặt vèo trong ao
- Đặt vèo ở góc ao
- Đặt vào ở giữa ao
Phương pháp cấp nước vào ao
- Bơm
- Thủy triều
18
12
26
4
60
40
86,67
13,33
4.3.4.4. Nguồn cá giống, mật độ thả và kích cỡ cá thả nuôi
Qua nhiều năm kinh nghiệm nông dân nuôi cá lóc cho biết muốn việc
nuôi cá đạt hiệu quả cao thì cá giống phải tốt và phải chủ động được nguồn cá
giống phục vụ cho việc nuôi cá quanh năm. Theo kết quả điều tra có đến 27/30
hộ được phỏng vấn đã tự sản xuất cá giống chiếm tỷ lệ 90% (Bảng 9), còn lại là
10% phải mua cá giống bên ngoài do chưa tự sản xuất được. Việc tự sản xuất ra
cá giống để nuôi có một ý nghĩa rất quan trọng là lựa chọn đựợc giống tốt, kích
cỡ đồng đều và khỏe mạnh. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến năng
suất cá nuôi về sau. Ngoài ra, có thể có thêm nguồn thu nhập từ việc bán cá
giống dư thừa. Kết quả điều tra này cũng tương tự như kết quả điều tra ở xã Vĩnh
Hội Đông của huyện An Phú đa số người dân ở đây cũng tự sản xuất giống để
nuôi. Điều này rất phù hợp với xu hướng nuôi cá hiện nay do xuất phát từ quan
niệm phòng bệnh tổng hợp cho động vật thủy sản nên người ta rất chú trọng đến
2
khâu sản xuất con giống, chất lượng con giống tốt khỏe mạnh thì cá sẽ lớn
nhanh, kích cỡ đồng đều và ít xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi.
Kích cỡ cá thả ở đây ít biến động, thấp nhất là 40 g/con, cao nhất là 100
g/con và trung bình là 71,03 g/con (Bảng 11). Đối với mật độ thả cá thì biến
động rất lớn giữa các hộ nuôi, dao động từ 11,11-152,78 con/m3 vèo nuôi và
trung bình là 59,14 con/ m3 vèo nuôi. Mật độ thả này tương đối thấp, bởi theo
Nguyễn Văn Dính (2004) thì trên 1m3 vèo có thể thả đến 200 con cá lóc. Ngoài
ra theo kết quả điều tra năm 2004, nông dân ở xã Vĩnh Thạnh Trung huyện Châu
Phú, An Giang thả với mật độ trung bình là 102 con/m3 vèo. Tuy nhiên theo ý
kiến của những nông dân ở địa điểm nghiên cứu này cho biết qua nhiều năm
kinh nghiệm nuôi cá thì thả với mật độ từ 50-100 con/m3 vèo thì cá sẽ lớn nhanh,
ít bệnh và đạt được kích cỡ thương phẩm đồng đều
Hình 4.2. Mật độ và kích cỡ cá thả nuôi của người dân
4.3.4.5. Nguồn thức ăn
Tận dụng một số loại thức ăn sẵn có trong mùa lũ như ốc bươu vàng, cá
tạp,là phương châm của việc nuôi cá lóc trong mùa lũ. Nhưng do lũ năm 2004
không lớn, hơn nữa thời tiết xấu hay có mưa bão nên lượng cá tự nhiên đánh bắt
được rất thấp và không ổn định nên phần lớn nông dân phải sử dụng thức ăn chủ
2
yếu là cá biển cho cá lóc, chiếm tỷ lệ 83,33%, còn lại là 16,67% người nuôi cho
cá lóc ăn cá tạp, cua, ốc (Bảng 9).
Bảng 9: Nguồn cá giống, loại thức ăn và nguồn thức ăn mà người dân ở xã
Tân Trung sử dụng để thực hiện mô hình trong mùa lũ năm 2004
Diễn giải Tần số Phần trăm (%)
Nguồn cá giống
- Giống nhà
- Giống mua
Thức ăn cho cá lóc
- Cá biển
- Cá đồng, cua, ốc
Nguồn thức ăn
- Phạm vi xã
- Phạm vi huyện
- Phạm vi tỉnh
27
3
25
5
12
17
1
90,00
10,00
83,33
16,67
40,00
56,67
3,33
Do nguồn thức ăn không ổn định nên muốn dự trữ thức ăn lại cho cá lóc
thì 56,67% số người nuôi phải mua thức ăn cho cá ở chợ huyện (Bảng 9). Người
nuôi cho rằng khi mua cá mồi ở huyện thì giá tương đối rẻ hơn so với ở xã. Do
thiếu phương tiện vận chuyển và dự trữ, 40% nông dân còn lại phải mua thức ăn
ở phạm vi xã (chủ yếu là cua, ốc và cá tạp mà người dân trong xã khai thác được
và bán lại cho những người nuôi cá lóc ở địa phương). Nhưng lượng thức ăn này
giá cả không ổn định và bấp bênh nên chủ yếu là người dân phải mua cá mồi ở
huyện nơi đây tập trung nhiều trại vựa cá mồi lớn và ổn định. Nếu so sánh với xã
Vĩnh Hội Đông của huyện An Phú thì ngoài việc mua cá mồi ở phạm vi xã hoặc
huyện thì người dân còn mua cá ở phạm vi tỉnh nhiều hơn, do phải đi mua cá
mồi xa nên làm tăng thêm chi phí vận hành của người nuôi, thậm chí do điều
kiện tự nhiên giáp với nước bạn Campuchia nên một số nông dân ở đây còn sang
2
Campuchia để mua cá mồi. Qua điều này cho thấy nguồn cung cấp thức ăn ở xã
Tân Trung tương đối thuận lợi hơn so với nơi khác, người dân không phải đi xa
để mua cá mồi, góp phần giảm chi phí vận hành và tăng lợi nhuận sau mỗi vụ
nuôi cá lóc trong vèo.
4.3.4.6. Phương pháp cho cá lóc ăn của người dân
Cho cá ăn cũng là một khâu kỹ thuật rất quan trọng quyết định đến năng
suất và sinh khối lúc thu hoạch cá nuôi. Giai đoạn cá còn nhỏ khoảng 40 g/con
thì người nuôi tiến hành cho cá ăn nhiều lần trong ngày có thể là từ 3 đến 4 lần,
thức ăn phải được rửa sạch và xay nhuyễn. Đến khi cá lớn hơn khoảng 250 g/con
thì tiến hành cho cá ăn 2 lần trong một ngày vào buổi sáng (khoảng 8 hoặc 9 giờ)
và buổi chiều (từ 4 đến 5 giờ). Trong một tháng cuối cùng trước khi bán thì đa
phần nông dân chỉ cho cá ăn 1 lần trong ngày, theo họ cách cho ăn này cá vẫn
tăng trọng bình thường. Tất cả nông dân ở đây đều cho cá lóc ăn bằng cách rải
thức ăn lên sàng ăn (sàng ăn có thể làm bằng tre hoặc làm bằng lưới cước). Cách
làm này có thể giúp họ quan sát được lượng thức ăn cũng như tình trạng sức
khỏe của cá nuôi, giúp họ có thể điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý, nếu không thì
dễ dẫn đến tình trạng thức ăn dư thừa vừa mất hiệu quả kinh tế vừa làm ô nhiễm
nước trong ao, dẫn đến tình trạng phải thường xuyên thay nước trong ao và làm
tăng chi phí vận hành trong suốt vụ nuôi.
2
Hình 4.3. Phương pháp cho cá lóc ăn của người dân
4.3.4.7. Quản lý chất lượng nước ao
Việc quản lý chất lượng nước ao cũng là một khâu rất quan trọng. Kết
quả điều tra cho thấy nông dân quản lý chất lượng nước ao có chứa vèo cá lóc
nuôi bằng các phương pháp như thay nước đinh kỳ (mỗi tuần thay một lần), quan
sát màu nước và xử lý bằng hóa chất (Bảng 10). Quản lý chất lượng nước bằng
phương pháp thay nước định kỳ chiếm tỷ lệ cao nhất (50%), kế đến là quan sát
màu nước (43,33%) và cuối cùng là xử lý nước ao bằng hóa chất mỗi khi nước
ao bị ô nhiễm. Tùy vào kinh nghiệm nuôi, mà mỗi người nuôi có thể áp dụng
một phương pháp khác nhau.
Bảng 10: Phương pháp quản lý chất lượng nước ao
Qua thực tế và kết quả theo dõi 3 hộ nuôi cho thấy, đối với những nông
dân áp dụng việc thay nước ao theo định kỳ thì sẽ mang lại kết quả cao nhất, cá
ít bị dịch bệnh và tăng trọng bình thường. Nhìn chung cách quản lý chất lượng
nước ao của nông dân ở Phú Tân tương đối giống ở trường hợp nông dân ở Vĩnh
Hội Đông huyện An Phú, quản lý chất lượng nước ao của mình bằng 3 cách nêu
trên.
4.3.4.8. Quản lý dịch bệnh
Động vật thủy sản sống trong nước nên quá trình phòng bệnh không
giống gia súc trên cạn. Mỗi khi cá trong ao bị bệnh không thể chữa từng con mà
phải chữa theo quần đàn. Thuốc dùng phải tính cho tổng số cá sống trong ao nên
tốn kém nhiều, các loại thuốc chữa bệnh bên trong cơ thể động vật thủy sản
thường phải trộn vào thức ăn, nhưng những con bị bệnh thường không ăn, những
2
Nội dung Tần suất Phần trăm (%)
Quan sát màu nước 13 43,33
Thay nước định kỳ 15 50,00
Bằng hóa chất 2 6,67
Tổng 30 100
con khỏe lại ăn nhiều, nên dù có sử dụng loại thuốc đúng nhưng hiệu quả sẽ
không cao và những con khỏe mạnh cũng phải dùng thuốc làm ảnh hưởng đến
sinh trưởng của chúng (Hứa Thị Phượng Liên, 2004). Do đó nguyên tắc trong
nuôi thủy sản là phòng bệnh hơn chữa bệnh, ý thức được tầm quan trọng của
việc này nên 63,33% nguời dân đã chọn cách trộn thuốc vào thức ăn theo định
kỳ để phòng bệnh cho cá và 36,67% nông dân thì quan sát sức khỏe cá lúc cho
ăn (Bảng 11). Các nhà nuôi trồng thủy sản luôn luôn đặt vấn đề phòng bệnh cho
động vật thủy sản lên hàng đầu và họ cho rằng “ Phòng bệnh là chính, chữa bệnh
khi cần” (Đỗ Thị Hòa, 2004). Với cách trộn thuốc vào thức ăn theo định kỳ của
người dân rất tốn kém chi phí và dễ dẫn đến tình trạng cá bị kháng thuốc và làm
ảnh hưởng xấu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1209.pdf